CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp tăng cường Tiếng việt cho học sinh người dân tộc”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Trên cơ sở thực tiễn về việc sử dụng Tiếng việt của học sinh người dân tộc
thiểu số, tôi đề xuất “Một số giải pháp tăng cường Tiếng việt cho học sinh người
dân tộc thiểu số”. Được áp dụng trên lĩnh vực lớp 4D trường Tiểu học Xuân
Quang1.
3. Các giải pháp cũ thường làm :
- Trước đây việc dạy Tiếng việt cho học sinh dân tộc giáo viên chỉ tập trung
vào các phân môn: Tập đọc, chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu, trong quá trình
giảng dạy giáo viên thường sử dụng các phương pháp truyền thống như: đàm
thoại, giảng giải, thuyết trình…. Ít tạo cơ hội cho các em tư duy trong quá trình học
tập. Thông qua các giờ học chỉ cần các em biết đọc, biết viết là đủ. Chính vì vậy
giáo viên không cần quan tâm đến việc đầu tư về học Tiếng việt lồng ghép trong
các môn học khác. Từ đó việc sử dụng Tiếng việt của các em còn nhiều hạn chế
nhất là đối với các em học sinh người dân tộc thiểu số.
- Nhược điểm: Với giải pháp trên đã dẫn đến kết quả: Học sinh còn thụ
động, đọc ít trôi chảy, lưu lót, đọc diễn cảm chưa tốt, bài viết sai nhiều lỗi chính tả,
cách dùng từ đặt câu chưa hợp lí, lớp học ít sôi nổi, học sinh chưa tự giác học tập.
Chất lượng chưa cao.
4. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Tiếng việt là một môn học rất quan trọng trong học tập. Nếu các em có vốn
Tiếng việt dồi dào và sử dụng Tiếng việt thành thạo thì các em có cơ hội học tốt các
môn học khác. Nhưng đối với học sinh người dân tộc thiểu số vốn Tiếng việt và
cách sử dụng Tiếng việt của các em còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó do môi trường
tiếp súc và giao tiếp của các em học sinh người dân tộc thiểu số chủ yếu bằng tiếng
mẹ đẻ, ít sử dụng Tiếng việt. Môi trường và thời gian học tập của các em bị thu
hẹp, làm cho các em không có cơ hội sử dụng Tiếng việt cho thành thạo, cách đọc,
cách dùng từ trong câu còn nhiều hạn chế. Khi đến trường các em hay rụt rè, nhút
nhát, không tự tị khi sử dụng Tiếng việt nhất là đối với các phân môn: Tập làm văn
và luyện từ và câu. Khả năng phân tích, tổng hợp và cách sử dụng lời văn của các
em còn phát triển chậm.... Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh
người dân tộc thiểu số thì cần phải tăng cường Tiếng việt cho học sinh, đối với học
sinh người dân tộc lại càng cần thiết hơn hết.
5. Mục đích của sáng kiến:
Áp dụng các giải pháp tăng cường Tiếng việt cho học sinh người dân tộc
thiểu số, giúp cho các em trau dồi thêm vốn Tiếng việt và có thời gian sử dụng
Tiếng việt, tạo cơ hội cho học sinh sử dụng Tiếng việt thành thạo trong các hoạt
động như: học tập, giao tiếp hằng ngày. Từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo
dục.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
- Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến vào tháng 9 năm 2017.
- Thời gian tổng kết sáng kiến và cuối tháng 4 năm 2018.
7. Nội dung:
7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
* Bước 1: Tìm hiểu thực trạng:
- Trường Tiểu học Xuân Quang 1 đóng trên địa bàn xã Xuân Quang 1 là một
xã trong những xã miền núi thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Đồng Xuân.
Trong đó có gần một nửa là người đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Điều
kiện kinh tế còn nghèo và gặp nhiều khó khăn, các phong tục, tập quán của người
dân tộc miền núi, về lối sống và quan hệ cũng có những nét riêng biệt đã ảnh hưởng
nhiều đến nền văn hóa chung. Do những đặc tính này mà người dân tộc thiểu số ít
va chạm và ngại va chạm, ngại ngùng trong giao tiếp quan hệ xã hội. Khả năng
dùng vốn tiếng Việt trong giao tiếp, cách diễn đạt còn hạn chế, cách xưng hô trong
quan hệ giao tiếp mộc mạc. Trong quan hệ giao tiếp hàng ngày toàn sử dụng Tiếng
dân tộc riêng biệt của mình, ít sử dụng tiếng Việt để làm phương tiện giao tiếp. Đây
chính là những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sử dụng tiếng Việt cho học sinh
người dân tộc thiểu số ở lứa tuổi tiểu học hiện nay…
- Thực trạng của lớp 4D: Tổng số học sinh: 27 em, 15 nữ, dân tộc 26. Tất cả
các em đều thuộc diện hộ nghèo, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Cha mẹ các em
làm lụng vất vả ít quan tâm đến việc học tập con em mình. Về nhà các em ít ôn bài,
ngôn ngữ thường xuyên của các em là dùng tiếng mẹ đẻ ít sử dụng tiếng Việt. Vốn
tiếng Việt của các em càn nghèo nàn. Nên việc sử dụng tiếng Việt ngoài cộng đồng,
trong lớp học của các em còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Từ đó làm ảnh hưởng
đến chất lượng học tập của các em.
* Bước 2: Khảo sát đầu năm học 2017-2018:
Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ
14/27
51,85%
2. Đọc diễn cảm được đoạn văn
10/27
37,03%
3. Biết cách dùng từ đặt câu và
13/27
48,14%
12/27
44,44%
15/27
55,55%
16/27
59,25%
1. Đọc bài văn trôi chảy, lưu
lót.
diễn đạt nội dung bài làm
văn.
4. Biết cách xây dựng dàn ý để
làm tập làm văn.
5. Biết phân biệt chính tả đúng, sai và viết
đúng chính tả.
6. Tự tin trong học tập.
* Bước 3: Tổ chức thực nhiện giải pháp mới:
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT huyện Đồng Xuân, sự chỉ đạo phân
công giáo viên giảng dạy của nhà trường trong năm học 2017-2018. Tôi được nhà
trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4D, tại điểm trường Suối Cối 2 là
một điểm trường thuộc người đồng bào dân tộc thiểu số. Ngay từ đầu năm học tôi
đã chú trọng việc tăng cường giảng dạy tiếng Việt cho các em học sinh dân tộc vào
các tiết dạy, đồng thời tiến hành phụ đạo thêm cho các em nhằm tạo cho các em
được sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo trong học tập cũng như trong cuộc
sống.Trong quá trình giảng dạy đã tiến hành một số giải pháp sau nhằm nâng cao
chất lượng học tập của học sinh dân tộc .
Giải pháp 1:Tạo môi trường học tập cho học sinh dân tộc:
- Tạo môi trường trong nhà trường:
+ Tạo cảnh quan trong và ngoài lớp học: Những ấn tượng trực giác hết sức
quan trọng đối với học sinh, một lớp học sạch sẽ, được trang trí đẹp mắt sẽ thu hút
được sự chú ý, yêu thích của học sinh.
+ Tăng cường hoạt động giao tiếp: Học sinh dân tộc ít có điều kiện sử dụng
tiếng Việt để giao tiếp ở gia đình và ngoài xã hội, tâm lí nhút nhát, thiếu tự tin, ngại
giao tiếp với người lạ, do đó giáo viên khi giảng dạy cần dạy cách giao tiếp bằng
tiếng Việt và tăng cường các hoạt động tập thể như trò chơi, văn nghệ …
- Tạo môi trường học tập ở gia đình:
+ Hướng dẫn phụ huynh tạo góc học tập cho các em, đóng bàn ghế học tập,
chọn vị trí đặt bàn học ở nơi thích hợp.
+ Hướng dẫn phụ huynh kiểm tra việc học của các em học sinh, nhất là tạo
điều kiện về thời gian và nhắc nhở con em học bài và làm bài đầy đủ, thỉnh thoảng
quan sát việc học của con em mình, như sách vở có ngăn nắp không, gọn gàng
không, có chăm chú vào việc học không, vở viết như thế nào...
Giải pháp 2. Tổ chức thi đua qua hoạt động nhóm, cá nhân :
- Trong quá trình giảng dạy các phân môn của môn Tiếng việt, giáo viên
thường xuyên tổ chức cho các em thi đua qua hoạt động nhóm và cá nhân như:
+ Chia lớp học thành 4 nhóm, tổ chức cho các em làm bài tập trong phân
môn luyện từ và câu để các em có cơ hội thảo luận trao đổi với nhau về cách dùng
từ đặt câu và cách sử dụng câu trong các đoạn văn. Nhóm nào hoàn thành trước và
đúng sẽ được tuyên dương. Như vậy sẽ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập
và mạnh dạng đưa ra ý nghĩ của bản thân mình. Từ đó các em tự trau dồi kiến thức
cho bản thân mình tốt hơn.
+ Đối với phân môn tập đọc: Trong quá trình tìm hiểu nội dung bài giáo viên,
để cho các em tự nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi, các em khác nhận xét sau đó giáo
viên chốt lại. Để cho các em có cơ hội phát biểu trước lớp và tự tin hơn. Trong quá
trình luyện đọc, giáo viên tổ chức cho các em thi đọc theo từng cặp. Về đọc đúng,
đọc diễn cảm. Trong quá trình tổ chức thi đua giáo cần quan tâm đến các em học
sinh còn đọc chậm, giáo viên nên cho các em thi với nhau theo từng câu, đoạn để
tạo điều kiện cho các em hoàn thành nhiệm vụ, tạo hứng thú cho các em không để
các em phải chán nãn trong quá trình thi đua.
+ Đối với phân môn chính tả: Giáo viên tổ chức cho các em thi viết nhanh
viết đúng và đẹp, giáo viên nhận xét tuyên dương cho các em hoàn thành tốt. Trong
quá trình tổ chức thi đua đối với học sinh hoàn thành chậm hoặc chưa hoàn thành,
giáo viên không nên phê bình nhiều tránh làm cho các em chán nãn trong quá trình
thi đua và học tập.
Giải pháp 3. Tăng cường sử dụng Tiếng việt trong các môn học khác:
Ngoài môn Tiếng Việt, các môn học khác ở tiểu học đều được tổ chức trên cơ
sở sử dụng Tiếng việt làm phương tiện ngôn ngữ để dạy học. Vì vậy trong quá trình
giảng dạy giáo viên cần chú trọng tăng cường sử dụng Tiếng việt trong các môn
học khác như: Đối với môn Toán giáo viên áp dụng tăng cường Tiếng việt cho các
em qua các bài toán có lời văn và các ghi nhớ. Các môn học còn lại giáo viên
thường xuyên tổ chức cho các em đọc các nội dung yêu cầu bài học nhiều lần để
cho các em vừa luyện đọc cũng là vừa hiểu rõ được nội dung yêu cầu bài từ đó các
em hoàn thành nội dung bài học tốt hơn. Đối với các môn học có bài tập thực hành,
khi học sinh đưa ra lời giải giáo viên cho các em nhận xét lời giải đúng và đầy đủ
chưa và bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
Giải pháp 4. Tăng cường Tiếng việt qua các tiết sinh hoạt ngoài gời lên
lớp và sinh hoạt động Đội
Các tiết sinh hoạt ngoài gời lên lớp và sinh hoạt Đội rất phù hợp với lứa tuổi
nên có sức cuốn hút học sinh tham gia tích cực và hiệu quả giáo dục sẽ được nâng
lên. Cần phải sinh hoạt với nội dung phong phú, phù hợp với lứa tuổi, với tình hình
và mang tính thiết thực. Trong quá trình sinh hoạt giáo viên luôn tạo điều kiện cho
các em cách sử dụng câu từ trong báo cáo, hướng dẫn tổ nhóm sinh hoạt. Thường
xuyên luân phiên cho các em làm công tác chỉ huy để cho các em có cơ hội tập nói
trước lớp nhằm tạo điều kiện cho các em sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp một
cách nhuần nhiễn và thành thạo..
Giải pháp 5: Mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong giờ ra
chơi:
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, một trong những khó khăn lớn nhất để
phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số là môi
trường giao tiếp bằng tiếng Việt của các em quá hạn hẹp. Để giảm thiểu khó khăn
này, chúng ta cần tăng cường các hoạt động tập thể ngoài các giờ học trên lớp nhằm
tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho học sinh.
Khác với học sinh người kinh, học sinh người dân tộc thiểu số ít sử dụng
tiếng Việt trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giờ ra chơi, nếu chơi tự do, các
em sẽ chơi thành từng nhóm dân tộc và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Để tăng cường
sử dụng tiếng Việt giao tiếp trong giờ ra chơi, giáo viên tham gia cùng học sinh, tổ
chức, hướng dẫn các em chơi các trò chơi sân trường và yêu cầu các em nói với
nhau bằng tiếng Việt. Trong môi trường giao tiếp tự nhiên, không bị cưỡng bức bởi
nội dung bài học, các em sử dụng tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thay đổi
được thói quen hành vi này thường gặp khó khăn ở thời gian đầu. Vì vậy giáo viên
nên đưa ra được các nội dung sinh hoạt văn hóa tích cực ở địa phương vào trong
các hoạt động tập thể sẽ lôi cuốn hứng thú tham gia của học sinh, từ đó sẽ giúp các
em tự tin hơn trong quá trình sử dụng tiếng Việt để giao tiếp.
Giải pháp 6. Phối hợp cùng với phụ huynh và cộng đồng xã hội để tăng
cường sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp:
- Ngoài giờ lên lớp ở trường, học sinh có một khoảng thời gian dài ở gia
đình, chịu sự tác động rất lớn từ gia đình. Từ ăn uống, nghỉ ngơi, học hành, vui
chơi... đều ảnh hưởng bởi tác động của gia đình. Từ đó, cho thấy việc sử dụng tiếng
Việt trong quá trình giao tiếp cũng sẽ được hình thành rất nhiều từ yếu tố gia đình.
Đây là vấn đề khó thực hiện thành công bởi môi trường giao tiếp của người dân tộc
thiểu số thường thể hiện nét đặc trưng riêng với những phong tục tập quán riêng.
Trong đó, ngôn ngữ là một yếu tố bản sắc phi vật thể. Tuy nhiên, để hướng tới vì sự
tiến bộ của con em mình trong học tập. Giáo viên trao đổi với các bậc phụ huynh
khi về nhà, nói chuyện với con em mình, nên sử dụng tiếng Việt hoặc một phần
tiếng Việt. Nếu làm được điều này, sẽ hỗ trợ được rất nhiều cho các em trong việc
tăng cường khả năng sử dụng tiếng việt trong giao tiếp và học tập.
- Mặt khác, trong quá trình sử dụng tiếng Việt được tiếp thu, hình thành từ
hoạt động giáo dục tại nhà trường sẽ được củng cố, vận dụng khá lớn trong môi
trường gia đình. Cha mẹ giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động gia đình. Trong hoạt
động giáo dục, cha mẹ được ví như cô giáo và cô giáo được ví như mẹ hiền. Xuất
phát từ đó, nhà trường, giáo viên cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, phát huy
vai trò của cha mẹ học sinh trong quá trình tăng cường sử dụng tiếng Việt giao tiếp
với học sinh hàng ngày. Nhà trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh, ban thôn và
chính quyền địa phương vận động những người biết nói tiếng Việt có ý thức giao
tiếp bằng tiếng Việt với học sinh trong sinh hoạt cộng đồng. Nhằm tiến hành giáo
dục cho học sinh tăng cường sử dụng tiếng Việt ở mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ.
* Bước 4: Tổ chức kiểm tra sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến:
Qua quá trình áp dụng sáng kiến “Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho
học sinh người dân tộc thiểu số” đã đem lại kết quả cụ thể như sau:
THỐNG KÊ KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Nội dung
Số lượng
Tỉ lệ
26/27
96,29%
2. Đọc diễn cảm được đoạn văn
23/27
85,18%
3. Biết cách dùng từ đặt câu và
22/27
81,48%
25/27
92,59%
24/27
88,88%
26/27
96,29%
1. Đọc bài văn trôi chảy, lưu
lót:
diễn đạt nội dung bài làm
văn:
4. Biết cách xây dựng dàn ý để
làm tập làm văn:
5. Biết phân biệt chính tả đúng, sai và viết
đúng chính tả.
6. Tự tin trong học tập
* Bước 5: Tổng kết đánh giá kết quả:
* Kết quả của sáng kiến:
- Học sinh người dân tộc thiểu số tiếp súc với tiếng Việt là sự mới mẻ, bỡ
ngỡ khi các em tiếp thu kiến thức, các em đọc theo, viết theo… Để hình thành thói
quen và tư duy khi vận dụng tiếng Việt, người giáo viên là "thần tượng", là chuẩn
mực để học tập và làm theo. Các em học và làm theo những gì giáo viên nói và
làm. Vì vậy năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm tốt và cách phát âm của giáo
viên phải chuẩn và cách sử dụng ngôn từ phong phú, tác động mạnh mẽ đến các
em. Bên cạnh đó, yêu cầu giáo dục đòi hỏi giáo viên phải hiểu tâm lý học sinh tiểu
học nhất là học sinh người dân tộc thiểu số, hiểu vốn ngôn ngữ của các em để điều
khiển và có sự điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình giáo dục các em.
- Một đặc điểm nữa khá nổi trội của học sinh miền núi người dân tộc thiểu số
là phát âm của các em chưa tốt, thường nghĩ thế nào thì nói như thế, rất chân thật
và không thêm bớt, ưa chuộng tình cảm và muốn giải quyết các vấn đề bằng tình
cảm. Vì vậy trong quá trình giáo dục học sinh học sinh, giáo viên cần nhẹ nhàng,
tình cảm nhằm tạo ấn tượng thu hút học sinh vào quá trình rèn luyện.
- Thông qua việc áp dụng các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh
đã góp phần nâng cao chất lượng 2 môn Toán và Tiếng Việt Năm học 2017 – 2018
như sau :
Kết quả hai môn Tiếng Việt và Toán :
ĐIỂM
Môn
9 – 10
7-8
5- 6
Dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
TV
6
22,22
%
8
29,62
%
13
48,14
%
TOÁN
7
25,92
%
9
33,33
%
11
40,74
%
SL
TL
* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp :
Qua quá trình tìm hiểu và áp dụng sáng kiến đã mang lại hiệu quả :
a. Đọc bài văn trôi chảy, lưu lót: Các em phát âm đúng
từ ngữ, đọc đúng và trôi chảy được đoạn văn, bài văn.
b. Đọc diễn cảm được đoạn văn: Học sinh đọc ngắt nghỉ và lấy
hơi đúng cách, đọc diễn cảm, lên lên giọng xuống giọng đúng các từ ngữ xưng hô,
lời yêu cầu… và các lời hội thoại.
c. Biết cách dùng từ đặt câu và diễn đạt nội dung bài
làm văn: Biết dùng từ đặt câu trong quá trình làm bài tập luyện tà và câu, biết
sử dụng và kết nối các câu đẻ diễn đạt nội dung trong bài tập làm văn.
d. Biết cách xây dựng dàn ý để làm tập làm văn và khi
nói: Các em đã hình thành, xây dựng được dàn ý khi viết văn và phát biểu
xây dựng bài, tạo ra sự logic, dí dỏm.
e. Biết phân biệt chính tả đúng, sai và viết đúng chính tả: Các em biết
phân biệt chính tả khi nghe giáo viên đọc. Viết đúng chính tả, phân biệt được phụ
âm,vần… hay lẫn lộn.
g. Tự tin trong học tập: Trong quá trình học tập các em mạnh dạng, tự tin
phát biểu xây dựng bài làm không khí lớp học sôi nổi.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến:
Giái pháp sáng kiến có tính khả thi và áp dụng cho các trường Tiểu học có
học sinh người dân tộc thiểu số trên toàn huyện.
7.3. Thuyết minh về lợi ích của sáng kiến:
- Sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên vào quá trình tăng cường tiếng
Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số đã tạo được bầu không khí lớp học sôi nổi,
học sinh học tập tốt hơn, chất lượng ngày càng nâng cao rõ rệt.
- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số đã
trang bị cho các em những kiến thức, tri thức, những khái niệm, cách sử dụng tiếng
Việt, vốn tiếng Việt ban đầu cho các em. Trên cơ sở đó giúp các em có khả năng
học tập tốt tất cả các môn học ở các cấp tiếp theo. Bên cạnh đó khi các em sử dụng
và biết phân biệt đúng sai khi sử dụng tiếng Việt giúp cho các em mạnh dạng hơn
trong quá trình giao tiếp ngoài cộng đồng. Tạo cho các em có khả năng bày tỏ thái
độ, quan điểm của mình trước các vấn đề của cuộc sống, đặt ra trong các quan hệ
của trẻ ở gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng thời giúp các em biết nhìn nhận và
đánh giá đúng về bản thân, trên cơ sở đó có những biện pháp tự điều khiển, tự điều
chỉnh cho phù hợp, và thích ứng được dễ dàng với các quan hệ xã hội.
* Cam kết: Tôi cam đoan những nội dung trên đây là đúng sự thật và không sao
chép hoặc vi phạm bản quyền.
Xác nhận của cơ quan
Tác giả sáng kiến
Lê Văn Liêm
PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG XUÂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH XUÂN QUANG1
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Xuân Quang1, ngày
tháng năm 2018
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
NĂM 2018
Hội đồng chuyên môn: Trường Tiểu học Xuân Quang1
Họ và tên người đánh giá sáng kiến: Ngô Thị Ánh
Chức danh trong Hội đồng: Chủ tịch Hội đồng (chuyên môn) sáng kiến.
Cơ quan công tác : Trường Tiểu học Xuân Quang 1.
TT
Họ và tên
Tên
Các
sáng kiến
điều kiện
Đạt
Không
Ghi
đạt
chú
- Tính mới
01
Lê Văn Liêm
Một số giải pháp
tăng cường Tiếng
- Phạm vi áp dụng
việt cho học sinh
người dân tộc.
- Hiệu quả
kinh tế - xã hội
Người đánh giá
UBND HUYỆN ĐỒNG XUÂN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Xuân Quang1, ngày
tháng năm 2018
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
NĂM 2018
Hội đồng chuyên môn: …………………………………………………………
Họ và tên người đánh giá sáng kiến: …………………………………………..
Chức danh trong Hội đồng: ……………………………………………………..
Cơ quan công tác : ……………………………………………………………….
TT
Họ và tên
Tên
Các
sáng kiến
điều kiện
- Tính mới
01
Lê Văn Liêm
Một số giải pháp
tăng cường Tiếng
- Phạm vi áp dụng
việt cho học sinh
người dân tộc.
- Hiệu quả
kinh tế - xã hội
Đạt
Không
Ghi
đạt
chú
Người đánh giá
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
BẢN TÓM TẮT THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp tăng cường Tiếng việt cho học sinh người dân tộc thiểu số”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Được áp dụng trên lĩnh vực lớp 4D trường Tiểu học Xuân Quang 1.
3. Các giải pháp cũ thường làm :
Chủ yếu sử dụng các biện pháp truyền thống. Nên chất lượng chưa cao.
4. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh người dân tộc thiểu số thì
cần phải tăng cường Tiếng việt cho học sinh, đối với học sinh người dân tộc lại
càng cần thiết hơn hết.
5. Mục đích của sáng kiến: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
- Thời gian bắt đầu áp dụng sáng kiến vào tháng 9 năm 2017.
- Thời gian tổng kết sáng kiến và cuối tháng 4 năm 2018.
7. Nội dung:
7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến:
* Bước 1: Tìm hiểu thực trạng.
* Bước 2: Khảo sát đầu năm học 2017-2018.
* Bước 3: Tổ chức thực nhiện giải pháp mới.
Giải pháp 1:Tạo môi trường học tập cho học sinh dân tộc.
Giải pháp 2. Tổ chức thi đua qua hoạt động nhóm, cá nhân.
Giải pháp 3. Tăng cường sử dụng Tiếng việt trong các môn học khác.
Giải pháp 4. Tăng cường Tiếng việt qua các tiết sinh hoạt ngoài gời lên
lớp và sinh hoạt động Đội.
Giải pháp 5: Mở rộng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt trong giờ ra
chơi.
Giải pháp 6. Phối hợp cùng với phụ huynh và cộng đồng xã hội để tăng
cường sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp.
* Bước 4: Tổ chức kiểm tra sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến.
* Bước 5: Tổng kết đánh giá kết quả.
* Kết quả của sáng kiến.
* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp.
7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến.
7.3. Thuyết minh về lợi ích của sáng kiến.