SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG KỸ THUẬT KWL VÀO DẠY BÀI 9: NHẬT BẢN
( TIẾT 1- TỰ NHIÊN , DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ (SGK 11 CƠ BẢN)
Người thực hiện:Vũ Thị Mai
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Địa lý
THANH HÓA, NĂM 2020
1
MỤC LỤC
Trang
I. Đặt vấn đề………………….......................................................................... 1
II. Nội dung………………………................................................................... 1
1. Cơ sở lý luận.......…….................................................................................. 1
2. Thực trạng.......……..................................................................................... 2
3. Sử dụng kỹ thuật KWL trong dạy học địa lí................................................. 2
4. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật KWL............................. 4
5. Áp dụng vào bài dạy cụ thể...........................................................................5
6. Sử dụng kỹ thuật KWL có thể kết hợp với các phương pháp dạy học khác..8
7. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm........................................................... 8
III. Kết luận và kiến nghị...................................................................................9
2
I.
Đặt vấn đề
Đổi mới nền giáo dục là quá trình lâu dài có định hướng chiến lược và
tầm nhìn cả góc độ chủ quan và khách quan , đổi mới đòi hỏi sự toàn diện đồng
bộ ở tất cả các lĩnh vực. Đó là sự đổi mới nội dung chương trình giáo dục ,đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới chương trình dạy học . Trong đó đổi mới
phương pháp dạy học và cách nhìn nhận của thầy cô là một trong những nội
dung quan trọng mà nền giáo dục nước ta hướng tới nhằm phát huy tính tích cực
của người học, định hướng dạy học của người thầy
Xuất phát từ mục đích trên trong quá trình dạy học tôi nhận thấy các
phương pháp chỉ áp dụng tốt nhất khi người dạy biết sử dụng các phương pháp
kỹ thuật dạy học phù hợp. Sau khi đi tập huấn về phương pháp dạy học tích cực
do SGD&ĐT tổ chức, tôi nhận thấy rằng kỹ thuật dạy học KWL là kỹ thuật tốt
nhất trong phương pháp dạy học tích cực để kích thích học sinh học tập,động
não và gây sự hứng thú tìm tòi của các em. Khi dạy Bài 9. Nhật Bản (tiết 1- Tự
nhiên , dân cư và tình hình phát triển kinh tế ) SGK lớp 11 cơ bản , tôi nhận
thấy sử dụng kỹ thuật KWL là hợp lí hơn cả.
II.
Nội dung
1.Cơ sỡ lí luận
Kĩ thuật KWL là do Donna Ogle giới thiệu năm 1986 đây vốn là hình
thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu . Người học sẽ bắt đầu bằng việc động
não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài học
Kỹ thuật KWL là một trong những kỹ thuật của phương pháp dạy học tích
cực, kỹ thuật này nhằm tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng
tạo của người học trong đó các hoạt động học tập được tổ chức , định hướng bởi
giáo viên , người học không thụ động , chờ đợi mà tự học tích cực tham gia vào
quá trình tìm hiểu , khám phá, phát hiện kiến thức vận dụng kiến thức để giải
quyết vấn đề trong thực tiễn , qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng
lực sáng tạo
1
Kỹ thuật KWL đem lại cho người học hứng thú , niềm vui trong học tập ,
muốn biết và kích thích động não học sinh giúp các em khẳng định mình trong
học tập . Sử dụng kĩ thuật này người học có cơ hội so sánh giữa những gì đã biết
với những kiến thức mới được tiếp nhận để theo dõi quá trình học tập của bản
thân
2.Thực trạng
Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông với những thay đổi
nhằm giúp học sinh phát triển năng động , làm chủ nội dung kiến thức . Tuy
nhiên trong chương trình dạy học thì nhiều giáo viên còn băn khoăn khi học sinh
còn tiếp cận kiến thức một cách mơ hồ và thụ động đặc biệt là các môn chéo ban
như môn địa lí . Với mong muốn giúp học sinh chủ động trang bị kiến thức , kĩ
năng thì kĩ thuật KWL là một trong trong số các kĩ thuật đáp ứng được mục tiêu
này
Hiện nay khi học môn địa lí học sinh chưa thật sự hứng thú , các em lĩnh hội
kiến thức một cách thụ động , đôi lúc còn gò bó chưa thoải mái và chưa sẵn sàng
tiệp nhận kiến thức thông tin mà giáo viên truyền đạt ,điều này gây khó khăn
cho người dạy . Vì vậy sử dụng kỹ thuật dạy học vào bài dạy cụ thể là hình thức
hợp lí nhất giúp học sinh chủ động sẵn sàng tiếp nhận thông tin, hứng thú khi
học tập ,hình thành thói quen tự học, tự khán phá kiến thức phát triển tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
Kỹ thuật KWL hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong quá trình giảng
dạy , có thể thiết kế theo bài dạy hoặc theo chủ đề giúp người học chủ động
trong việc nắm bắt kiến thức , tìm hiểu thông tin và lĩnh hội kiến thức sau khi
học
3. Sử dụng kỹ thuật KWL trong dạy học địa lí
Kỹ thuật dạy học là biện pháp , cách thức hành động của giáo viên và học
sinh trong các tình huống hành động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ
hay nội dung cụ thể nào đó. Ngày nay trong quá trình đổi mới giáo dục có nhiều
kĩ thuật dạy học mới có hiệu quả cao trong đó có kĩ thuật KWL
2
* Mục đích sử dụng kĩ thuật kWL trong dạy học địa lí
- Tìm hiểu kiến thức có sẵn của học sinh về bài đọc
- Đặt ra mục tiêu cho hoạt động học
- Giúp học sinh tự giám sát quá trình đọc hiểu của các em
- Cho phép học sinh đánh giá quá trình đọc hiểu của các em
- Tạo cơ hội cho học sinh diễn tả ý tưởng của các em vượt ra ngoài khuôn khổ
bài đọc
- Sử dụng sơ đồ để minh họa các ý tưởng và hình thành tư duy logic
Trong môn địa lí việc sử dụng kĩ thuật KWL rất thích hợp vì trong bài học
ngoài kiến thức các em lĩnh hội đã biết , muốn biết còn có phần kiến thức liên hệ
bên ngoài thực tế , hoặc hoạt động ngoại khóa bên ngoài thực địa nên kĩ thuật
này tạo điều kiện cho học sinh xuát hiện nhiều ý tưởng mới mà sách giáo khoa
không hề đề cập
Kỹ thuật KWL trong đó :
K( know) - những điều đã biết
W(want to know) - những điều muốn biết
L (learned) - những điều đã được học
Đây chính là sơ đồ liên hệ kiến thức đã biết liên quan đến bài học , các
kiến thức muốn biết và các kiến thức học được sau bài học
Đặc biệt trong thời gian tới chương trình giáo dục phổ thông mới được
đưa vào nhà trường thì kĩ thuật KWL có thể phát triển thành kĩ thuật KWLH
nhiều hơn trong trong các tiết học của trò và bài dạy của thầy
Kỹ thuật KWLH trong đó :
K( know) - những điều đã biết
W(want to know) - những điều muốn biết
L (learned) - những điều đã được học
H (how can we leam) - cách thức để học sinh tìm tòi
nghiên cứu mở rộng thêm về chủ đề học
3
Kỹ thuật dạy học KWL là kỹ thuật dạy học mới theo hướng phát huy tính
tích cực của học sinh . Kỹ thuật này sử dụng thường xuyên trong suốt bài giảng ,
kỹ thuật này có thể khai thác thông tin, những ý tưởng và những kiến thức của
học sinh từ đó giáo viên có những điều chỉnh phù hợp cho tiết giảng . Do đặc
điểm của kỹ thuật này là lấy thông tin những gì đã biết , những gì muốn biết và
những gì thu được nên kỹ thuật này thích hợp dạy môn xã hội như môn địa lí
Sử dụng kỹ thuật dạy học KWL giáo viên chuẩn bị những bước giống như
một tiết dạy bình thường . khi sử dụng kỹ thuật này giáo viên cần thực hiện các
bước sau:
- Chọn bài dạy – phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc
mang ý nghĩa gợi mở , tìm hiểu ,giải thích
- Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị những phiếu KWL theo mẫu với số lượng
đủ cho học sinh từng lớp mình dạy
Phiếu học tập KWL môn địa lí
Họ và tên:
Lớp ……… Trường …..……………….
Bài học.…………………………………
Ngày ……Tháng……….Năm…………
Những điều đã biết
Những điều muốn biết
(K)
(W)
Những điều đã học được
(L)
- Cách tiến hành :
+Giáo viên giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt được sau bài học để học
sinh năm được nội dung bài học và các mục đích cuối cùng cần đạt được
+Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và hướng dẫn học sinh sử
dụng phiếu
+Học sinh điền thông tin vào phiếu dưới sự chỉ đạo của giáo viên
*Bước đầu học sinh điền thông tin vào cột K những gì liên quan đến bài học
,hoặc chỉ điền sau khi nghe về nội dung bài học mà giáo viên giới thiệu
4
*Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc
chủ đề .
* Sau khi kết thúc bài học học sinh điền vào cột L của phiếu những gì vừa được
học , lúc này học sinh xác nhận về những điều các em đã được học qua bài học
đối chiếu với điều muốn biết , đã biết để đánh giá được kết quả học tập , sự tiến
bộ của mình qua giờ học.
4. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học sử dụng kĩ thuật KWL
- Khi áp dụng kĩ thuật KWL, có thể dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh có
thể viết những gì các em đã biết , muốn biết và đã học được vào các cột tương
ứng.
- Đối với cột K : chuẩn bị những câu hỏi để học sinh động não , đôi khi để
khởi động nhanh và chóng ghi và nêu các cụm từ có liên quan đến các chủ đề
.Cả người học và người dạy cùng ghi hoạt động này vào cột K, hoạt động này
kết thúc khi người học đã nêu ra tất cả các ý tưởng .Giáo viên tổ chức cho học
sinh thảo luận những gì mà các em ghi nhận , giáo viên chỉ cần đơn giản nói vơi
các em là “ Hãy nói những gì các em đã biết”
Đối vơi cột W: Đây là cột mà học sinh đặt ra những cẩu hỏi muốn biết
trong bài học những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Giáo viên cũng chuẩn bị một
ssos câu hỏi riêng để bổ sung khi cần thiết ( chú ý giáo viên không dặt ra quá
nhiều câu hỏi vì cột này chủ yếu là câu hỏi của học sinh )
Đối với cột L: Giáo viên khuyên khích học sinh ghi vào cột L những điều
các em đã được học đồng thời động viên các em nghiên cứu về những câu hỏi
mà các em nêu ở cột W mà chưa tìm được câu trả lời từ bài học
5
5. Áp dụng vào bài dạy cụ thể
BÀI 9: NHẬT BẢN
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
1. Giáo viên chuẩn bị những phiếu KWL
2. Tiến hành các bước lên lớp
+ Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học
- Biết vị trí địa lí , phạm vi lãnh thổ Nhật bản .
- Trình bày đặc điểm tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những
thuận lợi ,khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế .
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển
kinh tế
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay
+ Giáo viên phát phiếu và hướng dẫn điền thông tin
+ Học sinh điền thông tin
+ Giáo viên thu hồi thông tin
Phiếu học tập KWL môn địa lí
Họ và tên :………………………
Lớp 11C6- Trường THPT nông cống 4
BÀI 9: NHẬT BẢN
Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Ngày…………………………….
Những điều đã
Những điều muốn
biết (K)
biết (W)
I. Điều kiện tự I. Điều kiện tự
nhiên.
Điều đã được học
(L)
I. Điều kiện tự nhiên
nhiên
* Nhật Bản là *Vị trí địa lí và *Nhật Bản là quần đảo nằm ở Đông Á ,
quần đảo nằm ở lãnh thổ của Nhật Trải ra theo một vòng cung và bao gồm có
6
Đông
Á
bao Bản có ảnh hưởng 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su ,xi-cô-cư,
gồm có 4 đảo như thế nào đến tự Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ
lớn
và
Hàng nhiên và phát triển *Ảnh hưởng :
nghìn đảo nhỏ
kinh tế Nhật Bản ? - Thuận lợi: Hợp tác giao lưu phát triển
kinh tế với các nước , phát triển tổng hợp
kinh tế biển
- Khó khăn:Thiên tai (động đất , núi lửa)
*Điều kiện tự *Tự
nhiên
nhiên của Nhật Nhật
bản
của *Đặc điểm
có -Địa hình : chủ yếu đồi núi thấp ( chiếm
Bản bao gồm những đặc điểm 80% diện tích tự nhiên)nhiều núi lửa đang
địa hình , khí nào ?
hoạt động.
hậu ,sông ngòi,
- Khí hậu: Khí hậu châu Á gió mùa , mưa
biển và khoáng
nhiều có sự phân hóa đa dạng ,phía bắc có
sản
khí hậu ôn dới , phái nam có khí hậu cần
nhiệt đới
-Sông ngòi ,biển : sông ngòi ngắn dốc có
giá trị thủy điện, bờ biển dài khúc khuỷu,
có ngư trường lớn
Khoáng sản :than đá .đồng là nước nghèo
khoáng sản
II.Dân cư
II. Dân cư
II. Dân cư
* Nhật Bản là *Dân cư Nhật Bản *Đặc điểm dân cư Nhật Bản:
quốc gia có dân có
những
đặc - Dân đông ,đứng thứ 10 thế giới
số đông, cơ cấu điểm gì ?
-Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố
dân số già
ven biển
-Cơ cấu dân số già : tỉ lệ nhóm tuổi trên 65
tăng nhanh, tỉ lệ nhóm tuổ dưới 15 tuổ
giảm, gia tăng tự nhiên rất thấp 0,1%và
giảm dần , thiếu lao động và chi phí phúc
7
lợi xã hội lớn .
*Ngưồn
lao *Nguồn lao động *Đặc điểm nguồn lao động Nhật Bản:
động Nhật Bản Nhật
có
nhiều
Bản
có -Cần cù, tinh thần trách nhiệm cao ,ham
ưu những đặc điểm học hỏi , có tác phong trong công
điểm
gì?
nghiệp ,có tự giác kỉ luật nghiêm, chú
trọng phát triển giáo dục.
III.Tình
hình III.
Tình
hình III. Tình hình phát triển kinh tế
phát triển kinh phát triển kinh tế
tế
*Tình
kinh
tế
Bản
gặp
hình
*Các giai đoạn *Các giai đoạn:
Nhật phát triển nền kinh - Sau chiến tranh thế giới thứ 2: là nước
rất tế Nhật Bản ?
bại trận ,kinh tế suy sụp nghiêm trọng
nhiều khó khăn
- Giai đoạn 1951-1973:
sau chiến tranh
+Thành tựu: là thời kì “phát triển thần
thế
kì” .Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDp
giới
2.Tuy
Nhật
thứ
nhiên
phát triển nhanh
Bản đã
+ Nguyên nhân:
khôi phục nền
Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công
kinh tế tạo nên
nghiệp, tăng vốn ,gắn liền với áp dụng kĩ
bước phát triển
thuật mới
“thần kì “
Tập trung vào các ngành then chốt sinh lời
nhanh
Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng
- Giai đoạn sau 1973: tốc độ phát triển
kinh tế chậm lại, nguyên nhân do cuộc
khủng hoảng năng lượng.
- Từ 2000 đến nay: Nhật bản là cường
quốc thứ 2 thế giới về kinh tế ,tài chính ,
khoa học- kĩ thuật
8
6. Sử dụng kỹ thuật KWL có thể kết hợp với các phương pháp dạỵ
học khác
KWL là kỹ thuật dạy học mới theo hướng phát huy tính cực của học sinh
trong quá trình học tập. Trong quá trình thực hiện nên kết hợp với các phương
pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả đồng thời khắc phục những hạn chế của kỹ
thuật này . Những phương pháp có thể kết hợp với kỹ thuật này như: Phương
pháp động não, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đàm thoại và
phương pháp thuyết trình
7. Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm
- Thực nghiệm có tính định lượng:
Thực nghiệm là hình thức kiểm tra đánh giá tính khả thi khi sử dụng kỹ
thuật KWL vào thực tiễn dạy học .Tôi dã tiến hành kiểm tra kết quả thực nghiệm
bằng các câu hỏi trắc nghiệm theo mức độ , những bài kiểm tra để đánh giá kĩ
năng kiến thức thái độ của học sinh . Từ đó tôi có thể so sánh giữa lớp đối chứng
và lớp thực nghiệm
Sau khi kiểm tra từ 2 lớp ; 11C6( Lớp thực nghiệm ) và 11C4( Lớp đối
chứng )
1) Hai lớp có học sinh lực học như nhau
2) Điểm lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng
Lớp
Tổng
Số HS
11C6
41
11C4
41
Yếu
SL
%
T. bình
SL
%
0
0
0
0
3
21
7,3
51,2
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
23
15
56,1
36,6
15
5
36,6
12,2
-Thực nghiệm về mặt định tính :
Phát phiếu thăm dò đối với học sinh và được kết quả mức độ hứng thú của
lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng , khả năng học tập của lớp thực nghiệm
cao hơn
III.Kết luận và kiến nghị
9
1.Kết luận
Dạy học theo phương pháp động não là một trong những dạy học tích cực
mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học địa lí. Vì vậy việc áp dụng
phương pháp động não là một việc làm rất quan trọng của giáo viên trong quá
trình dạy học .Đặc biệt , việc áp dụng kỹ thuận KWL trong dạy học địa lí giúp
người học bằng cách thao tác tư duy của mình chủ động trong học tập và tiếp
nhận kiến thức , rèn luyện kĩ năng và khả năng giao tiếp.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã trình bày, tôi hy vọng nó sẽ có
ích cho công tác giảng dạy đối với các thầy giáo , cô giáo trong các chương trình
dạy học đổi mới hiện nay .
2.Kiến nghị
- Nhóm bộ môn cần đưa kĩ thuật này đến học sinh các lớp chưa được tiếp
cận kĩ thuật này
- Nhà trường có thể tạo điều kiện cho một số lớp sử dụng kĩ thuật KWL
được hoạt động trải nghiệm ngoại khóa khi học một số lĩnh vực như địa lí địa
phương, các bài về môi trường , nông nghiệp và công nghiệp
- Sở giáo dục cần tổ chức tập huấn nhiều hơn nữa các chuyên đề sử dung
phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực trong tình hình mới ,tạo điều kiện cho
giáo viên Địa lí các trường trao đổi , rút kinh nghiệm học hỏi trao đổi lẫn nhau
để dạy học đạt kết quả cao nhất .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS -THPT.
(Nhà xuất bản Giáo dục)
2. Dạy và học tích cực
(Nhà xuất bản giáo dục – Dự án Việt –Bỉ)
10
3. Sách giáo khoa Địa lí 11.
(Nhà xuất bản Giáo dục).
4. Sách Giáo viên Địa lí 11
(Nhà xuất bản Giáo dục).
5. Một số kĩ thuật dạy học
(Nhà xuất bản Giáo dục).
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày
tháng
năm
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác
Vũ Thị Mai
11