Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Xây dựng công thức tổng quát giải bài tập di truyền học quần thể khi chịu tác động của các nhân tố tiến hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.33 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG CÔNG THỨC TỔNG QUÁT GIẢI BÀI TẬP
DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ KHI CHỊU TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA

Người thực hiện: Mai Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HÓA NĂM 2020
1


MỤC LỤC
Trang
1.1
1.2
1.3
1.4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài …………………………………………….....
Mục đích nghiên cứu ……………………………………..........
Đối tượng nghiên cứu ………………………………….............
Phương pháp nghiên cứu ………………………………………


3
4
4
4

PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1
2.2
2.3
2.4

1.
2.

Cơ sở lí thuyết…………………………………………………….
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…...
Các giải pháp thực tiễn………………........................................
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường......................................
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận…………………………………………………………..
Kiến nghị ………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2

5
8
8
18

19
19


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu tất yếu đối với
dạy học Sinh học nói chung đặc biệt là Sinh học 12 nói riêng trong đó có chương
Di truyền học quần thể.
Chương Di truyền học quần thể là một chương học mà cả phần lí thuyết và bài
tập đều nằm trong nội dung thi THPT Quốc gia và thi học sinh cấp tỉnh. Nội dung
và cách thức ra câu hỏi phần Di truyền học quần thể đa dạng, yêu cầu học sinh phải
vận dụng kiến thức tốt. Trong sách giáo khoa Sinh học 12, nội dung Chương Di
truyền học quần thể khá ngắn gọn trong một chương gồm 02 bài, chủ yếu là kiến
thức lí thuyết. Mà trong các đề thi phần này chủ yếu là các bài tập. Nên khi gặp các
bài tập dạng này, học sinh thường lúng túng, tốn nhiều thời gian hoặc giải một cách
máy móc dựa trên các dạng đã có sẵn. Tôi đã tiến hành một cuộc điều tra kĩ năng giải
bài tập của học sinh về dạng bài tập di truyền học quần thể khi chịu tác động của các
nhân tố tiến hóa tại lớp chuyên Sinh và thu được kết quả như sau:
Loại điểm
<5
5 đến < 6,5
6,5 đến < 8
8 đến 10
Tổng số HS
6/26
10/26
8/26
2/26
Tỉ lệ (%)

23,1%
38,5%
30,8%
7,6%
Như vậy đa số học sinh chưa biết giải bài tập dạng này. Số điểm trung bình và
dưới trung bình cịn chiếm số lượng lớn 61,6%.
Về sáng kiến kinh nghiệm: có nhiều sáng kiến, chuyên đề đề cập đến phương
pháp giải bài tập Di truyền học quần thể. Nhưng hầu hết các sáng kiến, chuyên đề
đều chỉ dừng lại ở nội dung áp dụng định luật Hacdi-Vanbec để giải bài tập khi
quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, mà cịn rất ít sáng kiến, chuyên đề viết về
phương pháp giải bài tập Di truyền học quần thể khi chịu tác động của nhân tố tiến
hóa.
Để góp phần khắc phục tình trạng trên, tôi mạnh dạn xây dựng sáng kiến
“Xây dựng công thức tổng quát giải bài tập Di truyền học quần thể khi chịu tác
động của các nhân tố tiến hóa” với mong muốn sẽ phần nào nâng cao chât
lượng giảng dạy môn Sinh học tại trường, công tác ôn luyện học sinh giỏi cấp
tỉnh và thi THPT Quốc gia.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học
Sáng ki
ến này đề xuất phương pháp xây dựng công thức để giải bài tập di
truyền học quần thể khi chịu tác động của các nhân tố tiến hóa,nhằm giúp học
sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập trong chương Di truyền học quần thể nhanh
chóng hơn.

3


Thông qua việc giải tốt các bài tập sinh học, học sinh sẽ có được những kỹ
năng so sánh, phân tích, tổng hợp … do đó phát triển tư duy. Đặc biệt bài tập sinh

học giúp học sinh củng cố kiến thúc có hệ thống cũng như vận dụng những kiến
thức đã học vào việc giải quyết những tình huống cụ thể, làm cho bộ môn trở nên
hấp dẫn, lôi cuốn các em hơn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Áp dụng trong các tiết chuyên đề, tiết bài tập môn Sinh học lớp 11, 12
Chuyên Sinh.
Có thể áp dụng vào việc dạy và học môn Sinh học với tất cả đối tượng học
sinh THPT và ôn luyện học sinh giỏi cấp tỉnh cho học sinh lớp 11, 12
Giáo viên ôn luyện THPT Quốc gia trong trường THPT Thạch Thành 1 và các
giáo viên trong toàn tỉnh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu nội dung chương < Di
truyền học> Sinh học lớp 12, nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn thực hiện chương
trình; nghiên cứu các PPDH tích cực; nghiên cứu đặc thù mơn Sinh học.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm có đối chứng để kiểm tra
hiệu quả của đề tài.

4


PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý thuyết.
2.1.1. Khái niệm quần thể
* Khái niệm quần thể: Là 1 nhóm cá thể cùng lồi, sống trong 1 khoảng không
gian xác định, ở vào 1 thời điểm xác định và có khả năng sinh ra các thế hệ con
cái để duy trì nịi giốngcủa quần thể.
2.1.2 Đặc trưng di truyền của quần thể
* Đặc trưng di truyền của quần thể:
- Quần thể có vốn gen đặc trưng:

+ Vốn gen: là tập hợp các alen có trong quần thể ở 1 thời điểm xác định.
+ Đặc điểm vốn gen: là tần số alen và tần số kiểu gen.
- Mỗi quần thể có cấu trúc di truyền riêng.
- Cách tính tần số alen và kiểu gen của quần thể:
+ Tần số alen: Bằng số lượng alen đó trên tổng số alen của gen đó trong
quần thể tại 1 thời điểm xác định.
+ Tần số kiểu gen: Bằng số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong
quần thể.
2.1.3. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối
gần
* Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần:
- Quần thể tự thụ phấn: Thành phần kiểu gen của quần thể cây tự thụ phấn
qua các thế hệ thay đổi theo hướng tăng dần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm
dần số kiểu gen dị hợp.
Công thức tổng quát:
n
1
 ÷
2

+ Tần số kiểu gen dị hợp tử:
+ Tần số kiểu gen đồng hợp tử trội bằng hợp tử lặn:
n
1
 ÷
2

[1]/2
- Quần thể giao phối gần: Giao phối gần làm biến đổi cấu trúc di truyền của
quần thể theo hướng tăng dần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần số kiểu gen dị

hợp.
* Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối:
5


- Khái niệm: Quần thể được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể
lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối:
+ Trong quần thể ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với
nhau tạo nên 1 lượng lớn biến dị di truyền (BDDT) rất lớn làm nguyên liệu cho
tiến hố và chọn giống.
+ Duy trì tần số các kiểu gen khác nhau (đa dạng di truyền) trong quần thể 1
cách không đổi trong những điều kiện nhất định.
* Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể:
- Nội dung đinh luật Hacđi- vanbec: Trong 1 quần thể lớn ngẫu phối nếu
khơng có các yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần
thể sẽ duy trì khơng đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức:
p2 + 2 pq + q2 = 1.
- Công thức:
Goi pA là tần số của alen A
Gọi q a là tần số của alen a
p2 AA + 2pq Aa + q2 aa= 1
hoặc:
p2 AA : 2 pq Aa : q2 aa
pA = 1 - qa
qa = 1 - PA
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật:
+ Quần thể phải có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
+ Khơng có tác động của chọn lọc tự nhiên (các cá thể có kiểu gen khác

nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau).
+ Khơng có đột biến (đột biến không xảy ra hoặc xảy ra thì tần số ĐB thuận
phải bằng tần số đột biến nghịch).
+ Quần thể phải được cách li với quần thể khác (Khơng có sự di nhập gen
giữa các quần thể).
- Ý nghĩa của định luật Hacdi- Vanbec:
+ Thực tiễn: Từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn thì tần số của alen lặn,
alen trội cũng như tần số của các loaị gen trong quần thể.
+ Lí luận: Phản ánh được trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể.
Giải thích được sự duy trì ổn định quần thể qua thời gian dài trong tự nhiên.
2.1.4 Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hoá.
* Quan niệm tiến hoá và nguồn nguyên liệu tiến hoá:
- Tiến hoá nhỏ: Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể, xuất
hiện sự cách li sinh sản với quần thể gốc → Hình thành lồi mới (quy mơ nhỏ).
- Tiến hố lớn: Là q trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu
năm, làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài .
6


- Nguồn biến dị di truyền của quần thể:
+ Đều được phát sinh do đột biến nhờ quá trình giao phối tổ hợp các alen
tạo nên biến dị tổ hợp.
+ Sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ các quần thể khác loài.
* Các nhân tố tiến hố: Trong tự nhiên quần thể ln chịu tác động của các
nhân tố tiến hóa.
- Khái niệm nhân tố tiến hoá: Là nhân tố làm thây đổi tần số alen và thành
phần kiểu gen của quần thể.
- Các nhân tố tiến hoá:
+ Đột biến:
Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Tần số đột biến ở từng gen thấp (10 -6 – 10-4): Mỗi cơ thể có hàng vạn gen
mỗi quần thể có nhiều cá thể tạo nên nhiều alen đột biến ở mỗi thế hệ.
Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá: (ĐB gen tạo alen
mới ....) qua giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
Đột biến làm biến đổi tần số tương đối của các alen (rất chậm)
+ Di – nhập gen:
Là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.
Di nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần
thể.
Có thể mang đến alen mới làm cho vốn gen của quần thể thêm phong phú.
+ Chọn lọc tự nhiên (CLTN):
CLTN thực chất: Là q trình phân hố về mức độ thành đạt sinh sản của
các cá thể với những kiểu gen khác nhau.
CLTN: Tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi cấu trúc
di truyền của quần thể theo 1 hướng xác định (1 nhân tố tiến hố có hướng).
CLTN đóng vai trị sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích
nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các
đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.
CLTN quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hoá.
Kết quả: Trong quần thể có nhiều kiểu gen thích nghi.
Q trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào
tốc độ sinh sản, khả năng phát tán và tích luỹ các đột biến của lồi cũng như phụ
thuộc vào áp lực CLTN.
Tốc độ CLTN tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố:
Chọn lọc chống lại alen trội nhanh hơn chọn lọc chống lại alen lặn.
Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong mơi tr ường này
nó có thể là thích nghi nhưng trong mơi trường khác lại có thể khơng thích nghi.
+ Các yếu tố ngẫu nhiên:
Sự biến động di truyền: Sự biến đổi về thành phần kiểu gen và tần số alen
của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

7


Sự biến đổi ngẫu nhiên: về cấu trúc di truyền hay xảy ra với những quần
thể có kích thước nhỏ.
Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể không theo 1 chiều hướng nhất định, kết quả tác đọng có thể dẫn đến
làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
+ Giao phối không ngẫu nhiên:
Giao phối khơng ngẫu nhiên gồm: Giao phối có chọn lọc, gai phối cận
huyết, tự thụ phấn.
Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho q trình tiến hố.
Là nhân tố khơng làm thay đổi tần số alen mà lại làm thay đổi tỉ lệ các kiểu
gen trong quần thể theo hướng giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử, tăng tỉ lệ các kiểu
gen đồng hợp tử qua các thế hệ.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Từ năm 2015 đến nay khi giảng dạy phần Di truyền học quần thể, tôi thường
phân loại bài tập thành 2 dạng: Bài tập áp dụng định luật Hacdi – Vanbec khi quần
thể ở trạng thái cân bằng di truyền và bài tập quần thể tự thụ phấn hay nội phối.
Tuy nhiên trong những năm gần, đây ngoài 2 dạng bài tập trên trong đề thi học sinh
giỏi Tỉnh và đề thi THPT Quốc gia còn đề cập đến bài tập di truyền học quần thể
khi chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Khi gặp những bài tập trên học sinh
thường lúng túng và tốn nhiều thời gian giải, ảnh hưởng đến chất lượng tồn bài
thi. Chính vì vậy, sáng kiến được viết lại nhằm hạn chế những nhược điểm và tìm
ra cơng thức chung cho dạng tốn này.
2. Các giải pháp thực tiễn.
3
Để giải quyết Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học Sinh học
hiện nay, tác giả đã“Xây dựng công thức tổng quát giải bài tập Di truyền học

quần thể khi chịu tác động của các nhân tố tiến hóa” với mong muốn sẽ phần
nào nâng cao chât lượng giảng dạy môn Sinh học tại trường, công tác ôn luyện
học sinh giỏi cấp tỉnh và thi THPT Quốc gia.
2.3.1 Xây dựng công thức tổng quát và phương pháp giải bài tập di truyền học
quần thể chịu tác động của nhân tố đột biến:
a. Xây dựng công thức tổng quát:
Để xác định áp lực của quá trình ĐB làm thay đổi tần số alen là không đáng
kể ta xét dưới dạng mơ hình tốn học sau:
Giả sử 1 locut có hai alen A và a. Trên thực tế có thể xảy ra các trường hợp
sau:
- Gen A đột biến thành gen a (đột biến thuận) với tần số u. Chẳng hạn, ở thế hệ
xuất phát tần số tương đối của alen A là p0. Sang thế thệ thứ hai có u alen A bị biến
đổi thành a do đột biến. Tần số alen A ở thế hệ này là: p1 = p0 - up0 = p0 (1-u).
8


Sang thế hệ thứ hai lại có u của số alen A còn lại tiếp tục đột biến thành a. Tần
số alen A ở thế hệ thứ hai là: p2 = p1 - up1 = p1(1-u) = p0(1-u)2.
Vậy sau n thế hệ tần số tương đối của alen A là: p n = p0(1-u)n tương ứng với pn
= p0.e-un.
+ p0 là tần số tương đối của alen ở quần thế ban đầu.
+ u tốc độ đột biến theo chiều thuận.
+ v tốc độ đột biến theo chiều nghịch.
Từ đó ta thấy rằng: tần số đột biến u càng lớn thì tần số tương đối của alen A
càng giảm nhanh.
Như vậy, quá trình đột biến xảy ra một áp lực biến đổi cấu trúc di truyền của
quần thể. Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện tốc độ biến đổi tần số tương đối
của các alen bị đột biến.
- Alen a cũng có thể đột biến thành A (đột biến nghịch) với tần số v.
+ Nếu u = v thì tần số tương đối của các alen vẫn được giữ nguyên không đổi.

+ Nếu v = 0 và u > 0 → chỉ xảy ra đột biến thuận.
+ u ≠ v; u > 0, v > 0 → nghĩa là xảy ra cả đột biến thuận và đột biến nghịch.
Sau một thế hệ, tần số tương đối của a len A sẽ là: p1 = p0 - up0 + vq0
Kí hiệu sự biến đổi tần số A là Δp
Khi đó Δp = p1 - p0 = (p0 - up0 + vq0) - p0 = vq0 - up0
- Tần số tương đối p của alen A và q của alen a sẽ đạt thế cân bằng khi số
lượng đột biến A→ a và a → A bù trừ cho nhau, nghĩa là Δp = 0 khi vq = up. Mà q
= 1 - p.
v
u+v

u
u+v

→ up = v(1- p) ↔ up + vp = v ↔ p =
→q=
b. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Một quần thể động vật có 5.10 4 con. Tính trạng sừng dài do gen A quy định,
sừng ngắn do gen a quy định. Trong quần thể trên có số gen A đột biến thành a và
ngược lại, với số lượng bù trừ cho nhau. Tìm số đột biến đó. Biết A đột biến thành a
với tần số u = 3v = 3.10-3.
Phương pháp giải:
- Gọi p là tần số alen A, p là tần số alen a.
- Tổng số alen trong quần thể: 5.104 .2 = 105 (alen)
- Tần số alen trội, lặn khi có cân bằng mới được thiết lập:
qa =

+ Tần số alen a:

u

3v
3
=
= =0,75
u+v 3v+v 4

p A = 1 - 0,75 = 0,25

+ Tần số alen A:
- Số lượng mỗi alen trong quần thể:
+ Số lượng alen A: 0,25.105 = 2,5.104
9


+ Số lượng alen a: 0,75.105 = 7,5.104
- Số lượng đột biến thuận bằng đột biến nghịch và bằng:
3.10-3 .2,5.104 = 75 (alen) hoặc 10-3 .7,5.104 = 74 (alen)
Bài 2: Giả sử một lơ cut có 2 alen A và a, thế hệ ban đầu có tần số tương đối của
alen A là

p0

. Quá trình đột biến làm cho alen A thành a với tần số u = 10-5.

p0

a. Để
giảm đi 1/2 phải cần bao nhiêu thế hệ?
b. Từ đó em có nhận xét gì về vai trị của q trình đột biến trong tiến hóa?
Phương pháp giải:

a. Vì đột biến diễn ra theo chiều thuận nên ta có: pn = p0(1-u)n
ln 0,5
1
≈ 69000
ln(1 − 10−5 )
2
→ pn = p0(1-u)n ↔ 0,5 = ( 1- 10-5)n ↔ n =
(thế hệ)
b. Nhận xét: Đột biến gây ra áp không đáng kể cho q trình tiến hóa.
c. Bài tập tự luyện:
Bài 1. Trong một quần thể gồm 2.105 alen. Tần số alen a = 25%. Khi quần thể
có 4 alen A bị đột biến thành a va 11 alen a đột biến thành A thì tần số đột biến
trong mỗi trường hợp bằng bao nhiêu? Giả thiết quần thể ban đầu cân bằng.
Bài 2. Trong một quần thể gồm 106 alen. Tần số alen a = 15%. Khi quần thể
có 5 alen A bị đột biến thành a và 7 alen a đột biến thành A thì tần số đột biến trong
mỗi trường hợp bằng bao nhiêu? Giả thiết quần thể ban đầu cân bằng.
Bài 3. Trong quần thể ban đầu có 10 6 alen A và a. Tốc độ đột biến của alen A
là 3.10-5, còn của alen a là 10 -5. Khi cân bằng thì quần thể có số lượng từng alen là
bao nhiêu? (Cho biết khơng tính áp lực của các nhân tố làm biến đổi cấu trúc di
truyền của quần thể.
2.3.2 Xây dựng công thức tổng quát và phương pháp giải bài tập di truyền học
quần thể chịu tác động của nhân tố di nhập gen.
a. Xây dựng công thức tổng quát:
Tốc độ di nhập gen (m) được tính bằng tỉ số giao tử mang gen di nhập so với
số giao tử của mỗi thế hệ trong quần thể. Cũng có thể tính bằng tỉ lệ số cá thể nhập
cư so với tổng số cá thế của quần thể nhận. Ta có lượng biến thiên tàn số alen A
trong quần thể nhận sau một thế hệ di nhập gen là :
Δp = m(p0 - pm)
Trong công thức trên:
- p0, q0 là tần số của alen A, a ở quần thể cho

- pm, qm là tần số alen A, a ở quần thể nhận
Tần số tương đối của các alen sau một thế hệ có nhập cư là:
p1 = p0 + m(p0 - pm)
q1 = q0 + m(q0 - qm)
10


* Ví dụ:
b. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Tần số tương đốin của alen A ở quần thể I là 0,8; của quần thể II là 0,3.
Tốc độ di nhập gen của quần thể I vào quần thể II là 0,2. Tính lượng biến thiên tần
số tương đối của gen A.
Phương pháp giải:
- Tỉ lệ số cá thể nhập cư, lượng biến thiên tần số gen A trong quần thể nhận I
là: Δp = 0,2.(0,3 - 0,8) = - 0,1. Giá trị này cho thấy tần số alen A trong quần thể
nhận giảm đi 0,1 là 0,7.
Bài 2: a. Nêu các hình thức di nhập gen phổ biến ở các nhóm sinh vật: dương
xỉ và nấm, thực vật có hoa, động vật ở nước thụ tinh ngoài, lớp thú?
b. Cho biết tần số tương đối của alen A ở quần thể Y là 0,8; ở quần thể X là
0,3. Số cá thể của quần thể Y là 1600, số cá thể nhập cư từ quần thể X vào quần thể
Y là 400. Hãy xác định tần số của gen A trong quần thể Y ở thế hệ tiếp theo sau khi
di - nhập.
Phương pháp giải:
a. Các hình thức di - nhập:
- Dương xỉ và nấm: phát tán bào tử.
- Thực vật có hoa: phát tán hạt phấn, quả, hoa.
- Động vật ở nước thụ tinh ngoài: sự di cư của các cá thể, phát tán giao tử theo
nước.
- Lớp thú: sự di cư của các cá thể.
b. - Tốc độ di nhập gen: m = 400/(1600 + 400) = 0,2

- Sau 1 thế hệ lượng biến thiên tần số tương đối của alen A trong qần thể nhận
Y là Δp = 0,2 .(0,3 – 0,8)= - 0,1. Như vậy tần số tương đối của alen A giảm xuống
còn: 0,8 – 0,1 = 0,7.
Bài 3: Một son sơng có hai quần thể ốc sên: quần thể lớn (quần thể chính)
ở phía trên và quần thể nhỏ nằm ở cuối dòng trên một hịn đảo (quần thể đảo). Do
nước chảy xi nên ốc chỉ di chuyển được từ quần thể chính đến quần thể đảo mà
không di chuyển ngược lại.
Xét một gen gồm hai alen: A và a. Ở quần thể chính p A= 1, quần thể đảo có
pA= 0,6. Do di cư, quần thể đảo trở thành quần thể mới, có 12% số cá thể là của
quần thể chính.
a. Tính tần số tương đối của alen trong quần thể mới sau di cư.
b. Quần thể mới sinh sản. Vì một lý do nào đó xảy ra q trình đột biến: A ->
a, với tốc độ là 0,3%. Khơng có đột biến ngược.
- Tính tần số tương đối của các alen ở thế hệ tiếp theo của quần thể mới.
Phương pháp giải:
a. - Ta có: Quần thể chính có pA = 1, quần thể đảo: pA = 0,6
Quần thể chính di cư đến quần đảo và chiếm 12% quần thể mới. Vậy quần thể
đảo chiếm 88% trong quần thể mới.
11


- Quần thể mới ở đảo (sau di cư) có tần số tương đối của các alen là:
P mới = 12% x 1 + 88% x 0,6 = 0,648
P mới = 1 - pmới => 1 - 0,648 = 0,352
b. - Tần số đột biến: A thành a là : 0,3%
tần số alen sau đột biến là
pA = 0,648 - (0,3% x 0,648) = 0,646
qa = 1 - 0,646 = 0,354
c. Bài tập tự luyện:
Bài 1: Xét một gen có 2 alen A và alen a: Một quần thể sóc gồm 180 cá thể

trưởng thành sống ở một vườn thực vật có tần số alen A là 0,9. Một quần thể sóc
khác sống ở rừng bên cạnh có tần số alen này là 0,5. Do thời tiết mùa đông khắc
nghiệt đột ngột 60 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng di cư sang quần thể vườn
thực vật để tìm thức ăn và hịa nhập vào quần thể sóc trong vườn thực vật.
a) Tính tần số alen A và alen a của quần thể sóc sau sự di cư được mong đợi là
bao nhiêu?
b) Ở quần thể sóc vườn thực vật sau sự di cư, giả sử tần số đột biến thuận (A
-> a) gấp 5 lần tần số đột biến nghịch (a -> A). Biết tần số đột biến nghịch là 10 -5.
Tính tần số của mỗi alen sau một thế hệ tiếp theo của quần thể sóc này?
c) Giả sử tần số alen (a) của quần thể sóc sống ở quần thể rừng là 0,2575 và
0,5625 ở quần thể hỗn hợp (sau nhập cư), cho biết tốc độ nhập cư là 0,1. Tính tần
số alen (a) ở quần thể sóc ở vườn thực vật ban đầu?
Bài 2: Cho 2 quần thể 1 và 2 cùng lồi, kích thước quần thể 1 gấp đôi quần thể
2. Quần thể 1 có tần số alen A = 0,3. quần thể 2 có tần số alen A = 0,4. Nếu có 10%
cá thể của quần thể 1 di cư qua quần thể 2 và 20% cá thể của quần thể 2 di cư qua
quần thể 1 thì tần số alen A của quần thể 1 và 2 lần lượt là:
A. 0,35 và 0,4
B. 0,31 và 0,38
C. 0,4 và 0,3 D. Bằng nhau = 0,35
Bài 3: Trong một quần thể bướm gồm 900 con, tần số alen quy định cấu trúc
từ chuyển động nhanh của một enzym là 0,7 và tần số alen quy định cấu từ chuyển
động chậm là 0,3. Có 90 con bướm từ quần thể này nhập cư đến một quần thể có q
= 0,8. Tần số alen của quần thể mới là:
A . p= 0,7; q = 0,3 B. p = 0,25; q = 0,75 C. p = 0,75; q = 0,25 D. p = 0,3; q = 0,7
2.3.3 Xây dựng công thức tổng quát và phương pháp giải bài tập di truyền
học quần thể chịu tác động của nhân tố chọn lọc tự nhiên.
a. Xây dựng công thức:
Áp lực của chọn lọc tự nhiên tác động vào cả hai pha: pha đơn bội (chọn lọc
giao tử) và pha lưỡng bội trong chu kì sống của sinh vật bậc cao.
* Chọn lọc giao tử:

Quần thể có cấu trúc: p2AA + 2pq Aa + q2 aa = 1. nếu như giá trị thích nghi
(w) của giao tử mang A lớn nhất (w = 1), còn của giao tử mang a kém 1 (w < 1),
nghĩa là 1 – S. S là hệ số chọn lọc để chỉ mức độ chọn lọc loại bỏ một alen hay kiểu
gen nào đó, cụ thể là a.
12


− sq (1 − q )
1 − sq

Lượng biến thiên tần số tần số q ở đây được xác định: Δq =
Δq có giá trị âm chứng tỏ dưới tác dụng của chọn lọc giao tử q bị giảm. Nếu
sự chọn lọc như thế diễn ra hàng loạt thế hệ thì q bị giảm dần và cuối cùng alen a bị
loại ra khỏi quần thể.
Chọn lọc pha đơn bội có ý nghĩa lớn đối với vi sinh vật và các vi sinh vật có
đơn bội chiếm ưu thế. Ở sinh vật bậc, cao, chọn lọc giao tử biểu hiện rõ hơn ở động
vật.
* Chọn lọc pha lưỡng bội:
- Chọn lọc chống alen lặn: Quần thể có cấu trúc: p 2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1.
Giả sử giá trị thích nghi của các kiểu gen AA và Aa bằng 1, cịn giá trị thích nghi
của aa = 1 - S (S là hệ số chọn lọc chỉ mức độ loại bỏ một gen hay một alen nào đó)
tính trạng trội hồn tồn thì sau một chu kì chọn lọc, lượng biến thiên tàn số alen a
được xác định: Δq =

− Sq 2 (1 − q )
1 − Sq 2

Trường hợp này S = 1 ta có Δq =

q2

1+ q
q
1 + nq

Khi S = 1 sau n thế hệ chọn lọc được xác định qn=
Khi biết giá trị ban đầu của q thì việc xác định số thế hệ n mà chọn lọc đòi hỏi
1 1

qn q

để làm giảm tần số alen a xuống qn theo công thức: n =
- Siêu trội: Là thế cân bằng về tần số alen xuất hiện khi thể dị hợp tử cao hơn
thể đồng hợp tử được gọi là hiện tượng siêu trội.
Nếu hệ số chọn lọc AA và aa lần lượt là

SAA

Saa

,
.
Saa
SAA
qa =
;p A =
SAA +Saa
SAA +Saa

Khi quần thể ở trạng thái cân bằng:
*Sự cân bằng giữa đột biến và chọn lọc:

Sự cân bằng áp lực chọn lọc và áp lực đột biến sẽ đạt được khi số lượng đột
biến xuất hiện thêm bù trừ cho số lượng đột biến bị chọn lọc loại trừ đi.
- Trường hợp 1: Alen đột biến trội tăng lên với tần số u và chịu tác động của
áp lực chọn lọc S. Thế cân bằng các alen trong quần thể đạt được khi số lượng alen
tăng đột biến xuất hiện bằng số alen A bị đào thải đi, hoặc tần số các alen đột biến
A xuất hiện phải bằng tần số alen A bị đào thải đi, tức là:
13


u = p.S → p =

u
S

Nếu S = 1 → p = u nghĩa là A gây chết. Lúc này tần số kiểu hình xuất hiện ra
cũng biểu thị đột biến.
- Trường hợp 2: Các alen đột biến lặn tăng. Nếu các alen lặn không ảnh hưởng
đến kiểu dị họp một cách rõ rệt, thì chúng được tích lũy trong quần thể cho đến lúc
có thể biểu hiện ra thể đồng hợp. Thế cân bằng đạt được khi tần số alen xuất hiện
do đột biến bằng tần số alen bị đào thải đi mà cá thể bị đào thải có kiểu gen aa
chiếm tỉ lệ là q2
→ tần số alen a bì đào thải là: q2.S
u = q 2 .S → q 2 =

u
→q=
S

u
S


Vậy quần thể cân bằng khi:
b. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Xác định lượng biến thiên của q sau một thế hệ chọn lọc giao tử khi
biết q trước chọn lọc là 0,6 và s của alen a bằng 0,34.
Phương pháp giải
− 0,34.0,6.(1 − 0,6)
1 − 0,34.0,6



Vận dụng cơng thức tính được: q =
= - 0,1
Như vậy, q giảm từ 0,6 xuống 0,5.
Bài 2: Một quần thể động vật giao phối có số lượng cá thể và giá trị thích ghi
của các kiểu gen như sau:
Kiểu gen
AA
Aa
aa
Số lượng cá thể
500
400
100
Giá trị thích nghi
1,00
1,00
0,00
a. Hãy tính tần số các alen A, a và cho biết quần thể này có đạt cân bằng
khơng?

b. Quần thể này đang bị chọn lọc theo hướng đào thải alen nào ra khỏi quần
thể? Tốc độ đào thải alen này nhanh hay chậm? Vì sao: Alen này có mất hẳn khỏi
quần thể khơng? (Biết rằng 100% kiểu gen aa bị chết ở độ tuổi trước sinh sản do
bệnh tật)
Phương pháp giải
a. Tần số alen:
- Tỉ lệ kiểu gen trong quần thể ban đầu:
0,50AA + 0,40Aa + 0,10aa
- Tần số các alen: pA = 0,50 + (0,40 : 2) = 0,70
qa = 1 - 0,7 = 0,3
* Cấu trúc di truyền của quần thể:
14


- Nếu định luật này cân bằng theo định luật Hacđi - Vanbec sẽ có tỉ lệ kiểu gen
là : p2AA + 2pq Aa + p2aa = 1
Tức là: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1. Quần thể này có tỉ lệ kiểu gen khác
với tỉ lệ trên, vậy quần thể đã cho không cân bằng.
b. Quần thể này đang bị chọn lọc theo hướng đào thải alen a ra khỏi quần thể.
Tốc độ đào thải rất nhanh vì giá trị thích nghi của A = 1, giá trị thích nghi của a = 0.
Alen a bị đào thải nhưng không mất hẳn khỏi quần thể mà tồn tại ở thể dị hợp tử.
Bài 3: Một quần thể ở trạng thái cân bằng về 1 gen có 2 alen A, a. Trong đó
tần số p = 0,4. Nếu q trình chọn lọc đào thải những cơ thể có kiểu gen aa xảy ra
với áp lực S = 0,02. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau khi xảy ra
chọn lọc.
Phương pháp giải:
- Quần thể cân bằng di truyền, nên ta có: pA + qa = 1 => qa = 1 - 0,4 = 0,6
- Cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng là:
(0,4)2 AA + 2 (0,4 x 0,6)Aa + (0,6)2aa = 1 -> 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
- Sau khi chọn lọc thì tỉ lệ kiểu gen aa còn lại là:

0,36 (1 - S) = 0,36 (1 - 0,02) = 0,3528.
Mặt khác, tổng tỉ lệ các kiểu gen sau chọn lọc là:
0,16 + 0,48 + 0,36 (1 - S) = 0,9928
- Vậy cấu trúc di truyền của quần thể khi xảy ra chọn lọc là:
0,16
0,9928

0,3528
0,09928

AA : 0,48Aa :
aa <-> 0,161AA : 0,483Aa : 0,356
c. Bài tập tự luyện:
Bài 1: Trong 1 quần thể thực vật lưỡng bội sống 1 năm ở trên đảo, tần số alen
năm 1999 là p(A) = 0,90 và q(a) = 0,10. Giả sử rằng quần thể đó có 50 cây vào thời
điểm năm 2000. Vậy khả năng alen a bị mất đi (nghĩa là p(A) = 1) do ngẫu phối
giữa năm 1999 và 2000 là bao nhiêu?
Bài 2: Để làm giảm tần số của alen a từ 0.98 xuống 0.04 chỉ do tác động của
chọn lọc pha lưỡng bội thì cần bao nhiêu thế hệ. Biết khơng có ảnh hưởng của đột
biến và các yếu tố khác ngoài chọn lọc và hệ số chọn lọc đối với KH lặn là S = 1.
Bài 3: Một gen có alen, ở thế hệ xuất phát, tần số alen A = 0,2; a = 0,8. Sua 5
thế hệ chọn lọc loại bỏ hoàn toàn kiều hình lặn ra khỏi quần thể thì tần số alen a
trong quần thể là:
A. 0,186
B. 0,146
C. 0,160
D. 0,284
Bài 4: Trong một quần thể đặc biệt tần số các alen trước và sau đột biến xảy ra
như sau:
AA

Aa
aa
Tần số trước khi
0,25
0,5
0,25
có chọn lọc (F0)
Tần số trước khi
0,35
0,48
0,17
15


có chọn lọc (F0)
a) Xác định giá trị thích ghi (tỉ lệ sống sót tới khi sinh sản) của các kiểu gen.
b) Xác định sự biến đổi (lượng biến thiên) tần số các alen A sau a 1 thế hệ
chọn lọc. Từ đó có nhận xét gì về tác động của chọn lọc đối với các alen?
Bài 5: Giá trị thích ghi của các kiểu gen trong một quần thể bướm sâu đo bạch
dương như sau:
Kiểu gen
AA
Aa
aa
Tần số trước khi
1,00
1,00
0,20
có chọn lọc (F0)
Quần thể này đang đang chịu tác động của hình thức chọn lọc nào? Nêu đặc

điểm của hình thức chọn lọc đó?
Bài 6:
a. Một quần thể động vật giao phối có số lượng cá thể và giá trị thích nghi của
các kiểu gen như sau:
Kiểu gen
AA
Aa
aa
Số lượng cá thể
500
400
100
Giá trị thích nghi
1,00
1,00
0,00
b. Tính tần số của alen A, a và cho biết quần thể có cân bằng di truyền không?
A. 0,35 và 0,4 B. 0,31 và 0,38 C. 0,4 và 0,3
D. Bằng nhau và = 0,35
2.3.4 Xây dựng công thức tổng quát và phương pháp giải bài tập di truyền
học khi quần thể giao phối ngẫu nhiên không hồn tồn.
a. Xây dựng cơng thức:
Nếu trong một quần thể ngẫu phối có một số cá thể nội phối thì tần số các kiểu
gen bằng:
(p2 + fpq) AA + (2pq - 2fpq)Aa + (q2 + fpq)aa
f là hệ số nội phối được tính bằng:
f = 1- (tần số dị hợp tử quan sát được)/(tần số dị hợp tử theo lý thuyết)]
Hay f = (Tần số dị hợp tử theo lý thuyết quan sát được - tần số dị hợp tử quan
sát được)/tần số dị hợp theo lý thuyết.
Tỉ lệ kiểu gen Aa sau n thế hệ = 2pq(1-f)n

b. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Trong một quần thể yến mạch hoang dại, tần số đồng hợp tử trội, dị hợp
tử và đồng hợp tử lặn tương ứng là: 0,67 ; 0,06 và 0,27. Hãy tính hệ số nội phối
trong quần thể.
Phương pháp giải
Tần số các alen: p = 0,67 + (1/2) (0,6) = 0,7; q = 1 - 0,7 = 0,3
Tần số dị hợp tử theo lý thuyết: 2pq = 2 (0,3)(0,7) = 0,42
Hệ số nội phối = 1 - (0,06/0,42) = 0,86
Bài 2: Một quần thể có tần số alen A là 0,6. Giả sử ban đầu quần thể đang đạt
trạng thái cân bằng di truyền. Sau một thế hệ giao phối thấy tần số kiểu gen aa là
0,0301696 => Tần số kiểu gen aa tăng là: 0,301696 - 0,16 = 0,141696
16


=> Tần số Aa đã giảm là: 0,141696 x 2 = 0,283392. Tần số Aa sau n thế hệ
giao phối là: 2pq (1 - f)n = 0,48 (1-f)n = 0,48.0,8n
=> Tần số Aa giảm là: 0,48 - 0,48 . 0,8n = 0,283392
=> n = 4. Vậy hệ số giao phối là 4
c. Bài tập tự luyện
Bài 1: Một quần thể ngẫu phối có tần số các alen như sau: p (A) = 0,7; q (a)
= 0,3. Giả sử quần thể ban đầu đang đạt trạng thái cân bằng di truyền. Sau 3 thế hệ
giao phối cấu trúc di truyền của quần thể như sau: 0,65164AA + 0,09072Aa +
0,25464aa = 1. Biết rằng đã xảy ra hiện tượng nội phối. Tính hệ số nội phối?
Bài 2: Ở quần thể cá đạt trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec có tỉ lệ cá màu
xám: cá màu đỏ = 1:24. Nếu xảy ra hiện tượng giao phối có lựa chọn (chỉ có những
con cùng màu mới giao phối với nhau) qua 2 thế hệ. Xác định thành phần kiểu gen
của quần thể ở thế hệ thứ hai. Biết gen quy định màu đỏ là trội hoàn toàn so với
màu xám, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Bài 3: Có một đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới cảu gà dài hơn
mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được ít thức ăn nên yếu ớt. Những chủ chăn

nuôi thường phải liên tục loại chúng khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100
cặp gà bố mẹ mỏ bình thường, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà biểu hiện
đột biến trên. Giả sử khơng có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố
mẹ dị hợp tử về đột biến trên?
A. 15
B. 2
C.40
D. 4
d. Câu hỏi kiểm tra, đánh giá
Bài 1: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen:
+ Ở giới cái: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
+ Ở giới đực: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
a. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng.
b. Sau khi quần thể đạt cân bằng di truyền, do điều kiện sống thay đổi, những
cá thể có kiểu gen a a trở nên khơng có khả năng sinh sản. Hãy xác định tần số các
alen của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phối.
Phương pháp giải
- Tần số alen của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền:
pA = 1/2 (0,6 + 0,8) = 0,7, q = 0,3
- Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền
0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
- Tần số các alen sau 5 thế hệ ngẫu phối, do các cá thể aa khơng đóng góp gen
vào quần thể kế tiếp (gen từ a bị đào thải).
q0
1 + nq 0

0,3
1 + 5.0,3

- Ta có: q =

=
= 0,12, pA = 0,88
Bài 2: (Đề thi THPT Quốc gia năm 2015, 2016)
17


Ở một quần thể ngẫu phối, xét một gen nằm trên NST thường gồm 2 alen A
trội hoàn toàn so với a. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu
hình lặn bị đào thải ra khỏi quần thể ngay sau khi sinh ra. Thế hệ xuất phát P của
quần thể có cấu trúc di truyền: 0.6AA ; 0,4Aa. Cho rằng khơng có sự tác động của
các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, thế hệ F3 của quần thể này tần số alen a
là:
A. 1/5
B.1/9
C. 1/8
D. 1/7
Phương pháp giải:
Cách 1: Ta có thế hệ F1 CTDT: 0,64AA ; 0,32Aa ; 0,04aa
F1 CTDT: 2/3AA ; 1/3Aa
F2 CTDT: 25/35AA ; 10/35Aa ;
F3 CTDT: 36/48AA ; 12/48Aa ;
Vậy qa = 12/96 = 1/8 Đáp án C.
Cách 2: Trong trường hợp nay S = 1 sau n thế hệ chọn lọc thì
q0
1 + nq 0

0, 2
1 + 3.0, 2

q =

=
= 1/8
Đáp án C
Câu 3: (Đề thi THPT QG 2015)
Ở một lồi động vật, alen A quy định lơng đen trội hồn tồn so với alen a
quy định lơng trắng. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài
này ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa. Giả sử ở
quần thể này, những cá thể có cùng màu lông chỉ giao phối ngẫu nhiên với nhau mà
không giao phối với các cá thể có màu lơng khác và quần thể không chịu tác động
của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng ở F1 là:
A. 1/40.
B. 23/180.
C. 1/8.
D. 1/36
Hướng dẫn giải:
- Kiểu hình lơng trắng ngẫu phối có kiểu: 0,1aa x 0,1aa suy ra tỷ lệ kiểu
hình lơng trắng khơng đổi qua các thế hệ ngẫu phối = 0,1aa.
- Kiểu hình lơng đen ngẫu phối quần thể CTDT có dạng:
0,6AA ; 0,3Aa = 2/3AA ; 1/3Aa suy ra pA = 5/6 ; qa = 1/6
Vậy kiểu hình lơng trắng ở F1 tỷ lệ chiếm : 1/36 + 1/10 = 46/360 = 23/180 B
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Đánh giá định tính kết quả sau thử nghiệm: Trong các năm học từ 20182020. Tôi đã thử nghiệm nội dung sáng kiến với mọi đối tượng học sinh lớp 11, 12 .
Trong quá trình dạy học thử nghiệm, tơi thấy rất mừng vì các em học sinh đã thể
hiện hứng thú cao với bài học. Điều này thể hiện ở sự tích cực khám phá kiến thức,
18


ở sự sôi nổi, hăng hái trong phát biểu xây dựng bài, đồng thời các em cũng rất chú
ý đến những lời nhận xét, bổ sung kiến thức của giáo viên. Đây là điều mà ở các

giờ không thực hiện sáng kiến kinh nghiệm khó có thể có được. Mặt khác, qua
kiểm tra đánh giá kết quả, tôi thấy các bài đoạt loại khá giỏi tăng lên rõ rệt, đáp
ứng các mức độ kiến thức, kĩ năng cần có.
- Đánh giá kết quả bài kiểm tra và kết quả chất lượng bộ môn:
Loại điểm

<5 đ

5 đến <6,5

6,5 đến <8

8-10

Tổng số HS

2/26

5/26

12/26

7/26

Phần trăm

7,7%

19,2%


46,1%

27%

Kết quả: Số học sinh đạt điểm khá giỏi trên 70% sau khi áp dụng. Số học sinh
khá, giỏi cuối kỳ đạt trên 95%.
Điều đó khẳng định hiệu quả của sáng kiến trong việc nâng cao kết quả học
tập của học sinh.

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sinh học là mơn khoa học thực nghiệm địi hỏi học sinh phải có năng lực tự
nhiên cao, giáo viên Sinh học chính là người phát hiện tuyển chọn và bồi dưỡng
những học sinh này thành những người đạt được thành quả tối ưu trong học tập
thơng qua q trình rèn luyện cho HS các kỹ năng trong đó có kỹ năng thực hành
thí nghiệm .
Qua thời gian nghiên cứu sáng kiến và vận dụng sáng kiến vào giảng dạy tôi
rút ra được một số kết quả sau:
- Giúp GV đánh giá năng lực học sinh một cách chính xác nhất.
- Đã hình thành cho HS kĩ năng phân tích, tính tốn, giúp các em nắm vững
bài học và có thể áp dụng vào thực tiễn.
- Giúp các em học sinh khơng cịn ngại cảm thấy khó khăn khi học phần “Di
truyền học” quần thể .
19


- Đã hình thành được cho học sinh kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc trao
đổi nhóm giúp các em tích lũy được kinh nghiệm sống trong tương lai.
2. Kiến nghị
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đem đến sự u thích mơn Sinh với các

em học sinh, nhà trường và giáo viên cần tổ chức các buổi học ngoại khóa theo các
chủ đề trong đó có chủ đề “ các bài toán di truyền học quần thể”.
- Trong các đề kiểm tra thường xuyên ở lớp, trường và thi HSG cấp tỉnh cần tăng
cường thêm các loại bài tập về Di truyền học ở các mức độ khó dễ nhằm phân loại
và đánh giá năng lực của học sinh.
- Nếu có cơ hội chúng tơi xin phép được làm phiếu điều tra về tình hình dạy và
học nội dung “ Di truyền học” ở các trường trong tỉnh và trưng cầu ý kiến của HS
cũng như nhu cầu của học sinh về vấn đề này ở các trường THPT.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ

Thạch Thành , ngày 30 tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mai Thị Hằng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Sinh học 12, NXB Giáo dục(2007).
2. Sách giáo khoa Sinh học 12 nâng cao, NXB Giáo dục(2007).
3. Rèn luyện tư duy giải nhanh theo chuyên đề Sinh Học phần di truyền của tác giả
Phan Tấn Thiện – NXB Đại học Quốc gia.
4. Đại cương phương pháp dạy học sinh học, Nguyễn Phúc Chỉnh, (2005)
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12
trung học phổ thông môn Sinh học Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006).
6. Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy sinh học, Đinh Quang Báo (chủ biên),
(2006), Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
7.Phương Pháp Luyện Giải Bài Tập Sinh Học (Tập 2): Di Truyền Học, Tiến Hóa

Và Sinh Thái Học- NXB Đại học Quốc gia.
8. Kỹ thuật dạy học sinh học- Trần Bá Hoành (1996, NXB Giáo dục).
20


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác:. Trường THPT Thạch Thành 1
TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
21

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,

Năm học
đánh giá
xếp loại



1

Xây dựng kĩ năng thí nghiệm
thực hành cho học sinh trong
một số bài thực hành Sinh
học 10

Tỉnh...)

hoặc C)

Cấp Tỉnh
(QĐ số :1112/
QĐ- SGD&ĐT
ngày
18/10/2017

C

----------------------------------------------------

22

2016- 2017



×