Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN TUẤN VŨ

KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG QUA KHO BẠC
HUYỆN SI MA CAI TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN TUẤN VŨ

KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG QUA KHO BẠC
HUYỆN SI MA CAI TỈNH LÀO CAI
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Nhung



THÁI NGUYÊN, 2020


i
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tác
giả. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung
thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Các thông tin, trích
dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020
Tác giả luận văn

Đoàn Tuấn Vũ


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Kiểm soát chi NSNN trong chương trình
MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai”, tác giả đã nhận

được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tác giả
xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo
điều kiện giúp đỡ tác giả trong học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, văn
phòng của trường Đại học Kinh tế & QTKD đã tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn
sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn TS. Trần Thị Nhung.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn được sự giúp đỡ và cộng tác của
các cô chú, anh chị em và bạn bè, tác giả xin chân thành cảm ơn. Thêm nữa, tác giả
cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo
điều kiện mọi mặt để tác giả hoàn thành nghiên cứu này.
Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020
Tác giả luận văn

Đoàn Tuấn Vũ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Đóng góp của luận văn ............................................................................................ 3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ........................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương

trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ............................................................5
1.1.1. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững .................................... 5
1.1.2. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững qua kho bạc nhà nước ....................................................................... 9
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi NSNN trong
chương trình MTQG-GNBV .....................................................................................30
1.2.1. Kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV tại một
số địa phương trong nước.......................................................................................... 30
1.2.2. Bài học kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV36
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 37
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 37
2.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ......................................................... 37


iv
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ........................................................... 38
2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................................40
2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê ........................................................................ 40
2.3.2. Phương pháp bảng thống kê ............................................................................ 40
2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................................41
2.4.1. Phương pháp so sánh....................................................................................... 41
2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................... 41
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................41
2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế, xã hội huyện .......................................... 41
2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV . 42
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN
VỮNG QUA KHO BẠC HUYỆN SI MA CAI TỈNH LÀO CAI ....................... 46
3.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai .......................46

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 46
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ ......................................................... 46
3.1.3. Một số kết quả đã đạt được của KBNN huyện Si Ma Cai .............................. 50
3.1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu có ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi
của KBNN huyện Si Ma Cai ..................................................................................... 55
3.2. Thực trạng kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho
bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ............................................................................ 59
3.2.1. Chương trình MTQG-GNBV tại huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai giai đoạn
2016-2020.................................................................................................................. 59
3.2.2. Nội dung kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho
bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ............................................................................ 65
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQGGNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ................................................. 87
3.3. Đánh giá công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua
Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai .................................................................... 93
3.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 93


v
3.3.2. Hạn chế............................................................................................................ 95
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................... 96
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG QUA KHO BẠC HUYỆN SI MA CAI TỈNH
LÀO CAI .................................................................................................................. 99
4.1. Định hướng và mục tiêu kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQGGNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ................................................. 99
4.1.1. Định hướng...................................................................................................... 99
4.1.2. Mục tiêu kiểm soát chi .................................................................................. 101
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình
MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai .................................. 102
4.2.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV

qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ........................................................... 102
4.2.2. Hoàn thiện mô hình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi chương trình
MTQG GNBV từ NSNN của KBNN huyện Si Ma Cai ......................................... 105
4.2.3. Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các phương pháp kiểm soát chi................. 106
4.2.4. Hoàn thiện nội dung kiểm soát ..................................................................... 108
4.2.5. Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ KBNN .......................... 110
4.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kiểm soát chi .... 111
4.2.7. Một số các giải pháp hỗ trợ khác .................................................................. 113
4.3. Kiến nghị ..........................................................................................................113
4.3.1. Đối với chính phủ .......................................................................................... 113
4.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính ..................................................................... 115
4.3.3. Kiến nghị đối với KBNN tỉnh Lào Cai ......................................................... 116
4.3.4. Đối với UBND huyện Si Ma Cai .................................................................. 117
4.3.5. Kiến nghị với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn nhà thầu ......................................... 118
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 121
PHỤ LỤC 1A ......................................................................................................... 123


vi
PHỤ LỤC 1B ......................................................................................................... 126
PHỤ LỤC 1C ......................................................................................................... 128
PHỤ LỤC 1D ......................................................................................................... 131
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 133


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ST

CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT

1

MTQG-GNBV

Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững

2

NSNN

Ngân sách Nhà nước

3

QLNN

Quản lý nhà nước

4

UBND

Ủy ban Nhân dân


5

XDCB

Xây dựng cơ bản

6

KSC

Kiểm soát chi

7

KBNN

Kho bạc Nhà nước

8

KH

Kế hoạch

9

NTM

Nông thôn mới


10

GTNT

Giao thông nông thôn

T


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Danh sách 16 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 .....7
Bảng 3. 1. Kết quả thu chi ngân sách tại KBNN huyện Si Ma Cai năm 2018 ......... 52
Bảng 3. 2. Thống kê số dự án và số vốn thanh toán chương trình MTQG GNBV qua
KBNN huyện Si Ma Cai từ năm 2016-2018 ...........................................60
Bảng 3. 3. Phân tích số dự án và số vốn thanh toán chương trình MTQG GNBV qua
KBNN huyện Si Ma Cai từ năm 2016-2018 ...........................................60
Bảng 3. 4. Bảng đánh giá nguồn vốn huy động chương trình MTQT-GNBV tại
huyện Si Ma Cai năm 2016-2018 ............................................................61
Bảng 3. 5. Kết quả đánh giá của khách hàng về quy trình kiểm soát chi vốn chương
trình MTQG-GNBV tại KBNN huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai ..............67
Bảng 3. 6. Kết quả đánh giá của cán bộ KBNN về quy trình kiểm soát chi vốn
chương trình MTQG-GNBV tại KBNN huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai .68
Bảng 3. 7. Dự toán chi nguồn vốn chương trình MTQG-GNBV .............................79
Bảng 3. 8. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giải ngân vốn chương trình
MTQG-GNBV .........................................................................................82
Bảng 3. 9. Tỷ lệ hồ sơ chi vốn chương trình mục tiêu quốc gia GNBV ...................82
Bảng 3. 10. Kết quả đánh giá của cán bộ KBNN về Công tác kiểm tra kiểm soát nội
bộ .............................................................................................................83

Bảng 3. 11. Tình hình quyết toán chi nguồn vốn chương trình MTQG-GNBV tại
KBNN huyện Si Ma Cai ..........................................................................86
Bảng 3. 12. Kết quả đánh giá từ phiếu điều tra về cơ cấu tổ chức của bộ máy quản
lý tại KBNN huyện Si Ma Cai .................................................................88
Bảng 3. 13. Kết quả đánh giá của CBKBNN về trình độ chuyên môn cán bộ KBNN
huyện Si Ma Cai ......................................................................................89
Bảng 3. 14. Kết quả đánh giá của khách hàng về CBKBNN huyện Si Ma Cai........90
Bảng 3. 15. Kết quả đánh giá của CBKBNN về Trang thiết bị cơ sở vật chất và kỹ
thuật .........................................................................................................90
Bảng 3. 16. Kết quả điều tra khách hàng về phương thức quản lý ngân sách nhà
nước về vốn chương trình MTQG GNBV tại đơn vị chủ đẩu tư ............92


ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 3. 1. Quy trình kiểm soát chi vốn chương trình MTQG-GNBV tại KBNN
huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai .................................................................66
Hình 4. 1. Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi chương trình MTQG
GNBV từ NSNN huyện Si Ma Cai ........................................................ 106
Sơ đồ 3. 1. Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước huyện Si Ma Cai ............................. 46


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay đã đưa xóa đói giảm nghèo là mục tiêu
quốc gia. Các mục tiêu cụ thể từ Đại hội XI là “Tập trung giải quyết vấn đề việc
làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an

sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân”. Đến Đại hội XII, Đảng đưa ra chỉ tiêu quan trọng về xã hội là “Đến năm
2020, tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 40%; tỉ lệ lao
động qua đào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%; tỉ
lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; có 9 - 10 bác sĩ và trên 26,5 giường
bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số; tỉ lệ hộ nghèo
giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm”. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững (MTAG-GNBV) Việt Nam thu được nhiều thành tựu, phần nào cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách
chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng dân tộc và các
nhóm dân cư. Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam thời gian qua đã được quốc
tế ghi nhận và đánh giá cao.
Bên cạnh đó, Nguồn ngân sách trung ương chi cho chương trình MTQGGNBV được chú trọng ngày một nhiều tới các địa phương vùng sâu vùng xa. Nhằm
đảm bảo nguồn NSNN được chi đúng mục tiêu, đúng quy định và đạt hiệu quả cao
thì công tác quản lý và kiểm soát nguồn NSNN chi cho chương trình MTQGGNBV là hết sức quan trọng. Mặc dù qua các đợt triển khai chương trình công tác
quản lý chi đã thu được những thành tựu nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều
hạn chế tại các khâu lập dự toán, phân bổ, sử dụng ngân sách, kiểm soát chi về các
thủ tục, chứng từ cùng các nội dung các khoản chi đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và
tuân thủ pháp luật và quyết toán kinh phí.
Đối với kho bạc nhà nước nói chung KBNN huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
nói riêng, thực hiện vai trò kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước nói
chung và cho các chương trình MTQG-GNBV nói riêng trong những năm qua đã


2

góp phần quan trọng trong việc phân phối và sử dụng nguồn lực của nhà nước dành
cho chương trình MTQG nói chung một cách đúng mục đích, có hiệu quả để thực
hiện thành công các mục tiêu mà chính phủ đã lựa chọn. Tuy nhiên trong quá trình
kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-KNBV KBNN huyện Si Ma Cai,

tỉnh Lào Cai vẫn còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn vướng mắc, cụ thể:
Công tác chi trả còn chưa đạt hiệu quả cao còn chậm chễ trong công tác thanh toán,
nhiều hồ sơ bị từ chối thanh toán, hệ thống kiểm soát hoạt động nhiều khi chưa hiệu
quả bởi hệ thống các trang thiết bị hỗ trợ còn hạn chế,...
Xuất phát trừ vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong việc kiểm soát chi NSNN
trong chương trình MTQG-GNBV, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực
của nhà nước và từ thực trạng kiểm soát chi cũng như yêu cầu trong thực hiện
chương trình MTQG-GNBV trong giai đoạn mới, là một công chức đang công tác
tại Kho bạc nhà nước huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, tác giả lựa chọn đề tài “Kiểm
soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai
tỉnh Lào Cai” làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. Đề tài có ý nghĩa cả về lý luận
lẫn thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm
soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai
tỉnh Lào Cai.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi NSNN trong chương
trình MTQG-GNBV.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi NSNN trong chương trình
MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN trong chương trình
MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi
NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.


3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là: Kiểm soát chi NSNN trong
chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu tại Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh
Lào Cai.
+ Về mặt thời gian: Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ năm 2016-2018;
Số liệu sơ cấp được tác giả điều tra vào tháng 09-10/2019.
+ Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát chi
NSNN trong chương trình MTQG-GNBV và thực trạng công tác kiểm soát chi
NSNN trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào
Cai, cụ thể ở các nội dung: Quy trình; nội dung; phương pháp kiểm soát chi NSNN
trong chương trình MTQG-GNBV.
4. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là
tài liệu giúp Kho bạc huyện, UBND huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, các xã thuộc
huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai hoàn thiện, đổi mới cơ chế kiểm soát chi NSNN
trong chương trình MTQG-GNBV có cơ sở khoa học cho các giai đoạn tiếp theo.
Luận văn đánh giá một cách khoa học những thành tích đạt được, những tồn tại,
hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân cụ thể trong công tác kiểm soát chi NSNN
trong chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.
Tiếp đến, luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp
chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQGGNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, có ý nghĩa thiết thực cho việc
hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV tại các
địa phương khác. Cụ thể các giải pháp về: Quy trình kiểm soát, nội dung kiểm soát,
phương pháp kiểm soát.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà
nước và các đơn vị, các nhà nghiên cứu có liên quan.



4

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng, hình, phụ lục và danh
mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi NSNN trong chương
trình MTQG-GNBV
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV
qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
Chương 4. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN trong
chương trình MTQG-GNBV qua Kho bạc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai.


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
1.1.1. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm giảm nghèo bền vững
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á
Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok – Thái Lan năm 1993, các quốc gia
đã thống nhất cho rằng “Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được
hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà các nhu cầu này đã
được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập

của quản từng địa phương”. Nói cụ thể hơn, nghèo là tình trạng một bộ phận dân
cư có mức sống tối thiểu, không thỏa mãn nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu
cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, cái tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người.
Nhu cầu ăn, mặc, ở, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp,...
Giảm nghèo bền vững là một khái niệm mới và trong những năm gần đây
được đưa vào sử dụng trên các diễn đàn, hội nghị, hội thảo và các chính sách vĩ mô
về công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một khái niệm cụ
thể nào về thuật ngữ này. Do vậy, để tìm hiểu về khái niệm “giảm nghèo bền bững”
cần phải tìm hiểu rộng hơn về các vấn đề này, bao gồm các nội dung về giảm nghèo
và phát triển bền vững. Trước khi bàn về giảm nghèo bền vững cần tìm hiệu một số
thuật ngữ hay sử dụng như nghèo kinh niên, thoát nghèo, tái nghèo và thoát nghèo
bền vững.
- Nghèo kinh niên: Một hộ được coi là nghèo kinh niên là hộ chưa bao giờ có
thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo chuẩn nghèo cho từng khu
vực và trong từng giai đoạn khác nhau.
- Thoát nghèo: Một hộ được coi là thoát nghèo khi hộ đang là hộ nghèo theo
chuẩn hộ nghèo, đã có được thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức nghèo theo


6

chuẩn nghèo cho từng khu vực và trong từng giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn
2011-2015 hộ thoát nghèo là hộ có mức thu nhập trên 400.000 đồng/người/tháng
đối với khu vực nông thôn và trên 500.000 đồng/người/tháng đối với thành thị được
coi là hộ thoát nghèo.
Tái nghèo: Một hộ được gọi là tái nghèo khi hộ đó đã thoát nghèo nhưng vì
nguyên nhân nào đó đã không đủ khả năng ứng phó với những bất lợi trong cuộc
sống dẫn đến đói nghèo, tức là có mức thu nhập thấp hơn mức chuẩn nghèo cho
từng khu vực và trong từng giai đoạn.
Thoát nghèo bền vững: Một hộ được coi là thoát nghèo bền vững nếu đang là

hộ nghèo đã có thu nhập ổn định và phát triển có mức thu nhập trên mức chuẩn
nghèo cho từng khu vực, trong từng giai đoạn (kể cả việc tăng mức chuẩn nghèo),
họ không bị tái nghèo và có các kỹ nang, đủ năng lực để ứng phó với những bất lợi
xảy ra. (Thái Phúc Thành, 2014).
Để tiếp cận khái niệm giảm nghèo bền vững, trước hết “Bền vững” là không lay
chuyển được, là vững chắc (Viện ngôn ngữ, 2007). Như vậy nên hiểu “Giảm nghèo
bền vững” là một tiêu chuẩn hay yêu cầu về sự chắc chắn đối với kết quả giảm nghèo
Mục đích rất rõ ràng của giảm nghèo bền vững chính là đảm bảo hay duy trì thành
quả giảm nghèo một cách lâu dài, bền vững. Nếu hiểu “bền vững” với nghĩa là duy
trì, là vững chắc thì giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng dân cư đạt mức độ
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn (nghèo) và duy trì
được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên mức chuẩn đó
ngay cả khi gặp phải những cú sốc hay rủi ro; giảm nghèo nền vững có thể được hiểu
theo nghĩa đơn giản là thoát nghèo bền vững hay không tái nghèo.

1.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm chương trình MTQG-GNBV
Theo Điều 4 Luật Đầu tư công 2014: “Chương trình mục tiêu quốc gia là
chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng
giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.”
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2406/QĐ-TTg ban hành Danh mục
các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 và phân công cơ quan
quản lý, triển khai thực hiện Chương trình.


7

Theo đó, 16 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 gồm:
Bảng 1. 1. Danh sách 16 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015

TT


Tên Chương trình

1

Chương trình MTQG Việc làm và Dạy nghề

2

Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững

3

Chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

4

Chương trình MTQG Y tế

5

Chương trình MTQG Dân số và Kế hoạch hóa gia đình

6

Chương trình MTQG Vệ sinh an toàn thực phẩm

7

Chương trình MTQG về Văn hóa


8

Chương trình MTQG Giáo dục và Đào tạo

9

Chương trình MTQG Phòng, chống ma túy

10

Chương trình MTQG Phòng, chống tội phạm

11

Chương trình MTQG Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

12

Chương trình MTQG Ứng phó với biến đổi khí hậu

13

Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới

14

Chương trình MTQG Phòng, chống HIV/AIDS

15

16

Chương trình MTQG Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu,
vùng xa, biên giới và hải đảo
Chương trình MTQG Khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường

(Nguồn: Phụ lục 2 Kèm theo Báo cáo số 507/BC-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015
của Chính phủ)
Tại Nghị quyết Số: 100/2015/QH13 phê duyệt chủ chương đầu từ chương
trình mục tiêu quốc gia 2016-2020 Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm: (1) Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
(2) Chương trình MTQG-GNBV. Như vậy, so với giai đoạn 2011-2015 thì giai đoạn
2016-2020 từ 16 chương trình giảm xuống còn 2 chương trình MTQG.
Chương trình MTQG-GNBV, gồm một số nội dung sau:
- Mục tiêu chương trình:


8

Mục tiêu tổng quát: Thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp
phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh
thần, tăng thu nhập của người nghèo giai đoạn 2016-2020.
Mục tiêu cụ thể: Góp phần giảm tỷ lệ nghèo cả nước bình quân 1,0%1,5%/năm; riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm theo
chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020.
- Phạm vi, thời gian thực hiện:
+ Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi cả nước, trong đó ưu tiên tập trung các
huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện
nghèo); các huyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách
đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; các xã đặc

biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn vùng
dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó
khăn (Chương trình 135).
+ Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.
- Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020:
Tổng mức vốn thực hiện từ NSNN tối thiểu là 46.161 tỷ đồng, trong đó: a)
Ngân sách trung ương: 41.449 tỷ đồng; b) Ngân sách địa phương: 4.712 tỷ đồng.
Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương
để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn
vốn ngoài NSNN để thực hiện.
- Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình:
+ Hỗ trợ theo định mức cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 64 huyện nghèo); các huyện nghèo có tỷ lệ hộ
nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới,
xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn (Chương trình 135); các xã khác.


9

Các địa phương phải bố trí vốn ngân sách địa phương và huy động hợp lý
theo quy định của pháp luật nguồn vốn ngoài NSNN để thực hiện mục tiêu của
Chương trình.
Giao Chính phủ quy định định mức hỗ trợ cho từng huyện, xã, thôn.
+ Trung ương hỗ trợ cho địa phương tổng mức vốn theo các dự án của
Chương trình, trong đó quy định cụ thể mức vốn của Chương trình 30a, Chương
trình 135. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ để làm căn cứ chỉ đạo, điều

hành cụ thể.
1.1.2. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững qua kho bạc nhà nước
1.1.2.1. Một số khái niệm
a. Ngân sách nhà nước
Khái niệm cơ bản về ngân sách nhà nước được định nghĩa tại Khoản 14 Điều 4
Luật Ngân sách nhà nước (2015) trong đó quy định rõ “Ngân sách nhà nước là toàn
bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Ngân sách nhà nước gồm 2 loại đó là:
Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp
địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương
và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp
trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp
trung ương.
b. Chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm
bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.
Chi NSNN gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế - chính trị xã hội mà nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.


10

Chi ngân sách nhà nước gắn với quyền lực nhà nước;
Các khoản chi của NSNN được xem xet hiệu quả trên tầm vĩ mô;
Các khoản chi của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp;
Các khoản chi của NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị
khác như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, tín dụng, v.v... (các phạm trù

thuộc lĩnh vực tiền tệ).
Chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV là việc nhà nước sử dụng nguồn
lực tài chính tập trung nhằm thực hiện các mục tiêu của chương trình MTQGGNBV.
c. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình MTQG-GNBV
Kiểm soát chi NSNN qua KBNN là việc KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát
các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do
Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài
chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN.
(Nguyễn Đức Cảnh, 2018)
Nội dung của kiểm soát chi NSNN tại kho bạc:
- Tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi NSNN.
- Tính hợp pháp về con dấu, chữ kí của người quyết định chi và kế toán.
- Các điều kiện chi theo chế độ quy định, cụ thể:
- Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, trừ các trường hợp như dự
toán NSNN và phương án phân bổ NSNN có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều
chỉnh dự toán NSNN theo quy định; chi từ nguồn dự phóng NSNN theo quyết định
của cấp có thẩm quyền; các khoản chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt nhưng
không thể trì hoãn được ( như chi khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt,.).
Kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV là quá trình kiểm soát
và thực hiện việc thanh toán vốn cho các dự án thuộc đối tượng sử dụng nguồn vốn
chương trình MTQG-GNBV thuộc NSNN trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư và
các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan gửi đến KBNN nhằm đảm bảo biệc sử
dụng vốn NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng chính sách, chế độ do NN
quy định.


11

1.1.2.2. Đặc điểm, vai trò kiểm soát chi ngân sách trong chương trình MTQGGNBV
a. Đặc điểm

+ Đơn vị kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV là các cơ
quan nhà nước (Bộ Tài chính, cơ quan tài chính địa phương, Cơ quan Kho bạc nhà
nước, Bộ Nội vụ,...) và thực hiện quản lý chi trên cơ sở các quy định hiện hành của
pháp luật.
+ Hoạt động kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV nhằm đảm
bảo cho việc thực hiện các nội dung chi trong chương trình MTQG-GNBV: (1) Duy
tu, bảng dưỡng công trình, cơ sở hạ tầng; (2) Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa
sinh kế và nhân rộng mô hình giản nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn thuộng chương trình 30A, xã đặc biệt khó khăn và thông đặc biệt khó khăn
thuộc chương trình 135; (3) Hỗ trơ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân
rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài chương trình 30A và chương
trình 135; (4) Hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân
tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài; (5) Hỗ trợ truyền thông và giảm nghèo về
thông tin; (6) Nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.
+ Nguồn bảo đảm là nguồn kinh phí sự nghiệp của NSNN thực hiện Chương
trình theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg.
+ Đặc điểm này đòi hỏi công tác bảo đảm, kiểm soát chi NSNN trong chương
trình MTQG-GNBV phải quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc tiết kiệm; chấp hành
nghiêm các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức. Đồng thời, việc đánh giá hiệu
quả công tác chi ngân sách trong chương trình MTQG-GNBV phải xuất phát từ
mục tiêu, chủ trương của chương trình và theo mối tương quan: với một chi phí nhất
định, nhiệm vụ được hoàn thành ở mức cao nhất; hoặc hoàn thành nhiệm vụ với chi
phí thấp nhất.
Đặc điểm này còn cho thấy những nhu cầu đảm bảo chi ngân sách trong chương
trình MTQG-GNBV phụ thuộc vào nguồn ngân sách đã xây dựng. Do vậy, xác định
nhu cầu đảm bảo chi ngân sách trong chương trình MTQG-GNBV, một trong những
vấn đề quan trọng mang tính nguyên tắc là không thể thoát ly khả năng chi của
NSNN hoặc khả năng tự bảo đảm của ngân sách địa phương. Trong chi tiêu, sử dụng



12

ngân sách phải thực hiện đúng chỉ tiêu, nội dung kế hoạch được phê duyệt; công tác
quản lý phải tuân thủ chế độ; tiêu chuẩn, chính sách, nguyên tắc, thể lệ được quy định
trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, của quân đội như: Luật NSNN,...
+ Hoạt động kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV là một
phạm trù kinh tế xã hội, bị chi phối bởi các quy luật kinh tế và các quy luật xã hội.
Hoạt động kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV trước hết
chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế vì ngân sách chi cho chương trình là một
bộ phận của NSNN, là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm
phục vụ cho các hoạt động quân sự. Các quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy
luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ,... đều tác động, chi
phối đến công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV một cách
tất yếu khách quan.
Chi ngân sách trong chương trình MTQG-GNBV phục vụ cho hoạt động của
đối tượng người dân trong chương trình, vì vậy nó chịu sự chi phối của các hoạt
động xã hội.
Nhận thức những đặc điểm này đòi hỏi phải nắm vững nội dung, yêu cầu của
các quy luật kinh tế và biết vận dụng các quy luật này trong thực tiễn để đảm bảo
cho hoạt động kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV đạt được
hiệu quả toàn diện gắn liền với mục tiêu hướng đến của chương trình.
+ Hệ thống kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG-GNBV được xây
dựng trên cơ sở kết hợp giữa phân cấp theo ngành bảo đảm vật chất và theo đơn vị
sử dụng từng cấp.
“Quyền quản lý, sử dụng tổng hợp các nguồn ngân sách trong chương trình
MTQG-GNBV trên cơ sở tuân thủ chế độ, chính sách chung của từng cấp được thực
hiện nhằm phát huy tỉnh chủ động, tích cực và trách nhiệm cụ thể của đơn vị theo
từng cấp. Vai trò của các ngành bảo đảm vật chất được phát huy nhằm tăng cường
tính thống nhất, tập trung trong bảo đảm và quản lý đối với phạm vi toàn đối tượng.
Sự kết hợp này được thực hiện thông qua sự chỉ đạo về nghiệp vụ và tổ chức đảm

bảo vật chất của các ngành.”


13

b. Vai trò của Kho bạc nhà nước đối với kiểm soát chi NSNN trong chương
trình MTQG-GNBV
Theo Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 của Thủ tướng Chính
phủ: “Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài
chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc
huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành
trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.”
Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước về việc quản lý, kiểm soát thanh toán các
khoản chi NSNN quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 161/2012/TT-BTC quy
định chế độ kiểm soát, thanh toán khoản chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước do Bộ
Tài chính ban hành và được bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 39/2016/TTBTC, cụ thể như sau:
- Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoản
chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quy định tại Điều 51 của Nghị định số
60/2003/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này;
- Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng,
số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách tại Kho bạc
Nhà nước.
- Kho bạc Nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo
bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về
quyết định của mình trong các trường hợp sau:
+ Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định.
+ Không đủ các điều kiện chi theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.

Kho bạc Nhà nước không chịu trách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theo quy
định không phải gửi đến Kho bạc Nhà nước để kiểm soát.
- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ
quan tài chính (bằng văn bản) đối với các trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1
Điều 4 Thông tư này.


14

- Cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước không tuân thủ thời gian quy định về
kiểm soát chi quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này hoặc cố tình gây phiền hà
đối với đơn vị sử dụng NSNN thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý
kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
- KBNN không chịu trách nhiệm kiểm soát quy trình, hình thức lựa chọn nhà
thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của đơn vị sử dụng ngân sách theo quy định của
Luật Đấu thầu
KBNN và chức năng quản lý của KBNN về chi NSNN: KBNN là tổ chức
thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ
tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước; thực hiện huy động vốn cho
NSNN, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy
định của pháp luật. Quản lý chi NS nói chung, quản lý chi NS trong chương trình
MTQG-GNBV nói riêng là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị
có liên quan đến việc quản lý và sử dụng kinh phí NSNN, trong đó hệ thống KBNN
giữ vai trò đặc biệt quan trọng, trực tiếp kiểm soát và chịu trách nhiệm về kết quả
kiểm soát của mình. Luật NSNN đã quy định mọi khoản chi của NSNN chỉ được
thực hiện khi có đủ điều kiện quy định, theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp cho đơn
vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ thường xuyên phải mở tài
khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình
thanh toán và sử dụng kinh phí. KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng
từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNN đủ

điều kiện thanh toán theo quy định; KBNN có quyền yêu cầu các đơn vị sử dụng
NSNN cung cấp đầy đủ các hồ sơ, chứng từ phù hợp với từng khoản chi theo quy
định; KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối chi trả, thanh toán và thông báo cho
đơn vị sử dụng NSNN biết; chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1.1.2.3. Nguyên tắc kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững qua kho bạc nhà nước
- Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là Chủ đầu tư) được mở
tài khoản thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho việc kiểm
soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước và thuận tiện cho giao dịch của


×