Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Bài thảo luận PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ERP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.99 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

————

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ERP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SỮA ĐẬU NÀNH VINASOY

Giáo viên hướng dẫn
Nhóm thực hiện
Lớp HP

: Bùi Quang Trường
: 06
: H2002eCIT0311

HÀ NỘI - 2020


BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
ST
T

Họ và tên
Trần Thị Thùy

1


Mã sinh
viên

Phân công nhiệm vụ

18D22016
3

Lời mở đầu và thực trạng

2

Nguyễn Thị Thủy

18D13019
1

Cơ sở lý thuyết và đề xuất
biện pháp

3

Trần Thị Thu Thủy

18D13026
1

Thực trạng và kết luận

4


Dương Thu Trang

18D180110

Cơ sở lý thuyết, giới thiệu
công ty, tổng hợp Word

5

Nguyễn Thị Huyền Trang

17D22021
6

Phân tích hoạt động của công
ty, thuyết trình

6

Phạm Huyền Trang

18D10028
5

Đánh giá thực trạng, phân
tích hoạt động của công ty

7


Phùng Thị Trang

18D10034
5

Đánh giá thực trạng, phân
tích hoạt động của công ty

8

Trần Thị Kiều Trinh

18D13026
6

Giới thiệu công ty, phân tích
hoạt động của công ty, cách
khắc phục

9

Trần Quốc Tuấn

17D13018
3

Thuận lợi, khó khăn và
Powerpoint

Thư ký

Nguyễn Thị Thủy

Nhóm trưởng
Dương Thu Trang

Điểm


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
------***-----BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6
(Lần 1)
Mã lớp học phần: H2002eCIT0311
I.

Thời gian và địa điểm
-

Thời gian: 10h-10h30 ngày 3/7/2020

-

Địa điểm: Phòng G201

II.

Thành viên tham dự
ST
T
1

2
3
4
5
6
7
8
9

III.

Họ và tên
Trần Thị Thùy
Nguyễn Thị Thủy
Trần Thị Thu Thủy
Dương Thu Trang
Nguyễn Thị Huyền
Trang
Phạm Huyền Trang
Phùng Thị Trang
Trần Thị Kiều Trinh
Trần Quốc Tuấn

Lớp hành chính

Mã sinh viên

Chức vụ

K54T3

K54E3
K54E4
K54H2
K53T4

18D220163
18D130191
18D130261
18D180110
17D220216

Thành viên
Thư ký
Thành viên
Nhóm trưởng
Thành viên

K54A5
K54A6
K54E4
K53E3

18D100285
18D100345
18D130266
17D130183

Thành viên
Thành viên
Thành viên

Thành viên

Nội dung thảo luận
1. Nhóm trưởng Dương Thu Trang nêu lại đề tài thảo luận “Tìm hiểu về hệ thống
ERP của một doanh nghiệp cụ thể”.
2. Nhóm trưởng thông báo mọi người cùng suy nghĩ và chọn doanh nghiệp cụ thể.
3. Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận, đưa ra ý kiến của mình.
4. Nhóm trưởng và các thành viên thống nhất về công ty cổ phần sữa đậu nành
Vinasoy và lên dàn ý.
5. Thư kí Nguyễn Thị thủy ghi nhận lại biên bản cuộc họp
Nhóm xin cam kết biên bản trên là đúng sự thật.
Thư ký

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Thủy

Dương Thu Trang


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
------***-----BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6
(Lần 2)
Mã lớp học phần: H2002eCIT0311
I.

Thời gian và địa điểm

-


Thời gian: 10h-10h30 ngày 7/7/2020

-

Địa điểm: Phòng G201

II.
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Thành viên tham dự
Họ và tên
Trần Thị Thùy
Nguyễn Thị Thủy
Trần Thị Thu Thủy
Dương Thu Trang
Nguyễn Thị Huyền
Trang
Phạm Huyền Trang
Phùng Thị Trang

Trần Thị Kiều Trinh
Trần Quốc Tuấn

Lớp hành chính

Mã sinh viên

Chức vụ

K54T3
K54E3
K54E4
K54H2
K53T4

18D220163
18D130191
18D130261
18D180110
17D220216

Thành viên
Thư ký
Thành viên
Nhóm trưởng
Thành viên

K54A5
K54A6
K54E4

K53E3

18D100285
18D100345
18D130266
17D130183

Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

III.
Nội dung thảo luận
1. Nhóm trưởng Dương Thu Trang gửi lại và thống nhất dàn bài và phân chia nhiệm
vụ.
2. Các thành viên trong nhóm xem và đưa ra ý kiến đóng góp.
3. Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên và giao thời gian nộp bài:
10/7/2020
4. Thư kí Nguyễn Thị Thủy ghi nhận lại biên bản cuộc họp
5. Nhóm xin cam kết biên bản trên là đúng sự thật.
Thư ký

Nhóm trưởng


Nguyễn Thị Thủy

Dương Thu Trang


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
------***-----BIÊN BẢN HỌP NHÓM 6
(Lần 2)
Mã lớp học phần: H2002eCIT0311
I.

Thời gian và địa điểm

-

Thời gian: 10h-10h30 ngày 10/7/2020

-

Địa điểm: Phòng G201

II.
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9


Thành viên tham dự
Họ và tên
Trần Thị Thùy
Nguyễn Thị Thủy
Trần Thị Thu Thủy
Dương Thu Trang
Nguyễn Thị Huyền
Trang
Phạm Huyền Trang
Phùng Thị Trang
Trần Thị Kiều Trinh
Trần Quốc Tuấn

Lớp hành chính

Mã sinh viên

Chức vụ

K54T3
K54E3
K54E4
K54H2
K53T4

18D220163
18D130191
18D130261
18D180110
17D220216


Thành viên
Thư ký
Thành viên
Nhóm trưởng
Thành viên

K54A5
K54A6
K54E4
K53E3

18D100285
18D100345
18D130266
17D130183

Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

III.
Nội dung thảo luận
1. Nhóm trưởng Dương Thu Trang gửi bản hoàn thiện về sản phẩm thảo luận.
2. Tất cả các thành viên rà soát lần cuối cùng về sản phẩm thảo luận
3. Thư kí Nguyễn Thị Thủy ghi nhận lại biên bản cuộc họp
Nhóm xin cam kết biên bản trên là đúng sự thật.
Thư ký
Nguyễn Thị Thủy


Nhóm trưởng
Dương Thu Trang



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:.............................................................................................2
1. Khái niệm, các thành phần của hệ thống:...............................................................2
2. Quy trình triển khai hệ thống:.................................................................................3
3. Một số lợi ích khi triển khai ERP:...........................................................................3
4. Vai trò của ERP trong tổ chức, doanh nghiệp:........................................................4
II.THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ERP Ở CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM HIỆN NAY:..............................................................................................4
1. Thực trạng:...............................................................................................................4
1.1. Khái quát về ứng dụng ERP trên thế giới:..............................................................4
1.2. Tình hình sử dụng và triển khai hệ thống ERP ở Việt Nam hiện nay:......................5
1.3. Các doanh nghiệp đã triển khai thành công và thất bại:.........................................7
2. Đánh giá thực trạng hoạt động tại Việt Nam:.........................................................9
2.1. Thuận lợi khi ứng dụng ERP tại Việt Nam:.............................................................9
2.2. Khó khăn khi ứng dụng ERP vào hoạt động tại việt Nam:......................................9
2.3. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại:................................................................10
3. Đề xuất biện pháp để triển khai, duy trì hệ thống:................................................11
III. Phân tích ứng dụng hệ thống ERP tại công ty cổ phần sữa đậu nành
Vinasoy:...................................................................................................................... 13
1. Giới thiệu công ty:..................................................................................................13
1.1. Giới thiệu chung:..................................................................................................13
1.2. Hoạt động của công ty:.........................................................................................13

1.3. Mục tiêu:...............................................................................................................14
2. Hoạt động của công ty trước khi áp dụng hệ thống ERP:....................................14
3. Hoạt động của công ty sau khi áp dụng hệ thống ERP:.......................................16
3.1. Thực trạng triển khai.............................................................................................16
3.2. Nhận xét về việc triển khai...................................................................................17
4. Giải pháp nâng cao hệ thống ERP tại Vinasoy:.......................................................20
KẾT THÚC................................................................................................................21


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, các doanh nghiệp ở trong môi trường kinh doanh hiện đại với sự phát
triển của hệ thống thông tin dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, đòi hỏi các doanh nghiệp
luôn phải tìm kiếm giải pháp để hoạch định nguồn lực, cung cấp sản phẩm và dịch vụ
cho khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn,... để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong
quá trình sản xuất kinh doanh đối tượng sản xuất của công nghệ thông tin. Do đó, các
doanh nghiệp quan tâm trong việc điều hành, quản lý và hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp được hiệu quả nhất. Sự yếu kém và không hợp lý trong khâu quản lý các nguồn
lực, các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp có quy mô lớn vừa và nhỏ là một trong
những yếu tố khá lớn cản trở sự mở rộng và phát triển của các doanh nghiệp. Các sai
sót bắt đầu xuất hiện trong các khâu từ nhận đơn đặt hàng, chuyển đơn đặt hàng về nhà
máy đến khâu sản xuất hay bộ máy quản lý bị cồng kềnh, thiếu tính hiệu quả làm ảnh
hưởng lớn đến hiệu suất công việc và lợi nhuận đạt được. Điều đó đòi hỏi các doanh
nghiệp muốn bước lên quy mô vừa và lớn phải có sự hỗ trợ chuyên nghiệp trong việc
quản lý một cách toàn diện với tính chính xác cao, trơn tru trong các khâu của quá
trình hoạt động. Hệ thống ERP chính là một giải pháp như thế, một giải pháp phù hợp
để tạo ra hiệu hoạt động cao cho doanh nghiệp quá trình mở rộng quy mô kinh doanh.
Nếu được áp dụng đúng cách thì hệ thống ERP hứa hẹn sẽ là một công cụ hữu ích
dành cho các doanh nghiệp. Vậy ERP là gì? Làm thế nào để áp dụng ERP vào trong
doanh nghiệp? Những thuận lợi cũng như khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt khi
áp dụng ERP. Để trả lời cho những câu hỏi này nhóm 6 xin trình bày ứng dụng phần

mềm ERP vào vào nhà máy sữa đậu nành Vinasoy theo một số nội dung chính như
sau:
I. Cơ sở lý thuyết về ERP
II. Thực trạng ứng dụng của hệ thống ERP tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện
nay
III. Phân tích ứng dụng hệ thống ERP tại công ty cổ phần sữa đậu nành Vinasoy

1


I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
1. Khái niệm, các thành phần của hệ thống:
- Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức, doanh nghiệp (Enterprise Resource
Planning – ERP) là hệ thống thông tin dựa trên một bộ phận các mô đun phần mềm
tích hợp và một cơ sở dữ liệu trung tâm dùng chung trên toàn hệ thống:

R (Resource - Tài nguyên): là các nguồn lực bên trong
doanh nghiệp, bao gồm các nguồn lực về: tài chính, nhân
sự, công nghệ với phần cứng, phần m ềm , dữ liệu, thông
tin, ...

P (Planning - H oạch định): là các kế hoạch, nguyên tắc,
quy trình nhằm xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các hoạt động
trong các tổ chức

-

E (Enterprise - D oanh nghiệp): là m ục đích cuối cùng của
E R P, kết hợp tất cả các bộ phận, phòng ban, chức năng
nghiệp vụ vào chung m ột hệ thống quản lý dựa trên hệ thống

m áy tính duy nhất
Các phân hệ chính trong hệ thống ERP:

Quản trị nguồn
nhân lực HRM

Quản trị quan
hệ khách hàng
CRM

Quản trị tài
chính FRM

Hoạch định tài
nguyên sản
xuất MRP

Quản lý chuỗi
cung ứng SCM

2. Quy trình triển khai hệ thống:
Quá trình triển khai một dự án ERP bao gồm các bước sau:
2


Bước 1: Thực hiện tiền định giá (Pre Evaluation Screening)
Bước 2: Đánh giá gói ERP (ERP Package evaluation)
Bước 3: Lập kế hoạch cho dự án (Project planning)
Bước 4: Phân tích sự khác biệt (Gap Analysic)
Bước 5: Tái cấu trúc hệ thống (Re Engineering)

Bước 6: Thiết lập cấu hình hệ thống (Configuration)
Bước 7: Huấn luyện đội triển khai (Implementation team training)
Bước 8: Kiểm tra, kiểm thử (Testing)
Bước 9: Huấn luyện người sử dụng (End user training)
Bước 10: Vận hành hệ thống (Going live)
Bước 11: Hậu triển khai và khai thác (Post Implimentation)
3. Một số lợi ích khi triển khai ERP:
- Giảm chi phí tổng sở hữu: các chính sách ưu đãi giá dành cho các tổ chức,
doanh nghiệp của các nhà cung cấp là một yếu tố đem lại lợi ích to lớn cho doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp có cơ hội tốt để sở hữu các giải pháp tiên tiến với mức chi
phí thấp hơn so với thời gian trước đây.
- Tăng doanh thu: một hệ thống ERP với các chức năng như CRM hay quản lý
kênh bán hàng là giải pháp giúp tổ chức, doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động kinh
doanh để đối phó tốt hơn với các ảnh hưởng của sự khủng hoảng trong nền kinh tế
hiện tại.
- Tăng năng suất: ERP cho phép tổ chức, doanh nghiệp có thể vận hành sản xuất
kinh doanh hiệu quả hơn với việc sử dụng ít nhân lực hơn, từ đó tiết kiệm chi phí tiền
lương nhân công.
- Cải thiện hiệu quả các quy trình sản xuất kinh doanh: ERP cho phép tổ chức,
doanh nghiệp tự động hóa các quy trình sản xuất kinh doanh thủ công trước kia, loại
trừ hoàn toàn các hoạt động dư thừa, không đem lại giá trị trong chuỗi hoạt động của
doanh nghiệp, đồng thời giúp tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách
hàng trong khi giảm được chi phí tồn kho và vận chuyển.
4. Vai trò của ERP trong tổ chức, doanh nghiệp:
Cung cấp hai khả năng cho tổ chức:

3


- Thứ nhất là tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh: Giúp các tổ chức, doanh

nghiệp đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng về các thông tin hoặc dữ liệu
của sản phẩm: do hệ thống ERP được tích hợp đơn đặt hàng, danh mục sản phẩm, các
kế hoạch sản xuất, các dữ liệu phân phối trong các quy trình hoạt động.
- Thứ hai là cung cấp thông tin trung gian trong hoạt động giúp nhà quản lý đưa
ra quyết định tốt hơn: các cấp lãnh đạo, người quản lý chính của tổ chức, doanh nghiệp
có quyền truy cập từng phút, từng giây về các thông tin và dữ liệu về doanh số bán
hàng, hàng tồn kho và các dữ liệu sản xuất, đồng thời sử dụng thông tin này để tạo nên
các dự báo về doanh thu chính xác và thực tế hơn.
II.THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG ERP Ở CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY:
1. Thực trạng:
1.1. Khái quát về ứng dụng ERP trên thế giới:
- Trên thế giới, hầu hết các doanh nghiệp đã sớm nhận thức được giá trị, tầm ảnh
hưởng của việc ứng dụng Enterprise Resource Planing (ERP) vào doanh nghiệp như là
một giải pháp tất yếu để góp phần vào sự phát triển lâu dài của mình. Do đó hiện đang
có rất nhiều doanh nghiệp lớn khai thác và sử dụng trọn bộ giải pháp ERP cho hoạt
động quản lý sản xuất kinh doanh phục vụ cho hoạt động hoạch định nguồn nhân lực.
- Qua thực tế đã được kiểm nghiệm, ERP được đánh giá cao trong việc doanh
nghiệp tăng khả năng cạnh tranh hiệu quả, ERP là một lĩnh vực nhiều tiềm năng phát
triển, việc việc triển khai thành công ERP sẽ tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh
tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài.
- Ngoài ra chương trình này còn cung cấp các chức năng cơ bản dành riêng cho
lĩnh vực viễn thông như: hỗ trợ số lượng lớn tài khoản khách hàng, phân cấp khách
hàng, tự động hóa các quy trình quan trọng. Giải pháp tích hợp nhiều loại thanh toán,
xử lý việc nhắc và đòi nợ, trả chậm, tính toán lợi nhuận, hoãn nợ, xử lý thu hồi, trả
lại,...
- Đánh giá một số giải pháp ERP nổi bật hiện có trên thế giới như :
 SAP là nhà cung cấp giải pháp quản lý doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Điểm
mạnh nhất của SAP ERP nằm ở khả năng đáp ứng yêu cầu của những quy trình sản
4



xuất, kinh doanh phức tạp nhất, cùng với số lượng chuyên viên tư vấn triển khai SAP
đông đảo trên toàn cầu. Mặt khác, SAP ERP có tổng chi phí sở hữu (TCO) cao và thời
gian triển khai kéo dài. Chính sách giá của nó cũng khá phức tạp.
 Oracle có 4 sản phẩm ERP được vào nhóm dẫn đầu: Oracle ERP Cloud, Oracle
E-Business Suite, Oracle JD Edwards, và Oracle PeopleSoft. Nhưng trong báo cáo mới
nhất thì con số này giảm còn 3 vì Oracle PeopleSoft không còn được xếp trong nhóm
này nữa.
 Một sản phẩm ERP quen thuộc là Microsoft Dynamics AX không xuất hiện báo
cáo năm nay vì đã được thay bằng cái tên mới là Dynamics 365. Đây là phần mềm
ERP đám mây mới nhất từ Microsoft và được cung cấp thông qua nền tảng hạ tầng
đám mây Azur quen thuộc của Microsoft. Dynamics 365 tích hợp phiên bản đám mây
của Dynamics AX, Dynamics CRM Online, Office 365 cùng với một số ứng dụng
khác như Cortana và Power BI. Giải pháp này được cung cấp với 2 phiên bản chính là
Business Edition cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và Enterprise Edition cho các doanh
nghiệp quy mô lớn.
 NetSuite trong những năm gần đây đã dần trở thành một nhà cung cấp ERP nổi
bật, với các giải pháp ERP đám mây với tính năng mạnh mẽ cho các ngành sản xuất,
phân phối, dịch vụ và phi lợi nhuận. Tuy nhiên, việc nhà cung cấp này chỉ tập trung
vào đám mây đồng nghĩa với việc khách hàng chỉ có một lựa chọn phương thức triển
khai duy nhất...
1.2. Tình hình sử dụng và triển khai hệ thống ERP ở Việt Nam hiện nay:
- Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, hiện
chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng giải pháp ERP. Được xem là công cụ
quan trọng và cần thiết để hội nhập nhưng ERP vẫn chưa được hiểu và đánh giá đúng
tầm.
- Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, thị trường nội địa dần đã đón nhận ERP,
coi đó như một giải pháp tất yếu nếu muốn phát triển doanh nghiệp trong dài hạn:
 Với quy mô doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, ERP được xem như cứu

cánh của mọi chủ doanh nghiệp trong hội nhập toàn cầu. Nhờ sức ảnh hưởng của cách
mạng công nghiệp 4.0, tình hình ứng dụng ERP đang ngày càng phát triển tại Việt
Nam: ngày càng nhiều doanh nghiệp trong các ngành nghề khác nhau đã ứng dụng hệ
5


thống này vào công tác quản lý, đặc biệt có sự cạnh tranh gay gắt giữa các giải pháp
trong và ngoài nước.
 Ban đầu, một số doanh nghiệp thường là các tập đoàn lớn áp dụng ERP, sau đó
các công ty khác dần nhận ra lợi ích và theo đuôi để áp dụng, một số doanh nghiệp
khác chưa áp dụng ngay mà chỉ quan sát và cân nhắc có nên triển khai hay không và
triển khai vào thời điểm nào cho phù hợp.
- Nhận thức về ERP cũng ngày càng được nâng cao. Xu hướng ứng dụng ERP
theo ngành ngày càng thể hiện rõ nét:
 Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng ERP trong ngành đồ uống như: công ty bia
Huế, bia Carlsberg; trong ngành bánh kẹo như Kinh Đô, Bibica, Phạm Nguyên; trong
ngành dệt may như công ty May 10, công ty may Tiền Tiến, công ty Savimex, công ty
TNHH Mai Phượng Vy; trong ngành bán lẻ như công ty Thế giới di động, Viễn Thông
A, Trần Anh,…
 Số lượng doanh nghiệp trong ngành ứng dụng càng nhiều và cạnh tranh càng
lớn sẽ tạo điều kiện cho ERP phát triển.
- Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất lúng túng trong việc lựa
chọn giải pháp ERP phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Họ thiếu thông tin về hệ
thống ERP, năng lực tư vấn yếu và rất nhiều nhà cung cấp đặt mục tiêu là bán được
giải pháp, thu tiền đặt cọc lên trên việc hoàn tất triển khai dự án đúng nghĩa:
 Ở Việt Nam chúng ta thường gặp hai vấn đề trong việc đi tìm kiếm giải pháp
ERP cho công ty. Thông thường hai bộ phận được tin tưởng làm việc này đó là bộ
phận công nghệ thông tin (IT) và bộ phận kế toán. Bộ phận IT thông thường ở một
công ty lớn có vai trò rất là quan trọng. Đôi khi là bộ phận này viết phần mềm cho
chính các công ty đó dùng và có nhiều công ty dùng rất ổn. Đó cũng chính là sự đầu tư

ngay từ ban đầu của công ty đó.
 Từ xưa tới nay họ đã quen với công tác bằng tay thì việc thay đổi cách làm của
họ rất là khó, ERP xuất hiện chắc chắn gặp sự phản đối một cách quyết liệt. Thậm chí
một số nơi là ảnh hưởng tới quyền lợi sâu xa của đơn vị này. Cho nên khi lựa chọn
ERP cũng phải đồng nhất tất cả.
1.3. Các doanh nghiệp đã triển khai thành công và thất bại:
a. Các doanh nghiệp đã triển khai thành công:
6


- Tập đoàn FPT :
 Cùng xu thế của Cách mạng công nghiệp 4.0, FPT liên tục tích hợp và ứng dụng
những công nghệ hiện đại nhất để triển khai ERP cho khách hàng, giúp các nhà quản
lý vận hành doanh nghiệp nhanh hơn, thông minh hơn và hiệu quả hơn.
 Các dự án ERP tiêu biểu mà FPT đã thực hiện có thể kể đến như:
 Dự án triển khai Hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) cho Bộ
Tài chính
 Dự án triển khai hệ thống SAP ERP cho Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex)
 Dự án triển khai triển khai Hệ thống thông tin quản lý tài chính cho Bộ Tài
chính và Kinh tế Campuchia
 Dự án triển khai Hệ thống quản lý phát hành và kho quỹ theo hướng tập trung
cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
 Dự án triển khai Hệ thống SAP ERP cho Tập đoàn Vingroup
 Dự án triển khai Hệ thống Oracle ERP cho toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam
gồm 9 tổng công ty, 300 đơn vị thành viên
 FPT đã triển khai ERP cho hầu hết các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực ngân
hàng – tài chính tại Việt Nam như Vietin Bank, BIDV, DIV, SBV, MB, MSB, SCB,
Bảo Minh…
- Và hàng trăm dự án ERP khác cho các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác

nhau như Vinasoy, Vinamilk, Điện máy Thiên Hòa, Thủy sản Minh Phú, Đạm Cà Mau,
Gỗ An Cường, Big C, VietsoVPetro, Trung Nguyên, Dược Bình Định, Xi măng Thăng
Long, REE, SMC, Thép An Hưng Tường, Thép Việt…
- Bệnh viện MEDLATEC:
 Trước kỷ nguyên công nghệ số 4.0 và tốc độ tăng trưởng của MEDLATEC
Group thì việc xây dựng một hệ thống quản trị phù hợp với tốc độ phát triển hiện tại
và định hướng trong tương lai là đặc biệt quan trọng và cần thiết.
 Hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể SAP ERP khi đưa vào hoạt động sẽ
đem lại cho MEDLATEC một cơ sở dữ liệu tập trung, duy nhất. Thông tin cung cấp

7


nhanh chóng, chính xác và minh bạch. Từ đó, MEDLATEC từng bước áp dụng mô
hình quản lý mới và hiện đại hóa công tác quản trị dựa trên công nghệ:
 Hệ thống quản trị ERP triển khai tại MEDLATEC sử dụng SAP S/4 HANA gói giải pháp hàng đầu thế giới về quản trị doanh nghiệp của hãng SAP, được xây
dựng theo các tiêu chuẩn quản trị tiên tiến.
 Hệ thống gồm có các phân hệ quan trọng như: Kế toán tài chính, Kế toán quản
trị, Quản lý mua hàng, hàng tồn kho; Quản lý bảo trì, bảo dưỡng tài sản; Ứng dụng di
động.
 Ngoài ra còn bao gồm Hệ thống báo cáo quản trị thông minh (BI) dành cho
Ban lãnh đạo và tích hợp các hệ thống phần mềm đặc thù có sẵn tại doanh nghiệp là
phần mềm Quản lý Bệnh viện (HIS), Phần mềm Quản lý Xét nghiệm (LIS), Phần mềm
bán hàng (POS) và Hóa đơn điện tử.
b. Các doanh nghiệp đã triển khai thất bại:
- Giải pháp ERP có rất nhiều lợi ích với sự phát triển của doanh nghiệp nhưng có
không ít doanh nghiệp đã nhận phải trái đắng, hay còn gọi là “tiền mất tật mang” chỉ vì
chưa hiểu rõ ERP, cũng chưa lắng nghe nhu cầu thực sự doanh nghiệp mình cần là gì.
Ví dụ như các doanh nghiệp thất bại:
 Doanh nghiệp gỗ nội thất AA

 Công ty cơ khí Đại Dũng
- Những nguyên nhân khiến doanh nghiệp thất bại khi triển khai ERP có thể kể
đến là:
 Lập kế hoạch triển khai không chi tiết, không cụ thế. Nhiều đơn vị thiếu đi việc
lập kế hoạch hoặc lập kế hoạch thì cũng rất sơ sài, không chi tiết và không cụ thể. Khi
không có kế hoạch cụ thể, bạn sẽ không biết phải làm gì trước hay chi phí dự trù cho
công việc là bao nhiêu, ai sẽ là người phụ trách phần việc này, phần việc kia… gây rối
loạn và khó kiểm soát.
 Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm ERP chưa phù hợp. Quyết định lựa chọn nhà
cung cấp phần mềm nào cho doanh nghiệp của mình để tránh được những rủi ro không
đáng có khi triển khai ERP gây lãng phí nhiều chi phí.
 Không thiết lập được đội dự án chất lượng.

8


 Dự án ERP thất bại do lo ngại thay đổi.
 Quá nhiều tùy chỉnh. Việc tùy chỉnh có thể trở nên nguy hiểm và lệch hướng
nếu bạn doanh nghiệp tùy chỉnh chức năng vốn không phải là yếu tố khác biệt tạo lợi
thế cạnh tranh mà là yếu điểm trong quy trình vận hành hiện tại.
 Thiếu chương trình đào tạo phù hợp.
2. Đánh giá thực trạng hoạt động tại Việt Nam:
2.1. Thuận lợi khi ứng dụng ERP tại Việt Nam:
- Giúp các doanh nghiệp truy cập thông tin nhanh chóng, chính xác, an toàn, ổn
định
- Giúp đồng bộ các nguồn dữ liệu theo quy trình sẽ tránh được sự trùng lặp giữa
các công việc
- Giám sát và cân bằng khả năng tài chính và sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp
- Giám sát và theo dõi đầy đủ tiến độ cung cấp hàng hóa cho khách hàng, cũng

như việc tiếp nhận vật tư hàng hóa từ nhà cung cấp
- Tăng cường khả năng tương thích nhanh với quy trình kinh doanh
- Khả năng mở rộng hệ thống sản xuất kinh doanh sẽ đồng bộ và nhanh chóng
- Giảm thời gian lưu chuyển và xoay vòng nhanh tiền hàng và hàng hóa, vật tư, ...
- Đáp ứng yêu cầu thương mại điện tử và kinh doanh số
- Giảm thiểu các chi phí vô lý và giám sát chặt chẽ các khoản chi phí
- Với các công ty nhỏ thì ERP là công cụ chính để tăng hiệu quả quản lý, giữ vai
trò quyết định đối với một số vấn đề như tạo hệ thống kiểm soát tài chính, tạo báo cáo
phân tích nhiều chiếu một cách nhanh chóng hay quản lí công nợ khách hàng.
2.2. Khó khăn khi ứng dụng ERP vào hoạt động tại việt Nam:
Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng ERP vào hoạt động vì:
- Chi phí đầu tư cho mô hình này là khá lớn nên thường chỉ có ác doanh nghiệp
có quy mô lớn, kinh phí đầu tư không là vấn đề lớn của họ thì họ mới mạnh dạn đầu tư
ERP
- Trình độ nhân sự từ cấp quản lý đến cấp dưới chưa đáp ứng được, năng lực
nhân sự không đồng đều, quy trình sản xuất chưa được chuẩn hóa, ... gây khó khăn cho
quá trình áp dụng ERP
9


- Quy trình của các doanh nghiệp còn lạc hậu, nhiều công đoạn khiến việc áp
dụng ERP vào doanh nghiệp không thể hoạt động hết năng lực, nhiều trường hợp sau
khi áp dụng chỉ dừng lại ở mức độ kiểm soát.
- Số lượng chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này ở Việt Nam còn quá ít và không
phải nhà cung cấp nào cũng sở hữu những chuyên gia giỏi.
2.3. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại:
a. Kết quả đạt được:
- Năng suất lao động tăng do các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi
giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo được thực hiện với tốc độ nhanh hơn,
chính xác hơn.

- Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ,
chi phí, doanh thu, lợi nhuận… đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như
nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công… vừa đủ để sản xuất, kinh doanh.
- Các thông tin của doanh nghiệp được tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng
chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin như khách hàng, đối tác, cổ đông.
Khách hàng sẽ hài lòng hơn do việc giao hàng sẽ được thực hiện chính xác và đúng
hạn.
- Rút ngắn được thời gian lập báo cáo quyết toán tài chính, đáp ứng các chuẩn
mực, chế độ kế toán và thời gian công bố thông tin theo Luật Doanh nghiệp đối với
một công ty đại chúng.
b. Vấn đề còn tồn tại:
- Việc triển khai ERP thường với mức chi phí khá cao, ngoài các mức phí về tư
vấn, bản quyền, chi phí đầu tư hạ tầng, thiết bị lưu trữ dữ liệu, doanh nghiệp còn phải
tính toán đến các phát sinh ngoài dự toán ban đầu đưa ra. Đó sẽ là cả một vấn đề đối
với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhà tư vấn và đơn vị triển khai chưa đủ năng lực đánh giá, phân tích hết được
những thách thức mà doanh nghiệp bạn gặp phải một khi triển khai phần mềm ERP.
Các doanh nghiệp muốn đẩy nhanh quá trình triển khai ERP mà bỏ qua việc tìm hiểu,
đánh giá năng lực của nhà cung cấp giải pháp. Chưa chuẩn bị đánh giá đúng mức về
thời gian và nguồn lực khi triển khai. Tùy vào khối lượng công việc ở từng bộ phận mà
có kế hoạch cho thời gian hoàn thành, bố trí nguồn lực hợp lý khi triển khai , áp dụng

10


ERP.
- Không chú trọng công tác đào tạo nhân viên. Để đảm bảo sự chuyển đổi suôn sẻ
sang phần mềm mới, nhân viên tiếp xúc với cách làm việc mới loại bỏ được cách làm
việc truyền thống trước đó, đảm bảo công tác đào tạo hiệu quả, doanh nghiệp cần có
một lịch trình đào tạo phù hợp cho nhân viên từng phòng ban, tránh đào tạo các vấn đề

không liên quan đến công việc của họ, tránh ảnh hưởng đến công việc hiện tại.
- Chưa phân tích đúng yêu cầu để chuẩn hóa quy trình doanh nghiệp. ERP là một
phần mềm hiệu quả nếu được sử dụng hợp lý. Việc phân tích đúng yêu cầu sẽ tận dụng
được tối đa lợi ích của phần mềm.
- Thiếu nhân sự đứng đầu, đây sẽ là nhân lực chủ chốt trong việc truyền đạt, đào
tạo toàn bộ nhân viên sử dụng phần mềm, phối hợp và hỗ trợ nhân viên từng bộ phận,
từng phòng ban tiếp cận nhanh chóng với công nghệ, công cụ quản lý mới, thay đổi
quy trình làm việc cũ trước đây.
- Chủ doanh nghiệp phải tiết lộ các thông tin quan trọng cho nhà cung cấp giải
pháp. Để mô hình ERP thực sự hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp và nhà cung cấp
phải thấu hiểu nhau ở mức chi tiết kể cả các thông tin tuyệt mật mà doanh nghiệp
không muốn tiết lộ. Đây là vấn đề mà doanh nghiệp khá băn khoăn, doanh nghiệp cần
có sự tin cậy, đặt niềm tin vào nhà cung cấp giải pháp để xây dựng hệ thống quản lý
hiệu quả nhất.
- Thời gian dành cho giai đoạn chạy thử và vận hành thử hệ thống quá ít sẽ không
test được các trường hợp có thể xảy ra với dữ liệu và tính ổn định của hệ thống hoặc
chưa đủ đánh giá sự phù hợp thật sự của ERP với quy trình, con người của chính
doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có quy trình vô cùng phức tạp và việc ứng dụng ERP đòi hỏi phải
có sự tùy chỉnh lại phù hợp với quy trình công ty, đôi khi có những phát sinh xảy ra
trong quá trình triển khai mà nhà cung cấp và doanh nghiệp không thể lường trước
được. Với những phát sinh đó bắt buộc doanh nghiệp phải chịu thêm các mức chi phí
tùy biến.
3. Đề xuất biện pháp để triển khai, duy trì hệ thống:
Để có thể nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh, doanh nghiệp cần chủ động đi
tắt đón đầu áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, ứng dụng hệ thống thông tin,

11



thương mại điện tử cho các hoạt động nghiệp vụ của mình. Việc ứng dụng một hệ
thống thông tin hỗ trợ hiệu quả các hoạt động giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi
phí, nâng cao năng suất lao động và tạo cơ hội mở rộng phát triển kinh doanh. Một số
giải pháp triển khai ERP nhằm nâng cao hiệu quả quản trị kinh doanh tại các doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay:
- Thứ nhất, khảo sát hiện trạng và xu hướng tương lai:
 Cách thức khảo sát tốt nhất nên bắt đầu từ chiến lược phát triển doanh nghiệp
cùng các yêu cầu vĩ mô. Sau đó cần khảo sát hệ thống phần cứng và hạ tầng CNTT có
đáp ứng được khi triển khai ERP hay không.
 Ngoài ra cũng cần khảo sát theo yêu cầu phát triển của doanh nghiệp để đánh
giá được chính xác hơn
 Kết quả của giai đoạn khảo sát là đưa ra được báo cáo hiện trạng doanh nghiệp,
trong đó sẽ bao gồm phần kỹ thuật và phần nghiệp vụ chức năng. Đây sẽ là tiền đề để
doanh nghiệp đưa ra các yêu cầu cho giải pháp ERP.
- Thứ hai, xây dựng tiêu chí nghiệp vụ, kỹ thuật, kinh phí rõ ràng:
 Đây là phần quan trọng doanh nghiệp sẽ xác định được rất sát thực xem hệ
thống ERP có thể giải quyết được các bài toán mà mình đặt ra hay không. Phần hạ tầng
CNTT thường được yêu cầu cụ thể và rõ ràng, trong đó bao gồm hiệu năng hệ thống
cho hiện tại và tương lai, giải pháp, số lượng thiết bị, chủng loại, xuất xứ, các chi phí
kèm theo như bản quyền phần mềm, bảo mật, cơ sở dữ liệu khác…
 Điều quan trọng nhất của phương án tài chính là lịch trình thanh toán hợp lý.
Nó sẽ giải quyết được bài toán dòng tiền của doanh nghiệp trong việc quản lý chi tiêu
cho việc mua hệ thống ERP
- Thứ ba, quy trình hóa rõ ràng các giai đoạn thực hiện. Một trong những nguyên
nhân ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình tin học hóa nói chung và vấn đề triển
khai, ứng dụng ERP nói riêng cho một doanh nghiệp đó là tính hợp lý của các bước
thực hiện. Qui trình hóa một cách rõ ràng các giai đoạn thực hiện là một yêu cầu hết
sức cần thiết để có thể đạt được những kết quả như mong muốn.
- Thứ tư, đánh giá, so sánh và lựa chọn phần mềm: Đây là những công việc hết
sức quan trọng, liên quan đến rất nhiều yêu cầu: chi phí, chất lượng, khả năng thích

ứng. Thương lượng với các nhà cung cấp giải pháp. Quyết định sẽ sử dụng phần mềm
12


nào thích hợp với doanh nghiệp mình nhất.
- Cuối cùng là triển khai, thử nghiệm. Việc triển khai ERP cần sự quan tâm từ
trên xuống dưới, đòi hỏi sự phối hợp trên toàn doanh nghiệp và sự hợp tác giữa nhiều
người ở các cương vị khác nhau trong doanh nghiệp; chỉ định quản trị dự án phù hợp
vì dự án ERP là một dự án đổi mới toàn diện doanh nghiệp nên việc điều hành triển
khai các thay đổi đòi hỏi những kỹ năng không hoàn toàn giống với những kỹ năng
điều hành hoạt động. Chia sẻ kiến thức của nhiều chức năng khác nhau là một bắt buộc
trước khi chọn phần mềm ERP, vì tất cả các giải pháp ERP được tích hợp chặt chẽ với
nhau, một thay đổi nhỏ ở phân hệ này có thể làm tổn hại đến các chức năng của phân
hệ khác.
III. Phân tích ứng dụng hệ thống ERP tại công ty cổ phần sữa đậu nành
Vinasoy:
1. Giới thiệu công ty:
1.1. Giới thiệu chung:
- VinaSoy ra đời năm 1997 tại Quảng Ngãi với tên gọi Nhà máy Sữa Trường
Xuân. Ban đầu, công ty chuyên sản xuất và cung ứng các loại sản phẩm sữa khác
nhau. Sau đó, xuất phát từ nhu cầu và xu hướng ưa chuộng các loại thực phẩm, đồ
uống an toàn và tiện lợi có nguồn gốc từ thiên nhiên của người tiêu dùng, VinaSoy
chuyển sang mặt hàng sữa đậu nành và trở thành doanh nghiệp duy nhất và đầu tiên tại
Việt Nam chuyên về sữa đậu nành.
- Với chiến lược đầu tư nguồn lực và trí tuệ để xây dựng và phát triển thương
hiệu bằng một chiến lược khác biệt để trở thành “người dẫn đầu” trong lĩnh vực đã
chọn, VinaSoy đã tạo nên sản phẩm sữa đậu nành Fami và giờ đây chiếm lĩnh trên
73% thị phần cả nước với tăng trưởng bình quân ở mức cao. Sự thành công này càng
được khẳng định rõ khi thương hiệu VinaSoy đã giành hầu hết các giải thưởng tôn
vinh thương hiệu Việt, từ Sao Vàng Nam Trung Bộ, Sao Vàng Đất Việt và lọt top 100

thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam..
1.2. Hoạt động của công ty:
- Vinasoy đã đầu tư nguồn lực và trí tuệ để xây dựng và phát triển thương hiệu
bằng một chiến lược khác biệt:
Logo Vinasoy do Richard Moore thiết kế vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp

13


của người thực hiện vừa thể hiện tính cách của Vinasoy: Chiếc lá màu xanh thể hiện
sức mạnh của một sản phẩm mang nguồn gốc từ thiên nhiên; chữ Y cách điệu trong
VinaSoy mang ý nghĩa gắn kết trí tuệ và sức sáng tạo của toàn thể công nhân viên và
màu da cam thể hiện sự tận tuỵ, hết lòng phục vụ khách hàng.
- VinaSoy cũng không ngừng nỗ lực phát triển công nghệ, phát triển nguồn nhân
lực để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ lợi ích người tiêu dùng cùng với câu
định vị thương hiệu “Duy nhất đậu nành - Riêng dành cho bạn”
Công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại được chế tạo từ Thuỵ
Điển. Đây là hệ thống sản xuất sữa đậu nành hoàn toàn tự động và khép kín từ khâu
sản xuất đến đóng gói sản phẩm, kết hợp với công nghệ chế biến độc đáo…, tạo nên sự
đột phá về chất lượng sản phẩm.
- Nhiều năm qua, sản phẩm của VinaSoy luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm nhờ tuân thủ nghiêm ngặt việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu
chuẩn quốc tế như ISO 9001: 2000, HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm
soát điểm tới hạn).
1.3. Mục tiêu:
Công ty đặt mục tiêu phát triển bền vững vùng nguyên liệu đậu nành trong nước
không chỉ phục vụ cho chiến lược phát triển trong tương lai của Vinasoy mà bên cạnh
đó còn đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân, giúp họ nâng cao chất lượng đời
sống, từ đó gắn bó hơn với cây đậu nành.
2. Hoạt động của công ty trước khi áp dụng hệ thống ERP:

- Trước kia các phòng ban chức năng của Vinasoy thường sử dụng những phần
mềm phân mảnh như Foxpro, Excel, Lotus,...do nhiều người viết, mỗi người một
phách, nhiều loại bảng biểu, chồng chéo và đôi khi còn “giẫm chân” lên nhau. Do vậy
giao thức chia sẻ dữ liệu giữa kế hoạch kinh doanh và kế toán tài chính rất khó khăn,
chưa kể đến những lĩnh vực khác như quản trị nguồn nhân lực, quản trị sản xuất...
 Các dữ liệu trên đã có nhưng không thể chia sẻ cho bộ phận liên quan mà phải
cập nhật và thậm chí phải làm lại hoàn toàn từ đầu, vô ích và tốn kém. Bắt đầu ở các
hệ thống đầu-cuối hoạt động tách biệt với nhau khiến thông tin không chính xác từ
doanh số bán hàng ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý tồn kho. Các phần mềm riêng lẻ chỉ
phục vụ cho việc lập được các báo cáo mà chưa chú trọng đến việc cung cấp, phân tích
14


các thông tin phục vụ cho nhu cầu quản trị tại Vinasoy. Kế đó bộ phận kế toán cũng
không nhận được thông tin chính thức, kéo theo một loạt các hệ lụy cho ngân sách
Marketing và lương bổng.
 Do các phòng ban sử dụng các phần mềm quản lý khác nhau nên gây ra tình
trạng một số công việc có thể bị trùng lặp, dữ liệu không có tính kế thừa, không được
chuyển giao dữ liệu trong cùng một hệ thống phần mềm máy tính mà phải in ra giấy
làm cơ sở đầu vào cho hoạt động tiếp theo trên một phần mềm khác, ngoài ra việc
chuyển giao dữ liệu giấy yêu cầu phải có tác động của con người là nhân viên chuyển
dữ liệu sang các phòng ban khác gây lãng phí thời gian và tiền của của doanh nghiệp.
 Bộ phận điều phối Logistic của Vinasoy thường chỉ nắm được chi tiết hàng bán ra
cho nhà phân phối. Mọi thông tin về hàng tồn kho lúc cần có kế hoạch đặt hàng và thanh
toán thường gặp nhiều trở ngại, thậm chí số liệu không chính xác, bỏ qua nhiều cơ hội
bán hàng mà đáng lẽ ra sẽ có. Việc phân tích, thống kê các dữ liệu chỉ được thực hiện
vào một thời gian cụ thể thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm… trong khi thông tin
ngày một biến động có thể khiến Vinasoy không thể nắm bắt kịp thời tình hình hoạt
động của doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội phát triển và hoàn thiện mình. Khi Vinasoy phát
triển hơn, khối lượng thông tin cũng nhiều lên. Đó cũng là lúc có rất nhiều thông tin về

khách hàng, kế toán có rất nhiều thông tin về tình hình tài chính công ty,…
- Khi cần bất cứ thông tin bất chợt nào hoặc cần báo cáo nhanh về một vấn đề
nào đó, thì doanh nghiệp lại mất rất nhiều thời gian để tổng hợp. Đội ngũ bán hàng tốn
thời gian để yêu cầu thông tin và đưa ra dự báo, chuỗi cung ứng chưa sẵn sàng để tự
động hóa và do vậy, phản ứng chậm chạp với yêu cầu, thêm vào đó là doanh số bán
hàng, tồn kho và dữ liệu khách hàng được lưu trữ tách biệt, nó có thể gây ra vấn đề
nghiêm trọng không chỉ trong nội bộ công ty mà còn ảnh hướng đến trải nghiệm của
khách hàng.
- Việc thực hiện một hoạt động trên nhiều phần mềm có thể dẫn đến những sai
sót và gian lận cố ý trong việc cập nhật doanh thu, tạo ra những thao tác chuyển số liệu
thủ công. Thêm vào đó việc không đồng bộ thông tin giữa các phòng ban, thông tin
không kịp thời chính xác do việc sử dụng riêng lẻ các phần mềm có thể dẫn đến bị
động trong chuẩn bị kế hoạch vật tư bảo trì, khiến nhiều vật tư thừa, chiếm dụng vốn
nhưng đôi khi phải chờ các chi tiết quan trọng từ nước ngoài về mới có thể tiến hành
15


bảo trì...
3. Hoạt động của công ty sau khi áp dụng hệ thống ERP:
3.1. Thực trạng triển khai
Trong môi trường cạnh tranh hiện đại, với áp lực cạnh tranh ngày càng một gia
tăng, doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp quản lý phú hợp nhằm bắt kịp thời và
chính xác tình hình sản xuất kinh doanh ,dễ dàng tiếp cận thông tin và đưa ra quyết
định có cơ sở. Quản lý hiểu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực và công nghệ để
đạt mục tiêu giảm chi phí, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.
Ngày 02/08/2007 , Công ty sữa đậu nành Việt Nam vinasoy chính thức khởi động
dự án triển khai hệ thống " Hoạch định và quản trị nguồn lực doanh nghiệp ''- SAP
ERP với tổng chi phí 46 tỷ đồng. Dự án đi vào hoạt động sẽ giúp vinasoy quản trị hiệu
quả các nguồn lực doanh nghiệp theo mô hình chuẩn, chuyên nghiệp, đang được các
công ty hàng đầu trên thế giới hiện nay trong ngành hàng tiêu dùng nhanh triển khai áp

dụng.
 Thực trạng về quy trình:
Qua thời gian khảo sát, phân tích và chuẩn hóa quy trình, đầu năm 2008 vinasoy
đã đưa vào ứng dụng modules đầu tiên là PO và OP, tiếp sau đó đến cuối năm 2010 thì
8 modules còn lại lần lượt được chuyển giao. Hệ thống phần mềm quản trị doanh
nghiệp ERP hiện tại tích hợp 10 modules.
 Thực trạng về công nghệ:
Ứng dụng ERP trong quản trị hệ thống phân phối, quản lí kênh phân phối luôn là
thách thức đối với các doanh nghiệp. hệ thống này vận hành có hiệu quả không chỉ
giúp quy trình quản lí chặt chẽ, cung cấp dịch vụ rộng khắp, kịp thời mà còn là cách
tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất nhằm tạo ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường. Nhờ ứng dụng CNTT, Vinasoy đã quản lý có hiệu quả hơn các kênh phân
phối sản phẩm.
 Thực trạng về ngân sách:
Để triển khai hệ thống ERP thì doanh nghiệp xác định sẽ tốn một khoản ngân
sách lớn mà lớn nhất nằm ở phần triển khai. Vinasoy lựa chọn hướng phát triển phần
mềm ERP nội: Xác định yêu cầu giải pháp phù hợp với đặc thù và điều kiện triển khai

16


là yếu tố kiên quyết, Vinasoy đã quyết tâm lựa chọn giải pháp phần mềm ERP để triển
khai tại doanh nghiệp của mình.
 Thực trạng về nhân lực:
Khi triển khai hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, Vinasoy đã nhận
được sự quan tâm chỉ đạo của phòng CNTT, lãnh đạo Công ty.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai công ty đã gặp không ít những khó khăn.
Những khó khăn chính liên quan đến vấn đề tư vấn giải pháp, với nếu phát triển theo
hướng phần mềm ERP nội nhìn chung tại Việt Nam chưa có một thị trường cung cấp
giải pháp phần mềm ERP chuyên nghiệp.

3.2. Nhận xét về việc triển khai
a. Lợi ích, thành công đạt được
- Dự kiến khi đi vào hoạt động, hệ thống SAP ERP giúp Vinasoy quản trị hiệu
quả các nguồn lực doanh nghiệp theo mô hình chuẩn, chuyên nghiệp, đang được các
công ty hàng đầu trên thế giới hiện nay trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)
triển khai áp dụng.
- Sau khi hoàn thành, Vinasoy đã có một hệ thống quản trị vững vàng theo tiêu
chuẩn quốc tế, giúp tối đa hóa mức độ trao đổi thông tin, cải tiến và theo dõi chặt chẽ
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí do loại bỏ được các công việc,
các quy trình thừa, không tạo ra giá trị gia tăng, cải thiện sự tương tác giữa Vinasoy
với khách hàng và Nhà cung cấp, giúp đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh, từng
bước nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
- Cung cấp cái nhìn toàn cảnh tại bất kì thời điểm nào:
 Trước kia thì các phòng ban của vinasoy thường sử dụng những phần mềm
phân mảnh như Foxpro, Excel, Lotus,.... do nhiều người viết nên giao thức chia sẻ dữ
liệu giữa kế hoạch kinh doanh và kế toán tài chính rất khó khăn, chưa kể đến những
lĩnh vực khác như quản trị nguồn nhân lực , quản trị sản xuất,...
 Hiện nay, ranh giới chuỗi công việc giữa các phòng ban chức năng gần như
không còn nữa, mà nó luôn được nhìn nhận một cách tổng thể, xuyên suốt.
 Ví dụ, nhờ nhận được kế hoạch bán hàng của kế hoạch kinh doanh, phòng kỹ
thuật sản xuất chủ động về tiến độ, chủng loại sản phẩm để đáp ứng yêu cầu hàng
tháng của thị trường. Với ERP trên mạng diện rộng kết nối gần 100 POS với văn
17


phòng Vinasoy, bộ phận SalesControl có thể biết tường tận mọi số liệu hàng tồn kho,
công nợ của từng khách hàng; xuống sâu hơn nữa là tồn kho hàng ngày tại hệ thống
bán lẻ trên toàn quốc, cái mà trước đây là không tưởng khi đặt vấn đề quản lý nó.
- Thay đổi thói quen tư duy, làm việc kỹ năng quản lý:
 Hiện nay, ý thức của công nhân vận hành thiết bị phải tập trung cao độ, chi phí

nguyên vật liệu sử dụng cho từng công đoạn, hạn chế tối đa thời gian ngừng máy.
Phòng kỹ thuật có thể quản lý được lao động theo ca, điều chuyển nhân sự, biết lý do
vắng mặt mà không cần trưởng ca báo cáo.
 Trên cơ sở này, phòng tổ chức hành chính sẽ được thừa hưởng dữ liệu công sản
xuất theo ca để lập báo cáo hàng ngày và thanh toán lương. Mọi thứ đều được sẵn sàng
và chính xác.
 Các công tác bảo trì và xử lý sự cố thiết bị tại Vinasoy đã thực sự thay đổi.Hiện
tại, phòng kỹ thuật có thể hoạch định kế hoạch bảo trì thiết bị, qua đó hoàn thiện cần
quy chế bảo trì, lịch bảo trì theo tuần suất giờ máy chạy, đảm bảo kế hoạch vật tư đúng
thời điểm bảo trì. Hệ thống còn có thể phân tích và dự báo thời điểm bảo trì trên cơ sở
cập nhật giờ máy hoạt động thực tế kết hợp với quy chế bảo trì đã chuyển hóa.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh:
 Vinasoy giảm khối lượng các văn bản giấy tờ tại văn phòng nhờ các định dạng
truy cập thông tin trực tuyến, phân quyền từ chức năng nhiệm vụ. ERP kết hợp với
giao thức VPN và sự hỗ trợ mạng mạng diện rộng lãnh đạo VinaSoy báo cáo sản xuất
kinh doanh ngay trên mạng tại bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào.
 Thông tin có nhiều cơ hội chia sẻ, không cần phải chờ đợi báo cáo số liệu từ các
bộ phận chức năng như trước. Chương trình quản lý được kiện toàn.
- Nhà phân phối của Vinasoy cũng được hưởng lợi từ ERP: họ có thể đặt hàng
qua mạng và theo dõi tiến độ cấp hàng tình hình thực hiện đơn hàng để chủ động điều
từ Vinasoy đến kho của nhà phân phối và các điểm bán.
Nhờ các thận lợi nói trên, Vinasoy tăng tính cạnh tranh do hoàn thiện dần quy
trình quản lý, kiểm soát hiểu quả quá trình SXKD, nâng cao năng lực điều hành, tăng
cường khả năng hợp tác tiếp cận tốt hơn các chuẩn mực quản lý tiên tiến.
Ông Bùi Triệu Anh Tuấn, đại diện FPT cho biết: “Việc triển khai Dự án SAP
ERP một lần nữa khẳng định FPT là Nhà tư vấn triển khai ERP hàng đầu tại Việt Nam.
18



×