Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lý thuyết môn GDQP AN cho học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.64 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIẢNG DẠY LÝ THUYẾT MÔN GIÁO DỤC
QUỐC PHÒNG – AN NINH CHO HỌC SINH LỚP 12

Người thực hiện: Lê Như Hưng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDQP - AN

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lý luận


2
2.2. Thực trạng vấn đề khi trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
4
tiết học lý thuyết môn GDQPAN lớp 12 THPT
2.4. Giáo án thể nghiệm
9
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
3. Kết luận và kiến nghị
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
16
3.2.1. Đối với tổ chuyên môn
16
3.2.2. Đối nhà trường
16
3.2.3. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo
16
Tài liệu tham khảo
18


1. MỞ ĐẦU
Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo
dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ
bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, “Tiếp tục nâng

cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ
thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội giáo dục.
Báo cáo văn kiện Đại hội X của Đảng nêu rõ “Ưu tiên hàng đầu cho việc
nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp
dạy và học… phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh.
Giáo dục quốc phòng – an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân,
nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới
XHCN có sự phát triển toàn diện. Việc GDQP-AN cho học sinh là nhiệm vụ hết
sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ
trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ
năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP-AN cho học sinh là
nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN,
nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu
CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự,
chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong
những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân
cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP-AN còn trang bị kiến thức, ý thức
xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước.
1.1.Lý do chọn đề tài:
Thực hiện theo Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII về “đổi mới phương pháp
giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều”: Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX về “Đổi mới phương pháp dạy và học phát huy tư duy sáng
tạo năng lực tự đào tạo của người học… phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng
chất lượng và đạo đức sư phạm”. Qua thời gian và quá trình giảng dạy môn Giáo
dục quốc phòng – an ninh theo phương pháp mới, bản thân tôi nhận thấy trong
một tiết dạy học lý thuyết giáo viên phải chuyển tải nhiều kiến thức đồng thời
phân chia thời gian học lý thuyết cũng như thực hành phải hợp lý khoa học mới

giải quyết được hết trọng tâm nội dung bài dạy, không để học sinh học phần lí
thuyết cũng như thực hành một cách thờ ơ, thiếu coi trọng và cũng tránh sự nhàm
chán không hứng thú học tập, trong khi môn giáo dục quốc phòng an ninh là môn
học mới đối với học sinh lớp 10 THPT. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải vận
dụng phát huy tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy vận dụng những hình thức,
biện pháp phù hợp, gây kích thích, hứng thú học tập tới học sinh để các em tiếp
nhận kiến thức một các nhanh nhất, có hiệu quả cao nhất.
Với lý do như trên tôi mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy lý thuyết môn Giáo dục quốc
phòng – An ninh cho học sinh lớp 12 THPT”. Quá trình nghiên cứu và viết sáng
1


kiến nghiệm không tránh khỏi những nhiều hạn chế trong viết lách, cách dùng
ngôn từ, tất sẽ không tránh khỏi những thiếu sót đối với bản thân. Rất mong bạn
bè, đồng nghiệp… góp ý, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh
nghiệm năm học 2019-2020, sự thành công của đề tài là cơ sở để tiếp tục nghiên
cứu ở những bài, chương rộng hơn và sự chuyển tải kiến thức đến học sinh hiệu
quả và chất lượng trong chương trình phần lý thuyết môn GDQP – AN.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Đề tài đưa ra một số phương pháp phát huy tính tư duy tích cực, chủ động học
tập của học sinh trong 1 tiết bài giảng môn GDQP-AN, qua đó nhằm đánh giá và
nâng cao chất lượng dạy học môn GDQP-AN bậc THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 12 trường THPT Hàm Rồng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành giải quyết các nhiệm vụ của đề tài có hiệu quả tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
1.4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo .
Thông qua phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan như:

sách giáo khoa GDQP – AN, tài liệu tham khảo, tài liệu đổi mới phương pháp dạy
học và một số trò chơi phù hợp với quân sự.
1.4.2. Phương pháp phỏng vấn:
Thông qua phỏng vấn các thầy cô giáo và các đồng nghiệp có nhiều kinh
nghiệm trong và ngoài trường để lấy tư liệu phục vụ nghiên cứu .
1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Tôi tiến hành quan sát các giờ tập luyện chính khóa, ngoài thao trường của
các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Từ đó, đi đến việc giải quyết các nhiệm vụ
của đề tài một cách chính xác và đúng hướng.
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm và đánh giá kết quả năm học.
Áp dụng trong các tiết lý thuyết và thực hành để thực nghiệm và đánh giá
kết quả học tập của học sinh thông qua việc nâng cao khả năng tư duy bằng việc
thảo luận nhóm, tổ tại các giờ học chính khóa.
1.4.5. Thời gian nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này tôi nghiên cứu từ tháng 25/8/2019 đến tháng
25/9/2019 và chia thành nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ 25/8/2019 đến 25/09/2019.
- Chọn đề tài .
- Xây dựng đề cương.
Giai đoạn 2: Từ 25/09/2019 đến 25/6/2019
- Giải quyết nhiệm vụ đề tài
- Xử lý số liệu và hoàn thiện đề tài.
Giai đoạn 3: Từ 25/6/2019 đến 28/6/2020
- Viết và chỉnh sửa hoàn chỉnh đề tài.
- Báo cáo trước Hội nghị Sáng kiến chuyên môn cấp tổ, nhà trường.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận:
2



Căn cứ Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Chỉ thị 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh
đạo của đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới; Chỉ thị số 417/CTTTg ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ vế việc tăng cường chỉ đạo, thực
hiện công tác GDQP-AN năm 2010 và những năm tiếp theo; Nghị định 116/2007NĐ-CP về GDQP-AN cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác làm cơ sở
pháp lý để thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN trong các trường THPT.
Căn cứ chỉ thị 2919/CT-BGDĐT, ngày 10/8/2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm
học 2018 – 2019 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo. Công văn số 3696, ngày
23/8/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng – an ninh năm
học 2019 – 2020.
Nhiệm vụ năm học 2019-2020 Trường THPT Hàm Rồng là: Tiếp tục chỉ đạo
triển khai thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”. Gắn kết với việc triển khai tổ
chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, thực
hiện nghiêm kỷ cương nền nếp, dân chủ trường học. Xây dựng môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Trường THPT Hàm Rồng là một trong những nhà trường có điều kiện về
cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sân bãi cơ bản đáp ứng số lượng tiết học
giáo dục quốc phòng – an ninh. Nội dung tiết học giáo môn dục quốc phòng – an
ninh chính khóa đã truyền thụ cơ bản cho các em học sinh những tri thức về nền
Giáo dục quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân, những hiểu biết về tổ chức
QĐND Việt Nam, về nhà trường quân đội, về lịch sử QĐND Việt Nam, truyền
thống đấu tranh dựng nước - giữ nước của dân tộc và Luật biên giới Quốc gia. Đó
là những kiến thức rất bổ ích, thiết thực với học sinh phổ thông trước ngưỡng cửa
cuộc đời. Về phần học thực hành các em học sinh còn được làm quen với tác
phong quân đội qua các bài học về điều lệnh, đội ngũ ở lớp 10,11,12, hiểu và nắm
chắc các kiến thức về xử lý các tai nạn thông thường như băng bó, cứu thương,
phòng chống say nắng, say nóng, điện giật, cứu đuối ở chương trình lớp 10......
làm quen với các phương tiện chiến đấu như ném lựu đạn, cách tháo lắp và bắn

súng tiểu liên AK, CKC ở lớp 11...Các tư thế vận động cơ bản trong chiến đấu ở
lớp 12,... Cách bảo quản quân khí trang thiết bị học tập và tập luyện thông qua học
tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh. Qua đó đã giáo dục cho học sinh lòng
yêu nước - tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn
biến hoà bình của kẻ thù. Toàn bộ chương trình học tập của từng khối được xây
dựng theo chương trình hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đảm bảo dạy đủ, dạy đúng
môn, đủ 1 tiết/tuần, đúng phân phối chương trình. Vì vậy các tiết học giáo dục
quốc phòng – an ninh học sinh tham gia học đầy đủ tích cực sôi nổi và hào hứng.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến nghiệm:
2.2.1 Thuận lợi :
Trường Trung học phổ thông Hàm Rồng là trường có bề dày lịch sử 45 năm
xây dựng và trưởng thành, nhà trường có một đội ngũ tập thể sư phạm đều đạt
3


chuẩn và trên chuẩn về kiến thức, có chuyên môn vững, nhiệt tình, tận tụy với
công tác quản lý và giảng dạy.
- Hội đồng sư phạm nhà trường luôn có sự đoàn kết gắn bó mật thiết với nhau.
- Đối với môn Giáo dục quốc phòng – An ninh. Nhà trường cùng các cấp lãnh
đạo luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc
phòng – an ninh đều được đào tạo vững về chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết
với môn học.
- Điều kiện sân bãi, phòng học, dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho môn học
Giáo dục quốc phòng – an ninh tương đối đầy đủ.
- Nề nếp, kỷ cương của nhà trường đối với học sinh chặt chẽ qua từng cấp,
từng khâu nên đa phần các em chăm ngoan và có ý thức học tập tốt.
2.2.2. Khó khăn:
- Đội ngũ giáo viên giáo dục Quốc phòng – An ninh hoàn toàn là giáo viên cơ
bản được đào tạo từ chuyên ngành giáo dục thể chất. Đối với lĩnh vực Quốc phòng
– An ninh, tuy được đào qua lớp giáo viên giáo dục Quốc phòng và được tập huấn

về chuyên môn thường xuyên hàng năm, nhưng do đây là một lĩnh vực khá mới và
thời gian được lĩnh hội về chuyên môn có hạn nên ít nhiều đã gặp phải khó khăn
trong giảng dạy.
- Đối với học sinh : Do khách quan các em được sinh ra và lớn lên trong thời
bình và do yêu cầu về lượng kiến thức của các môn học, giờ học, cộng thêm áp
lực từ phía không ít phụ huynh và học sinh đã quan tâm nhiều đến môn học khối
thi THPT quốc gia, thi ĐH-CĐ nên đã tác động ít nhiều đến suy nghĩ và việc xác
định nhiệm vụ học tập đối với bộ môn. Một bộ phận học sinh còn ngộ nhận và coi
đây là môn học phụ dẫn đến ý thức học tập môn Giáo dục quốc phòng – an ninh
chưa cao.
- Tình trạng học sinh chưa trang bị đầy đủ sách giáo khoa và trang phục của
môn giáo dục quốc phòng – an ninh cũng làm cho việc giảng dạy theo phương
pháp mới còn bị hạn chế nhất định.
- Dụng cụ, trang thiết bị cho môn học tương đối đầy đủ từ nguồn hỗ trợ từ Vụ
Quốc phòng, được Sở giáo dục – đào tạo cấp và một số tự trang bị nhưng do dùng
lâu nên bị hư hỏng dẫn đến còn thiếu : Tranh ảnh giảng dạy còn hạn chế ở một số
nội dung bài giảng, nên việc học thầy cô giảng dạy mới chỉ trang bị cho các em
học sinh về lý thuyết và thực hiện được các tư thế, các yếu lĩnh của động tác cơ
bản nên hiệu quả thực sự chưa cao trong khi Hội thao.
2.2.3. Chất lượng học tập môn GDQP những năm gần đây.
Chất lượng đại trà học tập môn GDQP – An còn nhiều điểm yếu cụ thể như:
- Nhiều học sinh chưa có nhiều hứng thú tập trong học tập môn GDQP.
- Ảnh hưởng của việc học khối, sự hiểu lệch môn học còn xem nhẹ môn
học GDQP với các môn khác trong nhà trường.
- Kết quả học tập có đi lên nhưng còn chậm trễ, có sức ỳ lớn. Số học sinh
yếu còn nhiều.
2.3. Một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy lý thuyết môn Giáo
dục quốc phòng - an ninh ở lớp 12 THPT.
2.3.1. Tuyển chọn và xây dựng vai trò của đội ngũ cán sự môn học:
4



Chúng ta biết rằng không thể có ngay số em học sinh có năng lực làm cán
sự lớp. Muốn giúp những học sinh này trở nên những cán sự lớp biết cách điều
hành tổ chức đòi hỏi người thầy phải có một số kỹ năng cần thiêt, dù giáo viên chủ
nhiệm đã tuyển chọn cán sự lớp là lớp là lớp trưởng, lớp phó. Nhưng việc lựa
chọn một cán sự môn học có năng lực lại rất cần thiết đối với từng môn.
- Lựa chọn: có thể qua sự tín nhiệm của tập thể lớp nhưng cũng cần có sự
quan sát tiếp nhận nội dung kiến thức của môn học để lự chọn phù hợp với bộ
môn. Cũng có thể chọn những học sinh có sức học khá, ngoan về hạnh kiểm
nhưng biết diễn đạt mạch lạc, thuyết phục một vấn đề hơn những học sinh khác
trong cùng lớp để chúng ta lựa chọn.
- Bồi dưỡng: thường xuyên trao đổi và hướng dẫn cho các em theo từng
nhiệm vụ mà chúng ta đã phân công, không nên giao khoán cho các em mà có sự
trợ giúp; cũng không tham gia quá sâu để các em độc lập hoạt động và giáo viên
sẽ tư vấn cho các em, giúp các em giải quyết các tình huống khó khăn khi gặp
phải trong luyện tập lý thuyết cũng như thực hành.
- Động viên khích lệ kịp thời để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán sự
chuyên môn thông qua việc kiểm tra, đánh giá cho điểm thành phần môn học.
Cũng từ đó thông qua việc giao nhiệm vụ, cán sự bộ môn thay mặt giáo viên quản
lý nhóm, tổ học tập trong lớp, tổng hợp và đưa ra câu hỏi để thảo luận giữa các
nhóm, được trực tiếp cùng giáo viên tham gia đánh giá cho điểm các lần kiểm tra
môn thực hành. Có biện pháp tuyên dương động viên các em làm tốt, uốn nắn
những lệch lạc của các em nhưng không làm cho các em mất uy tín trong tập thể
lớp.
- Việc sử dụng đội ngũ cán sự môn học là biện pháp đổi mới phương pháp
giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học,
ý thức kỷ luật, từ đó hình thành phẩm chất đạo đức tốt, tạo tiền đề cho các em phát
triển trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
2.3.2. Học tập theo phương pháp thảo luận tổ, nhóm học tập trong lớp:

- Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học sinh
giúp các học sinh giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về
nhiều mặt.
* Biện pháp thực hiện:
Theo cách này, học sinh được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày
quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Để có thể phát huy được những lợi ích của
việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp nền tảng cho học sinh. Do đó, giáo viên
phải khơi gợi hứng thú học sinh bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương
ứng với trình độ của học sinh, hoặc đặt câu hỏi, đưa ra vấn đề dẫn dắt học sinh đạt
đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũng phải được
sắp xếp để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm tham gia một cách tích cực.
Chia lớp thành 4 nhóm, từ 08 đến 11.. thành viên/nhóm theo những tiêu chí
như sau: Mỗi nhóm đều có những cán sự lớp "cứng”, là những thủ lĩnh nhóm đầu
tiên. Chia các nhóm đồng đều theo tỷ lệ học lực: có bạn khá, có bạn chưa khá.
Chia nhóm đồng đều theo tỷ lệ rèn luyện, tương tự học lực. Tỷ lệ nam nữ tương
đương với tỷ lệ nam nữ của lớp 50:50. Xây dựng quy định cho nhóm. Với cách
chia nhóm như thế này, các nhóm đồng đều nhau nên dễ dàng hơn trong quản lý,
5


đặc biệt, có một số cán sự lớp ở mỗi nhóm là hạt nhân để phát triển năng lự học
tập của nhóm. Tuy vậy, theo đánh giá khách quan kỹ năng làm việc nhóm của học
sinh, năng lực lãnh đạo của các em hầu như là yếu nên phải được chỉ dẫn cụ thể
ngay ở lúc ban đầu .
Do vậy cần xây dựng và giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng là người có năng
lực, có thế mạnh về học tập, phân chia theo cách: -Ai viết đề cương? Làm bảng
phân công công việc. Hầu hết là nhóm trưởng -Ai tìm tài liệu? -Ai xử lý tài liệu?
-Ai viết bài? -Ai phản biện lại bài viết, tài liệu của nhóm? -Ai chuẩn bị câu hỏi,
phản biện nhóm khác - Ai thư ký?... đều phải cụ thể hóa.
Có chính sách thưởng phạt trong thảo luận. Thưởng cho những học sinh

tham gia sôi nổi, nhiệt tình bằng cách đặt câu hỏi hay, giáo viên thưởng điểm tốt.
Thông thường, câu hỏi được giáo viên đưa lên cho nhóm trình bày và thảo luận
nghiên cứu vì vậy câu hỏi của học sinh phải chuyển cho giáo viên, giáo viên xem
xét, chọn câu hỏi hay, chuyển cho nhóm thảo luận trả lời. Các nhóm trưởng có thể
đặt câu hỏi tranh luận trực tiếp với người trả lời. Sau khi nghe câu trả lời, người
đặt câu hỏi phải phản biện được, đúng ở đâu, sai ở đâu, góp ý gì cho câu trả lời
hoàn thiện. Giáo viên là người kết luận cuối cùng. Vì vậy yêu cầu người đặt câu
hỏi phải nắm vững câu hỏi, tham gia với tinh thần đóng góp, xây dựng tốt. Đây là
một mô hình tốt, rất đáng học tập, thu hút được học sinh.
2.3.3. Phương pháp Thực hiện tiết dạy bằng giáo án điện tử:
Biện pháp thực hiện:
- Về thiết kế bài giảng:
Bài giảng điện tử cần được thiết kế sao cho có nội dung và hình thức trực
quan, sinh động và lôi cuốn; vì vậy, phải lồng ghép thêm các tư liệu hình ảnh, các
đoạn phim ngắn hay âm thanh có liên quan đến nội dung bài giảng; yếu tố thẩm
mỹ cũng cần được coi trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử sao cho có màu
sắc, hình thức đẹp nhưng không rối mắt do tạo quá nhiều hiệu ứng (chuyển trang,
chạy chữ…) làm cho học sinh mất tập trung vào nội dung chính của bài giảng và
mất thời gian vô ích.
Các công đoạn thường theo một qui trình sau:
Sau khi soạn nội dung (phần chữ cho các slide) cho bài giảng, chỉnh sửa và
thu gọn cho phù hợp với nội dung các tiết học trong giáo án điện tử. Theo kinh
nghiệm của tôi sẽ đưa lên slide những thông tin lẽ ra viết lên bảng (khi dạy bằng
phương pháp truyền thống), chủ yếu là các đề mục và một số nội dung tóm tắt hay
các trích dẫn… tuyệt đối không bê nguyên bài soạn vào slide. Vì vậy, cũng xin nói
thêm là sử dụng giáo án điện tử nhưng vẫn phải có bài soạn…
Công việc đầu tiên khi thiết kế slide cho bài giảng điện tử là phải chọn màu
nền, phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ cho bài giảng. Đây là khâu khá quan trọng, làm
tốt khâu này sẽ giúp học sinh dù ngồi cuối lớp vẫn theo dõi được slide đồng thời
chữ không quá lớn, chiếm quá nhiều “diện tích” của mỗi slide; màu nền, màu chữ

cũng cần hài hòa sao cho đảm bảo độ tương phản nhưng không quá lòe loẹt hay ảm
đạm gây phản cảm. Do chưa có một chuẩn chung, do đó tôi phải thiết kế thử và
giảng thử nhiều lần trên lớp, lấy ý kiến giáo viên trong tổ và của học sinh để chọn
được một phương án phù hợp nhất. Nên cố gắng mô hình hóa nội dung bài giảng
thành các sơ đồ, mô hình, đồ thị để chuyển các slide. Công việc này chiếm mất
6


nhiều thời gian, công sức của giáo viên, nhưng bù lại việc truyền tải bài giảng đến
học sinh sẽ rất trực quan, sinh động, giúp học sinh hưng phấn hơn khi tiếp thu bài
giảng và do đó hiệu quả tiếp thu bài giảng sẽ cao hơn.
Việc thiết kế kết cấu bài giảng cũng như sự tiện lợi khi giảng cũng cần được
chú trọng. Tôi chọn giải pháp để tất cả các chương trình cùng một tệp Powerpoint
và sử dụng tính năng Huperlink của Powerpoint để liên kết giữa các chương trong
bài giảng và giữa các nội dung bài giảng với các tư liệu được sử dụng. Ví dụ: khi
giáo viên đang giảng ở trang danh mục các chương, có thể chuyển ngay đến
chương bất kỳ của bài giảng bằng cách kích chuột lên đầu mục chương đó trong
danh sách. Hay có thể sử dụng các nút chức năng để chuyển đến phần tư liệu và
quay về vị trí bài giảng ban đầu… Tóm lại, giáo viên có thể chuyển đến một vị trí
tùy ý trong bài giảng chỉ bằng một vài lần kích chuột mà không phải lần tìm mất
thời gian.
Các tư liệu sưu tầm được phải chọn lọc, phân loại, cắt ghép sao cho phù hợp
với mỗi tiết, mỗi chương trình bài giảng. Thời lượng của tư liệu, nhất là phim tư
liệu nên vừa đủ minh họa cho phần bài giảng tránh kéo dài không cần thiết làm
loãng thông tin và ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. Các phim tư liệu có thời
lượng dài, bổ ích cho môn học được thu xếp cho học sinh xem vào một vài tiết
học riêng. Yêu cầu học sinh thu hoạch, liên hệ với bài giảng.
- Giáo viên trên lớp với giáo án điện tử:
Với việc dạy học bằng giáo án điện tử giáo viên sẽ hạn chế tối đa việc viết
bảng, thời gian, sức lực giáo viên tập trung cho bài giảng có sức lôi cuốn học sinh

hơn.Tuy nhiên, giáo án điên tử chỉ là sự trợ giúp, còn chất lượng bài giảng tốt hay
không phụ thuộc vào các yếu tố: Sự truyền đạt tri thức, trình độ của giáo viên và
thái độ của người học.
Trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn GDQPAN sẽ có rất nhiều phát kiến mới và không dừng ở đó bảng thông minh lại bắt đầu
ra đời đi theo những dự án mới, đây sẽ đáp ứng được những yêu cầu trong thời đại
công nghệ 4.0 bước đầu mang đến cho giáo viên và người học những kết quả thiết
thực.
2.3.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá tiết học:
Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích để nắm bắt được kết quả học tập của học
sinh trong một tiết học mà giáo viên đã truyền đạt và đưa ra nội dung bài học.
Trong mỗi tiết học giáo viên cần bố trí phân chia thời gian giảng dạy đảm
bảo tính hợp lý và khoa học để học sinh từ chuẩn bị kiến thức học (Phần mở đầu)
đến sẳn sàng tiếp thu kiến thức và nghiên cứu trao đổi bài học bằng việc tiếp thu
nội dung chương trình bài học (Phần cơ bản) và trả lời các câu hỏi bám sát bài học
của giáo viên đề ra và dùng lý luận bản thân để đưa ra các tình huống câu hỏi có
vấn đề trong thảo luận nhóm học tập. Do vậy mỗi tiết học phần kết thúc có 5 phút,
giáo viên cần nhanh chóng tổng hợp nội dung chính bài học đã được giảng dạy
truyền đạt tới học sinh và đưa ra câu hỏi được chuẩn bị trước tới nhóm trưởng
nhóm học tập thảo luận nhanh và trả lời trong 2 phút. Ít nhất cho 2 học sinh đại
diện 2 nhóm trả lời trước toàn thể lớp. Giáo viên lấy ý kiến tham luận của học sinh
trong lớp đồng thời bổ sung hoàn thiện câu trả lời đúng. Lưu ý ghi nhận thành tích
và biểu dương tinh thần học tập của các tổ nhóm trong lớp. Sau đó giao nhiệm vụ
7


học tập và nội dung ôn luyện cho tất cả học sinh trong lớp với nội dung bài đã học
và nghiên cứu xem trước bài học tiếp theo.
2.3.5. Một vài giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo Dục
Quốc Phòng – An Ninh.
2.3.5.1. Giải pháp 1.

Kết hợp Ban giám hiệu Nhà trường, tổ nhóm chuyên môn tổ chức học tập
chuyên đề nghiên cứu chương trình phương pháp dạy theo phương pháp đổi mới
nhằm cập nhật kiến thức phổ thông mới .
Biện pháp thực hiện:
Tổ chức học tập nghiên cứu tài liệu, nội dung chương trình học bộ môn giáo
dục quốc phòng, an ninh, cập nhật kiến thức mới là nội dung quan trong không thể
thể thiếu trong năm học, bằng việc nắm chắc kiến thức và nội dung chương trình
cập nhật kiến thức mới thông qua lớp chuyên đề mỗi năm do Sở giáo dục tổ chức
tại nhà trường giáo viên bộ môn GDQP, AN cần xây dựng kế hoạch thông suốt
chương trình học tập cả năm học trình và đề nghị phối hợp Ban giám hiệu và phụ
trách chuyên môn nhà trường cùng tổ chuyên môn tổ chức hội nghị tập huấn nâng
cao kiến thức môn GDQP-AN tại nhà trường để cập nhật kiến thức mới cho giáo
viên giảng dạy môn GDQP-AN. Từ đó để có cập nhật phương pháp giảng dạy nâng
cao chất lượng môn GDQP-AN đáp ứng công cuộc đổi mới của nền giáo dục và
nâng cao chất lượng học tập của cho học sinh, giúp giáo viên có thêm kiến thức mới
để truyền thụ kiến thức tới học sinh hiệu quả nhất.
2.3.5. 2. Giải pháp 2.
Phối hợp với nhà trường và đoàn thanh niên làm tốt công tác tuyên truyền
nâng cao nhân thức về nâng cao trách nhiệm tham gia xây dựng nền quốc phòng
toàn dân – an ninh nhân dân của thanh niên học sinh. Đồng thời phòng tránh các
tệ nạ xã hội học đường thông qua bộ môn GDQP-AN.
Nhân các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, Tổ trưởng chuyên môn đề
nghị Ban giám hiệu nhà trường tổ chức Giáo dục pháp luật, cho học sinh tham gia
mít tin, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; thi tìm hiểu ngày thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam; ngày thành lập Công an nhân dân, ngày thành lập
Tỉnh, thi về phòng chống ma túy, HIV/AIDS.… tổ chức các cuộc thi xây dựng nền
nếp tác phong quân sự, nếp sống xanh sạch đẹp trong nhà trường phổ thông, qua
đó để nâng cao nhận thức, hiểu biết về đường lối, chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật Nhà nước, truyền thống của quê hương, đất nước, nâng cao nhận
thức về quốc phòng, an ninh cho học sinh.

2.3.5.3. Giải pháp 3:
Thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất
lượng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, đây là yếu tố cơ bản để nâng cao chất
lượng môn học GDQP-AN. Đúng theo chỉ thị 2919/CT-BGDĐT, ngày 10/8/2018
về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 – 2020 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.
Công văn số 3696, ngày 23/8/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo
dục quốc phòng – an ninh năm học 2019 – 2020.
2.3.5.4. Giải pháp 4:
Thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy cho phù hợp với
từng đối tượng, tăng cường giáo dục truyền thống, lịch sử cho học sinh thông qua
8


bảo tàng cách mạng của trung ương, địa phương; thường xuyên cập nhật thông tin
để truyền đạt cho học sinh những tiêu chí mới về bảo vệ Tổ quốc.
2.3.5.5. Giải pháp 5:
Thường xuyên phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Bộ CHQS, Hội
đồng GDQP-AN tỉnh, giữa các nhà trường với cơ quan quân sự địa phương để tạo
sự thống nhất, đồng bộ trong công tác chỉ đạo và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất,
sách giáo khoa, tranh ảnh, mô hình học cụ phục vụ cho môn học; thường xuyên
làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá kết quả môn học, tổ chức hội thi, hội
thao, thực hiện tốt công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương,
khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong giảng dạy, học tập môn
học GDQP-AN.
2.3.5.6. Giải pháp 6:
Thường xuyên quan tâm đầu tư ngân sách, đổi mới chế độ chính sách cho
giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học GDQP-AN theo chế độ hiện hành, nhằm
động viên kịp thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho giáo viên trong thực hiện
nhiệm vụ.
2.4. Giáo án thể nghiệm:

Tiết thứ: 28
CÔNG TÁC PHÒNG KHÔNG NHÂN DÂN
I. PHẦN GIỚI THIỆU: Công tác phòng không nhân dân là tổng hợp các biện
pháp và hoạt động của quần chúng nhân dân nhằm đối phó với các cuộc tiến công
hoả lực bằng đường không của địch. Phòng không nhân dân chủ yếu do đông đảo
quần chúng nhân dân tiến hành bao gồm toàn bộ các cấp các nghành, các cơ quan
nhà nước, các tổ chức xã hội.
II. MỤC TIÊU:
1, Về kiến thức: - Hiểu được khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và những nội dung
cơ bản của công tác phòng không nhân dân.
2, Về kỹ năng: - Biết cách phòng tránh đơn giản khi kẻ thù tiến công bằng
đường không.
3, Ý thức: - Nhận thức được trách nhiệm của công dân đối với công tác phòng
không nhân dân.
- Có thái độ đúng trong việc phòng tránh khi kẻ thù tiến công.
- Xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của người thanh niên – học sinh
tham gia thực hiện tốt công tác phòng không nhân dân khi được phân công.
III. CHUẨN BỊ:
1, Đối với giáo viên:
- Chương trình giảng dạy:
+ Nghiên cứu bài 8 trong SGK và SGV, các tài liệu liên quan đến bài học.
+ Sưu tầm tranh ảnh, sơ đồ minh họa cũng như những đoạn phim tư liệu về
chiến tranh chống Mĩ khi chúng đánh phá bằng không quân ra Miền Bắc phù hợp
với nội dung bài học.
- Phương tiện dạy học:
+ Giáo án viết tay, giáo án điện tử.
9


+ Hình ảnh minh hoạ, máy tính, máy chiếu.

- Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh:
Nghiên cứu tài liệu và đối tượng để vận dụng phương pháp dạy học cho phù
hợp, sử dụng phương pháp thuyết trình, trực quan, vấn đáp để đánh giá học sinh.
2, Đối với học sinh:
- Chuẩn bị kiến thức:
+ Đọc và nghiên cứu bài 8 trong SGK giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 12.
- Chuẩn bị tài liệu học tập : + Trang phục đúng quy định.
+ Sách, vở theo yêu cầu.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1, Tổ chức trước khi giảng dạy ( Thời gian 2 phút):
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, đồ dùng học tập, quán triệt học sinh chú ý, tích
cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Kiểm tra bài cũ ( Thời gian 3 phút):
TT Học sinh thứ
Nội dung kiểm tra
1

1

2

2

- Có mấy cách lợi dụng địa hình, địa vật?
( Địa hình che khuất, che đỡ, địa hình trống trải)
- Nêu cách lợi dụng địa hình, địa vật che khuất?
( Nêu được vị trí lợi dụng và tư thế động tác khi lợi dụng..)

2, Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
TT


NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN

1

THỜI
GIAN

HOẠT
ĐỘNG CỦA
HỌC SINH

Dẫn nhập:
Giáo viên dùng phương - Học sinh 2 phút
Trong công cuộc xây dựng pháp thuyết trình để giới chú ý lắng
nền quốc phòng toàn dân, thiệu bài.
nghe.
bảo vệ Tổ quốc ngay cả
trong thời bình, một trong
những nội dung đóng vai
trò hết sức quan trọng đó
chính là phòng không
không quân. Công tác
phòng không nhân dân
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc là một nội dung trong

xây dựng nền quốc phòng
toàn dân – hình thức hoạt
động phòng không do toàn
dân tiến hành dưới sự lãnh
đạo của Đảng, sự điều
hành thống nhất của Chính
phủ, thông qua s1ự chỉ đạo,

1

Mục dẫn nhập, tác giả trích dẫn nguyên văn từ TLTK số 4

10


2

điều hành trực tiếp của
Ban Chỉ đạo công tác
phòng không nhân dân các
cấp từ Trung ương đến địa
phương.
Hoạt động 1:
I - SỰ HÌNH THÀNH

PHÁT
TRIỂN
CÔNG TÁC PHONG
KHÔNG NHÂN DÂN.
1, Khái niệm chung về

công tác phòng không
nhân dân.
Công tác PKND là tổng
hợp các biện pháp và hoạt
động của quần chúng nhân
dân, nhằm đối phó với các
cuộc tiến công hỏa lực
bằng đường không của
địch.

- Giới thiệu khái niệm về
công tác phòng không
nhân dân.
Thứ nhất, phòng không
nhân dân là một nội dung
quan trọng của công tác
quốc phòng, quân sự;
được xây dựng, hoạt động
trong khu vực phòng thủ,
là một bộ phận của thế
trận quốc phòng toàn dân
trên mặt trận đối không
nhằm thực hiện phòng,
tránh, đánh trả và khắc
phục hậu quả các hành
động xâm nhập, tiến công
đường không của địch;
bảo vệ tài sản của Nhà
nước, tính mạng và tài sản
của Nhân dân, góp phần

xây dựng khu vực phòng
thủ vững mạnh, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc.
Thứ hai, một số thuật ngữ
liên quan đến phòng
không nhân dân có thể
được hiểu như sau:
– Thế trận phòng không
nhân dân: Đây được coi là
tổng thể những yếu tố và
các lợi thế toàn diện cả về
lực lượng, địa hình, trang
thiết bị để có thể tiến hành
các hoạt động tác chiến
phòng không, đảm bảo
phù hợp vứi kế hoạch tác
chiến của khu vực phòng
thủ.

- Hs chú ý
lắng nghe.

35
phút

- Thảo luận
và ghi chép
bài vào vở.


11


– Địa bàn phòng không
nhân dân: Đây được coi là
những vị trí trọng yếu
hoặc địa bàn cấp huyện
nằm trong hệ thống phòng
thủ phòng không của tỉnh
và quân khu.
– Lực lượng chuyên môn
phòng không nhân dân:
Đây được coi là tổng hợp
của những lực lượng được
tổ chức một cách chặt chẽ
để thực hiện nhiệm vụ
phòng không nhân dân do
Ban Chỉ đạo phòng không
các cấp lãnh đạo.
- Giới thiệu hình ảnh qua
xem đoạn phim tư liệu
trên bài giảng Giáo án
điện tử về không quân
địch đánh phá Miền
Bắc( 1964 – 1972)
- Đặt câu hỏi cho Hs thảo
2, Sự hình thành và phát luận.
triển của công tác PKND. - Gv phân tích cuộc chiến
a, Âm mưu của địch tiến tranh của Mĩ ra miền Bắc

hành cuộc chiến tranh phá năm 1964-1972.
hoại bằng đường không + Là cuộc tiến công bằng
quân và hải quân ra miền hỏa lực, liên tục và dài ngày..
+ Mục đích là phá hoại tiềm
Bắc (1964 - 1972).
lực kinh tế, quốc phòng làm
lung lay đánh Mĩ

b, Những chủ trương, biện
pháp tiến hành công tác
PKND của ta trong thời kì
chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mĩ.
- Nhận rõ âm mưu của
địch, Đảng và Nhà nước ta
đã tổ chức vận dụng kết
hợp 2 hình thức:

- Nêu và phân tích những
chủ trương, biện pháp của
Đảng ta trong việc tiến
hành công tác PKND như
thế nào?
+ Chủ động sơ tán, phòng
tránh bảo toàn và giữ vững,
phát triển tiềm lực đất nước.
+ Kiên quyết đánh trả tiêu diệt
lực lượng tiến công đường
không của địch.


- Hs thảo
luận, xây
dựng đóng
góp ý kiến

- Những yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới chúng
12


ta phải làm gì.
+ Thủ tướng Chính phủ kí ban
c, Yêu cầu, nhiệm vụ công hành Nghị định số
tác PKND trong tình hình 65/2002/ND-CP về công tác
phong không nhân dân.
mới.
+ Nghị định đã xác định rõ vị
trí, vai trò và mục đích công
tác phòng không nhân dân…

3

Củng cố kiến thức và kết
thúc bài:
Giáo viên củng cố kiến
thức cho học sinh bằng
phương pháp thuyết trình
và lấy ví dụ cụ thể. Tóm
tắt nội dung trọng tâm của
bài 2


- Giáo viên đặt câu hỏi
kiểm tra kiến thức học
sinh
- Nhận xét tiết học

- Hs thảo
luận, xây
dựng đóng
góp ý kiến
2 phút
- Học sinh
chú ý lắng
nghe
- Trả lời câu
hỏi

1 phút
Giao nhiệm vụ về nhà
- Giáo viên giao nhiệm vụ - Học sinh
cho học sinh:
cụ thể cho học sinh
chú ý lắng
Về nhà ôn tập những nội
+ Ôn tập và chuẩn bị bài nghe và tiếp
dung đã học và nghiên cứu mới
thu nội
nội dung mới để chuẩn bị
dung ôn tập
cho tiết học tiếp theo

4, Rút kinh nghiệm sau tiết giảng:
- Về nội dung: ( Cần khắc phục)
- Về phương pháp: ( Cần khắc phục)
- Về phương tiện: ( Cần khắc phục)
- Về thời gian: ( Cần khắc phục)
- Về học sinh: ( Cần khắc phục)
5, Tài liệu tham khảo: SGK giáo dục quốc phòng- An ninh 12. Phim tài liệu
về chiến tranh 12 ngày đêm.
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.5.1. Tính mới, tính sáng tạo.
- Sáng kiến đã vận dụng hợp lý những phương pháp dạy học trên cơ sở cơ
bản và đúc rút kinh nghiệm của bản thân đã phát huy được tính tự giác tích tự học
của học sinh thông qua phương pháp tự học tự đánh giá năng lực của mỗi học
sinh.
- Sáng kiến sử dụng phương pháp học tập phát huy tính tự chủ động, tự nghiên
cứu làm chủ bản thân bằng việc thảo luận nhóm, tổ, xây dựng câu hỏi trao đổi lý luận
phản biện cùng nhau nâng cao tính tự lập, tính tư duy sáng tạo người học.
- Phương pháp chọn và bồi dưỡng cán sự bộ môn nâng cao vai trò lãnh đạo,
xây dựng tác phong năng lực chỉ huy của cán sự tổ, nhóm học tập. Cách quản lý

4

2

Ở mục a,b, c, tác giả tham khảo từ TLTK số 2

13



quá trình học của tổ, nhóm mình phụ trách. Từ đó để nâng cao chất lượng học tập
của tập thể lớp trong tiết dạy và quá trình học tập của tập thể.
- Sáng kiến kinh nghiệm nêu cụ thể một số giải pháp giảng dạy giúp giáo
viên truyền tải nội dung bài giảng đến học sinh một cách sinh động và cụ thể hóa
đượcvấn đề trong nội dung bài học qua đó để kích thích học tập và nâng cao tư
duy sáng tạo của học sinh.
2.5.2. Khả năng áp dụng của đề tài:
Qua thực tế những năm giảng dạy môn giáo dục quốc phòng – an ninh. Với
sự cố gắng nghiên cứu, trao dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp cũng như
sự tích lũy của bản thân.
Bản thân tôi đã đúc kết được một số phương pháp, giải pháp nâng cao chất
lượng giảng dạy tiết học lý thuyết môn giáo dục quốc phòng – an ninh trong nhà
trường THPT Hàm Rồng. Phương pháp giải pháp như đã nêu trong sáng kiến này
tôi đã tiến hành giảng dạy và truyền thụ kiến thức môn GDQP-AN đến học sinh
khối lớp 10 của trường THPT Hàm Rồng. Kết quả nhận thấy chất lượng về nhận
thức của môn học đối với học sinh và chất lượng tiếp thu kiến thức của học sinh
được nâng lên rõ rệt tránh được sự nhàm chán, xem nhẹ môn học với môn học
khác.
Kết quả cụ thể :
So sánh với thực tế và sau khi tiến hành áp dụng một số kinh nghiệm và các
giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau :
- Tiết học môn giáo dục quốc phòng – an ninh sinh động hơn.
- Học sinh chủ động học tập và tiếp thu kiến thức môn học GDQP-AN.
- Với phương pháp này học sinh luôn tự giác tích cực học tập có sự thi đua
giành điểm trong giờ học .
- Tỉ lệ học sinh có đủ sách giáo khoa, vở ghi chép bài, vở bài tập các lớp
trong khối học đạt từ 98 – 100%.
- Ý thức học tập, kỷ luật của học sinh được thể hiện ở mức độ cao hơn.
- Học sinh lĩnh hội được kiến thức nhanh và sâu rộng hơn.
- 100% số học sinh tại các lớp 12 đã dạy học bằng phương pháp này đều có

sự hứng thú học tập và sự hưng phấn thích học, ham học môn GDQP-AN.
- Kết quả học tập có sự tiến bộ rõ rệt, giảm tỉ lệ học yếu kém, nhiều lớp
không có học sinh bị xếp loại yếu.
* Kết quả đánh giá xếp loại cuối năm của môn Giáo dục quốc phòng – an ninh
của từng năm học khối lớp 12 .
2.4.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
- Giải pháp ít tốn kém về tài chính, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện cho học sinh trong nhà trường.
- Những giải pháp tôi đề xuất ở trên có hiệu quả cải thiện không khí học tập
của lớp, tạo nên những giờ học thân thiện, học sinh tích cực, chủ động. Từ đó, bài
học góp phần đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, chủ động trong
học tập, công việc và cuộc sống, đặc biệt là bồi đắp cho học sinh những tình cảm
thẩm mĩ đẹp đẽ, giúp hoàn thiện nhân cách, tâm hồn, đào tạo những con người
phát triển toàn diện trong thời đại mới. Như thế, giải pháp có hiệu quả lâu dài
14


trong việc đào tạo nguồn nhân lực xã hội vừa có tri thức vừa có tâm hồn nhân
cách đẹp, là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu, kém
Năm học
2018-2019
35 %
48 %
15 %
2%

2019 - 2020
60 %
38 %
2%
0%
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp cho học sinh tự tìm tòi sáng tạo
và chiếm lĩnh tri thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
Ngoài những nội dung kiến thức nêu trên sẽ minh họa thêm cho học sinh
thấy rõ được ý nghĩa, mục đích một cách sâu sắc của một bài học GDQP-AN.
Qua quá trình giảng dạy, tôi vận dụng khai thác triệt để những kinh nghiệm
vốn có, kết quả cho thấy chất lượng bộ môn được nâng cao. Bên cạnh đó học sinh
thấy yêu thích học môn GDQP-AN và giờ dạy GDQP-AN thêm sinh động và hấp
dẫn.
Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giáo dục trong
dạy học là rất cần thiết, đặc biệt đối với môn GDQP-AN. Việc đổi mới phương
pháp giáo dục nếu tận dụng tốt trong tiết dạy sẽ đem lại hiệu quả cao. Điều đó cho
thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn .
Việc đổi mới phương pháp giáo dục mà tôi đang trình bày ở trong sáng kiến
này giúp giáo viên gây được hứng thú, suy ngẫm trong học sinh, hướng các em
đến với nội dung của bài học. Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú và tích cực
học tập hơn, yêu thích môn học và kết sẽ quả cao hơn.
Phương pháp, giải pháp trong sáng kiến thể hiện kinh nghiệm và phương
pháp dạy tốt một giờ học, có thể nói đã có đổi mới và có những kinh nghiệm được
chắt lọc qua quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông, nhưng phần nào đó
còn cần đổi mới hơn nữa cần có những chuyên gia về giáo dục đóng góp thêm để
môn GDQP - AN trở thành môn học giúp các em ngày càng am hiểu và thấy rõ vai
trò lợi ích tác dụng của việc bảo vệ xây dựng đất nước là quyền lợi của mỗi học
sinh mỗi công dân trong thời đại hiện nay luôn xâng dựng vững chắc tổ quốc việt

nam XHCN.
Dạy học nói chung và dạy học GDQP-AN nói riêng yêu cầu người giáo
viên phải biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho
học sinh khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Do đó yêu cầu người giáo viên
phải có nghệ thuật sư phạm và nắm được những nội dung cơ bản. Ngoài ra, để tạo
hứng thú và lôi cuốn học sinh đến với bộ môn GDQP-AN giáo viên cần phải có
nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung tư liệu phục vụ cho việc
dạy, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tìm cách truyền đạt để có được sự vững chắc
trong kiến thức, sự lôi cuốn trong phong cách nhằm lôi cuốn học sinh. Ngoài ra,
hình thành cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và năng động để tiếp thu và lĩnh hội
kiến thức trong quá trình học.
3.2 . Kiến nghị:
15


Sáng kiến kinh nghiêm dù mới chỉ hoàn chỉnh một phần và chỉ là là một số
giải pháp nâng cao hiệu quả tiết dạy học lý thuyết môn GDQP-AN. Nhưng tôi
mạnh dạn đề nghị:
3.2.1. Đối với tổ chuyên môn:
- Góp ý và hoàn chỉnh thêm phần nội dung sáng kiến nhưng tôi đề nghị nên
áp dụng các phương pháp dạy học như đã nêu trong sáng kiến ứng dụng trong các
tiết học phần giảng dạy lý thuyết môn GDQP-AN theo kế hoạch dạy học của Bộ
giáo dục đào tạo đã ban hành.
- Tăng cường tổ chức các giờ ngoại khóa, các chuyên đề GDQP-AN để học
sinh và giáo viên có thể thông qua đó thảo luận góp ý để có phương pháp dạy tốt
hơn bộ môn GDQP-AN. Đồng thời mỗi một thành viên trong tổ có thể có những
sáng kiến hoặc sáng tạo trong việc tự làm các đồ dùng trực quan dạy học phù hợp
với đối tượng học sinh của mình.
3.2.2. Đối với trường:
Cần tạo điều kiện về phòng họp. Tăng cường hơn nữa trang thiết bị đồ dùng

dạy học trong các tiết dạy GDQP-AN. Ủng hộ và tổ chức các hội thảo về chuyên
đề nâng cao chất lượng giảng dạy cho môn GDQP-AN. Nhân rộng các phương
pháp, giải pháp có hiệu quả trong và các sáng kiến kinh nghiệm đã có hiệu quả
chất lượng trong nhà trường.
Cần mua các tư liệu GDQP-AN có liên quan trong chương trình học để giáo
viên và học sinh tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệu quả
của bộ môn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP-AN.
3.2.3. Đối với Sở giáo dục và đào tạo:
Cần cung cấp thêm nữa các đồ dùng trực quan: như mô hình học cụ, tranh
ảnh ..... các băng đĩa, phim tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học của giáo viên,
học sinh ở trường trung học phổ thông.
Tổ chức hàng năm các buổi chuyên đề cập nhật phương pháp dạy học và
kiến thức mới, đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực giảng dạy và học tập của học
sinh.
Tổ chức các đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp cụm, cấp tỉnh, các buổi sinh hoạt
cụm, sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải pháp để nâng cao hiệu quả chất
lượng bộ môn.
Triển khai kịp thời các công văn hướng dẫn về nhiệm vụ công tác GDQP –
AN trong nhà trường .Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá giờ dạy
GDQP-AN.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa ngày 28 tháng 6 năm
2020.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)


16


Lê Như Hưng

17


1.
2.
3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 12 (Sách giáo khoa)
Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 12 (Sách giáo viên)
Cổng thông tin Giáo Dục Quốc Phòng (www.giaoducquocphong.org)
Báo Tư vấn pháp luật hành chính, 22/4/2020 – Dương Tố Như

18


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Như Hưng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên tổ Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc
phòng, an ninh – Trường THPT Hàm Rồng.
TT


Tên đề tài SKKN

1

Dạy nhảy xa theo hướng Sở giáo dục
tích cực hóa người học
Một số bài tập thể lực giúp Sở giáo dục
HS học tập có hiệu quả
môn Cầu lông trong nhà
trường THPT
Bài tập thể lực để phát Sở giáo dục
triển tốt năng lực môn học
Cầu lông trong nhà trường
THPT

2

3

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết quả đánh giá
xếp loại
B

Năm học
đánh giá
xếp loại
2000 - 2001


C

2013 - 2014

B

2015 - 2016

19



×