Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Phân loại bài tập chương oxi lưu huỳnh theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.01 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................................1
1. MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................................................1
1.5. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................................................2
2.1.3. Phân loại bài tập hóa học trong dạy học........................................................................................3
2.2. BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ BIẾT, HIỂU VÀ VẬN DỤNG........................................................................5
2.3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN...................................................................................................................22
2.3.1. Mục đích........................................................................................................................................22
2.3.2. Nhiệm vụ.......................................................................................................................................22
2.3.3. Kế hoạch........................................................................................................................................22
2.3.4. Tiến hành.......................................................................................................................................22
2.3.5. Kiểm tra kết quả thực nghiệm......................................................................................................23
2.3.6. Kết quả thực nghiệm.....................................................................................................................23
2.3.7. Phân tích kết quả...........................................................................................................................24
3. KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................................................................25
3. 1- Những công việc đã làm.....................................................................................................................25
3.2. Kết luận.................................................................................................................................................25
3.3. Một số ý kiến đề xuất...........................................................................................................................26

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hóa học 10 nâng cao (NXB Giáo Dục)
2. Sách giáo viên 10 nâng cao (NXB Giáo Dục)
3. Nguyễn Thanh Hưng- Nguyễn Thị Hồng Thúy: Bài tập chọn lọc hóa học 10
(NXB Giáo Dục)
4- Ngô Ngọc An: Bài tập trắc nghiệm hoá vô cơ (NXB Đà Nẵng 2005)
5- Nguyễn Xuân Trường: Bài tập trắc nghiệm hoá học (NXB Giáo dục 2007)



6- Nguyễn Xuân Trường: Bài tập hoá học ở trường phổ thông (NXB Giáo dục
2007)
7- Đào Hữu Vinh: Cơ sở lí thuyết hoá học (NXB Giáo dục 2001)
8- Đào Hữu Vinh: Hoá học sơ cấp,các bài tập chọn lọc (NXB Giáo dục 2001)
9. Đào Hữu Vinh: Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hoá vô cơ (NXB Giáo dục
2007)
10- Lê Thanh Xuân: Bài tập chọn lọc hoá vô cơ (NXB Giáo dục 2007)
11. Đề thi Đại học cao đẳng 2007-2014, Đề thi THPT Quốc gia 2015-2019.



1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Trong thực tế quá trình dạy- học, thầy và trò gặp không ít khó khăn về nhiều
mặt: Đa số các em ban cơ bản còn yếu kém về kiến thức và năng lực tự học, nội
dung chương trình sách giáo khoa (SGK) mới khá nặng, bài tập khá nhiều và đa
dạng mà số tiết bài tập thì ít. Đứng trước thực tế đó, mỗi giáo viên (GV) đều tự hỏi
làm thế nào để nâng cao chất lượng tiết dạy ? Vận dụng những phương pháp nào để
vừa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.
Việc phân loại học sinh và phân dạng bài tập lí thuyết và bài tập tính toán
cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công cho từng bài
dạy. Giúp HS tiếp nhận kiến thức dễ dàng và hứng thú học tập.
Từ những nguyên nhân trên tôi đã chọn đề tài:'' phân loại bài tập chương oxi
lưu huỳnh theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao '' để phù hợp với
nhiều đối tượng học sinh trong quá trình giảng dạy; đặc biệt chú trọng luyện các
phương pháp giải nhanh cho phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu sâu sắc bản chất hóa học chương oxi –
lưu huỳnh từ đó sưu tầm, sáng tạo ra những bài tập lí thuyết và bài tập tính toán thể

hiện rõ những bản chất hóa học của chương.
Phân loại các bài tập đó theo nhiều mức độ tư duy khác nhau giảng dạy được
nhiều đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau hay là cùng một lớp nhưng có mức
phân hóa khác nhau nhiều.
Đề tài chú trọng rèn luyện các phương pháp giải nhanh cho học sinh thông
qua các bài toán cụ thể. Điều quan trọng hơn là tạo cho học sinh sự hứng thú trong
quá trình giải bài tập, hình thành cho học sinh tư duy tốt, từ đó sẽ có các phương
pháp giải bài tập chính xác và nhanh hơn.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT, học sinh lớp 10 THPT, chương
trình hóa học phi kim lớp 10 nâng cao.

1


1.4. Cơ sở lí luận
- Nghiên cứu lí thuyết về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và các tài
liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu lí luận dạy học hóa học, cấu trúc chương trình hóa học phổ
thông, mục tiêu, cấu trúc, nội dung, chuẩn kiến thức và kĩ năng phần hóa học
nguyên tố phi kim lớp 10 nâng cao.
- Nghiên cứu các PPDH tích cực.
1.5. Cơ sở thực tiễn
Các đề tài khoa học xây dựng bài tập chương oxi – lưu huỳnh đã có nhiều
nhưng xây dựng hệ thống bài tập theo các mức độ nhận thức khác nhau thì chưa
nhiều( đặc biệt là việc chú trọng rèn luyện các phương pháp giải nhanh trong khi
xây dựng hệ thống bài tập của chương).
Trong thực tế giảng dạy thì chúng ta đều nhận ra được rằng số lượng học
sinh có khả năng nhận thức ở mức độ trung bình, yếu chiếm lượng lớn nên làm thế
nào để đối tượng học sinh này yêu mến và có nhu cầu muốn tìm hiểu khoa học hóa

học là việc nên làm. Xây dựng đội ngũ học sinh có tư chất tốt, có khả năng nghiên
cứu khoa học để trở thành các nhà nghiên cứu khoa học trong tương lai cũng là
một việc hết sức quan trọng.
Thực tiễn của việc xây dựng ma trận đề kiểm tra, sự lĩnh hội kiến thức của
học sinh sau khi học xong chương trình của từng chương

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Khái niệm về bài tập hóa học trong dạy học
Bài tập hoá học được hiểu là những bài được lựa chọn một cách phù hợp với
nội dung hoá học cụ thể và rõ ràng. Các tài liệu lý luận dạy học hoá học thường
phân loại bài tập hoá học gồm bài tập lý thuyết (định tính và định lượng) ; bài tập
thực nghiệm (định tính và định lượng) và bài tập tổng hợp.
2.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học trong dạy học
Bài tập hoá học là một trong những nguồn để hình thành kiến thức và kỹ
năng mới cho học sinh. Bài tập hoá học giúp họ đào sâu, mở rộng kiến thức một
cách sinh động, phong phú và hấp dẫn. Thông qua bài tập, học sinh phải tích cực
suy nghĩ để tìm ra cách giải, từ đó hình thành được kỹ năng giải từng loại bài tập.
Thông qua giải bài tập hoá học, học sinh hình thành, rèn luyện và củng cố
các kiến thức, kỹ năng. Bài tập là phương tiện hiệu nghiệm để học sinh vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, biến kiến thức của nhân loại thành của chính mình.
2.1.3. Phân loại bài tập hóa học trong dạy học
Trên thực tế khó có thể có được một tiêu chuẩn thống nhất nào về vấn đề
phân loại bài tập hóa học. Nói cách khác, sự phân hóa bài tập hóa học bao giờ cũng
mang tính tương đối, vì trong bất kỳ loại bài tập nào cũng chứa đựng một vài yếu tố
của một hay nhiều loại khác.
Nếu dựa vào mức độ tư duy có thể chia bài tập hóa học làm 4 loại:

- Bài tập ở mức độ biết các kiến thức: loại bài tập ở mức độ này chỉ yêu cầu
học sinh nhớ lại, tái hiện lại những kiến thức đã được học trong chương.
- Bài tập ở mức độ hiểu các kiến thức: loại bài tập này yêu cầu học sinh
không những nhớ lại kiến thức đã học mà còn được diễn giải, mô tả, tóm tắt được
những kiến thức đã học để thể hiện khả năng hiểu biết của mình.
- Bài tập ở mức độ vận dụng các kiến thức: loại bài tập này yêu cầu học sinh
vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập định tính, định lượng và thực
nghiệm cũng như những vấn đề chưa biết lúc học.
- Bài tập ở mức độ vận dụng ở mức cao: loại bài tập này yêu cầu học sinh
không những vận dụng các kiến thức đã học mà còn phải biết sáng tạo từ những cái
đã học trong trường hợp mới để giải các bài tập một cách hiệu quả nhất.

3


Trong đề tài này tôi xây dựng bài tập chương oxi lưu huỳnh theo các mức độ
biết, hiểu và vận dụng và vận dụng ở mức cao để phù hợp với nhiều đối tượng học
sinh trong quá trình giảng dạy; đặc biệt chú trọng luyện các phương pháp giải
nhanh cho phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm.

4


2.2. BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ BIẾT, HIỂU VÀ VẬN DỤNG
Ví dụ 1: Khi luyện tập và củng cố bài oxi, ozon chúng ta có thể xây dựng câu
hỏi theo các mức độ như sau:
Mức độ biết: So sánh tính oxi hóa của Oo2 và O3 trong
các phản+1ứng
sau?
o

-2
O3

+

Ag2O +

Ag + O 2


→ không xảy ra

2Ag

KI + O 2


→ không xảy ra

2KI + O3 + H 2 O → 2KOH + O 2

o

O2

Mức độ hiểu : Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra nếu có khi cho
O2 và O3 lần lượt tác dụng với Al, Ag, CH 4, dung dịch KI. Xác định vai trò của O 2
và O3 trong các phản ứng?
Mức độ vận dụng :Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng tỏ O2 và O3
cùng có tính oxi hóa mạnh nhưng O3 có tính oxi hóa mạnh hơn.

Mức độ vận dụng ở mức cao: Hãy giải thích nguyên nhân tại sao tính oxi hóa
của O3 mạnh hơn O2? Viết phương trình phản ứng chứng minh?
Hướng dẫn giải:
Mức độ biết:
O3 phản ứng được với KI và Ag, trong đó O3 đóng vai trò chất oxi hóa.
O3 phản ứng mà O2 không phản ứng chứng tỏ tính oxi hóa của O3 mạnh hơn O2.
Mức độ hiểu :

0

4Al + 3O 2
Ag + O 2

0

t



KI + O 2

0


→ không xảy ra

→ CO 2

CH 4 + 2O 2
C + O2


-2

2Al 2O 3

0

t



+ 2H 2 O

CO 2


→ không xảy ra

-2

2Al + O3




2Ag + O3

→ Ag 2O + O 2



3CH 4 + 4O3
3C

+ 2O3

Al2O3

3CO 2

+ 6H 2O

→ 3CO 2

2KI + O3 + H 2 O → 2KOH + O 2

Mức độ vận dụng :
O2 tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất có tính khử. Các chất mà O 2 tác
dụng được thì O3 cũng tác dụng được và cho sản phẩm oxi hoá giống nhau.:
0

4Al + 3O 2

0

t



-2


2Al 2O 3

0

2Al + O3




-2

Al 2O3

Một số chất O2 không tác dụng được O3 vẫn tác dụng được và giải phóng O2
Ag + O 2
KI + O 2


→ không xảy ra

→ không xảy ra

2Ag + O3 → Ag 2O + O 2
2KI + O3 + H 2 O → 2KOH + O 2
5


Mức độ vận dụng ở mức cao:
CTCT của O2: O = O


CTCT của O3
O

O

O

Từ công thức cấu tạo, trong phân tử oxi có liên kết đôi còn trong phân tử
ozon có cả liên kết đơn, phân tử ozon kém kền hơn phân tử oxi rất nhiều, dễ phân
hủy thành oxi nguyên tử nên có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
Phương trình phản ứng chứng minh
2Ag + O3 → Ag 2O + O 2
2KI + O3 + H 2 O → 2KOH + O 2


→ không xảy ra

→ không xảy ra

Ag + O 2
KI + O 2

Nhận xét:
Ở mức độ biết: Học sinh đã có sẵn phương trình phản ứng nên chỉ phải thực
hiện hai thao tác cơ bản là xác định số oxi hóa và so sánh trên các phương trình đã
cho đó.
Ở mức độ hiểu: Học sinh phải thực hiện nhiều thao tác tư duy cùng một lúc;
tái hiện lại phương trình phản ứng thể hiện tính chất của O2 và O3 trên những gợi ý
mà đề ra cho, Xác định vai trò của chúng từ đó so sánh tính oxi hóa của O3 mạnh
hơn O2.

Mức độ vận dụng và vận dụng ở mức cao: Học sinh phải thực hiện nhiều
thao tác tư duy cùng một lúc; nhớ và viết lại các phương trình phản ứng thể hiện
tính chất của O2 và O3 nhưng phải theo một yêu cầu mới đó là sắp xếp các phương
trình phản ứng đó như thế nào để làm nổi lên O2 và O3 cùng có tính oxi hóa mạnh
và O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.
Ví dụ 2:
Mức độ biết: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
0

t

→ KCl
MnO2

1. KClO3

+ X↑

t0
→ MnO 2 + K 2 MnO 4 + X ↑
2. KMnO 4 

3.

H 2O2

0

t



MnO 2

dp

4. H 2O 

H 2O + X ↑

H2 ↑ + X ↑

Cho biết những phản ứng nào dùng để điều chế X trong phòng thí nghiệm,
trong công nghiệp?
6


Hướng dẫn giải: X là O2. Phản ứng (1), (2), (3) là những phản ứng điều chế
oxi trong phòng thí nghiệm. Phản ứng (4) dùng để điều chế oxi trong công nghiệp.
Mức độ hiểu:
Cho biết một số tính chất vật lí của O 2 (trạng thái ở ĐKT, màu sác tính tan, tỉ
khối so với không khí). Viết 3 phương trình phản ứng điều chế oxi trong PTN? Và
đề xuất một số cách thu oxi?
Mức độ vận dụng:
Nêu phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Viết 3 phương trình
phản ứng minh họa. Nêu các cách thu O2 và giải thích?
Mức độ vận dụng ở mức cao:
Có 3 học sinh tiến hành điều chế O2 bằng phản ứng nhiệt phân thuốc tím
trong ống nghiệm, các ống được lắp như 3 hình vẽ sau:

Hình a


Hình b

Hình c

a. Viết phương trình phản ứng nhiệt phân thuốc tím.
b. Hãy cho biết cách lắp ống nghiệm như hình vẽ nào là đúng nhất? giải
thích?
Phân tích:
Bài tập này nhằm tăng cường khả năng quan sát để phát hiện ra điểm sai.
Bên cạnh đó để trả lời đúng và đầy đủ học sinh phải dựa vào kiến thức mấu chốt là
oxi là một khí nặng hơn không khí rồi vận dụng kiến thức để trả lời.
Hướng dẫn giải:
Mức độ biết:
7


to
→ K 2MnO4 +MnO2 +O2 ↑
a. 2KMnO4 

b. Hình c đúng nhất vì khí O2 nặng hơn không khí nên ống nghiệm cần phải
lắp nghiêng xuống để khí thoát ra và cũng đề phòng hơi nước trong quá trình đun
nóng thuốc tím rơi xuống đáy ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm.
Nhận xét:
Độ khó của dạng toán này tăng dần theo các mức độ tư duy:
Mức độ biết: Học sinh chỉ cần nhớ các kiến thức cơ bản trong sgk.
Mức độ hiểu: Trên cơ sở nắm vững kiến thức sgk và những gợi ý của đề ra
học sinh phải biết kết hợp giữa các kiến thức đó để giải quyết bài tập.
Mức độ vận dụng và vận dụng ở mức cao: Ngoài những kiến thức cơ bản học

sinh phải biết phân tích tổng hợp, so sánh và có thể tự đề xuất cách giải gắn liền với
yêu cầu của đề ra.
Ví dụ 3:
Mức độ biết: Cho khí Ozon sục vào dung dịch KI. Sau đó nhúng giấy quỳ
tím vào hỗn hợp phản ứng thì quỳ tím xuất hiện màu xanh. Hãy giải thích và viết
phương trình phản ứng?
Mức độ hiểu: Giấy quỳ tím tẩm ướt bằng dung dịch KI, khi gặp Ozon thì có
hiện tượng gì xảy ra. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng?
Mức độ vận dụng: Có một bình khí mất nhãn (là một trong hai khí Oxi hoặc
Ozon). Có thể nhận biết bằng cách nào. Hãy giải thích và viết phương trình phản
ứng, đề xuất quy trình bằng thí nghiệm.
Ví dụ 4:
Mức độ biết: Hoàn thành các phương trình hóa học sau :
H2S + O2 → H2O + S
H2S + O2 → H2O + SO2
H2S + SO2 → H2O + S
S + O2 → SO2
Mức độ hiểu: Có thể tồn tại đồng thời những chất sau trong một bình chứa
được không?
a. Khí H2S và O2
8


b. Khí H2S và SO2
c. S và O2 đun nóng
Mức độ vận dụng: Từ các chất H2S, O2 có thể viết được bao nhiêu phản ứng
điều chế S và SO2 ? ghi rõ điều kiện phản ứng? Nhận xét hiện tượng xảy ra nếu có?
Mức độ vận dụng ở mức cao: Cho các chất: O2, SO2 và dung dịch sau: nước
clo, Fe2(SO4)3, CuSO4 , Ba(OH)2, BaCl2 và FeSO4. Hãy cho biết H2S tác dụng với
chất và dung dịch nào. Xác định vai trò của H 2S trong các phản ứng? Ghi rõ hiện

tượng nếu có.
* Phân tích:
Mức độ biết học sinh chỉ cần cân bằng những phản ứng đơn giản.
Mức độ hiểu học sinh đã phải suy nghĩ xem phản ứng có xảy ra hay không
H2S là axit yếu. Nguyên tố S có các số oxi hoá -2, 0, +4, +6. Trong H 2S thì S-2 có
số oxi hoá thấp nhất và phân tử kém bền nên H2S là chất khử mạnh
- O2 là đơn chất có tính oxi hoá mạnh do đó phản ứng xảy ra theo phản ứng
oxi hoá khử. S-2 → S0 hoặc

S-2 → S+4

- SO2 là oxit axit. S+4 có số oxi hoá trung gian nên vừa có tính khử vừa có
tính oxi hoá vì vậy xảy ra phản ứng oxi hoá khử tạo ra sản phẩm S có số oxi hoá
trung gian giữa S-2 và S+4 là S0
S có số oxi hoá 0 là số oxi hoá trung gian nên vừa thể hiện tính khử vừa thể
hiện tính oxi hoá. S là chất khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh là O2
Mức độ vận dụng: Học sinh phải có khả năng liệt kê đầy đủ các phản ứng mà
không có gợi ý, nhớ được hiện tượng xảy ra.
Với mức độ vận dụng ở mức cao: học sinh phải nắm vững khi nào H 2S là
chất khử và khi nào là axit. Gv hướng dẫn học sinh kiểm tra phản ứng trao đổi của
H2S thì có CuSO4, Ba(OH)2 tác dụng vì tạo chất kết tủa không tan trong axit mạnh
và tạo nước.
CuSO4

+

H2S

→ CuS↓ (đen) + H2SO4
9



Ba(OH)2 +

H2 S

Ba(OH)2 +



2H2S

BaS + H2O

→ Ba(HS)2 + 2 H2O

Các chất còn lại không tham gia phản ứng trao đổi vì không tạo kết tủa hay khí hay
H2O
Ví dụ: FeSO4 +

H2 S

→ FeS + H2SO4

FeS là chất kết tủa trong nước nhưng tan trong axit mạnh hơn nên tan trong H 2SO4
do đó không xảy ra.
Vì vậy chúng ta phải xét phản ứng oxi hoá khử chú ý H 2S là chất khử mạnh nên tác
dụng với chất oxi hoá mạnh là O 2, nước Cl2, nước Br2 và chất oxi hoá trung bình là
Fe2(SO4)3, SO2 không tác dụng với FeSO4 và BaCl2 vì tính oxi hoá của chúng yếu
hơn.

2H2S + SO2 → 3S↓( màu vàng) + 2H2O
H2S + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + S↓ (màu vàng) + H2SO4
H2S + O2
2H2S

( thiếu)

→ S + H2O

+ 3 O2 (dư) → 2 SO2 + 2 H2O

Đốt cháy H2S trong O2 tạo ngọn lửa màu xanh nhạt.
4Cl2 +

H2S

+ 4H2O



8HCl +

H2SO4

Thay nước clo bằng nước brom thì phản ứng cũng xảy ra tương tự và có hiện
tượng H2S làm mất màu hoặc nhạt màu nước brom.
Ví dụ 5:
Mức độ biết: Hoàn thành các phản ứng sau đây và ghi rõ sự thay đổi số oxi
hóa và điều kiện của các phản ứng.
SO2 + O2


→ SO3

SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr
SO2 + KMnO4
SO2 + H2S

+

H2O →

H2SO4 +

MnSO4 + K2SO4

→ S+…

SO2 + Ba(OH)2



BaSO3↓

+ H2O
10


Mức độ hiểu: SO2 có thể tác dụng với các chất: O 2, nước Brom, dung dịch
KMnO4, khí H2S, dung dịch Ba(OH)2 . hãy viết các phương trình phản ứng, ghi rõ
điều kiện, sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng, những phản ứng nào thể

hiện tính oxi hóa, tính khử của SO2.
Mức độ vận dụng: Hãy trình bày các phản ứng để chứng minh rằng SO 2 vừa
có tính khử vừa có tính oxi hóa. Viết các phương trình phản ứng ghi rõ điều kiện
phản ứng và sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng đó.
Mức độ vận dụng ở mức cao: Nhận biết các khí đựng trong các lọ mất nhãn
riêng biệt bằng phương pháp hoá học: SO2, O2, H2S và CO2.
Ví dụ 6:
- Mức độ biết: Hoàn thành phương trình phản ứng bằng phương pháp cân bằng
Electron, cho biết chất nào là chất oxi hóa? Chất khử? Dựa vào cơ sở nào để biết?
S + H2SO4 đ,n

→ SO2 + H2O

KBr + H2SO4 đ,n

→ K2SO4 + Br2 + SO2↑ + H2O

Al + H2SO4 đ,n

→ Al2(SO4)3 + SO2↑ + H2O

SO2 + Cl2 + H2O

→ HCl + H2SO4

H2S + H2SO4 đ,n

→ S + H2O

- Mức độ hiểu: Bổ sung một cách đầy đủ và hoàn thành phương trình phản ứng

bằng phương pháp cân bằng electron?
KBr + H2SO4 → Br2 + SO2↑ + …
S + NaOHđăc → Na2S + Na2SO3 + …
Al + H2SO4 đ,n → SO2↑ + …
H2S + H2SO4 đ,n → S + …
Mức độ vận dụng: Hoàn thành phương trình phản ứng khi cho:
+ H2S tác dụng với axit H2SO4 đ,n biết S-2 → S+4, S+6 → S+4
+ CuS tác dụng với axit HNO3 biết N+5 → N+4 (NO2) , S-2 → S+6
11


+ KI tác dụng với H2SO4 đ,n biết I-1 → I0 , S+6 → S+4
Mức độ vận dụng ở mức cao: Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có khi
cho H2SO4 đặc tác dụng với Fe, H2S, CuS, KI, Fe2O3, BaCl2, Na2CO3. Xác dịnh vai
trò của H2SO4 trong các phản ứng?
* Phân tích
- Ở mức độ biết: Học sinh chỉ cần xác định sự biến đổi số oxi hóa cụ thể của
các nguyên tố trước và sau phản ứng, từ đó tiến hành cân bằng phương trình phản
ứng bằng phương pháp thăng bằng electron. Việc xác định chất khử, chất oxi hóa
thì dựa vào định nghĩa phản ứng oxi hóa – khử để áp dụng vào các chất cụ thể
trong từng phản ứng.
- Ở mức độ hiểu: Mức độ đòi hỏi sâu hơn mức độ 1, vận dụng kiến thức
nhiều hơn, phương trình phản ứng chỉ cho biết một số sản phẩm của quá trình oxi
hóa – khử còn các sản phẩm khác thì tự bổ sung sau đó mới cân bằng.
- Ở mức độ vận dụng: Học sinh cần phải tư duy nắm vững tính chất của các
chất oxi hóa – khử. Phản ứng chỉ cho biết sự thay đổi số oxi hóa cụ thể của các chất
oxi hóa, khử trong phản ứng. Còn học sinh phải tự xác định chất cụ thể của quá
trình oxi hóa – khử và các sản phẩm khác của phản ứng.
- Mức độ vận dụng ở mức cao: Học sinh phải nắm được mức độ khử mạnh
yếu và sự thay đổi số oxi hoá có thể có của các chất phản ứng với H 2SO4 và sự

thay đổi số oxi hoá có thể có của H2SO4 khi phản ứng với từng chất.
* Trong hợp chất O-2, F-1 có tính khử yếu và Cl -1 có tính khử yếu nên
H2SO4 đặc không đủ mạnh để oxi hoá chúng vì vậy trong hợp chất thì O -2, F-1, Cl-1
không thay đổi số oxi hoá khi tác dụng với H 2SO4 đặc. Còn các nguyên tố khác ở
số oxi hoá thấp đều có thể tăng lên số oxi hoá cao hơn
Các kim loại phản ứng vớí H2SO4 đặc chỉ trừ Au, Pt không phản ứng. Fe, Al,
Cr thụ động trong H2SO4 đặc, nguội. Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt

12


động hoá học có thể khử S+6 về các số oxi hoá thấp hơn là S +4, S, S-2 ( tương ứng
tồn tại là SO2, S, H2S)
Fe2(SO4)3

Fe + H2SO4 ®
Æ
c, nóng

+ SPK

+

H2O

Kim loại thể hiện số oxi hoá cao

H2S và HI là hợp chất có tính khử mạnh nên có thể khử S +6 về số oxi hoá
thấp hơn là S+4, S, S-2( tương ứng tồn tại là SO2, S, H2S)
HI + H2SO4

H2S

+

→ I2 + sản phẩm khử (SO2, S, H2S)

H2SO4 → sản phẩm (SO2, S)

Trong các phân tử Fe2O3 , Na2CO3, BaCl2

+

+

H2O

H2O

thì Fe+3, Na+ , Ba2+, C+4 đã ở số oxi

hoá cao nhất nên không thể hiện tính khử còn O -2 không bị thay đổi số oxi hoá nên
các hợp chất trên không thể hiện tính khử khi tác dụng với H 2SO4 vì vậy chúng ta
phải xét phản ứng trao đổi trong đó H 2SO4 đặc đóng vai trò là axit ( H 2SO4 là axit
mạnh)
Oxit kim loại + axit → Muối
Hiđroxit kim loại
Muối

+ axit


+

+ H2O (nếu có)

axit →

muối

→ muối (mới)

+

H2O nếu có)

+ axit (mới)

Điều kiện để phản ứng xảy ra là có kết tủa hoặc có khí bay lên hoặc có H2O
Fe2O3 + 3H2SO4

→ 2 Fe2(SO4)3 + 3H2O

Na2CO3 + H2SO4

→ Na2SO4

BaCl2

→ BaSO4 ↓

+


H2SO4

+ H2O +
+

CO2↑

2HCl

Ví dụ 7:
Mức độ biết: Hãy ghép các nửa phương trình phản ứng ở cột 2 với nửa
phương trình phản ứng ở cột 1 cho phù hợp:

13


Cột 1

Cột 2

a. Fe + H2SO4 loãng →

1. Fe2(SO4)3 + H2O + SO2

b. Fe + H2SO4 đặc →

2. ZnSO4 + S + H2O

c. Zn + H2SO4 đặc →


3. ZnSO4 + H2O + SO2

d. Zn + H2SO4 đặc nóng →

4.FeSO4 + H2

e.Fe + H2SO4 đặc, nguội →

5.Không có hiện tượng

Mức độ hiểu: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng của
các phản ứng và H2SO4 được sử dụng là đặc hay loãng:
FeS2

+O2

SO2

+O2

SO3

+H2O

H2SO4

+Fe

FeSO4


+ H2SO4

Fe2(SO4)3

Mức độ vận dung: Viết phương trình của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc với các
chất và dung dịch sau đây nếu có:
a. Fe, Cu, Mg, C, S, P.
b. Dung dịch Na2SO3, dung dịch Na2CO3, dung dịch Na2S.
c. FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3.
d. FeS, dung dịch FeCl2, dung dịch FeSO4.
Xác định vai trò là axit hay là chất oxi hóa của H2SO4 trong mỗi trường hợp?
Mức độ vận dụng ở mức cao: Từ Na2SO3, FeS2, Cu, dung dịch H2SO4 đặc,
không khí. Có bao nhiêu cách điều chế SO2?
Ví dụ 8:
Mức độ hiểu: có 3 bình, mỗi bình đựng 1 trong các dung dịch sau: HCl,
H2SO3, H2SO4 . Phân biệt các dung dịch trên bằng dung dịch BaCl 2 và tính tan của
muối BaCl2, BaSO3, BaSO4 trong nước và trong axit. Viết phương trình phản ứng?
Mức độ vận dung: có 3 bình, mỗi bình đựng 1 trong các dung dịch sau: HCl,
H2SO3, H2SO4 . Có thể phân biệt dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp
hóa học với 1 thuốc thử nào sau đây? Quỳ tím, NaOH, Na 2O, BaCl2, CO2. Trình
bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử. Viết phương trình hóa học minh họa

14


Mức độ vận dụng ở mức cao:: có 3 bình, mỗi bình đựng 1 trong các dung
dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4 . Chỉ dùng 1 thuốc thử hãy trình bày cách nhận biết
dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa
học minh họa

*Phân tích:
Khi phân tích giải ba bài tập trên chúng ta sẽ thấy rõ rằng mức độ phức tạp
của vấn đề được tăng dần.
- Mức độ hiểu: học sinh đã được biết trước thuốc thử nên chỉ cần tiến hành
theo những thuốc thử trên là phân biệt dược chúng
- Mức độ vận dụng: học sinh chỉ được dùng 1 hóa chất trong số hóa chất bài
toán cho.
- Mức độ vận dụng ở mức cao: học sinh phải phân tích tổng hợp và tự mình
tìm ra hóa chất phu hợp mà không được gợi ý như ở mức độ 2,
Ví dụ 9: SO2 tác dụng với dung dịch kiềm
Mức độ hiểu: Dẫn từ từ 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch
Ba(OH)2 2M. Tín khối lượng mưối tạo thành sau phản ứng.
Mức độ vận dụng: Dẫn từ từ 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch
Ba(OH)2 aM. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 51,6 gam muối. Tìm giá trị của
a?
Mức độ vận dụng ở mức cao: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO 2 (đktc) vào
100 ml dung dịch Ba(OH)2 aM. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 21,7gam kết
tủa. Tìm giá trị của a?
* Phân tích:
Mức độ hiểu: học sinh chỉ cần nắm được kiến thức về phản ứng giữa SO2 với
dung dịch Ba(OH)2. có thể tạo 2 muối hay 1 muối là tùy thuộc tỉ lệ giữa OH (có
trong Ba(OH)2) với SO2.
15


Hướng dẫn giải:
Ta có: nOH: nSO2= 0,4: 0,3 = 4/3 ∈ (1; 2) nên xảy ra 2 PTHH
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1)
mol


x

x

x

2SO2 + Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2
mol

2y

y

(2)

y

Ta có hệ x+y = 0,2
x+2y =0,3
x = y = 0,1 mol → mmuối = 51,6 gam.
Mức độ vận dụng: học sinh phải lập luận để biết muối tạo thành sau phản
úng là may muối. từ đó lập hệ phương trình để giải
Hướng dẫn giải:
Nếu chỉ tạo ra muối BaSO3 thì nBaSO3 = 51,6/217 = 0,2377 khác với nSO2 →loại
Nếu chỉ tạo ra muối Ba(HSO3 )2 thì nBa(HSO3)2 = 51,6/299 = 0,172 khác với nSO2
→loại
Vầy chứng tỏ tạo ra 2 muối
SO2 + Ba(OH)2 = BaSO3 + H2O (1)
Mol: x


x

x

2SO2 + Ba(OH)2 = Ba(HSO3)2
Mol: 2y

y

(2)

y

Ta có hệ 217x + 299y = 51,6
x+2y =0,3
x=0,1=y → a = 2 mol/lít.
Mức độ vận dụng ở mức cao: yêu cầu học sinh phải nắm được hấp thụ hoàn
toàn có nghĩa là SO2 hết. , phải chứng minh được sau phản ứng tạo thành 2 muối.
Mức độ này cao hơn mức độ 2,3.

16


Hướng dẫn giải:
nBaSO3 = 0,1 < nSO2 . mà hấp thụ hoàn toàn nên SO2 phải hết → chứng tỏ phải tạo
muối Ba(HCO3)2 = (0,3- 0,1) / 2= 0,1
→a=2M
Ví dụ 10: Bài tập về kim loại tác dụng với phi kim
Mức độ hiểu: Trộn 14 gam bột sắt với lượng dư bột lưu huỳnh rồi nung nóng
ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí. Tính số gam muối muối thu

được sau phản ứng ? (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%)
Mức độ vận dụng: Đun nóng một hỗn hợp gồm 2,8 gam bột Fe và 0,8 gam
bột S thu được m gam chất rắn A. cho hết A vào dung dịch HCl vừa đủ thu được
một hỗn hợp khí bay ra( giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Tính m và tổng thể
tích các khí thu được sau phản ứng?
Mức độ vận dụng ở mức cao: Nung nóng 17,7 gam hỗn hợp bột các kim loại
Zn, Fe trong bột S dư( hiệu suất phản ứng là 100%). Hòa tan hoàn toàn chất rắn
thu được sau phản ứng vào dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (đktc).
Tính % Khối lượng mỗi kim loại Fe, Zn có trong hỗn hợp ban đầu ?
Phân tích:
Mức độ hiểu: Học sinh viêt được ptpư và dựa vào số mol hoặc khối lượng
của một chất tham gia là có thể tính được các chất còn lại theo yêu cầu của bài
ra.
do S dư nên khối lượng của muối tính theo Fe
PTHH:

Fe

Theo PTHH :

+

0

t



S


56

FeS

88
x=

Theo bài ra: 14

(g)

14.88
= 22 (g)
56

⇒ Đáp án D

Mức độ vận dụng: học sinh cần vận dụng nhiều bước tính toán và nhiều
phương trình phản ứng hơn trong quá trình làm bài.nhưng bài toán có phản ứng
xảy ra hoàn toàn và số liệu từng chất tham gia đã có sẵn nên dễ dàng tính được
các chất còn lại theo yêu cầu của bài ra.
PTHH:

Fe ( rắn)

+

S ( rắn)

0


t



FeS( rắn) (1)

Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng gồm FeS, Fe và S nếu dư. Trước
phản ứng là chất rắn sau phản ứng cũng là chất rắn.
17


Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng:

∑m

chât ran truoc

∑m

=

chât ran sau

= 2,8 + 0,8 = 3,6 (gam)

Chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với HCl dư:
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S ↑

(2)


Nếu Fe dư thì:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

(3)

S dư thì có không có phản ứng xảy ra:
n Fe (ban dau) = n FeS + n Fe (du) = n H2S + n H2

=

2,8
= 0,05
56

⇒ VH 2S + H 2 = 0,05. 22,4 =1,12 (lit)

Mức độ vận dụng ở mức cao: Bài toán tổng hợp hơn cần phải đặt ẩn giải hệ
hoặc so sánh mối quan hệ giữa các chất.
PTHH:

Fe ( rắn)

+

S (rắn)

t




0

FeS (rắn)

Zn ( rắn)

+

S (rắn)

t



0

ZnS (rắn)

S dư và phản ứng xảy ra với hiệu suất là 100% nên chất rắn sau phản ứng
có FeS và ZnS
FeS

+

2HCl

→ FeCl2 +

H2 S ↑


ZnS

+

2HCl

→ ZnCl2 +

H2 S ↑

So sánh các ptpư ta thấy:
n Fe + Zn = n H2S =

6, 72
= 0,3
22, 4

Đặt ẩn giải hệ ta có: %m Fe = 63,28%
Ví dụ 11:

;

%m Zn = 100% - 63,28% = 36,72%

Mức độ hiểu: Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam kim loại M có hóa trị không đổi
trong O2 dư. Sau phản ứng thu được 10,8 gam oxit. Xác định tên kim loại M.
Mức độ vận dụng: Trong 1 bình kín chứa 10,8 gam kim loại M (có hóa trị
duy nhất trong hợp chất ) và 0,6 mol O 2. Nung bình một thời gian sau đó đưa về
nhiệt độ ban đầu tháy áp suất chỉ bằng 75% so với ban đầu. Lấy chất rắn thu được

cho tác dụng với H2SO4 loãng dư thấy thoát ra 6,72 lít khí. Xác định tên kim loại
M.
18


Mức độ vận dụng ở mức cao: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có
hóa trị 2 không đổi trong hợp chất ) trong hỗn hợp Cl 2 và O2 . Sau phản ứng thu
được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lit ( đktc ). Xác
định tên kim loại M.
Ví dụ 12: Bài tập về chất khí và tỉ khối của chất khí
+ Hỗn hợp các khí A1, A2… có khối lượng mol lần lượt là M1, M2…. Có số
mol lần lượt là n1,n2…. Có thể tích lần lượt là V1, V2…
Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp là:
M=

m hh V1.M1 +V2 .M 2 +... n1M1 +n 2 M 2 +...
=
=
n hh
n1 +n 2 +...
n1 +n 2 +...

+ Tỉ khối của khí A so với khí B là khối lượng của khí A so với khí B khi
chúng được đo ở cùng t0, P,V
d=

mA MA
=
mB MB


Nếu A hay B là một hỗn hợp khí thì khối lượng mol trở thành khối lượng mol
trung bình.
d được gọi là tỉ khối của khí A so với khí B.Tỉ khối cho biết khí A nặng hay
nhẹ hơn khí B d lần.
Mức độ hiểu:
a. Hồn hợp A gồm hai khí O2 và O3 có số mol lần lượt là 0,12 và 0,08. Tính tỉ
khối của A so với không khí?
b. Hỗn hợp B gồm hai khí H2 và CO có tỉ khối so với H 2 là 3,6. Vậy 8,64
gam B thì chứa bao nhiêu mol hỗn hợp?
a.

M O2 ,O3 =

n O2 .M O2 +n O3 .M O3
n O2 +n O3

=

0,12.32 + 0, 08.48
= 38, 4
0,12 + 0, 08

Tỉ khối hơi của A so với H2 là:
d=

b. M H

2 ,CO

M O2 ,O3

38, 4
=
=19, 2
M H2
2

= d.M H2 = 3, 6.2 = 7, 2

⇒nB =

8, 64
=1, 2( mol )
7, 2

Mức độ vận dụng:
19


A là hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro là 19,2. Tính số mol của mỗi
khí có trong một mol hỗn hợp ?
Hướng dẫn giải:
Đặt

n O2 = x ; n O = y
3

 n hh = x + y = 1

 m hh = 30x + 48y = 19.2


 x = 0,4
⇒
 y = 0,6

⇒ n O2 = 0,4; n O3 = 0,6

Mức độ vận dụng ở mức cao: a) A là hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro
là 19,2. Để đốt cháy hoàn toàn 1,2 mol H2 cần V lít khí A (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 13,44

B. 8,96

C. 11,2

D. 22,4

Cách 1: Sơ đồ phản ứng:
0

0

(O2 ,O3)

+

0

H2 →

+1 -2


H2O,

Dùng định luật bảo toàn electron ta có:
nO = y
Đặt n O = x
3

2

0

Sự cho electron:
+1
H2
1,2

0

→ 2H + 2e

O2

2,4

0

-2

+ 4e


x

4x

O3

+ 6e

y

→ 2O


-2

3O

6y

Từ đó ta có hệ phương trình:
 4x + 6y = 2,4

 32x+48y
 x + y = 19, 2.2


Giải hệ ta có: x = 0,3

y = 0,2

⇒ VO2 ,O3 =(0,2+0,3).22,4=11,2(lit)

Cách 2: Ta có nO(A) = nH2 = 1,2 mol → mA = mO = 1,2.16 = 19,2 gam
→nA = 19,2: 38,4 = 0,5 mol → VA = 11,2 lít

20


b) A là hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối so với hiđro là 19,2. B là hỗn hợp H 2 và CO có
tỉ khối so với hiđro là 3,6. Để đốt cháy 8,64 gam hỗn hợp khí B cần dùng V lít hỗn
hợp khí A (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 13,44

B. 8,96

Sơ đồ phản ứng:

0

0

0

(O2 ,O3)

+2

+ (H2,CO) →

C. 11,2


+1

D. 22,4

+2 -2

H2O,CO

Nhận thấy sự thay đổi số oxi hóa của 1mol H2 hay 1 mol CO giống nhau vì
vậy có thể quy đổi hỗn hợp CO,H2 là H2
Dùng định luật bảo toàn electron ta có:
⇒nB = n H 2 =

0

8, 64
= 1, 2(mol )
7, 2

Đặt

Sự cho electron:
+1

H2
1,2

n O2 = x


0

→ 2H + 2e

O2

2,4

0

-2

+ 4e

x

4x

O3

+ 6e

y

n O3 = y

→ 2O


-2


3O

6y

Từ đó ta có hệ phương trình:
 4x + 6y = 2,4

 32x+48y
 x + y = 19, 2.2


Giải hệ ta có: x = 0,3

y = 0,2

⇒ VO2 ,O3 =(0,2+0,3).22,4=11,2(lit)

Cách 2: Dễ dàng tính được nB = 1,2 mol khi phản ứng thì H2 →H2O, CO → CO2
nên nO (A) = nB = 1,2 mol →mA = mO = 19,2 gam
→nA = 0,5 mol và VA = 11,2 lít.
Ví dụ 13:
Mức độ hiểu: Nung hỗn hợp gồm 1,25 mol O2 , 3 mol SO2 và 1 ít chất xúc
tác V2O5 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp chứa 3,25 mol khí.
Tính hiệu suất của phản ứng .
Mức độ vận dụng: Nung hỗn hợp SO2 , O2 có số mol bằng nhau trong một
21


bình kín có thể tích không đổi với chất xúc tác thích hợp. Sau 1 thời gian đua về

nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình giảm 10% so với ban đâu. Tính hiệu suất
của phản ứng.
Mức độ vận dụng ở mức cao: Hỗn hợp A gồm SO2 và không khí có tỉ lệ số
mol là 1:5. Nung nóng hỗn hợp A và xúc tác V 2O5 thì thu được hỗn hợp khí B . Tỉ
khối của A so với B là 0,93. Tính hiệu suất của phản ứng. Biết không khí chứa 20%
O2 và 80% N2
2.3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
2.3.1. Mục đích
- Chúng tôi tiến hành áp dụng SKKN để xác nhận tính hiệu quả của việc
phân loại hệ thống câu hỏi và bài tập chương oxi-lưu huỳnh theo các mức độ biết,
hiểu và vận dụng đã lựa chọn nhằm phát triển tư duy cho học sinh qua các bài dạy.
2.3.2. Nhiệm vụ
- Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập chương oxi-lưu huỳnh theo các mức độ
biết, hiểu và vận dụng nhằm rèn luyện và phát triển tư duy hóa học cho học sinh .
- Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả tính đúng đắn
các mức độ của hệ thống câu hỏi và bài tập đã lựa chọn trong chương Oxi – Lưu
huỳnh.
2.3.3. Kế hoạch
- Học sinh lớp 10 ban nâng cao tại trường THPT Hoằng Hóa 4 – Hoằng Hóa
– Thanh Hóa:
Lớp đối chứng, 10A2, 10A4 sử dụng các bài tập theo phương pháp truyền
thống.
Lớp thực nghiệm : 10A1, 10A3 sử dụng các bài tập theo các mức độ tư duy.
Tiến hành thực nghiệm ở khối 10 của hai năm học 2018 - 2019 và 20192020.
2.3.4. Tiến hành
- Việc thực nghiệm được tiến hành theo phương pháp đối chứng, chúng tôi
đã tìm hiểu việc học tập của các em, thường xuyên kiểm tra miệng, kiểm tra viết 10
– 15 phút để nắm bắt mức độ tư duy của các em.

22



×