Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thiết kế xây dựng sơ đồ tư duy trong dạy học tiết ôn tập địa lý lớp 10 ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.05 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
TIẾT ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT HÀM
RỒNG”

Người thực hiện: Đỗ Thị Hồng Thắm
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Địa lý

THANH HOÁ, NĂM 2020


MỤC LỤC

1.


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, giáo dục luôn được xác
định là "quốc sách hàng đầu". Và đổi mới phương pháp dạy học được xem là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách giáo dục.
Với xu thế tiến bộ của thời đại, dạy học tích cực có ý nghĩa rất lớn đối với
ngành giáo dục. Bởi dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà
quan trọng hơn cả là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh và vận


dụng kiến thức.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy Địa lí, bản thân tôi nhận thấy số lượng
học sinh có ý thức tự học, hiểu, nắm vững kiến thức và có khả năng tư duy tổng
hợp là chưa nhiều. Phần lớn học sinh vẫn cho rằng Địa lí là môn phụ, có tư tưởng
coi nhẹ môn học và không chịu học bài.
Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để học sinh có hứng thú trong
học tập, nắm vững nội dung kiến thức và thành thạo các kĩ năng địa lí. Một trong
những phương pháp dạy học tích cực hiện nay thì sử dụng sơ đồ tư duy là một
phương pháp hiệu quả, giúp học sinh phát triển tư duy lô gic, hệ thống và khái quát
hóa kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, phát huy tính tích cực sáng tạo không chỉ
trong môn Địa lí mà còn trong các môn học khác cũng như liên hệ với thực tiễn
cuộc sống.
Xuất phát từ những lý do trên, bản thân đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử
dụng sơ đồ tư duy trong dạy học tiết ôn tập môn Địa lí lớp 10 ở Trường THPT
Hàm Rồng” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng tiếp
cận phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao nhận thức, kĩ năng khái quát hóa,
hệ thống hóa kiến thức, khả năng sáng tạo, tư duy lô gic, góp phần nâng cao hiệu
quả dạy và học môn Địa lí.
- Tiến hành giảng dạy ở Trường THPT Hàm Rồng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hs khối 10 Trường THPT Hàm Rồng
Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy để dạy và học ôn tập
3


14. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Phương pháp thống kê số liệu
- Phương pháp sử dụng sơ đồ, lược đồ, bản đồ, tranh ảnh
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp trao đổi, đánh giá
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy là “con đẻ” của ngài Tony Buzan (sinh năm 1942 tại Luân
Đôn). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản
trên 125 quốc gia. Phương pháp tư duy bản đồ của ông đã được áp dụng vào việc
học tập, cũng như cuộc sống và đã giúp ích cho hàng trăm triệu người trên toàn thế
giới.
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là bản đồ tư duy. Sơ đồ tư duy (Mind map) là
phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây
là cách ghi nhớ chi tiết để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng
của vấn đề phân nhánh. Khác với máy tính ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính
(ghi nhớ theo một trình tự nhất định) thì bộ não có khả năng tạo sự liên kết các dữ
liệu với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng bản đồ tư
duy, tổng thể của một vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối
tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối, với cách biểu diễn như vậy giúp học
sinh học tập một cách tích cực, hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình
tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Các nhà nghiên cứu cho rằng sơ
đồ tư duy giúp
1/ Sáng tạo hơn.
2/ Tiết kiệm thời gian hơn.
3/ Ghi nhớ tốt hơn.
4/ Nhìn thấy bức tranh tổng thể.


4


5/ Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn...
Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương
pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử
dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh
vực giáo dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để
ghi chú. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu
trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong
đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.
Để xây dựng sơ đồ tư duy có nhiều phần mềm hỗ trợ như Mindmap,
iMindmap, MindManager…Chúng tôi thường sử dụng phần mềm Mindmap để
thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ quá trình dạy học.
2.1.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học tiết ôn tập
Sơ đồ tư duy được sử dụng trong tất cả các khâu dạy học: từ kiểm tra bài cũ,
đến giảng bài mới, ra bài tập về nhà, đặc biệt là sử dụng trong việc củng cố, tổng
kết, ôn tập kiến thức.
Sau mỗi phần, mỗi chương, mỗi chủ đề giáo viên cần phải tổng kết, ôn tập,
hệ thống hóa kiến thức để học sinh nắm vững, vận dụng vào việc ôn tập kiểm tra và
liên hệ thực tế. Việc củng cố, tổng kết, ôn tập hệ thống hóa kiến thức là việc làm
không thể thiếu với mỗi giáo viên. Khai thác thế mạnh của bản đồ tư duy để làm
công việc này đã mang lại kết quả cao. Sử dụng sơ đồ tư duy giáo viên và học sinh
có thể thể hiện kiến thức một nội dung hoặc nhiều nội dung có mối liên hệ với nhau
thông qua điểm chung là từ khóa.
2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu
Chương trình Địa lí lớp 10 bao gồm 2 phần Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí
kinh tế - xã hội đại cương. Trong nhiều năm qua, nhóm Địa lí Trường THPT Hàm
Rồng đã sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học, tuy nhiên chưa nhiều.
2.2.1. Thuận lợi

Sơ đồ tư duy được sử dụng phù hợp với mọi điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường, lớp học; giáo viên có thể thực hiện trên bảng phấn, trên vở, trên giấy,...
hoặc có thể thiết kế bằng phần mềm iMindmap. Khai thác tính năng và sử dụng sơ

5


đồ tư duy có hiệu quả là góp phần đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công
nghệ thông tin một cách dễ dàng và thiết thực.
Hiện nay cơ sở vật chất trang thiết bị của trường tương đối hiện đại, đặc biệt
nhà trường mới lắp đặt các phòng học thông minh, thuận lợi cho giáo viên khi lựa
chọn và vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực. Hơn nữa, trường THPT
Hàm Rồng luôn đi đầu trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học, và là
trường đứng trong tp đầu của tỉnh về chất lượng dạy và học. Vì vậy, luôn được sự
quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Giám Hiệu, sự chú ý của phụ huynh và HS.
2.2.2. Khó khăn
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, nhiều học sinh còn coi nhẹ bộ môn,
coi đây là môn phụ nên không mấy hứng thú với môn học, chưa đầu tư nhiều thời
gian công sức nên giáo viên rất khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức, đổi mới
phương pháp dạy học. Mặt khác, tôi cũng thấy được sự lúng túng, thiếu nhuần
nhuyễn trong việc sử dụng phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy cho từng nội dung, hệ
thống kiến thức từng phần, thiết kế và thực hiện các hoạt động dạy học theo
phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm.
Khó khăn lớn nhất là trong một tiết học Địa lí là trong vòng 45 phút giáo
viên phải rèn luyện nhiều kĩ năng địa lí để khai thác tri thức và phát triển tư duy
trong quá trình học tập. Học sinh phải hệ thống hóa được kiến thức đã học, đặc biệt
là mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí. Thế nên việc hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư
duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng sơ đồ tư duy là rất khó. Vậy làm thế nào để có các
tiết ôn tập hiệu quả, kích thích tính hứng thú học tập của học sinh bằng phương
pháp sử dụng sơ đồ tư duy làm giáo viên luôn trăn trở.

2.2.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan: Nhiều học sinh có năng lực học tập tốt, chịu khó,
chú ý tiếp thu bài, biết cách hệ thống kiến thức từ bản đồ tư duy để nắm bài nhanh
chóng và có hiệu quả. Tuy nhiên, còn một số học sinh có tư tưởng thờ ơ, coi nhẹ
6


môn học, chưa chăm học, chưa quen với cách học mới nên còn lúng túng không
biết hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ.
- Nguyên nhân chủ quan:
Giáo viên có năng lực, nhiệt tình trong giảng dạy, vận dụng tốt các phương
pháp đặc trưng của bộ môn phù hợp với từng bài, từng chủ đề ôn tập. Tuy nhiên do
sử dụng công nghệ, phần mềm nên giáo viên còn ngại, chưa đầu tư nhiều trong
việc xây dựng sơ đồ tư duy.
2.3. Các giải pháp
Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí lớp 10, tôi xin trao
đổi 5 nhóm giải pháp chủ yếu và được thực hiện trong tiết 14 ôn tập như sau:
Giải pháp1. Chuẩn bị kĩ nội dung ôn tập kiến thức thông qua bài soạn.
Việc chuẩn bị tốt bài soạn là điều kiện đầu tiên đảm bảo cho hiệu quả của bài
học.Qua nội dung bài mà xác định những kiến thức cơ bản,những vấn đề quan
trọng nhất, hệ thống hóa kiến thức thể hiện trên sơ đồ tư duy.
Ví dụ: Bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả tự quay quanh trục của
Trái Đất

7


Giải pháp 2. Lựa chọn phương tiện và phương pháp dạy học phù hợp với nội
dung ôn tập của từng bài.
Mỗi nội dung ôn tập của từng bài sẽ sử dụng phương pháp và phương tiện

khác nhau để đạt được mục tiêu là HS nắm vững kiến thức. Chẳng hạn bài 11: Tác
động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất, tôi sử dụng tranh ảnh, video kết
hợp với các gợi ý nội dung chính lên bảng để HS khai thác kiến thức và hình thành

8


sơ đồ tư duy

Giải pháp 3. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi để phát huy được tính tích cực của HS.
Ví dụ: Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái đất
Giáo viên chuẩn bị kĩ bài soạn trên giáo án với nội dung các câu hỏi hướng
học sinh định hướng kiến thức trọng tâm cần thể hiện lần lượt trên sơ đồ tư duy từ
ý lớn khái quát cho đến ý nhỏ.
Câu 1: Câu hỏi tổng quát: Trái đất chuyển động xung quanh Mặt Trời sinh
ra những hệ quả nào?
Câu 2: Dựa vào kiến thức SGK và Hình 6.3; 6.4; 6.5, em hãy trình hệ quả
của Trái Đất quay quanh Mặt Trời?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa, các phương tiện
thiết bị dạy học để khai thác kiến thức và hình thành sơ đồ tư duy.

9


Giải pháp 4. Lựa chọn nội dung để giao cho HS.
Trong tiết 14 ôn tập giữa học kì 1, sự khái quát nội dung kiến thức với dung lượng
lớn nên giáo viên sử dụng phương pháp chia nhóm giao nhiệm vụ để cùng hoàn

thành sơ đồ tư duy. Giáo viên chia lớp làm 9 nhóm nhỏ:
Nhóm 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

- Phương pháp kí hiệu

10


- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
- Phương pháp chấm điểm
- Phương pháp khoanh vùng
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Nhóm 2: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.
HS hệ thống hóa kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy theo gợi ý sau:
- Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống
- Sử dụng bản đồ, át lát trong học tập
Nhóm 3: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất
HS hệ thống hóa kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy theo gợi ý sau:
- Vũ trụ. Học thuyết về sự hình thành vũ trụ
- Hệ Mặt Trời
- Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Nhóm 4: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất
HS hệ thống hóa kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy theo gợi ý sau:
- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Nhóm 5: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
HS hệ thống hóa kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy theo gợi ý sau:
- Học thuyết về sự hình thành Trái Đất
- Cấu trúc của Trái Đất
- Thuyết kiến tạo mảng
Nhóm 6: Tác động của nội, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
HS hệ thống hóa kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy theo gợi ý sau:
- Nội, ngoại lực

- Tác động của nội lực, ngoại lực
Nhóm 7: Khí quyển. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái đất
HS hệ thống hóa kiến thức và hoàn thành sơ đồ tư duy theo gợi ý sau:
- Thành phần của không khí
- Các khối khí,Frông
- Bức xạ và nhiệt độ không khí
- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất
Nhóm 8: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- Sự phân bố khí áp
- Một số loại gió chính
Nhóm 9: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối
- Sương mù và mây
- Mưa
Các nhóm tổng hợp kiến thức để hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm mình.
11


Giải pháp 5. Thiết kế, sử dụng sơ đồ tư duy theo nội dung ôn tập
Trong tiết 14 ôn tập giữa học kì I. Mục tiêu là củng cố hệ thống hóa kiến
thức cơ bản từ bài 1 đến bài 16.
Giáo viên trên cơ sở hệ thống câu hỏi ôn tập đã dặn học sinh chuẩn bị trước
ở nhà và lập bản đồ tư duy của cá nhân mình, giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của
học sinh.Giáo viên chuẩn bị sơ đồ tư duy trước ở nhà, sau khi học sinh thể hiện
xong, giáo viên trình chiếu sơ đồ tư duy theo hướng xuất hiện dần các kiến thức từ
nhánh chính đến nhánh con cho học sinh đối chiếu, tham khảo. Với cách ôn tập
bằng sơ đồ tư duy có sự chắt lọc những nội dung quan trọng, thực sự đã mang lại
cho học sinh cái nhìn trực quan, dễ hiểu, dễ nhớ.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Bản thân tôi đã sử dụng các sơ đồ tư duy để giảng dạy và thể hiện trong đề
tài “Thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học tiết ôn tập môn Địa lí lớp 10 ở
Trường THPT Hàm Rồng”
Đối tượng học sinh lớp 10C12 có sử dụng sơ đồ tư duy trên lớp, lớp đối
chứng là 10C8 dạy học theo cách thông thường không sử dụng sơ đồ tư duy trong
các tiết học tương ứng. Để so sánh kết quả học tập giữa 2 lớp tôi có các bài kiểm tra
chung cho 2 lớp với cùng nội dung kiến thức. Tiêu chí đánh giá hiệu quả học tập ở
hai lớp là:

12


- Mức độ hứng thú học tập của học sinh thông qua số học sinh tham gia xây dựng
bài.
- Kết quả nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng kiến thức thông qua tỷ lệ học sinh đạt
điểm cao trong các bài kiểm tra.
Tiết học hiệu quả thì số học sinh tham gia xây dựng bài nhiều và kết quả
kiểm tra kiến thức có nhiều em nhớ kiến thức, hiểu và vận dụng được kiến thức đạt
điểm cao.
Qua quá trình thực hiện các biện pháp, giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong
dạy học địa lí 10, kết quả đạt được như sau:
- Lớp 10C12 có mức độ hứng thú học tập tốt hơn và đạt điểm cao hơn
- Lớp 10C8 lớp học trầm hơn và điểm thấp hơn
Kết quả học lực HK1:

Lớp

Sĩ số

10C1


Giỏi

Khá

TB

SL

%

SL

%

SL

48

26

54,2

22

45,8

0

42


18

42,8

21

50

3

Yếu
%

SL

Kém
%

SL

0

0

0

0

%


2
10C8

7,1

Qua đây ta thấy lớp 10C12 các tiết học có sử dụng sơ đồ tư duy học sinh học
tập tích cực và kết quả cao hơn. Việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
môn Địa lí ở trường THPT Hàm Rồng là hoàn toàn khả thi, qua việc dạy và học với
sơ đồ tư duy đã giúp học sinh học tập hào hứng, tích cực và đạt kết quả học tập cao
hơn. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học còn giúp hs tự học một cách có hiệu
quả, phù hợp với nhịp độ, trình độ nhận thức, giúp hs chủ động, tự giác, hào hứng
trong học tập, biết hệ thống hóa kiến thức và tránh được học vẹt trong môn Địa
13


lí.Với việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học có thể giúp GV thay đổi phương
pháp dạy học giúp GV có thể tổ chức các hoạt động tự học, ôn tập cho HS ngay
trên lớp truyền thống.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn
đến nay đề tài của chúng tôi đã hoàn thành, bước đầu đạt được các kết quả sau:
- Đề tài đã thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học ôn tập nhằm giúp
HS dễ hiểu, dễ học, có thể vận dụng các kiến thức vào giải quyết các sự vật hiện
tượng trong cuộc sống. Hơn nữa, đề tài này giúp HS phát huy khả năng tự học, chủ
động, sáng tạo, hệ thống hóa kiến thức một ccahs lô gic, mạch lạc.
- Qua quá trình tổ chức thực nghiệm đề tài tại trường. Kết qủa đã chứng tỏ
được rằng việc thiết kế sơ đồ tư duy trong dạy học giúp học sinh nắm vững kiến
thức hơn, hệ thống hóa kiến thức và phát huy được tính chủ động tích cực của học

sinh trong giờ ôn tập môn Địa lý.
Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn có những hạn chế nhất định:
- Do mới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cho nên đề
tài còn có những hạn chế nhất định là điều không thể tránh khỏi mà nguyên nhân
sâu xa là do hạn chế của bản thân các tác giả về công nghệ thông tin, kinh nghiệm
nghiên cứu, tài liệu tham khảo ít ỏi, và thời gian còn ngắn.
- Thời gian đầu tư cho đề tài còn ít. Với những hạn chế đó đã ảnh hưởng
phần nào đến kết quả nghiên cứu của đề tài. Rất kính mong sự giúp đỡ của quý thầy
cô giáo nhằm giúp chúng tôi khắc phục những hạn chế.
3.2. Kiến nghị
Đề tài đưa ra một số kiến nghị sau:
- GV nên xây dựng và sử dụng các sơ đồ tư duy thường xuyên nhằm gây
hứng thú, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong học tập góp phần nâng cao
hiệu quả dạy và học môn Địa lý.

14


- Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giảng dạy của các
giáo viên trong trường, trong tổ. Tổ chức bồi dưỡng và tập huấn cho giáo viên về
công nghệ.
- Nhà trường có biện pháp kích thích, hổ trợ kinh phí, tạo điều kiện giúp đỡ
giáo viên khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 3 tháng 7 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.

Đỗ Thị Hồng Thắm


15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Dược (chủ biên) và các tác giả. Lí luận dạy học địa lý. Trường
ĐHSP Hà Nội I, 1991.
[2]. Nguyễn Dược – Mai Xuân San. Phương pháp giảng dạy địa lý. NXB
Giáo Dục, 1983
[3]. PGS. TS Nguyễn Đức Vũ. Đổi mới phương pháp dạy học ở trung học
phổ thông – NXB giáo dục, 2005
[4]. PGS. TS Nguyễn Đức Vũ. Phương tiện dạy học địa lý ở trường THPT.
NXB giáo dục, 2006.
[5]. GS.TS Lê Thông (chủ biên) và các tác giả. Địa lí lớp 10. NXB Giáo dục
2007.
[6]. Các trang Web.



×