Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Cách dạy bài cuộc khởi nghĩa lam sơn trên đất thanh hóa (1418 1423) theo hướng tích hợp liên môn, trường THCS thọ thanh, thường xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁCH DẠY BÀI
“CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN TRÊN ĐẤT THANH HÓA
(1418-1423) ” THEO HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN,
TRƯỜNG THCS THỌ THANH, THƯỜNG XUÂN

Người thực hiện: Vũ Thị Xuân
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Thọ Thanh
SKKN thuộc môn: Lịch sử

THANH HOÁ NĂM 2020
MỤC LỤC


2
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ...........................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI ...........................2
1. MỞ ĐẦU..........................................................................................................
3
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................. 3
1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................... 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................
3


1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................................
4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.......................................... 4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............. 4
2.2.1. Về phía giáo viên................................................................... 4
2.2.2. Về phía học sinh.................................................................... 4
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................. 5
2.3.1. Các môn học được tích hợp................................................... 5
2.3.2. Định hướng tích hợp...............................................................6
2.3.3. Soạn giáo án cụ thể theo hướng tích hợp................................6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.................................................16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................... 17
3.1. Kết luận ............................................................................................ 17
3.2. Kiến nghị .......................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................
19
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG
KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .....................20


3

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
THCS
GDCD

Trung học cơ sở
Giáo dục công dân


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

Tr

Trang

SL

Số lượng

STK

Sách tham khảo

AL

Âm lịch

LT - TP


Lương thực - thực phẩm

GVKL

Giáo viên kết luận

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

NXB GD

Nhà xuất bản Giáo dục


4

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa lý luận, thực tiễn hết sức to lớn,
giúp học sinh hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển, những truyền thống
tốt đẹp của quê hương, ý thức về trách nhiệm và bổn phận của mình để góp sức
xây dựng quê hương. Tuy nhiên, trên thực tế việc dạy học chương trình lịch sử
địa phương ở trường trung học phổ thông vẫn chưa được coi trọng. Chính vì
vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng giờ học lịch sử địa phương và được
thực hiện một cách nghiêm túc trong nhà trường đang càng trở nên cấp thiết.

Dạy học lịch sử địa phương có khả năng rất to lớn trong việc cung cấp
cho học sinh những tri thức lịch sử về địa phương, trên cơ sở đó giáo dục cho
học sinh tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào chính đáng về nơi “chôn nhau
cắt rốn”. Để việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn
nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học trong tiết dạy học lịch sử địa
phương là một nhân tố quan trọng. Một trong những phương pháp đổi mới giảng
dạy lịch sử địa phương để giúp học sinh hiểu bài tốt đó là phương pháp tích hợp
kiến thức liên môn nhằm phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh
trong dạy học lịch sử.
Việc dạy tích hợp liên môn giữa môn Lịch sử với các môn học khác như
Ngữ văn, Địa lí, GDCD… đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác
để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong
môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của tiết dạy học
lịch sử địa phương, nên trong khuôn khổ của bài viết này, tôi xin chia sẻ: Cách
dạy bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418- 1423)” theo
hướng tích hợp liên môn, trường THCS Thọ Thanh, Thường Xuân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu này hi vọng giúp được bản thân và cho các em học
sinh, đặc biệt là học sinh lớp 7 hiểu rõ được mối liên hệ giữa các môn học với bộ
môn Lịch sử, nhằm khắc sâu hơn nội dung bài học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 7 Trường THCS Thọ Thanh, Thường Xuân, Thanh Hoá.
1.4. Phương pháp nghiên cứu


5
Với đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu cơ
sở của vấn đề; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương

pháp thống kê xử lý số liệu.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tích hợp là hợp lại để thống nhất các mặt riêng lẻ thành một tổng thể,
phối hợp tối ưu các hoạt động dạy học khác nhau, các kỹ năng, phương pháp của
môn học khác nhau, nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích cụ thể, hướng đến một
nội dung bao hàm cao hơn, sâu hơn.
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông giới thiệu (cung cấp) cho học sinh
những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển
của lịch sử dân tộc và thế giới. Vì vậy, kiến thức lịch sử không chỉ liên quan đến
tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên. Chính những kiến thức
được đề cập đến các môn học đó bổ sung cho nhau, làm sáng rõ hơn kiến thức
mà học sinh được học trong mỗi môn học. Có như vậy, học sinh nắm kiến thức
mới vững chắc và việc giáo dục tư tưởng thông qua môn học mới có kết quả.
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học đòi hỏi giáo viên không
chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn Lịch sử mà còn phải nắm được nội dung,
chương trình các bộ môn khác. Từ đó, giúp khắc phục được tình trạng khô cứng,
nặng nề trong dạy học, làm cho học sinh hứng thú và say mê hơn với môn học
Lịch sử nói chung và học Lịch sử địa phương nói riêng.
Có thể nói, việc vận dụng kiến thức liên môn với Ngữ văn, Địa lí, GDCD,
Âm nhạc, Mĩ thuật… và ứng dụng công nghệ thông tin làm cho hiệu quả của tiết
dạy Lịch sử địa phương được nâng cao, giúp cho học sinh học bài với niềm say
mê, hứng thú. Đồng thời làm cho các em hình dung được một cách chân thực,
sinh động cuộc sống xung quanh mình qua các môn học khác.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về phía giáo viên
Trong giai đoạn hiện nay, đại đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi
phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh. Song, vẫn có một số ít giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa mạnh dạn

trong việc đổi mới phương pháp dạy học; chưa thực sự coi trọng các tiết dạy lịch
sử địa phương, đang còn chuẩn bị qua loa, thờ ơ, coi nhẹ; thiếu nhiệt tình trong
quá trình giảng dạy, quá trình tìm tòi, sưu tầm những kiến thức có liên quan bổ
sung cho nội dung bài dạy dẫn đến khả năng tích hợp kiến thức còn hạn chế.
Chính điều này làm chất lượng môn học thực sự chưa có hiệu quả cao.
2.2.2. Về phía học sinh
Học sinh chưa thực sự yêu thích bộ môn Lịch sử, vì phần lớn các em đều
cho rằng học lịch sử rất khó, khô khan, quá nhiều sự kiện cần ghi nhớ…


6
Một số ít học sinh không có nhiều tài liệu để tham khảo và cũng chưa có
thói quen đọc sách tham khảo để bổ sung kiến thức môn học.
Kiến thức xã hội của học sinh còn hạn chế đặc biệt các các em chưa nắm
vững tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử phát triển văn học;
hạn chế về tư duy địa lí...
Học sinh ít và không có sự phối hợp với phụ huynh trong quá trình học,
chuẩn bị bài ở nhà, Do vậy, không có sự hỗ trợ về kiến thức trong quá trình tiếp
cận bài học.
* Kết quả khảo sát học sinh trước khi dạy bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
trên đất Thanh Hóa (1418 - 1423)” theo hướng tích hợp các môn học: (Năm
học 2017 - 2018)
Lớp
Tổng số
HS biết vận dụng
HS chưa biêt vận dụng
HS
kiến thức liên môn
kiến thức liên môn
trong bài học

trong bài học
SL
%
SL
%
7A

35

21

60

14

40

7B

32

14

44

18

56

Với những khó khăn, hạn chế trên, tôi đã chọn dạy một tiết Lịch sử địa

phương có sự tích hợp kiến thức một số môn học, hy vọng sẽ góp phần tạo hứng
thú học tập cho học sinh và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ dạy
Lịch sử địa phương .
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các môn học được tích hợp
Khi dạy bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (14181423)”, tôi đã tích hợp với các môn học sau:
- Mĩ thuật: Thông qua hình ảnh minh hoạ biết được chân dung vị anh
hùng dân tộc Lê Lợi; tranh mô tả Hội thề Lũng Nhai.
- Địa lí: Vận dụng kiến thức về địa lý để biết xác định trên bản đồ:
+ Vị trí địa lí chiến lược của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Căn cứ Lam Sơn
xưa- nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
+ Vị trí địa lí Hội thề Lũng Nhai xưa - nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện
Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá.
+ Vị trí địa lí núi Chí Linh xưa - nay thuộc huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh
Hoá.
- Ngữ văn: Liên hệ những bài thơ, văn bản nói về cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn như:
+ Truyền thuyết: "Sự tích Hồ Gươm": ca ngợi cuộc kháng chiến chính
nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh xâm lược do Lê Lợi
lãnh đạo.


7
+ "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi: giúp mỗi chúng ta hiểu được
những khó khăn gian khổ mà nghĩa quân đã trãi qua.
- Giáo dục công dân:
+ Bồi dưỡng lòng biết ơn tới những vị anh hùng dân tộc (Lê Lợi, Lê Lai)
đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho quê hương, đất nước.
+ Giáo dục cho học sinh ý thức gìn giữ, bảo vệ các di sản văn hoá (Khu di
tích Lam Kinh, Di tích Hội thề Lũng Nhai).

+ Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, cảnh quan ở những nơi
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đến thăm.
2.3.2. Định hướng tích hợp
Để bài học sinh động, học sinh có thể nắm bài tốt hơn, chúng ta có thể
thực hiện tích hợp theo những cách thức sau:
- Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ
- Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới
- Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài
- Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ tranh ảnh, Lược
đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Bản đồ tỉnh Thanh Hoá …
- Tích hợp thông qua hệ thống bài tập (ở lớp cũng như ở nhà)
- Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra đánh giá
- Tích hợp gắn với đời sống xã hội
2.3.3. Soạn giáo án cụ thể theo hướng tích hợp
Tiết 63

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN TRÊN ĐẤT THANH HOÁ
(1418- 1423)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được những nét chính về Lê Lợi và hoạt động của nghĩa
quân Lam Sơn trên đất Thanh Hoá, cũng như những đóng góp của nhân dân
Thanh Hoá đối với cuộc khởi nghĩa. Bài dạy tích hợp kiến thức các môn Mĩ
thuật, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn có liên quan.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng, phân tích, liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh và nhận
xét. Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức các môn Mĩ thuật, Địa lí, Giáo
dục công dân, Ngữ văn để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học.
3. Thái độ:

- Thấy được tinh thần hy sinh, vượt qua mọi gian khổ, anh dũng, bất khuất
của nghĩa quân Lam Sơn.
- Khắc sâu lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc. Biết ơn những anh
hùng dân tộc, những tấm gương dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho quê
hương, đất nước.


8
- Bồi dưỡng tinh thần, quyết tâm vượt mọi khó khăn để học tập và phấn
đấu vươn lên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
- Tranh ảnh, clíp nhạc, Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Bản đồ tỉnh
Thanh Hoá.
- Giấy Ao, bút dạ cho học sinh làm việc nhóm.
- Kiến thức từ các nguồn tư liệu SGK, Sách Lịch sử địa phương, STK...
2. Học sinh:
- Soạn bài và tìm hiểu bài trước ở nhà.
- Sưu tầm hình ảnh, tư liệu theo yêu cầu của giáo viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
? Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế,
ổn định xã hội và phát triển văn hoá giáo dục?
Trả lời: Vua Quang Trung có những chính sách:
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Ban hành "chiếu khuyến nông", giảm tô thuế.
- Công thương nghiệp: Mở cửa ải thông thương chợ búa.
* Về Văn hoá, giáo dục:
- Ban chiếu lập học, dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức.

- Lập Viện sùng chính.
- Khuyến khích mở trường học.
2. Bài mới:
Thanh Hoá là vùng đất địa linh nhân kiệt, khi nhắc đến ai cũng nhớ nơi
đây có những cuộc khởi nghĩa lớn đã làm rạng danh lịch sử nước nhà: như cuộc
khởi nghĩa chống quân Ngô của Bà Triệu, cuộc khởi nghĩa chống Tống của Lê
Hoàn, và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh của Lê Lợi. Vậy trong bài
học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một trong ba cuộc khởi nghĩa ấy trong
chương trình Lịch sử địa phương 7. Đó là Tiết 63- Lịch sử địa phương: Cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hoá (1418 - 1423).
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
HS: Đọc 1- SGK địa phương (Tr17)

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
1. Lê Lợi và hoạt động của nghĩa
quân trên đất Thanh Hoá.
* Tích hợp môn Mĩ thuật: (Tranh vẽ chân a. Lê Lợi: (1385 - 1433).
dung về Lê Lợi).


9

Lê Lợi ( 1385 - 1433)

? Dựa vào những hiểu biết và tư liệu em
hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?
HS trả lời.
GV giảng : Lê Lợi (1385 - 1433): Sinh ra
tại quê mẹ, làng Chủ Sơn, huyện Lôi
Dương (nay là xã Xuân Thắng - Thọ

Xuân - Thanh Hoá). Là một hào trưởng có
uy tín lớn ở vùng Lam Sơn. Trước cảnh
nước mất, nhân dân lầm than, ông đã dốc
hết tài sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật
liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực
lượng, chọn Lam Sơn làm căn cứ.
* Tích hợp môn Địa lí:
GV: Cho HS quan sát Lược đồ Cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn.

? Tại sao Lê Lợi lại chọn Lam Sơn làm
căn cứ?
HS: + Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông
Chu, nối liền giữa đồng bằng với miền
núi.
+ Địa bàn cư trú của các dân tộc
Việt, Mường, Thái.

- Quê: Lam Sơn (nay Thọ Xuân Thanh Hoá).
- Là người yêu nước thương dân,
có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn.
-> chọn Lam Sơn làm căn cứ.


10

GV: Giới thiệu vị trí địa lí Lam Sơn trên
lược đồ: Lam Sơn - nơi Lê Lợi dựng cờ
khởi nghĩa có tên Nôm là làng Cham, nằm
bên tả ngạn sông Chu (thuộc Thọ Xuân,

Thanh Hoá). Về địa thế, đó là nơi giao
tiếp giữa đồng bằng và miền núi, thuận lợi
cho khi lực lượng còn non yếu, có thể thủ
hiểm chống vây quét. Nhưng một khi lực
lượng đã lớn mạnh, có thể từ đó tiến
xuống làm chủ những vùng đất rộng,
người đông. Về cư dân, ở đây đã tập hợp
và đoàn kết nhiều tộc người. Nhiều tướng
lĩnh Lam Sơn có nguồn gốc từ những tộc
người thiểu số khác nhau như Mường (Lê
Lai , Lê Hiến, Lê Hưu), Thái (Lê Cố, Xa
Khả Sâm, Cầm Quý) hoặc Tày (Lý Huề ).
Và nơi đây cũng là quê hương của Lê Lợi.
Đầu 1416, bộ chỉ huy cuộc khởi
nghĩa đã tổ chức hội thề Lũng Nhai .
* Tích hợp môn Mĩ thuật, Địa Lí,
GDCD:
GV cho HS quan sát tranh mô tả: Hội thề
Lũng Nhai.


11

Tranh mô tả: Hội thề Lũng Nhai (1416)

? Em có nhận xét gì về Hội thề Lũng
Nhai?
HS: + Đã thể hiện quyết tâm đánh giặc
cứu nước.
+ Đặt cơ sở cho sự hình thành hạt

nhân đầu tiên của bộ tham mưu khởi
nghĩa.
GV: Cho HS quan sát Bản đồ Thanh Hoá
để xác định vị trí Lũng Nhai ngày nay.

Thường
Xuân

? Em cho biết địa điểm Hội thề Lũng b. Hoạt động của nghĩa quân trên
Nhai xưa, nay thuộc huyện nào của tỉnh đất Thanh Hoá.
Thanh Hoá?
HS trả lời.
GV: Giới thiệu địa điểm Lũng Nhai qua
bản đồ tỉnh Thanh Hoá: Lũng Nhai thuộc
xã Ngọc Phụng - Thường Xuân -Thanh
Hoá ngày nay. Năm 1416, Lê Lợi cùng 18
người thân tín làm lễ tế cáo trời đất, thề
quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Nơi đây, năm 2014 được công nhận


12
là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Vì vậy,
chúng ta cần có biện pháp để bảo tồn và
gìn giữ khu di tích.(Tích hợp môn GDCD
6)
HS hoạt động nhóm (thời gian 5 phút).
GV phát giấy Ao, bút dạ cho các nhóm.
Chia lớp làm 4 nhóm HS.
Nội dung: Lập bảng niên biểu những hoạt

động chính của nghĩa quân trên đất
Thanh Hoá (1418 - 1423) theo mẫu:
Niên đại
7/2/1418
Đầu 1418
5/ 1418
1418 -1420
3/1423
5/1423

Nội dung sự kiện

HS làm việc nhóm -> cử đại diện nhóm
lên bảng treo sản phẩm của nhóm.
GV: Sẽ cùng các nhóm kiểm tra các sự
kiện, bằng việc lồng ghép hỏi thêm HS
những kiến thức liên quan đến sự kiện
đang trình bày.
- Sự kiện 7/2/1418: Lê Lợi dựng cờ
khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương.
- Sự kiện: Đầu 1418: Nghĩa quân rút
lên núi Chí Linh lần thứ nhất.
* Tích hợp Địa Lí:
? Vì sao trong thời kì đầu, nghĩa quân
phải rút lên núi Chí Linh?
HS: Quân Minh lực lượng mạnh -> tập
trung đàn áp -> rút lên núi Chí Linh.

Núi
Chí

Linh


13

GV: Giới thiệu vị trí Chí Linh trên lược
đồ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Núi Chí
Linh (còn gọi là núi Bù Rinh) là một ngọn
núi cao, hiểm yếu bậc nhất ở thượng du
sông Chu - nay thuộc huyện Lang Chánh,
tỉnh Thanh Hoá.
? Trước tình hình đó, nghĩa quân đã nghĩ
ra kế gì để giải vây?
HS: Lê Lai cải trang Lê Lợi -> liều mình
cứu chúa.
GV giảng: Ở đây, nghĩa quân rơi vào tình
thế hiểm nghèo, Lê Lai đã cải trang làm
Lê Lợi, dẫn 500 quân và 2 voi chiến tự
xưng là " Chúa Lam Sơn" kéo ra anh
dũng tập kích địch. Lê Lai đã hy sinh.
Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê
Lợi nên rút quân.
* Tích hợp Mĩ thuật, GDCD:
GV cho học sinh quan sát tranh vẽ: ảnh
Lê Lợi trao mũ, áo long bào cho Lê Lai và
ảnh Lê Lai bị rơi vào tay giặc.

Tranh: Lê Lợi trao mũ, áo cho Lê Lai

Tranh: Lê Lai bị rơi vào tay giặc


? Em có suy nghĩ gì về trước gương hi
sinh của Lê Lai? (Tích hợp môn GDCD
6)
HS: Đó là tấm gương hi sinh anh dũng,
nhận lấy cái chết cho mình để cứu thoát
cho minh chủ.
GV giảng: Để ghi nhớ công lao của Lê
Lai, Lê lợi đã phong cho ông làm công
thần hạng nhất và dặn con cháu nhà Lê
làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của Lê Lợi


14
một ngày. Ngày nay dân gian có câu" hăm
mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi" ( 21/8 AL
hàng năm đều tổ chức tế lễ Lê Lai rồi đến
ngày 22 mới tế lễ Lê Lợi. Lê Lợi mất 22/8
AL - 1433).
- Sự kiện: 5/1418: Rút lên núi Chí Linh
lần thứ hai.
GV: Quân Minh rút quân, Lê Lợi trở về
căn cứ Lam Sơn, xây dựng lực lượng
chiến đấu. 5/1418 quân Minh mở cuộc
vây quét, nghĩa quân buộc phải rút lên núi
Chí Linh lần thứ hai.
- Sự kiện: 1418 - 1420: Nghĩa quân
đánh thắng nhiều cuộc vây quét của quân
Minh.
GV: Sau khi bao vây quân ta 3 tháng thì

quân Minh rút lui, nghĩa quân trở về căn
cứ Lam Sơn. Được nhân dân ủng hộ, nên
từ năm 1418 đến năm 1420 nghĩa quân
đánh thắng nhiều cuộc vây quét của quân
Minh.
- Sự kiện: 3/1423: Rút lên núi Chí Linh
lần thứ ba.
* Tích hợp môn Ngữ văn:
? Trong lần rút lui lần thứ ba lên núi Chí
Linh, nghĩa quân đã gặp những khó khăn
gì? (Tích hợp môn Ngữ văn)
HS: Bị bao vây -> thiếu lương thực, thực
phẩm trầm trọng.
GV giảng: 3/1423 do bị bao vây, quân ta
một lần nữa rút lên núi Chí Linh. Ở đây, Bảng niên biểu những hoạt động
quân ta đã trải qua những ngày gian khổ,
chính của nghĩa quân trên đất
do thiếu lương thực, thực phẩm. Đói, rét,
quân ta phải mỗ cả voi ngựa để nuôi quân: Thanh Hoá (1418 - 1423):
" Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Niên đại
Nội dung sự kiện

Lợi
dựng cờ khởi nghĩa, tự
Khi Khôi Huyện quân không một đội"
7/2/1418
xưng là Bình Định Vương.
(Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
Nghĩa quân rút lên núi Chí

- Sự kiện: 5/1423: Lê Lợi hoà hoãn với
Đầu 1418
Linh lần thứ nhất.
quân Minh. Nghĩa quân trở về căn cứ
Nghĩa quân rút lên núi Chí
5/ 1418
Lam Sơn.
Linh lần thứ hai.
? Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà với 1418 -1420 Nghĩa quân đánh thắng nhiều
cuộc vây quét của quân Minh
quân Minh?
Nghĩa quân rút lên núi Chí
3/1423
HS: + Tránh các cuộc bao vây của quân
Linh lần thứ ba.


15
Minh.
+ Có thời gian để củng cố lực lượng,
tích trữ lương thực - thực phẩm.
GV chốt nội dung 1 bằng: Bảng hoàn
thành niên biểu những hoạt động chính
của nghĩa quân trên đất Thanh Hoá
(giai đoạn: 1418 - 1423)
( bảng phụ)

5/1423

Lê Lợi hoà hoãn với quân

Minh.
Nghĩa quân trở về căn cứ Lam
Sơn.

2. Đóng góp của nhân dân Thanh
Hoá trong cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn.

GVKL, chuyển ý: Cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn trên đất Thanh Hoá có ý nghĩa hết
sức to lớn cho các giai đoạn về sau của
cuộc khởi nghĩa. Vậy trong cuộc khởi
nghĩa này nhân dân Thanh Hoá nói riêng
đã có những đóng góp gì đối với cuộc
khởi Lam Sơn nói chung? Chúng ta
chuyển sang mục 2.

- Đủ mọi tầng lớp nhân dân tham
gia.
- Đóng góp được nhiều nhân tài
đến với cuộc khởi nghĩa.

HS: Đọc 2- SGK địa phương (Tr19)
HS hoạt động cặp đôi (thời gian 4 phút).
Nội dung câu hỏi: Nêu những đóng góp
của nhân dân Thanh Hoá trong cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn?
HS trả lời.
* Tích hợp môn Ngữ văn:
=> GV nhận xét, kết luận:

- Nhân dân Thanh Hoá gồm đủ tầng - Đồng bào các dân tộc thiểu số đã
lớp đã tập hợp dưới lá cờ đại nghĩa của Lê ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt cho
nghĩa quân.
Lợi.
- Đóng góp được nhiều nhân tài đến


16
với cuộc khởi nghĩa (trong Hội thề Lũng - Đặc biệt, phụ nữ Thanh Hoá cũng
Nhai xứ Thanh có 11/18 người tham gia ). tham gia cuộc khởi nghĩa.
GV: Như trong "Bình Ngô đại cáo"
Nguyễn Trãi đã viết:
"Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu"
-> nhân tài thì nhiều nhưng tìm được
những người tài giỏi thực sự và có cùng
chung chí hướng là rất ít -> để từ đó
khẳng định: Thanh Hoá là vùng đất " địa
linh nhân kiệt", đã có 11/18 vị tướng lĩnh
tài ba của cuộc khởi nghĩa.
- Đồng bào các dân tộc thiểu số đã
ủng hộ nhiệt tình về mọi mặt cho nghĩa
quân (xây dựng căn cứ, cung cấp LTTP...)
- Đặc biệt, phụ nữ Thanh Hoá cũng
tham gia cuộc khởi nghĩa như bà Phạm
Thị Ngọc Trần (vợ Lê Lợi); công chúa
Hồng Nương (con gái Lê Lợi); bà Nguyễn
Thị Bành (vợ tướng quân Nguyễn
Chích)...
* Tích hợp Ngữ văn, GDCD:

GV: Trong những đóng góp chung đó,
chúng ta không thể không nhắc tới công
lao to lớn của Lê Lợi. Lê Lợi trong những
ngày đầu khởi nghĩa gặp rất nhiều khó
khăn, nhưng đã được nhiều người ủng hộ
và cũng được Thần Kim Quy giúp sức.
Đây là " thiên thời địa lợi nhân hoà", "hợp
lòng dân", và Lê Lợi đã lên ngôi vua, lãnh
đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng
lợi cuối cùng. Điều này các em đã được
học qua trong chương trình Ngữ văn lớp
6: " Sự tích Hồ Gươm". (Tích hợp môn
Ngữ văn 6)
? Vậy, để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc
Lê Lợi nhân dân ta đã làm gì? (Tích hợp
môn GDCD 6)
HS:
- Xây dựng tượng đài, lấy tên ông đặt tên
trường học, tên các tuyến đường phố quan
trọng.


17
- Nhà nước và nhân dân Thanh Hoá tôn
tạo và hoàn thiện khu Di tích Lam
Kinh(Thọ Xuân - Thanh Hoá) - nơi thờ
vua Lê Lợi.
GV cho HS quan sát: Một số hình ảnh thể
hiện tình cảm của nhân dân đối với vị anh
hùng dân tộc Lê Lợi -> nhấn mạnh: năm

2013 Khu di tích Lam Kinh được công
nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Tượng đài Lê Lợi- TP Thanh Hoá

Trường THPT Lê Lợi- Thọ Xuân- Thanh Hoá

Di tích Lam Kinh (Thọ Xuân- Thanh Hoá)
Năm 2013 được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt

Một số hình ảnh về Lễ hội Lam Kinh ( Thọ Xuân- Thanh Hoá)

? Là học sinh em sẽ làm gì để bảo vệ
những di tích lịch sử đó (như di tích Lũng


18
Nhai, khu di tích Lam Kinh)? (Tích hợp
môn GDCD 6)
HS trả lời theo suy nghĩ
-> GV chốt.
3. Củng cố, luyện tập ở lớp:.
- GV củng cố bài bằng sơ đồ tư duy trên máy chiếu.
- Làm bài tập khảo sát nhanh: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu
của nghĩa quân Lam Sơn trên đất Thanh Hoá?
IV. DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
- Lập bảng thống kê các di tích lịch sử liên quan đến khởi nghĩa Lam Sơn
trên đất Thanh Hoá.
- Học bài cũ, và chuẩn bị: Tiết 64. Bài 29: Ôn tập chương V và VI.
V. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC:

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và qua thực tế giảng dạy tôi thấy rằng:
* Về phía học sinh: các em sẽ dành thời gian học tập nhiều hơn. Buộc các
em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả. Tạo cho học sinh tính
nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học Lịch sử địa phương. Học
sinh vừa nắm được bài học đồng thời có điều kiện ôn lại kiến thức Ngữ văn, Địa
lí, về những kiến thức xã hội … Qua tiết học, học sinh nắm bắt được những nét
chính về Lê Lợi và hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trên đất Thanh Hoá,
cũng như những đóng góp của nhân dân Thanh Hoá đối với cuộc khởi nghĩa.
Thấy được tinh thần hy sinh, vượt qua mọi gian khổ, anh dũng, bất khuất của
nghĩa quân Lam Sơn. Từ đó, khắc sâu cho HS lòng yêu nước, tự hào, tự cường
dân tộc; biết ơn những anh hùng dân tộc, những tấm gương dũng cảm chiến đấu
giành độc lập cho quê hương, đất nước; bồi dưỡng cho HS tinh thần, quyết tâm
vượt mọi khó khăn để học tập và phấn đấu vươn lên.
* Kết quả khảo sát học sinh sau khi dạy bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
trên đất Thanh Hóa (1418- 1423)” theo hướng tích hợp các môn học: (Năm học
2018 – 2019)
HS biết vận dụng
HS chưa biêt vận dụng
Lớp
Tổng số
kiến thức liên môn
kiến thức liên môn
HS
trong bài học
trong bài học
SL
%

SL
%
7A

39

36

100

0

0

7B

44

39

89

5

11


19
* Về phía giáo viên: Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong chuẩn bị,
thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới. Đầu tư nghiên cứu kiến thức

liên môn có liên quan để cùng hợp tác với học sinh giúp các em chiếm lĩnh nội
dung bài học sâu sắc, sinh động hơn. Làm tốt công tác đầu tư cho tiết học sẽ
giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh khai
thác chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng, bị động khi học
sinh chất vấn những vấn đề liên quan.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc vận dụng kiến thức liên
môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp rất hữu ích và hết sức
cần thiết. Điều này, không những giúp giáo viên sẽ tìm tòi được nhiều phương
pháp dạy học hay, làm phong phú phương pháp dạy học, biết kết hợp được nhiều
phương pháp đặc trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác, mà còn
nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. Qua đó, giúp học sinh chủ động
trong giờ học như: học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể,
biết vận dụng kiến thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào quá trình tìm
hiểu nội dung bài học và liên hệ với thực tiễn cuộc sống, học sinh có kỹ năng
sống tốt hơn trong xã hội hiện nay.
Tích hợp trong giảng dạy sẽ khơi dậy lòng yêu thích của học sinh với bộ
môn Lịch sử, đặc biệt khi dạy chương trình Lịch sử địa phương- tiết học mà lâu
nay học sinh luôn cảm thấy nhàm chán, không chịu hợp tác khi học. Từ đây, học
sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ,
sáng tạo nhiều hơn. Chất lượng bộ môn cũng ngày càng được cải thiện và nâng
cao.
Đề tài này, không những được áp dụng đạt hiệu quả ở trường THCS Thọ
Thanh mà còn có thể thực thi có hiệu quả ở tất cả các trường THCS trên toàn
huyện, toàn tỉnh và có khả năng rộng hơn nữa.
Từ đó, sáng kiến kinh nghiệm này có thể làm cơ sở để phát triển cho các
sáng kiến kinh nghiệm khác về đề tài tích hợp liên môn trong dạy học lịch sử
tiếp theo của bản thân cũng như của đồng nghiệp. Song, trong khuôn khổ bài
viết mang tính cá nhân sẽ chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế trong

nội dung và cách diễn đạt. Chính vì vậy, rất mong sự góp ý phê bình của tổ
chuyên môn, của cấp chỉ đạo chuyên môn.
3.2. Kiến nghị
Với Bộ GD&ĐT: cần tạo và cung cấp băng đĩa những giờ dạy mẫu về vận
dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử địa phương cho giáo viên và học
sinh tham khảo, học tập.


20
Với Phòng GD&ĐT Huyện Thường Xuân: cần đẩy mạnh việc học tập bồi
dưỡng thường xuyên đặc biệt là về phương pháp dạy học tích hợp liên môn cho
các giáo viên dạy Lịch sử.
Với nhà trường: cần tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo cụm, tổ nhóm
để trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Và
đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác dạy
và học.
Với một số đề xuất như vậy, rất mong được sự quan tâm giúp đỡ của các
cấp, các ngành tạo mọi điều kiện giúp đỡ, để quá trình dạy và học thu được kết
quả cao nhất.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hoá, ngày 20 tháng 3 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Vũ Thị Xuân
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp dạy học lịch sử - NXB GD.

2. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo lịch sử 7 - NXB GD.
3. Sách Lịch sử địa phương (Sách dùng trong các trường THCS tỉnh Thanh
Hóa) - NXB GD.
4. Sách giáo khoa: Ngữ văn 6, Giáo dục công dân 6 - NXB GD.
5. Các tài liệu về kiến thức Địa lí, Văn học, Mĩ thuật liên quan đến bài giảng.
6. Tranh ảnh, Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Bản đồ tỉnh Thanh Hoá.


21

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Xuân
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng - Trường THCS Thọ Thanh

TT
1.

1

2.

2

3.

3


Tên đề tài SKKN

Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu tư tưởng cải cách của
Hồ Quý Ly trong môn Lịch
sử lớp 7
Tính hiệu quả của việc sử
dụng phương pháp dạy học
đồ dùng trực quan trong
môn Lịch sử.
Hướng dẫn học sinh lớp 8
làm một số dạng bài tập lịch

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Phòng GD&ĐT
Thường Xuân


B

2008-2009

Phòng GD&ĐT
Thường Xuân

B

2010-2011

B

2013-2014

Phòng GD&ĐT
Thường Xuân


22

4.

4

5.

5

sử, nhằm nâng cao chất

lượng một giờ học: Làm bài
tập lịch sử.
Một số biện pháp của việc
sử dụng câu hỏi trong sách
giáo khoa để nâng cao hiệu
quả giờ học lịch sử 8 ở
trường THCS Thị Trấn
Thường Xuân
Một số biện pháp của việc
sử dụng câu hỏi trong sách
giáo khoa để nâng cao hiệu
quả giờ học lịch sử 8 ở
trường THCS Thị Trấn
Thường Xuân

Phòng GD&ĐT
Thường Xuân

A

2015-2016

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2015-2016




×