Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sử dụng gốm thủ công trong trang trí nội thất hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.88 KB, 3 trang )

Sử dụng gốm thủ công trong trang trí nội thất hiện đại
Handcrafted ceramics in modern interior design

Lý Thị Hoài Thu

Tóm tắt
Sử dụng gốm thủ công là giải pháp ứng dụng
chất liệu hiệu quả trong thiết kế nội thất
bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày nay nhằm
hướng tới một môi trường sống tiện ích
nhưng vẫn có tính chất văn hoá bản địa, gần
gũi và thân thiện với môi trường. Các giải
pháp sử dụng chất liệu gốm thủ công trong
trang trí nội thất bao gồm: trang trí thành
phần kết cấu chịu lực, tạo điểm nhấn, các
thành phần trang trí khác.
Từ khóa: gốm thủ công, chất liệu trang trí nội thất
hiện đại, thân thiện với môi trường

Abstract
The use of handcrafted ceramics is the effective
application of materials in interior design,
especially in the modern life today. It aims to
be a friendly but culturally and environmentally
life. These solutions include: Using handcrafted
ceramics to decor the structures ; to make the
highlights, to create the other decorative items.
Key words: handcrafted ceramics, friendly
materials in modern interior design, friendly
environment


1. Đặt vấn đề
Sử dụng chất liệu gốm thủ công là sử dụng một chất liệu bản địa có tính thân
thiện với môi trường cao và cần thiết để đem lại sự hài hoà cho các không gian
nội thất hiện đại. Nhất là trong thực trạng sử dụng chất liệu trong thiết kế nội thất
hiện nay đều là các chất liệu công nghiệp có tác hại tới môi trường sống và vấn
đề hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu …
Ngoài ra, về yếu tố tinh thần, chất liệu gốm thủ công không chỉ tạo nên được
tính đặc sắc riêng mà còn thân thiện, gần gũi hơn trong tâm thức người Việt từ
xưa đến nay. Nhất là trong thực tế, chất liệu gốm đang có xu hướng được ưa
chuộng ở Việt Nam và trên thế giới trong khi Việt Nam là quốc gia có nghề gốm
thủ công đa dạng và phong phú cần được gìn giữ và phát triển.
Gốm thủ công được chế tác rất đa dạng, dễ ứng dụng như tranh Mosaic, phù
điêu, tượng điêu khắc, gạch, ngói, đồ trang trí…
Ngoài ra, việc lưu hành, bán các sản phẩm gốm trang trí nói chung và gốm
thủ công nói riêng trên thị trường đồ trang trí nội thất Việt Nam chưa có được một
sự định hướng chuyên nghiệp và hiệu quả. Các yếu tố công năng và thẩm mỹ
của các sản phẩm dạng này còn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về
thưởng thức nghệ thuật của xã hội.
Nên vấn đề đặt ra là cần có những nghiên cứu, thiết kế có tính định hướng
cả về công năng và thẩm mỹ cho các sản phẩm gốm trang trí này để phát triển
cơ hội, chiếm lĩnh thị trường trang trí nội thất và kiến trúc ngày càng tốt hơn. Đây
cũng là một hướng nghiên cứu cần được chú trọng từ phía các nhà thiết kế, cơ sở
sản xuất cho đến các cơ quan chức năng có liên quan trong công cuộc bảo tồn và
phát triển các nghệ thủ công nói riêng và văn hoá truyền thống bản địa nói chung.
2. Giải pháp sử dụng chất liệu gốm thủ công trong trang trí nội thất hiện
đại
2.1. Sử dụng gốm thủ công trang trí các thành phần kết cấu
Thành phần kết cấu không gian (trần, tường, cột, sàn…) chiếm một tỉ trọng
ưu thế về tỉ lệ bề mặt cũng như cảm quan thẩm mỹ trong không gian nội thất. Do
đó, ứng dụng chất liệu gốm thủ công trang trí các thành phần này dễ dàng tạo ấn

tượng về thị giác, tạo được ảnh hưởng về mặt trang trí tổng thể trong không gian
nội thất.
Khi ứng dụng gốm thủ công để trang trí các thành phần này cần chú ý sử dụng
màu sắc, tạo hình, hoạ tiết trang trí phù hợp với phong cách tạo hình, cấu tạo kiến
trúc, cũng như phong cách nội thất tổng thể và các chất liệu đang được sử dụng
khác để đạt được hiệu quả hài hoà với các yếu tố công năng và thẩm mỹ vốn có
của không gian kiến trúc và nội thất.

ThS. Lý Thị Hoài Thu
Bộ môn: Nội, Ngoại thất
Khoa Nội Thất & Mỹ thuật Công Nghiệp
Email:
ĐT: 0904197273

Ngày nhận bài: 8/5/2019
Ngày sửa bài: 31/5/2019
Ngày duyệt đăng: 8/01/2020

Gốm thủ công nên được sử dụng theo nguyên tắc đồng bộ hoá với các chất
liệu thủ công khác được sử dụng trong không gian nội thất như gạch, gốm, gỗ,
mây tre đan, vải … để đạt được hiệu quả tốt nhất trong giải pháp này.
Vấn đề thi công, lắp đặt tương thích giữa các chất liệu thủ công có độ ổn định
bề mặt không cao do chế tác thủ công cũng cần đặc biệt chú ý khi lắp ráp cùng
với các bề mặt tiêu chuẩn chất liệu xây dựng, hoàn thiện nội thất hiện đại như
kính, đá nhân tạo …
2.2. Giải pháp sử dụng gốm thủ công làm điểm nhấn trong không gian nội thất
Điểm nhấn là một thành phần dù có diện tích, khối tích lớn hay nhỏ nhưng có
tầm quan trọng lớn trong việc thu hút, tạo ấn tượng thị giác cho không gian nội
thất nên thường rất được chú trọng trong thiết kế nội thất. Điểm nhấn còn có thể
tạo được ấn tượng sâu sắc về tâm lý thị giác cho đối tượng sử dụng không gian

nội thất.
Việc lựa chọn vị trí cho điểm nhấn thường được lưạ chọn dựa trên quy luật về
tầm nhìn trong khoảng nhìn rõ và điểm nhìn trung tâm trong quy luật về nguyên lý
S¬ 37 - 2020

9


KHOA H“C & C«NG NGHª
thị giác để tạo được hiệu qủa ấn tượng nhất.
Chất liệu gốm thủ công có ưu điểm rõ rệt trong các quy
luật lựa chọn chất liệu làm điểm nhấn trong không gian nội
thất. Ưu điểm thứ nhất của gốm thủ công là tạo được tính
tương phản về chất cảm mà vẫn hài hoà với tổng thể trong
các không gian nội thất sử dụng chất liệu hiện đại như phong
cách Scandinavia, Modern, Industrial… vì gốm thủ công là
chất liệu dễ sử dụng kết hợp với nhiều chất liệu khác nhau.
Thứ hai là gốm thủ công luôn dễ tạo được sự tương đồng
về chất cảm với các chất liệu bản địa có trong nhiều phong
cách nội thất thường được sử dụng hiện nay như phong
cách Rustic, Eco, Vintage… nên gốm vừa ấn tượng vừa
đồng điệu.
2.3. Thiết kế thực nghiệm sử dụng gốm thủ công làm thành
phần trang trí trong không gian nội thất

Hình 1. Gốm trang trí trên thị trường hiện nay

Thành phần trang trí nội thất bằng chất liệu gốm thủ công
ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng khắp, tạo được
hiệu quả rõ rệtở các không gian nội thất nhà ở dân dụng đến

các không gian nội thất công cộng dạng dịch vụ như quán
cafe, nhà hàng, khách sạn, resort… và rất nhiều công trình
khác. Vấn đề đặt ra là cần có nhiều hơn các thiết kế tạo
dáng, tác phẩm gốm trang trí bằng chất lượng gốm thủ công
có chất lượng nghệ thuật và công năng cao, dễ ứng dụng
cho các phong cách thiết kế, thị hiếu khác nhau đáp ứng nhu
cầu làm đẹp không gian sống này.
Thiên nhiên luôn đem lại nhiều cảm hứng thú vị và tạo
nên sự hài hoà và ấn tượng cho nhiều ý tưởng thiết kế ứng
dụng đã được tác giả bài báo lựa chọn làm khởi nguồn thiết
kế cho bộ tác phẩm khối điêu khắc chất liệu gốm có thể sử
dụng làm đèn trang trí và trưng bày trong nhiều không gian
nội thất khác nhau. Việc đưa nghệ thuật điêu khắc trên chất
liệu gốm được làm thủ công kết hợp với chức năng chiếu
sáng đã góp phần tạo nên sự độc đáo về tính đa năng cũng
như làm nổi rõ ý tưởng tạo hình “rừng cây” trên nền hình khối
hộp hiện đại.
Việc kết hợp yếu tố đường nét và hình khối trong một bố
cục điêu khắc vừa có tính nghệ thuật vừa có tính ứng dụng
cao là tiêu chí hướng tới của bộ thiết kế thực nghiệm với mục
đích cung cấp cho các không gian nội thất với công năng
sử dụng khác nhau, phong cách thiết kế khác nhau đều dễ
dàng tìm được sự lựa chọn một thành phần trang trí, điểm
nhấn phù hợp.
3. Kết luận
Nghệ thuật sử dụng chất liệu là một yếu tố quan trọng
trong việc tạo dựng cảm quan thẩm mỹ của mọi không gian
nội thất với nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Chất liệu
gốm thủ công có một nền tảng lịch sử chế tác phong phú,
một đời sống tinh thần gắn bó với tâm thức người Việt, rất

phù hợp khi phát triển nhiều ứng dụng hơn cho trang trí nội
thất. Việc sử dụng chất liệu gốm ứng dụng trong trang trí các
thành phần kết cấu, tạo điểm nhấn và làm các thành phần
trang trí khác có tính khả thi cao trong thực tế xã hội hiện đại
cần nhiều hơn những không gian sống hài hoà và gần gũi,
thân thiện với môi trường./.

Hình 2. Gốm thủ công trang trí các thành phần
kết cấu trong không gian nội thất công cộng

10

T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG


Hình 3. Sử dụng gốm thủ công làm điểm nhấn trong không gian ngoại thất

Hình 4. Quá trình phác thảo ý tưởng cho thiết kế thực nghiệm

Hình 5. Bộ thiết kế thực ngiệm – Khối điêu khắc đèn gốm thủ công

T¿i lièu tham khÀo
1. TS. Nguyễn Văn Dũng, “Công nghệ sản xuất gốm sứ”, NXB
Khoa học, kỹ thuật.
2. Phạm Kim Khải, Phạm Cao Hoàn, “Trang trí nội thất hiện đại
thế kỷ XIX”, NXB Hội Mỹ Thuật, 2005.
3. Edited by C.G.Holine, “Decorative Art”, London, Newyork.

S¬ 37 - 2020


11



×