Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngữ văn lớp 12 năm học 2019 – 2020 bằng sơ đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 24 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“ Văn học là nhân học” – M. Gorki. Ngữ Văn là một môn học có ý nghĩa
xã hội rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, môn Văn có vai trò và sứ mệnh
riêng nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vận mệnh
của tiếng Việt và nền quốc văn gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Môn Văn có
vai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường trung học
phổ thông nói riêng. Ngữ văn là một trong ba môn bắt buộc trong kì thi tốt
nghiệp trung học phổ thông. Hơn nữa, vị trí của môn Văn trong nhà trường là
giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng, môn Văn là một nghệ thuật của cuộc sống, là quà
tặng tinh thần, là kim chỉ nam của những tâm hồn đang lớn. Vì thế đây là một
trong những môn học chính, quan trọng trong nhà trường.
Tuy nhiên do sự phát triển và nhu cầu của xã hội hiện nay, môn Văn bị thờ
ơ, bị coi nhẹ. Học sinh không còn đam mê, đeo đuổi môn Văn. Trong khi đó,
chương trình Ngữ Văn lớp 12 lại liên quan trực tiếp đến việc thi tốt nghiệp trung
học phổ thông - một kì thi rất quan trọng của học sinh. Nhưng trên thực tế, việc
ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn tại các trường trung học phổ thông lại không
mấy hiệu quả.. Chính điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến hơn
trong việc ôn tập môn văn trong nhà trường phổ thông, đây là nhu cầu cần thiết
đối với các nhà giáo dục đặc biệt là những giáo viên dạy văn. Một trong những
yếu tố, phương pháp để tiến hành có hiệu quả một tiết ôn tập tốt nghiệp môn văn
chính sử dụng sơ đồ tư duy phù hợp với đối tượng học sinh qua đó giúp học sinh
khám phá, cảm thụ tác phẩm văn học. Do đó, bên cạnh ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học là
phương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực và khả năng tư duy của học
sinh.Việc dạy văn bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy có tác dụng tạo được mối
quan hệ sư phạm trong giao tiếp giữa thầy và trò và khơi dậy trong học sinh sự
khám phá nội dung, dụng ý nghệ thuật của tác phẩm - những “mã khoá” giúp
người dạy, người học đi từ sự im lặng của các từ ngữ để trở về với tiếng lòng
mình đến với những trạng thái tâm hồn cảm xúc. Đọc văn để hiểu người. Giảng
văn để dạy làm người… Làm thế nào để chúng ta - vừa là người đọc, vừa là


người giảng văn để tạo ra và truyền được cái cảm hứng “Uống xong lại khát” ấy.
Xuất phát từ thực trạng ấy, chúng tôi đề xuất việc ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ
văn của học sinh lớp 12 bằng một hệ thống sơ đồ tư duy giúp học sinh chuẩn bị
và củng cố bài ở nhà. Hệ thống sơ đồ tư duy này được thiết kế trên cơ sở năng
lực của học sinh lớp 12, đang được giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường
THPT Lam Kinh và trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2019 - 2020.
=> Đó cũng là những lý do đưa tôi đến đề tài “Nâng cao chất lượng ôn
thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2019 –
2020 bằng sơ đồ tư duy” nhằm tạo hứng thú cho giờ ôn tập, giúp học sinh chủ
động khắc sâu, ghi nhớ kiến thức, “ gỡ rối” được nhiều khó khăn cho cả giáo
viên và học sinh từ đó hiệu quả dạy- học từ đó tăng theo.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Nhằm “gỡ rối” và góp phần trang bị thêm kĩ năng cũng như kiến thức cho
giáo viên và học sinh khi đối mặt với cách ôn tập có hiệu quả các đề thi tốt
nghiệp trung học phổ thông năm 2020.
- Đi sâu kĩ năng nhớ, hiểu và vận dụng các tác phẩm văn học ( trong tâm
câu 2/ phần II trong đề thi tốt nghiệp), đối với giáo viên Ngữ văn, chúng tôi thiết
nghĩ, không có một mục đích nào khác là mong muốn cho học sinh có một “
cẩm nang”, “ phao cứu sinh” , là bí kíp “hái quả ngọt” giúp học sinh đạt điểm
cao trong các đợt kiểm tra, đặc biệt kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm
2020.
- Tăng cường được khả năng thực hành cho học sinh thông qua hệ thống
các đề thi minh họa.
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Học sinh lớp 12 trường THPT Lam Kinh năm học 2019 – 2020( lớp 12
A5, 12A6)

- Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12 và câu 2 phần II
các đề thi minh họa thi tốt nghiệp năm 2020.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Nghiên cứu lý thuyết :
- Lý thuyết sơ đồ tư duy, cách kiểu sơ đồ tư duy, các tác phẩm văn học
trong chương trình Ngữ văn 12 ( phần Văn học Việt Nam)
- Trao đổi với bạn bè đồng nghiệp phụ trách dạy lớp 12 ở các trường THPT
trong khu vực để tìm ra các giải pháp..
2.4.2. Nghiên cứu thực tiễn :
- Nghiên cứu các các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 12
( phần Văn học Việt Nam), các đề thi minh họa của Bộ GD & ĐT cùng các đề
thi của các đồng nghiệp.
- Chọn 1 tác phẩm, , 1 đề tổ chức thảo luận trong tổ, thống nhất các ý kiến
- Tổ chức cho hs làm thực hành 1 tác phẩm, 1 đề trong các buổi ôn luyện,
chấm và rút kinh nghiệm.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CŨNG NHƯ Ý NGHĨA LÝ LUẬNVÀ
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
V.1. Đối với giáo viên:
- Đề tài sẽ cung cấp một “ cẩm nang” giúp người giáo viên trực tiếp giảng
dạy ( đặc biệt đang dạy lớp 12) tìm ra một hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao
chất lượng dạy học, ôn luyện tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 trong nhà trường.
V.2. Đối với học sinh:
- Giúp học sinh có kĩ năng, phương pháp học tập có hiệu quả cao nhất
( nhớ, hiểu và vận dụng) à.
- Trang bị thêm những tri thức cuộc sống trong các vấn đề cuộc sống (thái
độ, hành động đúng đắn trước các vấn đề xã hội) - đó là hành trang tốt để các
2


em mang theo, không phải chỉ là trong câu chuyện thi cử mà trong cả cuộc sống

sau này.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Sơ đồ tư duy:
Nghiên cứu về hoạt động của bộ não người, người ta chỉ ra rằng bộ não
hoạt động gồm hai nhánh: Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp
điệu, hình dạng, tưởng tượng, … sẽ tác động kích thích não trái.. Não trái thích
hợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích, … cho ra sản phẩm.
Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề theo
sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, sơ đồ tư duy
mà tác giả Tony Buzan đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công cụ
làm việc hiệu quả của hàng triệu người trên thế giới. Sơ đồ tư duy (phát minh
bởi Tony buzan) chính là công cụ ghi chú tuyệt vời giúp chúng ta đạt được tất cả
các yếu tố trên. Đó chính là lí do tại sao sơ đồ tư duy được gọi là công cụ ghi
chú tối ưu.
Sơ đồ tư duy đặc biệt phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú và luyện thi.
Sơ đồ tư duy giúp học sinh quản lý thông tin hiệu quả và gia tăng cơ hội thành
công. Trên thực tế, những học sinh, sinh viên từng sử dụng Sơ đồ Tư duy cho
biết, họ cảm thấy tin tưởng khi áp dụng phương pháp học này, nhận ra mục tiêu
mình đề ra khả thi và hiểu rằng mình đi đúng hướng.
2.1.2. Tác dụng của sơ đồ tư duy trong học tập.
- Sơ đồ tư duy giúp chúng ta tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các
từ khóa.
Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối lượng
kiến thức lớn sẽ được ghi chú hết sức cô đọng trong một trang giấy, mà không
bỏ sót bất kì một thông tin quan trọng nào. Tất cả những thông tin cần thiết để
đạt điểm cao trong kì thi vẫn được lưu giữ nguyên vẹn những chi tiết nhỏ nhặt
nhất.
- Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng
Ngoài việc tận dụng các từ chìa khóa, sơ đồ tư duy còn tận dụng được các

nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng, và nhờ đó tăng khả năng tiếp thu và nhớ bài
nhanh của học sinh.
Sơ đồ tư duy tác động vào sự hình dung của học sinh nhờ những hình ảnh,
những màu sắc của nó. Sơ đồ tư duy như một bức tranh lớn đầy màu sắc hơn là
một bài học khô khan.
Sơ đồtư duy tác động lên sự liên tưởng của học sinh, nó hiển thị sự liên
kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng.
Sơ đồ tư duy làm nổi bật sự việc, nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc
sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Nó giúp học sinh tạo ra một
3


bức tranh mang tính lí luận, liên kết chặt chẽ những kiến thức mà các em được
học.
Sơ đồ tư duy sẽ giúp cho học sinh một phương pháp rèn luyện trí nhớ, một
phương pháp tổng hợp kiến thức và một kỹ năng trình bày vấn đề. Bởi vì với
cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, sơ đồ tư duysẽ giúp các em:
1. Sáng tạo hơn.
2. Tiết kiệm thời gian.
3. Ghi nhớ tốt hơn.
4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể.
5. Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn.
6. Động não về một vấn đề phức tạp...
2.1.2. Tại sao nên hướng đẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ văn
lớp 12 bằng sơ đồ tư duy?
Việc ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 cũng giống như ôn tập nói
chung là giáo viên hướng dẫn cho học sinh củng cố, khắc sâu, hệ thống những
kiến thức đã được học. Đó là những kiến thức các em đã được dạy trong chương
trình chính khóa. Vì thế những kiến thức cơ bản học sinh đã nắm bắt được,
nhưng các em có thể không nhớ rõ, hoặc nắm chưa tốt, chưa hệ thống. Vì thế,

giáo viên cần ôn tập cho các em.
Nhưng “ những gì ta biết chỉ là hạt cát, những gì ta chưa biết là cả đại
dương mênh mông”, kiến thức trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 rất rộng,
nhiều. Số lượng ấy được thể hiện ngay trong từng bài học, từng phần, từng học
kì. Với lượng kiến thức lớn như vậy học sinh nếu không được hướng dẫn tận
tình, khoa học thì học sinh khó lòng nắm bắt tốt. Nhất là các em không thể ngồi
học thuộc lòng những bài văn được.
=> Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn các em cách ôn tập, cách ghi nhớ kiến
thức ngắn gọn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất. Từ tác dụng của sơ đồ tư duy
trong học tập (đã được trình bày ở trên – mục I), tôi thấy rằng nên sử dụng sơ
đồ tư duy để hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12, vì nó
sẽ khắc phục được những hạn chế của cách ghi nhớ, học tập theo kiểu truyền
thống, đồng thời giúp học sinh: tiết kiệm được thời gian, ghi nhớ tốt hơn, các em
nhìn được bức tranh tổng thể về chương trình, về bài học và các em có thể động
não về một vấn đề phức tạp.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SSKKN.
Như trên đã nói, môn Ngữ văn là môn học có vai trò rất quan trọng trong
nhà trường. Đây là một môn học chính. Vì thế môn Văn cũng là môn thi bắt
buộc trong các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Chính vì vậy, hàng năm để
chuẩn bị tốt cho kì thi quốc gia này, các nhà trường trung học phổ thông đều tổ
chức ôn tập thi tốt nghiệp phổ thông cho học sinh. Tùy điều kiện của từng nhà
trường, từng địa phương mà việc tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp có thể diễn ra ở
những thời điểm khác nhau, với lượng thời gian cũng khác nhau, có trường ôn

4


dài suốt tám, chín tháng, có trường chỉ ôn vài ba tháng hoặc một số buổi nhất
định nào đó... Trong đó, giờ ôn tập Ngữ Văn chuẩn bị cho học sinh thi tốt nghiệp
là giờ học ở đó giáo viên giúp các em củng cố, khắc sâu, hệ thống hóa kiến

thức một cách đầy đủ nhất. Đó cũng là những giờ học cần giáo viên hướng dẫn
cho các em phương pháp học tập hiệu quả nhất, ghi nhớ bài dễ nhất, nhanh
nhất. Đồng thời những giờ ôn tập cũng là những tiết học cần giáo viên rèn luyện
cho các em những kĩ năng viết văn để các em có thể thành thục trong việc dựng
một đoạn văn, văn bản nghị luận. Tất cả những nhiệm vụ trên đều hướng đến
một mục đích duy nhất là giúp các em đạt điểm cao ở môn Ngữ Văn (tính từ
điểm 5 trở lên), góp phần nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp của nhà trường.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là cách hướng dẫn học sinh ôn tập
môn Ngữ Văn của giáo viên. Hầu hết trong các tiết ôn thi tốt nghiệp Ngữ Văn,
giáo viên thường hệ thống lại những kiến thức đã học một cách sơ sài, hoặc dạy
lại những kiến đã học trong chương trình chính khóa. Việc dạy lại ấy là sự lặp
lại không cần thiết. Một số giáo viên lại dạy theo kiểu đọc bài văn mẫu (đã
được thầy cô làm sẵn) cho học sinh chép lại làm tài liệu. Cách ôn tập này cũng
không cần thiết, không hiệu quả, bởi vì: thứ nhất học sinh không thể thuộc được
bài văn mẫu của thầy cô, thứ hai, trên thị trường có rất nhiều loại sách sẵn những
bài văn mẫu các em không cần những tiết học đến chỉ để chép bài; thứ ba, cách
ôn tập ấy không rèn luyện được kĩ năng cho các em. Một số giáo viên khác lại
tìm cách tải trên mạng, hoặc tìm những đề văn, dàn ý có sẵn poto cho học sinh
làm tài liệu và về nhà tự học...
Thực ra, trong nhiều giờ ôn tập Ngữ Văn, nhiều giáo viên cũng đã cố gắng
tìm cách hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập ngắn gọn theo phần
mục . Ở dạng này, các đoạn văn hoặc câu văn ngắn được đánh số và sắp xếp
theo trình tự. Mỗi câu văn chứa đựng một ý chính liên quan cần được học.
Ví dụ: Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện. Hai nét tiêu biểu
nhất của sông Đà là hung bạo và trữ tình.
- Nét hung bạo của sông Đà:
+ Sông Đà hung bạo với những thác nước “độc dữ, nham hiểm”.
+Sông Đà hung bạo với những cái hút nước sẵn sàng nuốt chửng
thuyền bè.
+ Thạch trận sông Đà với bao nhiêu tướng dữ, quân tợn rình rập

“tiêu diệt tất cả thuyền trưởng, thủy thủ’.
- Nét trữ tình, thơ mộng của sông Đà::
+ Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình,
+ Sông Đà đằm đằm, ấm ấm như một cố nhân dịu dàng.
+ Sông Đà hoang sơ với những quãng sông thơ mộng như một bờ tiền
sử.
Đây là phương pháp ghi chép và học tập theo kiểu truyền thống được hầu
hết giáo viên và học sinh sử dụng. Nhưng trên thực tế, hướng dẫn học sinh ôn

5


tập tốt nghiệp theo phương pháp này vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, bởi vì, nội
dung mà các em cần nắm bắt ở dạng câu văn dài với nhiều từ ngữ nên các em
phải mất nhiều thời gian để học tập và ghi nhớ, câu chữ nhiều cũng không tận
dụng được sức mạnh tiềm ẩn bên trong trí nhớ của họ, nó chỉ tận dụng được
chức năng của não trái mà không tận dụng được các chức năng của não phải.
Như vậy, tất cả những cách ôn tập trên của giáo viên đều khiến cho tâm lí
ôn tập thi tốt nghiệp của học sinh trở nên chán nản. Đó là lí do trong những giờ
ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn học sinh ngại học, chán học, bỏ học hoặc đến
lớp chỉ ngồi chơi. Vì các em thấy buổi học không hiệu quả, không có ích lợi,
không hứng thú. Nếu xét về mục đích ôn tập, những cách dạy trên cũng không
đạt được hiệu quả ôn tập. Học sinh sẽ không thể củng cố, khắc sâu, hệ thống
được kiến thức, không bao quát được bài học, chương trình học, không rèn được
kĩ năng làm bài. Hoặc nếu có hiểu bài thì việc ghi nhớ bài học của các em cũng
khó khăn vì lượng kiến thức được thầy cô cung cấp rất nhiều, dài rất khó nhớ,
khó thuộc. Trong khi đó, kì thi tốt nghiệp có tới sáu môn thi, cộng với các môn
thi khối của các em khiến áp lực về kiến thức, áp lực về thời gian, áp lực về thi
cử đè nặng lên vai học sinh. Các em sẽ thấy rối, bù đầu nếu không được giáo
viên hướng dẫn học tập bằng những phương pháp khoa học, hiệu quả.

Từ thực trạng trên, để giờ ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn đạt hiệu quả tốt
hơn, tôi đã mạnh dạn Hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp
12 bằng sơ đồ tư duy nhằm khắc phục những hạn chế của cách dạy thông
thường, đưa chủ thể của hoạt động "học" cuốn hút vào các hoạt động học tập do
giáo viên tổ chức và hướng dẫn. Những tiết ôn tập văn học được tổ chức theo
cách thức này có thể xem như một món ăn tinh thần mới lạ, nhằm kích thích
hứng thú của học sinh trong quá trình ôn tập, đồng thời tạo ra một bầu không khí
vui tươi, hào hứng để khắc sâu kiến thức để các em ghi nhớ kiến thức nhanh,
nhiều, hiệu quả.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TỐT
NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY.
2.3.1. Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy:
2.3.1.1.Sơ đồ tư duy tổng quát về chương trình Ngữ Văn lớp 12:
Trong buổi ôn tập đầu tiên, học sinh cần có cái nhìn khái quát về chương
trình Ngữ Văn lớp 12, phần liên quan đến nội dung thi của các em. Đây là buổi
học đầu tiên nên các em chưa biết vẽ sơ đồ, chưa bao quát được chương trình
nên giáo viên vừa vẽ, vừa giới thiệu chương trình để học sinh nhận bước đầu
tiếp cận với sơ đồ tư duy. và hình dung ra nội dung chương trình cần ôn tập cho
thi tốt nghiệp.
Bước 1: Giáo viên giới thiệu chương trình: Ngữ Văn 12- vẽ chủ đề ở trung
tâm
Bước 2: Giáo viên giới thiệu các nội dung lớn trong chương trình Ngữ Văn
12- vẽ thành hai nhánh: Đọc văn và Làm văn.

6


Bước 3: Từ nội dung lớn giáo viên giới thiệu các thể loại và các tác phẩm
cần ôn tập- Vẽ các nhánh nhỏ:
- Đọc văn gồm văn học Việt Nam( 5 thể loại và 15 tác phẩm, trích đoạn

cần ôn tập) và Văn học nước ngoài (3 tác giả, tác phẩm cần ôn tập)
- Làm văn gồm nghị luận xã hội (2 kiểu bài) và nghị luận văn học (3 kiểu
bài).
Sơ đồ tư duy tổng quát chương trình Ngữ Văn lớp 12 cần ôn tập:

Mục đích của sơ đồ tư duy tổng quát này là thông qua sơ đồ, học sinh sẽ
hình dung ra nội dung chương trình cần ôn tập cho thi tốt nghiệp; Học sinh bước
đầu tiếp cận với sơ đồ tư duy, bước đầu hình dung ra cách vẽ, cách đọc.
2.3.1.2. Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức bài học bằng sơ đồ tư
duy:
Tất cả những bài học cụ thể trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 đều được
giáo viên dạy học tỉ mỉ trong chương trình chính khóa. Vì vậy, nếu giáo viên tiếp
tục làm công việc giảng dạy trong những tiết ôn tập tốt nghiệp là việc làm lặp,
thừa và không cần thiết. Những việc cần làm của giáo viên trong các tiết học này
là giúp học sinh củng cố kiến thức cho hệ thống để các em được khắc sâu kiến
thức, là hướng dẫn cho các em cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả nhất. Vì vậy,
trong những tiết ôn tập này, giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đều phải mang vở
soạn, vở ghi Ngữ Văn và sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông
môn Ngữ Văn để phục vụ cho việc ôn tập.
Để củng cố kiến thức mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn cho các em vẽ sơ
đồ tư duy cho mỗi bài, chủ yếu là những bài đọc văn.
Bước 1: Hướng dẫn học sinh xác định và vẽ chủ đề trung tâm:
Chủ đề trung tâm của mỗi bài học nên lấy chính tên bài.
Vẽ tên bài ở trung tâm.
7


Ví dụ: Chủ đề trung tâm của bài Vợ nhặt

Vợ nhặt

Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định nội dung của chủ đề và cách vẽ:
Nội dung của từng bài được cụ thể trong cuốn sách Hướng dẫn ôn thi tốt
nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn . Mỗi tác phẩm thường có hai nội
dung lớn: về tác giả, về tác phẩm
Vẽ hai nội dung thành hai nhánh lớn tương đương nhau trong chủ đề.
- Về tác giả thường có những ý chính sau: tên tác giả, quê quán, gia
đình, đề tài sáng tác, hình tượng nhân vật, thể loại sáng tác.... Tùy từng
tác giả cụ thể mà chúng ta sẽ có các nhánh tương ứng.
- Về tác phẩm thường có các ý chính sau: xuất xứ, nội dung tác phẩm, nghệ
thuật của tác phẩm...Tùy từng tác phẩm cụ thể, giáo viên sẽ hướng dẫn cho các
em vẽ sơ đồ.
Ví dụ: Các nội dung lớn trong chủ đề trung tâm bài Vợ nhặt:

Bước 3: Hướng dẫn học sinh xác định những ý cụ thể trong nội dung:
Để học sinh xác định được các ý cụ thể, giáo viên hướng dẫn các em đọc
từng nội dung bài học trong vở ghi và sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung
học phổ thông môn Ngữ Văn và gạch chân những từ biểu thị các ý cụ thể trong
nội dung . Từ đó hướng dẫn các em vẽ các nhánh chi tiết.
Ví dụ: Bài Vợ nhặt:
Về nội dung tác phẩm có các nhánh chi tiết: tình huống truyện, các nhân
vật và giá trị nhân đạo. Để cụ thể về các nhân vật, giáo viên cho học sinh đọc
sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn ).
8


Chẳng hạn đoạn văn dưới đây:
Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn, yêu cầu các em xác định
các từ khóa chỉ tên các nhân vật (từ in đậm gạch chân)
Bước 2: Từ tên các nhân vật, học sinh gạch chân những từ ngữ quan
trọng (từ khóa) thể hiện đặc điểm, tính cách, ...của từng nhân vật (từ gạch chân).

Tràng là dân ngụ cư, lại xấu xí, sống trong một gia đình nghèo truyền kiếp
có vợ gây ngạc nhiên cho hàng xóm. Họ ngạc nhiên vì một người nghèo như
Tràng bỗng nhiên lại có vợ, nhất là trong hoàn cảnh nạn đói đang đe dọa cuộc
sống của tất cả mọi người. Việc nhặt vợ ấy thể hiện khao khát hạnh phúc lứa đôi,
hạnh phúc gia đình của anh.
Người đàn bà nhận lời làm vợ Tràng được miêu tả như một người vô danh,
không tên tuổi. Chị không có công ăn việc làm, ngồi vêu ở cửa nhà kho, tính khí
lại cong cớn, táo bạo. Chỉ gặp hai lần, chị đã không khách khí ăn liền một lúc
bốn bát bánh đúc. Rồi theo câu gợi ý của Tràng, chị đồng ý theo Tràng về làm
vợ. Đúng là anh ta đã nhặt được chị ...như người ta nhặt một đồ vật vô chủ rơi
vãi. Từ một con người chao chát, chỏng lỏn, cong cớn, chị trở thành rụt rè, dịu
dàng, đúng mực.
Bà cụ Tứ thấy con mình bỗng nhiên có vợ thì ngạc nhiên. Bà buồn vui,
mừng lo lẫn lộn, nhưng nếu trên hết bà vẫn vui vì người con trai nghèo, thô kệch
đã có vợ. Niềm vui khiến bà cũng rạng rỡ hẳn lên. Bà gieo vào lòng con niềm tin
vào tương lai. Tâm trạng đó thể hiện tình cảm chân thành, đôn hậu của người mẹ
nghèo.
Bước 3: Từ đoạn văn trên, ta có sơ đồ sau- tập trung vào nhánh: Các nhân
vật

9


Sơ đồ tư duy tổng quát về bài Vợ nhặt:

2.3.1.3. Hướng dẫn học sinh cách đọc sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến
thức.
` - Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt đầu từ trung tâm di
chuyển ra phía bên ngoài và theo chiều kim đồng hồ. Vì vậy, học sinh cần phải
đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài).


10


- Đọc sơ đồ theo chiều mũi tên ở ví dụ sau:

Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong sơ đồ tư duy phía trên được gọi nhánh
chính. sơ đồ tư duy này có bốn nhánh chính vì nó có bốn tiêu đề phụ. Số tiêu đề
phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của sơ đồ tư duy được đọc
theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh III, và cuối
cùng là nhánh IV. (Nguồn www.trandangkhoa.com)
2.3.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo sơ đồ tư duy:
Ở mỗi bài học, sau khi học sinh được củng cố kiến thức cơ bản thì giáo
viên thường cho các em luyện tập làm đề. Ở mỗi đề luyện tập, giáo viên thường
yêu cầu các em lập dàn ý. Ta thường thấy các em lập dàn ý theo đề mục. Học
sinh thường đánh dấu các ý lớn, ý nhỏ của một dàn ý bằng số, gạch đầu dòng
hoặc cộng đầu dòng. Cách lập dàn ý này cũng khá khoa học nhưng học sinh vẫn
phải viết cả câu văn, đoạn văn. Nếu vậy, các em vẫn mất nhiều thời gian trong
khi đó thời gian cho một buổi thi không nhiều. Hơn nữa, dàn ý theo kiểu truyền
thống ấy khó kích thích tư duy logic của các em. Vì vậy, giáo viên hướng dẫn
cho các em lập dàn ý theo Sơ Đồ Tư Duy sẽ khắc phục được những hạn chế
trên.
Ví dụ:
Đề bài: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình
huống truyện đầy nghịch lí và oái oăm. Qua truyện ngắn Vợ nhặt, anh (chị) hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.
Dàn ý thông thường:
* Ý 1:Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình
huống truyện đầy nghịch lí:


11


- Tràng là một người nghèo túng không có tiền cưới vợ, dân ngụ cư, xấu xí
xưa nay không ai để ý đến. Trong nạn đói khủng khiếp, Tràng nuôi thân không
nổi, huống nữa là đèo bòng.
- Tràng lấy được vợ, có vợ theo không giữa nạn đói.
- Tất cả mọi người đều ngạc nhiên trước tình huống này. Người dân xóm
ngụ cơ ngơ ngác. Bà cụ Tứ ngạc nhiên, bất ngờ. Tràng cũng nghi ngờ, ngờ ngợ
như không phải.
* Ý 2: Đây là một tình huống oái oăm, éo le nên người chứng kiến
không biết vui hay buồn, mừng hay lo:
- Người dân xóm ngụ cư vừa mừng, vừa ái ngại cho Tràng.
- Trạng cũng chợn nghĩ và đắn đo trước khi quyết định đưa người đàn bà về
nhà.
- Bà cụ Tứ tâm trạng phức tạp, đầy mâu thuẫn: vừa mừng, vừa tủi, vừa lo,
vừa thương xót...
* Ý 3:Ý nghĩa của tình huống truyện:
- Tác giả đã gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân và phát xít cùng tay sai
của chúng ta gây ra nạn đói khủng kiếp năm 1945 → giá trị của con người rẻ
rúm.
- Tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của
người lao động nghèo.
- Người lao động dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái
chết, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào cuộc sống và
vẫn hi vọng ở tương lai → Niềm tin của tác giả về con người và cuộc sống.
→ Ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
Dàn ý theo sơ đồ tư duy:

12



2.3.3. Hướng dẫn học sinh từ theo sơ đồ tư duy diễn đạt thành câu
văn, đoạn văn:
Trong quá trình học tập, học sinh có thể biết vẽ sơ duy tư duy về nội dung
kiến thức bài học và lập dàn ý. Nhưng có thể các em chưa biết cách diễn đạt dàn
ý theo sơ đồ thành câu văn, đoạn văn, bài văn. Đây là kĩ năng rất cần và rất quan
trọng đối với môn Ngữ Văn, đặc biệt trong thi cử. Vì vậy, ngoài việc hướng dẫn
cho các em biết cách ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn bằng sơ đồ tư duy, giáo
viên còn phải hướng dẫn các em diễn đạt từ sơ đồ thành những câu văn, đoạn
văn, bài văn khi hành văn.
Giáo viên cần lưu ý cho các em những ghi nhớ cần thiết để diễn đạt sơ đồ
thành câu văn, đoạn văn:
- Nội dung chính, hoặc ý lớn là luận điểm của dàn bài, vì thế cần diễn đạt
nó thành câu chủ đề:
- Các nhánh nhỏ là lí lẽ, lập luận cần sử dụng để làm sáng tỏ ý chính.
- Học sinh đọc theo chiều kim đồng hồ để biến các nhánh nhỏ thành lập
luận nhằm làm sáng tỏ cho câu chủ đề.
Ví dụ: Từ nhánh Nghịch lí trong dàn ý Tình huống truyện Vợ nhặt học sinh
có thể diễn đạt cụ thể như sau:
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình
huống truyện đầy nghịch lí. Tràng là một chàng trai rất khó lấy vợ. Bởi vì
Tràng là một chàng trai xấu xí “hai mắt nhỏ tí”, “cái bộ mặt thô kệch, thân hình
to lớn vập vạp...lưng rộng như lưng gấu”. Tràng sinh ra trong một gia đình
nghèo truyền kiếp, anh lại là dân ngụ cư,(dân ngụ cư thời trước luôn bị xem
thường). Hơn nữa, Tràng đang sống giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945, con
người trong nạn đói ấy hàng ngày phải đối diện với sự sống và cái chết hàng
ngày, hàng giờ, và không ai nghĩ đến chuyện đèo bòng. Thế mà, chuyện trái đời,
nghịch lí lại xảy ra. Tràng đã lấy được vợ, thực chất là vợ theo không. Tình
huống ấy khiến tất cả mọi người đền xôn xao, ngạc nhiên, nghi ngờ...người dân

xóm ngụ cư bàn tán, xôn xao, ngạc nhiên. Bà cụ Tứ bất ngờ, ngạc nhiên và
không còn tin ở mắt mình. Ngay cả Tràng cũng không tin là mình đã có vợ.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, anh vẫn thấy còn nghi ngờ...
Trong ví dụ trên, ta thấy đoạn văn đã bám sát và lập luận theo đúng sơ đồ
tư duy. Như vậy, sơ đồ tư duy không chỉ giúp học sinh lập được dàn ý mà còn
giúp các em rút ngắn được thời gian, đặc biệt nó kích thích được tư duy của các
em và đồng thời còn nâng cao kĩ năng diễn đạt, kĩ năng hành văn của học sinh.
Với những tác dụng đó, Sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được tình trạng học vẹt, học
máy móc làm hạn chế khả năng tư duy của học sinh.
2.3.4. Một số kết quả của học sinh.
2.3.4.1. Bài Tây tiến – Quang Dũng

13


Sơ đồ bài Tây tiếns

Đề bài: Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ
sau:

14


Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
...............................
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến )
Sơ đồ dàn ý:

2.3.4.2. Bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm


15


2.3.4.3. Bài Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân
16


2.3.4.4. Bài Sóng – Xuân Quỳnh

17


2.3.5.Những lưu ý khi hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ
văn bằng sơ đồ tư duy.
18


Không nên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy quá phức tạp và cầu kì. Nếu
học sinh có năng khiếu vẽ hình ảnh, giáo viên có thể khuyến khích các em thêm
hình ảnh để sơ đồ sinh động, nhưng nếu không có năng khiếu thì các em chỉ cần
vẽ nhánh bằng những mầu sắc khác nhau đề sơ đồ dễ nhìn và sinh động. Các em
chỉ cần bộ bút bi 4 màu xanh, đen, tím, đỏ là có thể vẽ được.
Giáo viên cần lưu ý các em các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm
và có cùng một màu.
Những buổi học đầu tiên, khi học sinh chưa thành thạo việc ôn tập theo
Sơ Đồ Tư Duy, giáo viên nên tổ chức vẽ cùng học sinh, hướng dẫn cho các em
nắm bắt từ khóa trong nội dung ôn tập. Những học sinh yếu có thể không vẽ
được sơ đồ tư duy, vì vậy giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ của những học sinh
khá và hướng dẫn cho các em có học lực yếu cách ghi nhớ, cách học và cách

diễn đạt.
Giáo viên luôn nhắc nhở học sinh bám sát vào vở ghi và sách Hướng dẫn
ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn để ôn tập và vẽ sơ đồ.
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
2.4.1. Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng ở hai lớp 12 A5 và 12A6 tôi
nhận thấy kết quả như sau:
- Lớp 12A5: Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp bằng sơ đồ tư duy. Lớp học
sôi nổi, học sinh hoạt động nhiều, có hứng thú, tích cực trong học tập, khả năng
tiếp thu kiến thức cao hơn, các em cảm thấy yêu thích tiết học.
- Lớp 12 B8: Dạy theo phương pháp truyền thống:Tiết học trầm, học
sinh ít hoạt động, không có hứng thú, không tích cực trong học tập, khả năng
tiếp thu kiến thức không cao.
Khả năng nắm bắt bài của học sinh giữa 12A5 và 12A6 (trong cùng bài
dạy)
Lớp
Sĩ số
Tốt
Bình thường
Không tốt
SL
%
SL
%
SL
%
12A5 48
35
73,5
12
25,2

01
1,3
12 A6 49
15
30,7
29
59,4
5
9,9
Tổng 97
50
51,5
39
40,3
8
8,2
2.4.2. Từ kết quả đối chứng, tôi đã tiến hành ôn tốt nghiệp môn Ngữ Văn
cho cả hai lớp 12A5 và 12A6. Kết quả thi thử tốt nghiệp (2019 - 2020)đạt
như sau
Điểm kém
Điểm yếu
ĐiểmTB Điểm khá Điểm giỏi
Lớp

(0- 2,75 )
(3,0- 4,75 ) (5,0(7,0- 8,75 ) (9,0- 10 )
số
6,75 )
SL %
SL %

SL %
SL %
SL %

19


12A5
12 A6
Tổng

48

1

2.1

49
97

25
26

1

1.0

51

51,

7
54,
0
52,
8

20

42,0

2

4,2

20

40,0

3

6,0

40

41,2

5

5,0


3. KẾT LUẬN
Dạy văn là một công việc khó nhọc, không chỉ đòi hỏi ở người viết sự am
hiểu chữ nghĩa, năng lực tư duy, vốn hiểu biết mà còn thử thách trình độ tạo lập
văn bản và cả nhân cách, cá tính của người cầm bút. Qua các tiết ôn tập tốt
nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 bằng sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy việc hướng dẫn
cho học sinh nắm hệ thống kiến thức và ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy là
một cách thức tổ chức dạy học tích cực, có ý nghĩa to lớn, góp phần quan trọng
nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn hiện nay ở nhà trường THPT.
Đặc biệt, cách dạy học này có nhiều tác dụng trong việc ôn thi tốt nghiệp cho
các em. Không chỉ vậy, cách dạy học này còn rèn cho học sinh nhiều kĩ năng ,
giúp các em chủ động trong nắm bắt kiến thức, chủ động trong học tập. Trên
thực tế việc đổi mới cách tổ chức dạy học không dễ dàng ở hầu hết giáo viên,
nhưng trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại bộ phận giáo
viên sẽ tán đồng, ủng hộ những cách thức tổ chức tiết học mới, hiệu quả.
Hiểu biết tri thức, rèn luyện nhân cách cho học sinh – đó cũng là mục đích
cao đẹp của mỗi giờ dạy, học văn nói chung tronng nhà trường phổ thông. Đó
cũng là mong muốn của bất cứ người thầy dạy Văn nào. Và đó cũng là mục tiêu
cao đẹp của giáo dục “ Đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng nhất,
phát triển nhân cách...”, và để làm được điều này “ hãy tìm ra một phương pháp
cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhều hơn” ( Ak«mexki). Trên thực
tế không có cách thức tổ chức tiết học nào là tối ưu. Vì thế, khi Hướng dẫn học
sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 bằng sơ đồ tư duy ngoài sự dũng
cảm và lòng nhiệt tình, giáo viên cần phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tránh
rập khuôn, máy móc, nên kết hợp với những phương pháp dạy học tích cực khác
để giờ ôn tập Ngữ văn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và đạt kết quả cao. Để thành
công, ngoài sự nỗ lực, quyết tâm của giáo viên các cấp quản lý cũng cần có sự
quan tâm, ủng hộ. Riêng đối với bản thân tôi, đây mới chỉ là những kết quả bước
đầu, khi có thời gian tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ, toàn
diện hơn về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ Văn ở trường trung
học phổ thông.

Tôi nhớ thi hào William A.Ward đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ
biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa,
còn người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.” Chúng ta hãy cố gắng phấn
đấu để không chỉ là một người thầy giỏi mà còn là người thầy xuất chúng, người
thầy vĩ đại trong lòng các thế hệ học sinh

20


=> Trên đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đã rút ra
từ thực tế giảng dạy. Có thể cách làm của tôi trong việc giảng
dạy còn nhiều điểm hạn chế, cha phù hợp với một số nơi, một
số đối tợng. Nhng với mong muốn góp phần nhỏ vào công cuộc
đổi mới phơng pháp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi đã mạnh dạn
tiến hành thực nghiệm và trao đổi. Rất mong đc sự đóng
góp của các đồng nghiệp có kinh nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơ
Xỏc nhn ca BGH trng

Thanh Húa ngy 10 7 2020 Tụi
xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh
vit, khụng sao chộp ni dung ca
ngi khỏc.
H Th Hng

21


Tµi liÖu tham kh¶o :
1. Các tài liệu hướng dẫn của Bộ, của Sở

2. Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Thị Nương, Ôn luyện thi Trung học phổ thông
Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn, Nxb Đại học Sư phạm.
3. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Luyện thi Trung học phổ thông Quốc gia
năm 2017 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục việt Nam.
4. Nguyễn Thu Hạnh, Nguyễn Thị Hoài An (Đồng chủ biên), Đề luyện thi
Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
5. Các trang mạng xã hội.
6. Lê Lưu oanh , Lý luận văn học , Giáo trình đại học sư phạm
7. Lê Văn Khải, Tài liệu tập huấn học sinh giỏi tỉnh Thanh Hóa năm 2015
8. Một số bài viết trên trang Văn học và cảm nhận đến cụ thể, dựa trên cơ
sở nguyên lý của bản đồ tư duy hướng dẫn học sinh lập bản đồ tư duy: (Nội
dung chìa khóa là cây -> cành - > nhánh) từ đó học sinh mở rộng, phát triển
thêm. Thực hiện dạy học bằng cách lập sơ đồ tư duy được tóm tắt qua 4 bước
như sau:
1.
Bước 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân
với gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.
2.
Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên
báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
3.
Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn
thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là
trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến
thức của bài học.
4.
Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo
viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh
sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó

Khi củng cố kiến thức giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức
bài học bằng bản đồ tư duy.

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP
LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả:
Chức vụ và đơn vị công tác:

TT
1

Hà Thị Hương
Trường THPT Lam Kinh

Kết quả
Cấp đánh giá
đánh giá Năm
học
xếp
loại
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh
giá
(Phòng,

Sở,
(A,
B, xếp loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Tình yêu Kim Trọng Và Thúy Sở GD &ĐT
C
2002 – 2003
Kiều

2

Con người cô đơn trong thơ
Tú Xương

Sở GD &ĐT

B

2003 – 2004

3

Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi
trong giờ văn

Sở GD &ĐT

C


2005 - 2006

4

Rèn luyện kĩ năng khai thác
nhịp điệu trong dạy thơ

Sở GD &ĐT

B

2005 - 2006

5

Rèn luyện kĩ năng sử dụng lời
kể, ngôi kể trong dạy văn tự
sự
Khai thác tác phẩm dưới góc
độ tình huống truyện
Kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý
cho bài văn

Sở GD &ĐT

C

2007 - 2008

Sở GD &ĐT


C

2008 - 2009

Sở GD &ĐT

C

2009 – 2010

8

Một số phương diện nghệ
thuật cần khai thác khi dạy tác
phẩm “ Những đứa con trong
gia đình” cuả Nguyễn Thi

Sở GD &ĐT

B

2010 – 2011

9

Xây dựng hệ thống câu hỏi
cho bài soạn Ngữ văn 12

Sở GD &ĐT


C

2011 – 2012

6
7

23


10

Giáo dục quan niệm sống
cho học sinh qua giờ đọc hiểu
văn bản: Người trong bao của
Sê khốp

Sở GD &ĐT

C

2012 – 2013

11

Hướng dẫn học sinh tiếp nhận
truyện ngắn “ Một người Hà
Nội” theo hướng tiếp cận
nghệ thuật về con người của

Nguyễn Khải

Sở GD &ĐT

C

2013 – 2014

12

Rèn luyện kĩ năng sử dụng
ngôi kể, lời kể trong dạy văn
tự sự

Sở GD &ĐT

C

2014 - 2015

13

Nâng cao chất lượng sinh hoạt
tổ chuyên môn qua chuyên đề
dạy học trên trường học kết
nối

Sở GD &ĐT

C


2015 - 2016

14

Rèn luyện kĩ năng viết đoạn
văn nghị luận xã hội theo định
hướng đề thi THPT quốc gia

Sở GD &ĐT

B

2016 - 2017

15

Rèn luyện kĩ năng làm dạng
đề so sánh, liên hệ theo định
hướng đề thi THPT quốc gia

Sở GD &ĐT

B

2017 - 2018

16

Rèn luyện kĩ năng đưa lý luận

văn học vào bài nghị luận văn
học theo định hướng đề thi
THPT Quốc gia.

SGD & ĐT

B

2018 - 2019

24



×