Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀI tập CHỦ đề CHẤT hóa học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.46 KB, 7 trang )

BÀI: CHẤT
I. DẠNG 1: PHÂN BIỆT CHẤT VÀ VẬT THỂ
Bài 1.1
Hãy phân loại các vật thể dưới đây thuộc vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo:
Con dao, quả chanh, núi đồi, xe đạp, cây cỏ, quần áo, giày dép, sông hồ, cày,
cuốc, cơ thể người, các con vật, ôtô.
Bài 1.2: Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể
nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây:
- Trong quả chanh có nước , axit xitric (có vị chua) và một số chất khác.
- Cốc bằngthủy tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.
- Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.
- Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.
- Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfram (một kim loại chịu
nóng, làm dây tóc).
Bài 1.3
Cho các vật thể sau:
Xe đạp, chậu nhôm, ôtô, nồi đồng, cốc nhựa, cặp sách, bút bi, kính đeo mắt,
quạt điện, nhẫn vàng.
a) Vật thể do một chất tạo nên: ………………
b) Vật thể do nhiều chất tạo nên: ……………
Bài 1.4
Các vật thể sau có thể được làm bằng những chất nào? (ứng với mỗi ví dụ nêu
hai chất)
a) Chai lọ
b) Chìa khóa
c) Ấm đun nước
Bài 1.5
Hãy cho thí dụ về:
1



a) Một vật thể được tạo ra bởi nhiều chất.
b) Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể.

II. DẠNG 2: TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Bài 2.1
Có 4 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: Giấm ăn, nước đường,
nước muối, rượu etylic
Làm thế nào có thể nhận biết được từng chất.
Bài 2.2
Hãy nêu những tính chất giống nhau và khác nhau giữa sắt, đồng và nhôm.
Bài 2.3
Có 4 lọ thủy tinh đựng riêng biệt từng chất dạng bột: sắt, than, lưu huỳnh, nhôm.
Làm thế nào để phân biệt được từng lọ.
Bài 2.4
Trước kia, người ta dùng nồi đồng, nồi đất để đun nấu, ngày nay người ta dùng
nồi nhôm. Nồi nhôm có ưu điểm gì hơn so với nồi đất, nồi đồng?
Bài 2.5
Cho biết axit là những chất có thể làm đổi màu chất quỳ tím thành đỏ (trong
phòng thí nghiệm dùng giấy tẩm quỳ).
Hãy chứng tỏ rằng trong nước vắt từ quả chanh có chứa axit (axit xitric).
III. DẠNG 3: PHÂN BIỆT CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP.
TÁCH CHẤT.
Bài 3.1
Trong các chất dưới đây, hãy xếp riêng một bên là chất tinh khiết, một bên là
hỗn hợp
Sữa đậu nành, xenlulozơ, sắt, nhôm, axit, nước biển, nước muối, khí oxi, đồng,
không khí, nước tự nhiên, hơi nước, đường.
Bài 3.2
a) Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp? Có thể thay đổi độ
chua của nước chanh bằng cách nào?

b) Người ta trộn rất cẩn thận bột sắt và bột lưu huỳnh rất mịn, thu được một loại
bột màu đen. Có thể xem bột đó là hỗn hợp không?
2


Bài 3.3
Rượu để uống là một chất hay hỗn hợp? Vì sao?
Bài 3.4: Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là :

= 232°C.

Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180°C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay
có trộn lẫn chất khác. .Giải thích.
Bài 3.5
Trình bày cách tách riêng từng chất trong các hỗn hợp sau:
1. Dầu hoả, nước.
2. Rượu, nước. Biết rượu sôi ở nhiệt độ 78,30C.
3. Muối, cát, nước.
4. Bột sắt, vụn gỗ, vụn đồng.
5. Tách đường cát ra khỏi hỗn hợp đường và tinh bột.
6. Tách riêng khí oxi ra khỏi hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic. Biết khí cacbonic
làm đục nước vôi trong.
7. Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn.
8. Tách dầu ăn có lẫn nước.
Bài 3.6 Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ sôi
nhiều trong nước.

= 78,3°C và tan

Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước ?

Bài 3.7 Một chiếc đinh sắt cân nặng 6g. Bỏ chiếc đinh vào nước đựng trong ống
đong có vạch chia độ, mực nước dâng lên tương ứng với thể tích 0.8 cm3.
Biết rằng sắt có khối lượng riêng D = 7,8g/cm3
Hãy giải thích cho biết chiếc đinh có được làm bằng sắt tinh khiết không?

3


Bài 1,2- SGK/11
Bài 2.1 - SBT/3
Các vật thể tự nhiên đều gồm một số chất khác nhau, vật thể nhân
tạo được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
Nên ta nói được
Đâu có vật thể là có chất.
Câu 3: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất ( những từ in nghiêng) trong
các câu sau đây:
a. Cơ thể người có 63-68% về khối lượng là nước.
b. Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.
c. Dây điện làm bằng đồng được bọc trong một lớp chất dẻo.
d. Áo may bằng sợi bông ( 95-98% là xenlulozo) mặc thoáng mát hơn may
bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp).
e. Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su, . . .
[Phân tích]
Để tìm ra được đáp án trong những câu hỏi trên thì các em cần phải nắm được
đâu là vật thể, đâu là chất.
- Vật thể thì hầu như chúng ta đều quan sát được, chúng gần gũi với chúng ta
trong đời sống hàng ngày và những vật thể sẽ thể hiện công dụng nhất định nào
đó. Những vật thể thường gắn liền với những mục đích của con người
Cấu thành nên vật thể thường sẽ có các yếu tố sau: Nhìn được và chạm
được, Sử dụng được . . .

4


Ví dụ như xe máy là một vật thể được con người sử dụng cho việc đi lại của
mình hay chiếc bút là một vật thể được con người sử dụng để viết.
- Trong hóa học lớp 8, các em có thể hiểu chất là một khái niệm chung nhất chỉ
ra yếu tố cấu thành nên vật thể. Các em có thể hiểu là Vật thể phải được cấu tạo
nên từ chất, mỗi vật thể khác nhau được cấu tạo bởi chất giống nhau hoặc khác
nhau. Ở đâu có vật thể chắc chắn ở đó có chất tồn tại.
Ví dụ một vật thể là chiến bút thì chất ở đây chúng ta có thể hiểu là chất dẻo cấu
thành nên vật thể là bút. Nếu phân tích kỹ hơn, chúng ta còn có nhiều chất khác
nữa như đầu bút bi làm bằng sắt, mực bút làm bằng chất khác chất dẻo . . .
[Đáp án]
Vật thể là cơ thể người, bút chì, dây điện, áo, xe đạp.
Chất là nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozo, nilon, sắt, nhôm, cao su.
Câu 4: Hãy so sánh các tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy
được của các chất muối ăn, đường và than.
[Phân tích]
Thường trong những bài so sánh các em lập bảng để thấy được sự khác nhau
giữa các thành phần cần so sánh. Ngoài ra, mỗi yếu tố so sánh sẽ có những tính
chất khác nhau nên các em cũng cần phải nắm được những tính chất đó để có sự
so sánh chính xác nhất.
Trong bài này, các yếu tố cần so sánh giữa 3 chất là màu, bị, tính tan và tính
cháy của ba chất là muỗi ăn, đường và than thì chúng ta cần phải quan sát để
biết được màu sắc của muối ăn, đường và than là như thế nào, chúng ta phải
nếm hoặc bằng cách đọc sách, học hỏi thêm để biết được vị của các chất trên và
chúng ta phải thực hiện thí nghiệm hòa tan chúng vào nước để xem có tan hay
không và phải đốt chúng lên xem có cháy hay không nhé các em.
[Đáp án]
Muối ăn

Đường
Than
Màu
Trắng
Nhiều màu
Đen
Vị
Mặn
Ngọt
Không
Tính tan
Tan
Tan
Không
Tính cháy
Không
Cháy
Cháy
Câu 5: Chép vào vở bài tập những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay
cụm từ thích hợp:
"Quan sát kỹ một chất chỉ có thể biết được . . . . . . Dùng dụng cụ đo mới xác
định được . . . . . . của chất. Còn muốn biết một chất có tan trong nước, có dẫn
điện được hay không thì phải . . . . . . ".
[Phân tích]
Quan sát bên ngoài chúng ta thấy được những gì ? Như bài tập số 4 ở bên trên
khi chúng ta quan sát ở bên ngoài thì chúng ta sẽ thấy được màu của các chất,
trạng thái tồn tại của các chất có thể là rắn, lỏng hoặc khí(hơi). Khi chúng ta sử
dụng dụng cụ đo thì xác được được một số các tính chất như nhiệt độ nóng chảy,
nhiệt độ sôi hay cân được chúng để tính khối lượng riêng còn muốn biết được
5



chúng có tan, có dẫn điện hay không thì phải làm thí nghiệm, thực nghiệm mới
thấy được.
[Đáp án]
"Quan sát kỹ một chất chỉ có thể biết được một số tính chất bên ngoài. Dùng
dụng cụ đo mới các định được nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng
. . . của chất. Còn muốn biết một chất có tan được trong nước, có dẫn điện được
hay không thì phải làm thí nghiệm".
Câu 6: Cho biết khí cacbon đioxit hay còn được gọi là khí cacbonic là chất
có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có
trong hơi ta thở ra.
[Phân tích]
Muốn biết được một chất có những tính chất hóa học nào thì việc đầu tiên chúng
ta nghĩ tới là làm thí nghiệm. Theo bào ra, chúng ta có các yếu tố như khí
cacbonic, nước vôi trong và để nhận biết được khí có trong hơi thở thì chúng ta
chuẩn bị một cốc nước vôi trong rồi thở vào trong đó. Nếu:
- Cốc nước vôi trong ta thấy vẩn đục thì trong hơi thở của ta có khí cacbonic.
- Cốc nước vôi trong không vẩn đục thì trong hơi thở của chúng ta không có khí
cacbonic.
- Phương trình phản ứng khi chúng ta thực hiện như sau:
CO2 + Ca(OH)2 => CaCO3 + H2O
Lưu ý: Trong khi chúng ta thực hiện thí nghiệm sẽ có rất nhiều yếu tố có thể ảnh
hưởng như mức độ trong của cốc nước vôi, nồng độ khí cacbonic có trong khí
thở, nồng độ của cốc nước vôi có đủ để làm vẩn đục hay không.
Do vậy, để thực hiện thí nghiệm này được rõ nhất chúng ta nên:
- Lấy cốc nước vôi thật đặc.
- Hít vào rồi đợi một chút mới thở ra. Chúng ta cũng không nên nín thở quá lâu,
chỉ nên nín thở khoảng 10 giây rồi thở ngay.
- Khi thở ra, chúng ta phải thở nhẹ nhàng và làm sao cho hơi thở phân bố đều

trong cốc.
[Đáp án]
Làm thí nghiệm bằng cách thở vào cốc nước vôi trong để xác định xem trong
hơi thở của chúng ta có khí cacbonic hay không.
Câu 7:
a. Hãy kể ra hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước
khoáng và nước cất.
[Phân tích]
Để trả lời được câu hỏi trên thì các em cần phải nắm được kiến thức rất cơ bản
của nước khoáng và nước cất nhé. Trong bài học lý thuyết hóa học lớp 8 thầy
cùng đã đề cập tới những tính chất giống nhau và khác nhau nên các em cần đọc
lại lý thuyết để nắm vừng những tính chất cơ bản khi so sánh sẽ dễ dàng hơn.
[Đáp án]
Giống nhau:
- Trong suốt không màu.
- Đều là chất lỏng.
6


Khác nhau:
- Nước cất là chất tinh khiết.
- Nước khoáng có lẫn nhiều chất hòa tan khác.
b. Biết rằng một số chất hòa tan trong tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em,
nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn?
[Phân tích]
Trong cơ thể người sẽ cần rất nhiều chất hòa tan khác nhau như Na, Mg, Zn . . .
để giúp cơ quan nào đó hoạt động. Như đã để cập ở trên, nước khoáng có lẫn
nhiều chất hòa tan khác nên khi sử dụng nước khoáng sẽ tốt hơn cho cơ thể.
[Đáp án]
Thường sử dụng nước khoáng sẽ tốt hơn.

Lưu ý:
Đáp án trên chỉ đúng với người bình thường hoặc chỉ mang tính chất tương đối.
Câu 8: Khí nito và oxy là hai thành phần chính của không khí. Trong kỹ
thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nito sôi
ở - 196oC, oxi lỏng sôi ở - 183oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và
khí nito từ không khí ?
[Phân tích]
Trong bài tập này, chúng ta cần phân biệt được trạng thái của các chất tồn tại ở
những nhiệt độ khác nhau thì sẽ khác nhau. Khí oxi hàng ngày chúng ta sử dụng
sẽ tồn tại ở trạng thái khí tức là nhiệt độ ~ 30oC nhưng khi hạ thấp nhiệt độ
xuống còn - 183oC thì oxi lại ở trạng thái lỏng và khí ni tơ cũng có tính chất
tương tự. Vậy nhưng, để tách hai chất thì chúng ta phải thực hiện hạ thấp nhiệt
độ hơn so với chất khí có nhiệt độ hóa lỏng thấp nhất mà cụ thể ở đây là khí ni
tơ sau đó chúng ta tăng dần nhiệt độ lên để tách các chất khí khác nhau ra.
[Đáp án]
Hạ thấp nhiệt độ xuống ~ -200°C để hóa lỏng không khí chung. Sau khi hóa
lỏng chúng ta có một hỗ hợp gồm khí ni tơ và khí oxi. Ngay sau đó, nâng nhiệt
độ của không khí lỏng đến ~ -196°C , nitơ lỏng sôi và bay lên trước, còn oxi
lỏng đến -183°C mới sôi, tách ra được hai khí.

7



×