Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia cho học sinh lớp 12a1, 12a2 trường THPT quan sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.1 KB, 20 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử nói riêng
là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay, không chỉ của
những người làm công tác giảng dạy, mà ngay cả các cấp các Ngành ở Trung
ương và địa phương. Làm thế nào để biến những quan điểm đổi mới thành kết
quả hiện thực? Chất lượng của kỳ thi tốt nghiệp là kết quả suốt 12 năm quá trình
tích lũy kiến thức chương trình PTTH. Nâng cao chất lượng của kỳ thi TN
THPT sẽ giúp chúng ta giải quyết bài toán khó này.
Chúng ta biết Lịch sử là một môn khoa học xã hội, bộ môn có dung lượng kiến
thức lớn, trong mỗi tiết học đòi hỏi học sinh không chỉ có khả năng ghi nhớ mà
cần có kĩ năng tư duy, so sánh... Vì vậy, để lĩnh hội một cách có hệ thống chuẩn
kiến thức, kĩ năng của bài học, để tránh tình trạng "Thầy đọc, trò chép” sẽ gây ra
sự nhàm chán, đơn điệu, nặng nề trong giờ học. Muốn khắc phục tình trạng trên
thì ngoài việc tích cực đổi mới phương pháp trong giờ học trên lớp, công tác bồi
dưỡng ngoại khóa là điều rất cần thiết. Đó cũng là vấn đề mà mỗi thầy, cô giáo
luôn trăn trở. Cũng chính vì sự trăn trở đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi bằng
phương pháp nào để nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT thông qua công tác
bồi dưỡng môn lịch sử.
Từ năm 2016, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), Bộ
GD&ĐT đã chính thức đưa ra phương án thi đó là học sinh có 4 bài thi gồm 3
bài thi độc lập (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổ hợp tự chọn theo hình thức
trắc nghiệm là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã
hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Mỗi bài thi tổ hợp gồm 120 câu hỏi,
và như vậy, môn Lịch sử với 40 câu sẽ được gộp cùng hai môn khác trong tổng
thời gian làm bài 150 phút.
Như vậy, cách thức thi cử đã thay đổi, vậy cách dạy và học cũng phải
thay đổi cho phù hợp. Nhưng vấn đề là làm thế nào để bài thi của học sinh có
được điểm cao, đặc biệt với môn Lịch sử trước đến nay các em đều cho là khó
học nhất?
Tôi cho rằng phần Lịch sử được thi dưới hình thức trắc nghiệm là phương


án hợp lý. Vì nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh chọn môn Lịch sử thi tốt nghiệp quá
ít. Chỉ những em nào có mong muốn thi khối C mới chọn. Nguyên nhân là học
sinh không muốn phải học quá nhiều.

1


Việc chuyển Lịch sử sang hình thức thi trắc nghiệm phù hợp tình hình
giáo dục hiện nay của nước ta, cũng đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trong
khu vực và trên thế giới.
Tính ưu việt của bài thi trắc nghiệm là sự khách quan, có thể đo lường và
kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, không dựa vào cảm tính và
mơ hồ. Thông qua bài thi trắc nghiệm, các chuyên gia có thể phân tích, đánh giá
chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả.
Đây không phải lần đầu tiên Lịch sử được tổ chức thi bằng hình thức trắc
nghiệm. Cách đây vài năm, giai đoạn 2006-2009, ngành giáo dục từng phát
động, đưa hình thức này vào trong các bài thi đánh giá kết quả học tập của học
sinh. Giáo viên lâu năm đều từng dạy và kiểm tra theo hình thức này. Đội ngũ
giáo viên hiện nay có đủ kinh nghiệm để thích ứng phương án trắc nghiệm.
Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều,
chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án
là có thể hoàn thiện bài thi. Điều này không ảnh hưởng việc dạy và học trong
nhà trường, vì các em có thể tự học, tự ôn bằng việc đọc sách giáo khoa, không
phải học thuộc lòng. Thậm chí, cách này còn tạo nên "làn gió mát" trong việc
học tập chứ không làm xáo trộn việc dạy và học ở trường.
Nhiều năm dạy ở bậc phổ thông, tôi luôn yêu cầu các em đọc sách và tự
khai thác, xử lý sách giáo khoa để chinh phục và tìm tòi tri thức. Từ đây, các em
biết vận dụng kiến thức để làm bài thi, dù đó là tự luận hay trắc nghiệm.
Thi trắc nghiệm, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo
khoa. Vì phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần

chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu
căn bản, nền tảng tri thức của mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần
biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án.
Bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có
một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu
50/50. Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả lời để chọn ra đáp ứng.
Đây là những câu hỏi mà các bạn rất dễ bị mất điểm và đây cũng chính là cơ sở
để sàng lọc, phân loại học sinh…
Một ví dụ trích từ đề thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội như
sau:
“Cuộc cách mạng màu sắc tư sản vào cuối thế kỉ XIX đã đưa quốc gia
nào phát triển thành một nước đế quốc trong thế kỉ XX?
A. Thái Lan
2


B. Ấn Độ
C. Trung Quốc
D. Nhật Bản”.
Ở đây, chắc chắn hai câu bị loại là Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai nước này
đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Chỉ có Thái Lan và
Nhật Bản đều tiến hành cải cách và duy tân thành công. Cả hai cuộc cải cách và
duy tân đều mang màu sắc của cuộc cách mạng tư sản, nhưng nước trở thành đế
quốc trong thế kỉ XX là Nhật Bản.
Qua nhiều năm dạy chương trình đổi mới, để đạt kết quả cao trong học
tập, bản thân tôi đã vận dụng nhiều phương pháp có hiệu quả: Ôn tập kiến thức
cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức các trò
chơi... đề ra một số phương pháp làm bài tốt góp phần tạo không khí học tập
thoải mái, học sinh tự tin bước tiếp con đường học vấn trong tương lai. Với lí
do trên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp

THPT QG cho lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn”.
II. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong các kỳ thi học kỳ, đặc biết
là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia
III. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 12A1, 12A2 ở trường THPT Quan Sơn
IV. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung thi THPT môn Lịch sử gồm 2 phần lớn:
- Lịch sử thế giới 1945 – 2000
- Lịch sử Việt Nam 1919 - 2000
Trong đề tài này tôi chỉ đưa ra một vài biện pháp để hướng dẫn học sinh
học bài, ôn tập và cách làm bài thi phần lịch sử Việt Nam và trọng tâm là
phương pháp ôn thi trắc nghiệm khách quan.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ
+ Phương pháp phỏng vấn, so sánh, đối chiếu
+ Hội giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình
giảng dạy.
+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới .
+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung
+ Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc
3


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Một số quan điểm đổi mới giáo dục THPT
1. Luật giáo dục số 38/2005/QH11, điều 28: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù

hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học,
khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Đổi mới chương
trình nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng
hiện đại, nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng,
giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo,
kỹ năng thực hành, tác phong chuyên nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.
3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo
quyết định 711/QĐ-TT ngày 13/6/2012 của thủ tướng chính phủ: “Tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người
học”.
Lịch sử có văn hóa, văn hóa gắn liền với các sự kiện lịch sử. Thế nhưng
nhiều học sinh hiểu biết về lịch sử dân tộc ít nhiều có giảm đi, phải chăng do
phần lớn không được cung cấp đầy đủ về nguồn thông tin này? Đội ngũ giáo
viên đứng lớp vẫn còn nhiều hạn chế, còn thờ ơ xem nhẹ môn dạy, chưa có
những đầu tư phù hợp cho tiết dạy.
Bên cạnh đó, nhiều học sinh vẫn coi Lịch sử là môn phụ nên rất xem
thường… hệ quả của sự coi thường là điểm thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử
của học sinh trong thời gian vừa qua quá thấp. “Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
quốc gia và tuyển sinh đại học năm 2019, môn lịch sử một lần nữa lại đăng
quang ngôi vị “chót bảng”, số lượng bài thi môn này dưới điểm trung bình cũng
chiếm đến 80-90%. Thậm chí có trường điểm sử cao nhất chỉ dừng lại ở con số
5,25. Trong khi đó, hồ sơ thi vào các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại rất
ít ỏi so với các khối A,B,D...”. Phải chăng đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã
hội và những người làm công tác giáo dục.
II. Cơ sở thực tiễn
Là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, gần 10 năm
qua trực tiếp giảng dạy khối 12, ôn thi tốt nghiệp THPT, Cao đẳng, Đại học, qua

trao đổi với nhiều giáo viên cùng chuyên môn trong trường và trong toàn tỉnh,
4


tôi xin đưa ra một số nhận xét về một số thực trạng còn tồn tại ở môn học và học
sinh khối 12 nơi tôi đang công tác như sau:
- Chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng của các ngành xã hội thấp hơn
nhiều so với các ngành kinh tế, kỹ thuật. Sau khi ra trường, số sinh viên học các
ngành xã hội khó kiếm được việc làm thậm chí có nhiều sinh viên ra trường từ
năm 2013 vẫn chưa xin được việc làm hoặc đi làm trái nghề hoặc bỏ nghề, số có
việc làm thu nhập cũng rất thấp.
- Số học sịnh chọn khối xã hội khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT cũng còn
thờ ơ với việc học, có tư tưởng học đối phó, học “tủ”.
- Nội dung chương trình “nặng”, đặc trưng kiến thức môn học khô khan
nên thời gian trên lớp chỉ đủ cho giáo viên cung cấp cho học những kiến thức cơ
bản.
- Phần lớn học sinh và kể cả nhiều người trong xã hội đều có quan điểm
sai lầm về môn học chỉ cho rằng: Lịch sử chỉ cần học thuộc, không hiểu được
lịch sử cũng là một môn khoa học như các môn khoa học khác. Vì vậy chưa có
phương pháp học tập đúng đắn.
- Bên cạnh đó, một số giáo viên cũng chưa thật sự tâm huyết với nghề,
trong quá trình dạy học chưa thực sự đầu tư cho hoạt động chuyên môn.
Từ những thực trạng còn tồn tại ở môn học và đặc biệt là đối tượng học
sinh lớp 12, tôi xin đưa ra một vài biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập môn học
và làm bài thi để giúp các em đạt được kết quả cao hơn trong kỳ thi THPT vô
cùng quan trọng, mang tính bước ngoặt trong cuộc đời các em.
III. Tổ chức thực hiện các giải pháp
Phát huy tính tích cực trong học tập là điều không mới mẻ gì đối với một
GV giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành kỹ năng và gây hứng thú
cho người học để đạt kết quả cao lại là một vấn đề không đơn giản. Để góp phần

nâng cao chất lượng tốt nghiệp THPT thông qua công tác ôn thi môn lịch sử
trong nhà trường phổ thông, tôi xin nêu một vài phương pháp trong việc: ôn tập
kiến thức cơ bản, tổ chức học theo nhóm, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ, tổ chức
các trò chơi... đề ra một số phương pháp làm bài tốt để góp phần vào việc dạy
của người thầy và việc học của trò đạt kết quả cao, có chất lượng.
1. Các phương pháp học và ôn tập môn học
Phần Lịch sử Việt Nam 1919-2000 bao gồm rất nhiều kiến thức có liên
quan đến nhau. Trước khi học từng đơn vị kiến thức cụ thể, học sinh cần phải
hiểu một cách tổng quát về giai đoạn lịch sử này. Theo tôi có thể hướng dẫn học

5


sinh các cách để hiểu và ghi nhớ kiến thức lịch sử trong giai đoạn này bằng
những cách sau:
1.1. Chia kiến thức theo từng giai đoạn
Có thể chia Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000 thành các giai đoạn sau:
a. 1919 - 1930
b. 1930 – 1945
c. 1945 – 1954
d. 1954 – 1975
e. 1975 – 1986
g. 1986 – 2000
1.2. Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ cơ bản của mỗi giai đoạn
Đây là cơ sở chính để phân chia lịch sử thành các giai đoạn. Mỗi sự kiện
lịch sử luôn chịu sự chi phối của những hoàn cảnh nhất định. Trong mỗi hoàn
cảnh có nhiệm vụ khác nhau. Sự kiện xảy ra là để giải quyết nhiệm vụ đó. Cụ
thể:
a. 1919 – 1930: Khẳng định con đường giải phóng dân tộc đầu thế kỷ
XX, sau khi dập tắt phong trào Cần vương, thực dân Pháp đã hoàn thành việc

bình định nước ta. Phong trào Cần vương kết thúc (1896) chứng tỏ đường lối
cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến đã thất bại. Nước ta đang khủng hoảng về
đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng nhất là
phải tìm ra con đường cứu nước phù hợp với lịch sử dân tộc. Đầu năm 1930 khi
Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập thì nhiệm vụ này đã hoàn thành.
b. 1930 – 1945: Tiến hành giải phóng dân tộc
Sau khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta đấu
tranh chống Pháp và phong kiến tay sai qua các phong trào cách mạng: 19301931, 1936-1939, 1939-1945). Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945
nhiệm vụ này đã được hoàn thành.
c. 1945 – 1954: Đấu tranh bảo vệ chính quyền, nền độc lập vừa mới giành
lại được – kháng chiến chống Pháp tái xâm lược.
Sau Cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn và
thử thách. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Đảng và Mặt trận Việt
minh đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp qua các chiến dịch lớn:
Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới thu đông 1950, tiến cuộc đông
xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954 chiến
dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này đã
hoàn thành.
6


d. 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mĩ và đấu tranh chống chính quyền
Sài Gòn
Sau khi Pháp buộc phải rút quân khỏi nước ta (vì Pháp buộc phải ký Hiệp
định Giơnevơ) Mĩ đã thay chân Pháp dựng lên chính quyền Sài Gòn làm tay sai
để thực hiện âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là một căn cứ
quân sự. Một lần nữa, nhân dan ta phải đứng lên đấu tranh chống Mĩ và tay sai.
Chiến tháng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với đỉnh
cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành nhiệm vụ này.
e. 1975 – 1986: Thống nhất đất nước về mặt nhà nước, bước đầu xây

dựng và phát triển kinh tế xã hội theo đường lối xã hội chủ nghĩa.
Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, nước ta đã được thống
nhất về mặt lãnh thổ nhưng về mặt nhà nước thì chưa. Hậu quả mà hai cuộc
chiến tranh để lại là rất nặng nề. Những hội nghị hiệp thương hai miền Nam –
Bắc và tổng tuyển cử đã hoàn thành nhiệm vụ này. Nước ta bắt tay vào xây dựng
kinh tế - xã hội thông qua các kế hoạch 5 năm.
g.1986 – 2000: Cải cách đổi mới đất nước
Mười năm đầu sau ngày đất nước thống nhất (1975-1985) trong quá trình
xây dựng kinh tế, bên cạnh những thành tựu, nước ta đã vấp phải nhiều khuyết
điểm sai lầm. Tình hình thế giới cũng có nhiều thay đổi. Nước ta cần phải cải
cách để thoát khỏi khủng hoảng và đưa đất nước đi lên. Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 mở đầu thời kỳ đổi mới. Những kế hoạch
xây dựn đất nước tiếp tục được đưa ra thực hiện và thu được nhiều kết quả, đất
nước đang thay đổi và phát triển từng ngày.
1.3. Hiểu và ghi nhớ những mốc thời gian gắn liền với sự kiện cơ bản
Lịch sử gồm hai phần: Lịch (ngày, tháng, năm), sử (sự kiện của ngày
tháng năm đó). Sau đây là một số cách để ghi nhớ.
a. Nhơ những sự kiện lớn trước: Lấy một sự kiện làm mốc đầu rồi nhớ
những sự kiện cách nhau 5 năm, 10 năm…
1920: Nguyễn Ái Quốc đọc được luận cương của Leenin, từ đó đã xác
định con đường cách mạng vô sản là con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
1925: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên –
chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
1930: Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập.
1935: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng – đánh dấu Đảng
đã được phục hồi sau thời gian bị Pháp khủng bố trắng.

7



1940: Phát xít Nhật vào Đông Dương, cấu kết với thực dân Pháp – nhân
dân ta sống trong cảnh “1 cổ 2 tròng”.
1945: Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời.
1950: Chiến dịch Biên giới thu đông diễn ra và giành thắng lợi, tạo ra
một bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến…
b. Liên hệ và nhớ sự kiện lịch sử với những ngày tháng năm mà bản thân
thường hay nhớ: ngày sinh nhật của mình, của bạn thân, ngày gắn liền với
những kỷ niệm không quên rồi tính sự kiện lịch sử cách ngày tháng đó bao lâu.
1.4. Nhớ và hiểu những sự kiện của lịch sử thế giới có tác động trực tiếp đến
cách mạng Việt Nam.
Phần lịch sử Việt Nam 1919-2000 luôn chịu tác động của lịch sử thế giới
và khu vực. Vì vậy cũng cần phải hiểu và nhớ một số sự kiện sau:
- Quốc tế cộng sản: Là một tổ chức quốc tế do Leenin sáng lập ra năm
1919vowis thành viên là các Đảng cộng sản của các nước. Quốc tế cộng sản chỉ
đạo thống nhất đường lối, chủ trương để thực hiện nhiệm vụ chống chủ nghĩa đế
quốc. Các đại hội quan trọng: Đại hội II (1920), Đại hội VII (1935).
- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Là cuộc chiến tranh do phe
phát xít (cầm đầu là Đức) phát động nhằm chia lại thị trường thế giới. Ban đầu
là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Khi Liên Xô đứng lên chống phát xít
tính chất cuộc chiến tranh đã thay đổi.
Tháng 9/1940: Nhật nhảy vào Đông Dương
Tháng 12/1941: chiến tranh châu Á – Thái Bình Dương bùng nổ.
Đầu 1945 : Chiến tranh bước vào giai đoạn cuối, phe phát xít lần lượt bị
tiêu diệt.
Cuối tháng 4/1945: Phát xít Đức bị tiêu diệt hoàn toàn. Chiến tranh kết
thúc ở châu Âu.
Ngày 6 và 8 tháng 8/1945: Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật
Bản.
Ngày 15/8/1945: Phát xít Nhật ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Chiến

tranh thế giớ thứ hai kết thúc.
- Tình hình châu Phi những năm 50-60: Phong trào đấu tranh chống Pháp
của nhân dân châu Phi bùng nổ mạnh mẽ và thu được nhiều thắng lợi, tạo điều
kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

8


- Tình hình Mĩ la tinh những năm 70 của thế kỷ XX: Phong trào đấu tranh
chống chế độ thuộc địa kiểu mới của Mĩ phát triển và giành nhiều thắng lợi, tạo
điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta…
2. Tổ chức ôn tập
Giáo viên phải xác định được có bao nhiêu thời gian để thực hiện việc ôn
tập. Căn cứ vào thời gian đó để chia kiến thức cho mỗi tiết, mỗi tuần, mỗi đợt
rồi “ khoán” kiến thức để học sinh thực hiện. Trong thời gian ôn tập giáo viên
không cung cấp kiến thức mới, không dạy lại kiến thức cũ mà chỉ khái quát kiến
thức trọng tâm, giải đáp thắc mắc của học sinh, hướng dẫn cách học và kiểm tra
việc học của học sinh.
Việc thường xuyên kiểm tra việc học của học sinh là rất quan trọng. Cuối
mỗi tuần, mỗi đợt có thể cho học sinh bốc thăm và trả lời câu hỏi bất kì trong số
các câu hỏi mà giáo viên đã “ khoán”. Có thể cho học sinh trình bày miệng hoặc
viết lên bảng sau đó giáo viên chấm, nhận xét, nhắc nhở để học sinh tránh mắc
lỗi khi học sinh làm bài. Tổ chức kiểm tra cần nhẹ nhàng để giảm áp lực. Có thể
tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp để tạo không khí hào hứng cho học sinh.
Nếu có điều kiện thì tổ chức thi đua giữa các lớp.
2.1. Ôn tập kiến thức cơ bản
- Mục đích: + Kiến thức trung bình vừa sát yêu cầu đề thi TN.
+ Chủ yếu ôn cho đối tượng học sinh: yếu, kém
* Đối với giáo viên:
- Nắm chắc nội dung cần ôn có liên quan đến bài học

- Thực hiện: gọi học sinh trả lời theo yêu cầu câu hỏi.
Có thể áp dụng tất cả các câu hỏi theo nội dung bài trong SGK.
Ví dụ 1: Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới
thứ hai (1945-1949)
- Câu hỏi: Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
Trả lời: + Mục đích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các
mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các
nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Nguyên tắc:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân
tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước .
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình .
9


- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ,
Anh, Pháp và Trung Quốc) .
Ví dụ 2: Bài 13 phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam (1925-1930)
- Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?
Trả lời:
- Là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam, là sự lựa
chọn
của lịch sử.
- Là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mac – Lê nin với
phong trào
công nhân và phong trào yêu nước .
- Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam .
* Đối với phương pháp ôn tập đơn giản này sẽ có hiệu quả thiết thực đối

với học sinh có trình độ yếu kém, nhưng để tiến hành có hiệu quả không phải
dễ. Sẽ gặp trường hợp HV không tích cự học bài, để dồn nhiều kiến thức
học nhằm
lẫn...muốn vậy đòi hỏi GV phải có kế hoạch trước ( có thể đưa ra câu hỏi
trước, có
lúc cần cũng nên đọc tên HV trước để chuẩn bị, có thể bố trí thời gian
ngắn- dài
tùy tình hình lớp học. Hoặc chọn địa điểm ngoài nhà trường để tổ chức ôn
đạt yêu
cầu ... Phương pháp này đòi hỏi sự nổ lực lớn của GV-HV.
2.2. Tổ chức ôn tập theo nhóm
- Mục đích: + Kiến thức trung bình vừa sát yêu cầu đề thi TN.
+ Hình thức học theo nhóm nhằm phát huy vai trò tích cực,
chủ động
của tất cả thành viên trong nhóm. Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học
sinh.
* Đối với giáo viên:
- Chuẩn bị đề tài theo nhóm.
- Có kế hoạch chia nhóm, bầu nhóm trưởng.
Ví dụ 3: Bài7 Tây Âu. Tìm hiểu các giai đoạn phát triển cuả Tây Âu từ
năm 1945-2000.
Hoạt động nhóm 1: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của
Tây Âu từ năm 1945-1950.
10


Hoạt động nhóm 2: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của
Tây Âu từ năm 1950- 1973.
Hoạt động nhóm 3: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của
Tây Âu từ năm 1973- 1991.

Hoạt động nhóm 4: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của
Tây Âu từ năm 1991- 2000.
Đại diện các nhóm báo cáo, GV tóm ý.
Trả lời nhóm 1: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây
Âu từ năm 1945-1950.
+ Về kinh tế: Bị chiến tranh tàn phá-> khôi phục kinh tế.
Dựa vào viện trợ Mĩ qua kế hoạch Macsan.
Năm 1950 kinh tế được phục hồi.
+ Đối ngoại: Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Tìm cách quay lại thuộc địa cũ.
Trả lời nhóm 2: Trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây
Âu từ năm 1950- 1973
+ Kinh tế: Phát triển nhanh, nhiều nước vươn lên (Đức đứng thứ 3, Anh
đứng thứ 4 Pháp thứ 5 trong thế giới tư bản). Đầu thập kỷ 70 trở thành trung tâm
KT- TC lớn KH-KT cao, hiện đại.
+ Đối ngoại: Một số nước tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ (Anh, Đức,
Italia). Một số nước đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, dần dần khẳng định ý thức
độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ (Pháp, Thụy Điển, Phần Lan).
Trả lời nhóm 3: trình bày tình hình kinh tế, chính sách đối ngoại của Tây
Âu từ năm 1973-1991.
+ Kinh tế: Do tác động khủng hoảng dầu mỏ 1973, Tây Âu lâm vào suy
thoái… Gặp nhiều khó khăn: lạm phát, thất nghiệp ....
+ Chính sách đối ngoại: Chứng kiến những sự kiện chính trị quan trọng:
tháng 11/1972 Đông Đức - Tây Đức ký hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa 2
nước Đức. Tình hình Châu Âu dịu đi. Ngày 3/10/1990 nước Đức thống nhất .
năm 1975 các nước châu Âu kí hiệp ước Hensinxki về an ninh và hợp tác Châu
Âu.
Trả lời nhóm 4: trình bày tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của
Tây Âu từ năm 1991-2000.
+ Kinh tế: Được phục hồi và phát triển trở lại… Giữa thập kỷ 90 tổng sản

phẩm quốc dân chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.

11


+ Chính sách đối ngoại: Có thay đổi tích cực (trừ Anh vẫn liên minh chặt
chẽ với Mĩ). Một số nước châu Âu trở thành đối trọng của Mĩ. Quan hệ với các
thuộc địa cũ được cải thiện.
Ví dụ 4: Bài 13 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam (1925-1930)
Tìm hiểu quá trình ra đời và hoạt động 3 tổ chức cộng sản ra đời năm
1929.
Hoạt động nhóm 1: Qúa trình ra đời và hoạt động tổ chức Đông Dương
cộng sản Đảng (17/6/1929)
Hoạt động nhóm 2: Qúa trình ra đời và hoạt động tổ chức An Nam cộng
sản Đảng. (8/1929)
Hoạt động nhóm 3: Qúa trình ra đời và hoạt động của tổ chứ Đông Dương
cộng sản Liên Đoàn (9/1929).
Cử đại diện nhóm báo cáo. GV tóm ý.
Trả lời nhóm 1: tháng 5/1929 tại đại hội toàn quốc lần thứ nhất của
VNCMTN, đoàn đại biểu Bắc kỳ đề nghị thành lập một Đảng cộng sản. Không
được chấp thuận. Ngày 17/6/1929 tại số nhà 312 Khâm Thiên – Hà Nội, uy tín
và tổ chức của Đảng phát triển nhanh.
Trả lời nhóm 2: Tháng 8/1929 những hội viên của Việt Nam cách mạng
thanh niên ở tổng bộ và Nam kỳ đã thành lập An Nam cộng sản Đảng.
Trả lời nhóm 3: tháng 9/1929 Đảng viên tiên tiến của Tân việt đã thành
lập Đông Dương cộng sản Đảng tại Trung kỳ.
* Đối với phương pháp tổ chức học theo nhóm : dựa trên cơ sở bài học đã
được xây dựng trên lớp, đòi hỏi vai trò nhóm trưởng phải phát huy tinh tích cực
của các bạn trong nhóm, có sự phân công dung lượng kiến thức rõ ràng để báo
cáo trước lớp. Như vậy cùng thời gian nhất định học sinh có thể ôn được nhiều

kiến thức trong bài học.
2.3. Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ
- Mục đích: + Giúp học sinh nhớ bài lâu, không nhằm lẫn kiến thức .
+ Học sinh có thể tự thiết kế sơ đồ theo kế hoạch riêng , góp
phần tự học có kết quả.
Đối với giáo viên: Chuẩn bị nội dung ôn tập
Ví dụ 5: Bài 12 Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919- 1925
Yêu cầu : + Học sinh nắm được chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai
của thực dân Pháp (về kinh tế) trên quy mô lớn: vốn đầu tư vào một số ngành
Nông nghiệp: - Thu hút vốn nhiều nhất, chủ yếu đầu tư vào đồn điền cao
su.
12


Công nghiệp: - Coi trọng việc khai thác mỏ (mỏ than).
- Mở một số ngành chế biến: muối, xay xát, dệt...
Thương nghiệp: - có bước phát triển, nhưng do Pháp nắm độc quyền
(ngoại thương).
Giao thông vận tải: - Phát triển, đô thị mở rộng, dân cư đông đúc -> phục
vụ công cuộc khai thác.
Hậu quả: + Những chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam: xuất hiện
thêm các giai cấp mới: Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
+ Chính sách khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho
kinh tế Việt Nam bị mất cân đối, lạc hậu, què quặt, phụ thuộc…
Cuối cùng để củng cố bài học có thể sử dụng sơ đồ để khắc sâu kiến thức
cho
Học sinh để học sinh thấy rõ được hậu quả chính sách bóc lột của thực dân
Pháp
* Đối với phương pháp hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ: dựa trên cơ sở
bài học đã được xây dựng trên lớp, học sinh chuyển hóa bằng sơ đồ sẽ giúp nhớ

bài sâu hơn, đạt hiệu quả hơn.
3. Đối với việc ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm khác quan
Để làm tốt bài thi trắc nghiệm khách quan học sinh cần nắm rõ một số nội
dung ôn tập và làm bài thi sau đấy:
Trước hết là phải nắm chắc kiến thức cơ bản của môn học vì nó chính là
chiếc chìa khóa giúp các em học sinh vận dụng để lựa chọn phương án trả lời
cho câu hỏi đòi hỏi ở mức độ thấp dưới dạng nhận biết hoặc thông hiểu. Đồng
thời loại trừ đi các phương án sai ở các câu hỏi yêu cầu cao như phân tích, đánh
giá mang tính chất phức tạp hơn.
Thứ hai là kỹ năng đọc sách giáo khoa. Cùng với việc đổi mới hình thức
thi thì việc tiếp cận sách giáo khoa của các em cũng phải có sự thay đổi. Nếu
như trước đây với hình thức thi tự luận, các em cần đọc sách giáo khoa theo
chiều sâu, nắm vững kiến thức cặn kẽ với từng vấn đề. Còn với hình thức trắc
nghiệm khách quan giờ đây các em tiếp cận sách giáo khoa theo chiều rộng, có
nghĩa là khả năng bao quát kiến thức lớn nhất có thể. Nói như vậy không có
nghĩa là các em đọc sách một cách qua loa mà nên hiểu các em cần mở rộng
khái quát vấn đề để có thể thâu tóm tối đa ma trận đề thi. Ngoài ra các em cần có
thêm kiến thức nền xã hội bên ngoài, có như vậy các em mới giải quyết đước
các vấn đề mang tính chất liên hệ thực tế. Đặc biệt xu thế ra đề gàn đây thường
hay chú trọng các vấn đề thời sự, điều này đòi hỏi các em phải thường xuyên
13


cập nhật các tin tức thời sự cũng như các thông tin trên mạng xã hội, thông tin
trong nước và quốc tế. Sau đay là một số kỹ năng cụ thể giúp các em ôn tập tốt
và làm bài thi tốt.
3.1. Phải đọc kỹ câu hỏi và tìm ra từ chìa khóa trong câu hỏi
Từ chìa khóa trong câu hỏi được xem là mấu chốt để giải quyết vấn đề,
sau khi đọc xong câu hỏi học sinh cần xác định được từ chìa khóa trọng tâm mà
câu hỏi yêu cầu để từ đó có thể đưa ra lựa chọn chính xác. Điều này có ý nghĩa

như một người bị lạc vào rừng sâu nếu bình tĩh xác định hướng đi đúng thì sẽ
nhanh chóng thoát khỏi sự lạc lối. Còn chúng ta không xác định đúng từ chìa
khóa thì sẽ mãi lòng vòng, hoài phí mất nhiều thời gian. Trong khi đó thời gian
giành cho mỗi câu trắc nghiệm khách quan chỉ là hơn một phút.
Ví dụ: Sau cách mạng tháng Tám để giải quyết căn bản nạn đói chủ tịch
Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào ta thực hiện khẩu hiệu:
A. Tấc đất tấc vàng
B. Không một tấc đất bỏ hoang
C. Ngày đồng tâm
D. Tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa.
Đáp án đúng là phương án D. Như vậy từ chìa khóa trong câu hỏi này mà
các em cần xác định được là “giải quyết nạn đói”.
3.2. Tự mình đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án
Sau khi đọc câu hỏi học sinh nên tự mình thử đưa ra trong đầu một
phương án trả lời, sau đó thử đối chiếu với bốn phương án mà câu hỏi đặt ra
xem có phương án nào trùng hoặc gần giống với suy nghĩ trong đầu mình hay
không rồi đưa ra quyết định lựa chọn.
Ví dụ: Lí luận nào sau đây được các hội viên của Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên truyền bá vào nước ta?
A. Lí luận đấu tranh giai cấp
B. Lí luận cách mạng vô sản
C. Lí luận giải phóng dân tộc
D. Lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin
Câu trả lời đúng là C – giải phóng dân tộc vì đây chính là yếu tố cần thiết
nhất cho cả dân tộc ta.
3.3. Sử dụng phương pháp loại trừ
Mỗi khi học sinh đứng trước câu hỏi mà trong đó nhiều phương án đưa ra
gần giống nhau mà phân vân không biết lựa chọn phương án nào. Trong trường
hợp này học sinh nên sử dụng phương pháp loại trừ, vì với phương pháp này
14



thay vì đi tìm phương án đúng là rất khó thì các em hãy tìm phương án sai để
dần loại bỏ các phương án gây nhiễu trong câu hỏi.
Ví dụ: Từ năm 1970 trở đi Nhất Bản đặc biệt coi trọng lĩnh vực nào
A. Giáo dục – khoa học kỹ thuật
B. Thương nghiệp – dịch vụ
C. Quân sự - đối ngoại
D. Công nghiệp nặng và nông nghiệp
Đáp án đúng là A và các phương án mà các em cần loại trừ lần lượt là
C,B,D
3.4. Kiểm soát thời gian làm bài và tránh bỏ trống câu trả lời
Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường có nhiều mức độ khác nhau.
Có các câu em chỉ mất khoảng nửa phút là có thể đưa ra ngay lựa chọn đúng.
Nhưng cũng có nhiều câu hỏi khiến các em phải mất tới 5 phút , 7 phút thậm chí
còn nhiều hơn thế. Trong trường hợp này các em không nên để rơi vào ma trận
thời gian mà có thể bỏ qua và tìm phương án trả lời sau , hoặc cần dứt khoát đưa
ra ngay 1 đáp án mà mình lựa chọn theo cảm tính. Đặc biệt là các em không bao
giờ bỏ trống câu hỏi nào, trường hợp cuối cùng các em sẽ đưa ra lựa chọn bất kì
1 phương án trả lời nào ta đã có được 25% yếu tố may mắn. Do đó các em cần
phải tô hết toàn bộ số câu hỏi mà bài thi đã yêu cầu trước khi thời gian khép lại.
Ví dụ: Sau khi kí hiệp định Sơ bộ 06/03/1946 và tạm ước 14/09/1946
được kí kết thực dân Pháp đã tỏ thái độ:
A. Tiếp tục kiêu khích và gây hấn với quân đội ta ở nhiều nơi
B. Tiếp tục đàm phán với ta để đưa ra một giải pháp hòa bình
C. Thực hiện các điều khoản mà hiệp ước đã kí
D. Đẩy mạnh chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta thêm một lần nữa
4. Hướng dẫn học sinh làm bài thi.
Các bước làm bài thi môn lịch sử:
- Đọc kĩ đề, gạch chân những từ quan trọng.

- Xác định câu dễ làm trước, câu khó làm sau.
- Xác định các từ chìa khóa trong câu hỏi trắc nghiệm.
- Kiểm tra lại bài làm và phần tô phiếu trả lời trắc nghiệm.
- Chú ý không để trắng các phương án thi khi không kịp thời gian.
- Nộp bài.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong các năm qua tôi đã thực hiện các biện pháp của sáng kiến kinh
nghiệm đối với đối tượng học sinh trong lớp tôi được phân công giảng dạy ở
15


trường THPT Quan Sơn. Tôi nhận thấy học sinh từ chỗ chán học Sử, sợ sử, bắt
đầu có hứng thú, hăng hái, tích cực học tập và yêu thích môn Sử hơn. Nếu trước
năm 2017, trong kì thi THPT, việc ôn tập, hướng dẫn cho học sinh ôn tập khá
nặng nề và dàn trải, thì từ năm 2017 đến nay việc ôn thi cho học sinh được sự
quan tâm của nhà trường, sự nỗ lực của giáo viên trong việc tìm tòi phương
pháp mới cho phù hợp với cách thi mới của Bộ giáo dục, chất lượng học tập
môn lịch sử và làm bài kiểm tra, bài thi cũng đã được cải thiện rõ rệt.
Bảng số liệu dưới đây phần nào phản ánh đúng phương pháp mà tôi đã
tiến hành. Trong năm học 2018-2019 tôi được phân công giảng dạy ở 3 lớp 12,
tôi đã áp dụng phương pháp của sáng kiến kinh nghiệm ở hai lớp 12A1 và 12A2,
còn lớp 12 A3 tôi tiến hành ôn tập bình thường. Kết quả như sau
Lớp

Sỉ số

Điểm

12A1


27

0-4
8

12A2

41

12

12A3

32

16

%
29,6
%
29,3
%
50 %

5-6
12
18
13

%

44,4
%
44 %

7-8
6

%
22,2 %

9-10
1

%
3,8%

10

24,3 %

1

2,4%

40,6
%

3

9,4 %


0

0%

Tuy kết quả trên so với những trường miền xuôi, đồng bằng thì còn rất
khiêm tốn, nhưng đối với các trường miền núi thì đây là kết quả hết sức to lớn
đối với cô trò chúng tôi nói riêng và nhà trường nói chung.

16


C. KẾT LUẬN
I. Kết luận
Ôn tập cho học sinh trước những kì thi là công việc hết sức quan trọng và
vất vả đối với giáo viên. Để có kết quả như mong muốn, đòi hỏi người giáo viên
phải có sự chuẩn bị trước. Những nội dung, phương pháp trên phải thực hiện
trong suốt quá trình học để học sinh làm quen. Đối với học sinh khối lớp 12, áp
lực học tập và thi cử rất nặng nề. Giáo viên cần nhắc để các em hiểu rằng: muốn
đạt được kết quả cao trong kì thi THPT, phương pháp học quyết định kết quả của
các em, kiểm tra việc học là nhằm giúp các em biết được mình đã có những kiến
thức nào, cần bổ sung những kiến thức nào. Giáo viên cần phải lưu ý những điều
này để động viên các em tự giác trong học tâp.
Phương pháp dạy học là cách thức, con đường để đạt tới thành công như
“Ngọn đèn lớn soi sáng người đi trong đêm tối”, “Thiếu phương pháp người có
tài cũng không đạt kết quả, có phương pháp đúng thì người bình thường cũng
làm được việc phi thường”, “Phương pháp chính là linh hồn của nội dung đang
vận động”. Muốn vậy:
- Làm công tác bồi dưỡng, ôn tập cho học sinh đòi hỏi người thầy phải
có tâm huyết, yêu người, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó tìm

tòi sáng tạo.
- GV có kế hoạch phù hợp với từng đối tượng học sinh, điều chỉnh kế
hoạch kịp thời.
- Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
- Tạo sự đoàn kết yêu thương nhau giữa các thành viên trong lớp.
- Có kế hoạch kiểm tra sơ kết, tổng kết khen thưởng động viên kịp
thời.
- Kịp thời phát hiện học sinh có năng khiếu.
Đây là một đề tài không phải là mới nhưng có phạm vi khá rộng và bản
thân tôi mới chỉ mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp hướng dẫn học sinh ôn tập
và nâng cao hiệu quả ôn tập cho các em. Sang năm học tiếp theo cùng với những
đổi mới trong phương án thi THPT tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu , phát triển đề tài
này nhằm giúp các em học sinh khối 12 làm quen với phương pháp ôn tập và
làm bài thi theo hướng dẫn của Bộ giáo dục. Rất mong sự đóng góp ý kiến của
bạn bè đồng nghiệp cũng như hội đồng khoa học để tôi hoàn thiện đề tài của
mình.
II. Khả năng ứng dụng, triển khai

17


- Sẽ áp dụng vào quá trình giảng dạy ở trường THPT Quan Sơn đối với
tất cả các lớp 12
- Không tốn kém tiền của.
- Dễ ứng dụng.
- Tiếp tục nghiên cứu, phổ biến đề tài này dạy một số bộ môn khác như
Văn,
GDCD…nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
III. Đề nghị
- Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo triển khai các SKKN đạt yêu

cầu cao để GV có điều kiện học tập.
- Nên tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử Đảng vào các ngày lễ lớn
trong năm, tổ chức thi tốt nghiệp THPT nên có thi môn lịch sử nhằm giúp học
sinh ôn, rèn luyện kĩ
năng tư duy .
- Hỗ trợ về kinh phí tạo điều kiện tốt cho việc tổ chức các buổi ngoại khóa.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2019

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi viết không sao chép nội
dung của người khác

Phạm Thị Hằng

18


Mục lục
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài...............................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
III. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3
IV. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................3
V. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
B. NỘI DUNG......................................................................................................4
I. Cơ sở lí luận......................................................................................................4
II. Cơ sở thực tiễn................................................................................................4
III. Tổ chức thực hiện các giải pháp..................................................................5

1. Các phương pháp học và ôn tập môn học..........................................................................................5
1.1. Chia kiến thức theo từng giai đoạn.............................................................................................6
1.2. Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ cơ bản của mỗi giai đoạn........................................6
1.3. Hiểu và ghi nhớ những mốc thời gian gắn liền với sự kiện cơ bản............................................7
1.4. Nhớ và hiểu những sự kiện của lịch sử thế giới có tác động trực tiếp đến cách mạng Việt
Nam.....................................................................................................................................................8
2. Tổ chức ôn tập.....................................................................................................................................9
2.1. Ôn tập kiến thức cơ bản..............................................................................................................9
2.2. Tổ chức ôn tập theo nhóm.........................................................................................................10
2.3. Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ..........................................................................................12
3. Đối với việc ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm khác quan...............................................................13
3.1. Phải đọc kỹ câu hỏi và tìm ra từ chìa khóa trong câu hỏi.........................................................14
3.2. Tự mình đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án......................................................................14
3.3. Sử dụng phương pháp loại trừ..................................................................................................14
3.4. Kiểm soát thời gian làm bài và tránh bỏ trống câu trả lời........................................................15
4. Hướng dẫn học sinh làm bài thi........................................................................................................15

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.........................................................15
C. KẾT LUẬN...................................................................................................17
I. Kết luận...........................................................................................................17
II. Khả năng ứng dụng, triển khai...................................................................17
III. Đề nghị.........................................................................................................18

19


DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
Từ năm học 2011 - 2012 đến nay, liên tục có SKKN cấp tỉnh loại B, loại C

Tên đề tài SKKN


Kết quả đánh
Cấp đánh giá giá xếp loại
xếp loại
(A, B, hoặc
C)

Năm học đánh
giá xếp loại

Sử dụng bảng biểu trong dạy học Lịch sử
Sở GD&ĐT
trên phần PowerPoint

B

2011 –2012

Xây dựng một tiết dạy lịch sử địa phương
về Chiến khu Ngọc Trạo trong Cách mạng Sở GD&ĐT
tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa…

B

2013 – 2014

Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT
Quan Sơn tìm hiểu về chiến thắng Hàm
Rồng – Nam Ngạn năm 1965 trong giờ học Sở GD&ĐT
Lịch sử địa phương bằng phần mền Power

point

C

2014 – 2015

Hướng dẫn học sinh lớp 12A2 và 12A5 chủ
động trong giờ học Lịch sử bằng việc sử Sở GD&ĐT
dụng các sơ đồ để dạy học

C

2015 – 2016

Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào
dân tộc và ý thức giữ gìn di sản văn hoá
thế giới Thành Nhà Hồ cho học sinh lớp Sở GD&ĐT
10A1 trường THPT Quan Sơn qua tiết học
Lịch sử địa phương.

C

2016 - 2017

Vận dụng bài giảng của giáo sư Hoàng Chí
Bảo tại Thanh Hóa để hệ thống một số kiến
thức Lịch sử Việt Nam và giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh lớp 12A1
và 12A2 trường THPT Quan Sơn.


Trường

A

2017 - 2018

Một số biện pháp nâng cao chất lượng ôn
thi tốt nghiệp THPT QG cho lớp 12A1,
12A2 ở trường THPT Quan Sơn

Trường

A

2018 - 2019

20



×