Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số biện pháp hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống vào dạy học môn đạo đức lớp 5 ở trường tiểu học nguyễn bá ngọc thành phố thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 30 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Công tác quản lí giáo dục luôn đòi hỏi người cán bộ quản lí phải nắm vững
đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, sáng tạo trong tư duy và linh hoạt
trong chỉ đạo. Năm học 2008 - 2009, Bộ GD&ĐT lần đầu tiên đã phát động
“Năm học ứng dụng Công nghệ thông tin”, 5 năm sau Bộ Truyền thông và
Thông tin đã ban hành Thông tư số 03/2014/BTTTT ngày 11/3/2014 quy định về
chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Sau 10 năm ngành giáo dục (GD)
triển khai và nghiêm túc thực hiện các văn bản, mỗi nhà trường từ thành thị đến
nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, thầy cô đều thay đổi, nhanh chóng tiếp
cận, thích nghi và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nâng cao chất lượng
quản lí và đổi mới phương pháp dạy học góp phần giáo dục toàn diện học sinh.
Trong giai đoạn này, giáo viên (GV) đã chuyển giáo án viết tay thành văn
bản đánh máy, thay việc làm đồ dùng trực quan bằng khai thác nguồn học liệu
trên internet, Ban Giám hiệu (BGH) thay thế việc kiểm tra thông tin trường lớp
trên sổ giấy bằng việc vào phần mềm cơ sở dữ liệu; thay việc lên thực đơn bán
trú theo kinh nghiệm bằng áp dụng công thức thực đơn cân bằng dinh dưỡng…
Ngoài ra, ngành GD còn ứng dụng rất nhiều phần mềm hữu ích khác để giúp
công tác quản lí đồng bộ, quy củ và thuận tiện như: phần mềm phổ cập giáo dục,
phần mềm kế toán, phần mềm quản lí công văn đi và đến, phần mềm kiểm định
chất lượng……tất cả các phần mềm đã giúp thầy cô giảm được khá nhiều thời
gian, công sức để tập trung cho công tác chỉ đạo điều hành, giảng dạy, chấm,
chữa, nhận xét bài cho học sinh (HS), góp phần thực hiện mục tiêu phát triển
toàn diện GD&ĐT.
Đến năm học 2019- 2020, khi mà đại dịch covid -19 hoành hành trên toàn
cầu và trên khắp cả nước, HS phải nghỉ học ở trường hơn 3 tháng để phòng,
tránh bệnh dịch, tương ứng với gần 2/3 thời lượng học kì 2, thực tế đã đặt ra cho
ngành GD một thách thức mới. Vậy làm thế nào để các cơ sở giáo dục thực hiện
tốt chủ trương của ngành “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học” thực sự
đã khiến mỗi cán bộ quản lí và các thầy cô giáo không thể không trăn trở, suy
nghĩ và có hành động kịp thời trong công việc của mình.


Lúc này, nếu như ngành y tế, y bác sĩ ngày đêm làm việc quên mình để bảo
vệ tính mạng cho bệnh nhân, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng; Lực lượng vũ
trang tiên phong xung trận giữa thời bình vào rừng sâu, núi cao để thực hiện
nhiệm vụ cao cả là ngăn chặn lây lan và kiểm soát dịch bệnh thì ngành GD, tất
cả các thầy cô tràn đầy nhiệt huyết nhập cuộc rất nhanh để úng phó trước dịch
bệnh bằng tình yêu học trò vô cùng thiết thực và ý nghĩa.
Để tránh mất kiến thức căn bản cho HS, thầy cô ở miền núi chỉ dẫn cho HS
lên gò đất cao để tìm sóng, đem bài đến tận nhà cho các em nếu phụ huynh (PH)
không có phương tiện liên lạc. Ở thành phố, các nhà trường cũng không dễ dàng
khi bắt tay vào thực thi nhiệm vụ. Dạy học từ xa được triển khai trên nhiều hình
thức khá vất vả: Website, zalo nhóm lớp, zalo nhóm trường, zalo nhóm PH, zalo
nhóm GV, facebook nhóm, mail nhóm lớp và dạy học trực tuyến... Ban đầu, nhà
trường cũng gặp không ít những khó khăn như: trình độ tin học của đội ngũ
1


chưa đồng đều, GV Tin học còn thiếu, sĩ số HS quá đông, một số gia đình HS
không có thiết bị thông minh, một số gia đình khác không có điều kiện đưa con
về quê hoặc gửi người thân kèm cặp và một số ít gia đình cho rằng việc học trực
tuyến không hiệu quả ... song tất cả đã vượt qua nhanh chóng và dạy học thời
Covid- 19 cũng không kém phần thú vị: Từ già đến trẻ, từ gái đến trai, từ người
thạo công nghệ đến những người chưa từng tiếp cận với phần mềm dạy học trực
tuyến đều đã được tập huấn rồi lần lượt nhận nhiệm vụ theo khả năng, nhưng họ
đều phải học rất nhanh để kịp thời ôn luyện và bổ sung kiến thức cho HS. Điều
này không những đánh một dấu mốc mới trong kĩ năng sử dụng CNTT của đội
ngũ cán bộ giáo viên (CBGV) của các nhà trường trong điều hành công việc, hội
họp, dạy học từ xa, dạy học trực tuyến mà còn mở ra cho ngành GD một xu
hướng mới về việc sử dụng công nghệ mà không dừng lại và mất đi ý nghĩa của
việc dạy học trực tuyến khi hết dịch bệnh.
Theo ông Lê Tiến Thành - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học Bộ BGD&Đ thì: “Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường nói chung

và trường tiểu học nói riêng là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ,
giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí; Giúp các thầy cô
giáo nâng cao chất lượng dạy học; Trang bị cho HS kiến thức về CNTT, HS sử
dụng máy tính như một công cụ nhằm nâng cao chất lượng học tập; Góp phần
rèn luyện cho học HS một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời
kì hiện đại hoá”.
Là một cán bộ quản lí ở trường Tiểu học, đứng trước sự phát triển của công
nghệ thông tin và những thành tựu to lớn mà nó đã đem lại trong mọi hoạt động
của con người; Cùng với xu thế phát triển của thời đại, nhằm thúc đẩy tiến trình
đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập, đồng thời khắc phục những khó khăn,
bất cập trên thực tế, lãnh đạo trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Thành phố
Thanh Hoá, đã chủ động chọn nhiều giải pháp chỉ đạo các hoạt động giáo dục,
hoạt động dạy học trong đó, công tác chỉ đạo ứng dụng CNTT để dạy học trực
tuyến là một giải pháp được ưu tiên hàng đầu để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
năm học 2019- 2020, qua đó sẽ có nhiều ý tưởng sáng tạo trong vấn đề điều
hành công tác quản lí và ứng dụng cho công tác giảng dạy trong những năm tiếp
theo. Với kết quả thực tế về chất lượng GD sau thời gian dài học sinh nghỉ học
mà các giải pháp chỉ đạo của nhà trường mang lại, tôi xin được trao đổi: “Giải
pháp chỉ đạo nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy, học
trực tuyến cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Thành phố Thanh Hóa”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tế vận dụng thực
hiện, đưa ra giải pháp nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT trong dạy, học trực tuyến
cho GV và HS trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Thành phố Thanh Hóa, tôi
muốn cùng các đồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác quản lí;
Trao đổi, thảo luận để tìm ra những giải pháp thiết thực về việc sử dụng
CNTT cho GV, HS khi tham gia dạy và học trực tuyến của trường tiểu học; cùng
nhau tìm hiểu và vận dụng những tiện ích của CNTT cho GD trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
2



Các giải pháp chỉ đạo nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT trong dạy, học
trực tuyến cho GV và HS trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Thành phố
Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm:
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp khảo sát thực tế.
- Nhóm các phương pháp hỗ trợ;
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
+ Các phương pháp thống kê toán học sử dụng trong nghiên cứu khoa học
quản lý GD.
1.5. Điểm mới của sáng kiến.
- Tính mới: Giải pháp chỉ đạo nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT trong dạy,
học trực tuyến cho GV và HS trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Thành phố
Thanh Hóa chưa có ai nghiên cứu, đây là giải pháp tình thế của năm học 20192020, song trong tương lai vấn đề này sẽ còn được nhiều ngành, nhiều nghề, đặc
biệt là các nhà trường sẽ tiếp tục nghiên cứu để mở rộng tính ứng dụng trong
dạy học trực tiếp kết hợp dạy học trực tuyến và các hoạt động giáo dục khác
theo định hướng của Bộ GD&ĐT.
- Tính sáng tạo: Các giải pháp được đưa ra nhằm khắc phục những khó
khăn, bất cập từ thực tế của xã hội và đơn vị nên có tính ứng dụng cao, mở ra
hướng tư duy đổi mới cho các nhà quản lí giáo dục, dễ vận dụng cho những đơn
vị có điều kiện tương đồng và vận dụng tốt cho tất cả các hoạt động giáo dục của
tất cả các đơn vị khi cần thiết.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Luật giáo dục năm 2019 (Điều 7) quy định: "Phương pháp giáo dục phải

khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người
học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành,
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".
Trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam, lĩnh vực GD&ĐT trong
đó GD tiểu học không phải là ngoại lệ là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Điều
quan trọng trong quá trình hội nhập, bản thân chúng ta luôn cập nhật được
những tiến bộ trong cách dạy, cách học và phương pháp quản lí GD tiên tiến trên
thế giới. Bên cạnh đó, tuỳ theo hoàn cảnh thực tế của từng đơn vị mà các nhà
quản lí áp dụng những biện pháp cụ thể sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Một trong những đặc điểm nổi bật của xu hướng GD hiện đại là sự thay đổi
trong mô hình giáo dục. Trong triết lí GD mới này, HS là trung tâm của mô hình
GD thay cho cho GV trong mô hình GD truyền thống. Sự thay đổi tư duy GD
này là hợp lí vì trong quá trình hội nhập, hiệu quả vận hành của một tổ chức hay
cá nhân được đánh giá dựa trên kết quả, chất lượng. HS là sản phẩm của trường
học, chất lượng HS chính là thước đo, là tiêu chí đánh giá căn bản nhất đối với
hoạt động của GV trong một nhà trường.
3


Với việc thay đổi mô hình GD thì việc thay đổi môi trường GD cũng là
điều tất yếu. Mọi nguồn lực và chiến lược phát triển trong nhà trường đều nhằm
tạo lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho HS, sẵn sàng ứng phó với
mọi tình huống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Một môi trường GD hiện đại
sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin cho mỗi HS khi GV
chỉ hướng dẫn kĩ năng, phương pháp giải quyết vấn đề. Để hiện thực hoá điều đó
thì CNTT là một công cụ hữu hiệu và khi khó khăn nhất về không gian thì dạy
học trực tuyến là giải pháp tốt nhất.
Với sự thay đổi căn bản về mô hình GD, vai trò của CNTT trở nên đặc biệt
quan trọng. CNTT là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả quy trình quản lí trong
trường học. Đặc điểm nổi trội là thông qua dữ liệu, thông tin được lưu trữ, xử lí,

các tiêu chí quản lí nhà trường được mã hoá từ định tính sang định lượng. Bên
cạnh đó, sự minh bạch và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thành viên trong
nhà trường sẽ làm tăng hiệu quả vận hành, quản lí và chất lượng GD của nhà
trường. Vì vậy, sử dụng CNTT là việc làm hữu dụng và xu thế tất yếu trong
tương lai, trong đó GD từ xa, dạy học trực tuyến là một trong những ứng dụng
thiết thực ở giai đoạn mới khi HS nghỉ hè, nghỉ đông và đặc biệt là khi có tình
huống giáo dục như năm nay.
Theo nhiều học giả trên thế giới thì: Dạy học trực tuyến là một quá trình
dạy học mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình dạy học có sự tách biệt
giữa người dạy và người học về mặt không gian và thời gian.
Năm học 2019 - 2020, khi HS phải dừng 3 tháng không đến trường vì dịch
bệnh, thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về việc dạy và học, trường Tiểu học
Nguyễn Văn Trỗi nói riêng và ngành GD nói chung đều tập trung chỉ đạo công
tác dạy và học trực tuyến hướng tới 4 mục tiêu là: Giúp HS được học
theo chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian nghỉ học ở trường; Phát
triển năng lực tự học của HS và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua internet,
trên truyền hình của GV; Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình
trong việc tổ chức, hỗ trợ HS trong học tập; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT
trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tất cả các
nhà trường đều thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của mỗi đơn vị
sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau tùy vào sự thấm nhuần đường lối chủ
trương của thầy cô, sự phối hợp nhịp nhàng của PH, điều kiện cơ sở vật chất,
trình độ sử dụng CNTT của GV và cách điều hành của lãnh đạo mỗi trường.
2.2.Thực trạng vấn đề chỉ đạo nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ
thông tin trong dạy, học trực tuyến cho giáo viên và học sinh trường Tiểu
học Nguyễn Văn Trỗi - Thành phố Thanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa
2.2.1.Thuận lợi
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Thành phố Thanh Hoá có bề dày 30
năm xây dựng phát triển và trường thành với truyền thống dạy tốt - học tốt, luôn
đi đầu trong việc đổi mới công tác quản lí, cải tiến các phương pháp dạy học và

ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động. Trường đã được kiểm định chất lượng lần
thứ 2 và đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Sau 10 năm học thực hiện ứng dụng CNTT do Bộ GD&ĐT phát động, hiện
nay trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi có 100% CBGV được cấp chứng chỉ Tin
4


học theo thông tư 03/TT-BTTTT ngày 11/3/2014; có khoảng 90% các hoạt động
của nhà trường đã ứng dụng CNTT. Từ khi nhà trường chưa có GV Tin học thì
nay đã có 2 GV, tuy chưa được tuyển dụng viên chức, song các cô là những
thành viên quan trọng hỗ trợ đắc lực các thành viên của hội đồng GD sử dụng
công nghệ. Năm học 2008 - 2009, phòng Tin học chỉ có 5 máy do địa phương
cấp, 8 HS/máy thực hành; đến nay phòng máy luôn có 50 chiếc được kết nối
internet do PH xã hội hóa ( XHH); Ngoài ra, nhờ làm tốt công tác XHH, 100%
phòng học và phòng chức năng đều có điều hòa, máy tính, máy chiếu hoặc ti vi,
rất thuận lợi cho thầy và trò thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học và tổ chức
các hoạt động GD; 100% GV đã chuyển toàn bộ giáo án viết tay sang đánh máy
vi tính, sử dụng powerpoint thành thạo khi lên lớp và có kĩ năng tốt trong việc
sử dụng các phần mềm dạy học, đặc biệt là phần mềm dạy học trực tuyến cho
HS, một giải pháp từ bị động sang chủ động và bước đầu đã có những hiệu quả
thiết thực.
Lãnh đạo nhà trường đã sử dụng tất cả các phần mềm để tăng cường công
tác quản lí như: phần mềm Cơ sở dữ liệu, phần mềm kế toán, phần mềm kiểm
định chất lượng, phần mềm phổ cập giáo dục tiểu học, phần mềm cân bằng dinh
dưỡng công tác bán trú… Nhà trường là đơn vị tiên phong thiết lập 1 trang
Website và đồng bộ hóa với Website của SGD&ĐT, PGD&ĐT để nắm bắt thông
tin của ngành và đăng tải công khai toàn bộ thông tin các hoạt động của trường
theo thông tư số 36/2017/TT-BGD ĐT về quy chế thực hiện công khai đối với
cơ sở GD và cũng là giải pháp luyện rèn thêm kĩ năng nâng cao trong việc sử
dụng CNTT cho GV, PH, HS viết và đăng bài.

Phụ huynh học sinh (PHHS) của trường tuy mức sống chưa cao song
luôn có sự quan tâm đúng mức đến chất lượng học tập của con em, quan tâm
đến công tác XHH giáo dục, PH đã mua sắm đầy đủ máy tính cho phòng Tin
học; Lắp đặt đầy đủ ti vi, máy chiếu và điều hòa cho 50 phòng học và phòng
chức năng.
Nhà trường có đội ngũ GV nhiệt tình với công việc, tâm huyết với nghề,
phần lớn GV có khả năng tiếp thu, sử dụng CNTT tốt. HS với số lượng lớn,
được bố mẹ hướng dẫn học tập với khá nhiều hình thức và rất chú trọng hình
thức tự học: Học ở trường, học trên phần mềm, học trực tuyến, học trên
truyền hình…
Ở trường, 100% HS lớp 3- 5 được học Tin học, HS nhanh nhạy với thiết bị
và công nghệ, chăm chỉ, chuyên cần học tập, thích khám phá những điều mới
mẻ, nhất là những thông tin trên máy vi tính nên việc học trực tuyến của các em
khá thuận lợi, những HS xuất sắc còn tham gia những cuộc thi qua internet trong
khu vực, Quốc gia và quốc tế do các đơn vị tổ chức trong năm học và ngay cả
trong thời gian dịch bệnh đang hoành hành.
2.2.2 Khó khăn
Tuy nhiên để chỉ đạo tốt vấn đề sử dụng CNTT trong dạy, học trực tuyến
vẫn còn gặp một số khó khăn:
+ Khả năng ứng dụng công nghệ của một số ít GV chưa thật tốt
+ Ban đầu nhiều GV có suy nghĩ việc dạy online quá khó.
+ Một số PHHS chưa thực sự quan tâm và có thể chưa hình dung ra
5


phương pháp cách thức cho con tham gia học trực tuyến.
+ Một số ít PHHS chưa có thiết bị thông minh hoặc có thiết bị nhưng chưa
biết cách ứng dụng công nghệ để trao đổi thông tin.
+ Một số PH phải đưa con về ở với ông bà để đi làm và ông bà không có
thiết bị.

+ Một số PH khác trong ngành hoặc có người thân trong ngành giáo dục tự
kèm cặp nên tỉ lệ HS học trực tuyến ở một số lớp không phải là 100%.
+ Một số ít PHHS cho rằng việc dạy học trực tuyến không hiệu quả.
2.2.3 Kết quả khảo sát về chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT trong giảng
dạy và học tập trực tuyến của giáo viên và học sinh nhà trường
Căn cứ vào những kĩ năng giáo viên cần đạt theo quy định của Thông tư
03/2014/TT-BGD&ĐT về chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT là:
Một là chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT cơ bản gồm các kĩ năng sau: Hiểu
biết về CNTT cơ bản; Sử dụng máy tính cơ bản; Xử lý văn bản; Sử dụng bảng
tính cơ bản; Sử dụng trình chiếu cơ bản; Sử dụng Internet cơ bản.
Hai là chuẩn kĩ năng sử dụng CNTT nâng cao gồm các kĩ năng sau: Xử lý
văn bản nâng cao; Sử dụng bảng tính nâng cao; Sử dụng trình chiếu nâng cao;
Sử dụng hệ quản trị cõ sở dữ liệu; Thiết kế ðồ họa hai chiều; Biên tập ảnh; Biên
tập trang thông tin ðiện tử An toàn, bảo mật thông tin; Sử dụng phần mềm kế
hoạch dự án.
Từ những chuẩn kĩ năng mà Bộ Truyền thông và Thông tin quy định, chúng
tôi cụ thể hóa bằng những kĩ năng mà GV cần phải có để sử dụng CNTT trong
dạy học nói chung và dạy học trực tuyến cho HS nói riêng và tôi đã tổ chức
khảo sát bằng nhiều hình thức như quan sát, phỏng vấn, giải quyết tình huống,
phiếu thăm dò, dự giờ thăm lớp, thực hành tin học để đánh giá mức độ đạt được
như sau:
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KĨ NĂNG SỬ DỤNG
CNTT CỦA GIÁO VIÊN NĂM 2014 (SAU 5 NĂM ỨNG DỤNG CNTT)
(Trước khi có thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014)
Kết quả - Tính theo tỷ lệ %
Một số kĩ năng được đánh giá
Giáo viên dưới 40 tuổi Giáo viên trên 40 tuổi
trong việc sử dụng CNTT trong
Khá, Bình Chưa Khá, Bình Chưa
dạy học trực tuyến của giáo viên

tốt thường tốt
tốt thường tốt
Soạn thảo văn bản trên word, excel 50.5
35.0 14.5 45.0
37.5
17.5
Sử dụng powerpoint
60.3
19.7 20.0 58.6
18.0
23.4
Sử dụng phần mềm Sách mềm…
51.5
23.1 25.4 55.2
21.8
23.0
Sử dụng các phần mềm CSDL…
58.4
27.6 14.0 61.8
19.3
18.9
Tạo nhóm tương tác
50.3
29.2 20.5 45.2
29.8
25.0
Lập và sử dụng mail
80.1
14.9
5.0

82.3
15.0
2.7
Sử dụng intenet tra cứu
65.0
18.5 16.5 65.3
20.5
14.2
Webcam DH trực tuyến
52.7
28.8 18.5 53.9
27.7
18.4
Thiết lập phòng trực tuyến
38.8
27.2 34.0 39.7
25.1
35.2
Thao tác CNTT trực tuyến
49.0
29.8 21.2 50.8
28.4
20.8
6


Truyền đạt bài giảng online
HD PH- HS ứng dụng công nghệ
Quay video quá trình dạy học
Sử dụng PM trực tuyến Zoom…

Viết và đăng bài trên website

30.8
18.5
35.6
18.2
28.8

37.2
26.8
37.8
26.7
27.2

32.0
54.7
26.6
55.1
44.0

29.5
20.9
29.7
19.6
19.7

45.4
25.5
25.1
22.2

35.1

25.1
53.6
45.2
58.2
45.2

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KĨ NĂNG SỬ DỤNG CNTT CỦA
HỌC SINH NĂM 2014 (SAU 5 NĂM HỌC SINH ĐƯỢC HỌC TIN HỌC)
Kết quả - Tính theo tỷ lệ %
Một số kĩ năng được đánh
Khối lớp nhỏ
Khối lớp lớn
giá trong việc sử dụng CNTT
(khối 1, 2, 3)
(khối 4, 5)
trong học tập trực tuyến của
Khá, Bình Chưa Khá, Bình Chưa
học sinh
tốt thường tốt
tốt thường tốt
Biết sử dụng máy tính
40.9
35.5 24.6 50.3
36.5
13.2
Biết sử dụng internet học tập
44.2
31.1 24.7 67.9

18.8
13.3
Sử dụng PM trực tuyến Zoom…
0
0
0
0
0
0
Sử dụng PM Word, Paint…
45.0
24.7 20.3 61.3
23.7
15.0
Sử dụng mạng XH Zalo, fb ….
44.7
43.7 11.6 63.1
21.7
15.2
Sử dụng Email
42.0
44.8 14.2 61.7
20.6
17.7
Đánh giá phần mềm trắc nghiệm. 42.4
44.1 13.5 65.6
23.2
11.2
Tham gia các cuộc thi trực tuyến 45.1
32.4 22.5 58.6

27.5
13.9
Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy: Việc sử dụng CNTT đã và đang có
sức hấp dẫn rất lớn đối với cả GV và HS, những ứng dụng của nó không chỉ
trong trường học mà còn rất nhiều ứng dụng khác phục vụ cho cuộc sống. HS
tuy chưa được tiếp xúc nhiều với thiết bị CNTT như máy điện thoại, máy tính…
nhưng tiếp thu kiến thức nhanh và khả năng sử dụng khá tốt; thầy cô giáo càng
thuộc thế hệ trẻ tuổi càng nhanh nhạy với công nghệ, biết và sử dụng nhiều phần
mềm hơn thế hệ thầy cô nhiều tuổi. Đây cũng là những mẫu chốt mà lãnh đạo
nhà trường cần nắm bắt để đưa ra những giải pháp phù hợp, khả thi và hiệu quả
khi chỉ đạo nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT trong việc dạy, học trực tuyến.
2.3. Giải pháp chỉ đạo nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy, học trực tuyến cho giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nguyễn
Văn Trỗi-Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
2.3.1. Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, lợi
ích và hiệu quả của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực
tuyến đối với giáo viên
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid -19 HS phải nghỉ học ở nhà
tránh dịch khiến gia đình, thầy cô đều lo lắng và một sự xáo trộn không ít của
toàn xã hội, PH đều bận công việc, HS ở trong nhà mà không thể ra ngoài vui
chơi tự do, GV thì chẳng được đến lớp, bài vở đành gác lại. Mọi thứ cứ phấp
phỏng khi lịch đến trường của HS chỉ được thông báo vô cùng thận trọng và dè
dặt từng tuần từ Chính phủ và các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng.
7


Trước tình hình đó, tư duy GD từ xa, dạy học trực tuyến từ lãnh đạo bộ, sở,
phòng GD&ĐT và các nhà trường được triển khai kịp thời. Đây là một phương
pháp dạy học mới, GV cũng chỉ mới nghe hay xem ở đâu đó mà chưa bao giờ
ứng dụng. Chính vì vậy, muốn làm tốt nhiệm vụ thì công tác tuyên truyền về vị

trí, vai trò, ý nghĩa, cách thức tiến hành của việc dạy học trực tuyến là một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để việc tuyên truyên đạt hiệu quả chúng tôi đã
thực hiện các bước sau đây:
- Sự gương mẫu của Lãnh đạo đơn vị: Đối với các cơ sở GD thì Hiệu
trưởng nhà trường không chỉ tuyên truyền bằng lời nói mà phải là người gương
mẫu và đi đầu trong việc tiếp cận công nghệ để chuyển tải thông điệp đến GV
sao cho nhẹ nhàng, hiệu quả và không kém phần thuyết phục.
- Tổ chức tập huấn cho CBGV: Để thuận lợi cho việc triển khai nhiệm vụ,
nhà trường mời chuyên gia công nghệ thông tin tập huấn cho toàn thể CBGV về
kĩ thuật dạy và kĩ năng hướng dẫn HS trong dạy, học trực tuyến.
- Thực hành ứng dụng CNTT trong họp giao ban và dạy, học thử nghiệm:
Sau khi được tập huấn, những cuộc họp nhà trường do Hiệu trưởng chủ trì
họp với cán bộ quản lý và cán bộ mở rộng của trường gồm tổ trưởng, tổ phó
chuyên môn và trưởng các tổ chức đoàn thể bàn bạc về chương trình, thời khóa
biểu, phương án tổ chức đều được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Việc ban
hành nghị quyết sau các buổi họp chi bộ và họp hội đồng trực tuyến đều được
thông qua bằng văn bản điện tử. Kế hoạch dạy học đã được sự đồng tình thống
nhất cao của tập thể một cách nhẹ nhàng khi lãnh đạo nhà trường đóng vai trò
người truyền cảm hứng mà không gặp phải sự phản đối, e ngại hay có cảm giác
bị ép buộc từ GV. Đội ngũ GV trẻ được phân công dạy thử nghiệm cho đồng
nghiệp dự giờ, học tập, rút kinh nghiệm.
- Triển khai đại trà việc thực hành sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến
Sự gương mẫu “Lời nói đi đôi với việc làm” đi đầu và thuyết phục đồng
nghiệp của Hiệu trưởng đã đem đến niềm vui, sự thôi thúc cho các đồng chí Phó
Hiệu trưởng thi đua chỉ đạo chuyên môn. Những buổi triển khai của Phó hiệu
trưởng đến các tổ chuyên môn được thực hiện theo phương châm: lấy đội ngũ
GV Tin học, GV trẻ độ tuổi dưới 40 làm nòng cốt, dưới 50 làm động lực và trên
50 làm gương sáng. Ai là người đi đầu trong mỗi nhóm đều có những phần
thưởng nho nhỏ vui vẻ kèm theo những lời động viên khích lệ.
Kết quả: Với tinh thần “Trẻ xông pha, già mẫu mực” sau 2 tuần tập huấn

100% cán bộ giáo viên đã nhập cuộc và Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi là trường
đầu tiên thực hiện dạy học trực tuyến có hiệu quả, được ngành và PH ghi nhận.
2.3.2. Làm tốt công tác chỉ đạo chuyên môn, nền tảng để giáo viên rèn
luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học trực
tuyến
Thời gian học sinh nghỉ chống dịch Covid-19 khá dài nên việc dạy và học
bị gián đoạn dễ dẫn đến khả năng mất kiến thức các môn học, tạo ra tâm lý lo
lắng hoang mang trong PH và HS. Thực hiện chỉ đạo của ngành GD, lãnh đạo
trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ
trong công tác chuyên môn. Cụ thể:
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dạy, học trực tuyến theo kế hoạch:
8


Việc chỉ đạo lịch nghỉ học của cấp trên theo từng tuần do đó việc lập kế
hoạch chuyên môn của nhà trường cũng theo từng tuần và từng giai đoạn phụ
thuộc vào lịch nghỉ của học sinh sao cho phù hợp.
Để kế hoạch dạy học có tính khả thi và hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường
bám sát chương trình học kì I, chủ động thống nhất với Phó Hiệu trưởng về nội
dung và hình thức tổ chức dạy và học. Sau đó xin ý kiến các tổ chuyên môn
thống nhất thời gian biểu, thời khóa biểu phối hợp với PH ôn tập và mở rộng
vòng kiến thức đồng tâm cho HS. Ví dụ: Cho HS chủ động đọc, viết, làm tính
đối với lớp 1; Đọc hiểu, học cửu chương đối với lớp 2, 3 hay tính toán với phân
số, số thập phân đối ở lớp 4, 5.

Hình ảnh BGH họp với PGD&ĐT và họp với
GV triển khai việc dạy, học trực tuyến
- Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, điều chỉnh quá trình dạy, học
Là đơn vị đầu tiên của bậc Tiểu học mời VNPT tập huấn chuyên môn, triển
khai dạy học trực tuyến sớm nhất. Vài ngày đầu chỉ là 7 -10 giáo viên trẻ tham

gia và tham gia số buổi theo năng lực, sau một tuần với sự theo dõi, động viên
khích lệ của lãnh đạo, 100% GV đã hào hứng tham gia cùng với các phương tiện
hỗ trợ của công nghệ thông tin như: Website, tin nhắn edu, zalo, facebook, mail,
và các phần mềm zoom, trans .... đội ngũ GV, từ già đến trẻ từng bước thâm
nhập công nghệ dạy học trực tuyến và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đảm
bảo đúng tinh thần chỉ đạo của ngành.
Trong quá trình GV thực hiện nhiệm vụ, BGH nhà trường đều có kế hoạch
dự giờ, thăm lớp, kiểm tra, giám sát, đóng góp ý kiến bằng hình thức đăng kí
báo trước và không báo trước tham gia lớp học trực tuyến theo TKB, góp phần
nâng cao hiệu quả bài dạy của GV-HS các lớp.
Đến nay, khi HS đã đi học trở lại song hình thức dạy học trực tuyến vẫn
được GV duy trì bổ sung kiến thức nâng cao đối với HS xuất sắc có nguyện
vọng thi vào trường chất lượng cao bậc THCS; hỗ trợ HS tham gia các cuộc thi
học sinh giỏi, các cuộc thi trực tuyến do các tổ chức phát động hay hỗ trợ giải
đáp bài vở cho HS yếu…
- Làm tốt công tác thống kê và đăng tải công khai số liệu
Việc thống kê số lượng HS tham gia học trực tuyến, kết quả kiểm tra,
những kĩ năng HS được rèn luyện được GV đăng công khai sau mỗi buổi dạy
trên zalo công việc của trường rất ý nghĩa. Thống kê vừa giúp BGH nắm bắt
9


thông tin vừa có vừa tạo nên tinh thần thi đua trong tập thể. Theo số liệu thống
kê, tháng 2, 3, 4, toàn trường đã có 81% học sinh tham gia học tập online cùng
thầy cô với thời khóa biểu: Khối 1, 2, 3 học 4 buổi/tuần gồm 3 buổi Toán, Tiếng
Việt và 1 buổi Tiếng Anh; Khối 4, 5 học 5 buổi/tuần gồm 4 buổi Toán, Tiếng
Việt và 1 buổi Tiếng Anh. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng độ tuổi của HS đội ngũ
GVCN định hướng để PHHS giúp đỡ con rèn luyện các môn TDTT, cách làm
việc nhà giúp đỡ cha mẹ thu hút đông đảo các bạn nhỏ tích cực tham gia học tập,
rèn luyện kĩ năng sống và đem đến nhiều niềm vui, tạo sự gắn kết giữa gia đìnhnhà trường- xã hội. Với thời lượng ôn tập bình quân 6 - 8 tiếng/tuần và lịch kiểm

tra sau mỗi tháng chúng tôi có thể hoàn toàn yên tâm với kiến thức học kì 1 của
các em tham gia học trực tuyến. Số HS còn lại, do điều kiện của mỗi gia đình
khác nhau nên các thầy cô cũng rất linh hoạt giao nhiệm vụ như: Giao qua phiếu
in sẵn, giao vở bài tập, giao qua mail cá nhân của bố mẹ hoặc giao vấn đề cần ôn
cho PH là GV …. đảm bảo 100% học sinh “Tạm dừng đến trường nhưng không
dừng học”
BẢNG THỐNG KÊ HỌC SINH THAM GIA HỌC TRỰC TUYẾN
TT
1
2
3
4
5

Khối
Khối 1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Khối 5
Tổng

Sĩ số
387
386
338
290
287
1688


HS học Toán - TV
SL
322
293
277
239
237
1368

TL
83,2
75,9
81,9
82,4
82,5
81,0

HS học Tiếng Anh
SL
267
259
241
220
195
1182

TL
60,9
67,1
71,3

75,8
67,9
70,0

Đặc biệt trong khoảng thời gian cuối năm, BGH tiếp tục chỉ đạo GV
cốt các cán bộ môn lựa chọn, tinh giản tiếp chương trình kì 2 để khi HS
quay trở lại trường không quá bị dồn ép chương trình mà vẫn đảm bảo đầy
đủ những kiến thức, kĩ năng cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ năm học trong
khung thời gian Bộ GD&ĐT đã thống nhất 15/7/2020, HS đủ điều kiện lên
lớp với chất lượng tốt nhất.
- Đăng tải một số tiết dạy vào kho học liệu của ngành (thông qua
Webside của nhà trường là />+ Bài giảng ôn tập Tiếng Anh lớp 4- GV Nguyễn Thị Phương
+ Bài giảng ôn tập Tiếng Việt lớp 2- GV Hoàng Thị Thắm
+ Bài giảng ôn tập Toán lớp 1- GV Nguyễn Thị Hoa
+ Bài giảng ôn tập Tiếng Việt lớp 5- GV Lê Khánh Linh
+ Bài giảng ôn tập Tiếng Việt lớp 3- GV Phạm Thị Thuần
Dưới sự chỉ đạo của SGD&ĐT, PGD&ĐT, BGH nhà trường đã hướng dẫn
các tổ chuyên môn quay lại một số video bài giảng để phổ biến kinh nghiệm cho
đồng nghiệp dạy trực tuyến đăng trên Website của trường và gửi lên cổng thông
tin điện tử của ngành làm tư liệu chung. Đây là những tiết dạy chuyên đề nên có
thể phục vụ tốt cho GV-HS trong quá trình tự học và cũng là hình thức rèn giũa
10


chuyên môn kết hợp việc sử dụng CNTT cho GV và HS.
Hiện nay, việc HS sử dụng CNTT học trực tuyến với thầy cô, học trên
truyền hình và tự học trên các phần mềm đã và đang phát huy tốt; Nhiều học
sinh đã tham gia viết bài về kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm vượt khó, chia sẻ
bày tỏ tình cảm cùng thầy cô và đăng bài lên Website của trường, nhiều em học
sinh năng khiếu đã tham gia dự thi các cuộc thi học sinh giỏi nói chung và

online các kì thi trực tuyến nói riêng đạt kết quả tốt.
2.3.3 Tạo không khí thi đua giữa các thầy cô và học sinh các lớp trong
việc rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong phong trào thi đua
dạy tốt, học tốt nói chung và dạy học trực tuyến nói riêng
- Động viên, khích lệ cán bộ giáo viên thi đua ứng dụng CNTT trong dạy
học và tổ chức các hoạt động giáo dục:
Việc sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến là một giải pháp thú vị, một
khám phá mới mẻ và hấp dẫn song cũng không kém phần áp lực ban đầu cho
GV và HS. Dạy và học trực tuyến giúp GV thấy được vị trí, vai trò, sự cần thiết,
cấp bách và nhiều tiện ích của việc sử dụng CNTT trong thời đại công nghiệp
4.0. CNTT có thể biến điều không thể thành có thể, biến khó khăn thành thuận
lợi và hiệu quả khi con người có nhu cầu và thực sự muốn khám phá. Song
không phải thầy cô nào, học trò nào cũng có đủ kiến thức và kĩ năng công nghệ
để tự tin ngay từ phút đầu. Chính vì vậy, các nhà quản lí phải có trách nhiệm
động viên sao cho thầy cô và các con không cảm thấy áp lực trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ mà ngược lại là cảm giác thích thú khi tò mò, khám phá.
Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm trước tình trạng HS nghỉ học kéo dài,
vừa quên kiến thức cơ bản vừa có thể dẫn đến chứng tự kỉ hay stress vì không có
môi trường giao tiếp hay vận động. Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ là giải
pháp được HS đón đợi mỗi khi phải xa thầy cô - người mẹ thứ hai của các con
không chỉ có ở mùa covid mà GV có thể ứng dụng trong quá trình dạy học và
đặc biệt là mỗi khi đông đến, hè về.
- Làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên GV-HS
Trái ngược với những gì GV lo lắng và HS chờ đợi thì công nghệ và các
phần mềm đã sẵn sàng chờ được ứng dụng và ứng dụng rộng rãi để những lớp
học ảo chẳng có nhiều sự khác biệt với lớp học thực tế diễn ra hằng ngày;
Không những thế, các phần mềm trực tuyến mới mẻ sẽ rất hấp dẫn với học trò
nhỏ tuổi khi các con có nhu cầu giao lưu với bạn bè thầy cô.
Để thực hiện tốt được nhiệm vụ chuyên môn, người GV cần phải rèn luyện
để có thêm nhiều kĩ năng hỗ trợ. Trong đó các kĩ năng sử dụng CNTT được coi

là kĩ năng quan trọng hàng đầu, là phương tiện để GV tiếp cận HS tốt nhất bởi
nó có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua thời gian và không gian. Chính vì
thế, trong công tác bồi dưỡng GV, Hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm chỉ
đạo và có những giải pháp cụ thể để những kiến thức và kĩ sử dụng CNTT luôn
được GV thực hành bằng nhiều hình thức.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định và khích lệ GV- HS hưởng ứng tích
cực các cuộc vận động của ngành
Với đội ngũ 61 GV và 1688 HS nếu không có kiến thức căn bản thì không
có kĩ năng để ứng phó kịp thời. GV- HS chỉ có thể tự tin nhận nhiệm vụ khi có
11


nền tảng vững chắc được luyện rèn một cách nghiêm túc theo những quy định
của ngành, vì thế lãnh đạo nhà trường luôn luôn phải có kế hoạch bồi dưỡng cho
đội ngũ, tạo một môi trường học tập thường xuyên liên tục, dạy học trực tuyến
thành công một phần lớn nhờ đến những kĩ năng sử dụng CNTT cơ bản của
CBGV và việc học Tin học của HS.
Hiệu trưởng luôn bám sát mọi chủ trương đường lối, những quy định của
ngành để động viên, kêu gọi, dẫn dắt, đồng thời kích cầu bằng tiêu chí thi đua
khi GV- HS làm tốt; Với những yêu cầu cao, Hiệu trưởng phải điều hành linh
hoạt, không ép buộc GV triển khai đồng loạt, không gây áp lực cho GV nhưng
ngược lại cũng không được phép để ai ở lại phía sau, không để cho bất kì một
lớp nào HS không được thầy cô online chia sẻ tình cảm, giao lưu và dạy dỗ.
Luôn động viên khích lệ, tạo một không khí vui vẻ cho GV và HS thi đua,
học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao chất lượng dạy, học và thường xuyên
sử dụng CNTT để giải quyết các công việc hằng ngày. Ngoài việc học với
chuyên gia, học với thầy thì BGH đề cao phương châm“Học thầy, không tày
học bạn”, người trẻ tuổi dạy cho người nhiều tuổi, người biết nhiều dạy cho
người biết ít, GV-PH-HS đều có thể đóng vai là người dạy kĩ năng sử dụng
CNTT và ngược lại.


Học sinh sử dụng CNTT trong việc học trực tuyến
Trong những lúc khó khăn con người trở nên sáng tạo, thầy cô dạy học
theo cách linh hoạt, tích hợp các môn học giáo dục kĩ năng sống cho HS như
hướng dẫn HS tập thể dục, làm bánh, nấu ăn, quét dọn nhà cửa. Làm được
việc gì tốt GV, HS đều phải sử dụng CNTT đăng hình ảnh minh chứng như
vậy một lần nữa kĩ năng của GV- HS lại được nâng lên. Đặc biệt nhiều lớp
các cô đã giúp các con đăng kí tham dự được những cuộc thi trực tuyến lớn
cấp khu vực và quốc tế đáng biểu dương ngay trong năm học đầy khó khăn
này cùng với 140 giải cấp thành phố, 6 giải cấp tỉnh trong các cấp trong các
kì Hội khỏe phù đổng.

12


DANH SÁCH HỌC SINH ĐẠT GIẢI CÁC KÌ THI QUỐC TẾQUỐC GIA NĂM HỌC 2019- 2020
Kì thi
Olympic Toán Tiếng
Anh Quốc tế Samo

Kì thi Quốc gia Toán
học không biên giới

Thách thức Toán học
trực tuyến cấp
Quốc gia
Olympic
Toán Titan
Việt Nam


STT
Họ và tên
1 Tào Minh Hương
2 Nguyễn Như Ngọc
3 Tào Minh Sang

Lớp
Đạt giải
4H
Huy chương Bạc
4H Huy Chương Bạc
2B Huy chương Đồng

1
2
3
4
5
6
7

Đỗ Quang Minh
Lê Phạm Trúc Ly
Nguyễn Minh Khôi
Phùng Quang Bách
Hoàng Tuệ Lâm
Lê Thị Tuệ Linh
Lê Hoàng Vũ

3H

3H
3H
3H
3H
3H
3H

Huy chương đồng
Giải khuyến khích
Giải khuyến khích
Giải khuyến khích
Giải khuyến khích
Giải khuyến khích
Giải khuyến khích

1
1
2
3

Lê Thị Tuệ Linh
Nguyễn Như Ngọc
Tào Minh Hương
Lê Bá Tuấn Anh

3H
4H
4H
5C


Huy chương Bạc
Huy chương Bạc
Huy chương Bạc
Huy chương Bạc

2.3.4. Thực hiện tốt công tác phối hợp, tạo luồng thông tin nhanh, chính
xác, tương tác hai chiều giữa nhà trường và gia đình PHHS là điều kiện cần
thiết trong thời đại công nghệ số nói chung và quá trình dạy học trực tuyến
nói riêng
- Sử dụng triệt để ưu thế của CNTT trong việc thiết lập thông tin hai chiều
giữa cha mẹ học sinh và nhà trường:
Việc sử dụng công nghệ thông tin để chỉ đạo việc dạy học trực tuyến đầu
tiên từ tin nhắn Edu của VNPT. Dạng tin nhắn này rất thông dụng hiệu quả khi
nhà trường muốn thống báo thông tin đến PH. Tuy nhiên, đây là dạng tin nhắn
một chiều nên lãnh đạo nhà trường thường phải nghe phản hồi của PH qua mạng
xã hội facebook, zalo. Điều này rất không tốt khi có những thông tin chưa đồng
thuận hay thông tin trái chiều do PH chưa rõ cần giải đáp. Bắt đầu từ năm học
2019-2020, Hiệu trưởng nhà trường đã lập zalo nhóm đối với Ban đại diện
CMHS nhà trường và trưởng Ban đại diện CMHS 37 lớp cùng tương tác. Đây
cũng chính là giải pháp rất tốt đảm bảo tính dân chủ, minh bạch để những chủ
trương, đường lối, kế hoạch, những hoạt động của nhà trường đến với PHHS
nhanh chóng và hiệu quả. Đây cũng chính là cách BGH nhà trường bàn bạc với
PH để đưa ra những giải pháp nhanh nhất khi triển khai công tác dạy học trực
tuyến cho HS. Ngoài ra, mỗi lớp lại có 1 zalo riêng để truyền đạt lại tinh thần
của BGH chính xác, thuyết phục đến với PHHS của lớp. Chính vì thế một chủ
trương, một thông tin dù lớn hay nhỏ được phát ra từ lãnh đạo nhà trường thì rất
nhanh chóng được đa phần phụ huynh học sinh toàn trường nắm bắt và thực
hiện ngay. Ví dụ, Phát động ngày Sách Việt Nam 21/4, với phong trào được
13



Hiệu trưởng phát động “Góp 1 cuốn sách, đọc 1000 cuốn sách”, khi HS đang
nghỉ học phòng dịch song đến 10/5/2020 sau khi học sinh đi học 1 tuần thư viên
nhà trường đã quyên góp được 2500 cuốn sách.
Trong công tác chỉ đạo dạy học trực tuyến nhất thiết GV phải phối hợp với
chặt chẽ với PH, việc luôn được PH giúp đỡ trong quá trình học tập trực tuyến
GV bớt phần vất vả về công tác quản lí HS và lớp học thêm phần chỉnh chu bởi
đối tượng giảng dạy của thầy cô không chỉ dừng lại là HS mà có sự thẩm định
khá chặt chẽ của PH.
Một điều thú vị trong việc thầy cô và bố mẹ cùng tham gia vào lớp học
trực tuyến đó là nhiều bố mẹ sau thời gian giúp con học tập cùng cô giáo đã nhìn
nhận thấy những điểm thiếu hụt của con, những điều con làm tốt và cả những
điều chưa làm được, một số PH còn phát hiện ra những tính cách của con mà
nếu như không học cùng con thì bố mẹ vẫn chưa nhận thấy. Qua việc học trực
tuyến nhiều bố mẹ đã quan tâm đến con nhiều hơn thay vì trước đây cứ trăm sự
nhờ thầy cô, thời gian buổi tối ở nhà bố mẹ ít bận tâm đến việc học của con và
nhiều gia đình cũng không bận tâm nhiều đến giáo dục nhũng kĩ năng sống cho
con một cách nghiêm túc song giờ đây khi một phong trào, một cuộc thi đua nho
nhỏ được phát động, được online trực tiếp giữa các con trong lớp thì nhiều bố
mẹ cũng đã vào cuộc kịp thời bởi thấy con mình nhiều kĩ năng còn thiếu và yếu:
Con chưa mạnh dạn phát biểu, chưa tự tin khi làm bài, chưa biết làm việc nhà
như bạn, chưa ứng xử nhanh trong các tình huống, chưa yêu thích các bài tập thể
dục…. Tất cả sự phối hợp, sự tác động qua lại ấy đã và đang là cơ hội tốt nhất
cho HS không bị mất căn bản, được vui vẻ bên thầy cô, bạn bè và gia đình, một
nhu cầu rất chính đáng của con trẻ cần được người lớn đáp ứng. Đó cũng là
những ưu việt của việc dạy học trực tuyến cho HS tiểu học mà thầy cô cũng đã
đúc rút được trong quá trình giảng dạy.
- Động viên, khuyến khích và khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia các
hoạt động giáo dục con cùng nhà trường
Nắm bắt tâm lí phụ huynh có con bậc tiểu học luôn muốn có thông tin hai

chiều, tương tác giữa GV- PH, BGH nhà trường cho thiết lập nhóm zalo các lớp
ngay từ đầu năm học, vừa tiện dụng vừa chuyển thông tin, hình ảnh nhanh nhất
từ việc ăn uống, học tập, vui chơi, nghỉ ngơi….từ GV đến PH và ngược lại;
Ngoài ra mỗi lớp sẽ dùng 1 mail riêng để thầy cô tiện chuyển bài khi cần thiết
như ôn tập hè, ôn tập trong kì nghỉ tết, gửi thông tin thể lệ các cuộc thi
Kangaroo, Toán tài năng, Toán không biên giới, Samo….. hoặc khi có lịch nghỉ
học dài do biến cố như dịch covid hoặc bão lũ… Khi GV triển khai dạy học trực
tuyến thì PH lại là người nắm bắt được thông tin phòng học, mật khẩu để hướng
dẫn con vào lớp học. Từ đó tạo được sự gần gũi giữa giáo viên- phụ huynh, giữa
nhà trường - xã hội.
Ngoài ra, với những chủ trương lớn như việc lựa chọn sách giáo khoa theo
chương trình 2018, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, những danh mục
cần công khai theo thông tư 36/2017/TT- BGD&ĐT, những kinh nghiệm cần
chia sẻ hoặc đánh giá nhận xét các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục của
nhà trường thì GV, PH và HS đều có thể bày tỏ quan điểm và đăng bài viết phản
hồi trên website của trường.
14


Bên cạnh những thuận lợi, khi triển khai dạy học trực tuyến cũng gặp
không ít những khó khăn song tất cả đều phải có giải pháp thấu đáo: Những PH
thu nhập không ổn định, trang thiết bị thông minh còn thiếu thốn, thì GV sẽ gửi
bài photo riêng hoặc sắp xếp HS học chung với bạn gần nhà; Những PH không
thích cho con học trực tuyến vì cho rằng việc học không được kiểm soát thì
được GV và ban đại diện CMHS các lớp mời dự học cùng con để cảm nhận,
những PH không có điều kiện trông con gửi con về quê thì GV tùy theo điều
kiện của mỗi gia đình để chuyển tải thông tin theo hình thức trực tuyến hoặc gửi
bài trên mail, tin nhắn hoặc điện thoại tư vấn loại sách vở và cách thức tự học, tự
ôn tập phù hợp với năng lực của các con dưới sự kiểm soát của người lớn.
2.3.5 Giải pháp về cơ sở vật chất ứng dụng CNTT là yếu tố rất quan

trọng, thiết thực và hữu dụng trong dạy và học trực tuyến.
Tầm quan trọng, sự hiệu quả và sức ảnh hưởng của việc sử dụng CNTT
trong dạy học đã được khẳng định bằng thực tiễn và trở thành xu thế tất yếu của
giáo dục. Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nhiều năm qua đã triển khai nhiều
biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học và các hoạt động giáo dục. Đến nay, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin được đầu tư khá đầy đủ và hiện
đại: 100% giáo viên tự mua laptop để dạy học; Phòng máy của học sinh luôn
đảm bảo 1HS/máy, phòng làm việc của Ban Giám hiệu, Thủ quỹ, Kế toán, Tổng
phụ trách, Thư viện, y tế đều được trang bị đầy đủ trang thiết bị trong đó không
thể thiếu máy tính, việc kết nối Internet và trang bị phần mềm đồng bộ; Máy
chiếu và ti vi được trang bị 100% ở các phòng học và phòng chức năng trong đó
2 phòng được trang bị màn hình Led để phục vụ các sự kiện lớn được lắp đặt ở
Văn phòng dành cho GV và phòng Đa năng dành cho HS, đáp ứng đầy đủ máy
chiếu và ti vi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; Kho bài giảng điện tử, kho
tài liệu tham khảo và bài giảng Powerpoint được xây dựng trên website của
trường, nhiều phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, dạy học được áp dụng rộng rãi
như phần mềm cơ sở dữ liệu, trường học kết nối, kế toán, lưu trữ công văn đi và
đến, Phổ cập giáo dục, Kiểm định chất lượng, Cân bằng thực đơn dinh dưỡng
bán trú….
Khi nói đến ứng dụng CNTT trong dạy học có nghĩa là: Tăng cường đầu tư
cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo
viên và học sinh; Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm
công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học trong nhà trường, khai thác tốt các
phần mềm thiết kế bài dạy như phần mềm powerpoint, word, violet, paint…;
Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, tham khảo và xây
dựng giáo án điện tử có chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
các nhà trường hiện nay được chia thành 4 mức độ sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo
án, sưu tầm và in ấn tài liệu…

- Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó
trong toàn bộ quá trình dạy học.
- Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức lên lớp một tiết học, một chủ đề
hoặc một chương trình học tập.
15


- Tích hợp công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học, chăm sóc,
rèn luyện học sinh.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến là một ứng dụng mới mẻ
đối với giáo dục tiểu học yêu cầu nhà giáo tích hợp các kĩ năng năng lực để tiến
hành quá trình dạy học bởi vì nếu GV chỉ ứng dụng phần mềm trực tuyến để
tương tác thì bài giảng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn với HS mà người giáo viên phải
kết hợp với kĩ năng soạn bài powerpoint, sử dụng webcam, video…..
Tuy nhiên, để mang lại cho HS một tiết học nói chung và tiết dạy trực
tuyến lí thú, mỗi GV phải nỗ lực rất nhiều trong việc chuẩn bị bài soạn, thiết kế
sao cho phong phú, sinh động, logic, sáng tạo phát huy tối đa công dụng, chức
năng của của thiết bị và có thể xử lí tốt các tình huống khi sự cố xảy ra trong tiết
dạy như: HS out ra khỏi lớp; vào các lệnh bên ngoài giải trí, không biết cách bật,
tắt micro…
Việc sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến hiện nay là rất cần thiết và
phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Để việc ứng dụng đó được tốt chúng ta
cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Đối với CBQL giỏi phải luôn là người am hiểu và sử dụng CNTT tốt,
luôn biết tìm kiếm môi trường và định hướng cho GV- HS được trải nghiệm
thường xuyên mới hy vọng phát huy kĩ năng ứng dụng CNTT hiệu quả và bền
vững.
- Đối với GV ngoài hiểu biết về lợi ích, hiệu quả của CNTT mang đến
trong dạy học cần phải biết cả những khó khăn, hạn chế để tìm cách khắc phục,
xử lý và sử dụng một cách hiệu quả nhất, tránh tình trạng GV lạm dụng công

nghệ. Muốn CNTT hỗ trợ hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng dạy học nói
chung và dạy học trực tuyến nói riêng, GV phải thực sự say mê, kĩ năng sử dụng
thiết bị thành thạo, linh hoạt trong từng tiết học cụ thể. Ngoài ra, việc kết hợp
công nghệ thông tin với ngôn ngữ và phương pháp sư phạm cũng là một vấn đề
quan trọng.
- Đối với PH tiểu học, tuổi trẻ và thành thạo công nghệ, tuy nhiên PH cũng
cần quan tâm đến việc hướng dẫn con dùng thiết bị thông minh trong quá trình
học tập trực tuyến nói riêng và học tập nói chung sao cho hiệu quả, tránh tình
trạng giao thiết bị cho con và giao phó trách nhiệm dạy học cho GV. Nhất thiết
PH phải kiểm soát việc sử dụng thiết bị học tập của con và hỗ trợ giúp đỡ con có
thêm những kĩ năng xử lí tình huống trong quá trình học tập như: chụp ảnh bài
làm, gửi bài, comment, xin tham gia vào phòng học, kĩ năng xin phép khi phát
biểu hoặc xin ý kiến….
- Đối với HS: GV- PH phải luôn tạo môi trường để các con thực hành
thường xuyên, CNTT sẽ giúp con mở mang kiến thức và trau dồi kĩ năng sử
dụng thiết bị để hỗ trợ trong suốt quá trình học tập.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động dạy học
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau 10 năm thực hiện ứng dụng CNTT trong nhà trường, thầy cô từng bước
hoàn thiện những kĩ năng theo nội dung của thông tư 03/2014/TT-BGD&ĐT.
Sử dụng CNTT trong giảng dạy là một trong những phương pháp dạy học tiên
tiến và sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến là yêu cầu nâng cao mà thông tư
16


đã quy định. GV thực hành sử dụng CNTT dạy học trực tuyến thành công cũng
là thành công của bản thân tôi khi giữ cương vị Hiệu trưởng nhà trường, người
chịu trách nhiệm trước ngành về chất lượng dạy và học của GV và HS
Với đồng nghiệp, bài học về sự thành công trong việc chỉ đạo ứng dụng
CNTT dạy và học trực tuyến không phải là một công việc dễ làm nếu lãnh

đạo nhà trường không có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ thường xuyên để GV
thực hành rèn kĩ năng sử dụng CNTT. Nếu GV không có những kiến thức và
kĩ năng cơ bản về sử dụng CNTT thì không thể giải quyết được hoặc giải
quyết kém hiệu quả khi phải thực hiện tình huống dạy học trực tuyến. Với HS
nếu bố mẹ không cho con tiếp cận thiết bị và hướng dẫn con sử dụng; thầy cô
không chú trọng dạy môn Tin học thì các con cũng sẽ vô cùng lúng túng, học
tập kém hiệu quả.
Ngoài ra, để những kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy, học của
GV- HS nói chung và dạy học trực tuyến - một hình thức dạy học mới mẻ đạt
hiệu quả cao thì lãnh đạo nhà trường phải có những giải pháp chỉ đạo phù hợp
với từng độ tuổi, năng lực công nghệ từng người, từng tình huống ứng dụng cụ
thể để tất cả GV và toàn bộ HS từ lớp 1 đến lớp lớp 5 đều tự tin tham gia vào
hoạt động dạy và học đạt hiệu quả, không quá lạm dụng công nghệ trong một số
tình huống, không quá kéo dài quá quãng thời gian 2 tiếng để tránh ảnh hưởng
thị lực và áp lực cho cả người dạy, người học và người hỗ trợ đó là PHHS bởi họ
còn có nhiều công việc ngoài công việc hỗ trợ con học trực tuyến. Do đó, việc
dạy học trực tuyến đòi hỏi GV phải linh hoạt, sáng tạo và luôn nỗ lực rèn các kĩ
năng mềm trong cuộc sống và trong nghề nghiệp bên cạnh năng lực chuyên môn
và phương pháp dạy học.
Kĩ năng sử dụng CNTT của GV và HS, chất lượng của việc dạy và học trực
tuyến còn phụ thuộc vào một kế hoạch dạy học khoa học được bàn bạc dân chủ
của lãnh đạo nhà trường với GV và sự phối hợp thực hiện nhiệt tình của PH.
Hiệu quả của việc chỉ đạo nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT cho GV và HS
trong việc dạy học trực tuyến là rất rõ ràng. Sự thành công có được là sự nỗ lực,
là niềm đam mê, là tinh thần trách nhiệm của toàn thể đội ngũ, là sự phối hợp
nhịp nhàng và đồng thuận của PH, là nền tảng được rèn luyện từ trước của HS.
Nói chung việc dạy học trực tuyến là tình huống mới trong giáo dục, là sự cộng
đồng giáo dục cao nhất từ trước đến nay. Thông qua việc dạy học trực tuyến mà
kĩ năng sử dụng CNTT không những của GV- HS mà kĩ năng của PH cũng đều
được nâng lên một cấp độ mới.

Dạy, học trực tuyến đã và đang được phối hợp nhịp nhàng với dạy, học trực
tiếp theo định hướng của Bộ GD&ĐT; Kĩ năng sử dụng CNTT của GV- HS còn
được tăng lên khi duy trì việc: dạy học và hỏi đáp qua phòng học ảo bồi dưỡng
HSG, phụ đạo HS yếu; khi HS không may bị ốm; khi HS có nhu cầu hỏi đáp với
GV….Đặc biệt, việc tham gia các cuộc thi trực tuyến của GV- HS đã và đang
phát huy tốt hơn kĩ năng sử dụng CNTT như: HS tham gia cuộc thi Bác Hồ với
thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ do Trung ương đoàn phát động, thi Rung chuông
vàng vào cuối mỗi tuần với SMART EDU; thầy cô tham gia cuộc thi 90 năm
đảng bộ Thanh Hóa và nhiều cuộc thi khác….
Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục nghiên cứu và phổ biến những ứng
17


dụng hữu hiệu để không ngừng nâng cao những kĩ năng sử dụng CNTT trong
quá trình dạy học thường xuyên hơn nữa để đội ngũ GV không bị tụt hậu trước
cuộc sống số, trước những ứng dụng trong việc phát triển trường học thông
minh, đô thị thông minh cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu ngày
càng cao của ngành giáo dục.
Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã và đang xây dựng được môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh, thân thiện, hiện đại và thông minh sẵn sàng tiên phong trong
mọi phong trào và không ngững nỗ lực xây dựng một “Ngôi trường hạnh phúc”
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KĨ NĂNG SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIÁO VIÊN NĂM 2020
Kết quả - Tính theo tỷ lệ %
Một số kĩ năng được đánh Giáo viên dưới 40 tuổi Giáo viên trên 40 tuổi
giá trong văn hoá ứng xử Khá, Bình Chưa Khá, Bình
Chưa tốt
tốt thường tốt
tốt thường
Soạn thảo vb trên word, excel 65.2

27.8
7.0
66.5 27.5
6.0
Sử dụng powerpoint
71.3
16.5
12.2 72.6 14.0
13.4
Sử dụng PM sách mềm, violet 61.5
13.1
12.4 65.2 26.8
8.0
Sử dụng các PM CSDL, PC... 78.0
17.6
4.4
71.8 16.3
12.9
Tạo nhóm tương tác zalo, fb... 70.3
19.2
10.5 70.2 16.8
14.0
Lập và sử dụng mail
87.1
9.0
3.9
88.3 10.0
1.7
Sử dụng intenet
71.0

16.5
12.5 72.3 15.5
14.2
Dùng Webcam dạy học
72.7
18.8
8.5
73.9 17.7
8.4
Thiết lập phòng trực tuyến
68.8
17.2
14.0 69.7 15.1
15.2
Thao tác khác dạy trực tuyến 69.0
19.8
11.2 70.8 18.4
10.8
Truyền đạt bài giảng online
60.8
37.2
2.0
59.5 35.3
5.2
HD PH- HS ứng dụng CN
18.5
26.8
54.7 20.9 25.5
53.6
Quay video quá trình dạy học 65.6

31.8
2.6
69.8 25.0
5.2
Sử dụng PM trực tuyến Zoom 100
0
0
89.6 10.4
0
Viết và đăng bài trên website 58.5
27.5
14.0 69.7 15.1
15.2
Tham gia thi trực tuyến
90.0
10.0
0
85.0 15.0
0
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT KĨ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN CỦA HỌC SINH NĂM 2020
Một số kĩ năng được
đánh giá trong việc sử dụng
CNTT trong học tập trực
tuyến của học sinh
Biết sử dụng máy tính
Biết sử dụng internet
Sử dụng PM Zoom
Sử dụng PM Word, Paint…


Khá,
tốt
64.5
61.1
60,3
65.3

Kết quả - Tính theo tỷ lệ %
Khối lớp nhỏ
Khối lớp lớn
(khối 1, 2, 3)
(khối 4, 5)
Bình
Chưa Khá,
Bình
thườ
Chưa tốt
tốt
tốt thường
ng
24.6 10.9
70.3
26.5
3.2
24.7 14.2
87.9
8.8
3.3
24,7 25,0
70,3

24,7
5,0
20.4 14.3
81.3
13.7
5,0
18


Sử dụng Zalo hay Fb
Sử dụng Email
Sử dụng PM trắc nghiệm.
Tham gia thi trực tuyến

73.7
73.8
74.1
62.4

11.6
14.2
13.5
22.5

14.7
12.0
12.4
15.1

93.1

81.7
95.6
80.6

5.2
7.6
3.2
15.5

1.7
10.7
1.2
3.9

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
* Đối với thầy cô: Lãnh đạo nhà trường phải rất linh hoạt, tinh tế và khéo
léo trong cách động viên để mỗi GV thấy được tầm quan trọng của việc dạy, học
trực tuyến; thấy được trách nhiệm thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng,
Nhà nước và ngành giáo dục; Tránh lãng phí và tìm thấy niềm vui và động lực
trong thời gian nghỉ dài ngày, làm giảm nhẹ được công việc cuối năm học cho
chính bản thân, giúp HS không bị quên kiến thức cơ bản, giúp mối quan hệ thầy
cô và PH- HS thêm gần gũi, gắn bó. Trên hết, đây là một cơ hội tốt để thầy cô
được tiếp cận và thực hành một phương pháp mới, là điều kiện để GV phát huy
được kĩ năng sử dụng CNTT. Sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến là động
lực, là cơ hội và cũng là thách thức để thành công của một phong trào thi đua
mới. Phương pháp này được nhiều thầy cô yêu thích và say mê; được tận hưởng
cảm giác thú vị của CNTT từ đó sẵn sàng hơn với việc đổi mới tư duy, nội dung,
phương pháp, tiếp cận với chương trình giáo dục 2018 và thích nghi với mọi
tình huống xảy ra trong nghề nghiệp và trong cuộc sống.

* Đối với phụ huynh: Việc kèm cặp cho con học tập tốt ngay từ bậc mầm
non, tiểu học hay còn gọi phương pháp giáo dục từ sớm cho con đang được
nhiều bố mẹ trẻ dành nhiều tâm huyết. Nắm vững tâm lí của PH, GV sẽ thuận
lợi khi triển khai các hoạt động. Song chúng ta cũng biết các thiết bị công nghệ
và kĩ năng sử dụng nó là con dao 2 lưỡi mà GV- PH phải lường trước để đề
phòng tình huống xấu xảy ra. Bên cạnh HS hào hứng ứng dụng công nghệ để
học tập, nhất thiết lãnh đạo nhà trường phải định hướng đến GV- PH những giải
pháp kiểm soát việc học tập trực tuyến của con bằng cách: Xếp thời gian biểu
khi bố mẹ có thể hướng dẫn được con; kiểm soát thời gian giao và nhận lại thiết
bị, nắm bắt tình hình học tập của con sau những buổi học trực tuyến; Khi con có
nguyện vọng dùng thiết bị thông minh giải trí PH phải khống chế thời gian. Vì
vậy, việc phối hợp giữa GV-PH-HS phải hết sức chặt chẽ khi tổ chức dạy học
trực tuyến. Nếu việc kiểm soát tốt thì hiệu quả dạy và học trực tuyến càng cao,
kĩ năng tự học của HS tốt, kĩ năng sử dụng CNTT cũng tăng theo bởi sự rèn dũa,
tạo được sự tự tin cho một thế hệ trẻ.
* Với học sinh: Bố mẹ, thầy cô nhất thiết phải phối hợp nhịp nhàng hướng
dẫn và giám sát con trong quá trình học tập và không quên ghi nhận, cổ vũ con
khi con học tốt và rèn được nhiều kĩ năng tốt. HS cũng rất cần sự phân tích chỉ
bảo ân cần từ thầy cô và bố mẹ để các con có những cách sử dụng các thiết bị
đúng cách, văn minh, không sa đà vào những giải trí vô bổ, biết phân biệt thông
tin thật giả, phải trái ngay từ khi còn nhỏ và có thể sử dụng CNTT khi thực hiện
các cuộc thi hay học tập trên phần mềm.
3.2. Kiến nghị:
19


- Đối với UBND phường Ngọc Trạo,UBND Thành phố: Tiếp tục ban hành
những chủ trương, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể giúp nhà trường
luôn đảm bảo là môi trường GD an toàn, hiện đại, từng bước xây dựng cơ sở vật
chất của trường học thông minh để GV-HS có thêm điều kiện ứng dụng những

công nghệ cao hơn vào quá trình dạy học và giáo dục.
- Đối với đồng nghiệp, phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT: Ghi nhận, phổ biến
những kinh nghiệm của nhà trường và hướng dẫn chúng tôi tiếp tục nghiên cứu,
phát triển và mở rộng phạm vi, nhân rộng sáng kiến để cùng nhau học tập nâng
cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục, đáp ứng
yêu cầu đổi mới GD&ĐT.
Thành phố Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2020
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết. Không sao chép nội
dung của người khác./.
Người viết

Phạm Thị Như

20


MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài .
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng kĩ năng ứng dụng CNTT của giáo viên, học

sinh ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi - Thành phố Thanh Hóa
trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp chỉ đạo nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT
trong dạy, học trực tuyến
2.3.1. Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí,
vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học trực tuyến đối với giáo viên
2.3.2.Làm tốt công tác chỉ đạo chuyên môn, nền tảng để giáo
viên nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình
dạy học
2.3.3 Tạo một không khí thi đua giữa các thầy cô và học sinh
các lớp trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin là
không thể thiếu trong phong trào nói chung và dạy học trực tuyến
nói riêng
2.3.4. Chỉ đạo công tác phối hợp, tạo luồng thông tin nhanh,
chính xác, tương tác hai chiều giữa nhà trường và gia đình phụ
huynh học sinh là vô cùng cần thiết trong thời đại công nghệ số.
2.3.5 Giải pháp về cơ sở vật chất ứng dụng CNTT là yếu tố rất
quan trọng, thiết thực và hữu dụng
2.4. Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
3 3.2. Kiến nghị

1
2
3
3
3
3

4
7
7

8

11

13

15
16
19
20


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO KĨ NĂNG SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY, HỌC TRỰC TUYẾN
CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGUYỄN VĂN TRỖI THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện: Phạm Thị Như
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2020


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Như
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng-Trường Tiểu học Nguyễn Văn TrỗiThành phố Thanh Hóa - Thanh Hóa
Kết
quả
đánh
giá
xếp
loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp
loại


1

Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác
giáo dục môi trường ở trường Tiểu học

Sở
GD & ĐT

B

2009-2010

2

Kinh nghiệm chỉ đạo ứng dụng công
nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản
lí và đổi mới phương pháp dạy học
trong trường Tiểu học

Sở
GD & ĐT

B

2010-2011

3

Kinh nghiệm chỉ đạo rèn kĩ năng sống
cho học sinh Tiểu học


Sở
GD & ĐT

B

2011-2012

4

Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng văn hóa
ứng xử ở trường Tiểu học góp phần
nâng cao chất lượng văn hóa học đường

Sở
GD & ĐT

B

2014-2015

5

Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện hóa ứng
xử ở trường Tiểu học góp phần nâng cao
chất lượng văn hóa học đường.

Sở
GD & ĐT


B

2015-2016

6

Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng văn hóa
ứng xử ở trường Tiểu học góp phần
nâng cao chất lượng văn hóa học đường

Sở
GD & ĐT

B

2015-2016

7

Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất
lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp theo hướng tăng cường tổ chức các
hoạt động trải nghiệm sáng tạo, góp
phần hình thành, phát triển phẩm chất,
năng lực cho học sinh ở trường Tiểu
học.

Sở
GD & ĐT


B

2017-2018

8

Giải pháp tổ chức thực hiện bộ quy tắc

Sở

B

2018-2019


9

ứng xử ở trường tiểu học Nguyễn Văn
Trỗi – Thành phố Thanh Hóa, góp phần
xây dựng môi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo
lực học đường.

GD & ĐT

Giải pháp chỉ đạo nâng cao kĩ năng sử
dụng CNTT trong dạy, học trực tuyến tại
tuyến cho giáo viên, học sinh trường
Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi- Thành phố
Thanh Hóa- Tỉnh Thanh Hóa.


Sở
GD & ĐT


PHỤ LỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO KĨ NĂNG SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY, HỌC TRỰC TUYẾN
CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGUYỄN VĂN TRỖI THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện: Phạm Thị Như
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý


×