Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Quản trị hàng tồn kho công ty DABACO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.23 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
——————

BÀI THI TIỂU LUẬN
Môn học: Tài chính doanh nghiệp 1

Họ và tên sinh viên:
Số thứ tự:
Lớp tín chỉ:
(Lớp niên chế:....)
Mã đề:
Ngày thi;

HÀ NỘI – 2020
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
1


BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
——————

BÀI THI TIỂU LUẬN
Môn học: Tài chính doanh nghiệp 1

Họ và tên sinh viên:
Số thứ tự:
Lớp tín chỉ:
(Lớp niên chế:...)
Mã đề:
Ngày thi;



Cán bộ coi thi:

Cán bộ chấm thi

Điểm thi

1.

1.

1.

2.

2.

2.

Điểm đánh giá

Bằng số:

Bằng chữ

2


LỜI MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài:

Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh đóng vai trò rất lớn trong
nền kinh tế của một đất nước. Việt Nam mở cửa nền kinh tế tạo ra nhiều thuận lợi cho các
3


doanh nghiệp, các doanh nghiệp có cơ hội đưa những sản phẩm của mình ra thị trường
nước ngoài dễ dàng hơn, tiếp cận với nhiều công nghệ tiên tiến hơn, đa dạng hóa nhà
cung cấp. Tuy nhiên, những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải cũng không phải
nhỏ. Đặc biệt nền kinh tế Việt nam phụ thuộc nhiều vào nền nông nghiệp, còn manh mún,
nhỏ lẻ. Liệu các doanh nghiệp trong nước có đủ sức mạnh để cạnh tranh với các doanh
nghiệp, tập đoàn nước ngoài. Với sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
làm như thế nào để đứng vững trên thị trường. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng,
với chất lượng sản phẩm cao, giá thành phải chăng.
Hàng tồn kho là một bộ phận của vốn lưu động của doanh nghiệp và nó chiếm tỷ
trọng tương đối lớn. Vì vậy, quản trị hàng tồn kho đóng vai trò vô cùng quan trọng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác quản trị hàng tồn kho có
nhiệm vụ duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh thông suốt, không bị gián đoạn. Bên cạnh đó đảm bảo có đủ hàng hóa đáp ứng yêu
cầu thị trường. Qua đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài: “Quản trị
hàng tồn kho tại Công ty CP Tập Đoàn Dabaco (DBC) Việt Nam năm 2018-2019”
2, Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc tìm hiểu tình hình và thực trạng quản trị hàng tồn kho của Công ty CP
Tập Đoàn Dabaco Việt Nam, để nắm được khái quát tình hình hàng tồn kho, từ đó đưa ra
được các đề xuất và giải pháp để cải thiện công tác quản trị hàng tồn kho cho doanh
nghiệp.
3, Kết cấu tiểu luận:
Tiểu luận gồm có 3 chương chính như sau:
-


Chương 1: Cơ sở lý luận về hàng tồn kho và quản trị hàng tồn kho
4


-

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại Công ty CP Tập đoàn

-

Dabaco Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG TỒN KHO VÀ QUẢN TRỊ HÀNG
TỒN KHO
1. Vốn tồn kho của doanh nghiệp:
1.1.
Khái niệm tồn kho dự trữ:

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán
ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia
thành 3 loại : tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm; tồn
kho thành phẩm. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định.
Hàng tồn kho là các tài sản ngán hạn tồn tại dưới hình thái vật chất, có thể cân, đo,
đong, đếm được như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đã mua nhưng chưa đưa vào sử
dụng, thành phẩm sản xuất xong nhưng chưa bán, hàng hóa thu mua nhưng còn tồn kho,
hàng hóa đang trong quá trình sản xuất dở dang
1.2.

Phân loại tồn kho dự trữ:
Tùy theo từng ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ sẽ khác
nhau. Chẳng hạn như đối với những doanh nghiệp thương mại, tồn kho chủ yếu là
thành phẩm chờ tiêu thụ; những doanh nghiệp sản xuất, tồn kho chủ yếu lại là vật tư
dự trữ sản xuất và sản phẩm dở dang.
Nếu căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được chia thành
tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình. Thông thường, đối với loại tồn
kho có suất đầu tư vốn cao, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm soát và duy trì ở
5


mức độ dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro. Ngược lại, loại tồn
kho có suất đầu tư vốn thấp thì doanh nghiệp có thể duy trì ở mức dự trữ tồn kho cao
hơn.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định
gọi là vốn tồn kho dự trữ.
Khái niệm vốn tồn kho:
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định
1.3.

-

gọi là vốn tồn kho dự trữ
1.4.
Ý nghĩa của vốn tồn kho:
Vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và

-

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Việc duy trì hợp lý vốn về hàng tồn kho sẽ tạo cho doanh nghiệp thuận lợi cho hoạt động
sản xuất kinh doanh: tránh được rủi ro trong việc chậm trễ hoặc ngừng hoạt động sản

-

xuất do thiếu vật tư hay phải trả giá cao cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ.
Tránh được tình trạng ứ đọng về vật tư, hàng hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc

-

là căng thẳng do thiếu hụt vật tư, từ đó làm tăng tốc độ luận chuyển vốn.
Dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác

-

nhau trong chu kỳ kinh doanh.
Hiệu quả quản lý sử dụng vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hiệu

quả sử dụng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Quản trị vốn tồn kho của doanh nghiệp- mô hình quản trị vốn tồn kho:
Mô hình quản lý HTK dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ được
gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của mô hình này là xác định được
mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity – EOQ) để với mức đặt hàng này thì
tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất. Mô hình EQT mô tả như sau:

6


Thông qua mô hình EOQ, ta có thể tính toán được các chỉ tiêu sau:
- Mức đặt hàng kinh tế (QE):

Trong đó: c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho
c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Qn: Số vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm
QE: Mức đặt hàng kinh tế
- Số lần cung ứng trong năm:
Lc =
- Thời điểm tái đặt hàng:
Qdh = n x
Trong đó: n là số ngày chờ đặt hàng
Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tố ảnh
hưởng khác nhau.
Tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô
sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả vật tư hàng hóa,
khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp.
Các loại sản phầm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi
các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ
chức sản xuất của doanh nghiệp.
Mức tồn kho sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản
phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức
mua của thị trường…
Các biện pháp chủ yếu quản lý hàng tồn kho:
Để quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho cần phải phối hợp các khâu với nhau:
từ khâu mua sắm vật tư hàng hóa, vận chuyển, sản xuất đến dự trữ thành phẩm,
hàng hóa để bán. Vì vậy cần phải chú trọng một số biện pháp sau:
Xác định đúng đắn lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ
hợp lý.
Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp để đạt
các mục tiêu : giá cả đầu vào thấp, chất lượng hàng hóa vật tư ổn định và đảm bảo.
7



Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển,
bốc dỡ.
Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật tư
thành phẩm, hàng hóa để tránh tình trạng mất mát, hao hụt quá mức.
Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình
trạng vật tư ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó
thu hồi vốn.
Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với vật tư hàng hóa, lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồn kho
và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận quản lý doanh nghiệp như bộ phận cung
ứng vật tư, bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng...
3. Tình hình phản ánh vốn tồn kho của doanh nghiệp
-

Tỷ trọng hàng tồn kho trên vốn lưu động = x 100

-

Số vòng quay Hàng tồn kho : là tỷ lệ giữa Tổng giá vốn hàng bán với số Hàng tồn

kho bình quân trong kỳ
Số vòng quay HTK =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong 1
kỳ. Số vòng quay cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh.
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp cùng ngành thì việc
quản lý dự trữ của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh và
nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Ngược lại, số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh

-

nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức, dẫn tới ứ đọng VLĐ.
Kỳ luân chuyển trung bình hàng tồn kho : là tỷ lệ giữa số ngày trong kỳ (360 ngày, 90

ngày) với số vòng quay hàng tồn kho.
Kỳ luân chuyển trung bình hàng tồn kho =
4. Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn tồn kho của doanh nghiệp
– Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp;
– Điều kiện về cung ứng nguyên vật liệu, khoản cách giữa nhà cung cấp với doanh
nghiệp;
8


– Giá cả vật tư, hàng hoá, nguyên vật liệu;
– Độ dài của chu kỳ sản xuất sản phẩm;
– Đặc điểm, yêu cầu về kỹ thuật công nghệ chế tạo sản phẩm (liên tục hay rời rạc), số
công đoạn trong quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm…;
– Trình độ tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp;
– Sự phối hợp giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ;
– Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa DN và khách hàng;
– Khả năng thâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN.
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CP
TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM (DBC)
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty CP Tập Đoàn Dabaco Việt Nam (DBC):
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty:


Công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh tiền thân là Công ty Nông sản Hà Bắc được
thành lập năm 1996 theo Quyết định số 27/QĐ-UB ngày 29/03/1996 của Uỷ ban

Nhân dân tỉnh Hà Bắc về việc đổi tên Công ty Dâu tằm tơ Hà Bắc thành Công ty
Nông sản Hà Bắc. Kể từ năm 1997, Công ty được đổi tên là Công ty Nông sản Bắc
Ninh.



Kể từ ngày 01/01/2005, Công ty chính thức chuyển đổi hoạt động theo hình thức
công ty cổ phần căn cứ theo Quyết định số 1316/QĐ-CT ngày 10/08/2004 của Chủ
tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh.



Năm 2006, Công ty tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển. Riêng trong
năm này, Công ty đã thành lập mới 4 đơn vị trực thuộc bao gồm: Nhà máy chế
biến thức ăn thuỷ sản Kinh Bắc; Trung tâm dịch vụ ăn uống; Công ty TNHH một
thành viên Đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công; và Xí nghiệp giống lợn Lạc
Vệ.
9




Chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần (nếu có): Quyết định số 1316/QĐ-CT
ngày 10/08/2004 của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, phê duyệt phương
án cổ phần hóa và chuyển Công ty Nông sản Bắc Ninh thành Công ty cổ phần
Nông sản Bắc Ninh.



Niêm yết: Quyết định số 72/QĐ-TTGDHN ngày 28/02/2008 của Trung tâm giao

dịch chứng khoán Hà Nội, chấp thuận cho Công ty cổ phần Nông sản Bắc Ninh
niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tổ chức tư vấn
niêm yết: Cty TNHH chứng khoán ACB (ACBs). Tổ chức kiểm toán: Cty TNHH
Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE).



Các sự kiện khác: Ngày 04/12/2007, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy
chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng cho Công ty cổ phần Nông sản
Bắc Ninh. Theo đó Công ty được phép chào bán 5.700.000 cổ phiếu (mệnh giá
10.000 đồng/ 1 cổ phiếu) cho các đối tượng sau:
o

Đợt I: Chào bán 2.450.000 cổ phần cho cổ đông hiện hữu, thành viên
HĐQT, cán bộ chủ chốt và người lao động mới tuyển dụng trong Công ty.
Ngày 19/02/2008 Công ty đã hoàn tất các thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều
lệ tăng từ 70 tỷ lên 94,5 tỷ đồng.

o

Đợt II: Chào bán 3.250.000 cổ phần theo hình thức đấu giá ra công chúng.

o

Tại Đại hội cổ đông thường niên ngày 26/3/2011, Công ty đã đổi tên thành
Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam.

o

Ngày 14/02/2013, Công ty đã thực hiện chuyển đổi 1.872.794 trái phiếu

thành 14.331.963 cổ phiếu, nâng vốn điều lệ của Công ty lên
627.419.230.000 đồng tương đương 62.741.923 cổ phần.

o

Năm 2015, Thành lập Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Nasaco Hà Nam,
Công ty TNHH Lợn giống Dabaco Hà Nam, Công ty TNHH Lợn giống
10


Dabaco Hải Phòng, Công ty TNHH Lợn giống Dabaco Phú Thọ, Công ty
TNHH đầu tư phát triển Khu công nghiệp EIP. Đầu tư xây dựng Trung tâm
công nghệ sinh học Dabaco.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh:
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2103000084 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bắc Ninh cấp (đăng ký lần đầu ngày 23/12/2004, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày
30/11/2005, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 06/10/2006), Công ty được phép kinh
doanh những ngành nghề như sau:


Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;



Sản xuất, lai tại giống gia súc, gia cầm;



Chăn nuôi gia coogn lợn và gà thương phẩm, gà đẻ trứng;




Sản xuất bao bì, kinh doanh dịch vụ, thương mại;



Giết mổ, chế biến thực phẩm;



Kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng hạ tầng;



Các lĩnh vực kinh doanh khác…

2.1.3. Địa chỉ, số điện thoại, email, website:
Địa chỉ: Số 35 Đường Lý Thái Tổ, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: 84-(241) 3895 111 – Fax: 84-(241) 3825 496
Người công bố thông tin: Nguyễn Thị Huệ Minh
Email:
Website: />2.1.4. Nhóm ngành, vốn điều lệ:
11


Nhóm ngành: Thức ăn chăn nuôi
Vốn điều lệ: 1,047,639,110,000 đồng
KL CP đang niêm yết: 104,763,911 cp
KL CP đang lưu hành: 104,763,911 cp
2.2. Thực trạng quản trị hàng tồn kho công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam:

2.2.1. Thực trạng cơ cấu cơ cấu hàng tồn kho tại công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt
Nam:
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu hàng tồn kho tại Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam
(ĐVT: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 và 2019 đã được kiểm toán)

Qua bảng 2.1, ta thấy được 2 vấn đề sau đây:
- Xét về cơ cấu hàng tồn kho: Nếu như nhăm 2018, nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ
trọng lớn nhất là 42,5% và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm vị trí thứ 2 là
32,3% thì sang năm 2019, nguyên vật liệu tồn kho chiếm 37,4% và chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang chiếm 42,5%. Ngoài ra, hàng mua đang đi trên đường cũng chiếm một tỷ
lệ khá lớn, năm 2018 chiếm 20,1% và năm 2019 chiếm 15,6%.
Đặc biệt, công ty không có trích lập giảm giá hàng tồn kho.
12


- Xét về sự biến động của từng mục: Nếu như năm 2018, hàng mua đang đi đường là
224.158 triệu đồng, chiếm 20,1% thì sang năm 2019 con số này giảm xuống chỉ còn
185.424 triệu đồng, chiếm 15,6%. Tỷ lệ giảm này là 38.734 triệu đồng, tương đương
17,3%. Nguyên vật liệu tồn kho cũng kho xu hướng giảm từ mức 472.786 triệu đồng năm
2018 về mức 445.288 triệu đồng năm 2019, giảm 27.498 triệu đồng, tức giảm 5,8%. Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng từ mức 359.271 triệu đồng năm 2018 về mức
505.934 triệu đồng năm 2019, mức tăng lên tới 40,8% (tương đương 146.663 triệu đồng).
Thành phầm cũng tăng nhé nhẹ từ mức 41.641 triệu đồng năm 2018 về mức 42.802 triệu
đồng năm 2019, mức tăng 1.161 triệu đồng, tương đương 2,8%; hàng hóa giảm nhẹ từ
13.838 triệu đồng năm 2018 về 10.343 triệu đồng năm 2019, giảm 3.495 triệu đồng tức
25,3%
2.2.2. Số vòng quay hàng tồn kho, kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Bảng 2.2: Bảng số vòng quay hàng tồn kho, kỳ luân chuyển hàng tồn kho

(ĐVT: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 và 2019 đã được kiểm toán)
Giá vốn hàng bán năm 2018 là 5.192.889 triệu đồng thì sang năm 2019 là 6.469.253
triệu đồng, tăng 1.276.364 triệu đồng (tức tăng 24,6%); hàng tồn kho bình quân tăng từ
980.932 triệu đồng năm 2018 lên mức 1.151.854 triệu đồng năm 2019, tăng 170.922 triệu
đồng, tức 17,4%. Dẫn đến số vòng quay hàng vốn kho cũng tăng từ 5,29 lần năm 2018

13


lên mức 5,62 lần năm 2019, tức 6,1%; và kỳ luân chuyển trung bình hàng tồn kho giảm
từ 68 ngày năm 2018 về mức 64,1 ngày năm 2019.
2.3. Đánh giá tình hình quản trị hàng tồn kho tại công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt
Nam:
2.3.1. Ưu điểm:
- Công ty đã chú trọng tới công tác quản lý hàng tồn kho, giảm số ngày luân chuyển
hàng tồn kho
- Quản lý hàng tồn kho tại doanh nghiệp được phân cho các cá nhân, mỗi cá nhân phụ
trách một công việc riêng biệt, có liên quan đến nhau, thuận lợi cho công việc phân công
nhiệm vụ và truy cứu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.
- Các cá nhân phụ trách quản lý kho có tinh thần trách nhiệm làm việc năng suất
2.3.2. Nhược điểm:
- Chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Chưa xác định được lượng đặt hàng tối ưu, dẫn tới phát sinh các chi phí không cần
thiết.
- Hàng hóa phát sinh các hao mòn vô hình làm cho hàng không bán được
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM
3.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội:

Thời gian qua, các tổ chức quốc tế đã đưa ra những dự báo lạc quan về triển vọng
kinh tế Việt Nam. Theo những số liệu mới nhất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019
là trên 7%, thuộc nhóm cao nhất trên thế giới và cũng cao gấp 2,5 lần mức tăng trưởng
của lạm phát (2,7- 2,8%).
14


Ngược lại với xu hướng hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á, trong
Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2019, Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) lại điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ mức 6,8% lên 6,9%
cho năm 2019 và từ mức 6,7% lên 6,8% cho năm 2020.
Trả lời phỏng vấn báo chí, chuyên gia kinh tế trưởng ADB, ông Nguyễn Minh Cường
khẳng định, có nhiều cơ sở để tin tưởng vào triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam
trong ngắn hạn và trung hạn.
Dự báo của ADB là tương đối lạc quan, căn cứ vào sự tăng trưởng của tiêu dùng nội
địa, cộng thêm nữa là sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu và đầu tư cũng tăng liên tục
rất mạnh trong 11 tháng qua khiến riêng tăng trưởng thương mại đã đạt con số kỷ lục là
11 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch thương mại của việt nam có thể cán mốc 500 tỷ
USD vào năm nay hoặc có thể là hơn nữa.
Bên cạnh đó, ADB cũng nhìn vào sự cải thiện mạnh mẽ của môi trường kinh doanh ở
Việt Nam trong những năm qua và thấy rằng, đang có xu hướng các đầu tư nước ngoài
đang dần rút ra khỏi Trung Quốc để tìm kiếm một thị trường bù đắp rủi ro, nhất là trong
bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thì Việt Nam thực sự là điểm đến hấp dẫn
thu hút mối quan tâm của họ. Cùng với môi trường kinh doanh đang dần được hoàn thiện
thì sự nâng bậc về năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng rất đáng chú ý. Vì thế, dễ hiểu
là vì sao luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đổ vào Việt Nam tăng lên rất mạnh.
Theo ông Nguyễn Minh Cường, một cơ sở khác nữa cũng không kém phần quan trọng
là môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng tương đối ổn định với điều kiện lạm phát
thấp do Ngân hàng Nhà nước áp dụng các chính sách tiền tệ khá phù hợp và linh hoạt có
thể hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng. Việc giải ngân đầu tư công vẫn có thể chậm nhưng đã

có một số biện pháp đột phá được các cơ quan có thẩm quyền đưa ra nhằm gỡ nút thắt và

15


thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công sẽ tích cực hơn. Điều đó có thể tạo điều kiện nới
rộng hơn tín dụng cho nền kinh tế.
Đó là lý do vì sao ADB rất lạc quan về tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
trong thời gian tới với mức dự báo 6,9% và tốc độ tăng trường cũng sẽ tiếp tục được duy
trì vào năm 2020.
Ông Cường cho rằng, trên thực tế, vấn đề cải cách ở Việt Nam vẫn được tiến hành rất
hiệu quả. Tất nhiên, ở một số lĩnh vực cũng nên tiếp tục các biện pháp mạnh hơn nữa
như cải tổ doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ... Tuy nhiên, không có nhiều lý do để quan
ngại về tiến trình cải cách mà Việt Nam đang theo đuổi và nỗ lực thực hiện. Bởi lẽ, ngoài
những yếu tố nội tại thì động lực cải cách ở Việt Nam cũng đến từ rất nhiều các yếu tố
bên ngoài.
Trong khi đó, trong báo cáo được công bố cuối tháng 12, Ngân hàng Thế giới (WB)
dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt kết quả tích cực trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng
GDP khoảng 6,8%, nợ công giảm gần 8 điểm % GDP so với năm 2016 và thương mại
thặng dư liên tiếp bốn năm qua. Đây là những kết quả ấn tượng trong bối cảnh kinh tế
toàn cầu đang chững lại.
Đánh giá về khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam, các chuyên gia nghiên
cứu của WB khẳng định, tăng trưởng GDP của Việt Nam được duy trì nhờ khu vực kinh
tế đối ngoại vững mạnh, với xuất khẩu dự kiến tăng 8% trong năm 2019 - cao hơn gần 4
lần so với bình quân trên thế giới. Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu
tư nước ngoài với mức bình quân thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam
kết gần 3 tỷ USD/tháng. Bên cạnh đó, tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình cũng là yếu
tố ngày càng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng GDP, khi tầng lớp trung lưu đang lớn
mạnh với mức lương dần tăng lên. Đầu tư của các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân cũng
tăng ở mức 17% so với cùng thời kỳ.

16


Đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam trước mắt và trong trung hạn, ông Jacques
Morriset, Chuyên gia kinh tế trưởng WB nhấn mạnh, với mức tăng trưởng khoảng 6,5%
trong những năm tới đây, triển vọng phát triển của kinh tế Việt Nam là rất tích cực. Các
yếu tố căn bản của nền kinh tế vẫn khá vững vàng, Chính phủ đã tạo được dư địa tài khóa
nhất định thông qua chính sách tài khóa thận trọng. Tuy nhiên, quốc gia vẫn chưa hoàn
toàn miễn dịch với các cú sốc bên ngoài
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định
rằng, để gia tăng thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế, Chính phủ cần ưu tiên phát
triển khu vực tư nhân vững mạnh và năng động. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang
hoạt động ở thị trường trong nước đang phải đối mặt với những trở ngại lớn, hạn chế sự
phát triển; trong đó, cụ thể nhất và rõ ràng nhất là khả năng tiếp cận tín dụng.
Báo cáo của WB cũng cho rằng Việt Nam cần phát triển các thị trường vốn vận hành
tốt, làm nền tảng cho sự thịnh vượng trong tương lai.
Báo cáo khảo sát được Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) công bố hồi cuối
tháng 11 cho thấy giới doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam là một trong những địa
điểm đầu tư rất hứa hẹn trong trung và dài hạn.
Theo kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại thị trường
nước ngoài, tỷ lệ bình chọn Việt Nam là điểm đầu tư hứa hẹn đạt 36,4%, tăng 2,5 điểm
phần trăm so với năm 2018, qua đó đưa Việt Nam từ vị trí thứ 4 lên vị trí thứ 3 trong
danh sách xếp hạng của JBIC. Trong số 10 thị trường đầu tư hàng đầu đối với doanh
nghiệp Nhật Bản Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng nhất.
Về triển vọng trong thời gian 10 năm tiếp theo, Việt Nam cũng đứng ở vị trí thứ 3 với
34,8%, đứng sau Ấn Độ và Trung Quốc với tỷ lệ phiếu bầu lần lượt là 52,4% và 40,2%.

17



Giải thích về lý do Việt Nam là điểm đến đầu tư nhiều triển vọng, JBIC cho biết tỷ lệ
đánh giá tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của thị trường Việt Nam đạt 63,6%, đứng
đầu về chỉ số này. Ngoài ra, Việt Nam cũng nhận được sự tin tưởng của giới doanh
nghiệp Nhật Bản vì có lực lượng lao động giá rẻ và nguồn nhân lực có chất lượng.
Tuy nhiên, giới doanh nghiệp Nhật Bản cũng chỉ ra những lo ngại trong hoạt động tại
thị trường Việt Nam là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, giá nhân công có xu hướng
tăng, khó thu hút nhân lực cấp quản lý…
Cũng cuối tháng 11, Báo Liên hợp buổi sáng của Singapore đăng bài viết về thực
trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, trong đó khẳng định
Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu
Á.
Báo Liên hợp buổi sáng dẫn số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết,
vốn FDI chảy vào Việt Nam từ tháng 1-11/2019 đạt 31,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng
kỳ năm trước, trong đó có tới 67,8% tổng số vốn được đầu tư phát triển cho các ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo, 10,4% thuộc về lĩnh vực bất động sản.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới, đồng thời cũng là một
trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Tính đến nay, Việt
Nam có 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực, trong đó có Hiệp định
Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) giữa nước này với 10 quốc
gia châu Á-Thái Bình Dương khác. Thêm vào đó, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU)
cuối tháng 6/2019 cũng đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo
hộ đầu tư (EVIPA) sau 9 năm đàm phán.

18


Trước đó, tạp chí U.S. News & World Report cũng công bố xếp hạng các nền kinh tế
tốt nhất để đầu tư trong năm nay, theo đó, Việt Nam xếp thứ 8 trong tốp 20 nền kinh tế tốt
nhất để đầu tư năm 2019, tăng từ vị trí 23 của năm ngoái.
Để đưa ra bảng xếp hạng 20 nền kinh tế tốt nhất để đầu tư năm 2019, U.S. News &

World Report đã khảo sát hơn 21.000 người từ 80 quốc gia trên thế giới, trong đó, lấy ý
kiến của khoảng 7.000 lãnh đạo công ty trên toàn cầu để đưa ra quyết định.
US News & World Report đánh giá rằng, những cải cách chính sách kinh tế đã giúp
Việt Nam trở thành một quốc gia cạnh tranh và hiện đại hơn. Việt Nam cũng đang ngày
càng trở nên hội nhập hơn khi trở thành thành viên của các hiệp định thương mại lớn.
Các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài đều cho rằng, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu nổi bật về tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay và có nhiều
khả năng tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang
đối mặt với không ít khó khăn, thách thức đến từ sự thay đổi nhanh chóng của thế giới,
tác động của cuộc CMCN 4.0, sự giảm tốc của kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu.
Do đó, mặc dù Việt Nam có tiềm năng để duy trì thành công trong sự phát triển của
mình, vẫn cần tiếp tục có những bước đi đúng đắn để nắm bắt cơ hội trong tương lai và
quản lý rủi ro. Theo đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế và chuyển đổi mô hình
tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty CP
Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC)
Dự trữ hợp lý hàng tồn kho có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là một doanh nghiệp
sản xuất bao bì như công ty CP Uy tín Toàn cầu, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất được
liên tục mà không gây ứ đọng, tuy nhiên năm 2019 công ty lại không trích lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho và tồn kho chủ yếu nằm ở nguyên vật liệu sản xuất và chi phí sản
19


xuất kinh doanh dở dang. Vì vậy, để tăng cường quản trị vốn lưu động thì cần thiết phải
nâng cao hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho. Sau đây là một số đề xuất chủ yếu:
— Quản lý hàng tồn kho theo mô hình EQQ
(Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ - Economic Order Quantity))
Giả thiết:
- Mức sử dụng xác định và đều.
- Giá đơn vị hàng hóa không thay đổi theo quy mô đặt hàng.

- Toàn bộ khối lượng hàng hóa giao cùng thời điểm.
- Thời gian tính vừa đủ do đó khi hàng đến mức tồn kho = 0 không gây thiếu hụt.
- Chi phí đặt hàng và 1 đơn hàng không phụ thuộc vào quy mô đặt hàng.
- Chi phí tồn kho là tuyến tính theo số lượng mặt hàng tồn kho.
Theo tình hình về số lượng hàng bán cần thiết trong năm, công ty tiến hành thống kê
và tập trung trong việc đặt mua hàng vào những thời điểm đó. Với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của công ty thì mô hình EOQ mang tính tham khảo và cần có sự điều chỉnh trong
hoạt động thực tế, tránh trường hợp để hàng tồn kho bị thiếu vào thời điểm cần thiết hoặc
thừa vào thời điểm không cần thiết
+ Thường xuyên kiểm tra tình hình dự trữ, tránh tình trạng nguyên vật liệu bị mất mát
hao hụt hoặc giảm chất lượng. Phát hiện kịp thời những vật tư tồn đọng, kém phẩm chất
không phù hợp với quy trình sản xuất, tiến hành xử lý nhanh chóng để không làm ảnh
hưởng tới chất lượng các vật tư còn lại. Ngoài ra, khi quy mô sản xuất tăng đòi hỏi quy
mô dự trữ cũng tăng vì thế hệ thống nhà xưởng của công ty cần tiếp tục được nâng cấp,
cải tạo nhằm bảo vệ sản phẩm được tốt hơn.

20


— Công ty cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đặc biệt là nguyên
vật liệu là nhóm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng tồn kho. Để có thể xác định được
cụ thể số tiền phải trích lập dự phòng, công ty cần có những thông tin xác đáng về chủng
loại, số lượng, tỷ lệ loại hàng hóa, nguyên vật liệu có khả năng bị hư hỏng, giảm giá trị và
bằng chứng chứng minh được giá trị thuần có thể thực hiện được của loại nguyên liệu ấy
thấp hơn so với giá gốc của nguyên vật liệu đó. Số tiền phải trích lập dự phòng là chênh
lệch giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa, nguyên vật liệu ấy.

Kết luận:
Số lượng hàng tồn kho càng lớn thì rủi ro phát sinh càng cao. Hàng hóa xuất ra thị
trường đúng lúc với số lượng vừa đủ là mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp nhắm tới,

trong đó có công ty Dabaco.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4

TS. Bùi Văn Vần; TS. Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh
nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
GS,TS. Ngô Thế Chi; PGS,TS. Nguyễn Trọng Cơ (2015), Giáo trình Phân
tích Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Báo cáo tài chính của công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam năm 2018 và
2019
Giáo trình Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, PGS. TS Nguyễn Anh
Tuấn, NXB Đại học kinh tế Quốc dân.

21



×