Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Áp dụng một số trò chơi truyền hình trong các tiết ôn tập phần lịch sử thế giới lớp 11 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và tạo hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ÁP DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRUYỀN HÌNH TRONG CÁC
TIẾT ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 11 NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY VÀ TẠO HỨNG THÚ
HỌC TẬP CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Lê Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Lịch Sử

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu.............................................................................................
1
1.1. Lí do chọn đề tài..............................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................


3
2.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng......................................
4
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện…………………………….
6
2.3.1. Xác định mục tiêu và nội dung tiết ôn tập……………………..
6
2.3.2. Lựa chọn phương pháp ôn tập……………………………….
6
2.3.3. Nguyên tắc tổ chức các trò chơi trong học tập……………….
6
2.3.4. Áp dụng một số trò chơi truyền hình vào dạy các tiết ôn tập Lịch
7
sử thế giới lớp 11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..........................................
3. Kết luận, kiến nghị ........................................................................
3.1. Kết luận......................................................................................
3.2. Kiến nghị...................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................
DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.......................................

18
19
19
20
21
22



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đa số các giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới
phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên
phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành
kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới các tiết ôn tập, có khi còn bỏ
qua không dạy hoặc giảng dạy còn hời hợt, chậm đổi mới, với suy nghĩ là nhắc lại
những kiến thức mà các em đã học. Vì thế, dễ gây nhàm chán cho học sinh, cả tiết
học chỉ là những câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức đã học, thậm
chí giáo viên còn dạy lại những kiến thức đã được dạy ở những tiết học trước. Đối
với kiến thức môn Lịch sử vốn được coi là rất khô khan, khó ghi nhớ với nhiều số
liệu, nếu bài giảng của người giáo viên không khác gì việc đọc lại sách giáo khoa
sẽ khiến cho học sinh có tâm lý chán chường trong giờ học. Như vậy, mục tiêu
giáo dục sẽ đạt hiệu quả thấp.
Vậy dạy tiết ôn tập như thế nào cho hiệu quả, để có thể khơi dậy, phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh? Khổng Tử đã từng nói: “Biết mà
học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui mà học”. Thực tiễn
cho thấy, tâm lý của con người nói chung và đặc biệt là học sinh nói riêng là thích
sự thoải mái, không thích phải nhức đầu. Vì thế cần tạo cho học sinh tâm lí thoải
mái, hứng thú khi đến mỗi tiết ôn tập. Một xu thế mới trong giáo dục hiện nay là
kết hợp Dạy học và Giải trí. Có thể thấy hiệu quả của hình thức này qua thành
công của các chương trình truyền hình nổi tiếng như “Đường lên đỉnh Olympia”,
“Ai thông minh hơn học sinh lớp 5”, “Ai là triệu phú”, “Đấu trường 100”. “ Theo
dòng Lịch sử”, “Âm vang xứ Thanh”... Dù ở nhiều các chương trình tính giải trí
vẫn là chính nhưng đã kích thích tâm lý thích thi đấu, thích giải trí, vui chơi của
học sinh để từ đó phục vụ cho mục tiêu giảng dạy.
Qua quá trình tìm hiểu và thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy tầm quan trọng
của các tiết ôn tập có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình giảng dạy, đến kết quả
làm bài kiểm tra của học sinh, giúp học sinh tái hiện có hệ thống các kiến thức đã

học. Đặc biệt, tôi nhận thấy “việc tổ chức trò chơi trong dạy học có sức hấp dẫn kì
lạ, không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp học sinh dễ hiểu,
dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng như giao tiếp, vận
động nhanh nhẹn, khéo léo, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm”[1]. Quan trọng hơn
cả là qua tổ chức trò chơi sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức
lịch sử một cách dễ dàng, củng cố kiến thức một cách vững vàng, tạo niềm yêu
thích, hứng thú hơn trong giờ học Lịch sử. Do đó, trong năm học 2019 - 2020 tôi
đã nghiên cứu, thực hiện và đưa ra đề tài “Áp dụng một số trò chơi truyền hình
trong các tiết ôn tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy và tạo hứng thú học tập cho học sinh” nhằm chia sẻ với đồng nghiệp,
để góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và
sáng tạo của học sinh.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm tôi xây dựng nhằm hướng đến hai mục đích quan
trọng. Trước hết, đối với giáo viên, việc áp dụng một số trò chơi đã góp phần làm
đa dạng phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học các tiết ôn tập Lịch sử
11 nói riêng và các tiết ôn tập của chương trình Lịch sử THPT nói chung.
Mặt khác, việc tiếp thu kiến thức thông qua các trò chơ đã tạo không khí vui
tươi, thoải mái, thi đua sôi nổi giữa các học sinh với nhau.Thông qua trò chơi, học
sinh nhớ lâu, hiểu kỹ kiến thức của từng chương, từng phần cũng như toàn bộ
chương trình học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ứng dụng một số trò chơi truyền hình phổ
biến vào giảng dạy các tiết ôn tập trong chương trình Lịch sử lớp 11 nhằm nâng
cao hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em củng cố kiến thức
nhằm chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra vào tiết kế tiếp.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

2


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Tác dụng của việc tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử
Trong những năm gần đây, “giáo dục phổ thông nước ta hiện đang thực hiện
bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của
người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinhhọc được cái gì đến chỗ
quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học” [4]. Để đảm bảo được điều đó
nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về
truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết
quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực, vận
dụng kiến thức giải quyết vấn đề.[1]
Có thể khẳng định, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong đó
có trò chơi là một trong những biện pháp hàng đầu nhằm mang lại thành công, hiệu
quả trong mỗi tiết dạy.
Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân mỗi
học sinh được rèn luyện, giúp cho tập thể lớp có bầu không khí vui vẻ, thân ái.
Việc áp dụng đa dạng các trò chơi trong dạy và học Lịch sử ở trường THPT, trong
đó chủ yếu là trò chơi học tập, có tác dụng mở rộng và củng cố hiểu biết kiến thức,
rèn luyện các kỹ năng thực hành bộ môn cho học sinh. Ngoài ra, trò chơi Lịch sử

còn có vai trò tạo hứng thú học tập làm cho môn Lịch sử trở nên sinh động, gần
gũi, thiết thực hơn, giúp các em yêu thích môn học hơn.
Trò chơi có thể tổ chức vào hoạt động khởi động, lồng ghép vào các hoạt
động hình thành kiến thức mới, tổ chức trong hoạt động luyện tập hoặc giáo viên
có thể tổ chức dạy học thông qua trò chơi. Với phương châm “học mà chơi – chơi
mà học”, học sinh rất hào hứng tham gia các tiết học có tổ chức trò chơi, giảm áp
lực học tập, tạo không khí thi đua sôi nổi trong lớp học.
Trò chơi truyền hình (Game show) là một dạng hoạt động văn hóa, giải trí
được hình thành sau khi truyền hình trở thành một phương tiện truyền thông đại
chúng. Trò chơi truyền hình gồm rất nhiều loại hình như: trò chơi trí tuệ, trò chơi
vận động, trò chơi giải trí, trò chơi mạo hiểm, v.v...Hiện nay các Gameshow truyền
hình đang phát triển rầm rộ, trong đó không ít các chương trình không chỉ hướng
tới mục đích giải trí mà còn hướng tới mục đích giáo dục như “Đường lên đỉnh
Ôlympia”, “Ai là triệu phú”, “ Theo dòng Lịch sử”… Đây đều là những chương
trình lôi cuốn, kiến thức đa dạng, có tính phổ quát cao, tính trí tuệ cao.
2.1.2. Tầm quan trọng của tiết ôn tập trong chương trình giảng dạy
Trong chương trình Lịch sử thế giới lớp 11có hai tiết ôn tập, bao gồm phần
tiếp theo của Lịch sử thế giới cận đại và phần Lịch sử thế giới hiện đại từ năm
1917 đến năm 1945. Kiến thức rất đa dạng, trải qua nhiều quốc gia, khu vực, nhiều
giai đoạn. Kiến thức ở mỗi bài dạy đã khó, tiết ôn tập càng khó hơn do số lượng
3


tổng hợp từ nhiều bài. Việc ôn tập chiếm một vị trí quan trọng trong việc nắm vững
kiến thức của học sinh.Tiết ôn tập không phải là để nhắc lại kiến thức mà là để
giúp học sinh tìm ra mạch kiến thức cơ bản của nội dung được học trong một
chương, một phần, một kì. Ôn tập còn giúp học sinh đào sâu, chính xác hóa, hệ
thống hóa, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. Ngoài ra, ôn tập còn có tác dụng giúp
giáo viên nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, qua đó rút kinh
nghiệm việc truyền thụ kiến thức của thầy và việc nắm kiến thức của trò.

Vậy, phải dạy như thế nào để giúp học sinh chủ động, tích cực để tìm ra
được mạch kiến thức để có thể khắc sâu những gì đã học. Từ kinh nghiệm giảng
dạy, tôi thấy rằng, việc sử dụng một số trò chơi truyền hình vào các tiết ôn tập chắc
chắn sẽ đem lại hứng thú học tập cho các em, xây dựng bầu không khí học tập vui
tươi, sống động, thu hút sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp. Đồng thời thông
qua trò chơi giúp cho các em học sinh trong lớp nhận thức được tinh thần đoàn kết,
tình đồng đội và kỷ luật tập thể.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về phía giáo viên:
Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với dự giờ của đồng nghiệp tôi nhận thấy:
hầu hết các thầy cô giáo đã và đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học kết hợp
ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Tuy
nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học chủ yếu diễn ra ở những tiết học tìm hiểu
kiến thức mới, trong khi theo phân phối chương trình Lịch sử lớp 11 phần thế giới
có hai tiết ôn tập nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng mức của các giáo viên.
Thực tế cho thấy trong nhiều tiết ôn tập, giáo viên vẫn còn tồn tại những hạn chế
sau:
Một là: Khi dạy tiết ôn tập, nhiều giáo viên đang còn truyền thụ theo phương
pháp truyền thống, dạy sơ sài qua loa. Giáo viên chưa thực sự đổi mới phương
pháp, tiết ôn tập thường cho học sinh ghi câu hỏi tự làm, tự ôn tập ghi lại những
kiến thức đã học. Tiết ôn tập biến thành tiết liệt kê những kiến thức đã học mà
chưa thể giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong
chương. Vì vậy các em không thể hệ thống toàn bộ kiến thức khá dài đã học.
Hai là: Nhiều giáo viên soạn và dạy theo các câu hỏi ở cuối mỗi bài, chủ yếu
dùng phương pháp vấn đáp, giáo viên cứ theo câu hỏi nêu ra và học sinh đứng tại
chỗ trả lời, học lại các kiến thức của các bài. Điều đó gây ra sự nhàm chán, không
thu hút sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp.
Ba là: nhiều giáo viên cũng đã đổi mới phương pháp dạy học trong tiết ôn
tập, chia nhóm cho học sinh hoạt động, tổ chức thi đua giữa các nhóm với nhau,kết
hợp sử dụng công nghệ thông tin, phần nào cũng làm tăng hứng thú, giảm sự căng

thẳngcủa học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được không cao, chủ yếu là trình chiếu
các kiến thức đã học theo sơ đồ tư duy để các em chép lại vào vở.
4


Bốn là, nhiều giáo viên còn chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục,
chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu, tìm tòi các phương
pháp phù hợp với bài học. Hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài
giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Do phương pháp ít có đổi
mới mà giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, chưa
lấy học sinh làm trung tâm của quá trình lĩnh hội tri thức.
Việc cung cấp lượng kiến thức nhiều trong khi thời gian cho một tiết ôn tập
chỉ có 45 phút với nhiều đối tượng học sinh khác nhau nên để dạy đạt hiệu quả cao
là một vấn đề không hề đơn giản. Kết quả của các bài kiểm tra, thi học kì chính là
minh chứng cho việc dạy học ôn tập của giáo viên có thành công hay không.
2.2.2. Về phía học sinh
Nhiều học sinh vẫn cho rằng Lịch sử chỉ là môn học học thuộc, khó nhớ, nên
thực tế nhiều học sinh còn học một cách thụ động, đơn thuần là nhớ kiến thức một
cách máy móc, học bài nào biết bài ấy, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa
hoàn toàn, chưa có sự liên hệ kiến thức giữa các bài học, vì vậy chưa phát triển
được tư duy logic và tư duy hệ thống. Đặc biệt với hình thức thi trắc nghiệm như
hiện nay, nhiều học sinh còn chủ quan trong việc học, lựa chọn may rủi khi làm các
bài thi, bài kiểm tra. Việc học tủ, học lệch để kiểm tra, thi học kì vẫn còn khá phổ
biến đối với nhiều em . Không chỉ đối với các tiết học tìm hiểu kiến thức mới mà ở
các tiết ôn tập cũng không đem lại nhiều hứng thú học tập cho các em.
Qua kết quả điều tra, khảo sát đầu năm ở ba lớp 11 tôi dạy bằng phiếu trắc
nghiệm về hứng thú học tập tiết ôn tập, tôi thu được kết quả sau:
Không thích
Bình thường
Rất thích học

SL
học
Lớp
học sinh
%
SL
%
SL
%
SL
37,5
18
52,1
25
10,4
5
40
11A1
25,0
10
60,0
24
15,0
6
40
11A4
26,1
14
47,8
23

26,1
12
43
11A6
Sở dĩ, nhiều học sinh không thích học tiết ôn tập bởi vì các lí do sau:
Một là: Tiết ôn tập thường là tiết tổng hợp lại nhiều kiến thức đã được học
nên đa số các em thường không tập trung cũng như không đầu tư nhiều cho tiết
học. Nhiều học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc củng cố kiến thức, từ
đó dẫn đến các em không chủ động tư duy để giải quyết vấn đề tiết học yêu cầu.
Hai là: Học sinh chưa có ý thức tự ôn tập ở nhà, còn thụ động trong việc tiếp
thu kiến thức.Mặt khác, các em còn phải chuẩn bị bài cho nhiều cho nhiều môn
học nữa. Do đó, việc tham gia xây dựng bài ôn tập chưa tích cực.
Ba là: Tâm lí sợ giáo viên hỏi lại bài cũ khiến cho tiết ôn tập trở nên căng
thẳng đối với nhiều học sinh.Tình trạng học tủ, học lệch còn khá phổ biến.
Bốn là: Đối với hoạt động nhóm các em thường lợi dụng để chơi đùa nên
không hiệu quả.
5


2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Xác định mục tiêu và nội dung tiết ôn tập
Để tiết ôn tập thành công, người giáo viên cần phải xác định được mục tiêu
ôn tập cho học sinh. Tiết ôn tập nói chung là vừa củng cố kiến thức đã học trong
từng chương, một phần hay cả một kì học, vừa mở rộng, nâng cao, so sánh, đối
chiếu với các kiến thức có liên quan, vừa góp phần bồi dưỡng một số kĩ năng, kĩ
xảo, vận dụng cho các em. Qua đó phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng tư
tưởng tình cảm cho học sinh.
Đối với các tiết ôn tập môn Lịch sử thế giới lớp 11 cơ bản (có 2 tiết) thường
được sắp xếp trước các tiết kiểm tra, thi học kì. Vì vậy ở đây ôn tập là nhằm mục
đích hệ thống lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng làm bài để chuẩn bị tốt cho

các kì kiểm tra.
Giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập để tái hiện lại kiến thức đã
học, theo từng bài cụ thể, có vận dụng một số câu nâng cao. Mục đích khi đưa ra
hệ thống câu hỏi là nhằm ôn tập lại một số kiến thức cơ bản để chuẩn bị tốt cho tiết
kiểm tra.
2.3.2. Lựa chọn phương pháp ôn tập
Có rất nhiều phương pháp để giáo viên dạy tiết ôn tập: hỏi đáp- tái hiện, hoạt
động nhóm, thuyết trình… Tuy nhiên nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi
đã áp dụng một số trò chơi truyền hình như “Đường lên đỉnh Olympia”, “Ai thông
minh hơn học sinh lớp 5”, “Ai là triệu phú”, “Đấu trường 100”. “ Theo dòng Lịch
sử”, “Âm vang xứ Thanh”...để ôn tập kiến thức cho các em
Với phương châm “Học mà chơi – chơi mà học” ngay từ đầu năm học tôi đã
bắt đầu cho học sinh làm quen với các trò chơi trong các tiết học. Ví dụ: thay vì
kiểm tra bài cũ như thường lệ tôi cho học sinh chơi trò chơi “Ô chữ may mắn”,
“Đường lên đỉnh Olympia”, “Ai là triệu phú”, “ Theo dòng Lịch sử”… Để cho tiết
học không nhàm chán, tôi cũng thường vận dụng trò chơi khi hình thành kiến thức
mới và luyện tập, củng cố cho học sinh.
2.3.3. Nguyên tắc tổ chức trò chơitrong dạy học
Việc sử dụng các trò chơi truyền hình vào dạy học phải đảm bảo được luật
chơi, hình thức chơi và tạo sự thi đua tích cực giữa các nhóm, các tổ với nhau.
Khi xây dựng trò chơi phải đảm bảo được nội dung của bài học. Chọn trò
chơi phù hợp với kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh. Đảm bảo tính vừa sức, các
câu hỏi không mang tính đánh đố, phải phù hợp với năng lực và trình độ của các
em. Thu hút được sự tham gia hăng hái của học sinh cả lớp.
Giáo viên cần đưa ra hình thức thưởng phạt để các em có ý thức chuẩn bị
bài cũ cũng như có hứng thú cho bài mới. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng
kích thích, thúc đẩy người chơi tích cực tham gia
Khi tổ chức trò chơi giáo viên là trọng tài công bằng ,chính xác và là cổ
động viên tích cực của học sinh tham gia trò chơi, cho điểm hoặc ngợi khen các
em trước lớp.

6


2.3.4. Áp dụng một số trò chơi truyền hình vào dạy các tiết ôn tập phần Lịch
sử thế giới lớp 11.
2.3.4.1. Tiết 9 - Bài 8 “Ôn tập lịch sử thế giới cận đại”
Trong tiết ôn tập đầu tiên của chương trình Lịch sử thế giới lớp 11. Tiết 9 Bài 8 “Ôn tập lịch sử thế giới cận đại” tôi xây dựng nội dung học tập mô phỏng
các trò chơi truyền hình sau đây:
* Trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”
GV: Khởi động tiết ôn tập bằng trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”
Bước 1: Giáo viên phổ biến trò chơi, luật chơi:
- Luật chơi như sau: Có 6 mảnh ghép nhỏ được đánh số từ 1 đến 6 bằng hình ảnh.
Hãy lật mở chúng bằng các câu trả lời nhanh để tìm ra mảnh ghép lớn phía sau.
Bước 2: Giáo viên chiếu hình ảnh đánh số thứ tự trên máy chiếu.
Cả lớp tiến hành chơi bằng hình thức giơ tay.
Số 1
Số 2
Số 3

Số 4

Số 5

Số 6

* Ảnh số 1: “ Tự do – bình đẳng – bác ái” là khẩu hiệu nổi tiếng được biết đến
trong cuộc cách mạng nào? Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
* Ảnh số 2: Quốc tế thứ nhất ra đời năm 1864 do ai sáng lập? Các Mác
* Ảnh số 3: Sự kiện đánh dấu ngành hàng không ra đời? Chiếc máy bay đầu tiên
(1903)

* Ảnh số 4: Vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX nước đế quốc duy nhất ở Châu Á
là nước nào? Nhật Bản
7


* Ảnh số 5: Nước nào được ví như “cái bánh ngọt” bị các nước đế quốc xâu xé?
Trung Quốc
* Ảnh số 6: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
đế quốc nào là kẻ hung hăng nhất? Đế quốc Đức
Giáo viên: Lật mở các đáp án tương ứng với sự lựa chọn của học sinh
Giáo viên: câu hỏi mảnh ghép lớn: Các em hãy quan sát những hình ảnh trên và
cho biết đây là những sự kiện, nhân vật tiêu biểu thuộc về thời kỳ lịch sử thế giới
nào?
HS trả lời: Thời kỳ lịch sử thế giới cận đại
Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh và dẫn dắt vào tiết ôn
tập: Đây là những hình ảnh tiêu biểu gắn liền thời kỳ lịch sử thế giới cận đại - một
thời kỳ phát triển sôi động với những bước tiến nhảy vọt so với các thời kỳ trước?
Lịch sử thế giới cận đại bao gồm những sự kiện cơ bản nào, những nội dung chủ
yếu gì, chúng ta sẽ củng cố, ôn tập, hệ thống lại trong bài học ngày hôm nay.
* Trò chơi “ Theo dòng lịch sử”
Bước 1: Giáo viên phổ biến trò chơi, luật chơi:
Các em hãy quan sát sơ đồ thời gian, các năm tương ứng với những hình ảnh sau
đây, thảo luận theo bàn và cho biết: Lịch sử thế giới cận đại được mở đầu và kết
thúc bằng những sự kiện nào?
Bước 2: Giáo viên chiếu hình ảnh, các năm theo sơ đồ thời gian trên máy chiếu.
Học sinh: Cả lớp tiến hành thảo luận theo bàn, suy nghĩ các dựa trên các dữ liệu
cho trước. Tham gia trò chơi bằng hình thức giơ tay.
Giáo viên: Lật mở các đáp án tương ứng với sự lựa chọn của học sinh
Bước 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinhvà đưa ra kết luận
+ Năm 1566, cách mạng Hà Lan bùng nổ, mở đầu cho thời kỳ Lịch sử thế giới cận

đại
+ Năm 1917 - 1918: cách mạng tháng Mười Nga thành công, chiến tranh thế giới
thứ nhất kết thúc, đã khép lại thời kỳ lịch sử thế giới này.
Cách mạng Hà Lan
Cách mạng Tháng Mười Nga
CTTG thứ nhất
1566

1917

1918

8


* Trò chơi “ Ai nhanh hơn
Giáo viên dẫn dắt vào trò chơi: Sự kiện lịch sử của thời kỳ này rất nhiều, lại
bao gồm cả những kiến thức các em đã học từ năm lớp 10. Vì vậy, chúng ta cần
củng cố và ghi nhớ một số sự kiện cơ bản. Để thử tài trí nhớ của các em, chúng ta
cùng chơi trò chơi tiếp theo mang tên “ Ai nhanh hơn”
Bước 1: Giáo viên phổ biến trò chơi, luật chơi:
Giáo viên đưa ra bảng thống kê một số sự kiện cơ bản của LSTG cận đại,
yêu cầu học sinh làm việc theo bàn trong vòng 3 phút để nối các sự kiện lịch sử
cho đúng với các mốc thời gian vào phiếu học tập.
Bước 2: Giáo viên chiếu hình ảnh bảng sự kiện trên máy chiếu.
Học sinh: Thảo luận, suy nghĩ các dựa trên các dữ liệu cho trước
Bước 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận
Sự kiện lịch sử
1. Cách mạng tư sản Anh
2. Cách mạng Hà Lan

3. Cách mạng tư sản Pháp
4. Chiến tranh giành độc lập của các
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
5. Cuộc Duy tân Minh Trị
6. Quốc tế thứ nhất
7. Lào trở thành thuộc địa của Pháp
8. Công xã Pari
9. Chiến tranh thế giới thứ nhất
10. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc

Thời gian
a, 1566-1648
b. 1642 -1688
c. 1775 -1781
d. 1789 -1794

Đáp án
1-a
2-b
3-d
4-c

e. 1864
g. 1868
h. 1871
i. 1893
k. 1911
m. 1914-1918

5-g

6-e
7-i
8-h
9-m
10-k

* Trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia”
Ở mục 1 “Những kiến thức cơ bản”, tôi mô phỏng phần thi “Khởi động” của
chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”.
+ Giáo viên : Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí nhóm.
Chuẩn bị 4 bộ câu hỏi ( 10 câu/ mỗi bộ) cho 4 đội chơi
+ Học sinh: Các nhóm tìm hiểu ở nhà nội dung của phần các cuộc cách mạng tư
sản, các nước Châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ la Tinh, Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Tiến hành trò chơi:
Bước 1: Giáo viên phổ biến trò chơi, luật chơi
+ Các nhóm giành chiến thắng bằng cách trả lời chính xác 10 câu hỏi theo hình
thức trắc nghiệm để sở hữu điểm10. Trả lời sai một câu, bị trừ đi một điểm
+ Do thời gian giới hạn trong 1 tiết học nên các nhóm chỉ có 10s/ câu hỏi. Mỗi
nhóm được sử dụng 2 quyền trợ giúp: 50/50, hỏi tổ tư vấn tại chỗ.
9


Bước 2: Các nhóm bốc thăm xem nhóm nào chơi trước. Lớp trưởng sẽ đọc bộ câu
hỏi cho các nhóm trả lời. Thư ký mỗi nhóm sẽ theo dõi và kiểm tra các câu trả lời
của đội mình
Bước 3: Các nhóm tiến hành chơi theo thứ tự đã bốc thăm
* Bộ câu hỏi số 1
1. Lê nin gọi đây là đế quốc mặt trời không bao giờ lặn? Đế quốc Anh
2. Nước trở thành đế quốc duy nhất ở Châu Á là? Nhật Bản
3. Con hổ đói đến bàn tiệc muộn là chỉ nước nào? Đức

4. Ai là người phát minh ra máy hơi nước? Giêm Oát
5. Ấn Độ là thuộc địa của đế quốc nào? Đế quốc Anh
6. Cuộc cách mạng nào đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở
Trung Quốc? Cách mạng Tân Hợi năm 1911
7. Kể tên các nước giữ được độc lập ở Châu Phi trước sự xâm chiếm của các nước
thực dân phương Tây? Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a
8. Cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại là? Cách mạng tư sản Pháp
9. Chiếc máy bay đầu tiên do người nước nào phát minh ra? Mỹ
10. Nhà nước kiểu mới đầu tiên trên thế giới là? Công xã Pari
* Bộ câu hỏi số 2
1. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt là nước nào? Nhật Bản
2. Nơi được mệnh danh là xứ sở của những ông vua công nghiệp? Nước Mĩ.
3. Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố thành lập quốc gia nào? Hợp
chúng quốc Mỹ
4. Ngày 14/7 là ngày quốc khánh của nước nào? Pháp
5. Người được xem là “Linh hồn của Quốc tế thứ nhất” là ai? Các Mác
6. Đảng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ là? Đảng Quốc Đại
7. Khu vực Mỹ Latinh bao gồm những bộ phận lãnh thổ nào của Châu Mỹ? Gồm
một phần Bắc Mỹ, toàn bộ Trung Mỹ, Nam Mỹ và những quần đảo thuộc vùng
biển Ca-ri-bê
8. Đầu thế kỷ XX, đế quốc nào hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc
địa? Đế quốc Đức
9. Thành tựu nổi bật nhất của cách mạng công nghiệp? Máy hơi nước
10. Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là ? Công xưởng của thế giới
* Bộ câu hỏi số 3
1. Chủ nghĩa đế quốc vay lãi là nước nào? Pháp
2. Sự kiện nào mở đầu quá trình các nước đế quốc xâm lược cuối thời Nhà Thanh?
chiến tranh thuốc phiện.
3. Lênin gọi cuộc cách mạng này là một cuộc “Đại cách mạng? Cách mạng tư sản
Pháp cuối thế kỷ XVIII

4. Năm 1868, ở Nhật Bản diễn ra một sự kiện lịch sử quan trọng. Đó là? Cuộc Duy
tân Minh trị
10


5. Tôn Trung Sơn là ngườiđã lãnhđạo cuộc cách mạng nào? Cách mạng Tân Hợi
năm 1911 ở Trung Quốc
6. Nước nào ở khu vực Đông Nam Á trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và
Pháp? Xiêm
7. Năm 1882, Đức, Áo - Hung, Italia thành lập liên minh tay ba, gọi là phe gì? Phe
liên minh
8. Quốc tế thứ nhất do ai sáng lập? Các Mác
9. Cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII diễn ra đầu tiên ở nước nào? Anh
10. Inđônexia là thuộc địa của nước nào? Hà Lan
* Bộ câu hỏi số 4
1. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến là đế quốc nào? Đức
2. Trong bối cảnh của chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện mở ra bước ngoặt của
lịch sử thế giới là? Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi
3. Nội dung học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là gì? Dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
4. Tên vị vua đã tiến hành một loạt cải cách, tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới
phát triển theo hướng TBCN là? Rama V
5. Tên Hiệp ướcđãđưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc? Hiệp ước Bret
Litop
6. Đến cuối thế kỷ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa
của ai? Đế quốc Pháp
7. Phe Hiệp ước trong chiến tranh thế giới thứ nhất, đứng đầu là những nước nào?
Anh, Pháp, Nga
8. Ngày Quốc tế lao động có nguồn gốc từ nước nào? Mỹ
9. Quốc tế thứ hai do ai sáng lập? Ăngghen

10. Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là ai? Oasintown
- Bước 4: Thư ký các đội sẽ tổng kết xem câu trả lời đúng của mỗi đội là bao
nhiêu. Giáo viên tuyên bố đội chiến thắng và trao phần thưởng.
* Trò chơi “ Đường lên đỉnh Olympia”
Kết thúc bài ôn tập, tôi mô phỏng phần thi“Tăng tốc” trong trò chơi “
Đường lên đỉnh Olympia”
Bước 1: Giáo viên phổ biến trò chơi, luật chơi:
- Trò chơi này có ba câu hỏi. Mỗi câu tương ứng với một nhân vật hoặc sự kiện,
địa danh lịch sử có liên quan đến nội dung học tập. Mỗi câu gồm 3 gợi ý từ khó
đến dễ. Trả lời ở gợi ý thứ nhất sẽ được một phần quà đặc biệt, trả lời ở gợi ý thứ
hai và thứ ba cũng sẽ được một phần quà quan trọng. Giáo viên chuẩn bị sẵn các
phần quà.
Bước 2: Giáo viên chiếu câu hỏi với từng gợi ý trên máy chiếu.
HS: Quan sát và tham gia trò chơi bằng hình thức giơ tay
GV: Lật mở đáp án tương ứng với câu trả lời đúng của học sinh
11


Câu 1: Ông là ai?
1.Ông là một nhà soạn nhạc thiên tài.
2. Mời cả lớp nghe một bản giao hưởng nổi tiếng của ông “ Thư gửi Elise”.
3. Ông là người Đức.
Câu 2: Đây là phát minh khoa học nào?
1. Là phát minh trong lĩnh vực Vật lý vào năm 1895.
2. Là phát minh của nhà bác học Rơnghen ( người Đức)
3. Được ứng dụng trong y học, giúp chẩn đoán chính xác bệnh tật
Câu 3: Đây là quốc gia nào?
1. Có lãnh thổ tiếp giáp với Trung Quốc
2. Là quốc gia nằm ở hai châu lục ( Châu Á và Châu Âu)
3. Trong tiến trình của chiến tranh thế giới thứ nhất, cách mạng tháng Mười đã

diễn ra ở nước này?
Bước 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận
Câu 1: Nhà soạn nhạc Bét-tô-ven.
Câu 2: Phát minh về tia X

Câu 3: Nước Nga.

12


2.3.4.2. Tiết 22 - Bài 18 “Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại”( Phần từ năm 1917
đến năm 1945)
Trong tiết ôn tập tiếp theo của chương trình Lịch sử thế giới lớp 11. Tôi xây
dựng nội dung học tập mô phỏng các trò chơi truyền hình sau đây:
* Trò chơi “ Nhận diện lịch sử”
- Ở mục I “ Những kiến thức cơ bản”, tôi mô phỏng phần thi“Nhận diện lịch sử”
trong trò chơi “Theo dòng lịch sử”.
Bước 1: Giáo viên phổ biến trò chơi, luật chơi:
Trò chơi này có 6 câu hỏi. Mỗi câu hỏi đánh số từ 1 đến 6, tương ứng với hình ảnh
của một nhân vật hoặc sự kiện, địa danh lịch sử có liên quan đến nội dung học tập.
Học sinh lựa chọn mỗi số bất kỳ, giáo viên sẽ lật mở ô số đó.
Bước 2: Giáo viên chiếu hình ảnh với từng câu hỏi trên máy chiếu.
Bước 3: Học sinh quan sát và giơ tay trả lời
Bước 4: Giáo viên nhận xét và kết thúc trò chơi
Ảnh 1
Ảnh 2

Ảnh 3

Ảnh 4


13


Ảnh 5

Ảnh 6

Ảnh 1: Đây là sự kiện lịch sử nào?
Ngày 25/10/1917: Quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông. Là ngày thắng
lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.
Ảnh 2: Hình ảnh này gợi nhắc các em đến sự kiện lịch sử gì?
Biểu tình, đi bộ của những người thất nghiệp trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới 1929 – 1933
Ảnh 3: Sự kiện bất ngờ đã buộc nước Mỹ phải tham gia chiến tranh thế giới thứ 2?
Nhật Bản bất ngờ tấn công Mỹở Trân Châu Cảng ( 7/12/1941)
Ảnh 4: Bức ảnh này gắn với sự kiện lịch sử nào vào ngày 30/4/1945?
Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc Hội Đức
Ảnh 5: Bom nguyên tử đã được Mỹ thả xuống lần đầu tiên ở nước này?
Nhật Bản đã bị Mỹ thả hai quả bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Ảnh 6: Bức ảnh thể hiện sự kiện kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2?
Nhật Bản ký hiệp định đầu hảng đồng minh không điều kiện ( 15/8/1945)
* Trò chơi “Ai là triệu phú”
Ở mục II “ Những nội dung chính của LSTG hiện đại”, tôi xây dựng trò chơi
“Ai được điểm 10” mô phỏng trò chơi truyền hình “Ai là triệu phú”.
+ Giáo viên: Chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí nhóm.
Chuẩn bị 2 bộ câu hỏi ( 10 câu/ mỗi bộ) cho 2 đội chơi
Bước 1: Giáo viên phổ biến trò chơi, luật chơi
+ Các nhóm giành chiến thắng bằng cách trả lời chính xác10 câu hỏi theo hình
thức trắc nghiệm để sở hữu điểm 10.

+ Trả lời sai một câu, bị trừ đi 1điểm
+ Do thời gian giới hạn trong 1 tiết học nên các nhóm chỉ có 10s/ câu hỏi. Mỗi
nhóm được sử dụng 2 quyền trợ giúp: 50/50, hỏi tổ tư vấn tại chỗ.
Bước 2: Các nhóm bốc thăm xem nhóm nào chơi trước. Lớp trưởng sẽ đọc bộ câu
hỏi cho các nhóm trả lời. Thư ký mỗi nhóm sẽ theo dõi và kiểm tra các câu trả lời
Bước 3: Các nhóm tiến hành chơi theo thứ tự đã bốc thăm
Bước 4: Giáo viên tổng kết, đánh giá
14


* Bộ câu hỏi số 1
Câu 1. Sau cuộc cách mạng 1905- 1907, Nga vẫn là nước theo chế độ
A. chủ nghĩa xã hội
B. cộng hòa
C. quân chủ chuyên chế.
D. quân chủ lập hiến.
Câu2. Sự kiện nào dưới đây làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Đức trong
chiến tranh thế giới thứ II?
A. Trận Matxcova (12/1941).
B. Trận Xtalingrat (11/1942).
C. Trận En Alamen (10/1942).
D. Trận Cuocxco (8/1943).
Câu 3: Tháng 3 - 1921, Đảng Bônsêvích quyết định thực hiện ở nước Nga
A.chính sách kinh tế mới (NEP)
B. chính sách mới
C. Luận cương tháng Tư
D. chính sách cộng sản thời chiến
Câu 4. Liên Xô là cụm từ viết tắt của
A. Liên bang Xô Viết
C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết

B. Liên hiệp các Xô Viết
D. Liên hiệp các Xô Viết xã hội chủ nghĩa
Câu 5. Sự kiện đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ là
A. Hiệp ước Muyních đượcký kết
B. Đức thôn tính Xuyđét của Tiệp Khắc
C. Nhật Bản đánh chiếm Trân Châu cảng
D. phát xít Đức tấn công Ba Lan
Câu 6. Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười
Nga năm 1917 là ở
A. phương pháp đấu tranh.
B. lãnh đạo cách mạng.
C.tính chất cách mạng.
D. lực lượng cách mạng.
Câu 7. Lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh
thế giới thứ II là
A. Liên Xô
B. Anh, Mỹ.
C. Anh, Mỹ, Liên Xô.
D. Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô.
Câu 8. Sự kiện nào dưới đây tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới thứ
II?
A. Trận Matxcova (12/1941).
B. Trận Xtalingrat (11/1942).
C. Trận En Alamen (10/1942).
D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).
Câu 9. Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến
tranh thế giới thứ hai là
A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô
B. Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen
C. Chiến thắng của Liên Xô ở Xtalingrát

D. Nhật Bản bất ngờ tập kích Mĩ ở Trân Châu Cảng
Câu 10. Nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 nhờ chính
sách nào của Tổng thống Ph. Rudơven?
A. Chính sách kinh tế mới
B. Chính sách mới
C. Chính sách phát xít hóa.
D. Chính sách trung lập
15


* Bộ câu hỏi số 2
Câu 1.Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
D. Cách mạng XHCN.
Câu 2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ sau sự kiện nào dưới đây?
A. Trận En Alamen (10/1942).
B. Trận Xtalingrat (11/1942).
C. Trận Beclin (4/1945).
D. Trận Trân Châu Cảng (12/1941).
Câu 3. Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng
thủ sang tấn công là trận
A. Mátxcơva
B. Cuốcxcơ
C. Xtalingrát
D. công phá Béclin
Câu 4. Trong quá trình đẩy lùi quân phát xít Đức trong CTTG thứ hai, Hồng quân
Liên Xô đã giải phóng các nước ở
A. Đông Âu

B. Tây Âu
C. Nam Âu
D. Bắc Âu
Câu 5. Tổ chức quốc tế nào ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất?
A.Tổ chức Liên hợp quốc.
B. Hội Quốc Liên.
C. Hội liên hiệp quốc tế mới.
D. Hội liên hiệp tư bản.
Câu 6. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917, Nga trở thành nước
A. quân chủ chuyên chế.
B. cộng hòa.
C. quân chủ lập hiến.
D. xã hội chủ nghĩa.
Câu 7.Ai lãnh đạo Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga?
A. CácMac
B. Anghen.
C. Xtalin.
D. Lênin.
Câu 8. Hiệp ước nào chứng minh cho đỉnh cao của chính sách nhượng bộ,thỏa hiệp
của Anh - Pháp với Đức?
A.Muy – ních
B. Oa - sinh -tơn.
C.Véc – xai
D. Béc - lin.
Câu 9. Trật tự thế giới được thiết lập sau CTTG thứ nhất còn được gọi là
A. trật tự hai cực Ianta
B. trật tự đơn cực
C. trật tự đa cực
D.trật tự Vécxai- Oasintơn

Câu 10. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” gồm các nước
A. Đức, Liên Xô, Anh
B. Đức, Italia, Nhật Bản
C. Italia, Hunggari, Áo
D. Mĩ, Liên Xô, Anh
* Trò chơi “ Đường lên đỉnh Olympia”
Kết thúc bài ôn tập, tôi mô phỏng phần thi “Vượt chướng ngại vật”( Ô chữ)
trong trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia”
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi ô chữ sau:
+ Trình chiếu ô chữ trên PownPoint và chọn người chơi bằng hình thức giơ tay
+ Học sinh chọn ngẫu nhiên các ô hàng ngang và trả lời các câu hỏi, trả lời đúng
thì ô hàng ngang sẽ được lật mở.
+ Học sinh sẽ xâu chuỗi những chữ cái hàng dọc để tìm ra từ chìa khóa. (giống
phần thi vượt chướng ngại vật ở Olympia).
16


+ Tìm được từ khóa sau 2 ô hàng ngang được lật mở, trò chơi sẽ kết thúc. Người
chơi sẽ nhận được 10 điểm và phần quà đặc biệt
+ Giáo viên: Ô chữ hàng dọc có chủ đề: Đây là mong muốn, nguyện vọng lớn
nhất của loài người được rút ra qua hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX?
+ Ô chữ gồm 7 từ hàng ngang. Câu hỏi cho các ô chữ hàng ngang như sau:
* Hàng ngang thứ 1: Nhân vật lịch sử nào mở ra một thời kỳ đen tối trong lịch sử
nước Đức- thời kỳ chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền? HÍTLE
( ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ H)
* Hàng ngang thứ 2: Bán đảo Đông Dương gồm ba nước Việt Nam, Camphuchia
và nước nào? LÀO
( ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ O)
* Hàng ngang thứ 3: Chủ nghĩa xã hội đã được xác lập ở nước nào đầu tiên trên
thế giới? NGA

( ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ A)
* Hàng ngang thứ 4: Phe Trục trong chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm phát xít
Đức, Italia và….? NHẬT BẢN
( ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ B)
* Hàng ngang thứ 5: Tên tổ chức giữ vai trò quan trọng trong phong trào độc lập
dân tộc ở Ấn Độ? ĐẢNG QUỐC ĐẠI
( ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ I)
* Hàng ngang thứ 6: Phong trào mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc
và chống phong kiến ở Trung Quốc là? NGŨ TỨ
( ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ N)
* Hàng ngang thứ 7: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Hit-le đã gây ra vụ Xuyđét để thôn tính nước nào? TIỆP KHẮC
( ký tự nằm trong từ khóa hàng dọc là chữ H)
- Từ khóa hàng dọc là HÒA BÌNH
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Có thể khẳng định, một số trò chơi truyền hình mà tôi áp dụng trong thực
tiễn dạy học môn Lịch sử có tính hiệu quả cao, dễ thực hiện, không chỉ áp dụng
cho học sinh khối 11 học các tiết ôn tập mà tiến tới có thể thực hiện đồng bộ, phổ
biến cho học sinh khối 10 và 12 trong cả tiết ôn tập và tiết hình thành kiến thức
mới.
Đối với bản thân, đồng nghiệp : Khi chưa áp dụng các trò chơi vào trong quá
trình dạy học, tôi thường mắc phải một số lỗi khi giảng dạy như tiết học còn trầm,
giáo viên nói nhiều, học sinh làm việc ít, phần củng cố bài còn đơn sơ, chưa đem
lại hiệu quả cao. Chính vì vậy đã không thu hút và không tạo được sự hứng thú cho
các em học sinh. Sau khi tôi đưa các trò chơi áp dụng vào dạy học thì kết quả dạy
học của bản thân tôi có sự thay đổi nhiều và theo chiều hướng tích cực, với chuẩn
bị chu đáo của bản thân về cách thiết kế, tổ chức nên giờ đây trong tiết dạy của tôi
17


không còn cứng nhắc, không còn truyền thị kiến thức một chiều mà ngược lại giờ

học trở nên sinh động, học sinh thích thú đối với môn học, tích cực xây dựng bài,
học sinh không còn e ngại như trước nữa, các em đã mạnh dạn hơn trong cách đưa
ra nhận xét cũng như phân tích các sự kiện lịch sử, có tinh thần phối hợp, đoàn kết
và hợp tác trong học tập. Điều quan trọng nhất là các em đã hiểu rõ và nắm vững
các sự kiện lịch sử, kết quả học tập cũng cao hơn.
Không chỉ dừng lại ở các tiết ôn tập, các trò chơi truyền hình còn được ứng
dụng trong nhiều nội dung học tập khác nhau của các bước lên lớp. Mặt khác, đề
tài có thể áp dụng rộng rãi, phổ biến cho các môn học khác, các đồng nghiệp có thể
vận dụng trong bộ môn của mình. Trò chơi dễ sử dụng trong dạy học, thực hiện
được ở tất cả các lớp, các trình độ khác nhau.
Đối với học sinh: Qua việc tổ chức trò chơi lồng ghép vào tiết học, đặc biệt
là việc sử dụng công nghệ thông tin cho trò chơi này đã tạo ấn tượng tốt đối với
các em học sinh, các em thấy thoải mái, vui chơi học hỏi, không còn cảm giác căng
thẳng, lo sợ khi thầy cô hỏi bài, các em thảo luận, tự mạnh dạn đưa ra ý kiến tạo
cho các em có cảm giác tự tin khi đứng trước đám đông. Đặc biệt các em được
quyền nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề nào đó.
Để có nguồn minh chứng thuyết phục cho đề tài, tôi đã tiến hành thực
nghiệm ở lớp 11A4 và đối chứng ở lớp 11A6. Kết quả thu được như sau:
2.4.1. Trong giờ học
Kết quả giờ học từ hai lớp so sánh và đối chứng, tôi nhận xét và kết luận:
* Lớp 11A6: Chưa áp dụng các giải pháp mới:
- Giờ học khô khan và hầu như chỉ có giáo viên làm việc, học sinh không thích
phát biểu, ngại trình bày, ngại đưa ra ý kiến chủ quan.
- Người học chưa ý thức xác định hệ thống kiến thức của mỗi chương, mỗi phần
cũng như mạch liên kết kiến thức giữa các phần kiến thức với nhau.
- Chưa xây dựng được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập của các thành viên
trong lớp.
* Lớp 11A4: Tập trung vận dụng đề tài:
- Học sinh chủ động xây dựng bài học, tự tin tìm tòi, khám phá, biết hệ thống và
khái quát những kiến thức ôn tập.

- Giờ học sôi nổi, hứng thú hơn, có sự tham gia nhiệt tình của các thành viên trong
lớp. Các em hào hứng khi đến tiết ôn tập.
2.4.2. Qua bài kiểm tra
Sau khi tiến hành thực nghiệm, đối chứng ở hai lớp 11A4 và 11A6, từ kết quả làm
bài kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì, tôi thu được kết quả
Điểm
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
dưới TB
Sĩ số
Lớp
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
18


19,5

8

34,2

13


39,0

16

7,3

3

40

11A4
(TN)

11A6
(ĐC)
(TN: Thực nghiệm ĐC: Đối chứng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: chất lượng bộ môn Lịch sử ở lớp 11A4 và lớp
11A6 có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể như sau:
- Tỉ lệ học sinh có điểmtrung bình môn từ trung bình trở lên ở lớp 11A4 cao hơn
lớp 11A6: 92,7% so với 72,1%, chênh lệch càng thể hiện rõ hơn ở tỉ lệ học sinh
khá, giỏi.Thậm chí ở bài kiểm tra học kì 1 đã có em học sinh lớp 11A4 đạt điểm
10.
- Tỉ lệ học sinh có trung bình môn đạt dưới điểm trung bình ở lớp 11A4 ít hơn rất
nhiều so với lớp 11A6: 7,2% so với 27,9%.
Như vậy, khi áp dụng các trò chơi truyền hình vào bài dạy tôi nhận thấy khả
năng tiếp thu và nhớ bài học của học sinh lâu hơn. Chất lượng một tiết dạy được
nâng lên, học sinh hứng thú học tập hơn, việc vận dụng kiến thức để làm bài cũng
trở nên dễ dàng hơn. Ngoài mục đích giúp học sinh nắm bắt được nội dung học tập
còn rèn luyện cho các em kĩ năng tư duy tổng hợp, kĩ năng vận dụng và liên hệ

thực tế. Điều đó đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng của bộ môn Lịch sử.
9,3

4

23,3

10

39,5

17

27,9

12

43

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy học như thế nào để học sinh ngày càng hứng thú học tập và đạt kết quả
cao là điều mà tất cả giáo viên đứng lớp đều trăn trở, nhất là trong giai đoạn hiện
nay khi cả nước đang thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa, đổi mới
phương pháp dạy học. Việc áp dụng các trò chơi truyền hình trong dạy học Lịch
Sửnói chung và dạy các tiết ôn tập nói riêng không chỉ góp phần làm đa dạng các
phương pháp dạy học tích cực mà còn giúp học sinh hứng thú hơn trong việc tiếp
thu, ghi nhớ và vận dụng kiến thức, tạo nên sự hấp dẫn, do đó duy trì tốt hơn sự
chú ý của các em với bài học.
Trò chơi làm thay đổi hình thức dạy học bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm

được tính chất căng thẳng của giờ học. Trò chơi thu hút nhiều học sinh tham gia sẽ
tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập, hợp tác cho các em. Khi kết thúc mỗi trò chơi
giáo viên cần dành thời gian để củng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống
bằng sơ đồ tư duy, đồng thời tránh việc để học sinh sa đà vào việc chơi mà không
chú ý đến tính chất học tập của trò chơi.
Vì vậy, giáo viên cần căn cứ vào đối tượng cụ thể và yêu cầu của chương
trình, của đặc trưng bộ môn để lựa chọn cho mình một hướng đi tốt nhất, lựa chọn
những trò chơi phù hợp nhất cho cả thầy và trò. Việc đưa vào sử dụng các trò chơi
19


truyền hình phục vụ cho mục đích học tập cần có sự nỗ lực, đầu tư tâm huyết và
công sức của cả giáo viên và học sinh.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Từ thực tiễn giảng dạy, tôi cho rằng để dạy tốt một giờ Lịch sử theo yêu cầu
đổi mới hiện nay và để dạy tiết ôn tập có sử dụng trò chơi đạt hiệu quả cao, người
giáo viên cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Trước hết, giáo viên cần khai thác và vận dụng triệt để các phương pháp dạy
học tích cực một cách khoa học sáng tạo. Phương pháp tổ chức trò chơi trong môn
Lịch sử là cách học mà chơi, chơi mà học, làm cho học sinh học Lịch sử một cách
thú vị, lớp học sôi nổi, tập trung sự chú ý cũng như tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng
hơn. Đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều về nội dung, kịch bản.
Để sử dụng phương pháp trò chơi đạt hiệu quả, thu hút được đông đảo học
sinh tham gia thì giáo viên nên chọn những trò chơi dễ tổ chức và thực hiện, các
trò chơi cần được xây dựng phù hợp với chủ đề, với đặc điểm, trình độ của học
sinh, của bài học.
Hệ thống câu hỏi trong trò chơi cần phong phú và đa dạng. Giáo viên cần chú
ý tính tương đồng với các gói câu hỏi trong cùng một loại trò chơi. Các trò chơi
sau khi kết thúc cần tổng kết, phân tích, ghi nhận để tránh lặp lại. Các câu nào sai
cần được giải quyết ngay lập tức để học sinh ghi nhớ hiệu quả.

Giáo viên cũng cần chúý quan sát, tạo điều kiện cho nhiều học sinh được tham
gia trò chơi. Chú ý về thời gian trò chơi trong tiết học và nên có phần thưởng cho
học sinh tham gia tốt, nhiệt tình, có thể ghi điểm hay đồ dùng phục vụ học tập cho
học sinh.
Ngoài áp dụng một số trò chơi truyền hình giáo viên có thể tham khảo để đưa
vào nhiều trò chơi khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp, nâng
cao chất lượng dạy và học.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra được qua thực tiễn áp dụng và
tổ chức một số trò chơi truyền hình trong các tiết ôn tập phần Lịch sử thế giới lớp
11 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Rất
mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy. Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 06 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Lê Thị Thu Hà
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các phương pháp dạy học hiệu quả - Robert J. Marzano, Debra J. Pickering,
Jane E. Pollock... ( người dịch : Nguyễn Hồng Vân) - Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam - Năm 2012
2. Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi - Giselle O. Martin-Kniep
( người dịch: Lê Văn Canh) - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Năm 2012
3. Phương pháp dạy học Lịch Sử - Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, NXB Giáo dục,

Năm 2004
4. Một số vấn đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung
học phổ thông - Ngô Minh Oanh, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh - Năm 2006
5. Sách giáo khoa Lịch Sử 11 - NXB Giáo Dục – Năm 2004

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Chức vụ và đơn vị công tác:

LÊ THỊ THU HÀ
TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

Cấp
Kết quả
TT
Tên đề tài SKKN
đánh giá đánh giá
xếp loại xếp loại
1
Tổ chức hoạt động ngoại khóa tìm Sở GD
C
hiểu về các Tổng bí thư Đảng cộng và ĐT
sản Việt Nam từ năm 1930 đến 2004
2

Khai thác và sử dụng có hiệu quả Sở GD
C
tranh ảnh Lịch sử trong dạy học lớp và ĐT
10, 11 THPT
3
Khai thác và sử dụng có hiệu quả Sở GD
C
tranh ảnh Lịch sử trong dạy học lớp và ĐT
12 THPT
4
Khai thác một số bảng biểu trong Sở GD
C
SGK Lịch sử 12 góp phần giúp HS và ĐT
nắm vững chuẩn kiến thức và rèn
luyện kỹ năng tổng hợp
5
Khai thác một số bảng biểu trong Sở GD
C
SGK Lịch sử 10 góp phần giúp HS và ĐT
nắm vững chuẩn kiến thức và rèn
luyện kỹ năng tổng hợp
6
Khai thác một số bảng biểu trong Sở GD
C
SGK Lịch sử 11 góp phần giúp HS và ĐT
nắm vững chuẩn kiến thức và rèn
luyện kỹ năng tổng hợp
7
Tích hợp có hiệu quả nội dung giáo Sở GD
B

dục môi trường trong dạy học Lịch sử và ĐT
nhằm góp phần giúp HS nâng cao
kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường
8
Sử dụng có hiệu quả bài hát cách Sở GD
C
mạng trong dạy học Lịch sử 12 nhằm và ĐT
giáo dục truyền thống và tăng cường
hứng thú học tập bộ môn cho HS

Năm học
đánh giá
xếp loại
2004- 2005
2005- 2006
2006- 2007
2009- 2010

2010- 2011

2011- 2012

2012- 2013

2013- 2014

22


9


10

11

Sử dụng tài liệu về di sản trong dạy
học Lịch sử ở trường THPT nhằm góp
phần nâng cao kiến thức và ý thức bảo
vệ di sản cho HS
Vận dụng kiến thức mới, liên hệ thực
tiễn vào một số bài dạy phần Lịch Sử
thế giới 12 THPT nhằm nâng cao hiểu
biết, tạo hứng thú học tập cho học
sinh
Tích hợp kiến thức Văn học, Địa lý,
Âm nhạc trong dạy học phần Lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1919 - 1975 nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở
trường THPT

Sở GD
và ĐT

C

2014- 2015

Sở GD
và ĐT


C

2016- 2017

Sở GD
và ĐT

C

2017- 2018

23


×