Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Vận dụng một số giải pháp mới trong kiểm tra đánh giá học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn ngữ văn 11 ở trường THPT 4 thọ xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.42 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỚI TRONG KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG
DẠY MÔN NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN

Người thực hiện: Phạm Văn Tình
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT 4 Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ Văn

THANH HĨA, NĂM 2016

1


MỤC LỤC
Tran
g
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................2
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề....................................................................................4
2.3. Một số giải pháp và tổ chức thực hiện.....................................................5


2.3.1. Giải pháp về nội dung kiến thức.......................................................5
2.3.2. Giải pháp xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá....................….7
2.3.3. Các bước áp dụng giáo án kiểm tra, đánh giá học sinh……………8
2.4. Hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…………………….………..15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận……………………………………………………………….16
3.2. Kiến nghị……………………………………………………………...17
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….....18

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho học sinh học mơn Ngữ văn ở
trường trung học phổ thơng (THPT) nói chung và mơn Ngữ văn 11 nói riêng, bằng
việc đa dạng hoá các loại câu hỏi và bài tập trong bài kiểm tra, đánh giá thường
xuyên. Song, nhìn chung vẫn cịn ít nhiều hạn chế mang tính chủ quan, chưa hướng
tới năng lực của người học, phương pháp kiểm tra, đánh giá chưa đảm bảo được
các yêu cầu về nội dung và kỹ thuật cần thiết của một bài làm văn.
Việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn hiện nay nhằm phát huy
ở học sinh năng lực sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và kỹ
năng xã hội đáp ứng yêu cầu dạy và học. Vận dụng một số giải pháp mới trong
kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn 11 ở
trường trung học phổ thông 4 Thọ Xuân vừa giúp người dạy phân hóa trình độ học
sinh mà cịn giúp học sinh nhận biết được ưu, khuyết điểm để điều chỉnh kế hoạch
học tập.
Từ những lý do trên, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc Vận dụng một số
giải pháp mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giảng
dạy môn Ngữ văn 11 ở trường trung học phổ thông 4 Thọ Xuân là một trong những

khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
(SKKN).
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Về kiến thức:
- Nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11
- Vận dụng kỹ thuật thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11
1.2.2. Về kỹ năng:
- Thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo năng lực học sinh
- Rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh
1.2.3. Về thái độ:
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn
- Đổi mới quan niệm đánh giá học tập của học sinh gắn với tăng cường rèn
luyện kỹ năng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3


Vận dụng một số giải pháp mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao
hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn 11 ở trường trung học phổ thông 4 Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tổng hợp

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học Trung học phổ thông đã được ghi
rõ trong Chương trình giáo dục phổ thơng của từng bộ mơn ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc dạy học, trong đó có kiểm tra, đánh giá chất lượng
học tập của học sinh đều phải căn cứ vào chuẩn này. Khi tiến hành kiểm tra, đánh
giá học sinh thông qua bài làm văn, phải xuất phát từ chuẩn kiến thức để thiết kế
thành các tiêu chí nhằm kiểm tra được cả về số lượng và chất lượng đảm bảo các
yếu tố: tính tồn diện và tính phân hoá.
Trong lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã
được đề cập và bàn luận rất sôi nổi từ nhiều thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu
phương pháp dạy học đã không ngừng tiếp thu những thành tựu mới của lý luận
dạy học hiện đại để đưa dạy học của nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng được
nhu cầu học tập của xã hội. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được
thống nhất theo tư tưởng tích cực hố hoạt động của học sinh dưới sự tổ chức
hướng đẫn của giáo viên. Học sinh tự giác chủ động tìm tịi, phát hiện, giải quyết
nhiệm vụ, nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức, kỹ
năng đã thu nhận được. Một trong những biểu hiện quan trọng của đổi mới phương
pháp dạy học là đổi mới kiểm tra, đánh giá. Định hướng đổi mới phương pháp dạy
học tạo điều kiện tăng cường kiẻm tra, đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau,
với độ phân hố cao và có thể coi kiểm tra, đánh giá như một biện pháp kích thích
hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng học sinh, giúp cá nhân học sinh có thể
tìm ra ngun nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế (nếu có) trong q
trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức, kỹ năng bộ môn.
4


Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng của q trình dạy học, góp phần
tạo nên thành cơng cho đổi mới giáo dục ở trung học phổ thông. Từ việc coi kiểm
tra, đánh giá chỉ với mục tiêu kết luận kết quả học tập của học sinh tại thời điểm
cuối của chương trình giáo dục, tới việc định hướng đánh giá nằm trong cả quá
trình giúp cho giáo viên điều chỉnh cách dạy để học sinh đạt kết quả học tập ngày
càng cao đang là một chuyển đổi tích cực của giáo dục phổ thông.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học mơn Ngữ văn, khơng có nghĩa là

thay thế những hình thức đánh giá đang dùng bằng các hình thức đánh giá hồn
tồn mới lạ, mà là sử dụng linh hoạt nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau.
Thí dụ, căn cứ theo thời điểm đánh giá có thể sử dụng các hình thức như: đánh giá
đầu vào, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổng kết. Căn cứ theo
tính chất đánh giá có các hình thức kiểm tra, đánh giá: viết, nói, làm (thực hành).
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động học tập
của học sinh là một q trình lâu dài, khơng thể ngày một ngày hai mà đông đảo
giáo viên từ bỏ được kiểu truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động kiến thức của học
sinh. Việc phát triển các phương pháp tích cực địi hỏi một số điều kiện, trong đó
quan trọng nhất là bồi dưỡng giáo viên có năng lực chun mơn tốt, nắm bắt được
phương pháp dạy học mới để áp dụng vào việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh.
Nhưng cần lưu ý rằng: đổi mới kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu môn học phải gắn
liền với hàng loạt vấn đề của chương trình, sách giáo khoa, với chuẩn kiến thức,
với đối tượng học sinh vùng miền.
Hiện nay có các thang nhận thức được ứng dụng cho việc xác định cấp độ tư
duy, ma trận đề kiểm tra của môn Ngữ văn là: Mức độ nhận biết và Mức độ thông
hiểu.
Mức độ nhận biết: Là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận
biết. Thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được các ý chính, nắm
được chủ đề, nội dung. Động từ mơ tả cần đạt: Nói lại được; Chỉ lại được; Kể lại
được; Liệt kê được, … HS xếp loại học lực yếu dễ đạt được điểm tối đa trong phần
này.
Mức độ thông hiểu: Là những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ
thông hiểu. Thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa. Động từ
mô tả yêu cầu cần đạt: Diễn giải được; So sánh được; Phân biệt được; Tóm tắt
được. HS xếp loại học lực trung bình dễ đạt được điểm tối đa trong phần này.

5



Mức độ vận dụng: Học sinh có thể vận dụng hai cấp độ: Vận dụng thấp, vận
dụng cao tùy thuộc đề kiểm tra đánh giá và phân loại của giáo viên.
2.2. Thực trạng vấn đề
* Phía giáo viên: Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng: Hiện nay các giáo
án ra đề, hướng dẫn chấm bài làm văn thường tập trung vào các mặt sau:
- Đa số các đề, hướng dẫn chấm môn Ngữ văn hướg HS tiếp thu kiến thức, ít
chú ý sáng tạo.
- Người dạy khi xây dựng và áp dụng đề làm văn ít quan tâm đến tính phân
hóa trình độ học sinh, vì mới bắt đầu sử dụng ma trận đề nên trong đề có nhiều câu
hỏi cùng cấp độ xuất hiện trong một đề kiểm tra.
- Kỹ thuật và các bước ra đề, hướng dẫn chấm bài làm văn chưa được chú ý
đúng mức đặc biệt là khâu xây dựng ma trận đề, hướng dẫn chấm, biểu điểm và
bước thử lại trước khi cho học sinh thực hiện.
* Phía học sinh: Học sinh chưa đủ năng lực và trình độ thực tế nên thường có
biểu hiện sai lệch về tinh thần thái độ học tập, lúng túng khi đứng trước một bài
làm văn nên hệ quả tất yếu là học sinh sợ giờ kiểm tra. Học sinh khi tiếp cận đề bài
làm văn thường chỉ dừng lại ở góc độ nội dung chứ ít quan tâm vận dụng các kỹ
năng thực hành. Do vậy, khi học gặp các đề bài làm văn khó thì không thể xác định
được cách làm bài.
* Thực trạng địa phương, trường lớp: Kinh tế địa phương còn nghèo, điều
kiện sống khó khăn, trình độ dân trí cịn thấp, do vậy, việc đầu tư cho con em trong
học tập chưa hợp lý. Các lớp mà đề tài áp dụng trong thực tiễn giảng dạy đều là các
lớp đại trà của nhà trường, chất lượng học sinh chưa cao mặt bằng chất lượng so
với các địa phương khác là còn thấp.
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của bản thân về môn học Ngữ văn 11, tôi đã
vận dụng linh hoạt việc đổi mới kiểm tra, đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau:
kiểu bài tự luận, kiểu bài trắc nghiệm, kiểu bài kết hợp tự luận và trắc nghiệm, bài
vấn đáp, kiểu mẫu đánh giá định kỳ, đánh giá qua quan sát, trao đổi, thảo luận,
đánh giá qua tự học (soạn bài, làm bài tập, đọc thêm, kiếm tìm tư liệu, tích luỹ tư
liệu, sáng tạo đồ dùng học tập…), ngồi ra cịn đánh giá qua hoạt động ngoại khóa:

diễn kịch, hội thảo hoặc thi sáng tác.
Trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới, tơi đã có những nghiên cứu
đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn 11, điều đó được thể hiện qua hệ
thống câu hỏi bài tập rất phong phú, đa dạng trong sách giáo khoa và trong những
6


bài kiểm tra kết quả học tập ở từng học kỳ cho học sinh. Các đề kiểm tra ln có sự
cải tiến cả về nội dung và hình thức.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ nhằm cho điểm mà phải được
xem là căn cứ xác định mức độ phát triển và tiến bộ hay chưa tiến bộ, đạt được
những gì, làm căn cứ điều chỉnh nội dung và cách thức dạy học thích hợp. Cơng
việc này phải được tiến hành thường xuyên trong cả quá trình theo dõi kết quả học
tập của học sinh. Trong các cuộc họp nhóm chun mơn, tổ chun mơn tơi ln
trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất việc thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ
văn 11 sao cho phù hợp với chương trình, sách giáo khoa và chuẩn kiến thức với
đối tượng học sinh từng lớp.
2.3. Một số giải pháp trong kiểm tra, đánh giá học sinh học môn Ngữ Văn 11
2.3.1. Giải pháp về nội dung kiến thức
* Năng lực đọc - hiểu và cảm thụ văn bản:
Những giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (đoạn trích) tiêu biểu
cho kiểu văn bản tự sự (tự sự trung đại: Thượng kinh kí sự; tự sự hiện đại: Hai đứa
trẻ, Chữ người tử tù, Số đỏ, Chí phèo, Cha con nghĩa nặng, Vi hành, Tinh thần thể
dục; tự sự nước ngoài: Người trong bao, Người cầm quyền khôi phục uy quyền …)
Vẻ đẹp nhân văn và nghệ thuật trữ tình của thơ trung đại và một số bài thơ trữ
tình hiện đại Việt Nam và thơ trữ tình tiêu biểu thế giới của Puskin và Tago.
Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số đoạn kịch được trích: Vĩnh biệt cửu
trùng đài; Tình u và thù hận…
Ý nghĩa và nội dung của thể loại văn tế, chiếu.
Hiểu ở mức độ cơ bản một số khái niệm lý luận văn học: đề tài, chủ đề, cốt

truyện, trào lưu văn học một số đặc điểm cơ bản của những thể loại văn học đã
được học trong chương trình: Kí, Chiếu, Văn Tế, Truyện ngắn hiện đại, Thơ trữ
tình, Kịch…
* Năng lực hiểu biết và vận dụng ngôn ngữ:
Hiểu khái niệm và biết sử dụng ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Bước đầu biết lĩnh hội và sử dụng những thành ngữ, điển cố. Phân tích được những
giá trị của những thành ngữ, điển cố thông dụng.
Nâng cao nhận thức về nghĩa của từ trong sử dụng: hiện tượng chuyển nghĩa
của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa. Có kĩ năng chuyển nghĩa của từ, lựa chọn
từ trong các từ đồng nghĩa để sử dụng thích hợp trong mỗi hồn cảnh giao tiếp.

7


Nắm được khái niệm ngữ cảnh, nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, có năng lực
nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ ngữ cảnh.
Hiểu được khái niệm ngơn ngữ báo chí, các thể loại chủ yếu của báo chí và
đặc điểm phong cách ngơn ngữ báo chí.
Nâng cao nhận thức về vai trị tác dụng trật tự các bộ phận câu trong việc thể
hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản.
Biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống.
Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như
trả lời phỏng vấn.
Biết phân tích và lĩnh hội kiểu câu trong văn bản, biết cách lựa chọn kiểu câu
thích hợp để diễn đạt khi nói và viết.
Có kĩ năng phân tích lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được
các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.
Hiểu được khái niệm ngơn ngữ chính luận và đặc điểm của ngơn ngữ chính
luận.
* Năng lực tạo lập văn bản

Nắm được mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích. Biết phân tích
một số vấn đề xã hội, văn học.
Hiểu rõ vai trò của thao tác lập luận so sánh; biết vận dụng thao tác lập luận
so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.
Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh trong bài văn
nghị luận.
Hiểu được mục đích và yêu cầu của lập luận bác bỏ; biết cách lập luận bác bỏ
trong bài nghị luận.
Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình
luận, những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.
Vận dụng các thao tác lập luận đã học để viết được một văn bản nghị luận
ngắn về một hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học.
2.3.2. Giải pháp xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá
2.3.2.1. Xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá tự luận
- Phạm vi kiến thức và kỹ năng: Năng lực tạo lập văn bản.
- Yêu cầu:
+) Kiểm tra năng lực cảm thụ phân tích tác phẩm văn học, kỹ năng tư duy,
diễn đạt và huy động kiến thức, kỹ năng tóm tắt văn bản .
8


+) Khơng nên gị bó, cứng nhắc trong một kiểu khn mẫu mà đa dạng hố
cách ra đề có tính mở để học sinh khó sao chép.
+) Tích hợp về nội dung và phương pháp biểu đạt.
+) Khuyến khích tính sáng tạo trong bài làm của học sinh.
+) Chú ý đến mức độ phù hợp với trình độ học sinh, từng lớp, từng trường.
- Các dạng đề tự luận:
+) Là một bài tự luận dài (90 phút).
+) Là một bài tự luận ngắn (45 phút) nhằm kiểm tra một phương diện kiến
thức kỹ năng nào đó.

2.3.2.2. Quy trình của kiểm tra, đánh giá
* Xác định nội dung về kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra: Định kì, cuối kì ,
cuối năm.
* Cần sử dụng sách giáo khoa để liệt kê những nội dung đã trình bày với học
sinh ở cả ba phân mơn (định kì) cho phù hợp với trình độ của học sinh.
* Xác định nội dung của đề kiểm tra gồm hai yêu cầu: Ngữ liệu tiêu biểu,
ngắn gọn, đầy đủ, hỏi học sinh đúng kiến thức đã học.
2.3.2.3. Lập bảng đặc trưng hai chiều
* Mục đích:
- Kiểm tra toàn diện học sinh.
- Chọn học sinh giỏi.
* Mức độ : Nhận biết; thông hiểu; vận dụng.
2.3.2.4. Xây dựng câu hỏi và đáp án trả lời
- Ngắn gọn, đầy đủ.
- Sáng rõ.
- Đơn nghĩa.
2.3.2.5. Các hình thức kiểm tra, đánh giá khác
- Kiểm tra miệng thường xuyên.
- Làm bài tập nghiên cứu nhỏ.
- Các bài luyện nói trên lớp.
- Tham gia vào các hoạt động Ngữ văn (hội thảo chuyên đề, ngoại khoá).
2.3.3. Các bước áp dụng giáo giáo án ra đề và hướng dẫn chấm bài làm văn 11
2.3.3.1. Xác định mục tiêu (bước 1):

9


* Về kiến thức: Người dạy phải căn cứ vào hệ thống chuẩn kiến thức của
môn học, qua bài làm văn nhằm xác định người học sẽ tiếp nhận được lượng kiến
thức cụ thể nào ?

* Về kỹ năng: Qua bài làm văn người dạy đánh giá được những kỹ năng gì ở
học sinh ?
* Về thái độ: Qua bài làm văn, học sinh sẽ có những thái độ gì đối với các
mơn khoa học xã hội, trong đó có môn ngữ văn ?
2.3.3.2. Xây dựng ma trận đề cho bài làm văn (bước 2)
- Người ra đề căn cứ yêu cầu nội dung cần kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng trong phạm vi cần kiểm tra của chương trình GDPT để đưa vào ma trận đề.
- Căn cứ vào điểm số, thời gian kiểm tra để quyết định số lượng chuẩn
KTKN cho mỗi cấp độ. Số lượng chuẩn KTKN và thời gian phụ thuộc vào đối
tượng HS và chất lượng câu hỏi.
Trong mỗi một phương án kiểm tra người ra đề xây dựng được một khung
ma trận đề (theo các bảng dưới đây):
Bảng 1: Ma trận đề bài làm văn định kỳ (chương trình chuẩn 100% tự luận)
Cấp độ nhận thức
Hình thức
kiểm tra

NLXH

Dữ liệu
KT

Trọng tâm

Vấn đề 1

Nhận biết

Thơng
Vận

Vận dụng
hiểu
dụng
thấp
cao
1 câu= 4 đ

Vấn đề 2
Bài 1
Tự luận

Bài 2
NLVH
Bài 3
Bài n

Theo Chuẩn
KT
Theo Chuẩn
KT
Theo Chuẩn
KT
Theo Chuẩn
KT

1 câu 6 đ

Bảng 2: Ma trận đề thi học kỳ (chương trình chuẩn 100% tự luận)
Hình thức


Dữ liệu

Trọng tâm

Cấp độ nhận thức
10


kiểm tra

NLXH

Nhận
biết

KT

Thông
Vận
Vận dụng
hiểu
dụng
thấp
cao

Vấn đề 1

Vấn đề 2
Tự luận
Bài 1

Bài 2
NLVH
Bài 3
Bài n

1 câu=

Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT

1 câu = 6 đ

Bảng 3: Ma trận đề thi tuyển học sinh giỏi cấp trường (100% tự luận)
Hình thức
kiểm tra

Dữ liệu
KT

Vấn đề 1
Vấn đề 2
Bài 1
Tự luận
Bài 2
NLVH
Bài 3
Bài n


Trọng tâm

NLXH

Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT

Cấp độ nhận thức
Nhận Thông
Vận
Vận dụng
biết
hiểu
dụng
thấp
cao
1 câu = 3 đ
1 câu
=


1 câu =


Bảng 4: Ma trận đề (dành cho học sinh thi lại 100% tự luận)
Cấp độ nhận thức
Hình thức
kiểm tra


Dữ liệu
KT

Vấn đề 1
Vấn đề 2
Bài 1
Tự luận
Bài 2
NLVH
Bài 3
Bài n

Trọng tâm

NLXH

Vậ
Nhận
n
Thông hiểu Vận dụng
biết
dụn
thấp
g
cao
1 câu = 4đ

Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT

Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT

1 câu = 6đ

11


Bảng 5: Ma trận đề kiểm tra định kỳ (học sinh làm bài ở nhà 100% tự luận)
Cấp độ nhận thức
Hình thức KT

Dữ liệu
KT

Vấn đề 1
Vấn đề 2
Bài 1
Tự luận
Bài 2
NLVH
Bài 3
Bài n

Trọng tâm

NLXH

Nhận Thông Vận dụng
biết

hiểu
thấp

Vận
dụng
cao

1 câu= 3 đ
Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT
Theo Chuẩn KT

1 câu= 2 đ

1 câu=
5đ (*)

2.3.3.3. Làm đề kiểm tra (bước 3)
* Đối với dạng đề truyền thống thường có 2 phần:
+ Phần yêu cầu (nêu tư liệu dẫn chứng, kỹ năng nghị luận, …)
+ Phần nội dung câu hỏi
Ví dụ 1: Phân tích hình tượng ơng lái đị trong tác phẩm Người lái đị sơng
Đà để làm rõ cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân.
Ví dụ 2: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc trong truyện ngắn
Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi.
* Đối với dạng đề mở, đề tự do:
+ Phân tích cảm thụ một tác phẩm (hoặc một phần của tác phẩm) văn học.
+ Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật hoặc một tác phẩm văn học.
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

+ Nghị luận về một sự việc, một hiện tượng có thật trong đời sống ...
Ví dụ 1: Cảm xúc của anh (chị) khi mùa thu đến.
Ví dụ 3: Về một bài thơ mà anh (chị) yêu thích.
Ví dụ 4: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dịng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11)
2.3.3.4. Xây dựng hướng dẫn chấm cho bài làm văn (bước 4)
12


- Căn cứ vào đề và ma trận đề kiểm tra để xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm.
- Thang điểm là 10 điểm cho toàn bài, mỗi ý có giá trị điểm nhỏ nhất là 0,25 điểm.
- Cần chú ý đến nguyên tắc làm tròn số khi cho điểm toàn bài. Thang đánh giá gồm
11 bậc: 0, 1, 2, …, 10 điểm.
2.3.3.5. Thẩm định, niêm phong đề và hướng dẫn chấm (bước 5)
Tùy theo tính chất và mục tiêu kiểm tra để tổ chức đọc hoặc thẩm định,
niêm phong đề kiểm tra, đáp án (thiếu phần này đề thi sẽ thiếu khoa học, thiếu
thuyết phục).
2.3.3.6. Thiết kế đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn 11
Tiết : 75
Bài viết số 5 (thời gian: 45 phút)
Đề bài:
Trước sự chăm sóc và tình thương u của Thị Nở, tâm trạng của Chí Phèo
diễn biến ra sao?
Đáp án:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Nắm vững nội dung tác phẩm

“ Chí Phèo”; biết chọn dẫn chứng tiêu biểu để thấy được diễn biến tâm trạng của
Chí Phèo.
- Diễn đạt lưu lốt, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo trong cách phân tích.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Đây là đoạn văn đặc sắc trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của nhà văn Nam
Cao, đồng thời nó cịn thể hiện giá trị nhận đạo sâu sắc qua sự phục sinh tâm hồn
của Chí.
- Trước sự săn sóc và tình thương yêu của Thị Nở, tâm trạng của Chí Phèo đã
diễn biến khá phức tạp và rất logic.
+ Lúc đầu Thị Nở chỉ khơi dậy những bản năng rất con người của Chí,
nhưng sau đó, sự săn sóc giản dị đầy ân tình và lịng u thương mộc mạc, chân
thành của người đàn bà khốn khổ này đã làm thức dậy bản chất lương thiện của
người nơng dân Chí Phèo.
+ Khi được Thị Nở đem cho bát cháo hành, Chí Phèo ngạc nhiên và hết sức
cảm động “thấy mắt mình như ươn ướt”. Điều này là dễ hiểu, vì chính tác giả nói “
xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì” .

13


“ Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khng”, “ vừa vui vừa buồn”.Vui vì lần
đầu tiên được người khác u thương chăm sóc; buồn vì thân phận của mình, ăn
năn vì ý thức được những hành động sai trái của mình đã làm trong q khứ.
+ Chí Phèo thấy cháo hành rất ngon và thấy Thị Nở cũng “có dun”. Hắn
nghĩ tới hạnh phúc vợ chồng, thấy mình bị thiệt thịi vì chưa bao giờ được săn sóc
bởi bàn tay của người đàn bà. Chí nhớ đến nỗi nhục khi trước đây hắn phải chiều
theo ham muốn xác thịt của con quỉ cái vợ ba Bá Kiến.
+ Cuối cùng Chí Phèo hi vọng : “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn vào cái xã hội
bằng phẳng lương thiện”.

Đây là những giây phút tươi đẹp nhất trong cuộc đời tăm tối dài dằng dặc của
Chí Phèo.
* Biểu điểm:
- Điểm 9- 10: Đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, diễn đạt lưu lốt, văn
viết có cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả.
- Điểm 7- 8: Đáp ứng phần lớn các u cầu trên, văn viết lưu lốt, có cảm
xúc, mắc khơng q 5 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Điểm 5- 6: Tỏ ra hiểu đề nhưng phân tích chưa sâu, diễn đạt hơi vụng
nhưng câu văn rõ ý.
- Điểm 3- 4: Hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc
nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1- 2: bài viết lạc đề
Tiết : 69 – 70
Bài kiểm tra học kỳ I (thời gian: 90 phút)
Đề bài
Câu 1: (4 điểm):
Sau khi ở tù ra, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần, nội dung của những lần
đến gặp đó ?
Câu 2 (6 điểm):
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao trong “Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân ?
Đáp án
Câu 1(4 điểm): Sau khi ở tù về Chí Phèo đến nhà Bá Kiến ba lần
- Lần 1: Chí Phèo đến dể báo thù vì Chí Phèo rất căm hận Bá Kiến và vẫn còn tỉnh
táo biết xác định đúng kẻ thù của mình. Kết quả: Bằng sự lọc lõi cáo già của mình

14


Bá Kiến trở thành kẻ bảo trợ cho Chí Phèo, biến Chí Phèo bước đầu trở thành tay

chân gây tội ác, biến một kẻ tội nhân như hắn trở thành ân nhân của Chí Phèo.
- Lần 2: Chí Phèo đến để xin ở tù. Chí phèo đã cùng đường và ngày càng dấn thân
vào tội ác vì Bá Kiến lợi dụng sau việc hắn bảo Chí đến để địi tiền Đội Tảo. Kể từ
đó Chí thực sự trở thành nỗi kinh hoàng, con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
- Lần 3: Chí Phèo đến để địi được làm người lương thiện. Hắn đi sai đường nhưng
đúng hướng. Kết quả: Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Chí Phèo đã khơng thể
sống tiếp cuộc đời của lồi thú vật, anh đã chết như một con người.
Câu 2( 6 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. Nắm vững nội dung tác phẩm “
Chữ người tử tù”; biết chọn dẫn chứng tiêu biểu để thấy được vẻ đẹp của hình
tượng nhân vật Huấn Cao.
- Diễn đạt lưu lốt, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và độc đáo trong cách phân tích.
* Yêu cầu về nội dung:
Học sinh cần trình bày được những ý cơ bản sau( có thể khơng đúng thứ tự
nhưng tối thiểu phải đủ, chấp nhận những sáng tạo hợp lý) :
- Tài hoa ( cái tài của người nghệ sĩ). Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ
thuật thư pháp. Nguyễn Tuân miêu tả cái tài hoa một cách gián tiếp qua cuộc trò
chuyện của thầy thơ lại và viên cai ngục.
- Hai chữ Thiên lương (cái tâm của người nghệ sĩ). Điều này được thể hiện qua:
+ Ý thức về giá trị nghệ thuật
+ Thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục.
- Khí phách ( phẩm chất anh hùng). Thể hiện:
+ Thái độ đường hoàng bình thản của Huấn Cao lúc nhập lao, trước sự sỉ nhục của
bọn lính.
+ Cách sống điềm nhiên thư thái trong những ngày cuối cùng của Huấn Cao.
+ Đêm trước khi ra pháp trường vẫn ung dung cho chữ và khun bảo viên quản
ngục những lời chí tình sâu sắc.
+ Cảnh cho chữ ấn tượng: xưa nay chưa từng có.

* Biểu điểm
Câu 1. Mỗi ý đúng 0.5 điểm
Câu 2.
15


* Điểm 9- 10: đáp ứng được tất cả các u cầu trên, diễn đạt lưu lốt, văn viết có
cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả.
* Điểm 7- 8 :đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, văn viết lưu lốt, có cảm xúc, mắc
khơng q 5 lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
* Điểm 5- 6 : tỏ ra hiểu đề nhưng phân tích chưa sâu, diễn đạt hơi vụng nhưng câu
văn rõ ý.
* Điểm 3- 4 : hiểu chưa đúng trọng tâm yêu cầu đề, phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi
diễn đạt.
* Điểm 1- 2 : bài viết lạc đề
* Điểm 0: bỏ giấy trắng.
2.4. Hiệu quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.4.1. Tình trạng thực tế khi chưa áp dụng đề tài
Tiến hành khảo sát thực tế qua 3 lớp: 11A1, 11A3 và 11A4, tôi nhận thấy khả
năng làm bài của học sinh trong giờ kiểm tra còn rất hạn chế, số lượng học sinh đạt
điểm cao chưa nhiều. Hầu hết các em mới chỉ dừng lại ở việc kể lại nôi dung tác
phẩm (tức là chỉ nói lại được những gì trong tác phẩm có), cịn cảm thụ và vận
dụng các kỹ năng làm bài chưa đạt. Học sinh chưa có khả năng suy nghĩ độc lập
nên gặp khó khăn khi phải trả lời các câu hỏi suy luận hay cảm thụ văn học. Trước
những vấn đề đặt ra cần phải bộc lộ quan điểm của mình thì học sinh thường dựa
vào đánh giá của người khác trong sách vở hoặc ở bài giảng của giáo viên. Trong
các tiết kiểm tra đánh giá học sinh qua các bài làm văn thì phần nội dung trình bày
rất sơ sài nên kết quả chưa cao.
2.4.2. Bảng ghi kết quả kiểm tra của học sinh trước khi áp dụng đề tài
Tiến hành khảo sát khả năng làm bài trong giờ kiểm tra viết của học sinh 3

lớp: 11A1; 11A3 và 11A4. Kết quả như sau:
TT

Lớp

Sĩ số

HS làm
bài đạt

Tỉ lệ
(%)

1
2
3

11A1
11A3
11A4

40
44
42

16
20
22

40.0

45.45
52.38

HS làm
bài
tương
đối đạt
10
13
10

Tỉ lệ
(%)

25.0
29.54
23.8

HS làm Tỉ lệ
bài
(%)
chưa
đạt
14
35.0
11
25.1
10
23.82


2.4.3. Bảng ghi kết quả kiểm tra của học sinh sau khi áp dụng đề tài

16


Trong năm học 2013 - 2014 cùng với việc tham khảo các tài liệu, tích lủy
kinh nghiệm và dự giờ đồng nghiệp, tôi đã áp dụng các bước thực hiện trong giáo
án đã nêu trên vào giờ kiểm tra, đánh giá. Kết quả được nâng lên rõ rệt, học sinh đã
có hứng thú học mơn văn hơn, nhất là trong giờ kiểm tra. Cụ thể như sau:
TT

Lớp

Sĩ số

HS làm
bài đạt

Tỉ lệ
(%)

HS làm bài
tương đối
đạt

Tỉ lệ
(%)

1
2

3

11A1
11A3
11A4

40
44
42

31
33
30

77.5
75.0
71.4

6
7
8

15.0
15.9
19.0

HS làm
bài
chưa
đạt

3
4
4

Tỉ lệ
(%)

7.5
9.1
9.6

2.4.4. Nhận xét chung
2.4.4.1. Ưu điểm
- Nhiều em làm bài tự luận đã phát huy được tính độc lập sáng tạo.
- Một số em học sinh có năng lực cảm thụ và viết văn rất tốt.
2.4.4.2. Nhược điểm:
- Phân bố thời gian làm bài chưa hợp lý nên có một số bài viết cịn dang dở (thiếu
phần kết bài).
- Bài viết 45 phút, 90 phút còn mắc một số lỗi: lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả...
- Bài kiểm tra Tổng hợp Học kì I: khả năng tổng hợp kiến thức chưa nhuần nhuyễn.
2.4.5. Điều kiện để áp dụng đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh
2.4.5.1. Về phía giáo viên
Khơng ngừng học tập đảm bảo có đủ vững vàng các kiến thức khoa học cơ
bản môn học.
Nắm vững nội dung và kế hoạch dạy học chung của cấp học và môn học,
luôn rèn luyện kỹ năng dạy học.
Thường xuyên tiếp cận với đổi mới, nắm bắt xu thế phát triển chung của xã
hội.
Rèn luyện các kỹ năng và phát triển các năng lực cơ bản: năng lực vận dụng,
năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, năng lực sáng tạo.

Giáo viên phải có hồ sơ theo dõi từng cá nhân học sinh, hồ sơ phải bao gồm
cả kết quả, điểm số, đánh giá điểm mạnh và yếu, sự tiến bộ...của mỗi cá nhân trong
học tập.
2.4.5.2. Về phía học sinh
17


Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo trong học tập.
Có phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Học sinh tự tìm ra kiến thức thơng qua hành động của chính mình. Hợp tác
với bạn và học bạn.
- Tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh quy trình học tập của bản thân.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Những thay đổi về kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ văn11 nói riêng và
trong giáo dục nói chung đã làm chuyển đổi toàn bộ cách dạy và học trong nhà
trường. Nếu không tiếp cận và thay đổi nhận thức đánh giá, kiểm tra kết quả học
tập của học sinh sẽ theo một hướng khác và không phù hợp với yêu cầu, mục tiêu
đặt ra trong đổi mới.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải gắn với chương
trình, sách giáo khoa với chuẩn kiến thức được xác định trong từng môn học, từng
phân môn cũng như đối với mỗi bài học cụ thể.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được diễn ra trong cả quá trình
dạy học. Các bài tập đánh giá phải gắn với thực trạng chất lượng của lớp nói chung
và cũng như đối với từng cá nhân. Kết quả đánh giá thường xuyên không nhằm qui
chụp điểm số mà có tác dụng điều chỉnh kế hoạch, cách thức dạy học, hỗ trợ học
sinh trong học tập.
3.2. Kiến nghị
Tổ chức hội thảo các chuyên đề về kiểm tra, đánh giá học sinh và xây dựng
hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho phù hợp với trình độ của học sinh.

Trong quá trình thực hiện đề tài này, người dạy cũng gặp nhiều khó khăn
như: Tài liệu kiểm tra đánh giá cịn ít, học sinh trong một lớp học quá đông, gồm
nhiều đối tượng, ý thức học tập và tiếp thu bài học chưa cao. Do vậy, người thực
hiện đề tài xin đề xuất Ban Giám hiệu Nhà trường tiếp tục quan tâm mua sắm thêm
tài liệu, các loại phương tiện, thiết bị dạy học của bộ môn Ngữ văn, giúp giáo viên
giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày tháng 6 năm 2016
Tơi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép nội dung
18


của người khác.

Phạm Văn Tình

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phước (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Dành cho học
viờn cao học – Khoa sư phạm – NXBGD.
2. Lê Phước, Nguyễn Hồng Nhung (2014). Tính sư phạm cho một bài bằng phương
pháp PowerPoint. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên – Khoa sư phạm – NXBGD.
3. Nguyễn Thị Hồng. (2015), Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn, Tài liệu Bồi
dưỡng thay sách giáo khoa phạm – NXBGD.

19




×