Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giải pháp hỗ trợ học sinh khối 10 tự học chủ đề chất rắn kế tinh, chất rắn vô định hình và sự nở vì nhiệt của vật rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.17 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

p

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ HỌC SINH LỚP 10 TỰ HỌC
CHỦ ĐỀ: CHẤT RẮN KẾT TINH, CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH
HÌNH. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN

Người thực hiện: Nguyễn Thái Quyết
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Vật lý

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.....................................................2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm....................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.....................4
2.3. Các giải pháp hỗ trợ học sinh tự học...........................................................5
2.3.1. Giải pháp 1: Kéo giãn thời gian học tập, tìm hiểu kiến thức................5
2.3.2. Giải pháp 2: Hỗ trợ học sinh tự học bằng công nghệ thông tin............6


2.3.3 Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng cho học
sinh tự học, tự kiểm đánh giá..........................................................................7
2.3.4. Kiểm tra đánh giá................................................................................12
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................14
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.................................................................14
2.4.2. Đối với bản thân..................................................................................15
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường....................................................15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................15
3.1 Kết luận......................................................................................................15
3.2 Kiến nghị....................................................................................................15
Tài liệu tham khảo:..............................................................................................17


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Năm học 2019 - 2020 là năm học đặc biệt đối với ngành giáo dục Việt Nam
và thế giới. Do ảnh hưởng của dịch Covid, hoạt động tại các trường học đã phải
tạm dừng kéo dài nhằm hạn chế tác động đến sức khỏe toàn dân và hệ thống y
tế, kinh tế và chính trị của đất nước.
Việc tạm dừng hoạt động của các trường học, đồng thời vẫn phải đảm bảo
kế hoạch năm học đã tác động nhiều đến hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo
viên. Nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá mới đã
được giáo viên áp dụng. Kỹ năng sử dụng, khai thác công nghệ thông tin của
giáo viên đã được tăng cường đáng kể.
Tuy nhiên, để đảm bảo được mục tiêu năm học, một số bài, mục, phần
trong chương trình của tất cả các môn đã phải giảm lược hoặc gộp chung với
nhau thành một chủ đề. Đối với bộ môn Vật lí cũng nằm trong mục tiêu đó:
giảm lược nội dung, gộp chung chủ đề. Để thực hiện được mục tiêu đó, phương
pháp giảng dạy cũng thay đổi theo: hoặc chỉ đề xuất kết quả nghiên cứu, hoặc
hướng dẫn học sinh tự học.

Mục tiêu gộp chung nhiều chủ để thành một hoặc hai tiết dạy lại tạo ra một
lượng kiến thức quá lớn trong một tiết học. Dĩ nhiên để có thể đáp ứng yêu cầu
thời gian, một số nội dung tương ứng cần phải giảm lược mới có thể đáp ứng
được yêu cầu đó.
Với mục tiêu giảm lược nội dung, việc đề xuất kết quả không qua lập luận
và giải thích hoặc chứng minh là tiếp nhận kiến thức miễn cưỡng, khó tạo ra
niềm tin vững chắc vào khoa học.
Để có thể vừa gộp nhiều chủ đề, giảm lược nội dung mà vẫn đảm bảo được
kiến thức cơ bản, đầy đủ các luận cứ khoa học, một yêu cầu rất lớn được đặt ra
với học sinh: tự học có hướng dẫn
Tự học có hướng dẫn nghĩa là giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn, học
sinh tự học theo hướng dẫn.
Trong suốt quá trình học tập nhiều năm, cả hai yếu tố này vẫn được giáo
viên và học sinh liên tục thực hiện. Về nội dung hướng dẫn, bản thân tôi và đồng
nghệp có thể thẳng thắn là thực hiện chưa tốt, hướng dẫn đơn giản và sơ sài như:
"đọc bài tiếp theo", "ôn lại phần…". Về nội dung tự học của học sinh trong bộ
môn Vật lí, tự học hầu như gắn liền với bài tập và bài cũ. Có rất ít học sinh có
khả năng tự tìm hiểu bài mới, tự ghi chép các nội dung quan trong, tự phân loại
kiến thức, tự tìm hiểu kiến thức mới trước khi học bài mới.
Những điểm yếu này trong dạy và học của giáo viên và học sinh cần được
khắc phục và sửa chữa dần, có thể mất cả một hành trình dài. Bản thân tôi thấy
đây là một cơ hội để bắt đầu sửa chữa những sai sót, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình
tự học lâu dài của học sinh.

1


Với các yêu cầu trên của ngành, bộ môn và ý thức bản thân, tôi thực hiện
đề tài: Giải pháp hỗ trợ học sinh khối 10 tự học chủ đề: "Chất rắn kết tinh.
Chất rắn vô định hình. Sự nở vì nhiệt của vật rắn"

1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giải pháp hỗ trợ học sinh tự học các bài 34, 35 (giảm tải), 36 vật lí 10 cơ bản bị
giảm lược và gộp chủ đề do nghỉ dịch Covid nhằm:
- Hỗ trợ học sinh tự tìm hiểu bài mới trước tiết học chính thức, tự ôn sau khi
học.
- Hỗ trợ học sinh tự ghi chép được các nội dung quan trọng.
- Hỗ trợ học sinh tự kiểm tra, đánh giá được kiến thức cơ bản và nâng cao.
- Tăng cường cho học sinh động lực tự học, đam mê tìm hiểu khoa học, sử
dụng mạng internet hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Hệ thống câu hỏi, bài tập hỗ trợ học sinh tự học chủ đề "Chất rắn" của
môn Vật lí 10 trong các bài:
+ Bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình
+ Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn (giảm tải)
+ Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn.
- Bài kiểm tra đánh giá khả năng tự học, tự tìm hiểu tài liệu và kiến thức
liên quan.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để đảm bảo được tiêu và đối tượng nghiên cứu,đề tài dựa trên hai phương
pháp nghiên cứu cơ bản:
- Phương pháp nghiên cúu xây dựng cơ sở lí thuyết: để xây dựng hệ thống
câu hỏi, bài tập hỗ trợ ở các mức độ khác nhau đối với các đối tượng học sinh
khác nhau
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: để đánh giá hiệu quả của hệ thống
câu hỏi, bài tập, khả năng tự học của học sinh, đồng thời điêu chỉnh hệ thống câu
hỏi, bài tập cho phù hợp. Qua đó, có thể dàng xây dụng hệ thống câu hỏi, bài tập
cho nhiều chủ đề tương ứng về sau.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Chủ đề tích hợp: "Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình. Biến dạng nhiệt

của vật rắn" bao gồm các nội dung:
I. Chất rắn kết tinh
1. Cấu trúc tinh thể
2. Đặc tính của chất rắn kết tinh
3. Ứng dụng của chất rắn kết tinh (tự học)
II. Chất rắn vô định hình
2


III. Sợ nở dài (chỉ nêu công thức)
IV. Sợ nở khối
V. Ứng dụng sự nở vì nhiệt của vật rắn
Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Có khái niệm sơ bộ về tinh thể và mạng tinh thể
- Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa vào
hình dạng bên ngoài, hiện tượng nóng chảy và cấu trúc vi mô.
- Có khái niệm về tính dị hướng
- Nắm được công thức về sự nở dài, nở khối
- Biết về vai trò của biến dạng nhiệt trong đời sống và trong kỹ thuật
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt và chỉ ra được các chất kết tinh và chất vô định hình ở
trong thực tế.
- Giải thích được tại sao chất rắn đa tinh thể không có tính dị hướng
- Có khả năng so sánh, tìm kiếm sự giống và khác nhau từ hình dạng
bên ngoài của các chất.
- Vận dụng được các công thức về sự nở dài và nở khối vào các bài
tập và một số trường hợp thực tế cơ bản
- Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế liên quan đến biến
dạng nhiệt

3. Về thái độ:
- Chủ động, tích cực trong việc đọc SGK, tài liệu tham khảo
- Có động lực hoàn thành đa số các câu hỏi hỗ trợ tự học.
Mục tiêu từng phần (mục tiêu thái độ của cả bài áp dụng cho mọi phần)
Phần Kiến thức
Kỹ năng
- Nhớ lại được cấu tạo của chất rắn
(học đầu chương chất khí
- Giải thích được tại sao chất
- Nắm được sự sắp xếp trật tự của
rắn đa tinh thể không có tính dị
nguyên tử, phân tử, ion thạo thành tinh
hướng
I
thể.
- Biết cách phân biệt chất răn
- Hiểu được tính đẳng hướng và dị
đơn tinh thể và đa tinh thể bằng
hướng
tính dị hướng
- Chỉ ra được các đặc điểm chung của
chất rắn kết tinh
- Phân biệt được chất rắn vô
định hình và chất rắn kết tinh
- Nắm được cấu trúc không có tinh thể
dựa vào: hình dạng, nhiệt độ
II
- Nắm được các đặc điểm, tính chất
nóng chảy, cấu trúc vi mô
của chất vô định hình

- Chỉ ra được một số chất rắn
vô định hình trong thực tế.
III
- Hiểu rõ chiều dài vật rắn thay đổi - Vận dụng được công thức của
theo nhiệt độ
sự nở dài trong các bài tập
3


- Chỉ ra được một số hiện tượng
nở dài do nhiệt độ trong thực tế.
- Sử dụng được công thức làm
tròn trong một số trường hợp
- Hiểu rõ thể vật rắn cũng thay đổi
đơn giản.
theo nhiệt độ
- Vận dụng được công thức của
IV
- Nắm vững công thức sự nở khối
sự nở khối trong các bài tập.
- Nắm được mối liên hệ giữa hệ số nở
- Chỉ ra được một số hiện tượng
khối và hệ số nở dài.
nở khối do nhiệt độ trong thực
tế.
- Có thể giải thích cách làm
- Biết về vai trò của biến dạng nhiệt (giải pháp) trong thực tế để khai
V
trong đời sống và trong kỹ thuật
thác, khắc phục, ngăn ngừa biến

dạng nhiệt.
Chuẩn bị bài học
1. Đối với giáo viên:
+ Nắm vững các mục tiêu cần đạt được, viết giáo án xây dựng kế
hoạch đạt được mục tiêu đó
+ Tư liệu: Một số hạt muối ăn + kính lúp; tư liệu ảnh về tinh thể muối ăn,
kim cương, than chì và một số chất khác; video về nóng chảy của chất kế tinh và vô
định hình, sự nở dài, nở khối
- Nắm vững công thức sự nở dài.

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Theo phân phối chương trình hiện hành tại trường THPT Hàm Rồng được
các cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện, các nội dung về chất rắn được phân
bổ thành 02 tiết tương ứng với hai bài của SGK Vật lí 10 Cơ bản. Thời lượng
này là phù hợp để giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
Bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định Biến dạng cơ của vật rắn
hình
(đọc thêm)
Tiết 59 Bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn
(Trích phân phối chương trình Vật lí 10 Cơ bản, năm học 2019 – 2020,
trường THPT Hàm Rồng)
Tiết 58

Tuy nhiên, do thời gian nghỉ dịch Covid kéo dài, để đảm bảo được kế
hoạch năm học, nhưng vẫn đủ kiến thức cư bản, hai tiết trên được gom thành
một chủ đề với 01 tiết học.
Tiết 56

Chủ đề tích hợp: Chất
rắn kết tinh. Chất rắn vô

định hình. Sự nở vì nhiệt
của vật rắn

-Mục I.3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh
(bài 34) tự học có hướng dẫn.
-Mục I.1. Thí nghiệm (bài 36)chỉ nêu công
thức (36.1), không bắt buộc làm thí nghiệm.
- Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn không
4


dạy.
- Bài tập 7, 8, 9 (bài 36)khuyến khích học
sinh tự làm.
(Trích phân phối chương trình điều chỉnh Vật lí 10 Cơ bản, năm học 2019 –
2020, trường THPT Hàm Rồng)
Có thể nhận thấy, với 01 tiết học số lượng mục tiêu cần đạt được về mặt
kiến thức và kỹ năng là rất lớn, không thể nào đạt được.
Do thời lượng không đủ nên một số mục tiêu về kiến thức và kỹ năng
chuyển sang tự học có hướng dẫn cho học sinh:
- Ứng dụng của chất rắn kết tinh
- Thí nghiệm về sự nở dài (chỉ nên kết quả)
- Bài tập 7, 8, 9 bài 36: học sinh tự làm.
2.3. Các giải pháp hỗ trợ học sinh tự học
Do thời lượng không đủ, để đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng,
thái độ không chỉ cho các phần tự học, tự làm mà cho toàn bộ chủ đề cần thực
hiện đồng thời 4 giải pháp:
- Giải pháp 1: Kéo giãn thời gian học tập, tìm hiểu kiến thức.
- Giải pháp 2: Hỗ trợ học sinh tự học bằng công nghệ thông tin.
- Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng cho học sinh

tự học, tự kiểm đánh giá.
- Giải pháp 4: Đánh giá kết quả tự học của học sinh qua hệ hệ thống câu
hỏi, bài tập hoặc bài kiểm tra.
Cụ thể đối với từng giải pháp như sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Kéo giãn thời gian học tập, tìm hiểu kiến thức
Kéo giãn thời gian học tập, tìm hiểu kiến thức thực chất là làm cho việc học
của học sinh vượt qua thời gian 45 phút bằng 2 cách:
- học sinh tự học trước trước tiết học chính thức
- tiếp tục tìm hiểu để trả lời những kiến thức còn chưa rõ ràng sau tiết học
chính thức
Việc kéo dài thời gian giúp việc tìm hiểu kiến thức diễn ra chậm, có đủ thời
gian để học sinh tư duy, ghép nối các mảng kiến thức, tư duy sâu hơn. Thời gian
kéo dài giúp học sinh tránh được việc ghi nhớ một lượng kiến thức lớn, không
có chiều sâu, dễ quên.
Trước tiết học chính thức:
- Về phía giáo viên:
+ Nhắc và yêu cầu học sinh tự tìm hiểu bài mới trước khi đến tiết học
chính thức (tiết 56):
+ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập hỗ trợ tự tìm hiểu và giao cho học
sinh đồng thời khi nhắc học sinh tự tìm hiểu bài mới.
5


+ Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi, làm các bài tập trong khi đọc
bài mới
+ Yêu cầu học sinh đánh dấu vào tất cả các câu hỏi, bài tập, nội dung
không thể giải quyết được.
- Về phía học sinh:
+ Tìm hiểu bài mới, sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập để định
hướng kiến thức.

+ Đánh dấu vào tất cả các câu hỏi, bài tập, nội dung không thể giải
quyết được.
Trong tiết học chính thức:
- Về phía giáo viên:
+ Thực hiện tiến trình dạy học theo giáo án
+ Tập trung vào giải đáp thắc mắc các nội dung chính mà học sinh
chưa giải quyết được
- Về phía học sinh:
+ Đề nghị giáo viên giải đáp các nội dung còn thắc mắc, chưa rõ
Sau tiết học chính thức:
- Về phía giáo viên:
+ Tiếp tục yêu cầu học sinh hoàn thiện các câu hỏi và bài tập còn dang
dở, chưa làm, chưa làm được.
- Về phía học sinh:
+ Hoàn thiện các câu hỏi và bài tập còn dang dở hoặc trước đó chưa
làm, chưa làm được.
2.3.2. Giải pháp 2: Hỗ trợ học sinh tự học bằng công nghệ thông tin.
Trong quá trình tự đọc và tự tìm hiểu kiến thức luôn có hai vấn đề phát sinh
với học sinh. Một là: không phải học sinh nào cũng chủ động việc tự học. Hai là
việc tự học chưa chắc đã hiệu quả.
Với học sinh thiếu chủ động, thái độ học tập là nguyên nhân chính. Để thay
đổi cần cả một quá trình dài nhiều biện pháp giáo dục. Về mặt bộ môn, có thể
góp phần điều chỉnh thái độ bằng một bài kiểm tra ngắn sau thời gian tự học và
kiểm tra vấn đáp trong tiết học.
Với việc tự học và tự tìm hiểu kiến thức không hiệu quả, chủ yếu xuất phát
từ những vướng mắc, nội dung khó hiểu của kiến thức, bài tập. Những điều này
thường gây ra cho học sinh tâm lý chán nản và mệt mỏi. Chính vì vậy cần tạo
không gian gần gũi và hỗ trợ liên tục đối với học sinh. Lúc này công nghệ thông
tin là giải pháp thực tế tốt nhất.
Để hỗ trợ liên tục trong quá trình tự học, cần thường xuyên liên lạc với học

sinh. Tôi thường sử dụng zalo, facebook để liên lạc, hướng dẫn học sinh giải đáp
các thắc mắc về lý thuyết, bài tập và các hiện tượng vật lý liên quan. Đồng thời
cung cấp cho học sinh các nguồn tư liệu có thể tham khảo từ các trang web như
vietjack, thuvienvatly, tuyensinh247, youtube…..

6


Việc hỗ trợ này giúp học sinh kịp thời nắm bắt kiến thức, tiếp tục quá trình
tự học, tạo động lực tốt cho quá trình học tập lâu dài của học sinh.
2.3.3 Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập định hướng cho học
sinh tự học, tự kiểm đánh giá.
Để học sinh tự học có hiệu quả, cần có hệ thống câu hỏi và bài tập định
hướng. Hệ thống câu hỏi và bài tập cần phải đáp ứng được:
- Ôn tập được các kiến thức liên quan
- Tập trung vào mục tiêu bài học.
- Có tính chất gợi mở đến các kiến thức môn học khác
- Tăng cường kỹ năng giải thích, tính toán, giải bài tập
- Đinh hướng ứng dụng trong thực tế.
Hệ thống câu hỏi, bài tập và hướng dẫn trả lời
I. Chất rắn kết tinh
Câu 1: Các chất có cấu tạo như thế nào?
HD: trang 150,151 SGK Vật lí 10 CB
Câu 2: So sánh lực tương tác phân tử của các thể rắn, lỏng và khí
HD: trang 151 SGK Vật lí 10 CB
Câu 3: Lực tương tác phân tử lớn ảnh hưởng thế nào đến chuyển động tự do của
các phân tử.
HD: không thể chuyển động tự do, chỉ có thể chuyển động nhiệt
quanh một vị trí cân bằng xác định
Câu 4: Khi các phân tử không chuyển động tự do, hình dạng của chất thay đổi

như thế nào?
HD: không thay đổi
Câu 5: Ví dụ về một số chất không thay đổi hình dạng? Các chất này ở thể nào?
HD: tất cả các chất ở thể rắn
I.1. Cấu trúc tinh thể
Câu 6: Hãy lấy một ít muối trắng, và quan sát các hạt muối.
HD: Nếu không có kính lúp, dùng điện thoại để quay với chế độ
macro, hoặc dùng cốc nước thuỷ tinh, đổ đầy nước vào quan sát qua cốc với vai
trò như một kính lúp
Câu 7: Hình dạng của các hạt muối có gì đặc biệt?
HD: Hình lập phương
Câu 8: Có một số chất khác ở thể rắn, cũng có hình dạng rất đặc biệt tương tự
muối. Hãy tìm một chất có đặc điểm như vậy
HD: SGK trang 184
Câu 9: Tìm kiếm bằng google, tab "Hình ảnh" với từ khoá "kim cương", "thạch
anh". Các hạt kim cương nhìn thấy tương tự nhau ở hình dạng như thế nào? Với
thạch anh thì sao?
Câu 10: Các hình dạng đều là hình lập phương như muối ăn. Đúng hay sai?
HD: Sai
7


Câu 11: Tại sao hình dạng của hạt muối ăn là lập phương?
HD: Hình 34.2 trang 184 SGK Vật lí 10 CB
Câu 12: Các ion Cl- và H+ sắp xếp thế nào trong ở bên trong muối ăn?
HD: Có trật tự, ở đỉnh của các hình lập phương
Câu 13: Sự sắp xếp có trật tự trong không gian như vậy được gọi là gì?
HD: Mạng tinh thể
Câu 14: Hình dạng hạt muối, hạt kim cương, thạch anh… được gọi là gì?
HD: tinh thể

Câu 15: Hãy phân biệt lần nữa khái niệm tinh thể và mạng tinh thể?
HD: Tinh thể là một dạng hình học cụ thể (hình lập phương, hình lăng
trụ, hình chóp)…Mạng tinh thể là một cấu trúc tạo bởi sự sắp xếp các nguyên tử,
phân tử, ion.
Câu 16: Hãy vẽ lại cấu trúc mạng tinh thể muối ăn, kim cương, than chì, thạch
anh.
Câu 17: Vị trí của các nguyên tử trong cấu trúc mạng tinh thể được gọi là gì?
HD: nút mạng
Câu 18: Tại các nút mạng luôn là nguyên tử đúng hay sai? Ngoài nguyên tử ra
thì nút mạng có thể là gì?
HD: nguyên tử, phân tử, ion
Câu 19: Các nguyên tử, phân tử, ion tại các nút mạng chuyển động hay đứng
yên? Là loại chuyển động nào?
HD: dao động nhiệt xung quanh nút mạng
I.2. Đặc tính của chất rắn kết tinh
Câu 20: Dựa theo cấu trúc, chất rắn được phân loại như thế nào?
HD: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Câu 21: Chất rắn kết tinh là gì?
HD: có cấu tạo tinh thể.
Câu 22: Tại sao kim cương và than chi có cùng cấu tạo từ nguyên tử Cacbon
nhưng tính chất lại khác nhau?
HD: cấu trúc tinh thể khác nhau
Câu 23: Chất kết tinh có nhiệt độ nóng chảy như thế nào? Tìm nhiệt độ nóng
chảy của Fe, Pb, Sn.
HD: không đổi, Fe: 5300; SN: 2320C
Câu 24: Nhiệt độ này ảnh hưởng bởi yếu tố nào?
HD: áp suất
Câu 25: Khi áp suất tăng, nhiệt độ nóng chảy của chất rắn tăng hay giảm?
HD: giảm
Câu 26: Chất rắn kết tinh được phân loại như thế nào? Dựa vào đâu? Kể tên một

số chất rắn đơn và đa tinh thể.
HD: đơn tinh thể và đa tinh thể, dựa vào số lượng tinh thể. Kể tên: đơn
tinh thể: kim cương, than chì, silic…; đa tinh thể: các kim loại,….
Câu 27: Hãy qua sát vế nứt trên một tấm gỗ. Vết nứt này dọc hay ngang thớ gỗ?
Tại sao không thấy vế nứt ngang thớ gỗ?
8


HD: dọc thớ gỗ. Lên kết theo chiều dọc lớn hơn theo chiều ngang.
Câu 28: Liên kết giữa các nút mạng trong tinh thể có như nhau về mọi hướng
không? Cho ví dụ
HD: không. Than chì liên kết yếu giữa các lớp của mạng tinh thể.
Câu 29: Khi tính chất khác nhau theo các hướng, người ta gọi đó là gì?
HD; tính dị hướng
Câu 30: Tính dị hướng thể hiện ở những tính chất nào?
HD: độ bề, độ nở, dẫn điện, dẫn nhiệt, truyền sáng….gọi chung là tính
chất vật lí.
Câu 31: Chất rắn nào có tính dị hướng?
HD: chất rắn đơn tinh thể
Câu 32: Tính đẳng hướng là gì?
HD: tính chất vật lí như nhau theo mọi hướng
Câu 33: Chất rắn nào có tính đẳng hướng?
HD: chất rắn đa tinh thể
Câu 34: Tính đẳng hướng của chất rắn đa tinh thể được giải thích như thế nào?
HD: sắp xếp ngẫu nhiên của tinh thể theo mọi hướng nên tính chất bù
trừ cho nhau, vì thế như nhau theo mọi hướng.
I.3. Ứng dụng của chất rắn kết tinh
Câu 35: Tại sao kim cương thường được dùng trong các mũi khoan, lưỡi cắt?
HD: có độ cứng cao
Câu 36: Các chất đơn tinh thể thường được ứng dụng trong ngành nào?

HD: điện tử, viễn thông..
Câu 37: Chất rắn đa tinh thể, điển hình là các kim loại, thường được ứng dụng
vào trong trường hợp nào?
HD: tìm hiểu từ SGK
Câu 38: Hãy tìm hiểu quá trình kết tinh của muối ăn từ nước biển
Câu 39: Hãy tìm hiểu cách tạo ra kim cương nhân tạo và ứng dụng của nó.
II. Chất rắn vô định hình
Câu 40: Chất rắn vô định hình là gì?
HD: là chất rắn không có cấu trúc tinh thể, tức là không có dạng hình
học xác định.
Câu 41: Hãy lấy một mẩu nến nhỏ, đặt trên một tấm thép phẳng, nằm ngang.
Sau đó hơ nóng tấm thép cho nến nóng chảy hoàn toàn. Vết nến trên tấm thép có
hình gì?
HD: hình tròn
Câu 42: Nến có tính đẳng hướng hay dị hướng? Vì sao?
HD: có tính đẳng hướng, vì lan ra theo mọi hướng như nhau
Câu 43: Tại sao nói chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng?
HD: vì không có dang hình học xác định, tính chất bù trừ cho nhau
theo mọi hướng
Câu 44: Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn vô định hình có đặc điểm gì?

9


HD: không có giá trị xác định. Trong lúc nóng chảy nhiệt độ vẫn tăng
lên.
Câu 45: Chất rắn như đường, lưu huỳnh tồn tại ở dạng nào? Kết tinh hay vô
định hình? Vì sao?
HD: có thể là cả hai, tuỳ theo điều kiện hình thành.
Câu 46: Hãy lập một sơ đồ phân loại và so sánh tính chất của chất rắn.

HD:

III. Sợ nở dài
Câu 47: Bộ thí nghiệm sợ nở dài bao gồm những gì?
HD: thanh đồng, đồng hồ micromet, nước, nhiệt kế
Câu 48: Đồng hồ micromet hoạt động như thế nào?
HD: khi đầu đo di chuyển đoạn l, kim của nó dịch chuyển để chỉ qía
trị l. Đồng hồ đo độ dịch chuyển của đầu kim.
Câu 49: Làm nóng thanh đồng bằng cách nào?
HD: làm nóng nước
Câu 50: Hãy mô tả thí nghiệm đang thực hiện
HD: đặt thanh đồng trong nước, đầu thanh chạm đầu đo của đồng hồ
micromet. Làm nóng nước để làm nóng thanh đồng, đồng nở ra, đẩy đầu đo
chuyển làm qua kim của đồng hồ. Đồ hồ chỉ chiều dài tăng thêm của thanh đồng
Câu 51: Trong thí nghiệm, ban đầu thanh đồng có nhiệt độ và chiều dài bao
nhiêu?
HD: t0 = 200C; l0 = 500mm
Câu 52: l và t là gì?
HD: l – độ nở dài của thanh khi nhiệt độ tăng t = t – t0
Câu 53: Quan sát bảng số liệu trang 194 và thực hiện tính  theo công thức
trong bảng
10


Câu 54: Nhận xét về các giá trị  tính được
HD: có giá trị gần bằng nhau. Bỏ qua sai số, coi  là không đổi.
Câu 55: Rút ra công thức tính l từ công thức của . Giải thích ý nghĩa của các
đại lượng trong công thức.
HD: l = l0..t; l – độ nở dài (chiều dài tăng thêm); l 0 chiều dài ban
đầu, t – độ tăng nhiệt độ (nhiệt độ tăng thêm),  - hệ số nở dài (đơn vị K-1)

Câu 56: Hệ số nở dài  phụ thuộc vào yếu tố nào?
HD: chất liệu của vật rắn
Câu 57: Quan sát bảng số liệu 36.2. Bảng này nói về đại lượng nào? Ở cùng độ
tăng nhiệt độ và chiều dài ban đâu, chất nào trong số đó nở dài nhiều nhất?
HD: hệ số nở dài, nhôm
Câu 58: Nêu ý nghĩa của hệ số nở dài ?
HD: là độ tăng chiều dài của vật rắn dài 1m khi nhiệt độ tăng thêm
0
1C
Câu 59: Độ nở dài tỉ đối là gì? Đơn vị?
HD: là tỉ số giữa l và l0, đơn vị %.
Câu 60: Lập công thức tính chiều dài của thanh đồng sau khi tăng nhiệt độ?
HD: l = l0(1 + .t)
IV. Sợ nở khối
Câu 61: Vì sao thể tích chất rắn tăng theo nhiệt độ?
HD: vì chiều dài tăng theo mọi hướng
Câu 62: Sự nở khối là gì?
HD: là sự tăng thể tích theo nhiệt độ.
Câu 63: Độ tăng thể tích phụ thuộc vào nhiệt độ theo công thức nào? Giải thích
các đại lượng trong công thức đó?
HD: V = V0..t với V0 - thể tích ban đầu; t – độ tăng nhiệt độ,  hệ số nở khối
Câu 64: Hệ số nở khối  được tính gần đúng như thế nào?
HD:  = 3
Câu 65: So sánh công thức trên với công thức về sự nở dài?
HD: tương tự nhau
Câu 66: Đã biết: x << 1 thì xn  0 (n = 2,3,4…). Chứng minh: (1 +x)n = 1 + nx
HD: bỏ các hệ số bậc cao (2 trở lên)
Câu 67: Chứng minh  = 3
HD: - Chon vật rắn có dạng lập phương, cạnh l0 ở nhiệt độ t0.
- V = V – V0 = l3 – l30 = l30 (1 + .t)3 - l30 = l30 .3.t = V0..t

Câu 68:  có đơn vị là gì?
HD: như  là K-1
Câu 69: Chất lỏng có nở khối không? Có áp dụng được công thức nở khối
không? Trường hợp nào cần lưu ý.
HD: Có. Không áp dụng cho nước ở 00C (nở ra khi lạnh đi)
11


V. Ứng dụng sự nở vì nhiệt của vật rắn
Câu 70: Tại sao giữa các bức tường dài thường phải có khe hở nhỏ
HD: để khi nhiệt độ tăng lên, tường nở ra không làm nứt gãy lẫn nhau
Câu 71: tại sao ở đầu mỗi cây cầu thường có một khoảng có cao su hoặc thép
răng cưa?
HD: như câu 1
Câu 72: Hãy kể một sốt trường hợp khác mà sự nở nhiệt có thể gây hại? Cách
để phòng tránh hư hại đó?
HD: trang 196 SGK Vật lí 10 CB; tìm kiếm hình ảnh với từ khóa "sự
nở vì nhiệt"
Câu 73: Hãy tìm hiểu về băng kép và rơle nhiệt? Mô tả lại cấu tạo và cách nó
hoạt động. Ứng dụng của băng kép. Lưu ý: tránh nhầm lẫn với cảm biến nhiệt
điện tử.
HD: Dùng web
Câu 74: Biến dạng nhiệt có ích không? Kể tên một số trường hợp có ích?
HD: trang 196 SGK Vật lí 10 CB
Câu 75: Hãy đề xuất phương án sử dụng biến dạng nhiệt vào trong một trường
hợp thực tế?
Câu 76: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập của SGK Vật lí 10.
Câu 77: Tìm hiểu cách tạo ra các loại tinh thể từ youtube.com với từ khoá "nuôi
tinh thể", "sự nở vì nhiệt" và mô tả lại cách thực hiện.
2.3.4. Kiểm tra đánh giá

Mục đích:
- kiểm tra, đánh giá quá trình tự học của học sinh
- đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ
- đánh giá tính hiệu quả của hệ thống câu hỏi hỗ trợ
Nội dung kiểm tra: bài 34, 36 SGK vật lí 10
Thời lượng bài kiểm tra: 15 phút
Hình thức bài kiểm tra: trắc nghiệm 4 lựa chọn
Số câu hỏi dự kiến: 12
Số lượng mã đề: 04
Ma trận đề kiểm tra:
Bài
Nhận biết
Thông
Vận dụng Vận dụng
hiểu
1
2
Bài 34
3-LT
1-LT
0
Bài 35
1-LT
3-LT
2-BT
2-BT
Câu hỏi bài kiểm tra:
MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Câu 1: Các chất rắn được phân thành các loại nào sau đây dựa trên cấu trúc?
A. chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.

B. chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
C. chất rắn kết tinh và chất rắn đa tinh thể.
12


D. chất rắn kết tinh và chất rắn đơn tinh thể.
Câu 2: Tính chất nào sau đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
A. có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. có tình dị hướng hoặc đẳng hướng.
C. có cấu trúc mạng tinh thể.
D. không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 3: Chất rắn đơn tinh thể có đặc tính nào sau đây?
A. có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B. có tính đẳng hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác đinh.
D. có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy không xác
định.
Câu 4: Khi nhiệt độ tăng, chiều dài của đa số các vật rắn
A. tăng
B. giảm
C. tăng rồi giảm
D. giảm rồi
tăng
MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 5: Kích thước của tinh thể phụ thuộc vào điều kiện nào?
A. bản chất của chất rắn
B. loại nguyên tử
C. thời gian hình thành tinh thể
D. liên kết trong tinh thể
Câu 6: Chọn câu sai. Hệ số nở dài  của một chất rắn là như nhau theo mọi

hướng nếu chất rắn là
A. chất rắn kết đơn tinh thể
B. chất rắn đa tinh thể
C. chất rắn kết tinh
D. chât rắn vô định hình
Câu 7: Một vật rắn có chiều dài l0 ở nhiệt độ t0 và có hệ số nở dài là . Khi nhiệt
độ tăng thêm t, chiều dài của vật rắn là
A. l0(1 + .t0)
B. l0(1 + .t)
C. l0 .t
D. l0(1 + )
Câu 8: Nồi cơm điện thường dùng bộ phận nào sau đây để đóng ngắt mạch
điện:
A. băng kép
B. thanh đồng
C. thanh sắt
D. thanh kẽm
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG 1
Câu 9: Một thước thép ở 100C có độ dài là 1000 mm. Hệ số nở dài của thép là
12.10-6 K-1. Khi nhiệt độ tăng đến 400C, thước thép này dài thêm ban nhiêu?
A. 0,36 mm.
B. 36 mm.
C. 42 mm.
D. 15mm.
Câu 10: Người ta muốn lắp một cái vành bằng sắt vào một bánh xe bằng gỗ có
đường kính 100cm. Biết rằng đường kính của vành sắt lúc đầu nhỏ hơn đường
kính của bánh xe 5mm. Vậy phải nâng nhiệt độ lên thêm bao nhiêu để có thể lắp
vành sắt vào bánh xe?
13



A. 5350C
B. 2740C
C. 4190C
D. 2340C
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG 2
Câu 11: Một tấm kim loại hình vuông ở 0 oC có đô dài mỗi cạnh là 40cm. khi bị
nung nóng, diện tích của tấm kim loại tăng thêm 1,44cm 2. Biết hệ số nở dài của
kim loại này là 12.10-6K-1. Xác định nhiệt độ của tấm kim loại?
A. 50oC
B. 30oC
C. 37,5oC
D. 25oC
Câu 12: Một bình thuỷ tinh chứa đầy 100 cm3 thuỷ ngân ở 200C. Hỏi khi nhiệt
độ tăng đến 400C thì khối lượng của thuỷ ngân tràn ra là bao nhiêu biết: Hệ số
nở dài của thuỷ tinh là: 1 = 9.10-6 K-1. Hệ số nở khối và khối lượng riêng của
thuỷ ngân ở 00C là: 2 = 1,82.10-4K-1 và ρ0 = 1,36. 104 kg/m3.
A. 4,19g
B. 4,12g
C. 3,21g
D. 2,11g
Đáp án các câu hỏi:
1.A 2.D 3.A 4.A 5.C 6.C 7.B 8.A 9.A 10.C 11.C 12.A
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
Để hỗ trợ học sinh, tôi đã áp dụng hệ thống câu hỏi và bài tập hỗ trợ đối với
học sinh các lớp 10C2; 10C5 trường THPT Hàm Rồng khi giảng dạy chủ đề
"Chất kết tinh. Chất vô định hình. Sự nở vì nhiệt của vật rắn".
Kết quả tổng kết học kỳ I của các lớp:
Trung

Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Yếu
Kém
bình
10C2
45
37%
55%
8%
0
0
10C5
47
25%
65%
10%
0
0
Kết quả kiểm tra khảo sát sau khi tiết học chính thức, bài kiểm tra ngắn
Điểm từ Điểm từ
Điểm từ
Điểm từ
Điểm
Lớp
Sĩ số
8-10
6,5 - 7,9

5,0 - 6,4
3,5 - 4,9
dưới 3,5
10C2
45
61%
31%
8%
0
0
10C5
47
42%
50%
8%
0
0
Kết quả khảo sát cho thấy. so với kết quả tổng kết trung bình học kỳ, chủ đề
"Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình. Sự nở vì nhiệt của chất rắn" cho thấy:
- Có sự tiến bộ rõ rệt đối với đối tượng học sinh mức độ khá và giỏi. Đây
cũng là đối tượng học sinh có ý thức tốt trong việc chủ động học tập. Trong giờ
học chính thức, đây cũng là nhóm học sinh đặt ra nhiều câu hỏi về nhiều khía
cạnh khác nhau của bài học: từ bản chất vấn đề, cách ứng dụng… tới các công
cụ toán học hỗ trợ làm bài tập.
- Không có sự thay đổi đáng kể đối với nhóm học sinh học lực trung bình
của bộ môn. Nhóm học sinh này thường xuyên thụ động trong quá trình học tập,
ít khi chủ động tìm hiểu kiến thức.
14



2.4.2. Đối với bản thân
Xây dựng được giải pháp hỗ trợ học sinh học một bài học mới cần rất nhiều
công sức đầu tư, lựa chọn. Hiệu quả của cách giải pháp vẫn đang còn chưa hiệu
quả ở đối tượng học sinh trung bình và chắc chắn là cả học sinh yếu kém. Tuy
nhiên, bản thân tôi thấy đây là một cách tốt để bắt đầu quá trình dạy học mới,
quá trình mà đối với cả giáo viên và học sinh vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu:
dạy học theo hướng nghiên cứu bài học.
2.4.3. Đối với đồng nghiệp và nhà trường.
Để thay đổi, từ bỏ cách dạy học truyền thống là không dễ dàng, chuyển vai
trò trung tâm của việc học sang người học cũng còn nhiều vấn đề chưa làm
được. Tôi tin rằng, nếu hệ thống giải pháp hỗ trợ, đặc biệt là hệ thống câu hỏi
được xây dựng đồng bộ, toàn chương trình, đồng nhất quan điểm thì có thể giúp
tôi và đồng nghiệp bắt đầu phương pháp dạy học mới hiệu quả hơn. Quan trọng
hơn, cách học bị động về bài học mới của học sinh sẽ được thay thế hoàn toàn
bằng cách học chủ động, chủ học học kiến thức cần thiết cho bản thân hiện tại
và sau này.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.
Trong quá trình hỗ trợ học sinh tự học bằng cách giải pháp đã áp dụng, tôi
nhận thấy:
- Giải pháp 1: có thể áp dụng với các nội dung không gộp chủ đề, giúp học
sinh có đủ thờ gian để hiểu về chủ đề cụ thể.
- Giải pháp 2: có tính hiệu quả tức thời, góp phần giúp học sinh tư duy liên
tục, học tập không bị gián đoạn. Bản thân cần chủ động trong việc liên lạc và
tăng cường hỗ trợ nhóm học sinh trung bình và yếu kém
- Giải pháp 3: Hệ thống câu hỏi giúp học sinh có định hướng rõ ràng hơn,
tập trung hơn vào trọng tâm kiến thức. Tuy nhiên cần được bổ sung, tăng cường
kiến thức thực tế, ứng dụng trong cuộc sống.
- Giải pháp 4: tạo ra động lực để tất cả các học sinh cần chủ động học tập,
câu hỏi kiểm tra nên theo hướng tăng nội dung thực tế của giải pháp 3.

3.2 Kiến nghị
Về các giải pháp hỗ trợ học sinh, tôi nhận thấy có thể áp dụng cho mọi nội
dung của chương trình bộ môn và các môn học khác, tăng cường dạy hỗ trợ dạy
học theo hướng nghiên cứu bài học. Riêng đối với hệ thống câu hỏi hỗ trợ cần
rất nhiều thời gian để đầu tư xây dựng nên để áp dụng được trong nhà trường,
mỗi giáo viên bộ môn cần thực hiện một phần hoặc chương, ghép nối để có
chương trình toàn diện.

15


XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 05 năm 2020
Tôi xin cam đoan SKKN này do tôi viết,
không sao chép của người khác.
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thái Quyết

16


Tài liệu tham khảo:
- Sách giáo viên Vật lý 10 nâng cao – Nguyễn Thế Khôi – Phạm Quý Tư NXB Giáo dục
- SGK Vật lí 10 cơ bản – Nguyễn Văn Thuận – Vũ Thanh Mai - NXB Giáo
dục
- Web vietjack.com: />- Website hoctap24h.com: />- Youtube, google image: search "nuôi tinh thể", "sự nở vì nhiệt"; "thí
nghiệm sự nở vì nhiệt"


17


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thái Quyết
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Hàm Rồng

TT Tên đề tài SKKN

1

Sự thiếu ổn định trong kết quả
thực hành đo hệ số ma sát –
nguyên nhân – giải pháp và
phương án đề xuất.

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Cấp Sở


B

Năm học
đánh giá xếp
loại

2011

18



×