Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

KHƠI gợi HỨNG THÚ học tập môn hóa học THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA bảo vệ môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.94 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT SẦM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI

KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC
THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Người thực hiện: Vũ Thị Quỳnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Hoá Học

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
Trang
- Mục lục
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm.


2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử
dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
-Tài liệu tham khảo

1
1
1
2
2
2
2
3
3
16
18
18
18
19


1. MỞ ĐẦU.
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp là
rất cần thiết để đem lại hiệu quả cao nhất.
Hiện nay, khi mục tiêu giáo dục của đảng nhà nước đặt ra cũng như nhu

cầu của xã hội, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn
diện, không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực, không chỉ lĩnh hội được
kiến thức mà phải biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực
tiễn, thì việc đổi mới phương pháp dạy học và hướng cho học sinh biết cách vận
dụng kiến thức vào thực tiễn càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Để học
sinh thấy các kiến thức mình học là những kiến thức cần thiết, không xa thực
tiễn biết vận dụng các kiến thức vào các hoạt động thực tế trong đời sống một
cách hiệu quả, tạo hứng thú đem lại hiệu quả học tập cao nhất. Đồng thời qua
hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển kỹ năng sáng tạo, diễn thuyết của
bản thân đảm bảo sự phát triển toàn diện cho học sinh
Đặc biệt, đối với học sinh lớp 10, do mục tiêu thi đậu vào lớp 10 THPT
làm cho nhiều học sinh sao nhãng việc học môn Hóa ở bậc THCS, các em không
có nhiều kiến thức về môn học và sự hứng thú với môn học, nên việc tổ chức
hoạt động ngoại khóa lồng ghép kiến thức hóa học vào vấn đề thực tiễn giúp các
em chủ động hiểu hơn về môn học, tác dụng của môn học và tạo hứng thú rất
lớn cho học sinh, xây dựng lại lòng yêu thích với môn học từ đó nâng cao hiệu
quả học tập.
Xuất phát từ thực tiễn Trường THPT Sầm Sơn là trường đóng trên địa bàn
Thành phố Sầm Sơn- thành phố du lịch- nơi thu hút rất đông khách du lịch và
các hoạt động phục vụ du lịch mà mặt trái của nó là việc xả thải gây ô nhiễm
môi trường. Vì vậy, Tôi chọn đề tài “ KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN
HÓA HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG” nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ở chính
địa phương mình. Học sinh thấy được tính thiết thực của môn học, giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho các em, đồng thời kích thích sáng tạo của các em,
rèn luyện kỹ năng sống và khơi gợi niềm hứng thú với môn Hóa Học của học
sinh.
1.2. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI
Tôi triển khai sáng kiến kinh nghiệm này với những mục đích như sau:
1.2.1. Đối với học sinh:

- Học sinh cũng cố kiến thức về clo; oxi; ozon… và các hợp chất đã học
- Học sinh được sáng tạo cách trình bày nội dung qua nhiều hình thức
phong phú: thuyết trình, tranh ảnh, tiểu phẩm ….
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em, liên hệ được thực trạng
tại chính địa phương mình mà tương lai các em sẽ làm chủ.
- Tạo hứng thứ với môn học, thấy được lợi ích và tính thiết thực của môn
học từ đó việc học Hóa Học với các em là nhu cầu và đạt hiệu quả cao.
1


1.2.1. Đối với giáo viên:
Khi triển khai đề tài này, tôi muốn bản thân mình tiếp cận và từng bước
thực hiện xu hướng đổi mới giáo dục mà Bộ giáo dục đang hướng tới đó là dạy
học gắn liền với thực tiễn, lĩnh hội kiến thức phát triển toàn diện với kỹ năng.
Đồng thời đây cững là một tài liệu giúp đồng nghiệp tham khảo và góp ý triển
khai để việc học môn Hóa Học
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi thực hiện với học sinh khối lớp 10
vào thời gian gần cuối năm học. Hướng các em vận dụng kiến thức về clo; oxi;
ozon …. vào giải quyết vấn đề ô nhiễm thông qua nhiều hình thức khác nhau.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Trong đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Tham khảo các tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa, giáo trình thí
nghiệm… và các tài liệu khác có liên quan đến các vấn đề ô nhiễm môi trường
không khí; ô nhiễm nguồn nước; ô nhiễm đất …..
- Tham khảo tài liệu; thông tin liên quan có trên mạng internet sách báo
tạp chí liên quan các vấn đề môi trường, thực trạng và giải pháp cho các vấn đề
đó.
- Phương pháp nghiên cứu, dạy học dự án, hoạt động nhóm.....
- Khảo sát thực tiễn ở trường trung học phổ thông, kết hợp với các

phương pháp hỗ trợ như: quan sát, ghi chép, thăm dò ý kiến giáo viên và học
sinh…
- Sử dụng sự hỗ trợ thiết bị dạy học hiện đại.
- Sử dụng các phương pháp điều tra cơ bản: test - phỏng vấn - dự giờ…
- Thực nghiệm sư phạm ở hai lớp:
+ Lớp thực nghiệm: 10A2
+ Lớp đối chứng: 10A8
- Xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
2.1.1. Những thuận lợi
- Học sinh đã có vốn kiến thức cơ bản về các chất hóa học O 2; O3; Cl2; ….
tính chất và vai trò; ứng dụng của các chất trong đời sống.
- Khi thực hiện SKKN này Tôi đã được nhà trường tạo điều kiện hết sức
về cơ sở vật chất để Tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
- Tôi đã được sự hỗ trợ hết sức nhiệt tình từ các bạn đồng nghiệp cùng
môn và khác môn về tài liệu, góp ý, đánh giá thẳng thắn từ đó giúp tôi hoàn
thiện sáng kiến kinh nghiệm này.
- Hiện nay công nghệ thông tin; internet phát triển rộng khắp nên bản thân
tôi cũng như học sinh khi được giao nhiệm vụ chuẩn bị có thể tìm hiểu các
thông tin trên mạng một cách dễ dàng.
2


- Nhiều học sinh tự tin, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ.
2.1.2 Những khó khăn:
- Đối tượng thực hiện của SKKN này là học sinh lớp 10 nên các em còn
hạn chế một số kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng triển khai ý tưởng, kỹ
năng với môn học.
- Việc tổ chức các hoạt động này đối với học sinh vẫn còn mới mẻ ở các

trường THPT trong tỉnh cũng như ở trường THPT Sầm Sơn, đặc biệt trong phạm
vi môn Hóa Học nên kinh nghiệm tổ chức còn hạn chế.
2.2. Hiện trạng hứng thú học tập của học sinh với môn Hóa học trước khi
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Khi chưa áp dụng SKKN này hầu hết học sinh vẫn học môn Hóa học với
tâm thế thụ động, các kiến thức học được nhanh quên do các em cảm thấy nhàm
chán, khô khan xa rời thực tiễn. Các em không biết học Hóa Học để làm gì?
Nhất là với các học sinh định hướng tổ hợp bài thi THPTQG là KHXH thì các
em càng không quan tâm và có hứng thú học tập.
Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài này nhằm thay đổi cách nhìn nhận về
môn học của học sinh, tạo hứng thú học tập. Học sinh thấy ý nghĩa và tác dụng
thực tiễn của môn học.
2.3. Nội dung.
2.3.1. Chuẩn bị
* Chuẩn bị của học sinh.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh, mỗi nhóm một nội
dung [1].
Nhóm 1:
Oxi và vấn đề ô nhiễm không khí
Gợi ý nội dung cần truyền đạt
- Tính chất của oxi ? Nguồn cung cấp oxi?
- Vai trò của oxi?
- Thực trạng nguồn không khí hiện nay?
- Nguyên nhân ? Giải pháp khắc phục?
- Liên hệ với bản thân và địa phương em?
Nhóm 2:
Clo và vấn đề ô nhiễm nguồn nước
Gợi ý nội dung cần truyền đạt
- Tính chất của Cl2 ?
- Vai trò của Cl2?

- Thực trạng nguồn nước sạch hiện nay ?
- Nguyên nhân ? Giải pháp khắc phục?
- Liên hệ với bản thân và địa phương em?
Nhóm 3:
Ozon và vấn đề lỗ thủng tầng ozon
Gợi ý nội dung cần truyền đạt
- Tính chất của ozon ?
- Vai trò của ozon?
- Thực trạng tầng ozon hiện nay?
- Nguyên nhân ? Giải pháp khắc phục?
- Liên hệ với bản thân và địa phương em?

3


+ Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ cùng với các thành viên lên kế hoạch thực
hiện.
+ Hình thức thể hiện tự chọn: thuyết trình bằng tranh ảnh, powerpoint, hỏi
đáp, kịch ….
+ yêu cầu: Truyền tải được chủ đề của nhóm một cách dễ hiểu, có tính
thực tiễn và có sự liên hệ thực tế, thể hiện được ý kiến cá nhân, ý kiến của nhóm
về vấn đề môi trường tại địa phương.
+ Thời gian: Mỗi nhóm tối đa 20 phút
+ Phạm vi tổ chức hoạt động: Theo đơn vị lớp.
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Chuẩn bị các nội dung kiến thức liên quan đến clo, oxi, ozon .
- Chuẩn bị tài liệu các vấn đề : ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, lỗ thủng
tầng ozon.
- Cùng học sinh chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho buổi hoạt động.
- Duyệt nội dung góp ý hoàn thiện các nội dung của từng nhóm.

2.3.2. Kết quả chuẩn bị của các nhóm
Nhóm 1: Oxi và vấn đề ô nhiễm không khí
- Hình thức: Diễn kịch “ Ô nhiễm không khí và sức khỏe con người”
- Nội dung:
Bối cảnh 1: Tại bãi biển Sầm Sơn vào một buổi chiều hè
Trâm Anh ( cháu gái – đang là học sinh) đang cùng bà đi dạo ( bà nhiều
tuổi mắc bệnh cao huyết áp, hen suyễn)
Bà: Không khí tại bãi biển Sầm Sơn mình thật trong lành và mát, dễ chịu
cháu nhỉ.
Cháu: Vâng ạ! Không khí này rất tốt cho sức khỏe đấy ạ. Nên Sầm Sơn
mình luôn thu hút rất đông khách về nghỉ đấy bà.
Hai bà cháu dừng nghỉ chân tại ghế đá nơi công viên cạnh bờ biển và nói
chuyện.
Cùng lúc đó ngay ghế bên cạnh có 2 bạn học sinh Mai ( học sinh ngoan)
và Hoàng ( một học sinh nam còn thường xuyên vi phạm nề nếp – gia đình có
điều kiện, bố mẹ kinh doanh khách sạn).
Hoàng châm thuốc lá hút nhả khói rất thản nhiên.
Mai: Cậu bỏ ngay thuốc lá đi
Hoàng: Việc của cậu à.
Lúc đó ở ghế bên cạnh bà ngửi thấy mùi thuốc lá cảm thấy khó chịu, nên
Trâm Anh sang nhắc nhở.
Trâm Anh: Bạn ơi, bạn nên bỏ ngay thuốc lá đi, hút thuốc rất độc hại cho
bạn và cho những người xung quanh.
Hoàng: Đây đâu phải công viên nhà cậu. Cậu không thích thì đi chỗ
khác.
4


Mai: Trâm Anh nói đúng đấy. Cậu có biết trong khói thuốc có 7000 hóa
chất khác nhau trong đó 250 loại có thể gây ung thư[3]. Nó cũng là nguyên

nhân gây ô nhiễm không khí thứ mà cậu đang hít thở đấy.
Trâm Anh và Mai cố gắng giải thích cho Hoàng về tác hại của khói
thuốc và sự ô nhiễm nguồn không khí nhưng Hoàng không nghe và đã xảy ra sự
cãi cọ to tiếng giữa Hoàng, Mai và Trâm Anh.
Trong lúc đó, bà cảm thấy mệt và khó chịu khi hít phải không khí có khói
thuốc nên Mai và Trâm Anh phải nhờ thêm người xung quanh đưa bà về nhà. Để
Hoàng một mình lại với sự ân hận nhìn theo bà và những gì mình vừa gây ra.
Bối cảnh 2:
Hoàng về nhà thì gặp ngay đoàn khách du lịch vừa vào khách sạn nhà
mình đang truyện trò vui vẻ.
Khách 1: Vừa vào đến đất Sầm Sơn là thấy không khí thật trong lành, mát
mẻ, khỏe hẳn người.
Khách 2: Chẳng bù cho không khí ô nhiễm đầy khói bụi đến ngạt thở ở
thành phố mình. Xe cộ đông đúc xả khí cũng đã đủ ô nhiễm, cộng thêm các nhà
máy thải khí và số lượng người đông như thế nên đến oxi để thở cũng không đủ,
chưa nói đến những lúc gặp mấy cậu thanh niên hút thuốc ngay chỗ đông
người.
Nghe được cuộc nói chuyện ngắn của 2 vị khách, Hoàng cảm thấy mình
cần làm gì đó. Cầm máy gọi cho Mai hỏi thăm sức khỏe của bà và xin lỗi vì
hành vi của mình. Mai hẹn Hoàng ngày mai đi tham dự buổi hoạt động ngoại
khóa về môi trường tại lớp 10A2 với mình.
Bối cảnh 3: Tại buổi hoạt động ngoại khóa
Hoàng đã được nghe các bạn trao đổi về các vấn đề:
- O2 chỉ chiếm 20% thể tích không khí nhưng có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc duy trì sự sống và sức khỏe cho con người, động thực vật[1].
- O2 có nguồn cung cấp là từ cây xanh[1].
- Hiện nay không khí đang bị ô nhiễm ngày càng nặng do: Tự nhiên
( hoạt động núi lửa, cháy rừng, do bảo cát ….) và do con người ( do công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp các nhà máy và các cơ sở công nghiệp xả thải,
hoạt động nông nghiệp sử dụng phân bón thuốc trừ sâu bừa bải, do dịch vụ

buôn bán xả thải, chất thải sinh hoạt cũng như các hoạt động vui chơi giải trí và
sự phát triển của các phương tiện giao thông…)[4]
- Sự ô nhiễm không khí gây tác hại vô cùng lớn đến sức khỏe con người:
Bệnh hen phế quản, các bệnh về hô hấp, ung thư, tim mạch… [4]
- Các biện pháp góp phần giảm ô nhiễm không khí: Nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường cho con người chú trọng giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ, Sản xuất
công nghiệp phải được xử lí chất thải trước khi xả vào môi trường, giảm tối
thiểu các phương tiện giao thông cá nhân tăng cường sử dụng phương tiện công
cộng…, sử dụng đúng cách các loại thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.
không xả thải sinh hoạt bừa bãi và đặt biệt trồng và bảo vệ nguồn cung cấp oxi
từ cây xanh[4].
5


Sau khi nghe các vấn đề về ô nhiễm không khí mà các bạn trong
buổi hoạt động ngoại khóa trao đổi Hoàng đã hiểu ra và xin đề xuất ý kiến về
việc tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường ngay tại Sầm Sơn trong dịch hè
này.
- Tham gia đội tình nguyện tuyên truyền và giữu gìn vệ sinh môi trường
tại biển Sầm Sơn do Thành Đoàn Sầm Sơn và Đoàn trường THPT Sầm Sơn tổ
chức. Đội tình nguyện thường xuyên tham ra dọn rác tại bãi biển, tuyên truyền
nhắc nhở người dân và du khách trong việc bảo vệ môi trường.
- Góp ý và có các phương pháp xử lý rác thải ngay trong các hoạt động
sinh hoạt, kinh doanh ngay tại khách sạn nhà hàng của gia đình và những người
thân tạo môi trường du lịch thân thiện góp phần làm cho Sầm Sơn trở thành THÀNH PHỐ XANH.
Một số hình ảnh trong tiểu phẩm của nhóm 1:

Hình ảnh trong vở kịch chủ đề “ ô nhiễm không khí và sức khỏe con người”

Hành động thiết thực của học sinh trong công tác bảo vệ môi trường

Nhóm 2: Clo và vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
+ Hình thức thuyết trình
+ Nội dung chuẩn bị của học sinh

6


Clo hay chlorine là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có
ký hiệu Cl và thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Clo có ái lực điện tử cao nhất
và có độ âm điện đứng thứ 3 trong tất cả các nguyên tố[1].
Clo tồn tại ở 2 dạng đó là dạng lỏng và dạng khí.
+ Ứng dụng của Clo trong sinh hoạt và sản xuất.
- Clo được biết đến chủ yếu trong điều chế nhựa PVC cũng như các chất
dẻo hay cao su[1].
- Clo có tác dụng khử trùng.Chủ yếu dùng khí Clo là phổ biến nhất. Khi
dùng trong xử lý nước, dưới môi trường áp suất cao và làm lạnh, Clo được
chuyển hóa ở dạng lỏng[1].
- Người ta sử dụng khí Clo ở dạng axít hipoclorơ HClO để khử trùng
trong hồ bơi, hệ thống cấp nước, xử lý nước thải[1].
- Clo được dùng trong quá trình sản xuất giấy, thuốc nhuộm, thuốc trừ
sâu, sơn… và nhiều đồ vật sử dụng hàng ngày khác[1].
Ngoài ra, nó là nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất hữu cơ và vô
cơ[1].

Một số ứng dụng của Clo
+ Thực trạng ô nhiễm nguồn nước.
Tại các khu công nghiệp hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn
nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô
nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn
nước[4].

Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm
tắc đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời ta lại
phải đi thông cống để thoát nước. Những con sông Nhuệ, sông Tô Lịch đen kịt,
bốc mùi hôi vì rác thải[4].
7


Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất
thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch
nước ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh
do nước gây ra[4].
Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón và các chất bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp dẫn đến các kênh mương, sông hồ bị ô nhiễm ảnh hưởng
đến sức khỏe con người[4].
Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước,
và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do
sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có
1.136 người chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân
cận cũng chết bởi ung thư[5].

Tình trạng nước thải và rác thải làm ô nhiễm nguồn nước[5].
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
( 1). Từ rác thải sinh hoạt
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt trong quá trình sinh hoạt, vệ
sinh của con người từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học
thải ra môi trường mà không qua xử lý[4].
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân
hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất rắn). Tùy
theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có
trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nói chung mức

sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Do đó, bệnh tật có
điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường[4].

8


(2). Từ sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc (nước tiểu gia súc, thức
ăn thừa không qua xử lý ) và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác (thuốc
trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc
hại) có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản
xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều gấp
ba lần liều lượng khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng các loại
thuốc trừ sâu đã bị cấm như Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun
xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động[4].
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan
trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn
dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới lượng nước[4].
Đa số nông dân không có kho cất bảo quản thuốc, thuốc khi mua chưa sử
dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, gần nguồn nước sinh hoạt. Phần
lớn vỏ chai thuốc trừ sâu sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn
lại được gom để bán phế liệu[4].

(3). Từ sản xuất công nghiệp
Các chất thải, nước thải, từ hoạt động sản xuất công nghiệp do tốc độ đô thị
hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được
thành lập, do đó lượng rác thải, nước thải của các hoạt động công nghiệp ngày
càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con
sông, nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng nước hiện nay[4].


9


Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý thải trực tiếp ra tự nhiên[5].
(4). Nguyên nhân tự nhiên tác động đến môi trường nước[4].
- Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là
nguyên nhân gây ô nhiễm nước.
- Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt... hoặc do các sản phẩm từ hoạt
động sống của sinh vật chưa kể xác chết của chúng.
- Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu
cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó sẽ ngấm sâu vào nguồn nước ngầm,
gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
- Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn,
cáu cặn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ
rác, và cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được cất giữ.
- Lụt lội kéo dài có thể ô nhiễm nặng nề hơn do hóa chất dùng trong nông
nghiệp, khu công nghiệp phế thải,... Ô nhiễm nguồn nước do các yếu tố tự nhiên
(Núi lửa, bão lụt, xói mòn...) có thể sẽ rất nghiêm trọng.
Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước,
ví dụ như nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, nước lấy từ lòng đất
thường chứa nhiều canxi..
+ Hướng khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
- Biện pháp khắc phục những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
- Người dân ngày càng ý thức hơn về bảo vệ môi trường sống của mình.
- Các công ty xí nghiệp nên có các bể xử lý nguồn nước thải trước khi xả
ra môi trường.
- Các cơ quan chức năng, đoàn thể cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra
các công ty để tránh tình trạng vì lợi nhuận mà các công ty không chấp hành luật
bảo vệ môi trường.
- Ngoài ra, người dân cũng nên tự bảo vệ sức khỏe gia đình bằng hệ thống

lọc nước giếng khoan gia đình, máy lọc xử lý nước để có thể loại bỏ hoàn toàn
các chất cặn bẩn, chất độc hại, các kim loại nặng... tạo nước tinh khiết để uống
nước, trực tiếp không cần đun nấu.
Tại thành phố Du lịch – Sầm Sơn tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng
đang diễn ra do rác thải sinh hoạt của người dân và du khách, chất thải từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch . Cần nâng cao ý thức và bắt tay
vào những hoạt động cụ thể, thiết thực để bảo vệ môi trường nước trong sạch, an
toàn hơn. Vì nguồn nước trong sạch là điều thiết yếu để có được một cuộc sống
khỏe mạnh.
Một số hình ảnh hoạt động của nhóm 2
10


Nhóm 3: OZON VÀ VẤN ĐỀ LỔ THỦNG TẦNG OZON
+ Hình thức: nhóm 3 chọn hình thức thuyết trình
+ Nội dung nhóm 3 chuẩn bị:
Sự tạo thành O3
- Do sấm sét và sự oxi hóa một số hợp chất hữu cơ (nhựa thông, rong
biển)
ozon được tạo thành trong khí quyển[1].
- Tầng ozon được hình thành là do tia tử ngoại của mặt trời chuyển hóa[1]:
uv
3 O2
→
2 O3
Vai trò của O3
Ozon có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trái đất, với môi trường sống và
với con người chúng ta. Nhiệm vụ của tầng ozon là hấp thụ các tia cực tím bức
xạ của mặt trời, không cho chúng chiếu xuống trái đất, giúp bảo vệ sự sống
và môi trường trên trái đất. Tia cực tím là những tia rất có hại cho con người,

nhờ tầng ozon che chắn, con người có thể tránh được việc mắc phải các bệnh về
da và ung thư, ngăn cản được những tác động xấu đến sự đa dạng sinh học và
bảo vệ được sự cân bằng sinh thái trên trái đất[2].

Trong đời sống[5].
- Do tính oxi hoá mạnh, O3 giết chết vi khuẩn trong không khí vì vậy O 3
với nồng độ bé (< 0,06 % về thể tích) làm không khí trong lành.
- Trong thương mại: Dùng để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn …
- Trong đời sống: Để khử trùng thức ăn, khử mùi, diệt trùng nước uống,
chữa răng sâu, bảo vệ hoa quả.
- Trong CN hoá học, để ozon hoá hợp chất hữu cơ.
11


Thực trạng tầng ozon hiện nay[5].
Tầng O3 hiện nay đang ngày càng ngày càng mỏng, diện tích lỗ thủng
tầng ozon ngày càng tăng. Các nhà khoa học hiện nay chưa có cách “ vá” lành.

Hình ảnh lỗ thủng tầng O3 theo thời gian
Nguyên nhân gây lỗ thủng tầng ozon[2].
Nguyên nhân chính của hiện tượng này đến từ hoạt động của con người.
Đó là sự giải phóng quá mức clo và brom từ các hơp chất nhân tạo như CFC,
halon, CH3 CCl 3 (Methyl chloroform), CCl4 (Carbon tetrachloride), HCFC
(hydro-chlorofluorocarbons), hydrobromofluorocarbons và methyl bromide.
Chúng đã được chứng minh hiện hữu trên tầng ozon. Các chất khí này được gọi
là ODS – các chất chính làm suy giảm tầng ozon.
Các gốc tự do clo và brom phản ứng với phân tử ozone và phá hủy cấu
trúc phân tử của chúng, do đó làm suy giảm tầng ozone. Một nguyên tử clo có
thể phá vỡ hơn 100.000 phân tử ozon. Nguyên tử brom được cho là có sức tàn
phá gấp 40 lần so với các nguyên tử clo.


12


Tầng ozon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra,
các hóa chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra

Sự phân hủy O3 của các gốc tự do sinh ra từ CFC[5].
Tác hại của lỗ thủng tầng ozon[4].
+ Thủng tầng ozon sẽ làm suy giảm sức khỏe của cơ thể người và động
vật. Nó phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người cũng như động vật, điều
đó đồng nghĩa với việc con người và động vật sẽ dễ mắc bệnh hơn
+ Làm hủy hoại các sinh vật nhỏ: Thủng tầng ozon sẽ làm mất cân bằng
hệ sinh thái động thực vật biển. Tia UV tăng lên thì sẽ có ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quá trình sinh trưởng của các loài tôm, cua, cá,… và cũng làm giảm
khả năng sinh sản của chúng.
+ Làm giảm chất lượng không khí: Tầng ozon suy giảm sẽ làm tăng
lượng bức xạ tử ngoại UV-B đến mặt đất, làm tăng phản ứng hóa học từ đó sẽ
dẫn đến ô nhiễm khí quyển.
+ Gây hại đến thực vật và giảm năng suất cây trồng.
+ Tác động tới vật liệu: Bức xa của tia tử ngoại sẽ làm giảm nhanh tuổi
thọ của các vật liệu, làm mất độ bền chắc.
+ Ngoài ra nó còn đóng góp vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính.
Con người cần làm gì để bảo vệ tầng ozon?
1. Các nước cùng tham gia Nghị định thư MONTREAL giảm phát thải khí
CFC, kí kết vào ngày 16-9-1987, đã có hiệu lực từ 1-1-1989. Việt Nam đã tham
gia ký công ước ngày 26/1/1994. Là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo
vệ tầng Ozon bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là
chịu trách nhiệm về suy giảm Ozon.
2. Hằng năm tổ chức trồng cây gây rừng.

3. Có các biện pháp thiết thực để bảo vệ rừng lá phổi xanh của con người.
4. Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân.
5. Sử dụng các loại năng lượng khác như gió, ánh sáng mặt trời, sóng
biển.
6. Xử lí ô nhiễm các khu công nghiệp, nhà máy, các đô thị.
7. Giáo dục tư vấn, tuyên truyền để bảo vệ tấm lá chắn chung của trái đất
– tầng Ozon.
8. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khi không cần thiết
13


9. Nên sử dụng các phương tiện công cộng để giảm khói bụi
Những việc cần làm với học sinh để góp phần bảo vệ tầng ozon
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ
cấp học đầu tiên thông qua tất cả các môn học và các hoạt động ngoại khóa.
Giáo dục ý thức vệ sinh, không xả rác sinh hoạt bừa bải. Mỗi học sinh là một
tuyên truyền viên đến bố mẹ, gia đình và cộng đồng nơi các em sinh sống, trong
các hoạt động sinh hoạt sản xuất, kinh doanh của chính gia đình và địa phương
các em.
Tham gia tích cực các hoạt động vì môi trường góp phần tạo nên môi
trường thành phố du lịch XANH, SẠCH, ĐẸP

Chung tay bảo vệ môi trường
Một số hình ảnh hoạt động của nhóm 3
Lỗ thủng tầng ozon
mù quang hóa
Nguyên nhân gây lỗ thủng tầng ozon
khắc phục

Hiện tượng

Các biện pháp

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này trên
lớp ,tôi thấy rõ hiệu quả mà nó đem lại đã được học sinh và các đồng nghiệp
trong trường ghi nhận và học tập.
2.4.1. Với học sinh:
- Các em cảm thấy hứng thú hơn rất nhiều trong việc học tập môn Hóa
Học, dần xóa đi cảm giác khô khan; khó gần, khó học đối với môn Hóa Học.
Các em thấy được tính thiết thực của môn học từ đó chủ động chiếm lĩnh kiến
thức một cách vui vẻ, thoải mái và hiệu quả.

14


- Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm nhỏ

nhất, gần gủi thiết thực nhất ngay trong đời sống hàng ngày của các em và gia
đình cũng như các hoạt động ngay chính địa phương mình.
- Các em có buổi hoạt động ngoại khóa vui vẻ. Các em có cơ hội thể hiện
các khả năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, hiểu biết và những suy nghĩ của
mình về các vấn đề trong học tập, xã hội một cách tự tin. Là cơ hội để học sinh
phát triển một cách toàn diện các kỹ năng xã hội.
2.4.2. Với giáo viên:
- Bản thân tôi thấy có thể góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đó là phát
triển toàn diện cho học sinh về kiến thức và kỹ năng.
- Đánh giá được mức độ nắm kiến thức ( clo, oxi, ozon) và khả năng vận
dụng của học sinh vào vấn đề thực tiễn. Giáo viên đánh giá được khả năng sáng
tạo, khả năng làm việc nhóm và nhiều kỹ năng riêng của từng học sinh từ đó

góp phần đánh giá ,khuyến khích học sinh phát triển tối đa khả năng của mình.
- Đây là hoạt động có tính giáo dục lớn.
- Khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh với môn Hóa Học giúp việc dạy
và học môn hóa học trong năm học tiếp theo đạt hiệu quả cao.
- Nhiều đồng nghiệp sau khi tham dự và sử dụng cũng thấy có nhiều hiệu
quả rõ rệt so với trước kia khi không tổ chức cho học sinh các hoạt động như
vậy.
2.4.3. Kết quả thực nghiệm:
Tôi đã tiến hành nghiện cứu thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm ‘‘ KHƠI
GỢI HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
NGOẠI KHÓA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” trên 2 lớp 10A2 và 10A8 tại trường
THPT Sầm Sơn, đánh giá mức độ hứng thú và khả năng vận dụng kiến thức và ý
thức bảo vệ môi trường cả các em.
Lớp 10A2 tổ chức hoạt động ngoại khóa theo chủ đề như đề tài đã nêu.
Lớp 10A8 chưa tổ chức hoạt động ngoại khóa. Tiến hành lấy ý kiến thăm dò
thông qua các câu hỏi sau:
Câu 1: Em học môn Hóa học vì.
A. Vì Hóa học là môn bắt buộc trong chương trình, học hóa nhưng không
hiểu để làm gì.
B. Vì Hóa học là môn thi THPTQG, học chỉ để thi, chưa tìm thấy niềm
đam mê với môn học.
C. Vì Em có hứng thú với môn học.Hóa học có tính thiết thực trong đời
sống, em có thêm nhiều hiểu biết và kỹ năng thông qua môn học.
Câu 2: Hóa học là môn học xa rời thực tế.
A. Đúng , kiến thức mới, xa thực tiễn.
B. Sai, rất gần gủi trong đời sống và rất cần thiết.
C. Có tính thực tế nhưng không nhiều.
Câu 3: Phương pháp học môn hóa học
A. Đa dạng, thú vị , dễ hiểu.
15



B. Nhàm chán, khó hiểu
C. Có nhiều phương pháp nhưng em vẫn chưa thấy hứng thú
Câu 4: Em học môn hóa học với tâm thế
A. Bắt buộc
B. Yêu thích
C. Bình thường
Kết quả:
Lớp
sĩ số
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
10A2
47
42 hs chọn C
44 hs chọn B
39 hs chọ A 39 hs chọn B
4 hs chọn B
3 hs chọn C
8 hs chọn C
8 hs chọn C
1 hs chọn A
10A8
44
25 hs chọn C
27 hs chọn B
25 hs chọ A 25 hs chọn B

16 hs chọn B
17 hs chọn C
19 hs chọn C 17 hs chọn C
3 hs chọn A
2 hs chọn A
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy tỉ lệ số học sinh yêu thích môn Hóa học
tăng lên. Mục đích học tập của các em cũng thay đổi từ thụ động sang chủ động
cho thấy hiệu quả rỏ rệt của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong việc
tổ chức dạy học môn Hóa học.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Từ kết quả thực tế của hoạt động ngoại khóa trong môn Hóa Học gắn liền
vói thực tiễn cho thấy rõ hiệu quả nó đem lại với học sinh và giáo viên. Góp
phần vào thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục phát triển con
người toàn diện vừa có kiến thức vừa có năng lực, gắng việc học với thực hành
và đời sống
Tôi tin rằng, nếu sáng kiến kinh nghiệm của Tôi nêu trên đây được các bạn
đồng nghiệp tham khảo, áp dụng phù hợp vào quá trình giảng dạy của mình sẽ
đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt với những học sinh lớp 10 cần khơi gợi ở các em
hứng thú học tập với môn Hóa Học để hiệu quả học tập trong những năm tiếp
theo tốt hơn.
3.2 . Kiến nghị.
Mặc dù đã bỏ nhiều tâm huyết để nghiên cứu, xây dựng nên cũng như
được sự góp ý giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp tại trường để hoàn thiện sáng
kiến kinh nghiệp này nhưng có thể vẫn còn nhiều thiếu sót và còn những điểm
chưa phù hợp ở các tình huống giáo dục khác nhau nên mong các bạn đồng
nghiệp ở những đơn vị khác góp ý và phát triển để sáng kiến kinh nghiệm này
hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rải ở các trường.
Hình thức hoạt động ngoại khóa này gắn liền môn Hóa học với thực tiễn

cần được linh hoạt áp dụng sớm đối với học sinh lớp 10 và tiếp tục đối với học
sinh lớp 11, 12 thông qua nội dung kiến thức phù hợp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
16


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hoá, ngày 5 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Vũ Thi Quỳnh

17


Tài liệu tham Khảo
[1] Sách giáo khoa Hóa Học 10 cơ bản, nâng cao
[2]Sách giáo viên môn Hóa Học
[3]Tạp chí Hóa học và Ứng dụng
[4]Tạp trí Môi trường và cuộc sống
[5]Các tài liệu, thông tin về ô nhiễm môi trường có trên mạng internet

18




×