Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số giải pháp tăng cường hứng thú cho học sinh thông qua kể chuyện trong giảng dạy lịch sử lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.97 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TĂNG HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
THÔNG QUA KỂ CHUYỆN TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT

Người thực hiện: Trịnh Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch Sử

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
Nội dung
LỤC
THANHMỤC
HÓA
THÁNG 8 NĂM 2019
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1. 3.Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận


2. 2. Cơ sở thực tiễn
2.3. Nội dung cụ thể
2.3.1. Những yêu cầu chung
2.3.2. Một số giải pháp
2.3.3. Kết quả đạt được
2.3.4. Bài học kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI

Trang

1
1
1
1
1
2
2
2
3
3
3
9
10
11
11
11

12
13


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học là một quá trình dưới sự hoạt động tổ chức, điều khiển của người
giáo viên, còn người học tự giác, tích cực, chủ động biết tự tổ chức điều khiển hoạt
động học tập của mình.
Đặc thù học tập môn lịch sử là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử,
với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà
cả của thế giới từ cổ đến kim, từ cận đại đến hiện đại . Khi học lịch sử thì yêu cầu
các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Vì
thế bộ môn Lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em.
Để học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu, trong giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường
THPT giáo viên phải phát huy được tính tích cực của học sinh. Muốn vậy, giáo
viên phải tạo được hứng thú học tập của các em, để các em dễ dàng tiếp thu kiến
thức mà không bị gò ép.
Có rất nhiều biện pháp, cách thức nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, từ
đó nâng cao chất lượng giờ học lịch sử mà giáo viên đã thực hiện. Bản thân tôi
cũng đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học
lịch sử nói riêng cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung. Trong
đó phương pháp kể chuyện lịch sử là một trong những phương pháp có ưu thế
trong việc gây hứng thú học tập cho HS.
Thông qua những câu chuyện lịch sử sinh động có liên quan đến một nhân vật,
một địa danh hay một sự kiện sẽ có tác dụng giúp học sinh ghi nhớ tốt những sự
kiện lịch sử, những nhân vật, mốc thời gian.
Qua những năm trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở THPT Hàm Rồng theo tinh
thần đổi mới, bằng những kinh nghiệm tích lũy được, tôi mạnh dạn đưa ra giải
pháp: “Tăng hứng thú cho học sinh thông qua kể chuyện trong dạy học lịch sử

lớp 10 ở trường THPT”.
Với việc nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn sẽ góp phần nhỏ giúp giáo viên
tiến hành một giờ dạy học lịch sử đạt hiệu quả hơn, học sinh tích cực, chủ động
trong việc tiếp thu kiến thức của bài học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử trong nhà trường.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lí luận phương pháp dạy học lịch sử, với đề tài này, tôi muốn tìm
hiểu thực trạng dạy học lớp 10 ra sao? Trên cơ sở đó tôi lồng ghép giải pháp kể
chuyện lịch sử vào tiết học theo hướng tích cực giúp cho giáo viên và học sinh yêu
thích môn lịch sử và nâng cao kiến thức hiểu biết và chất lượng dạy học bộ môn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh lớp 10 trường THPT Hàm Rồng
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng hợp
1


2. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
- Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh
động, hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu
chuyện kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử có liên quan đến nội
dung bài học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi
chỉ là giải thích cho một cái tên, địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong bài
học.
- Trong quá trình giảng dạy, nếu giáo viên lồng ghép kể cho học sinh nghe về
một mẩu chuyện lịch sử thì sẽ gây cho học sinh ấn tượng mạnh mẽ, ngưỡng mộ
với nhân vật, sự kiện lịch sử. Từ đó các em sẽ dễ dàng ghi nhớ sự kiện, nhân vật

đó.
- Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, rất nhiều câu
chuyện lịch sử đã được khám phá, đăng tải vì vậy giáo viên có thể dễ dàng tìm
được những câu chuyện lịch sử hay, phù hợp và hỗ trợ nhiều cho nội dung mà bài
học không đề cập hết.
- Có thể nói kể chuyện lịch sử là phương pháp thông dụng nhất trong dạy học
lịch sử. Học sinh càng nhỏ, càng ham thích nghe thầy cô kể chuyện nói chung và
kể chuyện lịch sử nói riêng.
- Kể chuyện lịch sử cung cấp kiến thức kịch sử cho học sinh mà sách giáo khoa
không thể cung cấp hết.
- Kể chuyện lịch sử có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho học
sinh. Mỗi câu chuyện là một tấm gương phản ánh bao điều tốt xấu, thiện ác những
tấm lòng cao thượng quả cảm của các anh hùng dân tộc cũng như những tính cách
ti tiện đê hèn của những kẻ phản bội bán nước.
- Kể chuyện còn giúp khả năng tư duy nhiều mặt như óc tưởng tượng, khả
năng tóm tắt chuyện, nhớ các tình tiết.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Đã có thâm niên giảng dạy môn Lịch Sử, tôi nhận thức được rằng những câu
chuyện lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá
khứ. Nó là căn cứ khoa học, bằng chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú
của sự kiện lịch sử mà người học cần thu nhận. Câu chuyện lịch sử giúp người học
khắc phục việc “ hiện đại hóa “ lịch sử, hoặc hư cấu sai sự kiện lịch sử. Ngoài ra
việc sử dụng câu chuyện lịch sử còn giúp người học có thêm cơ sở để nắm vững
bản chất sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những qui luật, bài học lịch sử, rèn
luyện cho người học thói quen nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy lịch sử.
Những câu chuyện lịch sử là phương tiện có hiệu quả để giúp giáo viên làm rõ nội
dung sách giáo khoa, kích thích sự hứng thú, chủ động học tập của học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử.
- Ở trường THPT Hàm Rồng, học sinh có khả năng tiếp thu tốt, nhưng các em
còn lười học và chưa say mê học tập môn Lịch sử. Các em chưa độc lập suy nghĩ

2


khi học tập mà chủ yếu học nguyên si những gì mà giáo viên cho ghi, chỉ nêu được
diễn biến của sự kiện mà không hiểu vì sao nó lại diễn ra như vậy.
- Giáo viện giảng dạy một phần nào đó cũng chưa gây được sự hứng thú tìm
tòi và khám phá cho học sinh vì vậy chất lượng học tập còn thấp.
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, từ đó nâng cao chất lượng dạy
học nói chung trong nhà trường, tôi đã tìm hiểu và áp dụng nhiều phương pháp
dạy học, trong đó đặc biệt là : “Tăng hứng thú cho học sinh thông qua kể chuyện
trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trườngTHPT”.
2.3. Nội dung cụ thể
2.3.1. Những yêu cầu chung
- Việc kể chuyện lịch sử trong tiết dạy Lịch sử là điều không mới mẻ gì đối với
một giáo viên giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành một kỹ năng và
gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học lại là một vấn đề không đơn giản.
Kể chuyện không khó, nhưng kể chuyện hay và hấp dẫn, nâng kể chuyện lên
thành một nghệ thuật thì không phải dễ. Thực tế cho thấy rằng một câu chuyện
nội dung như nhau nhưng có người kể thì khô khan, khôngđể lại ấn tượng gì
trongđầu học sinh. Cũng chuyện đó, nhưng lại giáo viên khác kể thì trở nên sống
động, cuốn hút học sinh. Trước hết câu chuyện được đưa vào trong dạy học lịch sử
phải đạt được những yêu cầu sau
- Những câu chuyện lịch sử phải sát với nội dung bài học. Mỗi bài học ở sách giáo
khoa, tuỳ theo nội dung cụ thể có những câu chuyện gắn với nó. Nhưng chọn
chuyên thì giáo viên phải xuất phát từ mục đích, yêu cầu của bài học, truyện kể
phải có chủ đề, có giá trị về mặt tư tưởng, nghệ thuật và thẩm mĩ...
Câu chuyện kể phải phù hợp với tâm lí, trình độ học sinh. Các câu chuyện lịch sử
thường có tính cơ động nhiều so với nội dung các câu chuyện thuộc các
lĩnh vực khác. Câu chuyện dài ngắn, chọn tình tiết này, bỏ tình tiết kia phụ
thuộc nhiều vào đối tượng học sinh và nội dung bài học, thời gian cho phép.

- Câu chuyện được thực hiện thông qua có cốt chuyện về sự kiện, nhân vật trong
thời gian, không gian nhất định. Trong đó yêu cầu không thể thiếu được là
câu chuyện phải có chủ đề rõ ràng, phải phản ánh nội dung lịch sử nào đó.
2.3.2 Một số giải pháp
Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học môn Lịch sử trong nhà
trường phổ thông, tôi xin nêu một vài phương pháp trong việc kể chuyện lịch sử
trong quá trình giảng dạy để việc dạy của người thầy và việc học của học sinh
được hứng thú và học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
* Khi trình bày diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến,
hay một chiến dịch:
Khi học các bài có nội dung liên quan đến diễn biến của một cuộc khởi nghĩa,
cuộc kháng chiến hay chiến dịch giáo viên ngoài sử dụng lược đồ, hay sa bàn,
trong quá trình tường thuật sự kiện, giáo viên kết hợp kể những câu chuyện liên
quan đến sự kiện đang trình bày, điều này giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn diễn biến
của sự kiện đó.
3


Một số ví dụ minh họa :
- Khi dạy Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc
+ Mục 2.b. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân, Giáo viên
kể việc Lí Bí buộc phải rút quân vào hồ Điển Triệt, sau đó tiếp tục rút lui vào động
Khuất Lão, trước khi mất ông đã căn dặn các tướng lĩnh của mình và trao binh
quyền cho Triệu Quang Phục như thế nào? Từ đó học sinh sẽ nhận thức được rằng
dù phải đau đớn trút hơi thở cuối cùng, nhưng nguời anh hùng đó vẫn một lòng
mong muốn nghĩa quân tiếp tục chiến đấu và chiến thắng, khi giao binh quyền cho
một người có chí khí.
+ Mục 2.d. Ngô Quyền và Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Giáo viên kể về
mưu giỏi, mà đánh cũng giỏi của Ngô Quyền. Đó là lợi dụng việc thuỷ triều lên

xuống, Ông đã tính toán và cho đóng cọc bịt sắt xuống cửa sông Bạch Đằng, lên
kế hoạch cho quân mai phục và nhử địch vào trận thuỷ, đúng như kế hoạch đánh
thắng giặc sau một ngày. Học sinh sẽ thấy được tài trí của người Việt từ đó tăng
thêm niềm tự hào dân tộc, phát huy được tính sáng tạo trong cuộc sống.
- Khi dạy Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X
– XV.
+ Ở mục I.2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý. Khi trình bày sự kiện nhà
Lí chủ động tấn công địch để phòng vệ tháng 10-1075, bằng việc tấn công thành
Ung Châu, giáo viên kể chuyện Lí Thường Kiệt có sáng kiến cho quân sỹ dùng
chó làm nghi binh để rút lui an toàn. Khi quân ta rút khỏi thành, Ông cho quân
xích chó lại dưới chân các cọc cờ, phía trước con chó đặt những chiếc trống, khi
người bỏ đi chó nhảy chồm lên chân trước đập vào mặt trống gây tiếng động, còn
cọc cờ rung rinh, giặc ở xa cứ tưởng quân ta đông không dám vào thành. Học sinh
sẽ thú vị khi nghe câu chuyện này, đồng thời thấy được sự thông minh của Lí
Thường Kiệt.
+ Ở mục II. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế
kỉ XIII”, Giáo viên miêu tả việc rút chạy của quân giặc trong lần xâm lược thứ 2
trên lược đồ, đồng thời kể câu chuyện:
. Giặc Mông - Nguyên ba lần xâm lược nước ta. Lần nào cũng vậy, địch chưa
bước chân tới biên thuỳ, vua tôi nhà Trần ở Thăng Long đã biết trước và có ngay
biện pháp đối phó. Sở dĩ như vậy là vì nhân dân thiểu số miền biên giới, thông qua
các thủ lĩnh của mình như Hà Khuất ở Quy Hoá (vùng Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào
Cai), Lương Uất ở Lạng Giang (Lạng Sơn) đã báo cho Thăng Long tình hình
chuyển quân của giặc.
. Tháng giêng năm 1258, địch bị đánh bại phải bỏ Thăng Long chạy ngược
sông Hồng về Vân Nam. Qua Quy Hoá, chúng bị nhân dân miền núi do Hà Bổng
cầm đầu với vũ khí thô sơ tập kích. Quân Mông cổ vốn nổi tiếng hung hãn nhất thế
giới giờ đây bị đánh tan tác. Trong lúc nguy khốn, quân địch cố mở đường chạy,
không kịp cướp phá giết chóc gì. Nhân dân miền núi mừng chiến thắng, gọi chúng
là ''giặc Bụt'' (hiền như Bụt!)

4


. Cũng trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1284-1285), giặc Nguyên cho một
đạo quân theo triền sông Chảy và sông Lô xuống cướp vùng Tuyên Quang, Phú
Thọ. Tháng 5 năm 1285, khi chúng rút chạy về đường này, nhân dân thiểu số do
hai anh em Hà Đặc, Hà Chương chỉ huy ra sức chặn đánh địch ở động Cự Đà. Hà
Đặc dùng kế : Cứ đêm đến mang những hình người to lớn đan bằng tre, bên ngoài
mặc áo, dẫn ra dẫn vào dưới ánh đuốc chạp chờn; lại cho người sang gần trại giặc
dùi cây to thành lỗ, lấy những mũi tên cực lớn cắm vào. Quân giặc hoảng sợ tưởng
bên ta có "đoàn quân khổng lồ" sử dụng những cánh cung có sức mạnh bắn xuyên
cây lớn! chúng không dám tiến đánh Hà Đặc. Trong tình hình đó, Hà Đặc cùng
nhân dân xuất kích, đánh tan nhiều đoàn quân giặc. Hà Đặc chiến đấu vô cùng
dũng cảm, sau bị hy sinh. Hà Chương nối chí anh ra sức chiến đấu. Bị địch bắt
nhưng ông đã trốn thoát, lại lấy được áo giáp và cờ hiệu của giặc. Quân ta dùng
liền quân trang ấy mặc giả làm quân Mông Cổ, đột nhập trại giặc. Giặc Mông Cổ
không phòng bị, tan vỡ. Trận ấy quân ta thắng lớn.
+ Ở mục III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa
Lam Sơn, Giáo viên kể cho HS nghe câu chuyện Bà Lương giết giặc Minh, hạ
thành Cổ Lộng:
Sau khi bắt được cha con Hồ Quý Ly (1407), tướng giặc Minh là Mộc Thạnh
sai lấy đất núi Bô đắp thành Cổ Lộng ở bên bờ sông Đáy, giữa cánh đồng Lai cách
huyện Ý Yên (nay thuọc tỉnh Nam Hà). Thành rộng tới hơn trăm mẫu, trấn giữ cả
con đường bộ từ Bắc vào Nam và con đường thuỷ theo sông Đáy, là nơi liên lạc
mật thiết giữa thành Đông Quan (Hà Nội và thành Tây Đô Thanh Hoá).
Từ thành Cổ Lộng qua một cánh đồng, theo mấy con đường đất đỏ ngoằn ngoèo là
tới thôn Ngọc Chuế, xã Chuế Cầu. Đấy là quê hương của một người đàn bà đã góp
phần quan trọng vào việc đánh thắng giặc Minh xâm lược ở đầu thế kỷ XV: bà
Lương.
Bà là con một trong gia đình họ Lương, sức khoẻ hơn người, có sắc đẹp và

chí lớn. Bà lấy Đinh Tuấn, người cùng làng, ăn ở với nhau rất hoà thuận. Ở cách
thành Cổ Lộng không xa, bà luôn luôn được mắt thấy tai nghe tội ác của giặc
Minh đối với đồng bào. Vì có sắc đẹp, khi qua lại thành Cổ Lộng, bà thường bị
quân Minh chòng ghẹo. Truyền thống bất khuất của bà Trưng, bà Triệu trỗi dậy
trong lòng bà Lương. Bà bàn cùng chồng xin dọn hàng bán quà nước ở bên thành,
lợi dụng sắc đẹp để dò xét tình hình quân giặc. Còn ông Đinh thì bí mật chiêu tập
dân đinh các nơi, mưu đồ khởi nghĩa chống giặc.
Quân giặc đóng lâu trong thành, sinh trễ biếng, tướng soái ham mê rượu thịt,
ngủ say trong trướng, quân canh chúi mũi đánh bạc hay rúc đầu vào túi ngủ.
Bấy giờ Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xa gần đều biết tiếng.
Nghĩa quân đã giải phóng hầu hết miền đất từ Thanh Hoá trở vào. Bà Lương
không quản đường xa thân gái, lặn lội vào tận Thanh Hoá tâu bày tình hình giặc
với Bình Định vương Lê Lợi. Lê Lợi sai quân đi thám thính, thấy đúng như lời bà
Lương nói. Bà xin vua Lê đem quân đánh thành Cổ Lộng và bà xin làm nội ứng,
ông Đinh sẽ đem dân binh cùng tham gia chiến đấu.
5


Lê Lợi thấy nếu hạ được thành Cổ lộng thì sẽ mở được đường tiến quân ra Bắc
nên sai Lê Khôi, Đinh Liệt, Đinh Lễ, Nguyễn Xí... đem 5000 quân tinh nhuệ đi tắt
đường rừng, cùng bà Lương tiến về phía thành Cổ lộng. Bà Lương về trước báo
ông Đinh chỉnh đốn dân binh, chuẩn bị cùng đại quân ứng chiến. Bà lại mua rượu
thịt mời giặc Minh ăn uống, lấy cớ là vừa đi lễ xa về nên ăn mừng. Bà lại mời một
số gái đẹp đến chuốc rượu cho lũ giặc. Giặc say bí tỷ, chui vào túi ngủ như chết.
Nửa đêm bà cùng các cô gái mở cửa thành. Quân ông Đinh tràn vào. Đại binh của
Lê Lợi phát từ Thanh Hoá ra phục ở bốn mặt thành cũng nhất tề nổi dậy, xông vào
đánh giết quân Minh. Đến sáng sớm thì nghĩa quân hạ xong thành Cổ lộng. Thấy
giặc chết ngổn ngang. Quân dân ta đem xác thù quẳng xuống cái kênh chảy dưới
chân thành cho trôi ra sông Đáy. Đến nay nhân dân ở đấy còn quen gọi là Kênh
Ma.

* Khi trình bày các sự kiện lịch sử có liên quan đến các chân dung nhân vật
lịch sử :
Khi trình bày các sự kiện liên quan đến nhân vật lịch sử nào, giáo viên cần sưu
tầm những mẩu chuyện liên quan đến nhân vật đó, có thể là kể về thói quen, tài
năng, cống hiến, hay một câu chuyện vui về nhân vật đó. Điều này có tác dụng
làm cho HS nhớ lâu về nhân vật ấy.
Ví dụ :
- Khi dạy bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân
tộc. Ở mục II.2.a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Giáo viên kể về việc Trưng Trắc đã
gan dạ cùng em gái là Trưng Nhị trả thù nhà nợ nước, đánh dẹp quân Hán như thế
nào.
- Khi dạy bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước,
bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII : GV kể cho HS nghe cách quân Tây Sơn hành
quân thần tốc ra Bắc và câu chuyện Bùi Thị Xuân, một nữ tướng anh dũng của Tây
Sơn - Cho đến phút cuối cùng của đời mình, bà vẫn giữ trọn được khí tiết anh
hùng, bất khuất trước mặt kẻ thù.
* Đối với những sự kiện lớn mang tính bước ngoặt :
Giáo viên sưu tầm những câu chuyện liên quan đến những sự kiện lớn, có thể
kết hợp với các bài giảng trên lớp hoặc là các buổi ngọai khoá.
Ví dụ :
- Khi dạy bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước,
bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII. Ở mục III. Vương triều Tây Sơn, Giáo viên
cần nói qua những chính sách mà Quang Trung thực hiện về kinh tế, chính trị , văn
hoá giáo dục, quân sự. Đặc biệt là những chính sách khuyến khích phát triển kinh
tế công, thương nghiệp của ông như “khoan thư”, chính sách mở cửa giao thương
buôn bán với bên ngoài kể cả với phương Tây. Đây chính là điểm khác biệt mà các
triều đại trước đó và triều Nguyễn sau này hạn chế thực hiện, do xuất phát từ suy
nghĩ lo sợ các nước phương Tây lợi dụng để dòm ngó xâm lược. Vậy chúng ta có
thể cho học sinh dự đoán nếu triều Quang Trung không sụp đổ, thì nền kinh tế của
nước ta sẽ phát triển theo xu thế nào? Phải chăng nó tạo điều kiện cho quan hệ sản

6


xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, nếu vậy nước ta sẽ trở thành một nước giàu mạnh và
thoát khỏi nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây? Đó chính là bước ngoặt nếu
không có điều đáng tiếc.
* Đối với các sự kiện sách giáo khoa chỉ nêu hoặc trình bày vắn tắt :
Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện vừa có tác dụng làm rõ sự kiện, vừa
khắc sâu kiến thức cho học sinh vì sách giáo khoa nêu quá sơ lược.
Ví dụ : Cuộc kháng chiến chống quân Minh của họ Hồ đầu thế kỉ XV ( Bài
19)
* Đối với các bài học về kinh tế, văn hoá, chính trị:
Giáo viên cần đưa ra các câu chuyện sinh động tăng thêm sự hấp dẫn cho bài
dạy.
Ví dụ :
- Bài 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông. Giáo viên kể về quá trình xây
dựng Kim tự tháp ở Ai cập, bí ẩn về những lăng mộ của các Pharaông, các căn
hầm bí mật với những cái chết bí ẩn của một số nhà khoa học đã vào những căn
hầm hay lăng mộ đó, việc giải mã được những chữ cái tượng hình trong các lăng
mộ của một nhà khoa học Pháp, tượng nhân sư.
- Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam. Ở mục 2. Quốc gia
cổ Chăm Pa: Giáo viên cần khắc hoạ được sự độc đáo của Tháp Chăm về nghệ
thuật kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, và các vật liệu xây dựng tháp. về sự độc đáo
của văn hoá Chăm.
- Bài 11. Tây Âu thời hậu kì trung đại. Ở mục 1. Giáo viên kể về các cuộc
phát kiến địa lí của Ma gien lăng, của Cô lôm bô để tìm ra những vùng đất mới.
Từ đó học sinh thấy được sự xuất hiện phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa
nó kéo theo nhiều việc tất yếu.
- Dạy bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII. Giáo viên kể
chuyện “Thứ nhất Kinh Kì thứ nhì Phố Hiến”

+ Thứ nhất Kinh Kì...
Hoàng thành Thăng Long thời vua Lê được mở rộng gấp đôi thời Lý - Trần,
có những cung điện, lâu đài bằng cẩm thạch, có vườn bách thú và nhiều núi giả hồ
ao, đền miếu...
Đê Đại la đắp quanh kinh thành được sửa sang vững vàng, lại đắp thêm ba lần
hào luỹ, vừa phòng lụt, vừa phòng giặc giã. Mặt đê là đường xe ngựa đi, phía
ngoài là hàng rào tre kín mít. Trong hào thả chông. Rải rác trên thành có đồn canh,
Nơi nào cũng có quân lính sắp hàng gươm súng sáng quắc. Quan lại, quân sĩ ở khu
vực phía Nam. Riêng phủ chúa Trịnh đã gồm 52 cung điện lớn và đều hướng về
phía Hồ Hoàn Kiếm. Khu vực nhân dân ở gần ba mươi sáu phố phường sầm uất.
Rải rác đã có những nhà hai tầng. Trên tầng gác còn bắc thêm giá cao phòng khi
có lụt. Từ thế kỷ XVII, tại các phường phố Thăng Long đã có nhiều người phương
Tây tới buôn bán. Họ có cửa hiệu ở phía bờ sông Hồng như cửa hiệu của người Hà
Lan, người Anh... cảnh buôn bán ở Thăng Long còn mang tên Kẻ Chợ. Phố ở Kẻ
Chợ rộng và đẹp, lát gạch từng khoảng dài cho khách đi bộ, còn để những lối đi
7


không lát cho ngựa, voi, xe của vua quan và các súc vật khác. Hàng hoá bán trong
thành phố đều mỗi thứ bán riêng ở một phố, mỗi phố lại dành cho một, hai hay
nhiều làng. Chỉ có những người làng ấy mới được phép mở cửa hàng tại đó.
Thuyền buôn từ Thanh - Nghệ và các trấn ở miền Nam lên, từ mạn ngược xuôi về
nhộn nhịp đầy sông Hồng và sông Tô Lịch. Một người ngoại quốc đến Kẻ Chợ ở
thế kỷ XVIII nói rằng số lượng thuyền bè lớn đến nổi rất khó mà lội được xuống
bờ sông!
Phố phường Thăng Long đặc biệt đông vui trong những ngày mồng một và
ngày rằm âm lịch. Đấy là những ngày phiên chợ. Nhân dân các làng lân cận đem
hàng hoá đổ về Thăng Long đông không tưởng tượng được. Nhiều phố vốn rộng
rãi quang đãng mà khi ấy cũng chật ních người, đôi khi lách chân vào trong đám
đông, chỉ bước dần được chừng trăm bước trong nữa giờ cũng đã cảm thấy sung

sướng lắm rồi.
+ Thứ nhì phố Hiến
Cách đây ba trăm năm con sông Hồng còn chảy ngay sát chân đê thuộc thị xã
Hưng Yên ngày nay. Đê ấy ôm vòng lấy một khu đất đai mầu mỡ thuộc các làng
Mậu Dương, Lưỡng Điền, Phương Cai, Nhĩ Châu... ngày trước. Đứng trên đê,
người ta không khỏi náo nức về cái cảnh tấp nập trên bến dưới thuyền của phố
Hiến, nơi tập trung khách buôn ngoại quốc. Thuyền đi song, đi biển của ta, thuyền
biển đủ các kiểu của Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm La, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh,
Pháp... đậu chen chúc dưới bến sông. Người vận chuyển hàng hoá, kẻ kéo neo, sửa
thuyền, làm việc tấp nập, ồn ào...
Nhìn vào phía trong đê, người ta thấy cả một đô thị, cửa nhà san sát, đường
ngang dãy dọc. Phố chính chạy dọc theo con đê gọi là phố Khách hay phố Hiến.
Đấy là nơi ở và buôn bán của lái buôn Trung Quốc, Nhật, Xiêm... Cắt ngang
đường phố chính, sát bên hồ Bán Nguyệt và đền Trần Hưng Đạo là phố Hữu Môn
và phố Hậu Tràng. Đấy cũng là hai phố đông đúc, nhà cửa chen nhau. Ngoài ra
còn những phố buôn bán khác, ước chừng có cả thảy mười phố. Bên ngoài đường
phố chính về phía đê sông Hồng là khu thương điểm của người Âu. Năm 1637
người Hà Lan, năm 1673, người Anh, năm 1680 người Pháp lần lượt đến mở
thương điểm ở đây. Mặc dầu phố Hiến có quan cai trị, có lính đóng đồn nhưng lái
buôn châu Âu vẫn nơm nớp lo cho cái túi buôn của họ. Họ đào thêm hào sâu
chunh quanh khu thương điểm, dẫn nước từ sông Hồng vào. Thương điểm Hà Lan
còn có cả lính canh riêng. Hai hạng lái buôn Âu - Á sống riêng biệt, theo phong
tục tập quán và luật lệ riêng của nước mình.
Tàu thuyền nước ngoài đến vào vụ gió bấc và nhổ neo đi vào vụ gió nồm. Lái
buôn ngoại quốc mang len dạ, châu báu, đồ pha lê, đồng hồ, ống nhòm và súng
ống đạn dược đến bán cho vua chúa Việt Nam để dùng trong quốc phòng và trong
đời sống xa xỉ hàng ngày. Hàng nhập khẩu còn có cả soong nồi, thuốc bắc, thuốc
tây, chè tàu, miến... khi đói kém, lái buôn nước ngoài đem cả gạo đến bán kiếm
lời...
8



Mỗi chuyến tàu hàng ngoại quốc cập bến, lái buôn ngoại quốc phải nộp lễ vật
cho vua chúa, quan lại, phải ưu tiên bán hàng cho vua quan. Súng ống, đồ châu
báu quý lạ không được bán cho dân chúng. Trong khi buôn bán, người ta dùng bạc
nén, vàng thoi hay tiền đồng (song phần nhiều là bạc nén) để trao đổi. Cũng có khi
người ta dùng hàng này đổi ngay lấy hàng khác không phải dùng tiền.
Lái buôn ngoại quốc mua của ta khá nhiều mặt hàng. Vua chúa bán cho chúng
trầm hương, ngà voi, yến sào, quế, sừng tê... dân chúng được phép bán tơ lụa, sa
the, đường, sa nhân, nấm hương, gỗ quý, củ nâu, sơn và các hải sản như: vây, cá
khô, tôm khô, hải sâm, đồi mồi, ngọc trai... lái buôn tranh giành nhau để mua được
nhiều, được rẻ. Giữa chúng thường xảy ra cạnh tranh, xích mích, hằn thù, chiếm
đoạt... lái buôn Anh và Hà Lan ở thế kỷ XVII đã từng gây ra những vụ chặn tàu
thuyền của nhau, cướp hàng, thậm chí còn phá phách cả thương điểm của nhau.
Việc buôn bán ở phố Hiến phồn thịnh nhất vào thế kỷ XVII. Sang thế kỷ XVIII,
khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã kết thúc, nhu cầu súng đạn không cấp thiết nữa,
chúa Trịnh lại quay về vời chính sách hạn chế buôn bán với nước ngoài. Phố Hiến
dần dần trở nên tiêu điều rồi bị bỏ hẳn.
- Đặc biệt khi trình bày các bài 24. Tình hình văn hoá thế kỉ XVI-XVIIIXIX hay bài 32. Cách mạng công nghiệp ở châu Âu, Giáo viên nhất thiết phải
đưa ra những câu chuyện liên quan đến các phát minh, hay những câu chuyện về
các nhà khoa học, những thành tựu ngoài sức tưởng tượng hiện nay của nhân loại.
những sự kiện này không được trình bày trong sách giáo khoa. Nhưng nhất thiết
giáo viên phải sưu tầm được những câu chuyện liên quan đến bài dạy để kể cho
học sinh, có thể là vào giờ ngoại khoá.
2.3.3. Kết quả đạt được:
- Qua thời gian dạy học lịch sử ở trường THPT Hàm Rồng, bản thân tôi nhận
thấy: nếu ở bài nào có sử dụng phương pháp kể chuyện thì ở bài đó học sinh rất
hứng thú học tập, tích cực tham gia ý kiến xây dựng bài, nắm chắc nội dung bài
học.
- Kết quả cụ thể khi kiểm tra đánh giá học sinh cuối năm học ở những lớp tôi

dạy sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như sau:
Lớp

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

10C3

30%

60%

10%

0

0

10C4

20%

55%


25%

0

0

10C5

20%

60%

20%

0

0

10C7

25%

60%

15%

0

0


10C9

25%

60%

15%

0

0
9


2.3.4. Bài học kinh nghiệm:
Sử dụng hình thức kể chuyện như thế nào để có ý nghĩa và có hiệu quả giáo
dục cao nhất?
- Phải lựa chọn câu chuyện phù hợp với nội dung và mục tiêu bài học.
- Có thể cắt giảm những chi tiết không liên quan, chi tiết rườm rà không cần
thiết.
- Không nên lạm dụng quá việc kể chuyện làm loãng không khí học tập, hoặc
lãng phí thời gian tiết học.
- Giáo viên phải tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu tham khảo lịch
sử, các câu chuyện lịch sử và luyện ngôn ngữ kể chuyện sao cho thật hấp dẫn, lôi
cuốn học sinh và thực sự hỗ trợ cho tiết dạy.
- Giáo viên có thể kết hợp kể chuyện với việc cho học sinh xem tranh ảnh,
quan sát lược đồ, sa bàn.
- Trong quá trình kể chuyện giáo viên có thể đặt câu hỏi liên hệ thực tế với nội
dung, hay tình tiết nào đó của chuyện cho học sinh dễ hiểu

- Giáo viên nhất thiết phải kết hợp phương pháp kể chuyện với phương pháp
khác đảm bảo nhịp nhàng cho tiết học.
Về ngôn ngữ: phương tiện chính của người giáo viên trong kể chuyệnlà ngôn ngữ
ngôn ngữ kể chuyện lịch sử khác với ngôn ngữ thôngthường, trước hết là nó
thể hiện được nội dung và tình cảm của câu chyện. Ngôn ngữ của giáo viên gây ấn
tượng cảm xúc mạnh mẽđến học sinh. Mặt khác, khi kể chuyện lịch sử,
ngôn ngữ phải luôn luônthay đổi nhịp điệu kể chuyện, lúc nhanh, lúc chậm, lúc
cao thấp, khi hùnghồn khi thiết tha.
Kết hợp kể chuyện với các phương pháp và kĩ năng khác: để tăng hiệu quả của
kể chuyện, giáo viên thường kết hợp với các câu hỏi, cho xem các hiện
vật,tranh ảnh có liên quan tới câu chuyện đang kể.
- Trong quá trình kể chuyện phải quan sát lớp, theo dõi thái độ củahọc sinh để
điều chỉnh kịp thời.
Dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phải
biết linh hoạt sử dụng các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh
khắc sâu kiến thức một cách chủ động. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần
phải sử dung kể chuyện về nhân vật lịch sử. Nếu sử dụng không đúng cách, không
đúng chỗ sẽ làm giảm chất lượng bài giảng, mất thời gian. Do đó yêu cầu người
giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi kể chuyện. Biết kể và hướng dẫn học
sinh "kể" và nắm được những nội dung của các nhân vật lịch sử. Từ đó biết phân
tích, nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử.
Ngoài ra, để tạo hứng thú và lôi cuốn học sinh đến với bộ môn Lịch sử giáo
viên cần phải nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy, sưu tầm bổ sung tư liệu phục
vụ cho việc dạy, tiếp tục học hỏi kinh nghiệm và tìm cách truyền đạt để có được sự
vững chắc trong kiến thức, sự lôi cuốn trong phong cách nhằm lôi cuốn học sinh.
Ngoài ra, hình thành cho học sinh tính độc lập, sáng tạo và năng động để tiếp thu
và lĩnh hội kiến thức trong quá trình học.
10



3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Thực hiện tốt phương pháp kể chuyện trong giờ dạy học lịch sử ở bậc THPT
chắc chắn sẽ làm cho học sinh yêu thích bộ môn này hơn, nhận thức đúng hơn việc
học tập môn lịch sử. Từ đó hình thành cho học sinh một thói quen tư duy, ghi nhớ
sự kiện, nhân vật thông qua việc liên tưởng tới các câu chuyện được kể, khắc sâu
hơn nữa nội dung lịch sử nào đó, hay một vấn đề lịch sử nào đó mà mục tiêu bài
học đặt ra cho thầy và trò cần đạt được.
3.2. Kiến nghị
* Đối với giáo viên:
Giáo viên dạy sử không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn có
những hiểu biết khá vững về các bộ môn địa lý, văn học nghệ thuật và các bộ môn
khác để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm.
Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ và lựa chọn những câu chuyện lịch sử có
nội dung tiến bộ, phản ánh lịch sử một cách chân thực nhất, phù hợp với yêu cầu
giáo dục và giáo dưỡng của bài học, tránh ôm đồm làm loãng nội dung bài giảng
lịch sử.
Kho tàng tri thức nhân loại thật phong phú. Giáo viên dạy sử luôn có ý thức
tự tích lũy, cập nhật kiến thức vận dụng có hiệu quả cho chuyên môn giảng dạy
của mình, thì chắc chắn giờ học lịch sử sẽ không còn khô khan, phiến diện đối với
người học.
* Đối với Sở giáo dục đào tạo:
Cung cấp thường xuyên, kịp thời các loại sách tham khảo về nghiệp vụ chuyên
môn cho các trường THPT.
Mở các buổi hội thảo bộ môn có tính chất điển hình, tạo cho giáo viên có điều
kiện trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn
* Đối với nhà trường:
Tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khoá: ngày hội lịch sử, đố vui lịch
sử, cung cấp đầy đủ trang thiết bị của bộ môn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Thanh Hoá ngày 25 tháng 6 năm 2020
CAM KẾT KHÔNG COPY

Trịnh Thị Hạnh

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” – NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
2. Phương pháp dạy học lịch sử, Phan Ngọc Liên-Trần Văn Trị, NXB Giáo
dục, 1999
3. Đổi mới việc dạy học lịch sử “lấy học sinh làm trung tâm” – NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội 1996
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử – NXB Giáo dục.
5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử lớp 10 –
NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử lớp 10 – NXB Giáo dục.
7. Những mẩu chuyện lịch sử văn minh thế giới - NXB Giáo dục

12


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ
C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Hạnh
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Hàm Rồng.

TT
1.

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Tổ chức hoạt động nhóm
Sở Giáo dục
và Đào tạo

B

2007 - 2008


Sở Giáo dục
học sinh lớp 12THPT qua dạy và Đào tạo

C

2011 – 2012

B

2015 - 2016

C

2017 - 2018

trong dạy học lịch sử ở
trường THPT (qua thực tế lớp
2.

11)
Một số biện pháp nhằm nâng
cao năng lực thực hành cho

học lịch sử Việt Nam từ 1945
3.

đến 1954
Phương pháp sử dụng tư liệu
HỒ CHÍ MINH kết hợp
tranh, ảnh, bản đồ lịch sử khi


Sở Giáo dục
và Đào tạo

dạy bài 16 – Lịch sử lớp 10
4.

(CT chuẩn)
Giáo dục tư tưởng đạo đức
HỒ CHÍ MINH trong dạy học

Sở Giáo dục
và Đào tạo

Lịch sử Việt Nam lớp 11,12

13



×