Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm tốt văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 21 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí quan trọng hàng đầu,
nhưng trong thực tế dạy học, ngày càng có nhiều học sinh không yêu thích học
Văn, không coi trọng môn Ngữ văn. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói
chung, dạy Tập làm văn nói riêng theo hướng phát huy chủ thể sáng tạo của bạn
đọc - học sinh; giúp học sinh thông qua học Văn, làm Văn mà bồi dưỡng tâm
hồn, phát triển tư duy, năng lực giao tiếp, hình thành năng lực thưởng thức và
đánh giá nghệ thuật, do đó, là một yêu cầu cấp thiết hiện nay
Mặt khác, môn Ngữ văn có nhiệm vụ bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Từ vị trí, nhiệm vụ của môn
Ngữ văn trong trường phổ thông đã quy định vị trí, nhiệm vụ của người thầy dạy
Văn: Thông qua việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức văn hoá của dân
tộc, của nhân loại để dạy học sinh cách cảm, cách nghĩ, cách ứng xử tốt và kĩ
năng giao tiếp trong cuộc sống. Có nghĩa là người thầy nói chung, người thầy
dạy Văn nói riêng phải đào tạo những thế hệ học sinh vừa hồng vừa chuyên cho
đất nước.
Song, vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp, cách thức tổ chức
dạy học Văn như thế nào để thu hút được sự say mê, hứng thú học tập của các
em học sinh. Chính vì thế,việc đổi mới cách thức tổ chức giờ dạy Ngữ văn nói
chung, giờ dạy Tập làm văn ở lớp 6 nói riêng, đang là vấn đề đặt ra và cần được
tháo gỡ kịp thời bởi khối lớp 6 là năm đầu cấp Trung học cơ sở; là nền tảng,
bước tạo đà, là vạn sự khởi đầu nan của các em học sinh. Do đó, việc khơi gợi
được hứng thú, hình thành được kĩ năng cho học sinh trong giờ học Làm văn
miêu tả vừa tạo nên hiệu quả của giờ dạy vừa bộc lộ tài năng, tâm huyết của
người thầy.
Mặt khác, từ chỗ có được niềm vui, niềm hứng thú trong học tập bộ môn,
học sinh sẽ có được niềm tin, tự hình thành được hiểu biết, năng lực, phẩm chất,
biết cách tìm ra chân lý, tự tin trong học tập và trong cuộc sống.
Vì tầm quan trọng của môn Ngữ văn như vậy, đồng thời là một giáo viên
dạy Văn tâm huyết với nghề nghiệp, tôi luôn trăn trở với thực trạng trên. Cho


nên tôi chọn đề tài Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm tốt văn miêu tả cho
học sinh lớp 6, vận dụng thực hiện trong thực tế giảng dạy và đem lại niềm yêu
thích học tập bộ môn Văn cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm mong muốn tìm ra hướng tổ chức dạy học trong
tiết Tập làm văn theo hướng tích cực, kết hợp được các kĩ năng trong làm văn
miêu tả. Từ các biện pháp cụ thể giúp HS lớp 6 có năng lực làm tốt văn miêu
tả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm, yêu cầu, các dạng bài cụ thể của văn miêu tả.
Năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả.

1


Những phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng
trong văn miêu tả.
Những nhận thức, kinh nghiệm của HS khối lớp 6 tại trường PT Nguyễn
Mộng Tuân sau khi được rèn luyện các kĩ năng làm văn miêu tả.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tổ chức dạy học trực tiếp ở lớp 6A, 6B.
Đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến văn miêu tả.
Tổ chức khảo sát để so sánh kết quả.
Phân tích, tổng hợp để đúc rút kinh nghiệm.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Đề xuất được một số nguyên tắc, biện pháp rèn luyện kĩ năng quan sát,
tưởng tượng, so sánh, nhận xét, diễn đạt trong văn miêu tả cho HS lớp 6.
- Giúp HS lớp 6 nắm vững phương pháp làm từng kiểu bài văn miêu tả.
- Giúp GV và HS THCS thực hiện tốt mục tiêu dạy học phân môn tập làm
văn trong chương trình, SGK Ngữ văn 6 về văn miêu tả.

Trong khuôn khổ của một SKKN, đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên
cứu một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm tốt văn miêu tả cho HS lớp 6 (Tả
cảnh, tả người, miêu tả sáng tạo)
2. Nội dung của sang kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của việc Rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học
sinh lớp 6
2.1.1. Khái niệm văn miêu tả
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung
những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong
cảnh… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Qua văn miêu tả, người đọc, người nghe không chỉ cảm nhận được vẻ bề ngoài
(màu sắc, hình dáng, kích thước, trạng thái…) mà còn biểu hiện rõ được bản
chất bên trong của đối tượng, sự vật. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của
người viết, người nói được bộc lộ rõ nhất. [1]
Trình tự trong văn miêu tả thực ra rất linh hoạt, lựa chọn trình tự nào là
tùy thuộc vào đối tượng được miêu tả hoặc điểm nhìn của người tả.
Văn miêu tả rất gần gũi với tuổi thơ. Miêu tả giúp các em tả lại cảnh, vật,
người trong cuộc sống một cách sinh động, giúp các em làm văn tự sự tốt hơn.
Văn miêu tả ở lớp 6 là sự tiếp nối, phát triển của thể loại văn miêu tả mà
các em đã được học trong chương trình Tiểu học. Cụ thể là lớp 4: miêu tả đồ vật,
cây cối; lớp 5: tả cảnh sinh hoạt; lớp 6 là tả cảnh và tả người, miêu tả sáng tạo.
Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng Tập làm văn lớp 6 so
với chương trình Tiểu học mà các em đã làm quen có nhiều khái niệm còn trừu
tượng. Giữa học và làm là cả một quá trình. Riêng làm văn đòi hỏi các em phải
có cách viết trau chuốt hơn, già dặn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn tả cảnh
phải có hình ảnh sống động, thuyết phục lòng người. Điều đó không thể đi từ lý
thuyết sang thực hành ngay được, bởi tư duy của lứa tuổi các em lớp 6 chưa cụ
2



thể, chưa tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng. Cảm nhận của các
em còn đơn giản, vốn từ, vốn hiểu biết phần nhiều còn nghèo nàn… Do vậy mà
các em chưa có nhiều vốn từ cũng như sự sáng tạo nghệ thuật trong viết văn.
2.1.2. Kĩ năng và quy trình rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong dạy học
làm văn
* Khái niệm kĩ năng
Kĩ năng có vai trò vô cùng to lớn trong quá trình nhận thức của con
người. ”Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức nhận được trong một lĩnh vực
nào đó vào thực tế ”. Như vậy, có thể hiểu kĩ năng chính là khả năng con người
thực hiện một hành động nào đó có tính chất kĩ thuật, được rèn luyện thông qua
hoạt động luyện tập thực hành.
* Quy trình rèn luyện kĩ năng cho HS trong dạy học làm văn ở trường
phổ thông
Bước 1: Tìm hiểu nhận thức đúng đắn, đầy đủ về hành động cần thực
hiện. Đây là bước trang bị những hiểu biết nhằm định hướng cho việc hình
thành kĩ năng.
Bước 2: Quan sát mẫu, làm thử theo mẫu. Đây chính là bước theo dõi kĩ
lưỡng các động tác thực hiện hành động, đối chiếu với lí thuyết, từ đó hình
thành kĩ năng.
Bước 3: Luyện tập. Trên cơ sở bước 2, HS tiến hành luyện tập, hoàn thiện
kĩ năng, phát triển thành năng lực riêng của từng cá nhân.
Mặt khác, về tâm sinh lí các em đã có sự thay đổi. Các em HS lớp 6 có thể
bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Với lứa tuổi này các em muốn thể hiện cái “tôi”
của mình nhiều hơn, muốn có những chính kiến riêng. Có em vẫn hoàn toàn
nghe theo sự chỉ dạy của thầy cô nhưng cũng có em muốn làm theo ý mình mà
đôi khi những ý đó chưa chắc đã đúng. Chính điều này đã ảnh hưởng đến nhận
thức của HS trong quá trình học tập cũng như làm văn. Đối với văn miêu tả lại
rất cần sự sáng tạo trong viết văn như dùng từ, câu, hình ảnh, sự liên tưởng, trí
tưởng tượng phong phú, đa dạng. Bởi vậy, giáo viên dạy Ngữ văn lớp 6 cần sát
sao, uốn nắn, có biện pháp tích cực, định hướng cụ thể giúp các em phát huy

được ưu điểm, khắc phục hạn chế của mình để làm tốt văn miêu tả.
2.2. Thực trạng Rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng
Sử dụng kết hợp các PTBĐ là một trong những kĩ năng làm văn mới của
chương trình, SGK Ngữ văn hiện hành. Vì vậy, việc khảo sát đánh giá thực trạng
dạy học hướng vào các mục đích cụ thể sau:
Thu thập kịp thời chính xác những thông tin về mức độ đạt được mục tiêu
dạy học tạo lập các kiểu bài văn miêu tảở lớp 6 của GV và HS so với chuẩn
chương trình và SGK.

3


Tìm đúng những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tạo lập
kiểu văn miêu tả.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng rèn luyện kĩ
năng làm văn miêu tả ở lớp 6 thông qua khảo sát giáo án của GV, giờ dạy của
GV và bài làm văn của HS.
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
* Về giáo viên
Trong những năm giảng dạy Ngữ văn lớp 6, tôi nhận thấy văn miêu tả là
một thể loại quan trọng trong phân môn Tập làm văn. Với quan điểm tích hợp
trong chuyên đề cải cách giáo dục đại trà từ năm học 2002 – 2003, thể loại văn
miêu tả không mới đối với học sinh lớp 6 mà ở đây đã phát huy có kế thừa và
nâng cao hơn so với bậc Tiểu học.
Bản thân tôi được đào tạo ở bậc Đại học lại có tinh thần ham học hỏi từ
các đồng nghiệp, tích cực tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu để tích lũy kiến thức, đúc
rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy của bộ môn.
Qua các năm giảng dạy môn Ngữ văn 6 tôi đã tự tích lũy được vốn kinh

nghiệm về phương pháp giảng dạy và truyền thụ kiến thức cho HS.
Tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ chuyên môn và Ban giám hiệu
nhà trường về công tác chủ nhiệm, phương pháp giảng dạy.
Tài liệu tham khảo phong phú, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
giảng dạy là những thuận lợi cơ bản cho giáo viên nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn.
* Về học sinh
Năm học 2019 – 2020, tôi được phân công giảng dạy Ngữ văn khối lớp 6
với 50 học sinh. Hầu hết học sinh của khối lớp 6 do tôi phụ trách còn rất nhiều
nhược điểm. Các em không có hứng thú học môn Ngữ văn vì nhiều lý do: kiến
thức nhiều (phải học ba phân môn trong một bộ môn), viết nhiều, đọc nhiều.
Học sinh đang có thói quen viết văn miêu tả ở dạng đơn giản nay thay vào đó là
các lối viết văn khác nhau. Bởi vậy, khi làm bài Tập làm văn, nhất là văn miêu
tả, bài viết của các em còn mắc nhiều lỗi chính tả (trong đó có lỗi về tiếng địa
phương), chưa xác định được trọng tâm đề bài, có những em thường liệt kê, kể
lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Thậm chí còn xảy ra tình trạng bịa đặt
trong bài làm khiến hình ảnh miêu tả thiếu chân thực. Một số em chưa biết vận
dụng kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả để làm
nổi bật các đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Thực tế các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản
mẫu và tái tạo văn bản tương tự ở bậc Tiểu học. Điều này khiến học sinh, nhất là
những em có học lực trung bình và yếu sẽ thấy thực sự khó khăn trong việc sáng
tạo một văn bản nghệ thuật. Đối với các em học sinh lớp 6 đây là việc làm cản
trở sự hứng thú, khám phá, tìm tòi. Hơn nữa, lòng say mê đọc tư liệu văn học
của các em HS bây giờ quả là ít ỏi. Điều đó làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ
4


thuật quý giá của văn học cũng như sự sáng tạo trong làm bài của mỗi học sinh.
Các em thường lúng túng với cách trình bày một bài viết. Có em hiểu đề, có ý

tưởng nhưng lại lúng túng trong việc diễn đạt hoặc bị rập khuôn, gò ép ý tưởng
trong các dàn bài. Vì vậy, tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách
thức đối với giáo viên THCS.
Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành khảo sát ban đầu bằng bài kiểm tra
chất lượng đầu năm và kết quả thu được như sau:
* Kết quả khảo sát bài làm của học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Lớp Sĩ số SL %
SL
%
SL
%
SL
%
SL %
6A
30
0
0
5
16,6 10 33.4 15
50
0
0
6B
20

0
0
2
10
10
50
7
35
1
5
Tổng 50
0
0
7
26.6 20 83.4 22
85
1
5
Trên cơ sở của kết quả môn học như trên, tôi thiết nghĩ muốn HS học tích
cực thì người thầy cũng phải dạy tích cực. Quá trình rèn kỹ năng làm văn miêu
tả cho học sinh lớp 6 là một việc làm thiết thực, thầy cô phải hướng dẫn một
cách kiên trì, lâu dài, cặn kẽ để có hiệu quả tốt nhất. GV dạy môn Ngữ văn cần
phải linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học. Vì vậy, với vai trò,
nhiệm vụ của một người giáo viên đứng trên bục giảng tôi đã mạnh dạn đưa ra
một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng làm tốt văn miêu tả cho HS lớp 6 mà
tôi đang trực tiếp giảng dạy.
2.3. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng làm tốt văn miêu tả cho học
sinh lớp 6
2.3.1. Giáo viên cần giúp học sinh nắm vững đặc điểm của văn miêu tả
Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả

thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của
người viết.
Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu,
âm thanh.
2.3.2. Những năng lực học sinh cần có khi làm văn miêu tả
Muốn miêu tả được, trước hết người viết phải biết quan sát: nhìn nhận,
xem xét sự vật.
HS cần nêu được hình ảnh bao quát và đặc điểm nổi bật của đối tượng
được miêu tả.
Nêu được hoạt động và sắc thái tình cảm của đối tượng.
Từ đó nhận xét, liên tưởng, hình dung về sự vật đặt trong tương quan các
sự vật xung quanh.
Biết ví von, so sánh: thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết,
hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả để làm nổi bật lên những đặc
điểm tiêu biểu của sự vật.
Học sinh phải thể hiện được tình cảm của mình đối với đối tượng đang
được miêu tả.
5


Liên hệ được thực tế, bài học, tầm quan trọng, ích lợi của đối tượng được
miêu tả trong đời sống của con người.
2.3.3. Rèn luyện kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét, diễn
đạt trong văn miêu tả
* Kĩ năng quan sát
Quan sát là kĩ năng quan trọng hàng đầu để có được một bài văn miêu tả
sống động. Quan sát giúp chọn lọc những chi tiết nổi bật nhất của đối tượng
được miêu tả.
Rèn kĩ năng quan sát tức là rèn kĩ năng nhìn (quan sát bằng mắt). Với kĩ

năng này, tôi hướng dẫn cho HS trước hết phải có cái nhìn bao quát, sau đó là
quan sát chi tiết đặc điểm của sự vật. Kết hợp với kĩ năng nhìn là kĩ năng cảm
nhận bằng các giác quan khác như thính giác, khứu giác, xúc giác. Sở dĩ tôi đưa
kĩ năng này lên đầu tiên vì HS có quan sát mới có được những cảm nhận về sự
vật. Hơn nữa, đối tượng của bài văn miêu tả là sự vật, thiên nhiên, là cuộc sống
con người. Có thể coi đó là một thế giới phong phú và đa dạng, phức tạp đang
diễn ra, thay đổi theo từng ngày, từng giờ. Tuy vậy, không phải tự nhiên mà ta
hiểu ngay và nắm vững đặc điểm của từng sự vật, sự việc, con người để miêu tả
đúng bản chất của nó. Chính vì thế, mỗi giáo viên dạy môn Ngữ văn cần phải
hình thành ngay từ đầu kĩ năng quan sát và ghi chép.
Ví dụ: Tôi cho HS quan sát sân trường trong một buổi sáng mùa xuân khi
chưa vào lớp.
Trước hết, tôi yêu cầu HS phải nhìn bao quát không gian: trời xanh, áng
mây trắng trôi bồng bềnh, gió xuân nhẹ nhàng, tha thướt lướt trên lá cây, ngọn
cỏ…, đến cụ thể: nụ hoa e ấp, những khóm hoa cúc, hoa lan… khoe sắc trong
nắng xuân, những mầm non xanh tươi… HS nghe được tiếng cười nói rộn rã của
bạn bè; ngửi được hương thơm của hương hoa, hương xuân thoang thoảng như
mùi phấn thơm.
Sau đó, HS ghi chép lại những điều đã quan sát cùng những cảm xúc của
mình trước cảnh vật.
Hoặc tôi rèn kĩ năng quan sát cho HS bằng cách học tập kĩ năng quan sát
của các nhà văn.
Ví dụ: “Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa
giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì chân cây bạch
dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao
nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, không ai giống ai”.[2]
Để làm được đoạn văn trên tác giả phải quan sát những sự vật giống nhau,
đôi khi ta cứ nghĩ chúng chẳng có điểm gì khác cả. Nhưng thực không phải thế,
tạo hoá đã sinh ra mỗi sự vật (và cả con người nữa) là bao giờ cũng cho chúng
những nét riêng. Vì thế, để miêu tả hay phải quan sát thật là tỉ mỉ. Có quan sát

tinh tế và tỉ mỉ thì mới miêu tả đúng đối tượng và có những so sánh và liên
tưởng độc đáo và giá trị được.
Như vậy, đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả, kĩ năng quan sát

6


và ghi chép rất cần thiết, tuy nhiên các em không thể có được các kĩ năng đó và
sử dung thành thạo được, tất cả mới chỉ là tập dượt: tập quan sát, tập ghi chép,
tập phát hiện ra đặc điểm nổi bật của các sự vật, hiện tượng. Từ đó, có vốn sống
phong phú để làm tốt bài văn miêu tả.
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để
giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn
để biểu hiện các đặc tính, bản chất của sự vật, giúp người đọc như được chứng
kiến tận mắt sự vật miêu tả. Vận dụng những từ ngữ mô tả màu sắc, hình ảnh
quan sát được. Các em cần liên tưởng những hình ảnh đẹp tương tự để mô
phỏng, so sánh, ví von nhằm làm cho việc mô tả trở lên cụ thể, sinh động; giúp
người đọc hình dung được hình ảnh, đối tượng đang được tả một cách sinh động
như xem một bức tranh vẽ. Nên khi dạy văn miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh
quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý như sau:
Quan sát theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ
ngoài vào trong, từ trái qua phải… (hoặc ngược lại).
Ví dụ : Trong văn bản “ Sông nước Cà Mau” nhà văn Đoàn Giỏi đã miêu
tả cảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài
vào trong, từ khái quát đến cụ thể:
“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn,
xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển
ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như
người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông

rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai
dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng,
ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc
màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, … lòa nhòa ẩn hiện trong
sương mù và khói sóng ban mai.” [3]
Quan sát theo trình tự thời gian
Ví dụ : Trong văn bản “Biển đẹp” Vũ Tú Nam viết:
“Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu
vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi
chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ, đầy như mâm bánh đúc, loáng
thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi một ngày
mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh
đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng xanh biếc… Có quãng thâm sì, nặng trịch.
Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như
ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.” [4]
Ngoài các trình tự miêu tả trên, tôi còn hướng dẫn và rèn luyện cho học
sinh kĩ năng sử dụng các giác quan (thính giác, thị giác, xúc giác …) để quan
sát, cảm nhận sự vật, hiện tượng miêu tả.
* Kĩ năng tưởng tượng
7


Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong văn miêu tả. Nó không chỉ là yếu tố
tạo nên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp cho
người làm văn miêu tả dễ hình dung được sự vật một cách cụ thể, sinh động, hấp
dẫn để từ đó tìm được những từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật phù hợp để bài
văn hay hơn.
Tôi rèn cho HS kĩ năng tưởng tượng bằng cách học tập trí tưởng tượng
của các nhà văn.
Ví dụ: Nhà văn Hồ Phương khi quan sát đàn bò gặm cỏ đã viết:

“Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên
như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ
thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom đến là
ngon lành. Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém, mặc dù ả có bộ mã
tiểu thư rất yểu điệu “cái rá cắn làm đôi”. Gã công tử bột vẫn sán ở bên cạnh
ả, mồm vừa gau gáu gặm cỏ, mắt vừa liếc sang lem lém.” [5]
Ở đây tác giả đã kết hợp một cách tài tình giữa hình ảnh tả thực với hình
ảnh sáng tạo nhờ trí tưởng tượng. Chính vì trí tưởng tượng phong phú đã giúp
nhà văn khi nghe tiếng đàn bò gặm cỏ đã liên tưởng đến “một nong tằm ăn rỗi
khổng lồ”.Và cũng nhờ trí tưởng tượng phong phú mà tác giả đã phát hiện ra
tính cách của con bò qua cách gặm cỏ của chúng: con Ba Bớp thì “ngổ ngáo”,
“phàm ăn tục uống”; con Hoa vốn “tiểu thư yểu điệu”, cu Tũn như một chú bé
dở hơi, tinh nghịch, nũng nịu… Nghệ thuật so sánh kết hợp với nhân hóa đã làm
cho hình ảnh đàn bò gặm cỏ hiện lên thật sống động.
Tôi rèn cho HS khả năng liên tưởng bằng cách hình dung về người, sự
vật.
Ví dụ: Từ truyện Thạch Sanh các em có thể tưởng tượng ra người dũng
sĩ:
Ngoại hình: to lớn, vạm vỡ, da màu đồng thau, chắc gọn, đặc quánh như
chất sừng, chất mun; ngực nở vồng lên như cánh cung lớn, những bắp thịt nổi
lên cuồn cuộn, săn chắc.
Hành động: hướng về điều nghĩa, rất tận tâm, nhiệt tình; tiêu diệt cái ác
một cách quyết liệt. Dùng những thứ vũ khí khó có ai sử dụng (cây cung hàng
chục người giương; cây gậy nặng hàng tạ…).
Lời nói: thẳng thắn, trung thực…
* Kĩ năng so sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Khi quan sát một đối
tượng nào đó cần lựa chọn hình ảnh so sánh phù hợp tạo nên sự sáng tạo, độc
đáo, hấp dẫn (từ màu sắc tới hình dáng, từ kích thước tới trạng thái). Điều đó

giúp cho trang văn miêu tả của các em hay hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Vì vậy,
tôi đã hướng dẫn cho các em một số cách so sánh như sau:
Có thể so sánh người với người:
Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo
8


Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền.
(Lời bài hát)
Có thể so sánh người với các con vật (hình dáng, tính cách): “Lão ta quá
ranh mãnh, xảo quyệt, y như một con cáo già”.
Có thể so sánh người với cây cối:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
Có thể so sánh vật với con người: “Cây bàng già sừng sững, uy nghi như
một người lính gác canh giữ cho khu vườn được bình yên.” (Đoàn Giỏi)
Có thể so sánh vật với vật: “ Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một
tháp đèn khổng lồ.” ( Vũ Tú Nam)
Tuy nhiên khi sử dụng kĩ năng so sánh, cần lưu lưu ý là phải biết sáng tạo,
biết tìm điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so sánh
đã quá cũ, quá sáo mòn theo kiểu: “Miệng cười tươi như hoa”, “Những hạt
sương long lanh như những hạt ngọc đính trên cành hoa hồng” .
* Kĩ năng nhận xét
Kĩ năng nhận xét chính là kĩ năng HS trình bày những suy nghĩ, cảm nhận
mang tính chủ quan, khái quát về đối tượng miêu tả. Để rèn luyện kĩ năng này
đòi hỏi HS phải quan sát kĩ, tri giác sâu, cảm nhận bằng cả tấm lòng của mình.
Vì vậy, khi viết văn miêu tả, bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan của
mình.
Dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách

biểu lộ thái độ, tình cảm riêng của mỗi người đối với đối tượng được miêu tả.
Một nhà văn Pháp viết:“Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm, một
trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì chân
cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời
ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, không ai giống
ai”.[6]
Không phải chỉ các nhà văn, mà ngay cả HS khi làm văn miêu tả cũng nên
ý thức rõ điều này. Tôi đã chỉ rõ cho HS thấy rằng thiên nhiên, con người xung
quanh chúng ta luôn trong trạng thái vận động và thay đổi không ngừng, thật vô
cùng thú vị và hấp dẫn. Cũng một con đường từ nhà đến trường, nhưng sáng
hôm nay ta thấy nó như thế này, sáng mai đã có thể đổi khác… Có thể nói rằng,
đối tượng miêu tả sẽ xuất hiện và đi vào bài văn tùy thuộc vào điểm nhìn, thái
độ, tâm trạng, tình huống giao tiếp của người viết. Đây chính là cơ sở tạo nên
dấu ấn chủ quan của người viết. Nó đòi hỏi người viết trong bài viết của mình có
những lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng về đối tượng. Vần đề
là phải dùng cách nhận xét như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho bài văn miêu tả ?
Với kĩ năng này, tôi hướng dẫn HS hai cách để nhận xét. Trước hết, có thể
nhận xét trực tiếp bằng lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh.
Ví dụ:

9


“ Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh
hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp”. (Vũ Tú Nam)
Cũng có thể nhận xét gián tiếp, bộc lộ kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh
miêu tả. Ví dụ như nhà văn Vũ Tú Nam khi quan sát và miêu tả hình ảnh những
trái mướp lớn nhanh như thổi: “Rồi quả thi nhau trồi ra…bằng ngón tay…bằng
con chuột. Rồi bằng con cá chuối…”
Khi cho HS nhận xét đối tượng mình tả, tôi tổ chức cho các em làm việc

cá nhân, trình bày những suy nghĩ, cảm nhận riêng về đối tượng, cách diễn đạt
mang sắc thái cá nhân, thể hiện được những liên hệ, trải nghiệm của HS.
* Kĩ năng diễn đạt
Kĩ năng diễn đạt thực chất là kĩ năng sắp xếp từ ngữ để trình bày ý một
cách mạch lạc, dễ hiểu về một sự vật nào đó. Kĩ năng diễn đạt bao gồm từ cách
dùng từ, viết câu đến dựng đọan văn và tạo sự liên kết giữa các đoạn văn trong
một văn bản.
Qua các năm chấm bài văn miêu tả của học sinh tôi thấy đáng buồn một
điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, thường xảy ra
hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa, lặp từ, lặp ý ... Như vậy, để bài văn của học
sinh diễn đạt trong sáng, có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có cách nào
khác là việc trau dồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi HS. Để các em tự giác làm điều
này là một việc rất khó nên tôi đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích
ngôn từ nghệ thuật bằng việc cung cấp và phân tích một số tư liệu được chọn lọc
kỹ càng trích trong các tác phẩm của các nhà văn.
Ví dụ: Đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn của nhà văn Duy Khán sau
đây:“ Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng
xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít
chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút
mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ
nhau lặng lẽ bay đi.” [7]
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa khi tả về loài vật mang tính cách
giống con người: ong vàng, ong vò vẽ xông vào đấu lực, các cô bướm thì hiền
lành lặng lẽ bay đi khiến cho thế giới loài vật hiện lên sinh động.
Sau mỗi đoạn văn như thế giáo viên cần phân tích những hình ảnh ngôn
từ, nghệ thuật đặc sắc sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích các em
muốn tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ, rèn kỹ năng diễn đạt là một khâu đòi
hỏi kỳ công nhất của thầy trò.
Sau khi tạo hứng thú cho học sinh, qua cách tiếp xúc với các tư liệu chọn
lọc, tôi mới cho các em luyện tập diễn đạt bằng hình thức giáo viên đưa ra một

loạt hình ảnh, yêu cầu HS dùng lời văn kết hợp biện pháp nghệ thuật so sánh,
nhân hoá, sử dụng những từ láy gợi hình, gợi cảm để tập diễn đạt. Dùng từ láy, từ
ghép để tả màu sắc, hình ảnh, tiếng động (dùng từ tượng hình, từ tượng thanh);
dùng các tính từ chỉ mức độ để diễn đạt chính xác sắc thái của đối tượng được tả.
Ở giai đoạn rèn luyện kỹ năng diễn đạt như thế này, tôi đặc biệt chú ý đến
phép so sánh trong các câu văn. Có thể coi so sánh hay là để tạo những nốt
10


luyến cho những bản nhạc ngôn từ, những nét đậm của bức tranh ngôn ngữ. Tôi
đã hướng cho học sinh luyện tập cách dùng nhiều từ so sánh khác nhau sao cho
thật đa dạng phong phú, tạo ấn tượng cho người đọc.
Ví dụ: Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô
cùng dễ mến. (Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh)
Những lá sen già khum khum chắng khác gì những chiếc thúng con đựng
đầy ắp nắng chiều thu.
2.3.4. Giáo viên giúp học sinh nắm vững phương pháp làm bài của từng
kiểu bài miêu tả
Tôi giúp học sinh biết dùng lời văn cùng trí tưởng tượng phong phú phù
hợp với yêu cầu về nội dung và thể loại cho trước khi luyện tập. Tôi cũng lưu ý
các em nắm vững các đặc điểm của mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả.
Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới, cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình.
* Kiểu văn tả cảnh
Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra
trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. Có thể coi đây là
những bức tranh bằng ngôn ngữ, dựng lại một khung cảnh nào đó, một hoạt
động nào đó của thiên nhiên, của con người (một phiên chợ tết, một bến đò, một
cuộc thi thả diều, một cánh rừng, một dòng sông, một làng quê yên tĩnh,…). Nội
dung của kiểu bài này không nghèo nàn, thậm chí rất phong phú nhưng do kinh
nghiệm quan sát của học sinh còn yếu, kiến thức nghèo nàn, trình độ sắp xếp ý

còn hạn chế nên bài làm thường có bố cục lộn xộn, thiếu cân đối.
Để hướng dẫn HS làm bài văn tả cảnh, tôi thường giúp các em:
Xác định được đối tượng miêu tả: cảnh nào? Ở đâu? Vào thời điểm nào?
Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự hợp lí.
Tôi giúp các em xác định bố cục bài tả cảnh thường có ba phần:
Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trình tự nhất định
Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
Ngoài ra, khi làm kiểu bài này tôi đã lưu ý HS một số vấn đề như sau:
Đối với văn tả cảnh thiên nhiên, tôi hướng dẫn HS chọn một trong số các
trình tự tả: theo trình tự thời gian, không gian, số lượng cảnh… Bức tranh thiên
nhiên không bao giờ ở dạng tĩnh mà luôn có sự thay đổi, vì vậy khi tả phải làm
nổi bật được sự thay đổi này (mùa này khác mùa kia, buổi này khác buổi kia,
thời điểm này khác thời điểm kia…).
Khi làm kiểu bài này cũng có thể miêu tả từ bao quát đến cụ thể, từ giới
thiệu chung đến miêu tả chi tiết. Ngoài việc tả bao quát toàn cảnh, người tả cần
tìm được một số hình ảnh tiêu biểu để tập trung tả chi tiết, cụ thể. Đặc biệt là khi
tả cảnh thiên thiên nào thì cũng phải đặt nó trong một không gian, thời gian cụ
thể và phải có mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng tự nhiên như gió,
nắng… Cần biết điều chỉnh một cách hợp lý giữa các hình ảnh tả thực với liên
tưởng. Nếu tả thực quá nhiều thì hình ảnh miêu tả trở nên trần trụi. Còn nếu liên
11


tưởng quá nhiều thì tính chân thực sẽ giảm đi. Cần vận dụng các biện pháp nghệ
thuật, so sánh, nhân hóa để bài văn tả cảnh sinh động hơn.
Tôi cũng lưu ý HS khi làm bài văn tả cảnh sinh hoạt thì cần chú trọng
chọn tả theo trình tự thời gian và trình tự hoạt động của các đối tượng. Ngoài
việc tả chung, nhìn bao quát toàn cảnh và liệt kê các hoạt động, người viết phải

tập trung vào một số cảnh chính, tiêu biểu. Ưu tiên dùng nhiều những từ láy,
tượng hình, tượng thanh… Đặc biệt cần chú ý làm nổi bật mối quan hệ tình cảm
giữa các đối tượng xuất hiện trong bức tranh này. Nếu cần thiết vẫn có thể đưa
một số mẩu đối thoại, một số câu văn tự sự, một số câu văn nêu nhận xét, cảm
nghĩ vào văn tả cảnh sinh hoạt.
* Kiểu văn tả người
Tả người là gợi tả các nét về ngoại hình, tư thế, tính cách, hành động, lời
nói… của nhân vật được miêu tả. Khi tả người, yếu tố quan sát lại càng quan
trọng. Nhìn chung, mọi người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại
hoàn toàn khác nhau ở những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ
của giáo viên khi hướng dẫn học sinh miêu tả người là giúp cho các em thấy
rằng phải miêu tả ngắn gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh và hoạt động
của người mình tả.
Về cơ bản, để làm được bài văn tả người thành công, tôi đã giúp học sinh
đảm bảo các yêu cầu sau:
Xác định đối tượng cần miêu tả (thầy cô giáo, bạn bè hay người thân…),
tả chân dung (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…), hay tả người trong tư thế
làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái
cảm xúc).
Quan sát đối tượng miêu tả và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu: chân dung
nhân vật (khuôn mặt, mái tóc, nước da,…); tính cách nhân vật (qua hành động,
cử chỉ của nhân vật).
Trình bày các chi tiết đã lựa chọn theo một trình tự hợp lý sao cho phù
hợp với mục đích miêu tả và làm nổi bật được đối tượng miêu tả.
Tôi hướng dẫn cho HS nắm được bố cục bài văn tả người thường có ba
phần:
Mở bài: giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết
với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó).
Thân bài:
Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp.

Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói… (chú ý tả người trong
công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ phận: khuôn mặt
thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt…).
Ví dụ: Trong văn bản “Vượt thác” nhà văn Võ Quảng đã miêu tả
về dượng Hương Thư như sau: “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng
đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt
nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn hùng vĩ.” [8]

12


Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết người đọc
có thể cảm nhận được tính cách của đối tượng và thái độ của người miêu tả đối
với đối tượng đó.
Kết luận: nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
* Miêu tả sáng tạo
Đối tượng miêu tả thường xuất hiện trong hình dung, tưởng tượng có bắt
nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó. Đối tượng là người hoặc cảnh vật.
Yêu cầu khi miêu tả:
Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống.
Ví dụ: khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những
đặc điểm thường xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tưởng tượng như: không khí của
cảnh, số lượng người với những lứa tuổi nào? Chợ diễn ra ở địa điểm nào?…
Những cơ sở đó là thực tế để tưởng tượng theo ý định của mình.
Tả người trong tưởng tượng: nhân vật thường là những người có đặc điểm
khác biệt với người thường như các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay
một người anh hùng trong truyền thuyết… Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất
để tưởng tượng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn.
Lưu ý: dù miêu tả theo cách nào và đối tượng nào cũng cần chú ý vận dụng
ví von, so sánh để bài văn miêu tả có nét độc đáo mang tính cá nhân rõ rệt.

2.3.5. Giáo viên giúp học sinh xác định đúng yêu cầu của đề bài để xác
định hướng làm bài
Xác định yêu cầu đề bài trước khi làm là một trong những kĩ năng rất
quan trọng. Nó giúp các em định hướng đúng đối tượng miêu tả, nội dung và
phạm vi bài làm để tránh hiện tượng lạc đề xảy ra.
Ví dụ: Đề bài: Hãy tả lại cảnh buổi sáng trên quê hương em.
Tôi hình thành các bước tìm hiểu đề cho HS theo thứ tự lần lượt:
Thể loại: Miêu tả
Nội dung: cảnh buổi sáng trên quê hương em
Phạm vi: buổi sáng trên quê hương em
Tôi chỉ cho HS thấy được đây là một đề văn tổng hợp. Vậy ta xác định
cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào?
Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: một miền
quê, quê hương em, cảnh trường em vào buổi sáng...
Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? Cảnh tổng hợp là cảnh như thế nào? Đây là
cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ của quê hương hay miền quê
thường là cánh đồng, dòng sông, con đường làng, trường học... sau đó giúp học
sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào? (mùa nào), ở không
gian nào? (cảnh đó như thế nào)... Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như
trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả.
2.3.6. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm ý và lập dàn ý cho bài văn
miêu tả

13


Sau khi HS đã xác định được yêu cầu đề bài và đối tượng miêu tả nhưng
chưa thể định hình được ngay hướng đi của bài làm. Vì thế tôi hướng dẫn học
sinh cách tìm ý như sau:
Nhất thiết phải theo một trình tự: tìm ý bao quát không gian của cảnh

chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào?
Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác quan trọng đầu tiên
của bức tranh cảnh, rất quan trọng trong việc định hình vị trí cảnh vật. Vậy học
sinh cần phải nắm được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào?
Để tả bao quát cảnh, trước hết phải xác định vị trí miêu tả khái quát. Thường là
một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu tả.
Ví dụ: Đề bài: Sân trường em trong một buổi sáng mùa xuân khi chưa vào
lớp.
Theo đề trên, các em phải giới thiệu đôi nét về sân trường trong một buổi
sáng mùa xuân: quang cảnh thiên nhiên, cây cối, sân trường với các bạn HS ...
Quá trình tìm ý gắn với lập dàn ý là một kĩ năng cực kì quan trọng. Định
ra được dàn bài, có thể các em đã thành công hơn một nửa trên các phương diện:
thời gian, trình tự, nội dung viết. Vậy nên thầy cô giáo thường xuyên nói, rèn và
bắt buộc kĩ năng lập dàn bài theo từng đối tượng. Các em ở mức học trung bình
có thể lập dàn bài sơ lược, đại cương. Các em học khá giỏi có thể trên dàn ý đại
cương mà xây dựng dàn bài chi tiết hơn nữa. Nếu rèn được cho học sinh thuần
thục những biện pháp như trên đã nêu thì bài làm của học sinh ít nhất cũng đủ
ý, không lạc đề.
2.3.7. Một số đề bài thực nghiệm
Từ các biện pháp đưa ra để rèn luyện kĩ năng làm tốt văn miêu tả, tôi đã sử
dụng các đề bài và cho học sinh tiến hành làm bài kiểm tra theo từng dạng bài,
tôi nhận thấy học sinh viết văn tốt hơn rất nhiều. Các em đã sử dụng thành thạo,
linh hoạt các kĩ năng. Hành văn trôi chảy, mạch lạc, giàu cảm xúc. Tôi rất phấn
khởi về kết quả này. Sau đây tôi xin đưa ra một số đề văn cho học sinh thực
hành, một số đoạn văn viết tốt của học sinh để minh chứng cho điều này.
* Đề văn tả cảnh
Đề bài: Một đêm giữa tháng, trăng sáng vằng vặc. Hãy tả lại đêm
trăng đó.
Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn tả cảnh: bố cục và hệ thống ý sáng rõ; biết vận

dụng, phối hợp các kĩ năng làm văn miêu tả. Hành văn trôi chảy; không mắc các
lỗi diễn đạt; dùng từ, ngữ pháp, chính tả chuẩn xác.
Cần xác định được:
- Thể loại: Văn tả cảnh
- Nội dung: một đêm trăng sáng giữa tháng
Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài:

14


Như thường lệ, giữa tháng trăng sáng vằng vặc, em lại ra vườn để ngắm
trăng.
b. Thân bài:
- Trời vừa chập choạng tối:
+ Màn đêm buông xuống phủ trùm lên cảnh vật.
+ Nhà nhà đã lên đèn.
+ Trăng từ từ lên cao ở phía ngọn cau.
- Trời đã vào đêm:
+ Không gian trong vắt.
+ Cảnh vật lặng im như nghiêm trang chờ đón vầng trăng lên.
- Trong đêm:
+ Trăng cao sáng vằng vặc như gương.
+ Trong vườn lá cây xanh rì thấm đẫm ánh trăng.
+ Nước ao lóng lánh, tiếng tôm búng càng, tiếng cá đớp trăng.
+ Tiếng côn trùng đây đó như vui hát dưới trăng.
- Vào khuya:
+ Tiếng gió khẽ khàng lay động cành cây ngọn lá.
+ Ánh trăng lung linh làm lóng lánh giọt sương đêm.
+ Mọi vật như được sống động hơn, huyền ảo hơn.

+ Trăng vẫn tràn đầy ánh sáng.
c. Kết bài: Đêm trăng sáng đẹp càng làm em yêu mến quê hương mình
hơn.

Bài làm của em Đỗ Thị Thu – Lớp 6B
7.2. Đề văn miêu tả sáng tạo.
7.2. Đề văn miêu tả sáng tạo.
15


* Đề văn miêu tả sáng tạo
Đề bài: Em hãy tả lại quang cảnh một phiên chợ quê theo trí tưởng
tượng của em.
Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn tả cảnh: bố cục và hệ thống ý sáng rõ; biết vận
dụng, phối hợp các kĩ năng làm văn miêu tả. Hành văn trôi chảy; không mắc các
lỗi diễn đạt; dùng từ, ngữ pháp, chính tả chuẩn xác.
Cần xác định được:
Thể loại: Văn miêu tả sáng tạo
Nội dung: quang cảnh một phiên chợ quê.
Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài:
Giới thiệu một phiên chợ quê.
b. Thân bài:
- Chợ quê có đặc điểm gì nổi bật nhất?
- Tả lần lượt theo trình tự thời gian.
+ Lúc chợ chưa họp (Quang cảnh như thế nào? Các lều chợ ra sao? Dấu
hiệu còn lại của buổi chợ hôm trước?).
+ Chợ bắt đầu họp (Mọi người đổ về chợ đông như thế nào? Các hàng
quán bắt đầu bày bán ra sao? Không khí lúc này thay đổi thế nào?...).

+ Lúc tan chợ (không khí, sự bận rộn dọn hàng,...).
- Đặc điểm riêng (nếu có) ở khu chợ quê.
c. Kết bài:
Kỉ niệm đẹp nhất của em với chợ quê là gì? (là những lần đi chợ tết, hay
những lần theo mẹ đi mua sắm,...).

Bài làm của em Nguyễn Ngọc Minh– Lớp 6A
16


* Đề văn tả người
Đề bài: Tả một bạn học của em.
Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn tả người: bố cục và hệ thống ý sáng rõ; biết vận
dụng, phối hợp các kĩ năng làm văn miêu tả. Hành văn mạch lạc; không mắc các
lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả chuẩn xác.
Cần xác định được:
Thể loại: tả người
Nội dung: một bạn học của em
Yêu cầu về kiến thức:
a. Mở bài: Giới thiệu tên bạn, mối quan hệ của em với bạn đó.
b. Thân bài:
- Giới thiệu về tuổi, tả về ngoại hình: thân hình, khuôn mặt, nước da, mái
tóc, nụ cười của bạn.
- Tả về tính tình, cách ăn mặc, nói năng với mọi người.
- Việc học tập của bạn, quan hệ của bạn với mọi người, việc làm giúp đỡ
bạn bè...
c. Kết bài: Tình cảm của em đối với bạn, muốn kết bạn, mong có được
một tình bạn tốt đẹp với bạn.


Bài làm của em Trần Huyền Trang – Lớp 6B
2.4. Hiệu quả Rèn luyện kĩ năng làm tốt văn miêu tả cho học sinh lớp
6

17


Qua quá trình vận dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng để làm tốt văn
miêu tả cho HS lớp 6 ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân, tôi thấy được sự hứng
thú học tập của các em. Các em say mê đọc sách, đọc tài liệu tham khảo liên
quan đến bộ môn, tìm tòi, khám phá cái hay cái đẹp từ tác phẩm văn chương,
học cách viết văn (đặc biệt là văn miêu tả) của các nhà văn.
Về kiến thức, các em nắm được những hiểu biết về văn miêu tả, thấy được
vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét, diễn đạt trong
văn miêu tả để từ đó các em bày tỏ nhận thức về đối tượng.
Về kĩ năng, các em được rèn luyện các kĩ năng làm văn miêu tả: kĩ năng
quan sát, tượng tượng, so sánh, nhận xét, diễn đạt; kĩ năng làm văn (tìm hiểu đề,
tìm ý, phương pháp làm từng kiểu bài) nên cũng thể hiện các kỹ năng ấy thành
thạo hơn, hiệu quả hơn.
Khi tôi tăng cường cho các em được thực hành thì các đối tượng HS giỏi,
khá, trung bình, yếu đều biết vận dụng các kĩ năng làm văn miêu tả. Nắm bắt
khả năng vận dụng các kĩ năng viết văn của HS để uốn nắn kịp thời, tạo được
tâm lý thoải mái khi học Tập làm văn.
Thông qua kết quả của những bài kiểm tra tính đến bài viết Tập làm văn số
7 cho thấy chất lượng môn Ngữ văn lớp 6 đã có chuyển biến tích cực.
Cụ thể là:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu

Lớp
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
30
4
13.3
10
33.3
11
37
5
16.4
6B
20
2
10
9
45
7
35
2
10

Tổng
50
6
23.3
19
78.3
18
72
7
26,4
Từ bảng kết quả trên, tôi nhận thấy chất lượng bài làm văn miêu tả của
học sinh lớp 6 tiến bộ rõ rệt tính đến thời điểm trả bài viết Tập làm văn số 7 đã
giảm tỉ lệ học sinh yếu kém từ 85 % còn 26.4 %. Như vậy, khi HS được tôi
hướng dẫn tỉ mỉ, được rèn luyện các kĩ năng cần thiết thì các em đã có kết quả
làm bài tốt hơn hẳn. Đây chính là minh chứng cho tính khả thi của đề tài này.
Đúng là phải trải qua quá trình rèn luyện thì mới có kết quả, với sự hướng dẫn,
nhắc nhở thường xuyên của giáo viên, học sinh đã có sự tiến bộ vượt bậc.
Qua kết quả học tập của các em, chúng ta thấy những con số chỉ là tương
đối, nhưng tôi nghĩ thành công ở đây chính là việc tôi đã tạo cho các em một kỹ
năng học tập tích cực để lĩnh hội tri thức. Có như vậy tư duy các em mới được
phát triển một cách toàn diện.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Thông qua việc vận dụng SKKN này vào thực tế giảng dạy của bản thân,
tôi nhận thấy để có được phương pháp dạy học môn Ngữ văn (Tập làm văn) đạt
hiệu quả thì người GV trước hết phải là người có tâm huyết, yêu nghề, ham học
hỏi, tìm tòi, nắm bắt được từng đối tượng học sinh, khả năng tiếp thu của trò để

18



vận dụng phương pháp dạy học cho phù hợp, từ đó mới phát huy hết được tính
tích cực chủ động học tập ở trò.
Từ quá trình tổ chức dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 6 ở
trường PT Nguyễn Mộng Tuân , tôi nhận thấy rằng để rèn luyện các kĩ năng làm
tốt văn miêu tả cần đảm bảo các yếu tố sau:
Một là, giáo viên khi xác định nội dung và các kĩ năng làm văn miêu tả cần
phải đảm bảo tính hợp lý, phải bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, đảm bảo được
tính logic và tính hệ thống của bài học. Lượng kiến thức phải đảm bảo thời gian
của bài học theo quy định và vừa sức với học sinh.
Hai là, giáo viên khi dạy văn miêu tả phải chia theo từng dạng bài và phân
mảng kiến thức cụ thể. Từ đó, biến quá trình dạy học thành quá trình HS tự huy
động kiến thức, kỹ năng để hoàn thành các yêu cầu của thể loại văn miêu tả. Để
làm được điều đó, giáo viên phải nghiên cứu, vận dụng các phương pháp,
phương tiện dạy học để kích thích học sinh từ quá trình học thành qúa trình thực
hành để đem lại kết quả cao.
Ba là, giáo viên phải xác định được việc rèn luyện các kĩ năng quan sát,
tưởng tượng, so sánh, nhận xét, diễn đạt trong văn miêu tả và phương pháp làm
bài của từng kiểu bài miêu tả là quan trọng nhất. Các kĩ năng khác như nắm
vững đặc điểm của văn miêu tả, xác định đúng yêu cầu của đề bài để xác định
hướng làm bài cũng như những năng lực cần có khi làm văn miêu tả là bổ trợ
cho học sinh trong quá trình làm văn miêu tả.
Khi làm được những điều như trên, tôi nhận thấy mình đã đạt được một
số thành công đáng kể: chất lượng dạy môn Ngữ văn được nâng cao. Các em
học sinh đã không còn mặc cảm và ngại học môn Ngữ văn nữa. Bước đầu các
em đã có kĩ năng làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng, từ đó bồi dưỡng
tri thức, cảm xúc, thái độ cho học sinh về con người và cuộc sống. Đây chính là
tiền đề để các em làm tốt phân môn Tập làm văn ở các lớp trên. Tuy vậy, trong
quá trình ôn tập và giảng dạy sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh cần được trao đổi và
bàn bạc thêm.

3.2. Kiến nghị
Niềm vui của mỗi giáo viên môn Ngữ văn đứng lớp không những là chất
lượng tính bằng con số của mỗi năm, mà còn là những ánh mắt long lanh vì đã
hiểu bài, những bàn tay tự viết ra được những lời văn hay, tự nhiên, gần gũi,
biểu cảm, những nụ cười thiện cảm với bộ môn Ngữ văn từ phía học sinh. Để
đạt được những điều vô cùng qúy giá đó, mỗi giáo viên đâu chỉ có say mê, nhiệt
tình với công tác giảng dạy mà còn phải tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất để sau
mỗi giờ học đem lại những điều bổ ích cho học sinh thể hiện đúng lương tâm,
trách nhiệm người thầy.
Từ SKKN này, tôi có một số kiến nghị như sau:
Đối với mỗi giáo viên:
Giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học, nghiên cứu kỹ nội
dung để tìm ra phương dạy học phù hợp.

19


Để tạo cho học sinh sự hứng thú và tích cực trong giờ học, các em phát
huy năng lực khám phá , tìm tòi và chiếm lĩnh nội dung của bài thì ngay từ đầu
năm học giáo viên cần chú ý đến phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực
hóa hoạt động của học sinh.
Xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp, quan tâm đến đối tượng và cảm
xúc của học sinh để điều chỉnh và ra đề văn cho phù hợp, khơi gợi niềm say mê
sáng tạo ở học sinh. GV phải luôn có ý thức tự học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với tổ chuyên môn:
Tạo điều kiện thêm về thời gian trong sinh hoạt chuyên môn để GV trao
đổi kinh nghiệm giảng dạy, tháo gỡ những băn khoăn thắc mắc về các kiểu bài
Tập làm văn trong chương trình THCS.
Mỗi giáo viên chúng ta ai cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho

học sinh của mình. Chính vì vậy, tất cả các em học sinh lớp 6 có thể làm tốt văn
miêu tả, sinh động, hấp dẫn, đạt kết quả cao vẫn là một vấn đề còn nhiều điều
phải bàn. Tôi rất mong được sự đóng góp những ý kiến chân thành, quý báu của
các đồng nghiệp để khi dạy môn Ngữ văn THCS nhất là phân môn Tập làm văn
cho học sinh lớp 6 đạt được kết quả cao.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Đông Sơn, ngày 9 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Đinh Thị Thu

20


21



×