Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác mủ cây trôm (sterculia foetida l ) ở ninh thuận và bình thuận tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.65 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
==================

PHÙNG VĂN KHANG

NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG, KỸ THUẬT GÂY TRỒNG
VÀ KHAI THÁC MỦ CÂY TRÔM (Sterculia foetida L.)
Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN

Chuyên ngành đào tạo: Lâm sinh
Mã số: 9620205

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2020


Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Thêm
TS. Phí Hồng Hải

Chủ tịch hội đồng:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện


Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam


NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phùng Văn Khang, Phùng Văn Khen, 2017. Nghiên cứu nhân
giống Trôm (Sterculia foetida L.) bằng phương pháp giâm hom và
ghép cành. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp chuyên san /2017, Tr. 38.
2. Phùng Văn Khen, Phùng Văn Khang, Nguyễn Trọng Nam, 2018.
Chọn giống Trôm (Sterculia foetida L.) theo hướng lấy mủ ở vùng
khô hạn Nam Trung Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2/2018,
Tr. 1-7.
3. Phùng Văn Khang, Ngô Văn Ngọc, Phùng Văn Khen, Võ Trung
Kiên, Phùng Văn Tỉnh, Nguyễn Trọng Nam, 2019. Đánh giá hiệu
quả kinh tế một số mô hình trồng Trôm tại vùng khô hạn Nam
Trung Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 1/2019, Tr. 111-118.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ninh Thuận, Bình Thuận là hai trong các tỉnh thuộc vùng duyên hải
Nam Trung bộ với sinh thái đặc thù, hạn hán do lượng mưa thấp và lượng
bốc hơi cao. Vì vậy, việc nghiên cứu các loài cây trồng có thể thích nghi
với điều kiện tự nhiên của khu vực, phát huy vài trò bảo vệ môi trường
đồng thời đảm bảo được đời sống kinh tế với cộng đồng là một vấn đề cần
được đặt ra. Trôm là một trong số ít loài cây có phân bố tự nhiên tại vùng

Nam Trung bộ và có đặc tính sinh thái học ưu việt hơn một số loài cây
trồng rừng khác do có khả năng chịu được khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng,
lượng mưa thấp. Trôm cũng là loài cây đa tác dụng, đặc biệt mủ thu từ cây
Trôm cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc gây trồng của người dân vẫn
còn mang tính tự phát, chất lượng rừng trồng, cũng như sản lượng mủ còn
thấp. Yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần phải có những nghiên cứu về chọn
giống, kỹ thuật trồng và khai thác mủ Trôm… nhằm cung cấp cơ sở khoa
học trong việc trồng rừng và khai thác mủ Trôm theo hướng thâm canh.
Xuất phát từ những thực tế đó luận án “Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật
gây trồng và khai thác mủ cây Trôm (Sterculia foetida L.) ở Ninh Thuận và
Bình Thuận” được đặt ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định được cơ sở khoa học để gây trồng rừng Trôm lấy mủ cho năng
suất cao ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Mục tiêu cụ thể
Tuyển chọn giống Trôm cho sản lượng mủ cao;
Phát triển những kỹ thuật nhân giống, trồng và nuôi dưỡng rừng Trôm
cho sản lượng mủ cao;
Xác định kỹ thuật khai thác thích hợp để nâng cao sản lượng mủ Trôm;
3. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là cây Trôm phân bố tại
bốn vùng sinh thái (Tây Nguyên, Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây
Nam Bộ) và rừng trồng Trôm tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
1


Giới hạn nghiên cứu: Luận án này nghiên cứu giống Trôm cho sản
lượng mủ cao, kỹ thuật nhân giống và trồng rừng Trôm và kỹ thuật khai
thác mủ Trôm. Chọn giống và trồng rừng Trôm được thực hiện từ năm

2014 đến 2018. Kỹ thuật khai thác mủ được thực hiện ở rừng Trôm 2 – 6
tuổi. Thời gian khai thác mủ vào cuối mùa khô, từ tháng 5 – 8 năm 2017.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Luận án cung cấp một số cơ sở khoa học và thông
tin về chọn giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác mủ cây Trôm ở Ninh
Thuận và Bình Thuận.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ cho các đề
xuất về kỹ thuật gây trồng, khai thác mủ và phát triển rừng trồng Trôm
theo hướng bền vững ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
5. Những đóng góp mới của luận án
(1) Luận án đã chọn được 13 gia đình Trôm (BT01; BT02; BT03;
BT04; BT05; BT07; NT08; NT18; NT24; NT26; DN01; DN03; KH06)
thuộc 4 xuất xứ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai và Khánh Hòa) cho
sản lượng mủ cao.
(2) Luận án đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống,
gây trồng và khai thác mủ Trôm.
6. Bố cục Luận án:
Luận án gồm 123 trang với 21 hình, 53 bảng kết cấu như sau:
Phần mở đầu (4 trang).
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (24 trang).
Chương 2: Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu (20 trang).
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (65 trang).
Kết luận, tồn tại và kiến nghị (2 trang).
Luận án đã tham khảo 73 tài liệu, trong đó 45 tài liệu tiếng Việt và 28
tài liệu tiếng nước ngoài.

2


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Luận án này đã tổng quan về phương pháp tuyển chọn, nhân giống, kỹ
thuật trồng và khai thác cây cho nhựa mủ nói chung và Trôm nói riêng.
Dưới đây là những thảo luận chung.
(1) Cải thiện giống có thể thực hiện bằng con đường lợi dụng các biến
dị thông qua chọn lọc cây trội. Những cây trội được tuyển chọn từ rừng
trồng, cây phân tán và rừng tự nhiên. Sử dụng phương pháp chọn cây trội
khác nhau và tiêu chí đánh giá khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Trong
luận án này, hướng giải quyết bắt đầu từ chọn cây trội trong từng vùng sinh
thái hay xuất xứ. Kế đến so sánh hậu thế của những cây trội ở bốn vùng sinh
thái và chọn ra những cây trội có sản lượng mủ vượt 10% so với trung bình
quần thể.
(2) Trôm được trồng với mục đích chính là lấy mủ. Tuy nhiên, hiện nay
vẫn còn thiếu những thông tin về trồng rừng Trôm lấy mủ. Trong nghiên
cứu này, luận án tập trung nghiên cứu kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng
Trôm. Những kỹ thuật này được giải quyết bằng phương pháp thực
nghiệm.
(3) Mủ Trôm là sản phẩm chính trong quá trình thu hoạch, mặt khác mủ
cũng là nguồn sống của cây. Kỹ thuật khai thác quá trình thu hoạch không
đúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, số lượng mủ và sức sống của
cây. Chính vì vậy cần có nghiên cứu về kỹ thuật khai thác mủ Trôm để
đảm bảo vừa nâng cao được năng suất nhưng cũng đảm bảo tính bền vững
để có thể khai thác mủ Trôm có sản lượng ổn định và lâu dài.
(4) Các nội dung của luận án là một phần của đề tài “Nghiên cứu chọn
giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác mủ cây Trôm (Sterculia foetida L.)
ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ ” thực hiện từ năm 2013-2017 do TS.
Phùng Văn Khen là chủ trì. Ngoài số liệu của đề tài đã tổng kết, luận án
tiếp tục theo dõi, thu thập số liệu trong năm 2018. Bổ sung thí nghiệm
nhân giống bằng phương pháp gieo ươm từ hạt, xác định vị trí khai thác
mủ trên thân cây và ảnh hưởng của chất kích thích tới lượng mủ khai thác.

Luận án cũng sử dụng các phương pháp tính toán và xử lý khác nhằm phản
ánh chính xác kết quả nghiên cứu.

3


Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Tổng kết và đánh giá các mô hình trồng rừng Trôm hiện có;
(2) Tuyển chọn giống Trôm;
(3) Kỹ thuật nhân giống Trôm;
(4) Kỹ thuật trồng rừng Trôm;
(5) Kỹ thuật khai thác mủ Trôm;
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu này dựa trên hai luận điểm cơ bản. Một là sinh trưởng của
rừng phụ thuộc không chỉ vào nguồn giống, mà còn cả kỹ thuật nhân
giống, kỹ thuật xử lý lập địa, kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng. Hai là sản
lượng mủ thu hoạch phụ thuộc vào tuổi rừng, thời gian khai thác mủ trong
năm và kỹ thuật khai thác mủ. Từ hai luận điểm trên đây, hướng giải quyết
của đề tài này bắt đầu từ tuyển chọn những xuất xứ Trôm không chỉ có khả
năng sinh trưởng nhanh và chống chịu tốt với môi trường khô hạn, mà còn
cho sản lượng mủ cao và chất lượng mủ tốt. Sau đó, bằng phương pháp
thực nghiệm, xác định những kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng và nuôi
dưỡng rừng Trôm thâm canh.
2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu
2.2.2.1. Tổng kết và đánh giá các mô hình trồng rừng Trôm hiện có
Những thông tin được thu thập từ các mô hình rừng Trôm hiện có bao
gồm kỹ thuật gầy trồng, khai thác và chế biển mủ. Sử dụng phương pháp

đánh giá nhanh nông thôn RRA để thu thập các thông tin trên. Mỗi tỉnh
phỏng vấn 30 người; trong đó 10 cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật, 20
người dân thuộc 20 hộ gia đình. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô
hình trồng rừng Trôm, luận án chọn 7 mô hình phổ biến tại hai tỉnh Ninh
Thuận và Bình Thuận để đánh giá. Mỗi mô hình được nghiên cứu 3 ô tiêu
chuẩn điển hình. Kích thước mỗi ô tiêu chuẩn là 500m2 (25*20m). Thu
thập số liệu về đường kính gốc (D0, cm), chiều cao toàn thân (H, m),
đường kính tán (DT, m) và tỷ lệ sống (TLS%). Ngoài ra, thu thập số liệu về
kỹ thuật trồng, chăm sóc, chi phí đầu tư và tiêu thụ sản phẩm; chi phí mua
4


sắm thiết bị và nhân công thu hoạch mủ hàng năm. Các thông tin về lượng
mủ thu hoạch (LM, kg/ha) trung bình hàng năm, giá bán sản phẩm.
2.2.2.2. Tuyển chọn giống Trôm
Cây trội là những cây được tuyển chọn từ rừng trồng, cây trồng phân tán
xác định được độ vượt về lượng mủ. Cây mẹ là những cây được tuyển
chọn từ rừng tự nhiên, cây phân tán không xác định được độ vượt về lượng
mủ. Những cây trội/câymẹ dự tuyển được chọn theo tiêu chuẩn ngành (04
TCN 147-2006, Bộ NN và PTNT, 2006) và phương pháp của Lê Đình Khả
và Dương Mộng Hùng (2003). Sau khi chọn được cây trội/cây mẹ, thu hái
hạt giống của những cây này. Tiếp đến khảo nghiệm hậu thế của 50 gia
đình thuộc 4 vùng sinh thái (Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
và Tây Nam Bộ) với 11 xuất xứ. Trong phần xử lý số liệu, các giống Trôm
tốt được chọn theo tiêu chuẩn sinh trường nhanh và sản lượng mủ thu
hoạch vượt 10% so với trung bình quần thể.
2.2.2.3. Xác định kỹ thuật nhân giống Trôm
(a) Nhân giống Trôm bằng gieo ươm từ hạt. Nội dung này phân tích ảnh
hưởng của độ che sáng, hỗn hợp ruột bầu, tỷ lệ cát và kích thước bầu đến
sinh trưởng của Trôm. Những ảnh hưởng này được đánh giá theo tỷ lệ

sống (TLS%), sinh trưởng đường kính (D, cm) và chiều cao (H, cm) sau 2
và 4 tháng thí nghiệm. Trong phần xử lý số liệu, sự khác biệt của từng chỉ
tiêu giữa các nghiệm thức được phân tích bằng phương pháp phân tích
biến động (ANOVA). Mức độ che sáng tối ưu (X Opt) được xác định theo
Max(TLS, D0 và H).
(b) Nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Nội dung này xác định tuổi
cây thích hợp để lấy hom, thời điểm thu hom thích hợp, loại chất kích
thích và nồng độ thích hợp. Các hom được thu thập từ những cây mẹ ở
tuổi 1, 3, 5 và 7. Những hom 1 tuổi được lấy từ cây con giữ lại ở vườn
ươm cho đến 1 năm. Những hom ở tuổi 3, 5 và 7 được thu từ rừng Trôm
trồng quảng canh. Kết quả thí nghiệm được đánh giá thông qua tỷ lệ ra rễ
(R%), số rễ/hom (N), chiều dài rễ trung bình (L, mm). Trong phần xử lý số
liệu, sự khác biệt về R%, N và L giữa các nghiệm thức được xác định bằng
phương pháp phân tích biến động (ANOVA). Chất kích thích và hàm

5


lượng thích hợp được chọn theo tiêu chuẩn Max(R%, N, L, I); trong đó R
% là tiêu chuẩn ưu tiên.
(c) Nhân giống bằng phương pháp ghép cành. Phương pháp ghép cành
được thực hiện theo phương pháp ghép áp và ghép nêm. Thời gian thực
hiện thí nghiệm ở hai thời điểm là mùa khô (tháng 3) và mùa mưa (tháng
10). Kết quả thí nghiệm được đánh giá theo tỉ lệ sống (TLS%) của cành
ghép sau thời gian ghép 30 ngày và chiều cao của chồi ghép sau 1, 2 và 3
tháng sau ghép. Trong phần xử lý số liệu, sự khác biệt về R%, N và L giữa
các nghiệm thức được xác định bằng phương pháp phân tích biến động
(ANOVA). Chất kích thích và hàm lượng thích hợp được chọn theo tiêu
chuẩn Max (R%, N, L, I); trong đó R% là tiêu chuẩn ưu tiên.
2.2.2.4. Xác định kỹ thuật trồng rừng Trôm

Nội dung này xác định ảnh hưởng của loại đất trồng, mật độ trồng, kỹ
thuật bón phân và chế độ tưới nước đến sinh trưởng và sản lượng mủ của
rừng Trôm.
Thí nghiệm này được thực hiện trên 5 loại đất phổ biến ở hai tỉnh Ninh
Thuận và Bình Thuận (Đất xám nâu vùng bán khô hạn (Xk); Đất xám đỏ
vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs); Đất xám cát bị gley (Cg); Đất xám
phù sa bồi tụ (Pb); Đất xám đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl)). Mật độ
trồng 833 cây/ha.
Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng Trôm được nghiên cứu với 6 mật độ:
550; 833; 952; 1.100 và 1.660.
Ảnh hưởng của bón phân được nghiên cứu với 4 nghiệm thức: (F1) Đối
chứng (không bón); (F2) Bón thúc phân vi sinh hữu cơ (1 kg) + 0,2 kg
NPK; (F3) Bón thúc 2 kg phân bò hoai + 0,2 kg NPK và tủ rơm; (F4) Bón
thúc 2 kg phân chuồng (bò) + 0,5 kg vi sinh hữu và tủ rơm.
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước được nghiên cứu với 3 nghiệm thức:
(N1) Đối chứng (không tưới); (N2) Tưới một năm đầu vào 7 tháng khô hạn
(Tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau); lượng nước tưới là 33m3/ha
(40 lít nước/gốc, tưới 1 tuần/lần); (N3) Tưới một năm đầu vào 7 tháng khô
hạn (Tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau); lượng nước tưới là 66
m3/ha (40 lít nước/gốc, tưới 2 tuần/lần).
Ảnh hưởng của các yếu tố thí nghiệm được đánh giá thông qua TLS,
6


sinh trưởng (D0, H, DT), LM và sức sống của cây ở năm thứ 3 và 4. Trong
phần xử lý số liệu, sự khác biệt về TLS, sinh trưởng và L M của rừng Trôm
ở những nghiệm thức khác nhau được so sánh bằng phương pháp phân tích
biến động (ANOVA). Loại đất thích hợp, mật độ trồng thích hợp, phân bón
thích hợp và chế độ tưới nước thích hợp được xác định theo tiêu chuẩn
Max (TLS, D0, H, DT, LM); trong đó LM là tiêu chuẩn ưu tiên.

2.2.2.5. Xác định kỹ thuật khai thác mủ Trôm
Phần này xác định vị trí thích hợp trên thân cây để khai thác mủ; tuổi
rừng Trôm bắt đầu cho thu hoạch mủ, phạm vi tuổi cho sản lượng mủ thu
hoạch bình thường và tuổi thu hoạch mủ cao nhất, giới hạn tuổi cho sản
lượng mủ thu hoạch thấp hay hiệu quả kinh tế thấp; vai trò của chất kích
thích ra mủ. Để giải quyết những vấn đề đặt ra, những thí nghiệm này
được thực hiện ở rừng Trôm trồng quảng canh trong giai đoạn khai thác
mủ, tuổi từ 2 - 7. Đây là rừng Trôm trồng của các hộ dân tại xã Vĩnh Hảo,
huyện Tuy Phong thuộc tỉnh Bình Thuận, các mô hình rừng Trôm được sử
dụng trong thí nghiệm có sự tương đồng về giống, điều kiện địa hình, đất
và chế độ chăm sóc. Mật độ trồng rừng ban đầu là 2.500 cây/ha. Chất kích
thích Adephone 48SL bao gồm 5 nồng độ: (1) T 1 = đối chứng (không sử
dụng chất kích thích); T2 = 1% Adephone 48SL; T3 = 5% Adephone 48SL;
T4 = 10% Adephone 48SL; T5 = 20% Adephone 48SL. Ngoài ra, luận án
cũng so sánh sự khác biệt giữa sản lượng mủ thu hoạch từ sử dụng hàm
lượng Adephone 48 SL thích hợp và hàm lượng Ethephone 48SL 1% kết
hợp với Methyl Jasmonate 1%. Trong phần thu thập số liệu, mật độ các
ống mủ (ống mủ/cm2) trên thân cây, LM theo cấp D, cấp H và tuổi rừng
được xác định theo phương pháp hồi quy và tương quan. Sau đó so sánh
LMmax nhận được từ nồng độ Adephone 48Sl tối ưu và L M từ chất kích thích
Adephone 48Sl + 1% Methyl Jasmonate. Từ đó xác định sự khác biệt về
hiệu quả của chất kích thích Adephone 48Sl và Adephone 48Sl + 1%
Methyl Jasmonate đối với LM.
2.2.3. Công cụ xử lý số liệu
Công cụ xử lý số liệu là bảng tính Excel, phần mềm thống kê
Statgraphics Centurion 15.0 và SPSS 22.0. Phần mềm Excel được sử dụng
để tập hợp số liệu, vẽ đồ thị và biểu đồ. Hai phần mềm Statgraphics
7



Centurion 15.0 và SPSS 22.0 được sử dụng để tính toán những đặc trưng
thống kê mô tả và xây dựng các hàm hồi quy.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng kết và đánh giá các mô hình rừng trồng Trôm hiện có
3.1.1. Diện tích trồng Trôm
Tổng diện tích rừng Trôm trồng tại 4 vùng sinh thái (Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Mam Bộ) là 2.243,7ha; trong đó tập
trung chủ yếu tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (60,3%).
3.1.2. Kỹ thuật trồng và khai thác mủ
Hầu hết rừng Trôm hiện nay được trồng bằng cây giống gieo ươm từ
hạt. Các giống được sử dụng đều không có nguồn gốc, việc chọn giống
chủ yếu theo kinh nghiệm. Tuổi cây con xuất vườn từ 4 - 6 tháng, cá biệt
có những hộ trồng cây con 1 năm tuổi. Trôm thường được trồng trên đất
trước đây canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, Trôm còn được trồng trên các
sườn núi, có độ dốc vừa phải, tỉ lệ đá lẫn lớn. Mật độ trồng rừng Trôm dao
động từ 500 cây/ha đến 4.000 cây/ha, phổ biến nhất hiện này là mật độ
2.500 cây/ha (2x2m). Mô hình trồng với mật độ trên 2.500 cây/ha chỉ cho
sản lượng mủ cao từ 3 – 6; sau đó giảm nhanh và bị chặt bỏ sau tuổi 10.
Khai thác mủ Trôm bằng cách đục các lỗ trên thân cây, số lượng lỗ nhiều
hay ít phụ thuộc vào thân cây to hay nhỏ. Thông thường, thời gian thu
hoạch mủ Trôm vào các tháng mùa khô nắng. Tuổi khai thác là 3 - 4 năm
tùy thuộc vào kích thước đường kính thân. Hiện nay, chất kích thích
Adephone 48SL được sử dụng thong dụng để kích thích mủ khi khai thác.
Tuy nhiên, nồng độ sử dụng tương đối cao (10-20%) đã làm ảnh hưởng
đến sức sống của cây, phá hủy và gây tổn thương tới phần vỏ cây.
Kết quả về tăng trưởng đường kính các mô hình dao động từ 1,48
cm/năm (MH7) đến 2,98 cm/năm (MH4). Tăng trưởng chiều cao từ 0,25
m/năm (MH7) đến 1,0 m/năm (MH3). Tăng trưởng đường kính tán từ 0,21
m/năm (MH7) và cao nhất mô hình MH3, MH5 (0,72 m/năm). Tỷ lệ sống

tương đối cao từ 74,9% (MH7) đến 98% (MH4). Mô hình trồng Trôm
thâm canh (MH4) đạt hiệu quả cao nhất (NPV ≈ 153 triệu đồng/ha; IRR ≈
8


40%; BCR ≈ 2 lần) và hiệu quả sử dụng lao động đạt 463.000 đồng/ngày
công. Các mô hình trồng xen cây nông nghiệp trong 02 năm đầu với mật
độ trồng 833 cây/ha (MH5) cũng cho hiệu quả kinh tế khá cao (NPV ≈
96,7 – 99,8 triệu đồng/ha; IRR ≈ 43 – 53%; BCR ≈ 1,8 lần) và hiệu quả sử
dụng lao động đạt 390.000 – 416.000 đồng/ngày công. Hiệu quả kinh tế
thấp nhất là mô hình trồng với mật độ 2.500 cây/ha (MH1); trong đó hiệu
quả ngày công lao động chỉ đạt (269.000 đồng/ngày).
3.2. Tuyển chọn giống Trôm
3.2.1. Tuyển chọn cây trội
Tại 4 sinh thái (Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Đông Nam
Bộ) đã tuyển chọn được 96 cây dự tuyển, từ những cây dự tuyển này tiếp
tục tuyển chọn được 50 cây mẹ dự tuyển.
3.2.2. Chọn lọc xuất xứ
Kết quả nghiên cứu cho tỉ lệ sống của khảo nghiệm tương đối cao, từ 94
- 99%. Sinh trưởng (D0, H, DT) của các cây con Trôm ở khảo nghiệm hậu
thế cũng không có sự khác biệt rõ rệt (P > 0,05) giữa các xuất xứ. Như vậy,
xuất xứ của cây trội/cây mẹ ảnh hưởng không rõ rệt đến tỷ lệ sống và sinh
trưởng của khảo nghiệm ở tuổi 4. Tại tuổi 4, lượng mủ thu hoạch của các
xuất xứ cũng khác nhau rõ rệt (P-value <0,001). Lượng mủ thu hoạch cao
nhất ở 2 xuất xứ Ninh Thuận (62,7g/cây) và Bình Thuận (92g/cây); thấp
nhất là xuất xứ Vũng Tàu (27,0g/cây). Hệ số biến động của khảo nghiệm là
45,93%, thấp nhất ở xuất xứ Vũng Tàu (26,7%) và cao nhất ở xuất xứ Gia
Lai (62,8%). So với lượng mủ trung bình của 11 xuất xứ (44,9g/cây), giá
trị này của xuất xứ Đồng Nai (53,1g/cây), Ninh Thuận (62,7g/cây) và Bình
Thuận (92,8g/cây) tương ứng lớn hơn 18,4%, 39,8% và 106,9%.

3.2.3. Chọn lọc gia đình
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa các gia đinh
khảo nghiệm ở chỉ tiêu D0 và H, sự khác biệt về sinh trưởng ở chỉ tiêu
đường kính tán DT nhưng là không lớn. Ở tuổi 4, lượng mủ trung bình của
50 gia đình khảo nghiệm là 49,2g/cây; thấp nhất là VT01 (11,3g/cây) và
cao nhất là BT01 (168,5g/cây). Lượng mủ biến động rất lớn giữa các gia
đình (CV = 62,2%). Có 13 gia đình có lượng mủ vượt từ 16,5% (DN01)
đến 242,5% (BT01). Như vậy, so với mục tiêu chọn các gia đình có lượng
9


mủ vượt 10% so với trung bình quần thể, 13 gia đình (BT01; BT02; NT26;
BT05; BT04; NT18; BT03; BT07; NT24; DN03; NT08; KH06; DN01)
đáp ứng tốt mục tiêu đặt ra. Lượng mủ trung bình của 13 gia đình này
(94,5g/cây) vượt 98,4% so với lượng mủ trung bình của quần thể
(49,2g/cây). So sánh độ vượt các gia đình được chọn so với xuất xứ của
chúng mặc dù có sự khác nhau nhưng các gia đình được chọn đều là những
gia đình sinh trưởng tốt trong các xuất xứ. Có 14 cây trong khảo nghiệm
hậu thế cho lượng mủ lớn hơn 2 lần (dao động từ 316% đến 368%) so với
lượng mủ trung bình của quần thể, khi so sánh những cây này với xuất xứ,
gia đình của chúng chọn lọc được 6 cây tiềm năng.
3.2. Kỹ thuật nhân giống Trôm
3.2.1. Nhân giống Trôm bằng phương pháp gieo ươm từ hạt
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.1) cho thấy sinh trưởng của cây con Trôm
ở giai đoạn 2 – 4 tuổi dưới độ che sáng từ 0 – 75% đều có TLS cao, dao
động từ 87 - 94%.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của độ che sáng tới sinh trưởng của cây con Trôm 2 - 4 tháng
tuổi trong giai đọan vườn ươm.

TLCS

(%)

N
(cây)

(1)
0
25
50
75

(2)
108
108
108
108
P-value

Cây con 2 tháng tuổi
TLS
(%)
(3)
87
95
93
94

D0
(mm)
(4)

6,2c
5,5b
5,0a
4,9a
<0,01

H
(cm)
(5)
20a
27b
34d
30c
<0,01

Cây con 4 tháng tuổi
TLS
(%)
(7)
87
94
91
92

D0
(mm)
(6)
7,8b
8,5c
7,2a

7,3a
<0,01

H
(cm)
(7)
36a
69b
81c
72b
<0,01

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, đường kính nhận giá trị cao nhất ở TLCS =
0% (6,2mm); thấp nhất ở TLCS = 75% (4,9mm). Chiều cao đạt lớn nhất ở
TLCS = 50% (34cm); thấp nhất ở TLCS = 0% (20cm). Ở giai đoạn 4 tháng
tuổi, đường kính nhận giá trị cao nhất ở TLCS = 25% (8,5mm); thấp nhất
ở TLCS = 50% (7,2mm). Chiều cao đạt cao nhất ở TLCS = 50% (81cm);
thấp nhất ở TLCS = 0% (36cm). Tổng hàm lượng diệp lục trong lá Trôm ở
giai đoạn 2 và 4 tháng tuổi đều nhận giá trị thấp nhất ở đối chứng (tương
1,84 và 2,48mg/g lá); cao nhất ở mức TLCS = 50% (tương ứng 2,51 và
2,86%). Tỷ lệ diệp lục a/b trong lá Trôm 2 tháng tuổi dao động từ 2,07 ở
10


đối chứng đến 2,44 ở TLCS = 50%. Tỷ lệ diệp lục a/b trong lá Trôm 4
tháng tuổi dao động từ 2,47 ở đối chứng đến 3,01 ở TLCS = 50%. Nói
chung, Trôm 2 tháng tuổi đòi hỏi che sáng dưới 50%. Nói chung, Trôm đòi
hỏi bóng che trong giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi. Mức độ che bóng từ 25 –
50% đảm bảo cho cây con Trôm có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt.
Ở giai đoạn 2 và 4 tháng tuổi, sự thay đổi hàm lượng P 2O5 dẫn đến sự

thay đổi rõ rệt (P < 0,001) đối với sinh trưởng D và H của cây con Trôm
(Bảng 3.2). Ở giai đoạn 2, D0 và H đều giảm dần từ mức P2O5 = 0% (tương
ứng D = 6,2mm và H = 35cm) đến P2O5 = 4% (tương ứng D = 5,9mm và H
= 32cm) và P2O5 = 8% (tương ứng D = 5,8mm và H = 30cm). Hiện tượng
như trên cũng xảy ra ở giai đoạn 4 tháng tuổi. Nói chung, bổ sung hàm
lượng P2O5 từ 2 – 8% so với trọng lượng ruột bầu không mang lại hiệu quả
tốt đối với sinh trưởng của Trôm 2 – 4 tháng tuổi.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng super lân tới sinh trưởng của cây con Trôm 2 và 4 tháng
tuổi ở vườn ươm.

P2O5
(%)

N
(cây)

(1)
0
2
4
6
8

(2)
108
108
108
108
108
P-value


Giai đoạn 2 tháng tuổi
TLS
D0
H
(%)
(mm)
(cm)
(3)
(4)
(5)
b
90
6,2
35d
94
6,0ab
34cd
94
5,9a
32bc
93
5,9a
31ab
91
5,8a
30a
<0,01
<0,01


Giai đoạn 4 tháng tuổi
TLS
D0
H
(%)
(mm)
(cm)
(7)
(6)
(7)
e
90
10,4
82c
94
9,4cd
64b
94
8,9bc
63b
93
8,0a
44a
91
8,5ab
49a
<0,01
<0,01

Tỷ lệ sống của cây con Trôm ở 6 mức NPK (0 – 5%) dao động từ 81 –

94%. Ở giai đoạn 2 và 4 tháng tuổi, sinh trưởng D và H của cây con Trôm
thay đổi rõ rệt (P < 0,01) (Bảng 3.3) theo sự thay đổi của hàm lượng phân
NPK. Ở giai đoạn 2, D0 và H đều tăng dần từ mức NPK = 0% (tương ứng
D = 6,1mm và H = 35cm) và đạt lớn nhất ở mức NPK = 3% (tương ứng D
= 8,5mm và H = 63cm); sau đó giảm đến mức NPK = 5% (tương ứng D =
7,3mm và H = 46cm). Hiện tượng này cũng xảy ra ở giai đoạn 4 tháng
tuổi. Nói chung, phân NPK có tác dụng tốt đối với sinh trưởng của cây con
Trôm ngay từ những tháng đầu tiên. Hàm lượng NPK thích hợp để tạo hỗn

11


hợp ruột bầu là 3 – 4%. Bên cạnh hàm lượng này, hỗn hợp ruột bầu cần bổ
sung 10% phân chuồng hoai.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân NPK đến sinh trưởng của cây con Trôm 2 và 4 tháng
tuổi ở vườn ươm.

NPK
(%)
(1)
0
1
2
3
4
5

N
(cây)


(2)
108
108
108
108
108
108
P-value

Giai đoạn 2 tháng tuổi
TLS
D0
H
(%)
(mm)
(cm)
(3)
(4)
(5)
a
99
6,1
35a
97
8,1bc
57cd
94
8,0bc
54c
94

8,5c
63d
92
8,0bc
59cd
85
7,3b
46b
<0,01
<0,01

Giai đoạn 4 tháng tuổi
TLS
D0
H
(%)
(mm)
(cm)
(7)
(6)
(7)
a
99
9,7
65a
97
10,5ab
90b
94
10,7abc

90b
94
11,9c
102c
90
11,5bc
104c
81
10,1a
92b
<0,01
<0,01
<0,01

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân chuồng hoai đến sinh trưởng của cây con Trôm 2 và 4
tháng tuổi ở vườn ươm.

N
Phân
chuồng
(cây)
(%)
(1)
(2)
0
108
5
108
10
108

15
108
20
108
25
108
P-value

Giai đoạn 2 tháng tuổi
TLS
D0
H
(%)
(mm)
(cm)
(3)
(4)
(5)
a
88
5,4
24a
95
6,7bc
36b
96
6,1b
36b
96
7,0c

39bc
95
6,8c
40c
96
6,6bc
36b
<0,01
<0,01

Giai đoạn 4 tháng tuổi
TLS
D0
H
(%)
(mm)
(cm)
(7)
(6)
(7)
a
88
6,2
47a
95
8,4b
71b
96
9,4cd
74bc

96
9,7cd
75bc
95
10,0d
81d
96
9,0bc
78cd
<0,01
<0,01

Tỷ lệ sống của cây con Trôm ở 6 mức phân chuồng hoai (0 – 25%) là
rất cao; dao động từ 88 – 96%. Ở giai đoạn 2 và 4 tháng tuổi, sinh trưởng
D và H của cây con Trôm thay đổi rõ rệt (P < 0,01) (Bảng 3.4) theo sự thay
đổi của hàm lượng phân chuồng hoai. Ở giai đoạn 2, D 0 và H đều tăng dần
từ mức NPK = 0% (tương ứng D = 5,4mm và H = 24cm) và đạt lớn nhất ở
mức phân chuồng hoai = 20% (tương ứng D = 6,8mm và H = 40cm); sau
đó giảm đến mức phân chuồng hoai = 5% (tương ứng D = 6,6mm và H =
36cm). Hiện tượng này cũng xảy ra ở giai đoạn 4 tháng tuổi. Nói chung,
hàm lượng phân chuồng hoai thích hợp để nuôi dưỡng cây con Trôm là 15
– 20%.
12


Thành phần cát trong hỗn hợp ruột bầu ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng của cây con Trôm ở giai đoạn vườm ươm. Tỷ lệ sét quá cao hoặc
quá ít đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của Trôm. Cát nhiều làm tăng
tính thấm và thoát nước, nhưng cũng làm tăng sự rửa trôi chất khoáng. Nói
chung, hỗn hợp ruột bầu thích hợp là 67% cát cộng với 23% đất và 10%

phân chuồng hoai.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của kích thước bầu tới sinh trưởng của cây con Trôm 2 và
4 tháng tuổi trong vươm ươm.

N
KT
bầu
(cây)
(cm)
(1)
(2)
9*16
108
14*18
108
18*22
108
P-value

Giai đoạn 2 tháng tuổi
TLS
D0
H
(%)
(mm) (cm)
(3)
(4)
(5)
a
98

5,9
33
a
99
6,2
33
b
98
6,6
34
<0,01
0,07

Giai đoạn 4 tháng tuổi
TLS
D0
H
(%)
(mm)
(cm)
(6)
(7)
(8)
a
95
6,8
37a
99
7,8b
70b

98
10,4c
83c
<0,01
<0,01

Kích thước bầu có ảnh hưởng rõ rệt (P < 0,01) đến sinh trưởng của cây
con Trôm (Bảng 3.5). Kích thước bầu gia tăng kéo theo sự gia tăng sinh
trưởng của cây con Trôm ở giai đoạn 2 – 4 tuổi. Bầu lớn (18*22cm) chứa
nhiều đất và phân có thể giúp cho cây con Trôm phát triển hệ rễ tốt hơn và
thời gian để rễ ăn ra nền đất chậm hơn. Ngược lại, bầu nhỏ (9*16 cm) chứa
ít đất và phân không chỉ làm giảm sinh trưởng và sức sống của cây con,
mà còn gây khó khăn cho việc nuôi dưỡng cây con lâu dài trong vườn
ươm. Bầu trung bình (14*18 cm) có ưu điểm là tốn ít vật liệu làm bầu, giá
thành thấp và dễ vận chuyển cây đem trồng. Vì thế, kích thước bầu 14*18
cm là thích hợp để giao ươm cây con Trôm.

3.2.2. Nhân giống Trôm bằng phương pháp giâm hom
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ra rễ của hom khác nhau rõ rệt (P <
0,001) giữa các chất kích thích và nồng độ chất kích thích. Sử dụng chất
kích thích NAA cho tỷ lệ ra rễ cao hơn so với chất kích thích IAA và IBA.
Nồng độ NAA, IAA và IBA ở mức 1000ppm đều cho tỷ lệ ra rễ cao. Tỷ lệ
ra rễ của hom, chiều dài rễ, số rễ/hom và chỉ số ra rễ không có sự tương
đồng giữa các nghiệm thức. Hàm lượng NAA-1500ppm cho tỷ lệ ra rễ cao
13


nhất. Số rễ trên hom cao nhất ở hàm lượng NAA-500. Chiều dài rễ/hom
cao nhất ở nghiệm thức đối chứng. Nói chung, chỉ số ra rễ phản ánh chất
lượng của hom. Theo chỉ số này, sử dụng NAA với hàm lượng 1500ppm là

thích hợp để giâm hom Trôm.
Khả năng ra rễ của hom phụ thuộc vào tuổi cây mẹ cung cấp hom (Bảng
3.6). Tỷ lệ ra rễ (R%), số rễ/hom, chiều dài rễ và chỉ số ra rễ (I) của hom
Trôm tỷ lệ nghịch với tuổi của cây mẹ lấy hom. Tuổi càng cao thì những
chỉ tiêu này càng thấp. Tỷ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ cao nhất ở tuổi 1 (tương
ứng R = 83,3% và I = 9,7), thấp nhất ở tuổi 7 (tương ứng R = 1,1% và I =
0,8). Nói chung, những hom ở tuổi 1 – 3 có khả năng ra nhiều rễ nhiều.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tuổi cây mẹ đến khả năng ra rễ của hom.
Tuổi

R (%) Số rễ/hom

L rễ (cm)

Chỉ số ra rễ (I)

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
a
d
d
1
83,3
2,1
4,6
9,7d
3

28,4c
1,5c
3,7c
5,6c
5
12,2b
1,2b
2,8b
3,7b
7
1,1a
1,0a
0,8a
0,8a
P-Value
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
Khả năng ra rễ của hom phụ thuộc rõ rệt (P < 0,001) vào thời điểm cắt
hom. Tỷ lệ ra rễ gia tăng từ tháng 1 (R = 11,1%) và đạt cao nhất vào tháng
11 (R = 40%). Số rễ/hom đạt cao nhất vào tháng 3 (3,1 rễ/hom). Chiều dài
rễ đạt cao nhất vào tháng 1 (2,5cm). Chỉ số ra rễ (I) nhận giá trị cao nhất
vào tháng 1 (5,9); thấp nhất vào tháng 11 (2,1).
3.2.3. Nhân giống Trôm bằng phương pháp ghép cành
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sau 3 tháng của cây ghép bằng
phương pháp ghép áp và ghép nêm không có sự khác biệt rõ rệt (P < 0,01).
Trái lại, tỷ lệ sống của cây ghép bằng phương pháp ghép áp và ghép nêm
khác nhau rõ rệt (P > 0,05) theo mùa. Tỷ lệ sống trung bình của cây ghép
về mùa mưa (72,3%) thấp hơn so với mùa khô (86,7%) (Bảng 3.7). Sau

khi các vết ghép được hàn gắn, các chồi sinh trưởng nhanh và chống chịu
tốt với sự thay đổi của môi trường và nấm bệnh.
Bảng 3.7. Tỷ lệ sống và sinh trưởng chiều cao của chồi ghép.
14


Nghiệm thức
Mùa mưa
(Tháng 10-11)
Mùa khô
(Tháng 3-4)

TLS (%)

Ghép áp
Ghép nêm
Ghép áp
Ghép nêm

67,8
76,7
81,1
92,2

H (cm) theo tháng:
1
2
3
0,5
2,1

8,9
0,6
2,9
9,1
0,5
2,6
9,5
0,6
2,6
8,8

3.3. Kỹ thuật trồng rừng Trôm
3.3.1. Một số đặc tính của đất trồng rừng Trôm
Rừng Trôm được trồng trên 5 loại đất (Xám nâu vùng bán khô hạn –
Xk; Đỏ vàng trên đá sét và biến chất - Fs; Cát bị gley – Cg; Phù sa bồi tụ Pb; Đỏ vàng biến đổi do trồng lúa - Fl). Hai loại đất Xk và Fs ở tỉnh Ninh
Thuận, còn ba loại khác (Cg, Pb, Fl) ở tỉnh Bình Thuận. Các loại đất này
đều có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ (sét = 16,3%; thịt =
33,1% và cát = 50,6%). Về tính chất hóa học, pH H2O dao động từ 3,5 – 6,7.
Hàm lượng mùn tầng mặt từ 0,20 – 3,69%. Đạm tổng số từ 0,04 đến
0,56%. Lân dễ tiêu 20,9 – 58,1mg/100. Nói chung, các loại đất này hơi
chưa đến chua. Hàm lượng mùn từ thấp đến cao. Đạm tổng số biến động từ
nghèo đến trung bình. Lân dễ tiêu rất nghèo. Lượng kali dễ tiêu giàu.
3.3.2. Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng của rừng Trôm
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.8) cho thấy tỷ lệ sống trung bình của rừng
Trôm trên 5 loại đất là 87,9%; trong đó thấp nhất trên đất Pb (81,1%), cao
nhất trên đất Fl (98,3%). Đường kính trung bình của rừng Trôm trên đất Pb
(8,5 cm) cao hơn 21,5 % so với giá trị trung bình của 5 loại đất (7,0cm).
Chiều cao trung bình của rừng Trôm trên 5 loại đất là 1,7m và biến động
khá lớn (CV = 21,2% đến 30,5%). Rừng Trôm 4 tuổi trên đất Fs nhận giá
trị H lớn nhất (1,9m); thấp nhất là rừng Trôm trên đất Cs (H = 1,6m). Chỉ

tiêu DT cao nhất trên đất Pb (1,3m); thấp nhất ở đất C9 (0,9m).
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của loại đất đến sinh trưởng của rừng Trôm 4 tuổi.
Loại
đất
(1)
Cg
Fl
Fs
Pb

D0 (cm)
H (m)
DT (m)
TLS
(%) Giá trị
CV% Giá trị
CV% Giá trị
CV%
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
86,1
5,2
25,6
1,6
30,5

0,9
38,8
98,3
6,9
20,9
1,6
23,7
1,2
24,9
86,7
8,3
26,0
1,9
21,2
1,2
35,5
81,1
8,5
27,1
1,8
23,3
1,3
41,3
15


Xk
BQ

87,2

87,9

6,3
7,0

22,1

1,7
1,7

26,5

1,0
1,1

34,9

Phẩm chất cây tốt cao nhất trên đất Fs (47,4%), thấp nhất trên đất Cg
(30,3%). Số cây có chất lượng trung bình cao nhất trên đất Xk (47,8), thấp
nhất trên đất Cg (33,5%). Phẩm chất cây xấu cao nhất trên đất Cg (36,1%).
Nói chung, loại đất ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng của rừng
Trôm. Rừng Trôm trồng sinh trưởng tốt nhất trên đất phù sa bồi tụ (Pb);
tiếp đến là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs), đất đỏ vàng biến đổi
do trồng lúa (Fl) và thấp nhất là đất cát bị gley (Cg).
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng Trôm
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.9) cho thấy tỷ lệ cây sống trung bình ở 6
mật độ là 89,7%; thấp nhất (80,2%) ở mật độ 833 cây/ha, cao nhất (93,0%)
ở mật độ 550 cây/ha.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng của rừng Trôm 3 tuổi.
Mật độ

(cây/ha)
(1)
550
625
833
952
1.100
1.660
BQ
P-value

D0 (cm)
Giá trị
CV%
(2)
(3)
c
6,2
22,1
bc
6,0
24,6
bc
6,0
24,9
ab
5,7
21,5
ab
5,7

19,9
a
5,5
30,4
5,9
23,9
<0,01

H (m)
Giá trị
CV%
(4)
(5)
b
1,9
37,7
a
1,6
25,2
ab
1,7
28,6
a
1,6
24,3
a
1,6
21,0
a
1,6

33,7
1,7
26,4
< 0,01

DT (m)
Giá trị
CV%
(6)
(7)
c
1,7
34,1
ab
1,5
36,8
a
1,3
37,7
ab
1,5
30,3
ab
1,5
37,7
ab
1,5
40,0
1,5
35,1

< 0,01

TLS
(%)
(8)
93,0
98,0
80,2
84,6
88,6
92,9
87,6

Sinh trưởng D0, H và DT của rừng Trôm ở 6 mật độ khác nhau rất rõ rệt
(P < 0,01). Đường kính gốc bình quân ở 6 mật độ là 5,9 cm; trong đó thấp
nhất (5,5 cm) ở mật độ 1.660 cây/ha, cao nhất (6,2 cm) ở mật độ 550
cây/ha. Chiều cao bình quân ở 6 mật độ là 1,7m; cao nhất (1,9 m) ở mật độ
550 cây/ha, còn các mật độ khác tương tự như nhau (1,6m). Đường kính
tán bình quân ở 6 mật độ là 1,5 m; trong đó thấp nhất (1,3 m) ở mật độ 833
cây/ha, cao nhất (1,7 m) ở mật độ 550 cây/ha.
Nói chung, mật độ trồng 550 cây/ha đảm bảo cho rừng Trôm có tỷ lệ
sống cao, phẩm chất tốt và sinh tưởng nhanh. Trái lại, mật độ trồng trên

16


550 cây/ha sẽ dẫn đến sự suy giảm về tỷ lệ sống, phẩm chất và sinh tưởng
của rừng Trôm.
3.3.4. Ảnh hưởng phân bón đến sinh trưởng của rừng Trôm
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.10) cho thấy tỷ lệ cây sống trung bình ở 4

nghiệm thức là 98,2%; dao động từ 97,7% ở nghiệm thức F 2 đến 99,3% ở
nghiệm thức F3. Đường kính bình quân của 4 nghiệm thức là 10,7 cm; thấp
nhất (9,4 cm) ở nghiệm thức F1; cao nhất (11,3 cm) ở nghiệm thức F 3.
Chiều cao bình quân của 4 nghiệm thức là 2,1 m; thấp nhất (1,7 m) ở
nghiệm thức F1; cao nhất (2,4 m) ở nghiệm thức F3. Đường kính tán bình
quân của 4 nghiệm thức là 1,6 m; thấp nhất (1,4 m) ở nghiệm thức F 1; cao
nhất (1,7 m) ở nghiệm thức F3. Tỷ lệ cây tốt bình quân ở 4 nghiệm thức
bón phân là 29,5%; dao động từ 24,3% ở nghiệm thức F 1 đến 36,0% ở
nghiệm thức F2. Tỷ lệ cây xấu xuất hiện nhiều nhất ở nghiệm thức F 1
(49,3%); thấp nhất ở nghiệm thức F3 (11,6%).
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng Trôm 4 tuổi.
D0 (cm)
H (m)
DT (m)
Công
thức Giá trị
CV%
Giá trị
CV%
Giá trị
CV%
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
a
a

a
F1
9,4
30,6
1,7
32,2
1,4
26,3
b
b
b
F2
11,1
29,4
2,1
32,9
1,6
31,9
b
c
c
F3
11,3
32,4
2,4
23,7
1,7
29,1
b
b

c
F4
11,1
32,8
2,1
37,9
1,7
33,1
BQ
10,7
31,3
2,1
0,7
1,6
30,1
P
<0,01
<0,01
<0,01

TLS
(%)
(8)
97,8
97,7
99,3
98,0
98,2

Phân bón ảnh hưởng rõ rệt (P = 0,024) đến sản lượng mủ thu hoạch từ

rừng Trôm 4 tuổi (Bảng 3.10). Sản lượng mủ thu họach trung bình ở 4
nghiệm thức là 64,4 gr/cây. Công thức F3 cho sản lượng mủ thu hoạch cao
nhất (75,1 gr/cây), lớn hơn 31,3% so với đối chứng (F1). Tiếp theo là công
thức F2 (66,4 gr/ cây), cao hơn 16,1% so với đối chứng (F1). Thấp nhất là
công thức F4 (56,7 gr/cây).
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến sản lượng mủ của rừng Trôm 4 tuổi.

17


Công
thức
(1)
F1
F2
F3
F4
BQ
P-Value

TB
(1)
57,2a
66,4ab
75,1b
56,7a
64,4
0,024

Lượng mủ (gr/cây):

Max
Min
(2)
(3)
185,3
20,3
201,3
11,9
190,8
10,9
215,5
14,5
215,5
10,9

CV%
(4)
53,9
58,1
55,6
64,9
59,8

Số
cây đo
(5)
32
56
61
71

220

Tổng
số
(6)
136
125
147
147
555

3.3.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước cho rừng Trôm
Kết quả nghiên cứu (Bảng 3.11 và 3.12) cho thấy tỷ lệ sống trung bình ở
3 chế độ tưới nước là 79,9%; trong đó thấp nhất (63,3%) ở đối chứng (N 1),
cao nhất (96,8%) ở nghiệm thức N3.
Bảng 3.11. Sinh trưởng của rừng Trôm 4 tuổi theo chế độ tưới nước khác
nhau.
D0 (cm)
Tưới
nước Giá trị
CV%
(1)
(2)
(3)
a
N1
6,6
39,3
b
N2

7,9
44,9
c
N3
9,5
46,0
BQ
8,2
45,9
P-Value
0,001

H (m)
Giá trị
CV%
(4)
(5)
a
1,8
29,1
b
2,1
92,1
b
2,4
40,0
2,1
60,6
0,001


DT (m)
Giá trị
CV%
(6)
(7)
a
1,3
48,5
b
1,6
50,3
c
1,9
54,5
1,6
54,3
0,001

TLS
(%)
(8)
63,5
82,0
96,8
79,9
0,001

Đường kính gốc bình quân thấp nhất (6,6 cm) ở nghiệm thức N 1, cao
nhất (9,5 cm) ở nghiệm thức N3. Sinh trưởng H bình quân thấp nhất (1,8
m) ở nghiệm thức N1, cao nhất (2,4 m) ở nghiệm thức N3. Sinh trưởng DT

bình quân thấp nhất (1,3 m) ở nghiệm thức N 1, cao nhất (1,9 m) ở nghiệm
thức N3. Tỷ lệ cây tốt cao nhất ở nghiệm thức N3, thấp nhất ở nghiệm thức
N1 (30,9%). Nói chung, chế độ tưới nước ảnh hưởng không rõ rệt (P =
0,208) đến sản lượng mủ thu hoạch trên mỗi cây Trôm 4 tuổi, nhưng ảnh
hưởng rõ rệt đến tổng sản lượng mủ thu hoạch từ rừng Trôm. Tổng sản
lượng mủ thu hoạch ở nghiệm thức N3 (tưới nước 2 lần/tuần) lớn hơn 6
lần so với không tưới (N1) và 2 lần so với bình quân chung. Điều này xảy

18


ra là do tưới nước 2 lần/tuần đã giúp cho rừng Trôm sinh trưởng nhanh
hơn, số cây đạt tiêu chuẩn lấy mủ (D0 > 9cm) nhiều hơn.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sản lượng mủ thu hoạch.
Tưới
nước
(1)
N1
N2
N3
Bình
quân
P-Value

Ban
đầu
(2)
178
128
157


Số cây
Hiện
tại
(3)
113
105
152

Sản lượng mủ (gr)
Thu
mủ
(4)
12
21
52

463

370

85

Trung bình

Tổng

(8)
62,7
72,6

87,3

(9)
752,3
1524,6
4541,4

80,2

2272,8

0,208

3.4. Kỹ thuật khai thác mủ Trôm
3.4.1. Xác định vị trí thích hợp để khai thác mủ trên thân cây
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa mật độ ống mủ (Y) và D thân tồn tại
mối quan hệ theo hàm bậc 2 (Hàm 3.1).
Y = -36,4397 + 10,1571*D – 0,265029*D^2(3.1)
r2 = 85,6%; S = ±8,4; MAE = 5,5; MAPE = 18,5%.
Tương tự, giữa mật độ ống mủ (Y) và H khai thác mủ trên thân cũng
tồn tại mối quan hệ chặt chẽ theo hàm bậc 2 (Hàm 3.2).
Y = -23,0479 + 1,16709*H – 0,004*H^2
(3.2)
r2 = 89,3%; S = ±10,0; MAE = 5,3; MAPE = 50,7%.
Bằng cách khảo sát hai hàm 3.1 và 3.2 cho thấy, mật độ ống mủ xuất
hiện nhiều ở những cây có D = 16 - 22 cm; cao nhất (61 ống/cm 2) ở những
cây có D = 19,0 cm (làm tròn 20cm). Tương tự, mật độ ống mủ xuất hiện
nhiều ở H = 125 - 170 cm; cao nhất (61 ống/cm 2) tương ứng với H là 146
cm (làm tròn 150 cm).
Mật độ ống mủ (Y) cũng phụ thuộc vào cả D thân và H khai thác mủ

theo hàm 3.3. Khảo sát hàm 3.3 cho thấy mật độ ống mủ xuất hiện nhiều ở
những cây có D = 14 - 18 cm và H = 90 - 100 cm.
Y = 204,473 – 6,02281D - 0,0411574DH - 0,00003DH^2 (3.3)
R2 = 97,1%; S = ±6,4; MAE = 3,1; MAPE = 39,8%.
19


3.4.2. Xác định tuổi thích hợp để khai thác mủ Trôm
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản lượng mủ ở cây bình quân (Y, g/cây)
phụ thuộc vào tuổi rừng (A, năm) theo dạng hàm bậc 2 (Hàm 3.4).
Y = -10,22 + 14,39*A – 1,75*A^2 (3.4)
r2 = 78,8%; S = ±2,4; MAE = 1,3; MAPE = 9,0%.
Khảo sát hàm 3.4 cho thấy sản lượng mủ của cây bình quân đạt cao nhất
(19,4 g/cây) tại tuổi 4. Biên độ tuổi cho sản lượng mủ ở mức bình thường
(95% so với mức cao nhất) nằm trong khoảng tuổi 3 đến tuổi 5. Từ tuổi 7
trở đi, sản lượng mủ chỉ bằng 25% (4,8 g/cây) so với mức cao nhất (19,4
g/cây).
3.4.3. Ảnh hưởng của cấu trúc rừng đến sản lượng mủ thu hoạch
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa sản lượng mủ thu hoạch (Y, g/cây)
trên cây bình quân với chỉ số SCI và chỉ số CCI tồn tại dưới dạng hàm bậc
2 (tương ứng Hàm 3.5 và 3.6).
Y = 9,97627 + 9,09225*SCI – 1,94257*SCI^2 (3.5)
r2 = 95,8%; S = ±1,1; MAE = 0,52; MAPE = 3,0%.
Y = 5,79003 + 2,70901*CCI – 0,136352*CCI^2 (3.6)
r2 = 55,5%; S = ±3,5; MAE = 2,1; MAPE = 13,8%.
Bằng cách khảo sát hàm 3.5 và 3.6 cho thấy, sản lượng mủ thu hoạch
đạt cao nhất (20,6 g/cây) ở rừng Trôm có chỉ số SCI = 2,3. Biên độ chỉ số
SCI cho sản lượng mủ thu hoạch ở mức bình thường (95% so với mức cao
nhất) nằm trong khoảng SCI = 1,3 – 3,4. Sản lượng mủ thu hoạch đạt cao
nhất (19,2 g/cây) ở rừng Trôm có chỉ số CCI = 10. Biên độ chỉ số CCI cho

sản lượng mủ thu hoạch ở mức bình thường (95% so với mức cao nhất)
nằm trong khoảng CCI = 6 – 14.
3.4.4. Xác định nồng độ chất kích thích để thu hoạch mủ Trôm
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa sản lượng mủ thu hoạch (Y, g/cây)
với hàm lượng chất kích thích Adephone 48 SL (X) tồn tại mối quan hệ
theo hàm bậc 2 (Hàm 3.7).
Y = 12,2327 + 3,96811*X – 0,219231*X^2 (3.7)
20


r2 = 96,2%; S = ±2,9; MAE = 1,4; MAPE = 8,5%.
Khảo sát hàm 3.7 cho thấy YMax (30,2 g/cây) tương ứng với X bằng
9,0%. Biên độ của X cho sản lượng mủ ở mức bình thường (95% so với
mức cao nhất) nằm trong khoảng 6 – 12%. Ngoài giới hạn này, sản lượng
mủ sẽ suy giảm.
So với sản lượng mủ thu hoạch từ chất kích thích Edephone 48SL với
hàm lượng tối ưu 9% (30,2 g/cây), chất kích thích Ethephone 1% và
Methyl Jasmonate 1% đã có tác dụng làm gia tăng 35,1% sản lượng mủ
thu hoạch.
3.5. Đề xuất áp dụng kết quả nghiên cứu
Luận án đề xuất sử dụng 13 gia đình Trôm của 4 xuất xứ (Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai) để thu vật liệu giống. Đó là BT01;
BT02; BT03; BT04; BT05; BT07; NT08; NT18; NT24; NT26; DN01;
DN03; KH06.
Luận án đề xuất hạt giống, hom và cành ghép được thu từ vườn giống
Trôm đã quan khảo nghiệm hậu thế. Khi gieo ươm bằng hạt, vỏ bầu bằng
polyetylen, kích thước 14×18 cm. Hỗn hợp ruột bầu là 10% phân chuồng
hoai kết hợp với 67% cát và 23% đất hoặc 3 – 4% NPK (16-16-8) kết hợp
với 10% phân chuồng hoai, 64% đất và 22% cát. Khi giâm hom, hom
Trôm được thu ở rừng Trôm từ 1 – 3 tuổi. Thời gian thu hom tốt nhất vào

tháng 9 - 11. Sử dụng NAA với hàm lượng 1500ppm để kích thích sự phát
sinh rễ của hom Trôm. Nhân giống Trôm bằng ghép cành và ghép áp cần
được thực hiện vào mùa khô từ tháng 11 – 12.
Luận án đề xuất những cây con đem trồng phải được nuôi dưỡng trong
vườn ươm từ 3-4 tháng, chiều cao từ 50 - 70cm, đường kính gốc từ 0,7 1,0 cm. Rừng Trôm lấy mủ có thể trồng trên nhiều loại đất; trong đó tốt
nhất là đất phù sa bồi tụ. Mật độ trồng thích hợp là 550 cây/ha. Nuôi
dưỡng rừng Trôm bằng cách bón lót cho mỗi cây 2kg phân chuồng kết hợp
với 0,2kg phân NPK (16-16-8) và tủ rơm; sau đó tưới nước 2 lần/tuần với
khối lượng 33m3/ha/lần trong một năm đầu.

21


Rừng trôm được khai thác mủ ở giai đoạn 3 – 5 tuổi. Mủ Trôm được thu
hoạch bằng cách khoan lỗ trên thân cây ở vị trí từ 90 - 100 cm so với mặt
đất. Sau đó sử dụng chất kích thích Adephone 48SL với hàm lượng 9%
hoặc Ethephone 48SL 1% kết hợp với Methyl Jasmonate 1% để kích thích
cây tiết ra mủ.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
(1) Tổng diện tích rừng Trôm trồng ở 4 vùng sinh thái (Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Mam Bộ) là 2.243,7 ha. Các biện pháp
kỹ thuật trồng rừng Trôm chưa thống nhất từ chọn giống, gieo ươm, mật
độ trồng, kỹ thuật khai thác mủ. Rừng Trôm trồng thuần loài với mật độ
833 cây/ha trên đất nông nghiệp và được nuôi dưỡng bằng cách tưới nước,
bón thúc phân NPK và phân chuồng hoai cho hiệu quả kinh tế cao.
(2) Những giống Trôm cho sản lượng mủ cao là BT01; BT02; BT03;
BT04; BT05; BT07; NT08; NT18; NT24; NT26; DN01; DN03; KH06
thuộc 4 xuất xứ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai và Khánh Hòa).
(3) Trôm có thể được nhân giống bằng hạt. Trôm đòi hỏi bóng che từ

25 – 50% trong giai đoạn 2 – 4 tháng tuổi ở vườn ươm. Đất ở vườn ươm
thuộc hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận đều có hàm lượng lân khá cao.
Sử dụng loại đất này kết hợp với 10% phân chuồng hoai đảm bảo cho cây
con Trôm sinh trưởng bình thường trong giai đoạn vườm ươm. Hỗn hợp
ruột bầu thích hợp để nuôi dững cây con trong vườn ươm là 10% phân
chuồng hoai kết hợp với 67% cát và 23% đất hoặc 3 – 4% NPK (16-16-8)
kết hợp với 10% phân chuồng hoai, 64% đất và 22% cát. Nên sử dụng bầu
có kích thước 14x18cm để gieo ươm Trôm.
(4) Trôm có thể được nhân giống bằng hom và ghép cành. Sử dụng
NAA với hàm lượng 1500ppm là thích hợp để kích thích sự phát sinh rễ
của hom Trôm. Hom Trôm được thu hoạch tốt nhất vào tháng 9 - 11. Nhân
giống Trôm bằng phương pháp ghép cành và ghép áp cần được thực hiện
vào mùa khô từ tháng 11 - 12.
22


×