Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để tổ chức hoạt động tranh biện trong dạy học đọc hiểu bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm (ngữ văn 10, tập 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 31 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGA SƠN
----------***----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

VẬN DỤNG MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC ĐỂ TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRANH BIỆNTRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
BÀI THƠ NHÀNCỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
(NGỮ VĂN 10, TẬP 1)

Người thực hiện

: Dương Thị Nhung

Chức vụ
: Giáo viên
SKKN thuộc môn : Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2020


MỤC LỤC

1. Mở đầu.............................................................................................................1.
1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1.
1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2.
2. Nội dung...........................................................................................................3


2.1. Cơ sở lí
luận................................................................................................3
2.1.1. Hoạt động tranh biện...........................................................................3
2.1.2. Mơ hình lớp học đảo
ngược.................................................................4
2.2. Thực trạng vấn đề.......................................................................................5
2.3. Cụ thể hóa giải pháp...................................................................................6
2.3.1. Hướng dẫn học sinh tự học (ở nhà) bài thơ Nhàn...............................6
2.3.2. Tổ chức hoạt động tranh biện (tại lớp) bài thơ Nhàn..........................9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................18
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................19
3.1. Kết luận....................................................................................................19
3.2. Kiến nghị..................................................................................................19
Tài liệu tham khảo
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Xu hướng của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và yêu cầu đổi mới
của giáo dục Việt Nam là phát triển năng lực học sinh. Để bắt kịp xu hướng này,
trong mấy năm gần đây, một trong những hình thức tổ chức dạy học được đông
đảo giáo viên Ngữ văn sử dụng là hoạt động tranh biện. Hình thức này có ý
nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện năng lực phản biện, tư duy phản biện và
tích cực hóa hoạt động của học sinh. Hoạt động tranh biện sẽ phát huy được
năng lực học sinh khi người giáo viên cùng học sinh tìm ra vấn đề tranh biện từ
bài học phù hợp với khả năng hiểu biết và tâm lí của học sinh.
Muốn hoạt động tranh biện hay và hiệu quả thì học sinh phải được tranh
biện đến cùng để bảo vệ ý kiến của mình. Tuy nhiên, qua thực tiễn dạy học của
bản thân và đồng nghiệp, tôi nhận thấy do hạn chế về mặt thời gian nên chỉ có

một số học sinh được tham gia vào q trình tranh biện. Và nhiều khi cũng do
hạn chế này nên vấn đề tranh biện chưa được đào sâu và giải quyết triệt để.
Để khắc phục những bất cập trên, bản thân tơi đã vận dụng mơ hình lớp
học đảo ngược để tổ chức hoạt động tranh biện cho học sinh. Với mơ hình lớp
học này, học sinh sẽ tự học ở nhà thông qua bài giảng trên mạng Internet và
thông qua sự định hướng của giáo viên. Giờ học trên lớp, giáo viên sẽ tổ chức
hoạt động tranh biện cho học sinh. Đó là lí do trong phạm vi sáng kiến này, tơi
thực hiện đề tài “Vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược để tổ chức hoạt động
tranh biện trong dạy học đọc hiểu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Ngữ văn 10, tập 1)”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược để tổ chức hoạt động
tranh biện trong dạy học đọc hiểu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Ngữ văn 10, tập 1)”, người viết muốn chia sẻ với đồng nghiệp một cách hướng
dẫn học sinh tiếp cận văn bản chủ động, phát triển tư duy phản biện và năng lực
1


phản biện. “Nhàn” là một văn bản văn học chứa đựng nhiều triết lí sâu sắc, thể
hiện quan niệm sống của một bậc ẩn nho trong thời đại nhiễu nhương. Với bài thơ
này, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tranh biện để hiểu sâu sắc về quan
niệm sống, vẻ đẹp nhân cách của cụ Trạng Trình cũng như định hướng cho học
sinh có những nhận thức, thái độ sống đúng đắn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm đưa ra một cách tiếp cận văn bản có tính
thực hành hiệu quả theo quy trình nhận biết – thông hiểu – vận dụng thông qua
một văn bản cụ thể - bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này, người viết đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiên
cứu nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp từ ưu thế của các phương pháp:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: vận dụng tìm hiểu về mơ hình lớp học đảo
ngược và hoạt động tranh biện trong dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối với các
lớp được chọn làm đối tượng thực nghiệm
- Phương pháp tổng hợp: Dùng để tổng hợp kết quả thực nghiệm
Ngồi ra, cịn có sự kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp tìm
hiểu tâm lí và một số thao tác có liên quan.

2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Hoạt động tranh biện

Tranh biện là cùng nhau thảo luận về một vấn đề trước khi đưa ra kết luận
hoặc giải pháp. Việc tổ chức hoạt động tranh biện trong dạy học, trong đó có dạy
học Ngữ văn được xem là một phương pháp dạy học hiệu quả trong việc phát
triển năng lực người học, cụ thể là năng lực phản biện và tư duy phản biện. Đó
là cách giáo viên đưa ra, gợi mở cho học sinh suy nghĩ về một vấn đề nhất định
theo những hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Sau đó, giáo viên tổ
chức cho các em trao đổi, bàn bạc, phản biện về vấn đề đó nhằm làm rõ những
khía cạnh khác nhau của vấn đề và làm giàu sự hiểu biết của cá nhân theo yêu
cầu và mục tiêu của nhiệm vụ dạy học. Có nhiều hình thức tổ chức tranh biện:
tranh biện theo nhóm học sinh, tranh biện giữa cá nhân học sinh với nhau, tranh
biện giữa giáo viên với học sinh. Khi tiến hành tranh biện cần tách thành hai lập
luận: ủng hộ hoặc phản đối; học sinh được phân cơng vào nhóm nào phải tn
thủ theo u cầu nhóm đó. Vì thế, các em phải tìm tịi, nghiên cứu kĩ để có
những lập luận thuyết phục về vấn đề mình bảo vệ.
Hoạt động tranh biện được tổ chức trong dạy học đọc hiểu văn bản cho

học sinh cần đảm bảo hai nguyên tắc:
- Một là, xác định rõ mục đích tranh biện, làm nổi bật nội dung bài học.
- Hai là, lựa chọn vấn đề tranh biện phù hợp và cân đối về mặt thời gian khi tổ
chức tranh biện.
Theo đó, đối với giờ đọc hiểu trong môn Ngữ văn, phần nội dung có thể
tiến hành tổ chức tranh biện cho học sinh chủ yếu là phần hình thành kiến thức
mới hoặc luyện tập mở rộng vấn đề.
Quy trình tổ chức hoạt động tranh biện gồm 4 bước:
- Bước 1: Xác định vấn đề tranh biện: Mỗi bài học có thể có nhiều vấn đề để
tranh biện. Tuy nhiên, giáo viên chỉ nên chọn một đến hai vấn đề phù hợp nhất
với đối tượng học sinh để tổ chức.
3


- Bước 2: Giao nhiệm vụ, học sinh chuẩn bị nghiên cứu về vấn đề để tranh biện:
Giáo viên cần phân cơng cụ thể: nhóm ủng hộ và nhóm phản đối; định hướng tài
liệu phù hợp.
- Bước 3: Tiến hành tranh biện: cần quy định rõ về thời gian trình bày của các
nhóm và thời gian cho từng lượt phản biện.
- Bước 4: Nhận xét, đánh giá: Giáo viên sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá cho mỗi
nhóm và chốt lại kiến thức cốt lõi của bài học.
2.1.2. Mơ hình lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động dạy học được thực hiện đảo
ngược so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với
các dụng ý và chiến lược sư phạm thực hiện ở cách triển khai các nội dung, mục
tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với cách truyền thống trước đây của
người dạy và người học [11]. Có thể hình dung qua mơ hình về cách thức tổ
chức và các giá trị đạt được như sau:
Hình 1: Cách thức tổ chức (Nguồn: Google ảnh)


4


Hình 2: Các giá trị đạt được (Nguồn: Google ảnh)

2.2. Thực trạng vấn đề
Theo quan điểm lấy học sinh là đối tượng trung tâm của hoạt động dạy
học, việc tổ chức hoạt động tranh biện và sử dụng mơ hình lớp học đảo ngược
không phải là cách làm mới. Tuy nhiên, cách sử dụng kết hợp hai phương pháp
này lại đem đến hiệu quả thuyết phục, hỗ trợ khắc phục những hạn chế của nhau.
Khi sử dụng những phương pháp này, chúng ta thường bắt gặp những vấn đề
sau:
Với hoạt động tranh biện: Chúng ta không thể phủ nhận những hiệu quả
mà phương pháp này đem lại: tạo hứng khởi cho người học, phát huy kĩ năng
tổng hợp kiến thức, làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp cho học sinh (đặc biệt là
sự hình thành và phát triển tư duy phản biện và năng lực phản biện). Bên cạnh
đó, vẫn còn tồn tại những vấn đề đặt ra để việc sử dụng phương pháp dạy học
5


này đạt hiệu quả tối ưu nhất: Làm thế nào để chọn trúng vấn đề tranh biện? Làm
thế nào để tổ chức quá trình tranh biện đúng trọng tâm, phát huy tốt năng lực
người học ở nhiều nhóm đối tượng?
Với mơ hình lớp học đảo ngược: Phương pháp dạy học này được áp dụng
trong dạy học đã khắc phục được nhiều hạn chế so với phương pháp dạy học
truyền thống. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ số hiện nay, khả năng tiếp
nhận và xử lý công nghệ của giáo viên và học sinh đã được cải thiện rất nhiều.
Tại trường THPT Nga Sơn, 100% giáo viên tổ bộ môn Ngữ văn không
ngừng học tập, nghiên cứu, trao đổi và vận dụng, rút kinh nghiệm các phương
pháp dạy học mới phù hợp với đối tượng học sinh theo từng lớp. 100% gia đình

học sinh có ti vi thơng minh, hơn 90% học sinh có điện thoại thơng minh hoặc
máy tính để truy cập mạng Internet. Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi để
giáo viên thực hiện giải pháp này trong hoạt động dạy học.
2.3. Cụ thể hóa giải pháp
2.3.1. Hướng dẫn học sinh tự học (ở nhà) bài thơ Nhàn
Bảng ma trận mục tiêu bài học
Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Những thông tin Hiểu đúng quan Biết cách đọc một Tự đánh giá và
cơ bản về tác giả niệm sống nhàn bài thơ kết hợp điều chỉnh cách
(cuộc

đời,

sự và cảm nhận được giữa trữ tình và sống của bản thân

nghiệp) và bài thơ vẻ đẹp nhân cách triết lí có cách nói trong mọi trường
Nhàn (hoàn cảnh của Nguyễn Bỉnh ẩn ý, thâm trầm và hợp phù hợp với
ra đời, thể thơ, bố Khiêm
cục, nhan đề).

qua

bài sâu sắc.


thơ.

chuẩn mực đạo
đức và pháp luật
để khơng ngừng
hồn thiện nhân

cách.
* Lưu ý: Trước khi đến lớp, học sinh cần đạt được các mục tiêu ở cấp độ nhận
biết, vận dụng thấp và một số nội dung của cấp độ thông hiểu.
6


2.3.1.1. Hướng dẫn học sinh tự học (ở nhà) qua video bài giảng
Với bài thơ “Nhàn”, tôi giới thiệu cho các em video bài học từ đường link
(tiết 1), (tiết 2)
– bài giảng của cô giáo Phạm Thị Thu Phương trên trang Tuyensinh247.com và
video phim tư liệu “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc” từ
đường link Đồng thời, tôi cũng soạn bài giảng
bằng phần mềm Powerpoint và gửi qua gmail cho học sinh học tập. Đối với
những em học sinh khơng có máy tính thì sẽ học trên Youtube qua điện thoại
hoặc ti vi từ đường link trên.
Hình thức tự học (ở nhà) qua video bài giảng có ưu điểm là giúp học sinh
có thể học mọi lúc, mọi nơi, có thể học nhiều lần một đơn vị bài học. Với bài thơ
Nhàn, tôi yêu cầu học sinh học bài giảng từ 2 lần trở lên. Lần thứ nhất, các em
chỉ nghe nhìn bài giảng; lần thứ hai, các em nghe nhìn kết hợp với việc ghi chép
kiến thức vào vở Ngữ văn. Trong q trình tự học, nếu có chỗ nào các em khơng
hiểu hoặc khơng đồng tình thì đánh dấu lại để trao đổi với các bạn và giáo viên
trong tiết học trên lớp.
2.3.1.2. Hướng dẫn học sinh tự học (ở nhà) qua bộ câu hỏi học tập

Sau khi học sinh đã tự học bài thơ Nhàn qua các video bài giảng và các
slide powerpoint, tôi gửi bộ câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các
em thông qua nhóm kín Messenger. Nội dung các bộ câu hỏi như sau:
Bộ câu hỏi thứ nhất: Gồm 4 câu hỏi:
1. Tìm hiểu những thông tin cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn
Bỉnh Khiêm?
2. Theo em, nên đọc bài Nhàn với giọng điệu, cách ngắt nhịp như thế nào?
3. Hãy đọc bài thơ Nhàn ít nhất hai lần và cho biết cảm nhận chung của em
về bài thơ?
4. Nêu những nét khái quát về bài thơ Nhàn (hoàn cảnh ra đời, thể thơ, bố
cục, nhan đề)?
Bộ câu hỏi thứ hai: Gồm 4 câu hỏi:
7


Đọc những câu thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Một mai, một cuôc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Và:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
1. Tìm và phân tích hiệu quả của phép lặp và cách ngắt nhịp trong câu đầu
của bài thơ?
2. Thơ thẩn là trạng thái như thế nào? Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình
được thể hiện trong câu thơ thứ hai?
3. Phân tích vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình được thể hiện ở hai câu thơ: Thu ăn
măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
4. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã triết lí như thế nào về Nhàn trong bốn câu thơ
trên?
Bộ câu hỏi thứ ba: Gồm 4 câu hỏi:

Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
1. Thế nào là nơi vắng vẻ, chốn lao xao?
2. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm như thế nào về dại và khôn?
3. Phân tích nghệ thuật đối được sử dụng trong hai câu thơ trên?
4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về
quan niệm dại – khôn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Bộ câu hỏi thứ tư: Gồm 2 câu hỏi:
Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
1. Xác định cách ngắt nhịp và phân tích tác dụng của cách ngắt nhịp ấy?

8


2. Xác định điển tích được sử dụng trong hai câu thơ và phân tích ý nghĩa
của điển tích ấy (tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì?).
Học sinh sẽ triển khai lần lượt các câu hỏi trong những bộ câu hỏi trên, đồng
thời vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức bài học tự lĩnh hội được và nộp
bài lên nhóm kín Messenger trước khi giáo viên tổ chức hoạt động tranh biện
trên lớp.
Để học sinh tự học ở nhà nghiêm túc, giáo viên cần cung cấp bài giảng
hấp dẫn và biên soạn bộ câu hỏi tự học phù hợp. Đặc biệt giáo viên cần thu vở
ghi nội dung tự học ở nhà để đánh giá và cho điểm (điểm miệng, điểm 15 phút).
Ngoài ra, giáo viên cần giao nhiệm vụ giúp đỡ học sinh yếu cho các em học sinh
khá, giỏi để việc tự học của các em đạt hiệu quả cao.
2.3.2. Tổ chức hoạt động tranh biện (tại lớp) bài thơ Nhàn
2.3.2.1. Một số vấn đề lưu ý về bài thơ Nhàn

 Điểm khó: Khi tìm hiểu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, khơng ít
học sinh chỉ hiểu nhàn là thốt li cuộc sống xã hội, chỉ cốt lo cho sự nhàn
hạ của bản thân mà đôi khi không nhận ra quan niệm sống, triết lí sống
mà tác giả gửi gắm trong bài thơ.

 Một số tri thức bổ trợ:
+ Về tác giả và thời điểm ra đời tác phẩm: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)
quê làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã sống trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Ông lớn lên khi
triều Lê bắt đầu suy thoái và đã chứng kiến sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi
nhà Lê năm 1527, lập nên nhà Mạc. Cuộc nội chiến mà lịch sử quen gọi là cuộc
chiến Nam – Bắc triều bắt đầu từ đây. Nam triều chỉ triều Lê dưới sự chỉ đạo của
Nguyễn Kim và sau khi Nguyễn Kim mất (năm 1545), quyền lực về tay con rể
của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm. Bắc triều chỉ nhà Mạc, mở đầu là Mạc Đăng
Dung. Năm 1592, Mạc Mậu Hợp thất bại, tuy họ Mạc vẫn tiếp tục hoạt động
một thời gian nữa nhưng bắt đầu từ năm 1593, triều đình nhà Lê trở lại thăng
Long. Thế kỉ XVI không chỉ chứng kiến xung đột giữa nhà Lê với nhà Mạc.
9


Năm 1545, Trịnh Kiểm cướp quyền của họ Nguyễn nhân dịp Nguyễn Kim chết.
Con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã mưu tính tách khỏi Trịnh Kiểm và
năm 1558, Nguyễn Hồng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, năm 1570 kiêm trấn thủ
Quảng Nam, âm mưu cát cứ lâu dài. Mặc dù chưa có trận đánh nào giữa Nguyễn
Hồng với các chúa Trịnh nhưng cục diện phân tranh Đàng Trong và Đàng
Ngồi đã hình thành từ đây.
Là một trí thức nho sĩ, Nguyễn Bỉnh Khiêm khao khát đem tài năng phục
vụ đất nước. Ông thi đỗ trạng nguyên khoa thi Ất Mùi năm 1535 dưới triều Mạc.
Ông làm quan được tám năm thì dâng sớ xin chém mười tám lộng thần, vua Mạc
khơng chấp thuận. Ơng xin về trí sĩ lúc 52 tuổi (năm 1542) tại làng Trung Am,

huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Tuy đã cáo quan
về q nhưng ơng vẫn được triều đình nhà Mạc mời vào triều hỏi ý kiến (vì ơng
là một nhân cách và trí thức có uy tín). Có thể nói, phần lớn cuộc đời của
Nguyễn Bỉnh Khiêm là ở ẩn. Bài thơ “Nhàn” có thể được viết trong thời gian
ông ở ẩn này (tức là từ sau năm 1542) [3].
+ Về văn hóa: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ triết lí và nhà thơ đạo lí. Ơng là
người thơng thạo Nho – Y – Lí – Số. Bài thơ Nhàn thuộc về thơ đạo lí, là tun
ngơn cho một quan niệm sống giữa thời đại xã hội khủng hoảng. Nguyễn Bỉnh
Khiêm từng nói về lối sống chạy theo những lợi ích vật chất mà coi thường đạo
lí của người đương thời: “Ở triều đình thì tranh nhau cái danh, ở chợ búa thì
giành nhau cái lợi” (Trung tân quán bi kí).
Nhàn là một thái độ sống, một cách thể hiện quan niệm đạo đức của các
nhà Nho ẩn dật. Tại sao nhà Nho ẩn dật lại thường chọn rừng núi, chọn làng quê
làm nơi cư trú? Câu trả lời có thể tìm thấy trong chính lời của Nguyễn Bỉnh
Khiêm vừa dẫn trên đây. Những chốn đông người (thành – đô thành và thị - chợ
búa) thường là nơi bon chen, tranh giành danh lợi. Tất nhiên khi chạy theo danh
và lợi, con người dễ chà đạp lên đạo nghĩa, xa lìa các giá trị đạo đức. Chọn nơi
vắng vẻ, xa thế giới thành thị vốn là môi trường tranh giành, bon chen, nhà nho
muốn đoạn tuyệt triệt để với mọi cám dỗ của danh lợi để giữ trọn phẩm chất đạo
10


đức của mình. “Nhàn” đối lập với bon chen, xu phụ, chạy vạy, luồn cúi, âm
mưu, thủ đoạn. “Nhàn” không có nghĩa là lười nhác, ăn khơng ngồi rồi.
“Nhàn” có nghĩa là giữ cho tâm hồn lúc nào cũng ở trạng thái n tĩnh, trong
trẻo, hài hịa [3].
2.3.2.2. Tiến trình tổ chức hoạt động tranh biện
Bước 1: Xác định vấn đề cần tranh biện
Với bài thơ Nhàn, tôi hướng dẫn học sinh chọn hai vấn đề sau để tranh biện:
Vấn đề 1: Em đồng tình hay phản đối quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh

Khiêm?
Vấn đề 2: Từ thực tiễn cuộc sống hiện nay, theo em vật chất hay tinh thần là yếu
tố quyết định hạnh phúc?
Ngoài ý nghĩa phát triển năng lực phản biện và tư duy phản biện cho học
sinh, thông qua hai vấn đề tranh biện trên, tôi muốn hướng tới kiểm tra năng lực
đọc hiểu; năng lực tự học của học sinh (vấn đề 1) và khả năng vận dụng kiến
thức từ bài học để giải quyết tình huống thực tiễn, từ đó định hướng nhận thức,
thái độ và hành vi cho học sinh (vấn đề 2).
Bước 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận
Vấn đề 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hồn cảnh lịch sử, xã hội bài thơ Nhàn
ra đời; tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm và dựa vào
quan niệm của ông trong bài thơ để giải quyết vấn đề.
Vấn đề 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thực tiễn đời sống để giải quyết vấn đề.
Lưu ý: Với yêu cầu về cách thức tổ chức hoạt động tranh biện, dựa theo sự tự
nguyện lựa chọn nhóm của học sinh, giáo viên chia lớp học thành hai nhóm
đồng tình và phản đối. Đối với những học sinh khơng bày tỏ nguyện vọng lựa
chọn, các em sẽ không trực tiếp tham gia hoạt động của các nhóm mà sẽ đóng
vai trị là người quan sát và lắng nghe. Giáo viên sẽ để các em bày tỏ quan điểm
cá nhân của mình sau khi phần trình bày và tranh biện của các nhóm kết thúc.
Bước 3: Tiến hành tranh biện
Tơi xin trình bày kết quả tranh biện của học sinh lớp 10B (42 học sinh)
11


Vấn đề 1: Em đồng tình hay phản đối quan niệm sống nhàn của Nguyễn
Bỉnh Khiêm?
 Ở vấn đề này, các em bày tỏ quan điểm thành hai nhóm: đồng tình (22 học
sinh) và phản đối (20 học sinh), khơng có ý kiến khác độc lập.
 Lượt trình bày:
+ Nhóm đồng tình (22 học sinh): Sống trong thời đại chế độ phong kiến đã suy

tàn, triều đình nhiều lộng thần lòng dạ hiểm ác, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ
xin chém đầu 18 lộng thần nhưng không được chấp nhận. Ông cáo quan về ở ẩn.
Dù vậy, ông vẫn lo lắng cho vận mệnh nước nhà. Nhàn theo Nguyễn Bỉnh
Khiêm là cuộc sống lao động của một “lão nông tri điền”, tự cung tự cấp, ung
dung, thảnh thơi, mặc cho thiên hạ đua chen danh lợi, những thú vui phù phiếm.
Chữ Nhàn đó thể hiện vẻ đẹp nhân cách của một bậc đại nho đáng kính. Đặc
biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhàn thân nhưng không nhàn tâm. Trong xã hội rối
ren ấy, khơng riêng gì Nguyễn Bỉnh Khiêm mà các nhà nho cùng thời cũng đành
phải xa lánh thế tục bon chen để giữ cốt cách thanh cao. Vì vậy, chúng tơi đồng
tình với quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Nhóm phản đối (20 học sinh): Nguyễn Bỉnh Khiêm là một “bậc kì tài hiền
danh mn thuở”, sống gần trọn thế kỉ XVI đầy nhiễu nhương của lịch sử phong
kiến Việt Nam. Bài thơ Nhàn thể hiện rõ quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh
Khiêm – một cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, lánh xa nơi quyền quý, coi thường
danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. Chúng tôi không đồng tình với cách sống đó
của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi lẽ, xã hội càng mục nát, rối ren thì người hiền tài
càng phải đem tài trí, tâm đức của mình ra giúp dân, giúp nước. Nếu người hiền
tài nào cũng ẩn mình thì làm sao đất nước được thái bình thịnh trị, làm sao nhân
dân được sống một cuộc sống ấm no, an bình?
 Lượt phản biện (kết quả phản biện tiêu biểu có sự thống nhất của tất cả
các thành viên trong nhóm):
+ Nhóm đồng tình (22 học sinh): Chúng tơi ủng hộ quan điểm của nhóm các bạn
khi đưa ra kết luận trình bày về nhân cách, con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
12


Chúng tơi cũng rất trân trọng cách lí giải của nhóm các bạn về trách nhiệm của
người hiền tài là đem tài trí, tâm đức ra phục vụ, đóng góp, cống hiến cho đất
nước và nhân dân dù trong bất hoàn cảnh nào (xã hội phát triển thịnh vượng hay
rối ren). Sau này, trong thời đại của chúng ta, Bác Hồ cũng đã từng dạy: “Có tài

mà khơng có đức cũng là người vơ dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc gì
cũng khó”. Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa là người có cả tài và đức, tức là người hiền
tài, phải gánh vác trọng trách, làm tròn bổn phận với đất nước thuận theo đạo lí
tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, ngay cả khi Nguyễn Bỉnh
Khiêm xa lánh thế tục về vui thú điền viên, ơng vẫn có rất nhiều đóng góp đối
với đất nước, nhân dân: dạy học trò thành tài và những học trị của ơng cộng sự
rất đắc lực cho triều đình sau này; bản thân ơng trở thành cố vấn tham mưu
nhiều vấn đề quan trọng với triều đình, ln là tấm gương mẫu mực về nhân
cách,... Như vậy, khi đấu tranh trực tiếp trong triều không được, Nguyễn Bỉnh
Khiêm vẫn chọn cách đấu tranh gián tiếp bằng sự lặng lẽ, cống hiến âm thầm mà
không màng danh lợi. Tại sao ơng lựa chọn cách sống này? Bởi đó là cốt lõi đạo
đức của người quân tử, kẻ sĩ, của một người học trò đã học vỡ sách thánh hiền ở
cửa Khổng sân Trình. Nhàn rốt cuộc vẫn là một quan niệm đẹp: sống thanh cao,
một cách cống hiến ẩn mình của “bậc kì tài hiền danh mn thuở” Nguyễn Bỉnh
Khiêm.
+ Nhóm phản đối (20 học sinh): Những luận thuyết và dẫn chứng nhóm các bạn
đưa ra về con người tác giả và thời đại rất thuyết phục. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn
muốn nhấn mạnh về trách nhiệm của người hiền tài đối với đất nước. Trong xã
hội phong kiến ngày xưa, cũng là những nho sĩ, là những vị quan trong triều ở
thời đại rối ren (tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn, phe phái; đối diện với
giặc phương Bắc) vẫn có khơng ít những bậc hiền tài ln chọn cách sống tiên
phong, vì dân vì nước mà qn mình. Cịn đó tấm gương của cha con Nguyễn
Trãi thế kỉ XV. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh trước đó từng làm quan
cho triều Trần, khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, ông vẫn dũng cảm vượt qua
quan niệm “Tôi trung không thờ hai chủ” để ra làm quan với nhà Hồ, tiếp tục
13


đóng góp sức mình phục vụ nhân dân, đất nước. Bản thân Nguyễn Trãi muốn
làm tròn chữ hiếu với cha trong chuyến lưu đày biệt xứ nhưng cuối cùng, nghe

lời khuyên của cha “phải đền nợ nước mới báo được thù nhà, thế mới tròn chữ
hiếu”, Nguyễn Trãi đành quay về tìm cách đến với phong trào tụ nghĩa Lam Sơn
của Lê Lợi để đánh đuổi giặc Minh (thế kỉ XV). Khi đất nước thanh bình, làm
quan trong triều bị cận thần ghen ghét, đố kị, khơng ít lần Nguyễn Trãi cáo quan
về ở ẩn để giữ trọn khí tiết kẻ sĩ. Nhưng sau đó, vì trọng tài đức của Nguyễn
Trãi, vua Lê Thái Tông lại mời ông ra cộng sự với triều đình nhà Lê. Lúc này,
mặc dù đã tuổi cao sức yếu nhưng vì hai chữ thương dân, ông vẫn hăm hở dốc
lòng ra giúp sức với triều Lê. Lần này, họa ghen ghét trong triều khiến ông phải
nhận một cái án oan trong vụ án Lệ Chi Viên là tru di tam tộc. Nguyễn Trãi
khơng cịn nữa nhưng danh tiếng và tấm lịng vì dân của ơng cịn mãi, đến triều
vua Lê Thánh Tơng sau này, nỗi oan của ơng mới được hóa giải. Rõ ràng, lịch sử
luôn ghi nhận rất công bằng những tấm gương tiết liệt vì nước. Tóm lại, theo
quan điểm của chúng tơi, chúng tơi vẫn cho rằng: “Hiền tài là ngun khí của
quốc gia” (Thân Nhân Trung) và người hiền tài luôn phải là người tiên phong
trong việc gánh vác trọng trách nước nhà ở bất kì hồn cảnh nào.
Giáo viên chốt vấn đề: Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không
phải là sống nhàn nhã, trốn tránh vất vả, cực nhọc về thể chất. Nhàn của Nguyễn
Bỉnh Khiêm không phải là quay lưng với xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản
của bản thân mà Nhàn là lánh xa chốn lao xao – chốn cửa quyền luồn lách, sát
phạt, bon chen. Nhàn là tìm về nơi vắng vẻ - nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi
thảnh thơi của tâm hồn, sống hòa hợp với tự nhiên: “Thu ăn măng trúc, đông ăn
giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Trước khi tìm đến cuộc sống của một ẩn sĩ,
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lên tiếng đấu tranh tiêu diệt bọn lộng thần nhưng
không được. Rõ ràng, ông hiểu rõ vai trị của người hiền đối với đất nước nhưng
ơng cũng nhận ra rằng bản thân mình q cơ độc trong cuộc đấu tranh đó.
Khơng cịn con đường nào khác, ông trở về với tự nhiên để di dưỡng tâm hồn.
Dù chọn cách sống nhàn nhưng với Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó là nhàn thân chứ
14



không nhà tâm, nhàn nhưng vẫn ưu lo việc nước việc đời, vẫn tham vấn cho
triều đình. Đặt trong hồn cảnh xã hội phong kiến thế kỉ XVI có những biểu hiện
suy vi về đạo đức thì quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang
những yếu tố tích cực.
Trong xã hội ngày nay, đất nước phát triển trong hòa bình, hợp tác hữu
nghị. Nhà nước thực hiện tối đa quyền làm chủ của nhân dân. Người tài đức
luôn được nhà nước trọng dụng. Vì thế, mỗi chúng ta phải nỗ lực khơng ngừng,
khơng ngần ngại góp sức mình xây dựng và bảo vệ đất nước. Các em là học
sinh, là tương lai, là người làm chủ của đất nước nên nhận thức rõ về điều này
làm kim chỉ nam cho lí tưởng và hành động của mình, xứng đáng mỗi cá nhân
đều là nguyên khí của quốc gia, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc năm
châu theo lời Bác dạy. Đó cũng là cách sống để có cái tâm nhàn thực sự.
Vấn đề 2: Từ thực tiễn cuộc sống hiện nay, theo em vật chất hay tinh thần là
yếu tố quyết định hạnh phúc?
 Ở vấn đề này, có 20/39 học sinh lựa chọn tinh thần là yếu tố quyết định
hạnh phúc; 25/39 học sinh lựa chọn vật chất là yếu tố quyết định hạnh
phúc; 6 học sinh phân vân không biết lựa chọn yếu tố nào; 1 học sinh có ý
kiến khác độc lập.
 Lượt trình bày:
+ Nhóm đồng tình (20 học sinh): Chúng tơi cho rằng tinh thần là yếu tố quyết
định hạnh phúc. Bởi lẽ, khi con người ta quá coi trọng của cải vật chất thì sẽ
chạy theo vật chất một cách mù quáng. Từ đó dễ đánh mất đi giá trị của bản
thân, trở nên vị kỉ, dư thừa về vật chất nhưng thiếu hụt về tâm hồn. Cuộc sống
như thế thì cịn gì là ý nghĩa. Ngược lại, nếu chúng ta sống một cuộc sống bình
thường, khơng bon chen, hịa hợp với thiên nhiên, hài lịng với những gì mình
đang có, làm đẹp tâm hồn thì mới thật sự hạnh phúc.
+ Nhóm phản đối (25 học sinh): Xưa, Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm sống
nhàn là coi thường danh lợi, của cải vật chất, không bon chen để di dưỡng tinh
thần là phù hợp với hoàn cảnh xã hội phong kiến thối nát thì ngày nay, quan
15



niệm sống ấy khơng cịn phù hợp nữa. Nếu bạn coi thường vật chất, không
ngừng nỗ lực học tập và làm việc để thay đổi thì cuộc sống triền miên trong đói
nghèo, túng thiếu. Với tư duy đó, bạn cũng khơng thể cống hiến sức mình cho sự
phát triển của đất nước. Bạn có thể trở thành con người sống thờ ơ, vơ trách
nhiệm, khơng có ước mơ và lí tưởng nghĩa là bạn trở thành một con người bất
tài, vơ dụng. Bạn nói bạn coi thường vật chất để di dưỡng tinh thần? Nhưng tôi
chắc rằng bạn sẽ không thể di dưỡng tinh thần khi bạn túng thiếu về vật chất!
 Lượt phản biện (kết quả phản biện tiêu biểu có sự thống nhất của tất cả
các thành viên trong nhóm):
+ Nhóm đồng tình (20 học sinh): Chúng tơi không phủ nhận những giá trị vật
chất đem lại cho cuộc sống con người và sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên,
chúng tôi không đồng ý quan niệm đề cao lối sống trọng vật chất bởi lẽ biết thế
nào là đầy đủ về vật chất và nghèo về vật chất khơng có nghĩa là khơng thể “cho
đi”. Khơng phải những người thiếu thốn về vật chất đều là bất tài vơ dụng, thiết
nghĩ đó là những người biết chấp nhận, biết tự cân bằng để có hạnh phúc. Chẳng
hạn, việc chia vui sẻ buồn trong cuộc sống không nhất thiết phải có tiền bạc, đơi
khi chỉ là sự n lặng để lắng nghe, nói cảm ơn và xin lỗi,... nghĩa là khi bạn tư
duy và sống tích cực, bạn sẽ có hạnh phúc và lan tỏa hạnh phúc ấy tới người
khác. Ngược lại, có những người sống trong vật chất đủ đầy vẫn khơng có được
hạnh phúc. Đó là khi con cái trong gia đình được cha mẹ đáp ứng những nhu cầu
về vật chất như tiền tiều xài hay những đồ dùng cá nhân hiện đại nhưng thiếu
vắng sự quan tâm, tình cảm thực sự; là khi cha mẹ già yếu, ốm đau cần người
chăm sóc nhưng con cái khơng thể ở bên, thay vai trị tâm sự, nâng giấc cho cha
mẹ bằng ơ sin thì rõ ràng đó khơng thể là hạnh phúc với cả người cho đi và nhận
lại. Trong quan điểm của chúng tôi, nuôi dưỡng tinh thần, tâm hồn đẹp mới thực
sự là hạnh phúc!
+ Nhóm phản đối (25 học sinh): Bạn có thể minh mẫn, sảng khoái để làm việc
khi cơ thể suy kiệt? Bạn có thể có được món đồ mình thích nếu trong tay khơng

có tiền? Bạn có thể ra biển khơi mà khơng cần con thuyền bẻ lái? Bạn có thể
16


khỏi bệnh nếu không cần đến sự hỗ trợ y tế mà chỉ bằng tinh thần?... Tất cả
chúng ta đều có thể cùng nhau khẳng định câu trả lời chung là “khơng thể!”. Bạn
ạ! Trong học thuyết tiến hóa, Đác Uyn nêu rõ con người cần phải có cái ăn, cái ở
rồi mới hướng đến các giá trị tinh thần khác, nghĩa là cơ sở hạ tầng phải là cái có
trước rồi mới đến kiến trúc thượng tầng. Chúng ta khơng thể phủ nhận vai trị
của những giá trị vật chất trong việc đem lại hạnh phúc cho con người và sự phát
triển của xã hội. Ngày nay, thời đại cơng nghệ 4.0, vai trị của giá trị vật chất
ngày càng được khẳng định khi mà sự tiến bộ mỗi ngày không ngừng xảy ra,
chiếc điện thoại thông minh với khả năng kết nối tuyệt vời bạn có trong tay là
một minh chứng!
- Ý kiến khác (1 học sinh): Theo tơi, vật chất hay tinh thần đều có vai trị
quan trọng như nhau trong cuộc sống hạnh phúc của mỗi người và trong
sự phát triển của xã hội. Chẳng hạn, nếu bạn muốn đi du lịch để xả stress,
thư thái tâm hồn, bạn phải có đầy đủ kinh phí chi trả cho chuyến du lịch
đó và những nhu cầu mua sắm của cá nhân. Và chắc chắn, chuyến du lịch
được bạn chuẩn bị chu đáo về mọi điều kiện sẽ giúp bạn hài lòng hơn với
cuộc sống của bản thân, bạn sẽ hạnh phúc hơn!
Giáo viên chốt vấn đề: Nhiều người khẳng định: Của cải vật chất chỉ là vật
ngoài thân, nay có mai mất là chuyện thường tình nên hãy bng bỏ nó nhưng
chúng ta có nên coi thường của cải vật chất khơng? Trong cuộc đời, có nhiều lúc
vật chất là rất cần thiết. Vật chất giúp người đang đói khổ có miếng ăn chiếc áo.
Vật chất giúp cho người ốm đau chữa được bệnh. Rõ ràng vật chất rất quan
trọng. Nhưng nếu mải mê chạy theo vật chất một cách mù quáng, liệu chúng ta
có hạnh phúc? Ngày xưa, cụ Nguyễn Cơng Trứ từng nói: “Tri túc, tiện túc, đãi
túc, hà thời túc/ Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhà, hạ thời nhàn” (Biết là đủ, cho là
đủ, thì nó là đủ/ Biết là nhàn, cho là nhàn, thì nó là nhàn). Tuy nhiên, nếu biết

đủ với những gì mình có thì làm sao tiếp tục vươn lên để dạt thành công mới?
Bởi thế, chúng ta không nên chối bỏ bất cứ một bên nào, vật chất hay tinh thần.
Ta không thể nào chỉ trông cậy vào phép lạ, niềm tin để sống mà bất cần vật
17


chất. Vật chất cũng có thể hỗ trợ và làm phong phú đời sống tâm hồn của ta rất
nhiều và ngược lại. Bởi vậy, chìa khóa để có cuộc sống hạnh phúc chính là sự
cần bằng, hài hịa giữa đời sống vật chất và tinh thần trong điều kiện có thể tốt
nhất của mỗi cá nhân.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Dựa theo các tiêu chí: nội dung tranh biện, năng lực tranh biện, thái độ tranh
biện, giáo viên sẽ cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau trước khi giáo viên đánh giá
hoạt động tranh biện của học sinh
2.4.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Năm học 2019 - 2020, tôi đã áp dụng giải pháp này đối với học sinh khối
10 (ban cơ bản) tại trường THPT Nga Sơn và thu được kết quả khá khả quan.
Đặc biệt, tiết dạy với học sinh lớp 10B tại hội thảo đổi mới phương pháp dạy
học của Nhà trường được đồng nghiệp đánh giá cao và góp ý những kinh
nghiệm quý báu.
Sau đây là kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh khi áp dụng
giải pháp (Đối tượng khảo sát: 118 học sinh thuộc ba lớp 10B, 10M, 10I tại
trường THPT Nga Sơn có chất lượng học tập bộ mơn tương đương nhau):
Lớp

10B (42HS)
10I (38HS)

10M (38HS)

Giỏi
SL TL

Khá
SL
TL

Mức độ
TB
SL TL

8

(%)
19,

(%)
43,0

16

(%)
38,

0

(%)
0,0


5

0
13,

22

0
41,

1

0,2

0

0,0

6

0
15,

15

8
39,

0


0,0

0

0,0

8

18
15
17

45,0
44,7

Yếu
SL TL

Kém
SL TL
0

(%)
0,0

5

18



3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
Vận dụng mơ hình lớp học đảo ngược để tổ chức hoạt động tranh biện
trong dạy học đọc hiểu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một biện pháp
do chính bản thân tơi đúc rút, áp dụng trong giảng dạy. Với biện pháp dạy học
này, bản thân tôi hướng đến việc giúp học sinh tự học, tự giải mã cái hay, cái đẹp
của tác phẩm. Song song với quá trình tìm hiểu kiến thức văn học, học sinh đồng
thời cũng nâng cao khả năng sử dụng cơng nghệ thơng tin của mình. Đặc biệt,
biện pháp dạy học này đã tập trung rèn luyện cho học sinh biết tự tin khi trình
bày một vấn đề; nói năng rõ ràng, mạch lạc; lắng nghe chính xác; phản hồi linh
hoạt, phù hợp. Từ đó, giúp các em khám phá và phát triển bản thân theo hướng
tích cực. Biện pháp dạy học này cũng góp phần xây dựng cho học sinh một thái
độ sống chủ động để các em biết cách tự mình tích lũy tri thức, tự mình giải
quyết các vấn đề của bản thân.
3.2. Kiến nghị
Để tăng cường đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh, Sở Giáo dục đào tạo cần tổ chức tập huấn sâu rộng hơn nữa cho đội ngũ
giáo viên; nhà trường cần triển khai có hiệu quả những chuyên đề, sáng kiến
kinh nghiệm có chất lượng (đặc biệt là chuyên đề về công nghệ thông tin, giúp
giáo viên thành thạo trong việc tự thiết kế bài giảng E – learning); tổ chuyên
môn cần tăng cường trao đổi về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,... Đặc
biệt, nói như nhà giáo Phan Huy Dũng: “Muốn đổi mới thành cơng, điều quan
trọng là phải có sự cầu tiến, khát khao tri thức, khát khao học hỏi” của người
giáo viên.

19


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 04 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Dương Thị Nhung

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD và ĐT, SGK Ngữ văn 10 tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018.
2. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục Việt Nam,
2009.
3. Trần Nho Thìn (Chủ biên), Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10, Nxb Giáo dục
Việt Nam, 2009.
4. Bộ GD và ĐT, Văn học và tuổi trẻ (số tháng 12 năm 2019), Nxb Giáo dục
Việt Nam, 2019.
5. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2001
6. Nguồn ảnh tại Google ảnh .
7. Video bài giảng bài thơ Nhàn tại Youtube.com
( và />8. Video phim tư liệu“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri lỗi lạc” từ
đường link />9. Lê Thị Phượng – Bùi Phương Anh, Dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược
nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh (Tạp chí Quản lí giáo dục, tập 9,
số 10, tr 1 – 8), 2017.
10. Bài viết Tranh biện – công cụ thúc đẩy học tập cho bạn ( Bài viết Tổng hợp
theo vietyouthtodebate.wordpress.com) đăng trên ybox.vn

11. Nguyễn Chính, Dạy học theo mơ hình Flipped Classroom (Báo Tia sáng –
Bộ Khoa học và Công nghệ), ngày 4/4/2016.

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÁNH GIÁ ĐẠT TỪ LOẠI C
TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Dương Thị Nhung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Nga Sơn

Cấp
TT

Tên đề tài SKKN

đánh
giá xếp
loại

Kết quả

Năm học

đánh giá

đánh giá xếp


xếp loại

loại

C

2017

Lồng ghép trò chơi trong dạy
1.

dạng bài khái quát, bài ôn tập

Sở GD

môn Ngữ văn (Lớp 10 -

và ĐT

Chương trình cơ bản)

22


MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC (Ở NHÀ)
CỦA HỌC SINH KHI TÌM HIỂU BÀI THƠ NHÀN

Bài làm của học sinh Ngô Thị Thanh Thảo – Lớp 10B (THPT Nga Sơn)


23


×