PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay là “vận
dụng kiến thức vào thực tiễn” nhằm “phát triển khả năng sáng tạo, tự học , khuyến
khích học tập của học sinh”. Địa lí là một môn học quan trọng trong chương trình
giáo dục quốc dân, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học
Địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử
với môi trường tự nhiên, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, của
xu thế thời đại.
Việc liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học, trước
hết tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự
hứng thú, hăng say trong học tập.
Liên hệ các hiện tượng, vấn đề thực tế vào trong quá trình dạy và học góp phần
xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng
tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức
vào cuộc sống. Đồng thời giúp cho học sinh có được những hiểu biết về các vấn đề
kinh tế - xã hội của thế giới, của một số quốc gia và khu vực. Học sinh nắm được
những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học
sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn
đề môi trường, dân số, phòng chống thiên tai, bảo vệ các loài động vật, an toàn gia
thông…
Dạy học tích hợp là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay
nhiều môn học. Dạy học tích hợp đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia
trong đó có Việt Nam. Tích hợp có tính thực tiễn sinh động cao, hấp dẫn đối với
học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học
các chủ đề tích hợp học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào
giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc,
nhờ đó năng lực và phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển. Ngoài
ra, dạy học tích hợp giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không
có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng
hợp vào thực tiễn.
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại được quan tâm nghiên cứu
và áp dụng vào nhà trường ở nhiều nước trên thế giới. Khoa học sư phạm nhấn
mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các
tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ
năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích
hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến
thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để đảm bảo
cho học sinh có thể huy động có hiệu quả kiến thức và năng lực của mình giải
quyết các tình huống.
Việc thực hiện phương pháp tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát
triển năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có
1
ý nghĩa hơn so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.
Điều đó góp phần nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những người có
phẩm chất, năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của hiện đại.
Đặc biệt, hiên nay Chương trình địa lí trung học phổ thông mới Ban hành kèm
theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ là: Chương trình chú trọng tích hợp, thực hành
và vận dụng. Chương trình môn Địa lí chú trọng tích hợp, thực hành, gắn nội dung
giáo dục của môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng
kiến thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề
của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Trên nền tảng những kiến thức cơ
bản và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của
học sinh, Chương trình môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa
lí – một biểu hiện của năng lực khoa học; đồng thời góp phần cùng các môn học và
hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực
chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê
hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả
năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng
góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính tích hợp được thể hiện ở
nhiều mức độ và hình thức khác nhau: Tích hợp giữa các kiến thức địa lí tự nhiên,
địa lí dân cư, xã hội và địa lí kinh tế trong môn học; lồng ghép các nội dung liên
quan (giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; giáo
dục dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông...) vào nội dung địa lí; vận dụng
kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử...) trong việc làm
sáng rõ các kiến thức địa lí; kết hợp kiến thức nhiều lĩnh vực khác nhau để xây
dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao. Chương trình xác định thực hành,
luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là công cụ thiết thực, hiệu
quả để phát triển năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng
kiến thức địa lí vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù của
môn học.
Do đó, tích hợp trong giảng dạy Địa lí không còn là vấn đề đơn thuần nữa mà
nó trở thành nhiệm vụ của những giáo viên dạy Địa lí trong nhà trường, đặc biệt là
thực hiện chương trình Địa lí mới sắp tới.
Hiện nay cũng đã có tài liệu về tính tích hợp cho môn Địa lí trung học phổ
thông nhưng các tài liệu này còn mang tính chất lí thuyết chung chung mà chưa cụ
thể sâu sắc cho các nội dung chương trình. Chưa thấy một công trình khoa học nào
đưa ra các giải pháp cụ thể cho việc vận dụng tích hợp các nội dung địa lí trung
học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn cho học sinh.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng dạy hoc tích hợp vào một
số nội dung địa lí trung học phổ thông góp phần hình thành và phát triển năng
lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh”
2
II.
MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy và
mở rộng vốn kiến thức, kỹ năng cho giáo viên.
- Giúp bản thân giáo viên và học sinh nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc
vận dụng tích hợp trong dạy và học Địa lí. Vận dụng phương pháp dạy học tích
hợp môn địa lí, lịch sử, sinh học , giáo dục công dân …nhằm tạo hứng thú học cho
học sinh trong giờ học, phát triển tư duy, năng lực vận dụng kiến thức các môn học
trong nhà trường của học sinh trong giải quyết các tình huuống học tập cụ thể ở
từng môn học có liên quan .
- Giúp học sinh có khả năng chủ động sử dụng kiến thức của các môn học
khác có liên qua vào trong việc học tập và kiểm tra đánh giá.
- Giúp giáo viên Địa lí dễ dàng hơn trong việc thử nghiệm dạy học liên môn
chủ đề, đổi mới kiểm tra đánh giá.
Nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn: Thế nào là động vật hoang dã ? Động
vật hoang dã có vai trò gì trong môi trường sinh thái? Từ đó biết cách bảo vệ
những loài này và tăng thêm kiến thức để giáo dục học sinh. Qua học sinh, cũng có
thể tác động đến một bộ phận dân cư (gia đình học sinh) để nâng cao hơn ý thức
trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài động vật hoang
-
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong
các cơ sở giáo dục, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành giáo
dục. Giúp nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc chấp hành pháp luật về an
toàn giao thông, hạn chế vi phạm trong đối tượng học sinh - thanh thiếu niên. Qua
đó, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng, hoàn
thành mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông. Ngăn chặn, đẩy lùi
các vi phạm an toàn giao thông trong học sinh. Thông qua hoạt động giáo dục cũng
như các hoạt động khác giúp học sinh hiểu biết đầy đủ các qui định của pháp luật,
tự giác chấp hành nghiêm chỉnh qui định về đảm bảo an toàn giao thông. Khi tham
gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
-
- Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là
các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận thức được ý
nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Giúp học sinh có nhận
thức đúng đắn về môi trường và vai trò của môi trường đối với đời sống và sự phát
triển của xã hội loài người. Từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống lành
mạnh, sạch đẹp, có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống
xung quanh các em và chống lại những hành vi phá hoại hoặc gây ô nhiễm môi
trường.
Giúp học sinh có thêm được những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu và
ảnh hưởng của nó đến khí hậu toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, giúp các
-
3
em có những kiến thức cơ bản, trọng tâm có thể áp dụng vào bài học cũng như áp
dụng vào cuộc sống thường ngày. Giúp các em vận dụng tốt kiến thức về biến đổi
khí hậu để có thể ứng phó được với những bất thường mà biến đổi khí hậu gây ra.
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn tìm cho mình một phương
pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh nơi mình công tác, tạo ra không
khí hứng thú học tập tốt, giúp các em đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
-
- Có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; ý thức nâng cao liên hệ được
kiến thức địa lí với thực tiễn, vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học vào
nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn, vào việc ứng xử
phù hợp với môi trường
2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn.
Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng.
-
- Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Học sinh bậc Trung học phổ thông.
- Giáo viên giảng dạy môn Địa lí bậc Trung học phổ thông.
-
Áp dụng cho nhiều bài học Địa Lí trung học phổ thông
Giới hạn trong nội dung có thể tích hợp, lồng ghép các nội dung liên quan
(Giáo dục môi trường, biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu; Giáo dục
dân số, giới tính, di sản, an toàn giao thông...) vào nội dung địa lí; vận dụng kiến
thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử...) trong việc làm sáng
rõ các kiến thức địa lí;
-
4
PHẦN HAI: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.Cơ sở lý luận
1.1. Thực tiễn
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thực tiễn” là “những hoạt động của con người,
trước hết là lao động sản xuất, nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn
tại của xã hội”(Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, Hoàng
Phê (2003)).
1.2. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình
huốngvấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng
tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích
cực và xây dựng (Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012).
Giải quyết vấn đề: Hoạt động trí tuệ được coi là trình độ phức tạp và cao nhất
về nhận thức, vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân. Để giải quyết
vấn đề, chủ thể phải huy động trí nhớ, tri giác, lý luận, khái niệm hóa, ngôn ngữ,
đồng thời sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bản thân và khả năng
kiểm soát được tình thế (Theo Nguyễn Cảnh Toàn – 2012 (Xã hội học tập – học tập
suốt đời)).
Từ đó, ta có thể đề xuất định nghĩa như sau: “Năng lực giải quyết vấn đề là khả
năng của một cá nhân “huy động”, kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến
thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… để hiểu và giải
quyết vấn đề trong tình huống nhất định một cách hiệu quả và với tinh thần tích
cực”.
1.3. Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
người học
-
Đối với học sinh:
Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh hiểu và nắm
chắc nội dung cơ bản của bài học. học sinh có thể mở rộng và nâng cao những kiến
thức xã hội của mình.
+
Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh biết vận
dụng những tri thức xã hội vào trong thực tiễn cuộc sống.
+
Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp học sinh hình thành
kỹ năng giao tiếp, tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng.
+
- Đối với giáo viên:
5
Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp giáo viên có thể
đánh giá một cách khá chính xác khả năng tiếp thu của học sinh và trình độ tư duy
của họ, tạo điều kiện cho việc phân loại học sinh một cách chính xác.
+
Sự hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề giúp cho giáo viên có điều
kiện trực tiếp uốn nắn những kiến thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến
thức cần thiết cho học sinh.
+
Giúp giáo viên dễ dàng biết được năng lực nhận xét, đánh giá, khả năng vận
dụng lý luận vào thực tiễn xã hội của học sinh. Từ đây định hướng phương pháp
giáo dục tư tưởng học tập cho học sinh.
+
1.4. Dạy học tích hợp
1.4.1. Khái niệm tích hợp
Theo từ điển Giáo dục học, tích hợp là “Hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch giảng dạy”
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là “Sự kết hợp những hoạt động, chương trình
hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp là sự hợp nhất,
sự hòa nhập, sự kết hợp”.
Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary, tích hợp là “Kết hợp
những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ
phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau” .
Theo Dương Tiến Sỹ, tích hợp là “Sự hợp nhất hay sự nhất thể hóa đưa tới một
đối tượng mới như là một thể thống nhất giữa các thành phần của đối tượng, nó
không phải là một phép cộng mang tính cơ học những thuộc tính của các thành
phần ấy”.
Như vậy, muốn hiểu đúng, hiểu rõ được bản chất, quy luật vận động của bất kì
một sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên thì chúng ta vừa phải nghiên cứu các bộ
phận, thành phần cấu thành nên các sự vật, hiện tượng đấy một cách riêng rẽ; vừa
phải tìm được các mối liên hệ, tác động qua lại giữa chúng trong một thể thống
nhất là sự vật, hiện tượng mà chúng ta đang nghiên cứu. Có như vậy, kết quả
nghiên cứu của chúng ta mới có tính chính xác, thực tiễn cao nhất.
Đối với quá trình dạy học, tích hợp chính là sự liên kết các đối tượng giảng dạy,
học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động nhằm đảm bảo sự thống nhất, hài hòa,
trọn vẹn của một hệ thống dạy học để đạt mục tiêu dạy học tốt nhất.
1.4.2. Khái niệm dạy học tích hợp
Theo Nguyễn Văn Khải: “Dạy học tích hợp tạo ra các tình huống liên kết tri
thức các môn học đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng
các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát
triển tư duy sáng tạo” .
6
Theo Xaviers Roegirs: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình
học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh
những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những yêu cầu cần thiết cho học sinh,
nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hòa nhập học sinh vào cuộc
sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” .
Như vậy, dạy học tích hợp là quá trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh
biết huy động và tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những
kiến thức, kỹ năng mới đồng thời phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là
năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.
1.4.3. Mục đích của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp nhằm hướng đến 4 mục đích chính sau:
-
Định hướng vấn đề cần giải quyết- năng lực thực hiện công việc.
- Định hướng cuộc sống thật, hoạt động nghề nghiệp thật, giải quyết những vấn đề
liên quan đến cuộc sống và nghề nghiệp.
- Phát triển năng lực thực hiện ở người học.
- Giảm sự trùng lặp kiến thức kỹ năng giữa các môn học.
1.4.4. Bảo vệ môi trường hiện nay:
Là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi
trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ- TƯ
ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Quyết định
số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt đề án " Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân" và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những
nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai
bền vững của đất nước.
Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày
31 tháng 1 năm 2005. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng
cường công tác giáo dục bảo về môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm đến
2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi
trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong năm học, ngoài vấn đề sử dụng phương tiện, kỹ thuật dạy học tích cực thì
vấn đề dạy học tích hợp đã được giáo viên thực hiện ở một số phần trong chương
trình địa lí trung học phổ thông, việc dạy học tích hợp giúp các em hiểu sâu hơn về
7
kiến thức, chất lượng và gây hứng thú hơn trong việc học tập địa lí, đáp ứng yêu
cầu khi nước ta mở cửa, hội nhập cũng như xu hướng thi trung học phổ thông quốc
gia.
Trước đây khi chưa thực hiện dạy học tích hợp thì kết quả học tập chưa đạt
được hiệu quả tối ưu vì phần lớn giáo viên chưa chú trọng việc gây sinh động,
hứng thú trong giờ học, chưa linh hoạt vận dụng kiến thức các môn đã học nên kết
quả một số giờ lên lớp chưa cao.
Qua những tháng năm giảng dạy tôi thấy nếu chỉ sử dụng đơn thuần kiến thức
một môn học thì có nhiều vấn đề giáo viên không đủ thời gian giải thích hơn nữa
không huy động được khả năng tư duy tổng hợp của học sinh. Với các kiến thức đã
học ở các môn học khác các em dễ dàng giải thích và khắc sâu kiến thức các môn.
Mặt khác, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những năm qua đã
làm thay đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng tưởng kinh tế không ngừng được nâng
cao, tuy nhiên sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi
trường. Vì vậy môi trường Việt nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và
đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả
đáng khích lệ. Tuy vây, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung
môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo
động.
Hiện nay, việc giáo dục môi trường qua giảng dạy trong các trường học, nhất là
các trường trung học phổ thông có ý nghĩa và chiếm vị trí đặc biệt. Nhà trường là
nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người chủ tương lai đất nước, những người sẽ thực
hiện khai thác, sử dụng, cải tạo và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường đất nước mình. Nếu họ có nhận thức đầy đủ các vấn đề về môi trường, thì
khi ra đời, dù bất cứ lĩnh vực nào, hoạt động nào họ đều có thể thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi.
Chúng tôi là những giáo viên nhiệt tình, đam mê, luôn chịu khó tìm tòi sáng
tạo, luôn trau dồi, tích lũy kinh nghiệm và trăn trở đưa ra nhiều ý tưởng trong công
tác giảng dạy và các hoạt động chuyên môn.
-
Kiến thức chương trình Địa lí liên quan thực tiễn và có tính ứng dụng rất cao
vào cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là một điều rất cần thiết của ngành giáo dục
nước ta là học đi đôi với hành, học tập gắn liền với cuộc sống. Việc hình thành và
phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống cho học sinh đang là một
xu thế tất yếu. Đối với Việt Nam, Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2018,
vấn đề này đã được đưa vào.
-
8
- Trong những năm qua vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được
ngành giáo dục triển khai sâu rộng với mục tiêu chuyển từ cung cấp kiến thức là
chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp
ứng sự phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là điều kiện
thuận lợi để giáo viên đổi mới phương pháp và giáo dục kĩ năng.
Trường trung học phổ thông Quỳnh Lưu 2 đã tổ chức cho giáo viên và học sinh
tham gia các hoạt động tình nguyện như ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ học sinh
nghèo vùng cao, giúp đỡ các học sinh trong trường gặp khó khăn, làm vệ sinh sân
trường, lớp học hàng ngày,... sẽ tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai dạy học
tích hợp.
2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi đó, chúng tôi cũng còn gặp một số khó khăn:
Đội ngũ giáo viên hiện nay phần lớn được đào tạo theo chương trình sư phạm
đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp một cách chính
thống, khoa học nên khi thực hiện phần lớn là do giáo viên tự tìm hiểu nên không
tránh khỏi việc hiểu không đúng, chưa đầy đủ. Phần lớn các giáo viên đã quen với
việc dạy học đơn môn nên kiến thức các môn liên quan còn hạn chế.
-
- Phần lớn các ẹm học sinh học môn Địa lí vẫn chủ yếu nắm kiến thức bộ môn, còn
việc sử dụng kiến thức, kỹ năng của các môn liên quan Toán, Lý, Hóa, Sinh,…khai
thác kiến thức mới ở môn Địa lí hay hiểu sâu vấn đề Địa lí còn hạn chế, một số em
kỹ năng tính toán hay kiến thức Toán, Lý, Hóa, còn yếu.
- Chương trình sách giáo khoa hiện nay được viết theo kiểu đơn môn nên khi tiến
hành xác định nội dung tích hợp mang lại hiệu quả không cao.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi muốn đây là một đề tài thật bổ ích không
chỉ phục vụ cho giảng dạy mà còn phục vụ chính cuộc sống hàng ngày với những
điểm tới và tính hiệu quả của đề tài như sau:
- Giúp bản thân giáo viên và học sinh nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc vận
dụng kiến thức tích hợp trong dạy và học Địa lí. Vận dụng phương pháp dạy học
tích hợp môn địa lí, lịch sử, sinh học , giáo dục công dân …nhằm tạo hứng thú học
cho học sinh trong giờ học, phát triển tư duy, năng lực vận dụng kiến thức các môn
học trong nhà trường của học sinh trong giải quyết các tình huống học tập cụ thể ở
từng môn học có liên quan. Qua đó, học sinh nắm vững kiến thức, liên hệ giữa các
kiến thức.
- Giúp học sinh có ý thức trách nhiệm đối với gia đình, xã hội; ý thức nâng cao liên
hệ được kiến thức địa lí với thực tiễn, vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học
vào nhận thức hoặc nghiên cứu một chủ đề vừa sức trong thực tiễn.
9
Giúp học sinh có thêm kiến thức về giáo dục môi trường nhằm đạt đến mục đích
cuối cùng là các em được trang bị những kiến thức về môi trường và từ đó nhận
thức được ý nghĩa của việc xây dựng môi trường trong sạch, tốt đẹp. Giúp học sinh
có nhận thức đúng đắn về môi trường và vai trò của môi trường đối với đời sống và
sự phát triển của xã hội loài người. Từ đó có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường
sống lành mạnh, sạch đẹp, có những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi
trường sống xung quanh các em và chống lại những hành vi phá hoại hoặc gây ô
nhiễm môi trường.
-
Giúp học sinh hiểu về động vật hoang dã có vai trò gì trong môi trường sinh thái.
Từ đó biết cách bảo vệ những loài này và tăng thêm kiến thức để giáo dục học
sinh. Qua học sinh, cũng có thể tác động đến một bộ phận dân cư (gia đình học
sinh) để nâng cao hơn ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài động vật
hoang dã.
-
- Giúp học sinh có thêm được những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu và ảnh
hưởng của nó đến khí hậu toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, giúp các em
có những kiến thức cơ bản, trọng tâm có thể áp dụng vào bài học cũng như áp
dụng vào cuộc sống thường ngày.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong các
cơ sở giáo dục, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành giáo dục.
Giúp nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc chấp hành pháp luật về an toàn
giao thông, hạn chế vi phạm trong đối tượng học sinh - thanh thiếu niên. Qua đó,
nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng, hoàn thành
mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông. Ngăn chặn, đẩy lùi các vi
phạm an toàn giao thông trong học sinh. Thông qua hoạt động giáo dục cũng như
các hoạt động khác giúp học sinh hiểu biết đầy đủ các qui định của pháp luật, tự
giác chấp hành nghiêm chỉnh qui định về đảm bảo an toàn giao thông. Khi tham
gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
-
- Đề tài còn mang đến hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như giáo
dục cộng đồng nâng cao hiệu quả và chất lượng trong cuộc sống đặc biệt là vấn đề
môi trường, ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ động vật hoang dã, an toàn giao thông…
Có thể áp dụng vào giảng dạy hay cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo…cho tất
cả các trường trung học phổ thông.
Chúng tôi tin tưởng vào tính khả thi của đề tài này. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận
được sự quan tâm, ủng hộ, góp ý kiến giúp đỡ của các thế hệ đàn anh đi trước, và
của các bạn đồng nghiệp, để đề tài sẽ được triển khai rộng rãi và thành công.
10
IV. VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀO MỘT SỐ NỘI DUNG ĐỊA LÍ
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GÓP PHẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CHO HOC SINH
1.Vận dụng kiến thức các môn học khác (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch
sử...) vào nội dung địa lí địa lí trung học phổ thông
Việc vận dụng kiến thức tích hợp kết hợp với các phương tiện kĩ thuật dễ gây
hứng thú học tập Địa lí cho học sinh, đồng thời giúp củng cố, kiểm tra, đánh giá
kiến thức của học sinh và năng lực vận dụng của học sinh vào các tình huống cụ
thể. Vì vậy, kiến thức tích hợp vừa có chức năng minh họa vừa có chức năng cung
cấp nguồn tri thức cho học sinh. Do đó, trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy
tốt các chức năng này.
Vấn đề đặt ra là vận dụng kiến thức tích hợp các môn học khác như thế nào cho
kết quả tốt nhất? Theo tôi, giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học tích hợp
theo các cách sau:
1.1. Tích hợp kiến thức môn toán để hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng
thực hành Địa lí
Để rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí cho học sinh, tôi đã vận dụng kiến thức
môn toán để hướng dẫn học sinh làm bài thực hành.
Toán học là một môn khoa học cơ sở, là tiền đề của các môn khoa học khác.
Hiện nay lý thuyết toán học đã được tích hợp vào nhiều môn học nhằm góp phần
nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả năng tư duy
lôgic. Việc sử dụng toán học trong dạy học hiện nay đang trở thành xu thế phổ
biến. Đối với môn Địa lí, toán được cụ thể hóa ra các bài tập, bài thực hành, qua kỹ
năng tính toán, xử lý số liệu. Đối với môn Địa lí việc rèn luyện kỹ năng làm bài tập
thực hành cho học sinh là rất quan trọng. Tuy nhiên với học sinh, vẫn còn nhiều em
kỹ năng tính toán của các em vô cùng hạn chế, nhiều em tính toán còn chưa thạo.
Bên cạnh đó trên thực tế nhiều người vẫn quan niệm Địa lí chỉ là 1 môn khoa học
xã hội đơn thuần.
-
Để rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh có nhiều bước trong đó tùy vào
bảng số liệu đã cho và yêu cầu của đề, có nhiều bài học sinh phải xử lí số liệu trước
khi vẽ biểu đồ.
-
Ví dụ 1.
Vận dụng kiến thức môn Toán vào dạy Bài 30- Địa lí 10: Thực hành: Vẽ và
phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia.
Ở mục 2. Tính bình quân lương thực theo đầu người của thế giới và một số
nước ( đơn vị kg/người). Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào công thức sau:
11
Sản lượng lương thực
Bình quân lương thực theo đầu người =
kg/người).
( Đơn vị:
Số dân
Thay số vào công thức trên ta có bình quân lương thực theo đầu người của
Trung Quốc là:
Bình quân lương thực đầu người =
401,8
= 0,312 triệu tấn/triệu người
1287,6
= 312 kg/người
Bình quân lương thực đầu người của các nước còn lại và thế giới dựa
vào công thức trên tính tương tự, ta có bảng số liệu mới:
Nước
Trung Quốc
Hoa Kì
Ấn Độ
Pháp
In-đô-nê-xi-a
Việt nam
Thế giới
(Đơn vị: kg/người)
Bình quân lương thực theo đầu người
312
1 040,7
212,3
1 161,3
266,8
460,5
327
Ví dụ 2. Vận dụng kiến thức môn toán vào dạy Bài 34, Địa lí 10 ( Thực
hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới ).
Cụ thể mục 1.Vẽ trên cùng một hệ tọa độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng
trưởng các sản phẩm công nghiệp nói trên.
Dựa vào bảng số liệu đã cho, giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng công
thức tính tốc độ tăng trưởng của một số đối tượng địa lí qua các năm để xử lí số
liệu.
Lấy năm 1950 = 100%, tính tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm
công nghiệp.
Áp dung công thức:
Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu tiên ứng với 100%.
- Tốc độ tăng trưởng năm sau =
Giá trị năm sau
giá trị năm đầu
x 100
Thay số vào ta được, tố độ tăng trưởng của than giai đoạn 1950 – 2003 là
12
Tốc độ tăng trưởng năm 1960 = 2603 x100% 143%
1820
Tốc độ tăng trưởng than năm 1970 =
2936
x 100% = 161%
1820
Tốc độ tăng trưởng các sản phẩm còn lại tính tương tự ta có bảng số liệu
mới
(Đơn vị: %)
Năm
Than
Dầu mỏ
Điện
Thép
1950
100
100
100
100
1960
143
201
238
183
1970
161
447
513
314
1980
207
586
852
361
1990
186
637
1224
407
2003
291
746
1536
460
Sau khi sử lí số liệu song, giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ thích
hợp là biểu đồ đường biểu diễn.
Ví dụ 3. Theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số
trung bình nước ta qua một số mốc thời gian (Đơn vị: 1.000 người):
Năm
1976
1980
1990
2000
2010
Số dân
49160
53722
66016,7
77635
88434,6
a)
Tính tỉ lệ % tăng dân số trung bình mỗi năm trong các giai đoạn 1976-1980,
1980-1990, 1990-2000, 2000-2010. Kết quả chính xác tới 4 chữ số phần
thập phân sau dấu phẩy. Giả sử tỉ lệ % tăng dân số trung bình mỗi năm
không đổi trong mỗi giai đoạn.
b)
Nếu cứ duy trì tỉ lệ tăng dân số như ở giai đoạn 2000-2010 thì đến năm 2015
và 2020 dân số của Việt Nam là bao nhiêu?
Hướng dẫn
Từ công thức tính tăng trưởng dân số: X m X n 1 r m n , m, n ,mn
Trong đó:
r % là tỉ lệ tăng dân số từ năm
n đến năm m
X m dân số năm m X n dân số
năm n
Từ đó ta có công thức tính tỉ lệ tăng dân số là r%
m n
a)+ Tỉ lệ tăng dân số giai đoạn 1976 – 1980 là r%
4
Xm
1
Xn
53722
49160
1.100
2, 243350914%
13
+ Tỉ lệ tăng dân số giai đoạn 1980 – 1990 là
66016, 7 1 .100 2, 082233567%
r% 10
53722
77635
+ Tỉ lệ tăng dân số giai đoạn 1990 – 2000 là
r% 10
66016, 7
.100 1, 63431738%
1
+ Tỉ lệ tăng dân số giai đoạn 2000 – 2010 là
88434, 6 1 .100 1, 31096821%
r% 10
77635
Giai đoạn
1976-1980 1980-1990 1990-2000 2000-2010
Tỉ lệ % tăng dân số/năm 2,2434%
2,0822%
1,6344%
1,3109%
b) Nếu duy trì tỉ lệ tăng dân số như ở giai đoạn 2000-2010 thì:
5
Đến năm 2015 dân số nước ta sẽ là: 88434, 6 1 1, 3109 / 100 94, 385 triệu người.
Đến năm 2020 dân số nước ta sẽ là:
10
88434, 6 1 1, 3109 / 100
100, 736 triệu người.
1.2. Tích hợp kiến thức môn Hóa học để minh họa hoặc giảng giải nội dung
bài học địa lí.
Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức cơ bản ngoài phần nội
dung của sách giáo khoa Địa lí trình bày, giáo viên nên bổ sung thêm kiến thức qua
một số môn học khác.
Ví dụ 1 : Sử dụng kiến thức môn Hóa học khi dạy về quá trình phong hóa hóa
học, Bài 9 (Địa lí 10), giáo viên có thể dựa vào kiến thức hóa học ở Bài 26, mục B
( Hóa học 12 ) mô tả thêm quá trình hình thành các hang động ở núi đá vôi để học
sinh hiểu rõ hơn.
Cụ thể: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 9.2 trong sách giáo khoa –
trang 33 và giải thích về hiện tượng thạch nhũ ở trần hang. Nhũ đá đấy được tạo
thành từ CaCO3 và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng. Ở nhiệt
độ thường, CaCO3 tan dần trong nước có hòa tan khí CO 2 tạo ra hiđrocacbonat
( Ca(HCO3)2), chất này chỉ tồn tại trong dung dịch.
Giáo viên viết phương trình phản ứng đơn giản: CaCO3 + H2O + CO2
→ Ca(HCO3)2
Khi đun nóng, hoặc áp suất CO2 giảm đi thì Ca(HCO3)2 bị phân hủy tạo ra
CaCO3 kết tủa, chất đó chính là thạch nhũ ở trần hang.
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2 .
Qua đó, giáo viên có thể kết luận ở khu vực nhiệt đới ẩm là khu vực có quá
trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh do có lượng nước dồi dào, nhiệt đô cao nên
khả năng hòa tan CO2 vào nước rất lớn.
14
Ví dụ 2: Khi dạy bài 32, mục I ngành công nghiệp năng lượng, khi giảng về ngành
dầu khí, giáo viên có thể mở rộng thêm, giải thích cho học sinh hiểu sâu hơn về
ngành này bằng cách sử dụng kiến thức môn hóa Bài 27, Hóa học 11 (Nguồn
Hiđrocacbon thiên nhiên) trình bày về dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí dầu mỏ, cụ
thể: Dầu mỏ nằm trong các túi dầu trong lòng đất. Túi dầu gồm ba lớp: trên cùng là
lớp khí gọi là khí mỏ dầu, khí này có áp suất lớn; giữa là lớp dầu, dưới cùng là lớp
nước và cặn. Thành phần, khai thác và chế biến dầu mỏ. Về thành phần và ứng
dụng của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu (khí đồng hành). Một số nội dung chúng ta
cần lưu ý là: Khí thiên nhiên có nhiều trong các mỏ khí, tại đó khí tích tụ trong các
lớp đất đá xốp ở những độ sâu khác nhau và được bao bọc bởi các lớp đất đá không
thấm nước và khí, chẳng hạn như đất sét. Còn khí mỏ dầu có trong các mỏ dầu
(còn gọi là khí đồng hành vì nó thoát ra cùng với dầu mỏ)...
Liên hệ ở nước ta có mỏ khí thiên nhiên như Tiền Hải (Thái Bình) dùng làm
nhiên liệu cho công nghiệp gốm sứ. Khí mỏ dầu trong mỏ Bạch Hổ, Lan Tây, Lan
Đỏ,...được dẫn vào bờ cung cấp cho các nhà máy điện đạm Phú Mỹ, Bà Rịa –
Vũng Tàu nhờ đường ống Nam Côn Sơn. Đây là đường ống dẫn hai pha thuộc loại
dài nhất thế giới.
1.3.Tích hợp kiến thức môn Vật lí để minh họa hoặc giảng giải nội dung bài
học địa lí.
Ví dụ: Sử dụng kiến thức Vật lí lớp 10 (Bài 11 - mục I), khi dạy bài 5, Địa lí 10
(Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của
Trái Đất).
Khi dạy phần về hệ Mặt Trời, giáo viên hỏi học sinh: Lực nào giữ cho Trái Đất
và các hành tinh chuyển động gần như tròn đều quanh Mặt Trời? Đây là một câu
hỏi không yêu cầu học sinh trả lời nhưng từ đó kích thích tính tìm tòi, khám phá
của học sinh. Với câu hỏi này, giáo viên phải nắm được kiến thức Vật lí: Lực hấp
dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh đã giữ cho các hành tinh chuyển động quanh
Mặt Trời.
Cũng liên quan đến lực hấp dẫn, khi dạy bài 16, Địa lí 10 (Sóng, thủy triều, dòng
biển), giáo viên có thể phân tích sâu hơn nguyên nhân gây ra thủy triều: Do sức hút
của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất, công thức tính lực hấp dẫn:
Fhd = G
mm
r
1
2
2
Trong đó: G: Hằng số dấp dẫn.
m1, m2: Khối lượng của hai vật
r2: là khoảng cách gữa hai vật
Giáo viên phân tích, sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời đối với lớp nước trên Trái
Đất sinh ra thủy triều. Vị trí giữa Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời tạo nên những
thời kỳ triều cường hay triều kém. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng
hàng dao động thủy triều lớn nhất ( triều cường ). Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái
15
Đất nằm vuông góc với nhau thì dao đông thủy triều nhỏ nhất (triều kém ). Tuy
nhiên, do Mặt Trăng ở gần Trái Đất sức hút đối với lớp nước trên bề mặt Trái Đất
lớn nên thủy triều sẽ phụ thuộc chặt chẽ vào chu kỳ tuần trăng. Còn Mặt Trời ở quá
xa Trái Đất nên súc hút của Mặt Trời đối với lớp nước trên bề mặt Trái Đất nhỏ
hơn Mặt Trăng. Phối hợp giữa sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời dễ dàng nhận biết được
thủy triều lên xuống mạnh nhất vào các ngày không trăng và trăng tròn. Dao động
thủy triều kém nhất vào những ngày trăng khuyết.
1.4.Tích hợp kiến thức môn Sinh học để minh họa hoặc giảng giải nội dung
bài học địa lí.
Ví dụ 1: Sử dụng kiến thức Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và
phát triển ở động vật, mục II. các nhân tố bên ngoài. Trong nội dung này chúng ta
vận dụng để bổ sung, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
sinh vật (Địa lí 10), cụ thể: Nhiệt độ: Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển
tốt trong điều kiện nhiệt độ thích hợp...ví dụ: vào mùa đông, khi nhiệt độ hạ thấp
xuống 16-180 C, cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ.... Ngoài ra, những kiến thức của
sinh học 11 sẽ giúp chúng ta dạy tốt hơn nội dung về Sinh quyển
Ví dụ 2: sử dụng kiến thức Sinh học 12, Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các
đại địa chất. Mục II, 1. Hiện tượng trôi lục địa chúng ta vận dụng để tham khảo dạy
tốt hơn nội dung Thuyết kiến tạo mảng (Địa lí 10), để giải thích rõ hơn về cấu trúc
của Thạch Quyển. Cụ thể, nội dung sinh học trình bày như sau: Lớp vỏ của của
Trái Đất không phải là một khối thống nhất mà được chia thành những vùng riêng
biệt được gọi là các phiến kiến tạo. Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do lớp
dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. Hiện tượng di chuyển của các lục địa
như vậy được gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa...(SGK Sinh học 12, trang 140,
141). Đó chính là các mảng kiến tạo tạo nên Thạch Quyển. Do các mảng kiến tạo
này luôn dịch chuyển nên đã để lại nhiều hậu quả đối với Trái Đất, trong đó động
đất và núi lửa là hai hậu quả nghiêm trọng nhất.
1.5. Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn để minh họa hoặc giảng giải nội dung
bài học địa lí.
Ví dụ: Khi dạy Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số, mục II, d: Ảnh hưởng của
tình hình gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phân tích sức sức
ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, giáo viên có
thể lấy bốn câu thơ trong bài thơ: Chúc tết, của nhà thơ Tú Xương để minh họa:
“Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non”.
16
Câu thơ trên cho chúng ta thấy hậu quả của việc dân số tăng nhanh có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, đây sẽ là sức ép đến vấn đề giải quyết việc
làm, vấn đề nhà ở. Phố phường thì chật hẹp trong khi người thì đông đúc dẫn đến ô
nhiếm môi trường và nhiều vấn đề xã hội khác.
1.6. Sử dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử...)
để vào bài, gây hứng thú cho học sinh và bổ sung kiến thức cho môn Địa lí.
Để gây hứng thú cho học sinh khi học môn Địa lí tôi đã vận dụng kiến thức
môn Văn vào dạy học.
Như chúng ta biết văn học có ý nghĩa rất quan trọng bởi Văn học là một chất
liệu rất đặc biệt, là ngôn ngữ nghệ thuật đã được chắt lọc gọt giũa tinh tế, tác phẩm
văn học có khả năng tái hiện một cách cụ thể sinh động hiện thực khách quan.
Chính vì thế văn học là một phương thức dễ đi vào lòng người. Khi sử dụng văn
học trong dạy học địa lí nó có tác dụng gấy hứng thú cho học sinh, tạo được sự hấp
dẫn ở học sinh, thay đổi những thứ “khô khan” của môn Địa lí, đồng thời tạo được
những biểu tượng, khái niệm địa lí sinh động.
Ví dụ 1: Khi dạy chủ đề thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa SGK địa lý 12 Khi
dạy mục 1.c. Gió mùa, giáo viên có thể mở bài bằng hai đoạn thơ với ngôn ngữ
giàu hình ảnh dễ nghe, dễ nhớ và lôi cuốn học sinh vào vấn đề mà giáo viên đặt ra.
“ Bữa ấy mưa xuân phơi phới
bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi
đầy” (Mưa xuân – Nguyễn
Bính)
Hay:
“Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Ðông với Tây một dải rừng liền”
( Trường Sơn đông,Trường Sơn tây - Phạm Tiến Duật)
Hai màu mây; Nơi nắng nơi mưa; Mưa xuân phơi phới bay là những hiện
tượng thời tiết ở một số vùng miền ở nước ta, do tác động của hoạt động gió
mùa
Ví dụ 2: Khi dạy về hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ
độ ( Bài 6 - Địa lí 10), giáo viên vận dụng câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu ca dao đó nói hiện tượng Địa lí gì ? Bằng kiến thức địa lí hôm nay chúng
ta sẽ đi tìm lời giải thích cho hiện tượng trên qua bài: Hệ quả chuyển động xung
quanh Mặt Trời của Trái Đất.
1
7
Ví dụ 3: Khi dạy về bài 12, Địa lí 10: Sự phân bố Khí áp và một số loại gió chính;
Giáo viên có thể sử dụng hai câu thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh (Ngữ văn
12) để vào bài:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu tư đâu? ”
Giáo viên giải thích thêm: Gió bắt đầu từ sự chênh lệch khí áp từ nơi này đến
nơi khác. Vậy khí áp là gì, gió là gì, có những loại gió nào? Bài học hôm nay
chúng ta sẽ tìm hiểu rõ điều đó.
Ví dụ 4: Khi dạy bài 40: Địa lí ngành thương mại, giáo viên có thể sử dụng bài
đồng giao: Thằng Bờm có cái quạt mo
"Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè,
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi năm xôi, Bờm cười".
Giáo viên hỏi học sinh: Vậy theo các em trong bài đồng giao trên Phú Ông đã
mang những thứ gì ra để trao đổi lấy cái quạt mo của bờm? Những thứ Phú Ông
mang ra để trao đổi và cái quạt mo của Bờm cái nào là hàng hóa, cái nào là vật
ngang giá? Vì sao Bờm quyết định đổi cái quạt mo lấy nắm xôi mà không phải là
những thứ có giá trị hơn? Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu quy
luật của nó trong nội dung của bài Địa lí ngành thương mại.
1.7. Sử dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử...)
như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức Địa lí
Bằng cách đó, giáo viên hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp học
tập tư duy, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Ví dụ: Khi dạy Khi dạy mục II. Hệ quả chuyển động của tự quay quanh trục của
Trái Đất ở bài 5, Địa lí 10, có hệ quả Giờ trên trái đất và đường chuyển ngày quốc
tế. Giáo viên sử dụng kiến thức của Bài 11, mục 1 Những cuộc phán kiến Địa lí
( Lịch sử lớp 10), để tạo sự tìm tòi, khám phá của của học sinh.
18
Bằng cách giáo viên kể về câu chuyện lịch sử của nhà thám hiểm Ma-gie-lang
cùng đoàn thám hiểm đã đi vòng quanh thế giới (1521 – 1522) từ Châu Âu, qua
Nam Mỹ, sang Châu Á và trở về Châu Âu, đoàn tàu đã đi được 1 vòng. Khi đi trên
tàu, cứ mỗi ngày thấy Mặt Trời mọc, người thủy thủ đều xé một tờ lịch, cứ như vậy
sau hai năm tàu về đến cảng. Một điều khác lạ đã xẩy ra là khi tàu về đến nơi, lịch
trên tàu chậm hơn lịch tại Tây Ban Nha lúc đó đúng 1 ngày. Nhưng lúc đó không ai
giải thích được vì sao? Vấn đề đặt ra ở đây là gì ?
Từ đó giáo viên gợi ý học sinh tìm tòi, khám phá để lý giải sự lệch ngày qua câu
chuyện trên. Đó là theo cách tính múi giờ, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi
giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm gốc
để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 180 0 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái
Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông
qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại một ngày lịch, còn nếu đi từ phía đông sang phía tây
qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm 1 ngày lịch. Qua đó học sinh sẽ hiểu ý nghĩa của
đường chuyển ngày quốc tế…
1.8. Sử dụng kiến thức các môn học khác (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử...)
trong việc hỗ trợ kiến thức cho môn học Địa lí.
Ví dụ 1: Vận dụng kiến thức Bài 1, GDCD 11- Công dân với sự phát triển kinh tế:
để dạy Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế (Địa lí 10).
Cụ thể khi dạy mục II. Cơ cấu nền kinh tế, giáo viên giải thích để học sinh hiểu
rõ hơn về khái niệm cơ cấu nền kinh tế đó là: Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên
cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Mọi nền
kinh tế tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhất định. Vậy, cơ cấu nền kinh tế là
gì? Cơ cấu nền kinh tế là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định
lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế,
các vùng kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế nói trên của nền kinh tế thì cơ cấu ngành
kinh tế là quan trọng nhất. Cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu kinh tế phát huy được
mọi tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế, phù hợp với sự phát triển của khoa
học và công nghệ hiện đại gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế.
Ví dụ 2: Để hiểu sâu và dạy tốt bài 40- Địa lí ngành thương mại (Địa lí 10), giáo
viên nên nghiên cứu Bài 2 GDCD 11- Hàng hóa, tiền tệ, thị trường. Trong nội dung
GDCD trình bày cho chúng ta rõ các khái niệm:
- Khái niệm hàng hóa: Hàng hóa là sản phẩm lao động thỏa mãn nhu cầu của con
người thông qua trao đổi, mua bán.
- Khái niệm tiền tệ. Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá
chung thống nhất, là sự thể hiện chung của giá trị và biểu hiện quan hệ giữa những
người sản xuất hàng hóa.
19
- Khái niệm thì trường: Thì trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ
thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch
vụ.
- Chức năng của thị trường:
+ Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng
hóa.
+ Chức năng thông tin.
+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Bên cạnh đó giáo viên kết hợp với nội dung Bài 3, GDCD 11- Quy luật giá trị
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa; Bài 5, GDCD 11- Cung, cầu trong sản xuất
và lưu thông hàng hóa là những nội dung quan trọng mà giáo viên địa lí nên tham
khảo để dạy tốt bài Địa lí ngành thương mại.
2. Tích hợp giữa các kiến thức, lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường,
biển đảo, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu vào nội dung địa lí
2.1. Tích hợp giữa các kiến thức, lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường
2.1.1. Khái niệm
Bảo vệ môi trường (theo nghĩa chung) đó là bảo vệ môi trường tự nhiên và
môi trường nhân tạo của con người (Gerasimov).
-
- Bảo vệ môi trường (theo nghĩa cụ thể) đó là việc sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Tình hình môi trường của nước ta và thế giới:
- Hiện nay, các thành phần của môi trường ngày càng xấu đi và đe doạ trực
tiếp đến sự sống của con người trong hiện tại và ảnh hưởng đến tương lai.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt:
Dầu mỏ: Năm 1990 trữ lượng toàn cầu là 137.249 tỉ tấn, nay đã khai thác hơn
60% trữ lượng.
Khí đốt đã khai thác hơn 60% trữ lượng.
Việt Nam, nguồn khoáng sản phong phú có 5.000 mỏ quặng. Tuy nhiên,
khai thác khoáng sản bừa bãi, chưa hợp lí, còn để sót lại trong lòng đất rất nhiều
như mỏ thiếc mất 21- 27%, mỏ sắt mất 16- 34%.
Ở
- Nguồn tài nguyên đất bị giảm chất lượng: Trên thế giới có khoảng 1,43 tỉ ha
đất trồng lương thực và thực phẩm. Bình quân đầu người thấp chưa được 0,3ha đất
trồng. Trong khi đó, đất chuyên dùng tăng (xây dựng thêm các thành phố, các nhà
máy, xí nghiệp, nhà ở…).
Ở Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, bình quân dưới 0,1ha/
người. Chất lượng đất bị giảm, bị xói mòn, bạc mầu, rửa trôi.
20
- Nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng do việc sử dụng nước không hợp lý,
không có các biện pháp bảo vệ và do các chất thải của công nghiệp, nông nghiệp
(thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân hoá học), nước thải sinh hoạt, sự cố tàu chở
dầu… Nguồn nước bị cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 50 quốc gia thiếu nước dùng, nhất là Đức,
Hoa Kì…
Ở Việt Nam, hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm.
Ví dụ: Ở khu gang thép Thái nguyên, nước sông cầu bị nhiễm bẩn khá nặng. ở
khu công nghiệp hoá chất Việt Trì, nước sông Hồng bị nhiễm bẩn nặng do nước
thải của hoá chất. ở Hà Nội nước sông Tô Lịch bị nhiễm bẩn nặng do nước thải
sinh hoạt, công nghiệp của nội thành Hà Nội.
- Không khí và tài nguyên rừng bị ô nhiễm…
Ở nước ta, vấn đề ô nhiễm môi trường nhiều nơi rất nghiêm trọng như tình trạng
nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp chưa qua xử lí thải ra các sông trong
tỉnh như tình trạng nước sông bưởi bị ô nhiễm rất nặng do nước thải chưa qua xử lí
của nhà máy đường hòa bình
-
Tóm lại: Nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiện và ô nhiễm môi trường
sống lan rộng trên khắp thế giới. Do đó, bảo vệ tài nguyên môi trường đã trở thành
nhiệm vụ cấp bách của cả loài người.
2.1.3. Hình thức dạy học tích hợp giáo dục môi trường thông qua môn Địa lí
trung học phổ thông
2.1.3.1. Hình thức ngoài lớp và ngoại khoá
Đây không phải là hình thức phổ biến trong giảng dạy bộ môn Địa lí trung học
phổ thông hông qua bài thực hành, giáo viên có thể giao bài tập cho các em về nhà
sưu tầm tranh ảnh, bài viết về những phong cảnh đẹp của đất nước, các tranh ảnh ô
nhiễm môi trường nước, không khí …
Tổ chức cho các em chơi trò chơi bảo vệ môi trường như: thi những bài hát,
bài thơ nói về môi trường, hái hoa dân chủ trả lời các câu hỏi về môi trường.
Tổ chức cho các em tham gia lao động: vệ sinh trường lớp, chăm sóc, tưới cây
ở bồn hoa.. Qua đó giáo dục cho các em có ý thức, hành vi xây dựng môi trường
xanh – sạch - đẹp và có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Các em học sinh còn tham gia làm sạch đường làng, ngõ xóm vào sáng chủ
nhật hàng tuần, vào ngày quốc tế lao động, trong dịp Tết Nguyên Đán để góp phần
xây dựng làng văn hoá.
Qua các buổi lao động này giúp các em có ý thức không vứt rác bừa bãi ra
đường, ra trường học, ra ao hồ, biết bảo vệ môi trường.
2.1.3.2. Hình thức giáo dục môi trường ở trên lớp
21
Chẳng hạn, trong chương trình Địa lí 11 có nhiều kiến thức giáo dục môi
trường được tích hợp trong kiến thức địa lí. Có được những kiến thức này phải trên
cơ sở giáo viên quan tâm, lưu ý đến việc kết hợp, bố sung, thêm vào một cách linh
hoạt, khéo léo những kiến thức môi trường. Kiến thức môi trường ở đây thường
liên quan đến những hậu quả của việc phát triển dân số, phát triển kinh tế,...Hoặc
những đường lối chính sách, biện pháp của các nhà nước khác nhau đến việc bảo
vệ môi trường và những thành tựu của việc làm này. Ta có thể lấy một loạt các ví
dụ sau:
Tiết 1:Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các
nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
-
Mục II: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm
nước. Những kiến thức môi trường được tích hợp vào mục này là:
+ Sự gia tăng dân số quá nhanh ngoài việc gây nên những sức ép về kinh tế,
giáo dục... còn làm môi trường bị ô nhiễm, thay đổi không có lợi. Đó là nguồn gốc
của những vấn đề mang tính toàn cầu.
Nền kinh tế của những nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào nền
nông nghiệp đã dẫn tới việc khai thác đất đai mạnh mẽ nhưng không hợp lí thiếu
khoa học, đã làm cho đất giảm độ phì, xấu đi, đặc biệt là một số nước khu vực
nhiệt đới Châu á, Châu Phi.
+
- Mục III: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Kiến thức môi trường ở đây là sự thay thế giảm bớt việc sử dụng các nguồn
năng lượng, nguyên vật liệu truyền thống đã làm giảm sự ô nhiễm, sự phá hoại môi
trường nguyên nhân là do sự giảm các chất thải do sử dụng than đá, dầu mỏ, khí
đốt. Để có sức thuyết phục, giáo viên cần nêu ra những con số do các chất thải, bụi,
khói ... từ các nhà máy điện, các loại động cơ ô tô, xe máy ..trên thế giới và Việt
Nam.
Tiết 5:Bài 5 : Một số vấn đề của châu lục và khu vực
Tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi
Kiến thức môi trường nên đề cập ở phần này là :
Sự bùng nổ dân số ở đây vẫn tiếp diễn mạnh mẽ. Điều đặc biệt là do
nguồn gốc chiến tranh và dân số phát triển quá nhanh dẫn tới xã hội gặp nhiều khó
khăn, trong đó môi trường bị phá huỷ ở nhiều nơi gây nên bệnh tật nhiều, đặc biệt
là khu vực còn tồn tại các loại dịch bệnh gây nên hiện tượng chết hàng loạt như
bệnh dịch tả, bệnh HIV...
+
Đây là châu lục nghèo nhất thế giới, trên 2/3 dân số sống nhờ nông
nghiệp. Vì vậy việc canh tác chủ yếu theo hình thức quảng canh, hơn nữa khí hậu
châu Phi mấy thập niên gần đây bị hạn hán, do đó môi trường canh tác nông
nghiệp bị phá huỷ nghiêm trọng, làm cho đất bặc màu...
+
2
2
Tiết 15,16:Bài 8: Liên Bang Nga
Kiến thức môi trường cần được tích hợp ở bài này trong các trường hợp
sau:
+ Khi dạy về điều kiện tự nhiên và dân cư, cần nhấn mạnh đến vị trí lớn lao
của rừng Taiga ở nước này. Đây là 1 trong 2 lá phổi xanh của thế giới, có tác dụng
điều hoà khí hậu thế giới, nếu không có hoặc bị phá hoại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
khí hậu thế giới.
Nước Nga là đất nước rộng lớn nhất thế giới, dân số không quá đông nên
việc sử dụng đất đai với cường độ không lớn, nên đất đai, điều kiện tự nhiên ít thay
đổi theo hướng không có lợi.
+
+ Tuy vậy, nước Nga cũng để xảy ra những vụ việc làm ô nhiễm môi
trường như các vụ rò rỉ ống dẫn dầu, vụ rò rỉ nhà máy điện nguyên tử Chécnôbưn
đây là thảm họa của đất nước này, không những đã làm chết người mà còn gây ô
nhiễm một vùng rộng lớn và ảnh hưởng lâu dài. Kiến thức này được tích hợp khi
giảng về ngành năng lượng nước Nga.
Tiết 23,24:Bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Trong bài này kiến thức về môi trường cần được tích hợp là:
Hiện tượng sa mạc hoá ngày càng phát triển mạnh ở 1 số vùng của Trung
Quốc. Nguyên nhân do khai thác tự nhiên không hợp lí nên khí hậu thay đổi ( các
đợt gió cát mạnh đã tiến gần đến ngoại ô Bắc Kinh - Về phía Tây Bắc) ...
+
+ Một số vùng hay mưa lớn, gây nên những khó khăn cho việc bảo vệ môi
trường ( Bắc Kinh, Thượng Hải...)
2.2.Ứng dụng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường địa phương vào dạy một số
bài địa lí chương trình trung học phổ thông
2.2.1. Loại bài kiến thức bảo vệ môi trường địa phương được lồng ghép thành
một mục trong bài học.
Với nội dung các bài trong chương trình Địa lí trung học phổ thông với loại bài
kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường địa phương được lồng ghép thành một mục,
một ý trong bài học cũng khá nhiều. Nhưng việc giáo viên tìm ra và xác định đúng
để có ý thức hướng dẫn, truyền đạt kiến thức bảo vệ môi trường tại địa phương
mình đang sinh sống, đảm bảo hiệu quả cao cũng không đơn giản. Điều cần thiết là
giáo viên phải có ý thức làm rõ kiến thức kĩ năng bảo vệ môi trường, chuẩn bị
những nội dung, phương pháp để thể hiện ý đồ, tư tưởng của tác giả sách giáo
khoa, để học sinh hiểu và có hành vi, thái độ về những vấn đề về bảo vệ môi
trường ngay tại nơi các em học sinh cư trú mà những mục đích đó, những ý đó cần
thể hiện.
Điều đáng lưu ý và quan trọng là ngay trong mục tiêu bài giảng cũng nên đề cập
đến kiến thức này. Trong quá trình dạy học phải đạt được mục tiêu đề ra. Muốn
23
vậy phải chuẩn bị tài liệu, phương tiện, phương pháp hợp lí và có hiệu quả để thực
hiện mục tiêu đề ra.
2.2.2. Loại bài kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường tại nơi địa phương cư trú
được lồng ghép vào kiến thức Địa lí
Rất nhiều bài địa lí trung học phổ thông có nhiều kiến thức giáo dục bảo vệ
môi trường được tích hợp trong kiến thức địa lí. Có được những kiến thức này phải
trên cơ sở giáo viên quan tâm, lưu ý đến việc kết hợp, bổ sung, thêm vào một cách
linh hoạt, khéo léo những kiến thức bảo vệ môi trường. Kiến thức giáo dục bảo vệ
môi trường tại nơi cư trú ở đây thường liên quan đến những hậu quả của việc khai
thác bừa bãi nguồn tài nguyên, phát triển dân số, phát triển kinh tế,... hoặc những
phong tục tập quán lạc hậu có ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
2.2.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện
Biện pháp thứ nhất: Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường địa phương thành
một mục trong bài học.
a)
Ví dụ1: Bài 17 : Thủy quyển (Lớp 10 cơ bản). Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế
độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất. Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường tại địa phương: Mục II.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.
GỢI Ý TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP
Các hoạt động dạy – học
Hoạt động: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến nước sông
-
Bước 1: học sinh xác định kiến thức trọng tâm.
. Địa thế, thực vật và hồ đầm.
- Địa hình: Ở miền núi, nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng.
- Thực vật:
- Rừng cây giúp điều hoà chế độ nước sông, giảm lũ lụt.
- Hồ, đầm:
- Điều hoà chế độ nước sông.
Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét và khắc sâu kiến thức :
Về vai trò của địa hình, thực vật, hồ đầm và vai trò của các nhân tố này
đối với môi trường tự nhiên
+
-
Bước 3 : Sau khi HS tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước
sông.
GV đặt câu hỏi: Huyện Quỳnh Lưu chủ yếu là dạng địa hình gì? Tài nguyên
rừng của địa phương hiện trong tình trạng như thế nào? Trên những địa hình này
24