Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

XÂY DỰNG hệ THỐNG lí THUYẾT và bài tập ôn THI HSG và THI THPT QUỐC GIA về sự PHÙ hợp GIỮA cấu tạo và CHỨC NĂNG của hệ TIÊU hóa SINH học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP
ÔN THI HSG VÀ THI THPT QUỐC GIA
VỀ “SỰ PHÙ HỢP GIỮA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG
CỦA HỆ TIÊU HÓA”- SINH HỌC 11

Người thực hiện: Trịnh Thị Thúy
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2020

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở của vấn đề


2.2.Thực trạng của vấn đề
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng kiến thức về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức
năng hệ tiêu hóa ở người và một số vật nuôi
2.3.2. Xây dựng câu hỏi tự luận thi HSG và đáp án
2.3.3. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm thi THPT QG và đáp án
2.3.4. Vận dụng trong ôn tập và kiểm tra đánh giá
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
DANH MỤC CÁC SKKN ĐÃ XẾP LOẠI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
HS:
HSG:
GV:
GDĐT:
BGDĐT:
THPT:
THPT QG:
SGK:
SGV:
TN:
ĐC:
VTM:
VSV:

Trang

1
1
2
2
2
2
2
3
4
4
8
9
12
17
20
20
20

Học sinh
Học sinh giỏi
Giáo viên
Giáo dục đào tạo
Bộ giáo dục đào tạo
Trung học phổ thông
Trung học phổ thông quốc gia
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Thực nghiệm
Đối chứng
Vi ta min

Vi sinh vật
2


KHXH:
TB:

Khoa học xã hội
Trung bình

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập thế giới và sự bùng nổ của công nghệ thông tin,
HS có thể tiếp nhận kiến thức từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin
phong phú, đa chiều mà người học có thể tiếp nhận khiến mọi kiến thức được học
trong nhà trường có thể trở nên cũ đi. Vì vậy, việc dạy học cần được đổi mới,
không chỉ dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng thực hành, tự học, tự nghiên
cứu, đào tạo con người phát triển toàn diện mới có thể bắt kịp với xu thế của thời
đại.
Luật giáo dục (2005) đã nêu: “ Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp HS
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng,
3


bảo vệ Tổ quốc”1. Bởi vậy, việc xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập thực hành
trong giảng dạy các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, đặc biệt là môn Sinh
học cần phải được chú trọng, góp phần cung cấp tri thức và kĩ năng cơ bản để có

thể đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp hiện đại 4.0 hiện nay.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy thực trạng dạy- học môn Sinh học ở trường THPT
còn nhiều tồn tại. HS chưa thực sự yêu thích, say mê môn học. Không những thế,
các em chưa hiểu rõ bản chất lí thuyết, chỉ học kiến thức rời rạc nhằm mục đích
phục vụ thi cử, chưa có phương pháp hệ thống hóa, hình thành mối liên hệ giữa các
kiến thức với nhau, không ứng dụng được lí thuyết vào thực hành giải quyết các bài
tập, vận dụng thực tế đời sống.
Hơn nữa, trong chương trình Sinh học ở cấp THPT, chương I - Sinh học 11:
“Chuyển hóa vật chất và năng lượng” ở thực vật và động vật là một trong những
phần trọng tâm của Sinh học cơ thể. Đây cũng là một chương có trong đề thi THPT
QG và cũng là một phần trong đề thi HSG cấp tỉnh. Khi dạy phần này, GV gặp
không ít khó khăn, vì SGK chỉ viết khái quát, các tài liệu tham khảo mới chú trọng
về cấu tạo hoặc chức năng mà chưa chuyên sâu về sự phù hợp giữa chúng.
Từ thực tế giảng dạy ở trường phổ thông cùng những buổi dự giờ, trao đổi
chuyên môn với các đồng nghiệp và áp dụng việc đổi mới phương pháp trong
những lần đi học chuyên đề, tôi thiết nghĩ cần phải xây dựng hệ thống lí thuyết và
bài tập cụ thể về “Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa” (Sinh học
11) để giúp GV và HS có thể tiếp cận vấn đề cách dễ dàng.
Từ những những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên tôi chọn đề
tài “Xây dựng hệ thống lí thuyết và bài tập ôn thi HSG và thi THPT quốc gia
về “Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa”- Sinh học lớp 11”
làm SKKN.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm nâng cao chất lượng học tập phần “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở động vật”, HS chủ động chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách
hiệu quả; tạo sự yêu thích và say mê học ở HS, giúp HS ôn thi HSG và thi THPT
QG đạt kết quả cao.
Rèn luyện cho HS kĩ năng tư duy logic về quá trình tiêu hóa, từ đó HS có
khả năng tự đọc, tự nghiên cứu, phát hiện.
Trên cơ sở lí thuyết và kĩ năng có được, học sinh có thái độ đúng đắn trong

việc bảo vệ sức khỏe của bản thân liên quan đến vấn đề tiêu hóa, ăn uống và dinh
dưỡng. Đồng thời các em có kiến thức để phục vụ trong việc sản xuất chăn nuôi ở
gia đình có hiệu quả với từng loại vật nuôi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Năm học 2017-2018 HS lớp 11A2 và 11A5 Trường THPT Yên Định 1- dạy
kiểm tra và ôn thi HSG.
1

Mục 1.1. Đoạn “Mục tiêu...Tổ quốc”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2

4


Năm học 2018-2019 HS lớp 12A2 và 12A5 Trường THPT Yên Định 1- ôn
luyện và thi THPT QG.
Các kiến thức lí thuyết về tiêu hóa, sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng.
Các câu hỏi tự luận ở các mức độ tư duy từ thấp đến cao nhằm ôn thi HSG cấp tỉnh.
Các câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với thi THPT Quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu tham khảo
có liên quan đến đề tài, soạn nội dung lí thuyết, câu hỏi kiểm tra theo kế hoạch đã
đề ra.
- Phương pháp thực hành: Soạn đề kiểm tra theo phương thức ôn thi HSG;
vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế; tiến hành thực nghiệm tại lớp 11A2 và
11A5 và theo các em để ôn thi THPTQG năm lớp 12 là 12A2 và 12A5
- Phương pháp thống kê: Sau khi kiểm tra đánh giá và có kết quả các kì thi
( thi HSG lớp 11 cấp tỉnh, thi THPT QG lớp 12), tôi lập bảng thống kê, tính tỉ lệ và
so sánh kết quả của nhóm TN và nhóm ĐC để đánh giá hiệu quả của SKKN.
2. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở của vấn đề
a. Cơ sở lí luận của vấn đề
Trong các tài liệu Sinh học, các cấp tổ chức sống thường được trình bày về
cấu tạo hoặc chức năng một cách riêng biệt. Trong khi đó, đề thi HSG thì các câu
hỏi không đơn thuần về cấu trúc hoặc chức năng mà HS thường phải liên hệ về sự
phù hợp về cấu tạo và chức năng của các bộ phận. Mặt khác, trong thực tế liên
quan đến các cơ thể sống từ con người, vật nuôi đến cây trồng thì một hiện tượng
xảy ra các em cũng phải có cách tư duy, giải thích là vì sao như vậy, đặc điểm nào
giúp cơ thể có được khả năng đó. Ví dụ như tại sao khi chăn nuôi thú ăn cỏ ta chỉ
cần cung cấp đủ thức ăn giàu chất xơ mà không lo cung cấp các thức ăn giàu chất
đạm. Hoặc là để hạn chế các rối loạn tiêu hóa ở người, đảm bảo sức khỏe tại sao
chúng ta cần ăn uống hợp lí, cân đối các loại thức ăn.
Dạy học là một quá trình trong đó toàn bộ các hoạt động học tập góp phần
hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết,
nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị cho HS bước vào cuộc
sống lao động 2.
Dạy học hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập, trong đó HS học cách
sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng trong các tình huống có ý nghĩa gần với
cuộc sống3. Trong quá trình học tập như vậy, các kiến thức của HS được huy động,
2
3

Mục 2.1. Đoạn “ Dạy học … lao động”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
Mục 2.1. Đoạn “ Dạy học … cuộc sống”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2

5


dựa trên cơ sở liên hệ lí luận và thực tiễn được đề cập để hình thành các năng lực
cần thiết, giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

b. Cơ sở thực tiễn của vấn đề
Trong thực tế thi HSG và thi THPT QG, học sinh thường gặp các câu hỏi liên
quan về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa.
Các câu hỏi trắc nghiệm thi THPT QG thường ở mức độ nhớ và mức độ hiểu,
những câu hỏi mức hiểu thường yêu cầu học sinh phải tư duy, giải thích. Các câu
hỏi tự luận trong các kì thi HSG cấp tỉnh thường ở các mức độ hiểu, vận dụng và
vận dụng cao, nếu các em không có cơ sở lí thuyết vững chắc về sự phù hợp giữa
cấu tạo và chức năng thì các em không thể làm được bài một cách chắc chắn.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Qua khảo sát thực tế tình hình giảng dạy và học tập tại trường THPT Yên
Định 1, tôi nhận thấy thực trạng vấn đề như sau:
a. Thuận lợi
+ Về vị trí môn học: Do có nhiều ứng dụng trong y tế, sản xuất và đời sống
nên Sinh học ngày càng được nghiên cứu sâu rộng và vị trí ngày càng được đề cao.
+ Về phía GV: tâm huyết, yêu nghề, tích cực áp dụng các phương pháp giảng
dạy mới, tìm tòi, sáng tạo đưa kiến thức vào thực tế để dạy học đạt hiệu quả cao
trong mỗi tiết dạy.
+ Về phía HS: Trường THPT Yên Định 1, HS học theo ban tự nhiên, ban cơ
bản A và cơ bản D, khi dạy Sinh học ở các lớp ban tự nhiên và ban cơ bản A nhiều
em muốn có kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế về cơ thể động vật. Phần
kiến thức này cũng liên quan đến kì thi THPT Quốc gia nên đa số các em đều có ý
thức chú ý trong học tập.
Các em ngày càng có ý thức hơn trong bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia
đình, trong đó ăn uống sao cho đảm bảo đủ và cân đối dinh dưỡng là vấn đề quan
trọng. Ăn sạch và an toàn để giảm bệnh tật là ưu tiên hàng đầu.
Đa số học sinh ở nông thôn, các em gắn liền với sản xuất nông nghiệp, trong
đó chăn nuôi phổ biến ở hầu hết gia đình của các em. Các em vẫn hàng ngày giúp
đỡ cha mẹ cho vật nuôi ăn hoặc đi mua thức ăn cho chúng. Do đó, dạy phần này rất
dễ gây hứng thú với học sinh.
b. Khó khăn

+ Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT các năm qua, tôi nhận thấy số HS
thi đại học khối B ít, xu hướng hiện nay HS không chú trọng nhiều đến môn Sinh
học, thường cho rằng môn Sinh học chỉ học để thi xét tốt nghiệp, tâm lí ngại học,
học một cách hời hợt, nhàm chán nên GV gặp không ít khó khăn trong quá trình
truyền đạt tri thức.
+ Trong chương trình Sinh học 11, số tiết học ở phần “Chuyển hóa vật chất
và năng lượng” ít nên trong quá trình dạy học chỉ khai thác được ở mức khái quát
mà chưa phân tích kĩ các vấn đề về tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn.
6


+ Trong kì thi HSG cấp tỉnh ở các năm thì yêu cầu kiến thức khá cao. Mặt
khác, các vấn đề thực tiễn liên quan đến các bệnh lí của con người cần được tìm
hiểu, giải thích và có biện pháp bảo vệ sức khỏe của mình.
+ Ở gia đình các em vẫn có hiện tượng sử dụng chưa cân đối dinh dưỡng,
nhiều trẻ em béo phì, nhiều em còn nhỏ nhưng bị rối loạn hoặc bệnh lí về tiêu hóa.
Người lớn sử dụng lãng phí chất đạm trong chế độ ăn vì mục đích giảm cân. Trong
chăn nuôi trâu bò, vẫn có nhiều gia đình cho ăn bằng cám công nghiệp để chúng
nhanh lớn. Đất bỏ hoang nhưng không trồng cỏ cho gia súc ăn gây tốn kém và lãng
phí tài nguyên. Rơm rạ sau vụ gặt lúa không lấy về làm thức ăn gia súc mà đem đốt
gây ô nhiễm môi trường.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm và thực tế, giúp con người
tìm hiểu về sự sống, về cơ thể con người, động vật, thực vật. Từ những tìm hiểu đó
giúp con người nhận thức về cuộc sống của mình ý nghĩa hơn, nâng cao chất lượng
cuộc sống của mình hơn. Để giảng dạy phần tiêu hóa một cách gần gũi hơn, giúp
những học sinh yêu thích Sinh học càng yêu thích hơn môn học của mình, tôi đã
lựa chọn giải quyết vấn đề bằng cách xây dựng hệ thống lí thuyết về sự phù hợp
của cấu tạo với chức năng hệ tiêu hóa; xây dựng các câu hỏi, đáp án các bài tập tự
luận trong thi HSG; bài tập trắc nghiệm trong thi THPT QG về vấn đề này.

2.3.1. Xây dựng kiến thức về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng hệ tiêu hóa
ở người và một số vật nuôi
2.3.1.1. Cấu trúc chung và chức năng của hệ tiêu hóa
- Cấu trúc chung hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa gồm các phần khác nhau, từ miệng
đến dạ dày, ruột, mỗi phần có cấu tạo khác nhau, các enzim khác nhau để tiêu hóa
được triệt để thức ăn.
- Chức năng hệ tiêu hóa: lấy thức ăn từ môi trường vào ống tiêu hóa, biến đổi
chất hữu cơ phức tạp thành chất dinh dưỡng đơn giản và hấp thụ các chất dinh
dưỡng đơn giản đó vào máu, đồng thời những chất không tiêu hóa được hoặc
không hấp thụ được sẽ được thải ra ngoài. Chức năng chế tiết thuộc về các tuyến
tiêu hóa, chúng sản xuất và bài tiết các dịch thể như nước bọt, dịch tụy, dịch vị…
Chức năng vận động là do cấu tạo thành ống tiêu hóa từ các cơ trơn, giúp chuyển
thức ăn theo một chiều. Chức năng hấp thụ là do màng nhầy các bộ phận hấp thụ và
chuyển các chất dinh dưỡng vào máu(4).
2.3.1.2. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa
a. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của miệng
Miệng của các loài khác nhau sẽ có cấu tạo phù hợp với các loại thức ăn
khác nhau. Những loài ăn thịt có răng nanh, răng ăn thịt rất phát triển, có chức năng
giữ chặt con mồi và cắn xé thịt thành từng miếng nhỏ; khớp hàm và cơ thái dương
lớn tạo ra những chuyển động lên xuống giúp ngậm miệng và giữ chặt con mồi. Ở
4

Mục 2.3.1.1. Đoạn “ Chức năng chế tiết… vào máu”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 7
5Mục 2.3.1.2. Đoạn “ Về mặt hình thể…lỗ môn vị có cơ vòng môn vị” Tác giả tham khảo từ TLTK số 10
6
Mục 2.3.1.2. Đoạn “ Về mặt cấu tạo ... enzim tiêu hóa”. Tác giả tham khảo từ TLTK số 10

7



người, cơ hàm, răng, lưỡi có có tác dụng biến đổi cơ học thức ăn trộn đều với nước
bọt tạo thành viên thức ăn và được nuốt đưa xuống dạ dày.
Với động vật nhai lại, răng thích hợp với giật cỏ và nghiền thức ăn, như ở
trâu hàm trên không có răng; hàm dưới có răng cửa và răng nanh giống nhau. Khớp
hàm, cơ cắn và cơ bướm giữa phát triển giúp nhai nghiền thức ăn.
Động vật ăn hạt, miệng không có răng, thức ăn được gắp và nuốt ngay đưa
vào diều (đoạn thực quản phình to). Lưỡi như cái mỏ góp phần gắp thức ăn nhanh.
Tại miệng, tuyến nước bọt tiết ra nước bọt, có tác dụng làm mềm thức ăn, có
enzim amilaza để tiêu hóa một phần tinh bột.
Việc tiêu hóa cơ học và biến đổi một phần hóa học, làm mềm thức ăn đã giúp
thức ăn dễ dàng đưa xuống dạ dày và biến đổi ở dạ dày thuận lợi hơn.
b. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của dạ dày
- Về mặt hình thể, dạ dày gồm các phần: Thứ nhất là tâm vị, nằm gần thực
quản, có lỗ tâm vị thông với thực quản, tại đây có cơ vòng tâm vị. Thứ hai là đáy
vị, chủ yếu chứa khí. Thứ ba là thân vị hình ống, chiếm diện tích và thể tích lớn,
đảm nhiệm chức năng co bóp, tiêu hóa thức ăn. Thứ tư là môn vị, có hang môn vị,
ống môn vị, lỗ môn vị thông với tá tràng, lỗ môn vị có cơ vòng (van) môn vị.
Với hình thể như thế sẽ giúp thức ăn từ miệng dễ dàng qua thực quản chuyển
xuống dạ dày. Thân vị co bóp sẽ trộn thức ăn cùng với dịch dạ dày và làm mở cơ
vòng môn vị, đẩy thức ăn từng đợt nhỏ xuống tá tràng5.
- Về mặt cấu tạo, thành dạ dày gồm các lớp cơ trơn sắp xếp các bó cơ theo
chiều hướng phù hợp làm tăng hiệu quả co bóp, nghiền làm nát thức ăn nhằm tăng
diện tích bề mặt tiếp xúc với enzim tiêu hóa6.
Lớp niêm mạc dạ dày bảo vệ dạ dày và chứa các tế bào tuyến, tiết enzim tiêu
hóa, duy trì độ pH thấp (ở người pH= 2- 2,5). Các tế bào viền ở lớp niêm mạc tiết
H+, Cl- vào xoang dạ dày với nồng độ cao tạo HCl. HCl có tác dụng hoạt hóa enzim
pepsin, làm biến tính protein bậc cao của thức ăn đưa về cấu trúc bậc thấp, tiêu diệt
các vi sinh vật có hại theo thức ăn vào dạ dày. Tuy nhiên, nếu pH< 2 sẽ có hại cho
dạ dày, gây loét dạ dày. Lớp niêm mạc còn có lớp nhầy không hòa tan có tác dụng
bảo vệ. Đồng thời, các tế bào chính ở lớp niêm mạc tiết enzim pepsinogen đổ vào

xoang dạ dày được HCl hoạt hóa tạo pepsin hoạt động, biến đổi protein thành các
chuỗi polipeptit ngắn.

8


Cấu tạo ống tiêu hóa và cấu tạo dạ dày ở người
Đối với động vật ăn cỏ dạ dày 4 ngăn (trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai…) ba
ngăn dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách được gọi chung là dạ dày trước, không có tuyến
tiêu hóa; ngăn thứ tư là dạ múi khế là dạ dày chính thức có enzim tiêu hóa. Khi
động vật còn non dạ cỏ và dạ tổ ong kém phát triển, lượng sữa bú được sẽ qua rãnh
thực quản xuống dạ lá sách rồi xuống dạ múi khế để tiêu hóa. Khi đã ăn cỏ, dạ cỏ
và tổ ong phát triển nhanh, dạ cỏ chiếm ít nhất 85% dung tích dạ dày có chứa hệ vi
sinh vật cộng sinh tiết enzim xenlulaza để tiêu hóa xenlulozo; cả thức ăn và nước
uống đều xuống dạ cỏ. Dạ cỏ là môi trường yếm khí, nhiệt độ 38-42 0C, pH= 5,57,4; thức ăn thường xuyên được bổ sung nên thuận lợi cho VSV. Sản phẩm phân
giải xenlulozo là các loại đường đơn. Từ các loại đường này VSV tham gia lên men
tạo các loại sản phẩm như axit béo bay hơi, khí (CO2, CH4), VTM B, K, sinh khối
VSV. Phần lớn các axit béo bay hơi được hấp thụ qua vách dạ cỏ vào mạch máu trở
thành nguồn năng lượng chính cung cấp cho gia súc. Các khí thải ra nhờ phản xạ
bay hơi. Sinh khối VSV và các thành phần không biến đổi đưa xuống phần dưới
của hệ tiêu hóa. Động vật nhai lại không thải urê mà biến đổi tạo NH 3 cung cấp cho
VSV dạ cỏ, VSV lấy NH 3 biến đổi thành axit amin tạo sinh khối. Dạ tổ ong giúp
cho việc đẩy thức ăn lên miệng nhai lại, khi thức ăn từ dạ cỏ chuyển sang dạ tổ ong
thì tiếp tục lên men và hấp thu các sản phẩm lên men. Dạ lá sách có nhiều nếp gấp,
nhiệm vụ chính là nghiền ép các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, khoáng, các axit
béo bay hơi khi thức ăn đã nhai lại đi qua. Dạ múi khế thực hiện chức năng tiêu hóa
hóa học, sinh khối VSV sẽ được tiêu hóa thành các chuỗi polipeptit. Khi chuyển
xuống ruột non sẽ được phân giải thành các axit amin cung cấp cho gia súc7.
7


Mục 2.3.1.2.b. Đoạn “Đối với động vật ăn cỏ… axit amin cung cấp cho gia súc”. Tác giả tham khảo nguyên văn từ
TLTK số 7

9


Đối với các loài ăn cỏ dạ dày đơn (ngựa, thỏ): dạ dày của ngựa hình thành
eo thắt chia dạ dày thành hai nửa, nửa trên có VSV cộng sinh, không có enzim, nửa
dưới có enzim tuyến vị. Thỏ có manh tràng phát triển chứa VSV cộng sinh được
xem là dạ dày thứ hai của thỏ.

Đối với động vật ăn hạt (gia cầm), dạ dày gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Dạ
dày tuyến tiếp giáp với diều, có enzim pepsin và HCl. Sau dạ dày tuyến là dạ dày
cơ, có thành cứng, dày, bên trong có chứa ít cát sỏi. Khi thức ăn chuyển xuống dạ
dày cơ sẽ được nghiền nát, tiêu hóa một phần rồi chuyển xuống ruột non.
Như vậy, dạ dày là một phần quan trọng của ống tiêu hóa. Mỗi loài có cấu
tạo dạ dày khác nhau để phù hợp với loại thức ăn mà chúng sử dụng.
c. Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của ruột non
Ruột non là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa, gồm 3 phần là tá tràng, hỗng
tràng và hồi tràng. Tá tràng cong hình chữ C, hướng sang trái ôm quanh đầu tụy.
Phần trên có đoạn đầu hơi phình gọi là hành tá tràng, có các tuyến đổ dịch tiêu hóa
vào đoạn này. Thành ruột non cấu tạo gồm 4 lớp: màng bọc, lớp cơ trơn (có 2 lớp là
cơ dọc và cơ vòng, một số điểm cơ vòng dày lên tạo thành cơ thắt), lớp dưới niêm
mạc và lớp niêm mạc.
Các tuyến tiêu hóa tiết dịch tiêu hóa đổ vào ruột non gồm dịch tụy, dịch mật,
dịch ruột. Dịch tụy có tính kiềm do có HCO 3- tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động của các enzim tại ruột non, làm trung hòa tính axit mà HCl từ dạ dày đưa
xuống theo nhũ chấp và gây đóng cơ vòng môn vị làm môn vị đóng mở đưa thức ăn
10



xuống ruột non theo từng đợt nhỏ. Các enzim của tuyến tụy có nhiều nhóm như
enzim phân giải protein (tripsin, chymotripsin, cacboxypeptitdaza), enzim phân giải
tinh bột (amilaza, maltaza), enzim phân giải lipit (lipaza). Các ezim phân giải
protein khi tiết ra đều ở trạng thái chưa hoạt động đổ vào ống tụy, từ đó đổ vào tá
tràng. Ở người, nơi ống tụy đổ vào tá tràng gọi là bóng Vater, tại đây hoặc gần đây
ống mật chủ kết hợp với ống tụy. Nơi đổ ra của ống mật chủ và ống tụy là cùng
nhau và được gọi là cơ vòng Oddi. Trong các enzim phân giải protein của dịch tụy
thì tripsin là enzim quan trọng nhất, vừa có tác dụng phân giải protein vừa hoạt hóa
chymotripsin và cacboxypeptitdaza. Nhờ các enzim này mà các chuỗi polipeptit
được phân cắt thành những đoạn polipeptit ngắn có hai hoặc ba axit amin. Nếu dịch
tụy tiết ra nhiều sau bữa ăn ngon nhưng do một tác nhân nào đó làm dịch tụy không
đổ vào ruột mà ứ đọng trong tụy (do u tụy, sỏi mật) sẽ làm enzim tripsinnogen được
hoạt hóa thành tripsin, lúc này tripsin hoạt hóa các enzim của tuyến tụy, làm các
enzim này phân giải chính các tế bào tuyến tụy gây viêm tụy cấp.
Enzim của tuyến ruột được tiết ra từ tế bào niêm mạc ruột. Các enzim phân
giải protein gồm tripeptitdaza, dipeptitdaza, aminopeptitdaza. Đến đây protein được
thủy phân hoàn toàn thành các axit amin. Các enzim tiêu hóa đường gồm amilaza,
maltaza, saccaraza, lactaza phân giải các loại đường tạo đường đơn. Enzim phân
giải lipit là lipaza.
Dịch mật do tuyến mật ở gan tiết ra. Trong dịch mật có muối mật, sắc tố mật,
cholesterol. Muối mật làm nhũ tương hóa lipit, cắt nhỏ thức ăn chứa lipit giúp tăng
diện tích tiếp xúc với enzim lipaza. Đồng thời làm cho các sản phẩm tiêu hóa lipit
(axit béo, monoglyxerit, cholesterol, các vitamin A, D, E, K) được hấp thụ dễ dàng.
Muối mật còn làm tan cholesterol trong dịch mật, chống sỏi mật.
Với cấu tạo bởi các lớp cơ sẽ tạo nhu động làm tiêu hóa cơ học thức ăn, làm
thức ăn di chuyển xuống đoạn dưới. Cơ thắt làm thức ăn di chuyển chậm. Các
enzim đa dạng phân giải hầu hết các chất hữu cơ thành các đơn phân, các đơn phân
này được hấp thụ vào máu. Các thành phần không thể tiêu hóa được sẽ được
chuyển xuống ruột già.

Lớp niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp, nhiều nhung mao và vi nhung mao
tạo diện tích tiếp xúc rất lớn với thức ăn. Nhung mao và vi nhung mao có nhiều
mạch máu, mạch bạch huyết giúp hấp thụ dinh dưỡng được thuận lợi. Sau khi hấp
thụ dinh dưỡng, máu từ mao mạch lông ruột chuyển đến tĩnh mạch ruột (máu giàu
dinh dưỡng như axit amin, đường đơn, nucleotit…, và cả chất độc hại) được đưa
đến tĩnh mạch cửa gan. Lượng chất này qua gan sẽ được điều tiết nồng độ đường,
axit amin, khử chất độc hại.
2.3.2. Xây dựng câu hỏi tự luận ôn thi HSG cấp tỉnh
Câu 1. So sánh tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào?
Câu 2. Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa?
Câu 3. Trình bày hướng tiến hóa về sự tiêu hóa ở động vật?
Câu 4. Vì sao ở bò, nước bọt chứa nhiều urê?
11


Câu 5. Vì sao cỏ là thức ăn nghèo dinh dưỡng nhưng thịt bò lại có nhiều chất đạm?
Vì sao trong máu bò lượng axit béo cao, lượng glucozo thấp hơn các động vật
khác?
Câu 6. Tại sao thức ăn của động vật ăn cỏ có hàm lượng protein rất ít nhưng chúng
vẫn phát triển bình thường?
Câu 7. Thành phần của nước bọt? Khi nào phản xạ tiết nước bọt là phản xạ có điều
kiện? Khi nào là phản xạ không điều kiện?
Câu 8. Phân biệt cơ quan tiêu hóa: miệng, dạ dày, ruột ở động vật ăn hạt và động
vật ăn cỏ?
Câu 9. Tại sao thức ăn tiêu hóa ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với
lượng nhỏ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này?
Câu 10. Sự tiêu hóa hóa học trong dạ dày dưới tác dụng của dịch vị có HCl và
pepsin? HCl và pepsin được tạo ra từ đâu, vai trò gì? Vì sao protein thành dạ dày
không bị tiêu hủy bởi dịch vị?
Câu 11. Các yếu tố gây nên hiện tượng đóng - mở môn vị? Tác dụng của từng yếu

tố?
Câu 12. Trong dạ dày của người có những loại tế bào nào? Vai trò của chúng?
Câu 13. Trong một số trường hợp để điều trị viêm loét dạ dày, người ta áp dụng
dụng biện pháp cắt nhánh của dây thần kinh phế vị?
Câu 14. Vì sao người ta thường có cảm giác dễ tiêu hóa khi ăn thức ăn chua?
Câu 15. Vì sao khi ăn quá nhiều tôm không lột vỏ, mặc dù nhai rất kĩ cũng sẽ gây
chứng khó tiêu?
Câu 16. Tại sao nói tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất?
Câu 17. Quá trình hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa diễn ra ở đâu? Đặc điểm cấu tạo
nào phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Câu 18. Tại sao ở người thức ăn vào đường tiêu hóa chỉ đi theo 1 chiều từ thực
quản xuống dạ dày, từ dạ dày xuống ruột non, từ ruột non xuống ruột già mà không
đi ngược lại?
Câu 19. Tại sao những bệnh nhân bị sỏi mật hoặc u tụy lại không nên ăn thức ăn
giàu chất đạm?
Câu 20. Tại sao enzim dịch tụy không tiêu hóa các tế bào của tuyến tụy?
Câu 21. Thành phần máu trong tĩnh mạch cửa thay đổi như thế nào sau khi ăn thức
ăn giàu tinh bột chín?
Câu 22. Gan có vai trò gì sau quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng?
Câu 23. Những người bị bệnh sơ gan, viêm gan qua nghiên cứu thấy lượng lipit
trong phân gia tăng, cơ thể thiếu nghiêm trọng các VTM A, D, E, K, hoạt động tiêu
hóa giảm sút. Giải thích tại sao?
Câu 24. Có người nói “ Muốn thương con thì cho ăn tiết, muốn giết con thì cho ăn
gan”. Câu nói đó đúng- sai thế nào, vì sao?
Câu 25. Ở thỏ thải ra hai loại phân là loại màu xanh và loại màu đen, thỏ ăn lại loại
phân nào, vì sao?
12


2.3.3. Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm thi THPT QG

a. Mức nhận biết
Câu 1. Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
A. Trâu.
B. Chuột.
C. Ngựa.
D. Thỏ.
Câu 2. Ngăn nào của động vật nhai lại có chức năng hấp thụ bớt nước sau khi thức
ăn đã được nhai lại chuyển xuống?
A. Dạ tổ ong.
B. Dạ lá sách.
C. Dạ múi khế.
D. Dạ cỏ.
Câu 3. Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày
của thú ăn thịt và thú ăn tạp?
A. Dạ lá sách.
B. Dạ tổ ong.
C. Dạ múi khế.
D. Dạ cỏ.
Câu 4. Động vật nào sau đây có quá trình tiêu hóa sinh học trong cơ quan tiêu hóa?
A. Mèo.
B. Hổ.
C. Lợn.
D. Ngựa.
Câu 5. Động vật nào sau đây chỉ thực hiện tiêu hóa nội bào?
A. Thủy tức.
B. Trùng đế giày.
C. Giun đất.
D. Thỏ.
Câu 6. Động vật nào sau đây vừa có tiêu hóa nội bào vừa có tiêu hóa ngoại bào?
A. Mực.

B. Châu chấu.
C. Thủy tức.
D. Ốc sên.
Câu 7. Trong dạ dày, thành phần làm biến tính protein thức ăn, diệt vi khuẩn có hại
theo thức ăn vào đường ruột là
A. pepsin.
B. amilaza.
C. tripsin.
D. HCl.
Câu 8. Enzim tripsin được tiết ra từ tuyến nào sau đây?
A. Tuyến nước bọt.
B. Tuyến vị.
C. Tuyến tụy.
D. Tuyến mật.
Câu 9. Loài nào sau đây có ruột dài hơn các loài còn lại?
A. Cừu.
B. Mèo.
C. Hổ.
D. Chuột.
Câu 10. Nguồn cung cấp axit amin cho trâu bò chủ yếu là
A. cỏ, rơm.
B. sinh khối vi sinh vật.
C. cám, lúa, ngô. D. sữa bò.
Câu 11. Ở người, dịch mật do cơ quan nào sau đây sản xuất ra?
A. Túi mật.
B. Gan.
C. Tụy.
D. Ruột.
Câu 12. Muối mật có trong loại dịch nào sau đây?
A. Dịch mật.

B. Dịch tụy.
C. Dịch ruột.
D. Dịch vị.
Câu 13. Enzim lipaza có trong thành phần nào sau đây?
A. Nước bọt.
B. Dịch mật.
C. Dịch vị.
D. Dịch tụy.
Câu 14. Diều ở gia cầm là biến đổi của bộ phận nào dưới đây?
A. Thực quản.
B. Dạ dày tuyến. C. Dạ dày cơ.
D. Miệng.
Câu 15. Loài nào sau đây có răng nanh phát triển nhất?
A. Hổ.
B. Trâu.
C. Thỏ.
D. Cừu.
Câu 16. Đoạn nào trong ống tiêu hóa của người có chức năng hấp thu hầu hết chất
dinh dưỡng?
A. Dạ dày.
B. Ruột non.
C. Ruột già.
D. Ruột thừa.
Câu 17. Enzim nào sau đây không phải do dịch ruột tiết ra?
A. Tripsin.
B. Đipeptitdaza.
C. Lipaza.
D. Amilaza.
Câu 18. Loại thức ăn nào sau đây chứa nhiều chất xơ giúp thải chất cặn bã trong
đường ruột của người?

13


A. Rau xanh.
B. Cơm, bánh mì.
C. Trứng, sữa.
D. Cá, tôm.
Câu 19. Trong chăn nuôi trâu bò loại thức ăn giàu chất nào sau đây là quan trọng
nhất?
A. Chất bột đường.
B. Chất xơ.
C. Chất béo.
D. Chất đạm.
Câu 20. Loại enzim nào sau đây có trong thành phần của nước bọt ở người?
A. Pepsin.
B. Tripsin.
C. Amilaza.
D. Lipaza.
b. Mức thông hiểu
Câu 1. Khi nói về tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Ở người, tiêu hóa cơ học và hóa học chỉ diễn ra ở miệng và dạ dày.
B. Tất cả các loài có ống tiêu hóa đều có tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa cơ học có ở tất cả các loài động vật.
D. Động vật có túi tiêu hóa có sự kết hợp giữa tiêu hóa ngoại bào với nội bào.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về tiêu hóa ở thú ăn cỏ ?
A. Dạ cỏ ở trâu bò chiếm thể tích lớn nhất trong dạ dày của nó.
B. Thức ăn được biến đổi sinh học, cơ học và hóa học.
C. Biến đổi sinh học ở các loài này chỉ xảy ra trong dạ cỏ.
D. Ruột thường dài hơn các loài thú ăn thịt.
Câu 3. Khi nói về tiêu hóa thức ăn ở chim bồ câu, phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Vừa có tiêu hóa nội bào vừa có tiêu hóa ngoại bào.
B. Vừa có tiêu hóa cơ học, vừa có tiêu hóa hóa học.
C. Tiêu hóa hóa học chủ yếu xảy ra ở dạ dày cơ.
D. Ruột non chỉ xảy ra tiêu hóa hóa học.
Câu 4. Khi nói về tiêu hóa ở thú nhai lại, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Dạ lá sách được xem là dạ dày chính thức của nhóm động vật này.
B. Tất cả động vật nhóm này có dạ dày 4 ngăn.
C. Vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ có vai trò biến đổi xenlulozo.
D. Thức ăn đi vào đường tiêu hóa chỉ qua dạ cỏ 1 lần.
Câu 5. Khi nói về chức năng của tuyến tụy của người, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Tuyến tụy chỉ có chức năng tiết enzim tiêu hóa đổ vào tá tràng.
B. Trong thành phần dịch tụy có chứa emzim pepsin.
C. Dịch tụy có chức năng làm trung hòa tính axit do nhũ chấp từ dạ dày đưa xuống.
D. Enzim dịch tụy chỉ tiêu hóa được protein và tinh bột, không tiêu hóa mỡ.
Câu 6. Khi giải thích về HCl trong dạ dày, phát biểu nào sau đây đúng?
A. HCl sinh ra từ tế bào tuyến của dạ dày.
B. HCl hình thành trong xoang dạ dày do tế bào viền tiết H+ và Cl- đổ vào xoang.
C. HCl có khả năng cắt liên kết peptit của protein.
D. HCl có chức năng hoạt hóa enzim tripsinogen chưa hoạt động thành tripsin.
Câu 7. Những người bị bệnh gan thường giảm ăn thức ăn chứa lipit. Giải thích nào
sau đây phù hợp?
A. Do gan của bệnh nhân không tiết enzim lipaza phân giải lipit.
B. Do muối mật không đủ để nhũ tương hóa lipit.
C. Do dịch mật không được tiết ra nên không có enzim lipaza tiêu hóa lipit.
14


D. Do bệnh nhân không còn khả năng hấp thụ được lipit ở gan.
Câu 8. Khi nói về enzim tripsin, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành ở dạng tripsinogen được đưa đến ruột non rồi chuyển thành tripsin.

B. Tripsinogen được hoạt hóa thành tripsin nhờ chymotripsin.
C. Tripsin có chức năng cắt đứt các liên kết peptit hình thành các axit amin.
D. Tripsin hoạt động trong môi trường pH thấp.
Câu 9. Khi nói về hấp thụ dinh dưỡng ở ruột non, phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Niêm mạc có nhiều nếp gấp, nhiều lông ruột làm tăng diện tích tiếp xúc.
B. Các chất hấp thụ ở ruột non gồm saccarozo, lactozo, glucozo, axit amin...
C. Các chất độc hại không thể được hấp thụ qua mao mạch lông ruột.
D. Tất cả dinh dưỡng và nước trong thức ăn chỉ được hấp thụ tại ruột non.
Câu 10. Khẳng định nào sau đây về tuyến ruột chưa phù hợp?
A. Thành phần dịch ruột có enzim lipaza.
B. Nhờ enzim dịch ruột mà protein xuống đến đây sẽ phân giải thành các axit amin.
C. Enzim dịch ruột có khả năng phân giải xenlulozo.
D. Enzim dịch ruột có khả năng phân giải các loại đường đôi thành đường đơn.
2.3.4. Vận dụng trong ôn tập và kiểm tra đánh giá
a) Vấn đề ôn thi HSG cấp tỉnh
Vì số lượng HS ôn thi HSG ít, chỉ 5 HS đi thi nên việc ôn tập các vấn đề tư
duy về tiêu hóa không thể thực hiện trên lớp học mà cần giao tài liệu nghiên cứu
về nhà cho các em. Sau khi đã dạy kiến thức cơ bản trên lớp, giao nhiệm vụ về nhà
thì buổi ôn thi HSG, GV hướng dẫn các em củng cố, khắc sâu các kiến thức. Nhiều
câu hỏi thi HSG ở mức vận dụng và vận dụng cao nên sẽ giao câu hỏi cho HS
nghiên cứu theo từng phần của ống tiêu hóa. Từ đó ra đề kiểm tra tổng hợp cho HS.
* Cách thức:
GV kiểm tra kiến thức chuyên sâu về từng phần của ống tiêu hóa của HS
qua phần trả lời các câu hỏi tự luận. Ra đề tự luận 10 câu hỏi ngắn trong 60 phút,
kiểm tra vấn đáp từng HS.
* Tiêu chí kiểm tra:
- Nếu trong vòng 60 phút trả lời vấn đáp được 7/10 câu là đạt yêu cầu.
- HS vận dụng được các kiến thức của môn học để giải quyết được những
vấn đề thực tiễn cuộc sống, các kiến thức chuyên sâu và nâng cao.
* Phương pháp kiểm tra:

* GV kiểm tra từng HS, yêu cầu HS trả lời vấn đáp theo nội dung ôn tập, thời gian
trả lời từng câu hỏi là 6 phút.
* HS trả lời, sau khi 1 HS trả lời thì GV sẽ cho HS khác nhận xét bổ sung và rút
kinh nghiệm.
* Đáp án phần tự luận:
Câu 1. So sánh tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào:
* Điểm giống nhau: biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn từ chất phức tạp
thành chất đơn giản, dễ sử dụng.
* Khác nhau:
15


Tiêu hóa nội bào
Tiêu hóa ngoại bào
+ Xảy ra trong tế bào, tại + Xảy ra ngoài tế bào, trong ống tiêu hóa có cấu
không bào tiêu hóa.
tạo phức tạp.
+ Nhờ enzim thủy phân từ + Được thực hiện bằng nhiều hình thức: cơ học,
lizoxom.
hóa học nhờ các loại enzim do các tế bào tuyến
tiết ra, ở một số động vật có tiêu hóa sinh học.
Câu 2. Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.
- Thức ăn đi theo một chiều, không bị trộn lẫn chất thải.
- Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng như ở túi tiêu hóa.
- Ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa thực hiện các chức năng khác
nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn.
Những đặc điểm này không có ở động vật có túi tiêu hóa.
Câu 3. Hướng tiến hóa trong tiêu hóa thức ăn ở động vật.
- Cấu tạo ngày càng phức tạp:
+ Từ không có cơ quan tiêu hóa đến có cơ quan tiêu hóa.

+ Từ cơ quan là túi tiêu hóa đến ống tiêu hóa.
- Chức năng ngày càng chuyên hóa:
+ Động vật có túi tiêu hóa: Túi tiêu hóa chưa phân hóa thành các bộ phận.
+ Động vật có ống tiêu hóa: Ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận riêng
biệt (miệng, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn), mỗi bộ phận giữ chức năng riêng.
+ Sự chuyên hóa cao của các bộ phận trong ống tiêu hóa làm tăng hiệu quả tiêu hóa
thức ăn.
+ Sự tiêu hóa thức ăn tiến hóa từ hình thức tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào.
Câu 4. Trong nước bọt của trâu bò có nhiều urê hơn các động vật khác vì: nó
không thải urê theo nước tiểu mà cung cấp trở lại hệ tiêu hóa cung cấp cho VSV dạ
cỏ dưới dạng NH3 nên trong nước bọt của trâu bò có nhiều urê.
Câu 5. - Thịt trâu bò có nhiều đạm vì: VSV cộng sinh ở dạ cỏ khi đến dạ múi khế
sẽ là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho trâu bò.
- Sản phẩm phân giải xelulozo của VSV chủ yếu là axit hữu cơ, sản phẩm phân giải
sinh khối vi sinh vật là các axit amin, các chất này hấp thụ vào máu trâu bò tạo
thành các hợp chất hữu cơ khác hoặc dùng làm nguyên liệu dị hóa nên trong máu
trâu bò không duy trì nồng độ glucozo cao như động vật khác.
Câu 6. Thức ăn của động vật ăn cỏ chứa hàm lượng protein rất thấp nhưng chúng
vẫn phát triển bình thường vì: trong ống tiêu hóa của chúng có hệ VSV cộng sinh
có enzim xenlulaza tiêu hóa xenlulozo, chính VSV này là nguồn cung cấp protein
cho động vật mà chúng cộng sinh.
Câu 7. * Thành phần nước bọt: 98% là nước, 2% là chất vô cơ (Na +, K+, Ca2+,
HCO3-…) và các chất hữu cơ (amilaza, chất nhầy muxin, lizozim).
* Phản xạ tiết nước bọt là phản xạ có điều kiện khi: nhìn thấy, nghe nói, ngửi được
mùi thức ăn đã từng ăn sẽ gây tiết nước bọt.
* Phản xạ tiết nước bọt là phản xạ không điều kiện khi: Thức ăn được đưa vào
miệng kích thích thụ thể vị giác, làm xuất hiện xung thần kinh.
16



Câu 8. Phân biệt miệng, dạ dày, ruột ở động vật ăn hạt và động vật ăn cỏ:
Cơ quan
Động vật ăn hạt
Động vật ăn cỏ
Miệng
Có mỏ sừng, không răng.
Có răng cửa, răng hàm, răng nanh.
Dạ dày
Dạ dày tuyến, dạ dày cơ
Dạ dày 4 ngăn (nhai lại) hoặc dạ dày
1 ngăn (không nhai lại)
Ruột
Có manh tràng nhưng ngắn Manh tràng ở động vật dạ dày đơn
dài, có vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo.
Câu 9. Thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột non theo từng đợt nhỏ vì: sự đóng mở
của van môn vị. Khi có thức ăn dạ dày co bóp làm mở van môn vị đưa thức ăn
xuống tá tràng. Khi thức ăn xuống làm pH tại tá tràng giảm làm đóng van môn vị.
Sau đó pH trong thức ăn tại đây tăng, đợt co dạ dày tiếp theo làm mở van môn vị và
thức ăn lại được đưa từ dạ dày xuống tá tràng. Cứ như vậy sự đóng mở môn vị sẽ
điều chỉnh lượng thức ăn xuống ruột một cách hợp lí.
Ý nghĩa: Có đủ thời gian để enzim tiết ra, tạo môi trường thuận lợi cho
enzim hoạt động tiêu hóa thức ăn; có thời gian hấp thụ hết các chất dinh dưỡng.
Câu 10. Sự tiêu hóa hóa học trong dạ dày dưới tác dụng của dịch vị có HCl và
pepsin: - HCl: làm protein thức ăn bị biến tính để dễ bị biến đổi hóa học; đồng thời
chuyển pepsinogen thành pepsin. HCl tạo ra từ các tế bào viền.
- Pepsin: cắt chuỗi polipeptit thức ăn tạo chuỗi polipeptit ngắn; pepsin được sản
sinh từ tế bào chính. Sự phối hợp của HCl và pepsin còn diệt khuẩn trong thức ăn.
- Thành dạ dày không bị tiêu hủy bởi pepsin: dạ dày được bảo vệ bởi lớp chất nhày
rất dày (có hai loại: loại hòa tan trung hòa một phần dịch vị; loại không hòa tan tạo
độ dai, có tính kiềm); pepsin được tiết ra ở dạng chưa hoạt động khi vào xoang dạ

dày mới được HCl kích hoạt thành dạng hoạt động. Hình thành chất nhầy cân bằng
với tiết dịch vị nên thành dạ dày không bị tiêu hủy.
Câu 11. Các yếu tố gây đóng- mở cơ vòng môn vị: Co bóp của dạ dày, môt trường
axit của nhũ chấp, môi trường kiềm của tá tràng.
- Tác dụng của từng yếu tố: Dạ dày co tạo áp lực mở môn vị và một lượng nhũ
chấp được đưa xuống tá tràng. Nhũ chấp có pH thấp sẽ bị trung hòa bởi môi trường
kiềm ở tá tràng gây đóng môn vị. Tiếp theo dạ dày co đợt mới.
- Ý nghĩa: thức ăn xuống từng đợt nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa và hấp
thụ ở ruột non.
Câu 12. Trong dạ dày có các loại tế bào và chức năng của các loại tế bào như sau:
- Tế bào cổ phễu: sản sinh chất nhầy có tác dụng bảo vệ thành dạ dày.
- Tế bào nội tiết: sản sinh hooc môn gastrin, có tác dụng kích thích tiết dịch vị.
- Tế bào viền: sản sinh ra các ion đưa vào vào xoang dạ dày, hình thành HCl.
- Tế bào chính: sản sinh pepsinogen, nhờ HCl mà pepsinogen chuyển thành pepsin.
Câu 13. Trong một số trường hợp để điều trị viêm loét dạ dày, người ta áp dụng
dụng biện pháp cắt nhánh của dây thần kinh phế vị vì: Hoạt động tiết dịch vị của dạ
dày được điều khiển bởi dây thần kinh phế vị. Trong dịch vị chứa HCl và pepsin có

17


tính ăn mòn thành dạ dày nên khi dịch vị được tiết quá nhiều sẽ gây loét dạ dày. Do
đó cắt nhánh dây thần kinh phế có tác dụng hạn chế, ngăn chặn viêm loét dạ dày.
Câu 14. Thức ăn chua có tác dụng tương tự HCl, kích thích dạ dày co bóp mạnh
hơn. Đồng thời tính axit của thức ăn làm tâm vị thường xuyên mở, do đó khi dạ dày
co bóp sẽ đẩy hơi ở phần đầu dạ dày lên thực quản gây hiện tượng ợ chua. Sự tăng
co bóp của dạ dày và hiện tượng ợ chua tạo cảm giác dễ tiêu hóa.
Câu 15. Vỏ tôm có nhiều CaCO3 và kitin.
- CaCO3 làm giảm tính axit của dạ dày vì trung hòa HCl của dịch vị, làm giảm hoạt
động của pepsin, đồng thời giảm co bóp và biến đổi thức ăn.

- Còn kitin bị thủy hóa sẽ gây dãn nở và thấm hút dịch vị, tiêu hóa ở dạ dày giảm.
Câu 16. Tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất vì:
- Ruột non có chứa đầy đủ các enzim tiêu hóa các loại thức ăn như protein, axit
nucleic, lipit, đường.
- Là nơi hấp thụ hầu hết chất dinh dưỡng của ống tiêu hóa.
Câu 17. Quá trình hấp thụ các sản phẩm tiêu hóa xảy ra chủ yếu ở ruột non. Vì ruột
non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, có cấu tạo nhiều nếp gấp niêm mạc ruột, mỗi
nếp gấp có nhiều lông ruột và các lông cực nhỏ làm tăng bề mặt hấp thụ. Có hệ
thống mao mạch và mạch bạch huyết dày đặc tạo điều kiện hấp thụ dinh dưỡng.
Câu 18. Thức ăn không đi ngược từ dạ dày lên thực quản vì: nhu động một chiều
đẩy thức ăn xuống dạ dày, cuối thực quản có cơ vòng tâm vị có thể thắt lại để giữ
thức ăn. Từ dạ dày xuống ruột non có cơ vòng môn vị, thắt lại ngăn không cho thức
ăn đi ngược lên dạ dày. Khi dạ dày co mạnh từng đợt tạo áp lực mở cơ vòng môn
vị, cho phép một lượng nhũ chấp xuống ruột non sau đó cơ vòng đóng lại ngay. Từ
ruột non xuống ruột già có cơ vòng ở cuối hồi tràng (van Baulim) ngăn không cho
thức ăn trở lại ruột non.
Câu 19. Những người bị sỏi mật hoặc u tụy nếu ăn thức ăn giàu đạm sẽ làm tụy
tăng sản sinh dịch tụy nhưng dịch tụy không đổ hết vào ruột non mà ứ đọng ở tụy,
tại đây tripsin được hoạt hóa và hoạt hóa các enzim khác làm phá hủy tế bào tụy.
Câu 20. Enzim của tụy không tiêu hóa chính các tế bào tuyến tụy vì: nó được sản
sinh dưới dạng không hoạt động đổ vào tá tràng, tại đây chúng được chuyển thành
dạng hoạt động để biến đổi thức ăn.
Câu 21. Tĩnh mạch cửa gan chủ yếu nhận máu từ ruột về nên giàu các chất vừa
được hấp thụ từ ruột (axit amin, đường đơn.. kể cả chất độc).
Sau bữa ăn giàu tinh bột sẽ làm tăng nồng độ glucozo trong tình mạch cửa gan. Khi
qua gan, các chất cần thiết được điều chỉnh để có nồng độ thích hợp. Chất độc sẽ
được khử độc… Glucozo dư thừa được dự trữ ở dạng glicogen. Do đó tại tĩnh mạch
gan máu sẽ có nồng độ glucozo thấp hơn tại tính mạch cửa gan, còn nồng độ các
chất khác như protein huyết tương lại cao hơn tĩnh mạch cửa gan.
Câu 22. Gan là nơi tiếp nhận các chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ qua đường

máu trước khi về tim. Gan thực hiện 2 vai trò: Khử độc các chất; điều hòa nồng độ
các chất dinh dưỡng trong máu ở mức ổn định, phần chất dinh dưỡng còn thừa gan
chuyển sang dự trữ.
18


Câu 23. Những người bị bệnh sơ gan: sự tiết mật giảm, mà thành phần dịch mật
gồm muối mật và NaHCO3, ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa:
- Muối mật có tác dụng nhũ tương hóa lipit tạo điều kiện cho lipaza hoạt động phân
giải lipit, hấp thụ lipit và các chất hòa tan trong lipit như VTM A, D, E, K.
Muối mật bị giảm làm lipit bị đào thải, các VTM trên không được hấp thụ.
- NaHCO3 tạo môi trường kiềm để các enzim tuyến tụy, tuyến ruột hoạt động.
- Mật còn tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, ức chế vi khuẩn lên men thối.
Câu 24 - Thương con cho ăn huyết là đúng: Trong huyết có rất nhiều chất bổ
dưỡng (cần ăn tiết nấu chín, không ăn tiết canh).
- Giết con cho ăn gan: Câu này có thể đúng hoặc sai. Đúng vì gan là nơi lọc các độc
tố trong máu, tích lũy nhiều chất độc hại cho con người nhất là những con vật bị
nhiễm chất độc hại. Có thể sai vì trong gan chứa nhiều sắt và các chất có lợi khác.
Câu 25. Thỏ là thú ăn cỏ dạ dày đơn, trong phân màu xanh còn xác bã thực vật và
sinh khối VSV cộng sinh ở manh tràng chưa, thỏ thường ăn phân màu xanh.
b) Vấn đề ôn thi THPT QG
Vì các câu hỏi liên quan đến đề thi THPT QG ở phần này chủ yếu ở mức
nhận biết và mức hiểu nên trong dạy học trên lớp cần kết hợp kiểm tra trắc nghiệm
10 phút để củng cố bài học. Vì 1 tiết học để dạy bài tiêu hóa là bó hẹp thời gian nên
cần đưa kiểm tra vào đầu tiết sau.
* Cách thức: GV kiểm tra kiến thức cơ bản của HS qua phần trả lời câu hỏi trắc
nghiệm, đề 10 câu trắc nghiệm, 5 câu nhớ và 5 câu hiểu.
* Tiêu chí kiểm tra:
- HS làm bài kiểm tra mức độ đạt trên 70%, tức là HS đã nắm được các kiến
thức cơ bản về nội dung bài học.

- HS vận dụng được các kiến thức môn học để giải quyết được những vấn đề
thực tiễn cuộc sống.
* Phương pháp kiểm tra:
* GV phát phiếu kiểm tra cho HS, yêu cầu HS lựa chọn phương án đúng ở phiếu ,
thời gian làm bài 10 phút.
* HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, sau 10 phút thu bài.
* Đáp án phần trắc nghiệm:
Nhận biết: 1A, 2B, 3C, 4D, 5B, 6C, 7D, 8C, 9A, 10B, 11B, 12A, 13D, 14A, 15A,
16B, 17A, 18A, 19B, 20C.
Hiểu:
1D, 2C, 3B, 4A, 5C, 6B, 7B, 8A, 9A, 10C.

2.4. Hiệu quả của SKKN
* Đối với học sinh: Năm học 2017-2018, tôi đã dạy TN ở 2 lớp: 11A2 (tự
nhiên), HS học đều, mức khá-giỏi; 11A5 (cơ bản A), HS học đều, mức độ TB.
Nhóm ĐC gồm 2 lớp là: 11A1 (tự nhiên), HS học đều mức độ khá-giỏi; 11A6 (cơ
bản A) HS mức TB tôi dạy theo phương pháp truyền thống. Hai nhóm như vậy là
19


tương đương nhau. Sau khi TN và ĐC, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá, thống kê
mức đạt được, tổng hợp kết quả thi HSG. Năm 2018-2019 các em đã lên lớp 12 tôi
tiếp tục ôn thi THPT QG cho các em. Sau kì thi tôi tính số lượng các mức điểm và
tỉ lệ cho cho từng lớp, sau đó tôi tính tổng và tỉ lệ chung cho từng nhóm, so sánh
nhóm TN với nhóm ĐC.
Kết quả điểm kiểm tra đại trà
Kết quả điểm bài kiểm tra
Ban

Lớp


Giỏi

Sĩ số

Khá

Trung bình

SL

%

SL

%

SL

%

TN-11A2

44

14

31,8

22


50

8

18,2

ĐC- 11A1

44

9

20,5

19

43,2

16

36,3

TN-11A5

40

7

17,5


19

47,5

14

35

ĐC- 11A6

37

2

5,4

14

37,8

21

56,8

TN

84

21


25

41

48,8

22

26,2

ĐC

81

11

13,6

33

39,3

37

45,7

Tự nhiên

Cơ bản A


Tổng

Biểu đồ thể hiện mức điểm kiểm tra đại trà 2 nhóm
Kết quả đánh giá mức độ hứng thú với môn học
Ban

Lớp

Sĩ số

Mức độ hứng thú (%)
Rất hứng
thú

Hứng thú

Bình
thường

Không hứng
thú

20


SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

TN-11A2

44

16

36,4

21

47,7

6

13,6

1


2,3

ĐC- 11A1

44

5

11,4

15

34,1

16

36,4

8

15,9

TN-11A5

40

8

20


20

50

6

15

6

15

ĐC- 11A6

37

4

10,8

8

21,6

15

40,5

10


27.1

TN
ĐC

84
81

24
9

28,6
11,1

41
23

48,8
28,4

12
31

14,3
38.3

7
18

8,3

22,2

Tự nhiên

Cơ bản A

Tổng

Biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú với môn học của 2 nhóm
Kết quả thi HSG cấp tỉnh năm 2017- 2018
Trong số các học sinh của Trường THPT Yên Định 1 đi thi thì lớp 11A2 và
11A1 mỗi lớp đều có 2 HS đi thi. Kết quả:
TT
Họ và tên
Lớp
Điểm
Giải
1 Lê Thị Lan Anh
12A2- TN
15,5
Ba
2 Lê Thị Duyên
12A2- TN
13,5
Khuyến khích
3 Lưu Thị Nga
12A1- ĐC
14,25
Khuyến khích
4 Trịnh Lâm Bằng

12A1- ĐC
11,75
Khuyến khích
Kết quả thi THPT QG năm 2018- 2019 (mỗi lớp đều có 1 hoặc 1 số em thi
bài tổ hợp KHXH nên số lượng thi môn Sinh THPT QG ít hơn so với bài kiểm tra
đại trà)
Lớp
Số HS
8
7
6
5
4
3
2
TB
8,75 7,75 6,75 5,75 4,75 3,75 2,75
21


12A2

43 (TN)

4

5

8


9

9

8

0

5,29

12A1

43 (ĐC)

4

2

4

11

9

11

2

5,07


12A5

28 (TN)

0

3

3

8

10

4

0

4,87

12A6

12 (ĐC)

0

0

1


1

8

2

0

4,48

- Nhìn vào bảng số liệu ta thấy kết quả kiểm tra, đánh giá của HS ở lớp TN
cao hơn so với lớp ĐC. Trong đó tỷ lệ HS đạt kết quả loại khá, giỏi ở lớp TN tăng
lên rõ rệt.
- Mức độ nắm vững tri thức, kỹ năng của HS lớp thực nghiệm cũng cao hơn
lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm HS hiểu bài một cách chắc chắn, nắm được bản
chất của nội dung học tập. Khả năng vận dụng tri thức của môn học để giải quyết
vấn đề tốt hơn, đặc biệt HS vận dụng được nhiều kiến thức bổ ích vào cuộc sống.
- HS ở lớp thực nghiệm có hứng thú học tập hơn, không khí lớp học sôi nổi và
bài học thực sự mang lại cho HS những kiến thức bổ ích, kích thích tính sáng tạo,
tìm tòi, nâng cao tính chủ động của các em trong quá trình học tập, góp phần tạo sự
cộng tác chặt chẽ giữa GV và HS, giữa các HS với nhau trong giờ học.
- Kết quả thi THPT QG thì lớp 12A2 có điểm thi TB môn Sinh cao nhất toàn
khối. Lớp 12A1 có năng lực tốt nhất nhưng giữa 2 lớp 12A1 và 12A2 thì điểm thi
THPT QG của 12A2 cao hơn. HS 12A5 và 12A6 đều gồm những HS TB, số HS thi
môn Sinh học trong kì thi lớp 12A5 gấp hơn hai lần 12A6 nhưng điểm thi TB lớp
12A5 cao hơn 12A6. Từ đó cho thấy việc hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng bài
tập giúp các em nâng cao hiệu quả bài làm.
- Kết quả thi HSG của các em ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. Mặc dù khi ôn thi
các em đều được cùng nhau ôn tập nhưng nếu hệ thống hóa kiến thức và bài tập cho
các em nghiên cứu thì kết quả sẽ tốt hơn.

* Đối với đồng nghiệp: Sáng kiến này đã cung cấp một hướng thiết kế mớivừa ôn thi HSG vừa ôn thi THPT QG một cách hiệu quả, có thể áp dụng cho nhiều
đối tượng học sinh khác nhau, hiệu quả dạy học tốt hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Sau khi kết thúc phần hệ thống hóa kiến thức và xây dựng câu hỏi cho các kì
thi, tôi nhận thấy:

22


Việc hệ thống hóa kiến thức, xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập đã phát huy tốt
khả năng tự học, chủ động, sáng tạo trong quá trình kiếm tìm tri thức của HS đồng
thời tạo được cho HS hứng thú, say mê học tập. Tránh được tình trạng nhàm chán,
ngại học, khiến cho giờ học trở nên có ý nghĩa, gắn với các tình huống, các vấn đề
thực tiễn trong cuộc sống. Từ đó mà HS rèn luyện được kĩ năng, vận dụng kiến
thức môn học vào thực tế cuộc sống, bảo vệ sức khỏe con người và góp phần tăng
hiệu quả chăn nuôi.
Việc vận dụng hiệu quả kiến thức bài học với vấn đề ôn thi đòi hỏi GV không
chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn mà còn phải nắm vững nội dung chương
trình và kiến thức ở những kì thi và kiến thức thực tế cuộc sống. Do đó, để thực
hiện phương pháp này cần phải có sự nỗ lực lớn của cả thầy và trò.
3.2. Kiến nghị:
- Sở GDĐT Thanh Hóa nên mở nhiều cuộc thi về thiết kế bài giảng theo
hướng mới: những bài giảng về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các tổ
chức sống, những vấn đề liên quan đến các kì thi THPT QG và thi HSG, sau đó
tổng hợp những bài giảng đạt giải cao, có chất lượng tốt và in thành sách, tài liệu để
GV có thể tiếp cận, tham khảo, học hỏi lẫn nhau và mở nhiều hơn các chu kỳ bồi
dưỡng thường xuyên để GV tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới và đưa vào
thực tế dạy học ở các trường THPT.
- Nhà trường nên khuyến khích phụ huynh cho HS trải nghiệm thực tế để HS

có điều kiện thu nhận kiến thức cũng như kĩ năng ngoài cuộc sống, tạo hứng thú
cho HS trong quá trình học. Các bậc cha mẹ cho con tham gia sản xuất trồng trọt,
chăn nuôi để giúp các em hiểu biết hơn về cơ thể sống.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 22 tháng 6 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Trịnh Thị Thúy
DANH MỤC
CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

23


Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Thúy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Yên Định 1.

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại Sở
GD&ĐT


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

1.

Sử dụng đồ dùng dạy học để dạy Sở GD&ĐT
Bài Sinh tổng hợp protein
Thanh Hóa

C

2005- 2006

2.

Hướng dẫn giải “Bài tập Di
Sở GD&ĐT
truyền học người” trong ôn thi
Thanh Hóa
Đại học

C


2014- 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
***********

24


1.Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh môn Sinh học cấp trung học phổ thông”- Bộ
GD&ĐT- Hà Nội năm 2014.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên: Modun 20: Sử dụng các thiết bị dạy học Nguyễn Sỹ Đức, Kiều Bích Thuỷ.
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên: Modun 25: Viết SKKN trong trường THPT Nguyễn Sỹ Đức, Kiều Bích Thuỷ.
4. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học (chủ biên)- NXB Giáo
dục Việt Nam.
5. Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 – Nâng cao, Sách giáo khoa Sinh học lớp 11
– NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
6. Sách giáo viên Sinh học lớp 11 - Nâng cao, sách giáo viên Sinh học lớp 11 NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
7. Tổng hợp đề thi Olympic 30 tháng 4 Sinh học 11- NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2015..
8. Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 11- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015..
9. Sách giáo khoa Sinh học lớp 8 - NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
10. Trang Web: vi-wikipedia.org.
11. Trang Web: hoc24.vn; vi-wikipedia.org; Giáo án điện tử; YouTube;
tailieu.vn…

PHỤ LỤC 1
ĐỀ KIỂM TRA 10 PHÚT MÔN SINH LỚP 11- TIÊU HÓA- Mã đề 001
Thời gian làm bào 10 phút
25



×