Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Vận dụng tác phẩm văn trong quá trình giảng dạy phần công dân với đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.25 KB, 22 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Giáo dục công dân là môn học hay và khó trong trường Trung học phổ
thông, môn học bao gồm kiến thức của Triết học, đạo đức học, kinh tế học, một số
chính sách xã hội, pháp luật... Phần đạo đức học có vai trỏ rất quan trọng trực tiếp
giáo dục và hình thành quan điểm sống và nhân cách học sinh. Nhưng ở phần này
giáo viên giảng dạy rất dễ rơi vào công thức, giáo điều. Để cho học sinh dễ tiếp thu,
dễ vận dụng, để hình thành những kỹ năng đạo đức tốt cho mỗi công dân thì giáo
viên cần vận dụng các tác phẩm văn học vào từng bài giảng để làm rõ nội dung
từng bài học. Bởi vì mỗi tác phẩm văn học đều gửi gắm những ước mơ, khát vọng
trong cuộc sống, là sự đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất trong đấu tranh với tự
nhiên và đấu tranh xã hội của con người, là bài học nhân sinh sâu sắc trong cuộc
sống. Vì vậy chúng ta nên vận dụng các tác phẩm văn học vào giảng dạy môn giáo
dục công dân.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cách vận dụng sáng tạo những các tác phẩm văn học vào dạy tri
thức giáo dục công dân lớp 10 học kì 2 để gây hứng thú trong việc tiếp thu bài đạt
kết quả tốt, giảm cứng nhắc giáo điều đối với môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu cách vận dụng văn học dân gian vào giảng dạy phần thứ
hai: Công dân với đạo đức.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dùng các phương pháp như: Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn
đề, Phương pháp tìm tòi, Phương pháp gợi mở, Phương pháp nghiên cứu xây dựng
cơ sở lý thuyết, Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, Phương
pháp thống kê xử lý số liệu.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Văn học được hình thành trong thực tiễn đấu tranh giữa con người với tự nhiên
và đấu tranh với xã hội, của con người. Đầu tiên là văn học dân gian: thuở ấy khi
khoa học kĩ thuật chưa phát triển chữ viết cũng chưa ra đời nên văn học dân gian là


những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo nhằm mục
đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong cộng đồng về lao động
sản xuất về đời sống tinh thần. Tiếp nối là văn học viết phản ánh đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của từng giai đoạn lịch sử. Qua đó tác giả cũng gửi gắm những tâm
tư, nguyện vọng và ước muốn của nhân dân và của tác giả thông qua những tác
phẩm của mình. Văn học có ba chức năng cơ bản sau:
Chức năng nhận thức: Văn học phản ánh cuộc sống và con người. Viết văn là
một hoạt động nhận thức của nhà văn đối với thế giới đối với bản thân mình. Tiếp
nhận văn học là một cách tiếp thu những nhận thức ấy. Tác phẩm văn học có thể
cung cấp cho người đọc những hiểu biết phong phú về lịch sử địa lý, về văn hóa xã
hội, về phong tục tập quán... và quan trọng hơn là giúp họ khám phá những vấn đề
1


xã hội, những bí ẩn trong đời sống tình cảm và tâm hồn của con người. Văn học
cũng là hình thức để tiếp cận chân lý. Vì vậy văn học có chức năng nhận thức.
Chức năng giáo dục: Sự phản ánh trong văn học bao giờ cũng có khuynh
hướng, gắn liền với chỗ đứng, một cách nhìn, một thái độ đối với các hiện tượng
được mô tả. Do vậy văn học có tác dụng giáo dục, cải tạo quan điểm, tư tưởng, đạo
đức... rất lớn. Nhưng văn học giáo dục con người không phải như một nhà thuyết
giáo mà như một người bạn đồng hành, đối thoại tâm tình với bạn đọc, một tấm
gương để người dọc tự soi mình, nên đã chuyển quá trình giáo dục, thuyết phục từ
bên ngoài thành quá trình tự giáo dục, tự thuyết phục một cách tự giác.
Chức năng thẩm mỹ: Là chức năng về cái đẹp, bản chất của con người là yêu
cái đẹp, thích mình đẹp và hướng đến cái đẹp, bản chất của con người là yêu cái
đẹp, thích mình đẹp và hướng về cái đẹp. Sự thưởng thức học nghệ thuật là một
hoạt động tự nguyện, chủ yếu là gắn với nhu cầu về cái đẹp, muốn vươn tới lý
tưởng, vươn tới sự hoàn thiện. Văn học có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu ấy thông
qua sự phản ánh quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực khách quan, bồi
dưỡng cho con người năng lực sáng tạo và cảm thụ thẩm mỹ.

Chính vì vậy mà chúng ta nên áp dụng các tác phẩm văn học vào dạy môn giáo
dục công dân.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước khi chưa áp dụng đề tài đa số học sinh có tư tưởng lười học, không quan
tâm đến bộ môn, các em chủ yếu học đối phó.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn
đề
Bài 10: Quan niệm về đạo đức.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là mos (moris) - lề thói, moralis nghĩa
là có liên quan tới lề thói , đạo nghĩa). Còn “luân lí” thường xem như đồng nghĩa
với “đạo” chữ Hy Lạp là Eethicos nghĩa là lề thói tục tập. Hai danh từ đó chứng tỏ
rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập tục và biểu hiện mối
quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày.
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Theo nghĩa Hán Việt được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và
giá trị một con người. Đạo là con đường, đức là đức tính tốt hoặc những công trạng
tạo nên. Khi nói một con người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực
hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp về đời sống tâm
hồn. Đạo đức được hiểu theo hai nghĩa; nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong
phong cách lối sống của mỗi con người hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các quy
tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh cao tốt đẹp; nghĩa rộng: Đạo đức trong cộng
đồng thệ hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lý xưa
nay và phong tục của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp của truyền
thống văn hóa dân tộc.
Những câu ca dao nói về đạo đức:
2


Ai ơi ăn ở cho lành

Tu nhân tích đức để giành đời sau.
Hoặc:
Học là để làm người
Biết điều hơn thiệt, biết lời thị phi.
Hoặc:
Đã sinh ra kiếp ở đời
Trai thời trung hiếu hai vai cho tròn
Gái thời trinh tĩnh lòng son
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai
Trai lành gái tốt ra người
Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên.
Tục ngữ ca dao đề cao đạo đức khuyên tất cả mọi người hãy sống sao cho có đạo
đức như mọi người cần tích đức cho con cháu mai sau. Quan niệm về đi học là để
biết làm người học để biết điều hay lẽ phải. Quan niệm con trai phải giữ được hai
chữ trung, hiếu, con gái phải giữ được tấm lòng trong sáng.
Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với nhu cầu, lợi ích chung của cộng
đồng, của xã hội. Khi cần thiết cá nhân phải biết đặt nhu cầu và lợi ích của xã hội
lên trên. Không những thế, còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi
chung.
Ta có thể lấy các bài thơ như: Quê hương của Giang Nam và bài thơ Núi đôi của
Vũ Cao để thấy được khi Tổ Quốc cần họ biết hy sinh cả tình yêu lứa đôi cũng như
cả tính mạng của bản thân tất cả vì non sông đất nước.
Bài thơ “ Quê hương của Giang Nam”
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương trong từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học,
Đuổi bướm cạnh cầu ao

Mẹ bắt được, chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Cách mạng bùng lên rồi kháng chiến trường kì
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên có ai ngờ,
Cũng vào du kích.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng như bao nhiêu người khác tuổi thơ gắn với kỹ
niệm của các buổi đến trường cùng các bạn được thầy cô bồi đắp cho tình yêu quê
hương đất nước, tuổi thơ cũng gắn liền với một thời chăn trâu, cắt cỏ, những trò
3


tinh nghịch của tuổi học trò, với những hình ảnh ấn tượng đầu đời cùng cô bé hàng
xóm. Nếu không có chiến tranh xảy ra chắc chắn chàng trai và cô bé hàng xóm
chắc sẽ hạnh phúc bên nhau. Nhưng chiến tranh xảy ra họ đã gác tình riêng lại để
cầm súng lên đường bảo vệ quê hương đất nước.
Bài thơ Núi đôi Vũ cao
Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục Đoài đông hai cánh lúa
Bữa thì anh tới, bữa em sang
Lối ta đi giữa hai ngọn núi
Đôi ngọn nên làng gọi Núi đôi
Em vẫn đùa anh sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi
Bỗng tới mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những hoa cau
Mới ngõ lời thôi đành lỗi hẹn

Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau.
Anh vào bộ đội lên Đông bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mỗi bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục Núi Đôi chăng.
Bài thơ viết về một tình yêu đẹp giữa một người con trai và một người con gái họ
đang ở độ tuổi trẻ đẹp nhất của đời người, con đường làng và Núi Đôi đã chứng
kiến tình yêu rất đẹp của hai người. Nhưng chiến tranh đã sảy ra quân giặc dày xéo
lên mảnh đất quê hương thân yêu người con trai và con gái đã lựa chọn hy sinh tình
cảm cá nhân mình để quyết tâm bảo vệ quê hương đất nước.
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân
trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
Lương tâm theo từ điển tiếng Việt: Lương là lành; Tâm: lòng, tấm lòng, trời đất
sinh ra biết lòng nhân nghĩa. Lương tâm là năng lực mang tính tự giác của con
người tự giám sát, bản thân, tự đề ra cho mình, nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành,
tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá
nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách
nhiệm với bản thân.
Như vậy chỉ có bản thân ta mới đánh giá được, chúng ta mà thôi, tục ngữ có câu:
“ Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người.”
Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái:
Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã
hội, thì cá nhân cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh
thản của lương tâm.
Khi cá nhân có các hành vi sai lầm, vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức, họ
cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạng thái cắn dứt của lương tâm.
4


Chúng ta có thể lấy hai câu chuyện cổ tích nổi tiếng là “ Tấm Cám” và “Thạch

Sanh” để chứng minh một chân lý: Ở hiền thì sẽ gặp lành, Ác giả, ác báo.Tấm và
Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mồ côi mẹ từ nhỏ nên Tấm phải sống chung
cùng với mẹ kế và có thêm em Cám ra đời. Tấm làm công việc chăm chỉ cần cù còn
Cám ngược lại. Nhưng dù thế nào cũng được mẹ nuông chiều và thương hơn Tấm.
Tấm thật thà hiền lành còn Cám thì gian dối, điêu ngoa. Khi cùng chị đi bắt cá, mãi
chơi không có được con nào nên Cám lừa Tấm đi gội đầu và vội vàng trút giỏ cá
của Tấm vào giỏ của mình. Tấm chỉ biết khóc. Bỗng ông Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm.
Ông Bụt khát vọng của nhân dân về một cuộc sống không có áp bức bất công, luôn
bảo vệ những người nghèo khổ , hiền lành nhưng gặp cảnh bất hạnh, giúp cho
những người này có cuộc sống viên mãn. Nghe theo lời dặn của Bụt Tấm đem con
cá bống còn xót lại thả xuống giếng nuôi. Nhưng Cám cùng mẹ rình và tìm cách bắt
bống ăn thịt Tấm khóc và được Bụt chỉ bảo về tìm xương cá, đem chôn dưới chân
giường. Khi hoàng tử mở lễ hội, mọi người nô nức đi xem thì Tấm lại bị mẹ ghẻ bắt
nhặt mấy đấu thóc trộn gạo. Quá buồn tủi nên Tấm lại khóc và Bụt lại hiện lên. Sau
khi nghe thấu sự tình, Bụt cho một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc giúp Tấm. Không
có quần áo mới. Tấm được Bụt giúp bằng cách đào mấy xương cá chôn ở chân
giường lên và Tấm có quần áo đẹp nhất đi dự hội. Khi Tấm đi dự hội, đánh rơi
chiếc hài, ai là chủ nhân sẽ được chọn làm vợ hoàng tử và Tấm trở thành hoàng
hậu. Ta cứ nghĩ cuộc đời Tấm sẽ được hạnh phúc, nhưng mẹ con nhà Cám vẫn tiếp
tục hãm hại Tấm. Đó là ngày Tấm về là giỗ cha, bị mẹ con Cám hãm hại, hóa thành
chim vàng anh. Khi chim vàng anh bị mẹ con nhà Cám giết chết, nắm lông lại hóa
cây xoan đào. Cây xoan đào bị chặt lại hóa thành khung cửi. Khung cửi bị đốt cháy,
nắm tro lại hóa thành cây thị, Tấm trở thành quả thị và từ quả thị bước ra ngoài đời
và lại trở thành hoàng hậu cao quý. Còn mẹ con Cám sau bao lần hãm hại Tấm. Tội
ác của mẹ con Cám phải bị trừng trị vì gieo gió thì gặp bão, gây tai họa cho người
thì bị trừng phạt. Đó là sự công minh, công bằng của luật đời. Nhân vật trữ tình
trong chuyện cổ tích cùng tên là Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ thiếu thốn tình
cảm nên khi lý thông ngõ lời kết tình huynh đệ, chàng chẳng suy nghĩ và đồng ý
luôn. Trên thực tế Lý Thông không có ý tốt gì, chỉ muốn lợi dụng chàng để thực
hiện ý đồ của hắn, hắn là kẻ mưu mô xảo quyệt. Hắn nhờ chàng đi canh miếu thờ

nhưng thực chất là đẩy chàng đến cái chết. Vốn hiền lành lại tin người nên Thạch
Sanh đã đồng ý giúp Lý Thông. Trong đêm ấy, Thạch Sanh không những không bị
giết mà chàng còn đánh bại chăn tinh. Lý Thông lại lừa chàng vào túp lều cũ để
lĩnh thưởng. Không chỉ vậy, Sau khi Thạch Sanh cứu được công chúa, Lý Thông
còn sai người lấp của hang, may thay Thạc Sanh lại được vua Thủy Tề cứu và được
tặng đàn thần và trở về sống dưới gốc đa. Bị hồn Trăn tinh và đại bàng trả thù
chúng vào cung lấy vàng bạc rồi vu oan cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bỏ vào
ngục tối, ở trong ngục tối Thạch Sanh đem đàn ra gảy tiếng đàn kể về cuộc đời của
mình bị Lý Thông lừa, tiếng đàn bay tới phủ Công chúa, từ ngày bị đại bàng bắt
Công Chúa trở nên ủ rủ, không nói không cười và Vua phán ai làm cho Công Chúa
nói cười được vua sẽ phong làm phò mã, tự nhiên nghe tiếng đàn công chúa mặt
5


mày tươi tỉnh nói cười. Vua cho vời Thạch Sanh lên nói chuyện Thạch Sanh kể về
cuộc đời mình cho Vua nghe. Nghe song chuyện Vua thấy Thạch Sanh là người có
tài đức ban Thạc Sanh làm phò mã và truyền ngôi cho và giao cho xét xử Lý
Thông. nhớ đến lời giao ước trước kia Thạch Sanh tha cho Lý Thông trở về quê, đó
là cách giải quyết nhẹ nhàng và nhân văn của Thạch Sanh. Nhưng cuối cùng Lý
Thông cũng bị trừng phạt. Khi quân mười tám nước chư hầu bao vây đất nước Thạc
Sanh lại đem đàn ra gãy tiếng đàn kể về nỗi nhớ quê hương bản quán về nổi niềm
thương nhớ vợ con làm cho quân giặc không đánh mà xin hàng đó là cách giải
quyết chiến tranh bằng đàm phán hòa bình có lợi cho đất nước.
Danh dự và nhân phẩm
Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác,
nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi người. Theo từ điển tiếng việt nhân phẩm
là phẩm chất và giá trị của con người. Như vậy nhân phẩm là giá trị phản ánh và
tạo nên phẩm chất của từng cá nhân, mỗi con người đều có những giá trị, những cốt
cách riêng của chính mình. Khi nói một người có nhân phẩm là người có lương
tâm, có nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh, luôn thực hiện tốt những nghĩa vụ

đối với xã hội và với người khác, biết tôn trọng các quy tắc đạo đức tiến bộ.
Danh dự là sự coi trọng sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa
trên các giá trị đao đức và tinh thần của người đó. Như vây danh dự là ý tưởng về
sự gắn kết giữa cá nhân và xã hội như là phẩm chất của một con người vừa là giáo
dục xã hội vừa là đạo đức cá nhân, thể hiện như là một quy tắc ứng xử và các yếu
tố khác nhau như hào hiệp, trung thực và từ bi. Đó là một khái niệm trìu tượng đòi
hỏi một phẩm chất nhận thức về sự xứng đáng và tôn trọng, ảnh hưởng cả đến vị
thế xã hội và sự tự đánh giá của một cá nhân hoặc tổ chức như gia đình, trường học,
xã hội. Theo đó các cá nhân được gắn giá trị và tầm vóc dựa trên sự hài hòa của các
hành động của họ với các quy tắc đạo đức của xã hội.
Để lấy ví dụ về danh dự và nhân phẩm chúng ta lấy tác phẩm sống như anh của
Trần Đình Vân. Anh Nguyễn Văn Trỗi quê ở Điện Bàn Quảng Nam khi lớn lên
trong cảnh nước mất nhà tan, anh đã giác ngộ và tự nguyện xin vào hoạt động cách
mạng với mong muốn là đấu tranh cho nền hòa bình của dân tộc, bởi hơn ai hết,
chiến tranh đối với anh chiến tranh đem đến bao đau thương mất mát cho dân tộc
Việt Nam. Anh luôn nghĩ rằng là người con yêu nước Việt Nam mình phải chiến
đấu hết mình dù phải hy sinh cả tính mạng của mình cho hòa bình, độc lập cho non
sông đất nước Việt Nam khi tướng giặc là Mắc- na- ma- ra sang Việt Nam anh đã
nhận nhiệm vụ là đặt mìn tại cầu công lý Sài Gòn để giết tên giặc Mỹ đó nhưng do
cơ sở bị lộ. Anh bị bắt và bị giam chờ ngày xét xử. Kẻ thù tìm mọi thủ đoạn tàn ác
để tra tấn anh chúng đè anh xuống đất dùng nguồn điện cao để phóng vào người
anh làm cho anh bị điện giật lăn ra, ngay cả những lúc chân anh bị thương tật
không đứng vững nữa, con người đó trước mặt kẻ địch lúc nào cũng giữ một tư thế
rất hiên ngang, rất kiên cường. Cho đến khi bị kết án. Một nhà báo hỏi anh: “Anh
có tiếc gì không trước khi chết?”. Anh trả lời ngay: “Tôi tiếc là chưa giết được
thằng Mắc- na- ma- ra”. Thế đấy trước khi chết anh chỉ day dứt một điều là không
6


làm tròn được trách nhiệm được giao giết chết tên giặc Mỹ xâm lược tàn bạo. Tới

phút chót của đời anh, những người có mặt tại pháp trường đều rất kinh ngạc. Súng
đã nổ rồi, một loạt đạn đã bắn vào ngực anh, nhưng từ phía anh vẫn còn vang lên
những tiếng hô: “Việt Nam muôn năm”. Chính một số nhà báo đã không cầm nỗi
nước mắt. Họ không thể tưởng tượng một người trước cái chết lại bình thản như
vậy. Một số nhà báo lúc này đã nhìn ra sự thật: Không ai yêu Tổ quốc Việt Nam
bằng những người Cộng Sản, họ đã yêu đất nước quê hương cho đến phút cuối
cùng của cuộc đời họ. Tới hơi thở cuối cùng, anh vẫn chiến đấu quyết liệt. Anh
không hề lựa chọn cuộc sống đầy đủ nhưng hại nước, hại dân. Anh hiên ngang đón
nhận cái chết và hô to ba lần “Hồ Chí Minh muôn năm”, “Đã đảo đế quốc Mỹ xâm
lược” trước khi tắt thở. Anh đã trở thành biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, trong văn học, hình tượng Nguyễn Văn Trỗi trở thành cảm hứng,
cũng là nhân vật chính trong bài thơ “Hãy nhớ lấy lời tôi” của nhà thơ Tố Hữu Tập
Bút Ký “Sống như anh” của Trần Đình Vân. Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi- Phim
tài liệu, đạo diễn Bùi Đình Hạc. Sau khi mất, Nguyễn Văn Trỗi được truy nhận
Đảng viên Nhân dân cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất. Tên Nguyễn Văn
Trỗi được đặt cho nhiều con đường, nhiều trường học trên khắp Việt Nam. Nhà
tưởng niệm Nguyễn Văn Trỗi được đặt ở Điện Bàn Quảng Nam là địa chỉ đỏ cho
du khách, trong nước và nước ngoài ghé thăm.
Giáo viên cũng có thể lấy cuốn Võ Thị Sáu- Con người và huyền thoại. Chị Võ Thị
Sáu, Sinh năm 1953 tại xã Phước Long Thọ huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu,
trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong cảnh đất nước lầm
than, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh giặc Pháp và bọn Việt gian hà hiếp,
giết chóc đồng bào tàn phá quê hương mình. Vì vậy chị đã sớm có lòng căm thù
giặc mười 12 tuổi chị được anh trai giác ngộ và theo anh trốn lên chiến khu giúp
cách mạng. Qua nhiều lần thử thách, chị đã được kết nạp vào đội công an xung
phong Đất Đỏ lúc 14 tuổi. Cái tuổi đang còn thiếu niên ấy chị đã dũng cảm, hoàn
thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao như giao liên mua hàng tiếp tế cho các tổ
chức cách mạng. Năm 1948 chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng rồi
cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức

và trực tiếp tiêu diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu. Tại phiên chợ tết năm 1950 trong
khi ném lựu đạn vào tốp lính ngụy tại chợ Đất Đỏ thì chị bị bắt. Trong hơn một
tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, nhưng chị không khai
báo, địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa. Sau hai năm bị giam ở khám Chí Hòa,
ngày 21-1- 1952 chị bị đưa lên tàu đày ra Côn Đảo và bị giam riêng ở Sở Cò. Tại
đây chị vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và đấu tranh đòi cải
thiện đời sống trong nhà tù. Tháng 4- 1951 thực dân Pháp đưa chị ra tòa án binh và
kết án tử hình. Bản án tử hình với người con gái chưa đủ tuổi thành niên đã làm
xôn xao dư luận quốc tế. Từ đó phong trào chống chiến tranh ở Pháp diễn ra mạnh
mẽ. Chị Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là
đảng viên chính thức ngay đêm trước khi hy sinh. Trong quá trình bị bắt và bị tra
7


tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, chị Võ Thi Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh
kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản. Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề
run sợ. Chị hô to “Đã đảo thực dân Pháp”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi”. Vào
7 giờ sáng ngày 23- 1- 1952, chị bị xử bắn ngoài Côn Đảo khi mới 19 tuổi. Nữ anh
hùng Võ Thị Sáu là niềm tự hào của các thế hệ người Việt Nam, chị bất tử cùng
thời gian, cùng dân tộc, chị là tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước và đấu
tranh chống kẻ thù xâm lược. Chị đã anh dũng kiên cường đến phút cuối cùng:
“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn thấy đất nước thân yêu
đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ ca đảm để nhìn vào họng súng của các người”,
chị tuyên bố. Tên của chị đã đi vào lịch sử, trở thành dấu son truyền thống cho cuộc
đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta. Tên của chị đã được nhiều tỉnh thành phố
trong cả nước đặt tên cho trường học, đường phố công viên nhằm khắc ghi, tri ân
sự hy sinh anh dũng của chị. Tình yêu Tổ quốc sự hy sinh anh dũng và lý tưởng cao
đẹp của chị Sáu đã trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam chúng ta
phấn đấu học tập cả trong đấu tranh cũng như trong hòa bình xây dựng đất nước
hôm nay. Để tưởng nhớ, tri ân người con gái Đất Đỏ kiên trung Đảng và Nhà nước

đã đầu tư xây dựng nhà tưởng niệm và Tượng đài nữ Anh hùng Võ Thị Sáu tại nơi
chị đã sinh ra và lớn lên. Với nét kiến trúc mang nét đặc trưng của làng quê Việt
Nam, Nhà tưởng niệm đã trở thành diểm đến mà nhiều du khách trong nước, nước
ngoài lựa chọn khi có cơ hội được ghé thăm tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi
được đáp ứng thỏa mãn các nhu càu chân chính lành mạnh về vật chất và tinh thần.
Các quan niệm khác nhau về hạnh phúc: Thời cổ đại: Đê-mô crit: Hạnh phúc là sự
yên tỉnh, sự thanh thản của tâm hồn. Arixtote: Hạnh phúc của con người có được là
do hoạt động của lý trí và do quan niệm của mỗi người. Khổng Tử - Mạnh Tử:
Hạnh phúc là do mệnh trời. Theo quan niệm của truyền thống dân gian Việt Nam:
Hạnh phúc gắn liền với tình bạn, tình yêu lứa đôi, gia đình là sự thỏa mãn các nhu
cầu vật chất và tinh thần.
Lấy ví dụ về tác phẩm Mùa lạc của nhà văn Nguyễn Khải để chứng minh Hạnh
Phúc là gỉ? tác phẩm mùa lạc mô tả cuộc sống mới ở nông trường Điện Biên nơi đã
ghi dấu bao nhiêu chiến tích của chiến tranh. Nơi đó xưa kia là vùng đất bị chiến
tranh tàn phá nặng nề. Ai có ngờ đâu, sau chiến tranh cuộc sống nơi đây đã hồi
sinh. Điện Biên thành nông trường rộng lớn tràn đầy sức sống: Với màu xanh thẩm
của đỗ của Ngô của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần
lên các thứ màu nham nhở, man rợ khác của đất hoang. Đặc biệt là sự hình thành và
phát triển ngày một tốt đẹp, tươi vui, hạnh phúc của cuộc sống con người nơi đây.
Dĩ nhiên là cuộc sống, tươi vui, hạnh phúc ấy không phải tự dưng mà những con
người nơi đây có được. Muốn có cuộc sống như vậy họ phải lao động cật lực, họ
phải đổ xuống bao nhiêu mồ hôi, nước mắt. Chính cuộc sống được hình thành như
vậy, nên họ thương yêu nhau, gắn bó với nhau và sống với lòng vị tha cao cả. Được
sống trong môi trường mới với những người lao động mới và sự nổ lực vượt lên
chính bản thân mình Đào nhân vật trung tâm của tác phẩm trước khi lên nông
8


trường Đào gặp nhiều chuyện đau buồn. Cô lấy chồng từ năm mười bảy tuổi,

nhưng chồng cờ bạc nợ nần nhiều bỏ đi nam đến đầu năm 1950 mới trở về quê. Ăn
ở lại với nhau được đứa con lên hai thì chồng mất. Với người phụ nữ mất chồng là
nỗi bất hạnh cùng cực, nhưng mấy tháng sau đứa con lên sởi bỏ đi để lại chị một
mình thì không còn gì đau khổ hơn thế. Đào phải bôn ba kiếm sống với nỗi đau
chưa tắt với cô đơn bao trùm: đòn gánh trên vai, tới đâu là nhà, ngã đâu là giường.
Đào lên nông trường, Đào hăng hái lao động sản xuất cùng với mọi người trong
nông trường Điện Biên và cũng chính nơi đây chị dã tìm được niềm vui, niềm hạnh
phúc mới có bờ vai vững chắc làm chỗ dựa là anh Dịu trung úy đội trưởng đội sản
xuất, chị lại được hưởng thiên chức của người phụ nữ là được làm vợ và làm mẹ.
Bài 13: Trách nhiệm của công dân với cộng đồng
Nhân nghĩa: Nhân là lòng thương người, Nghĩa là đối xử với người theo lẽ phải
nhân nghĩa là nét đẹp trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta được duy trì từ
ngàn xưa cho đến nay và ngày càng được duy trì phát triển.
Một số câu ca dao hay nói về nhân nghĩa:
Anh đừng thấy đăng mà phụ đó
Đừng chê em khó mà phụ phàng
Anh coi đồng tiền mới có sớm mai mà chiều đã mất
Chứ nhân nghĩa bạn vàng vững chắc thiên kim.
Hoặc:
Ba vuông sánh với bảy tròn
Đời cha ân đức, đời con sang giàu.
Hoặc:
Thương nhau chẳng luận sang hèn
Nghĩa nhân mới trọng, bạc tiền đâu hơn.
Hoặc:
Đường mòn, quen lối quen chân
Bao năm lên xuống, nghĩa nhân chưa tròn.
Thương ai chữ nghĩa hơn vàng
Chữ nhân coi trọng, chữ sang bình thường.
Tục ngữ ca dao rất coi trọng nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là chuẩn mực của đạo đức,

cuộc sống nhân nghĩa là đáng quý hơn tiền bạc, Vì tiền bạc không thể mua được
nhân nghĩa, không thể sánh được với nhân nghĩa.
Chuyển sang dòng văn học viết thời kì trung đại, cận đại và hiện đại có rất nhiều
nhà văn nhà thơ đề cập đến vấn đề nhân nghĩa trong đó có những tác giả tiêu biểu
như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu và Hồ Chí Minh.
Trong bài cáo bình ngô Nguyễn Trãi viết:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn sưng nền văn hiến đã lâu.
Nguyễn Trãi đã nhận thức rõ: Muốn được dân tin yêu và ủng hộ thì ở bất cứ thời
9


đại cũng cần phải chú ý đến nhân nghĩa, lấy nhân, nghĩa để thu phục lòng người, để
dân được an vui, đất nước thái bình thịnh trị.
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà.
Văn chương phải là con thuyền chở đạo lý nhân nghĩa, nhà văn nhà thơ phải truyền
tải cho mọi người tình thương yêu, lẽ phải, công bằng trong xã hội.
Bác Hồ yêu thương con người, yêu thương những người lao đông vất vả, một nắng
hai sương, những con người lao động bị bóc lột nặng nê nhất, tình cảm chan chứa
yêu thương trong bài thơ Phu Làm Đường Bác viết:
“ Dãi gió, dầm mưa chẳng nghĩ ngơi
Phu đường vất vả lắm ai ơi
Ngựa xe, hành khách thường qua lại
Biết cảm ơn anh được mấy người”. Trích Nhật kí trong tù
Hai thân phận bị tổn thương nhất là phụ nữ và trẻ em được Bác giành tình thương
yêu đặc biệt. Trong bài thơ người vợ có chồng trốn đi lính, cảnh ngộ éo le đến mức

người bàn bà chân yếu tay mềm phải sống kiếp tù nhân thay chồng;
“ Biền biệt anh đi không trở lại,
Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu
Quan trên xét nỗi em cô quạnh
Nên lại mời em tạm ở tù”. Trích Nhật kí trong tù.
Đối với trẻ em, đây là những nạn nhân đáng thương nhất Bác đã nghe trong
tiếng khóc của trẻ thơ ở trong tù, một bức tranh hiện thực nghiệt ngã trớ trêu:
“ Oa...! Oa...! Oa...!
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đến ở nhà Pha”. Trích Nhật kí trong tù
Sau này khi đất nước được hòa bình, độc lập, Bác lại giành tình cảm thương yêu vô
bờ với các cháu thiếu nhi;
“Trung Thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương” Thư Trung Thu 1951.
Bác tin vào bản tính của con người là thiện là lòng nhân ái Bác Viết:
“ Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Trích Nhật kí trong tù.
Hòa nhập: Sống hòa nhập là sống gần gũi với mọi người,không gây mâu thuẫn
bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
Một số câu tục ngữ ca dao về sống hòa nhập:
Chung nhau thì giàu, chia nhau thì khó.
10


Góp gió thành bão, góp cây thành rừng.

Buôn có bạn, bán có phường
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu”.
Như vậy sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua
mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống.
Hợp tác: Là cùng chung sức làm việc, hổ trợ giúp đở nhau, trong một công việc
một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Bởi có hợp tác mới tạo thành sức mạnh
đoàn kết, để đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Những câu tục ngữ ca dao nói về hợp tác đoàn kết:
Cả bè hơn cây nứa.
Môi hở, răng lạnh.
Thương người như thể thương thân.
Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Trong bài con cáo và tổ ong Bác Hồ Viết:
Tổ ong lủng lẳng trên cành
Trong đầy mật nhộng ngon lành lắm thay
Cáo già nhè nhẹ lên cây
Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn
Ong thấy cáo muốn cướp con
Kéo nhau xúm lại vây tròn Cáo ta.
Trâm đầu trâm mắt cáo già
Cáo già đau quá phải xa xuống rồi
Ong Kia yêu giống yêu loài
Đồng tâm hợp lực đuổi loài cáo đi.
Như vậy Bác Hồ muốn nhắc nhở mọi người về tình thương yêu giống nòi và sức
mạnh của hợp tác, đoàn kết trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đây là
tư tưởng bắt nguồn từ truyền thống “Lấy nhỏ chống mạnh” Nhưng được nâng lên
thành phương pháp hành động và tư tưởng chỉ đạo cách mạng. Thực hiện lời dạy
của Người, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của

Đảng giành thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
Giáo viên có thể lấy một tác phẩm văn học tiêu biểu đó là tác phẩm Đất nước đứng
lên của nhà văn Nguyên Ngọc để thấy tinh thần hợp tác, đoàn kết tạo nên sức mạnh
to lớn có thể chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược chuyện kể về cuộc đấu
tranh giữ đất giữ làng của dân làng Kông Hoa một buôn làn người Ba Na, ở Tây
Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nước ta. Nhân vật chính trong tiểu
thuyết là anh hùng Núp hiện thân của một nhân vật có thật và là câu chuyện thật
của Đinh Núp anh hùng lực lượng vũ trang nhân nhân Việt Nam. Anh hùng Núp
sinh ngày 02 tháng 5 năm 1914. Núp mồ côi cha từ khi 10 tuổi. Năm 15 tuổi Núp
đã phải đi phu và bị đánh đập dã man, nên đồng chí đã sớm căm thù quân giặc.
Năm 1935 quân Pháp về lùng bắt phu, dân làng lánh hết vào rừng, một mình đồng
11


chí ở lại dũng cảm dùng nỏ bắn chết một tên giặc. Để chứng minh cho đồng bào
thấy được luận điệu giặc Pháp không chảy máu là sai, và giặc Pháp cũng bình
thường như người mình có thể chiến đấu được, cổ vũ tinh thần người dân làng
Kông Hoa và nhân dân Ba Na đánh giặc. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Lính
Pháp trốn qua làng, đồng chí mưu trí đi báo Nhật về vây bắt, lợi dụng cơ họi, Núp
lấy được khẩu súng và 10 hòm đạn sử dụng để chiến đấu. Trong cách mạng tháng
Tám, đồng chí tích cực tham gia tổng khởi nghĩa cướp chính quyền và từ đó đến
năm 1954, hoạt động chiến đấu ở địa phương. Trong hoàn cảnh rất khó khăn: Địch
liên tiếp cà quét, đốt làng dồn dân, phá rẩy, nhân dân thì giác ngộ chưa cao, lại đói
rét thiếu muối bệnh tật nhiều, ngày ngày dân trong làng ăn củ rừng, đào rễ cỏ tranh
đốt làm muối... Đồng chí đã luôn dũng cảm, gương mẫu đi đầu trong chiến đấu và
sản xuất, kiên trì vận động tổ chức nhân dân vượt qua mọi khó khăn, vừa đảm bảo
sản xuất tốt, vừa chiến đấu chống giặc thắng lợi, duy trì và phát triển phong trào
cách mạng ở địa phương ngày càng vững chắc. Suốt ba năm từ năm 1947 đến năm
1949, là những năm đầu của cuộc kháng chiến gay go gian khổ nhất. Địa phương
đồng chí Núp mất liên lạc với trên nên gặp muôn vàn khó khăn, nhưng Núp vẫn tin

tưởng vào thắng lợi. Nắm vững phương châm “Trường kỳ kháng chiến tự lực cánh
sinh”, đồng chí Núp đã lãnh đạo nhân dân năm lần thay đổi chỗ ở. Đi đến khu rừng
nào đồng chí cũng vận động nhân dân phát triển sản xuất đảm bảo lương thực đủ
ăn, xây dựng làng chiến đấu, tổ chức du kích, kiên quyết đánh giặc diệt được 80
tên. Năm 1950, địch ra sức càn quét bình định, khủng bố vùng du kích Tây Nguyên
rất gắt gao, đồng chí Núp vẫn kiên trì vận động nhân dân trong làng đoàn kết rào
làng chiến đấu, sáng tạo nhiều cách đánh như dùng chông, mìn, cạm bẫy, tên nỏ
diệt địch, làm cho quân Pháp nhiều phen kinh hoàng, bảo vệ nương rẫy và dân làng.
Đặc biệt trong trận chống càn năm1952, liên tục 7 ngày đêm liền, đồng chí chỉ huy
trung đội du kích ngoan cường luồn rừng chiến đấu với cả trung đoàn địch, diệt
nhiều tên, phá vỡ trận càn của chúng, bảo vệ được tính mạng và tài sản của nhân
dân. Bản thân đồng chí đã gương mẫu về mọi mặt, đồng chí còn giáo dục xây dựng
gia đình gương mẫu về sản xuất, tích cực tham gia canh gác chiến đấu giữ làng,
nuôi dấu cán bộ, đoàn kết bản làng. Đồng chí cùng với dân làng Kông Hoa còn tìm
mọi cách kêu gọi nhân dân các làng bạn cùng nhau đoàn kết, đứng lên chống giặc
gìn giữ quê hương. Anh hùng núp và làng Kông Hoa đã trở thành huyền thoại trong
lòng nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, trở thành biểu tượng cho một Tây Nguyên
bất khuất.
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Lòng yêu nước: Là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần đem hết khả năng
của mình phục vụ lợi ích của Tổ Quốc.
Một số câu ca dao về tình yêu quê hương đất nước;
Đồng đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
12


Tay cầm bầu rượu nắm nem

Mảng vui quên hết lời em dặn dò.
Hoặc:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mờ khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.
Sau đó giáo viên có thể lấy bài đất nước của Nguyễn Khoa Điềm để chứng minh
tình yêu quê hương đất nước thật sâu sắc :
Khi ta lớn Đất nước đã có rồi
Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất nước có từ ngày đó...
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “Con Chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là “nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong quả trứng.

Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giổ tổ.
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
13


Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời.
Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng thủ thỉ, như những lời tâm tình kết hợp
với hình ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước. Đất nước
không phải là một khái niệm trìu tượng mà những gì gần gũi, thân thiết nhất ở ngay
trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Đất nước hiện hình trong câu chuyện
cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể, trong miếng trầu của bà, cây tre trước ngõ...Gợi
lên một đất nước Việt Nam bao dung hiền hậu thủy chung và sắt son tình nghĩa anh
em, nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược. Mỗi quả cau, miếng

trầu, cây tre đều gợi về một vẻ đẹp tinh thần Đất nước, đều thấm đẩm ngọn nguồn
lịch sử dân tộc. Đất nước còn hiện thân của những phong tục tập quán ngàn đời,
minh chứng của một dân tộc giàu truyền thống văn hóa, giàu tình yêu thương, gắn
bó với mái ấm gia đình. Đất nước không chỉ cảm nhận được bởi không gian địa lý
mênh mông từ rừng đến biển mà còn được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình
thường của mỗi người, không gian của tình yêu đôi lứa, không gian của nỗi nhớ
thương. Ý niệm về đất nước được gợi ra từ việc chia tách hai yếu tố hợp thành là
đất và nước với những liên tưởng gợi ra từ đó. Sử dụng lối triết tự mà vẫn thật
duyên dáng và ý nhị. Đất nước mở ra cho anh một chân trời mới kiến thức, nước
gột rửa tâm hồn em trong sáng dịu hiền. Cùng với thời gian lớn lên đất nước trở
thành nơi anh và em hò hẹn. Không những thế, đất nước còn là người bạn chia sẻ
những tình cảm nhớ mong của những người đang yêu. Đất nước còn là nơi trở về
của những tâm hồn thiết tha với quê hương. Hình ảnh con chim phượng hoàng bay
về hòn núi bạc, con cá ngư ông móng nước biển khơi mang phong cách dân ca
Miền Trung, thấm đẩm lòng yêu quê hương của tác giả. Đất nước mình bình dị,
quen thuộc nhưng đôi khi cũng rộng lớn, tráng lệ và kì vĩ vô cùng nhất là đối với
người đi xa. Dù chim ham trái chín ăn xa, thì cũng giật mình nhớ gốc đa lại về. Gia
đình Việt Nam là như thế, lúc nào cũng nhớ về quê hương, hướng về cội nguồn.
Đất Nước trường tồn trong không gian và thời gian: Thời gian đằng đẵng không
gian mênh mông để mãi là nơi dân mình đoàn tụ, là không gian sinh tồn của cộng
đồng Việt Nam qua bao thế hệ. Nguyễn Khoa Điềm gợi lại truyền thuyết Lạc Long
Quân và Âu Cơ, về truyền thuyết Hùng Vương và ngày giổ tổ. Nguyễn Khoa Điềm
muốn nhắn nhở mọi người nhớ về cội nguồn của dân tộc. Dù bôn ba chốn nào,
người dân Việt Nam đều hướng về đất tổ, nhớ đến dòng giống Rồng Tiên của mình.
Đất nước đã thấm tự nhiên vào máu thịt, đã hóa thành máu xương của mỗi con
người, vì thế sự sống của mỗi cá nhân không phải là riêng của mỗi con người mà là
14


của cả đất nước. Mỗi con người đều thừa hưởng ít nhiều di sản văn hóa vật chất và

tinh thần của đất nước, phải giữ gìn bảo vệ làm nên đất nước muôn đời.
Bài 16; Tự hoàn thiện bản thân
Tự hoàn thiện bản thân là vươn lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao
động, học tập tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết
điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt
hơn, tiến bộ hơn.
Giáo viên lấy ví dụ về tấm gương : Thầy Nguyễn Ngọc Ký
Trong cuốn tự truyện“ tôi đi học” của thầy Nguyễn Ngọc Ký cho ta biết tác giả đã
vượt lên số phận của mình như thế nào ? Ông sinh ngày 28- 6- 1947, quê ở xã Hải
Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ năm lên 4 tuổi thầy bị bệnh và bị liệt cả
hai tay nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình và trở thành thầy giáo ưu
tú, lập kỷ lục Việt Nam “Người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết».
Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản
thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi
ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa. Năm ông lên 7 tuổi, ông lân la
đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt
đầu hì hụi tập viết bằng... chân. Thời gian đầu việc tập viết của ông vô cùng vất vả.
Dần dần ông viết được chữ O, chữ V... không những thế ông còn vẽ được hình bằng
thước và com- pa...Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, ông đã đi học và học rất giỏi. Năm
1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của người. Năm 1963,
ông tham dự kỳ thi giỏi toán toàn quốc và xếp thứ năm. Ông lại được Bác Hồ tặng
Huy hiệu cao quý lần thứ hai. Lên cấp III theo sự động viên của bạn bè khắp nơi
trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn nghành Văn. Năm 1966, ông nhận được
giấy báo nhập học nghành Ngữ Văn của trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Trong
bốn năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa đến tính mạng, song Nguyễn Ngọc
Ký vẫn miệt mài đèn sách. Ông quan niệm “xa trường, xa lớp nhưng không xa sách
vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp. Tốt nghiệp Đại học
nghành Ngữ Văn Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố thủ tướng Phạm
Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) để làm thầy giáo để dạy các em phấn
đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà. Để có thể giảng

bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ , tìm tòi nhiều
phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo,
hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên một tờ giấy cứng, bên ngoài có
một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đau ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài
xuống, thế là những con chữ xuất hiện cùng với đó là bài giảng sinh động, truyền
cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng
ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về
thăm huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “Thầy
giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm
gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo” .
Ngày 20- 11- 1992 ông được vinh dự nhận danh hiệu thầy giáo ưu tú. Năm 1993,
15


sau khi vào thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe ông suy giảm nghiêm
trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo
dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh. Thầy còn đi giao lưu khắp nơi,
khắp các vùng miền trong cả nước. Từ trường Tiểu học đến trường Đại học các em
đều rất thích được thầy tiếp xúc trò truyện, trao đổi về nhân sinh và cuộc sống 1500
buổi nói chuyện tại các nhà trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung
học chuyên nghiệp là một con số đáng nể phục. Ngoài 70 nhưng ông vẫn làm công
tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080 vẫn mệt mài ngồi bên
máy vi tính gõ những câu đố, những vần thơ... Ông đã được kết nạp vào hội nhà
văn Việt Nam. Tâm sự về nghề nghiệp thầy giáo nói “Nhờ nghề giáo mà tôi thực
hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã
hội”.
Giáo viên có thể giới thiệu nhân vật tiếp theo là : Nguyễn Sơn Lâm là một doanh
nhân thành đạt, một diễn giả chuyên nghiệp và là chuyên gia trong lĩnh vực truyền
động lực và khai thác tiềm năng con người. Anh còn được biết đến như biểu tượng
của tinh thần lạc quan và ý chí vươn lên trong cuộc sống, bất chấp sự nghiệt ngã

của số phận. Nhưng để đạt được những thành tích như ngày nay là do anh đã vượt
qua bao nhiêu khó khăn vất vả và ý chí phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân.
Là nạn nhân chất độc màu da cam, với chiều cao chưa đầy 90cm, nặng 27 kg,
Nguyễn Sơn Lâm đã làm nên điều kỳ diệu, biến nỗi đau thành động lực để bước
đến thành công. Anh được sinh ra trong gia đình nghèo có bốn anh chị em. Khi sinh
ra anh hoàn toàn khỏe mạnh và lành lặn như bao đứa trẻ khác. Nhưng từ sau một
tuổi, đôi chân anh bắt đầu teo dần. Từ một cậu bé hoàn toàn có thể tự đứng được,
Sơn Lâm bắt đầu phải lê lết do ảnh hưởng của chất độc màu da cam từ cha mình
một người lính từng tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ. Đến
khi năm tuổi anh bắt đầu gắn bó với nạng gỗ, chuỗi ngày đau đớn trong khi di
chuyển bắt đầu đến với anh. Năm 15 tuổi lúc đó ba anh mất, anh trở thành gánh
nặng cho mẹ và các anh của mình, làm gì mẹ cũng bế ẳm, anh đến trường trong sự
trêu trọc của bạn bè. Anh lấy đó làm động lực để vươn lên anh bỏ mặc tai những lời
nói khó nghe những chỉ trích về mình ngoài tai. Anh cố gắng học tập thật tốt nhiều
năm liền anh là học sinh giỏi. Ngay từ rất nhỏ anh đã rất thông minh khi học lớp 1
anh có thể làm toán lớp 3. Khi học Trung học phổ thông anh đã nói được ba thứ
tiếng Anh, Nhật và Pháp, anh luôn là người dẫn đầu trong các cuộc thi của trường
và Tỉnh Quảng Ninh. Cú sốc thi trượt đại học đầu tiên khiến anh suy sụp hoàn toàn,
anh không bỏ cuộc không đầu hàng số phận. Sau đó một mình anh lên Hà Nội trọ
học và mệt mài ôn luyện thi cử vì anh biết cuộc đời mình không thể luẩn quẩn mãi
như vậy được, anh phải đậu đại học phải biến những ước mơ của mình thành hiện
thực. Năm đó anh đỗ liền lúc hai trường đại học : Đại học Phương Đông và Đại học
Ngoại ngữ (bây giờ là Đại học quốc gia). Sau khi ra trường anh được nhận làm
phóng viên, biên tập viên mảng thể thao cho các tờ báo Vietnamnet, bongda24h...
có một tình yêu mãnh liệt với bóng đá, nhưng ước mơ thành doanh nhân thành đạt
luôn cháy bỏng trong lòng chàng trai trẻ. Tháng 6 năm 2010 anh trở thành chủ tịch
16


hội đồng quản trị của công ty cổ phần Đào Tạo Tỏa Sáng anh cùng với những

người bạn cùng chí hướng lập ra. Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ đào tạo, kỹ
năng sống, mở các khóa đào tạo cho sinh viên về phương pháp tư duy, xây dựng
thái độ sống tích cực, tình yêu thương và trách nhiệm trước cuộc sống, khai thác
tiềm năng của bản thân. Ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt của anh đã trở
thành hiện thực, anh đã vượt qua mọi khó khăn biến những điều không thể thành có
thể. Mặc dù cuộc đời luôn phải gắn với chiếc nạng gỗ nhưng anh luôn có một tình
yêu mãnh liệt đối với môn thể thao vua. Anh có thể chơi bóng và từng là biên tập
viên của những tờ thể thao, không dừng lại ở đó đến tháng 10 năm 2011 anh quyết
định thực hiện ước mơ chinh phục nóc nhà Đông Dương của mình. Vượt qua bao
nhiêu vách đá cao, bùn lầy và nhiều đoạn suối, những thân cây lớn vắt qua đường,
từng bị ngã có khi bị lăn ra đường, qua những nấc thang và anh đã chinh phục tất
cả. Cuối cùng hành trình trinh phục nóc nhà Đông Dương của anh cũng thành hiện
thực, anh vỡ òa trong niềm vui sướng và hạnh phúc. Chinh phục thành công đỉnh
núi Phanxipang chàng trai cao 90 cm lại có những ước mơ táo bạo hơn bước ra
Trường Sa nơi những chiến sĩ không quản ngại khó khăn vất vả, nhọc nhằn để ngày
đêm bảo vệ vùng biển đảo của đất nước. Ước mơ trở thành một anh bộ đội đã từng
ấp ủ trong anh lại cháy rực lên khi anh quyết định lên kế hoạch thực hiện ước mơ ra
trường Sa. Ngoài ra anh còn tham gia vào chương trình Việt Nam idol năm 2010.
Nguyễn Sơn Lâm, anh chàng có cái tên tỷ lệ nghịch với thân hình, nhưng trong anh
luôn có một ý chí nghị lực phi thường, biết vượt qua khó khăn đương đầu với thử
thách với khó khăn nghiệt ngã của cuộc sống để vươn đến ước mơ của bản thân.
Hiện nay anh là diễn giả nổi tiếng đi khắp nơi trên cả nước để truyền cảm hứng
niềm tin, nghị lực và anh chính là ngọn lửa truyền động lực cho các bạn trẻ thế kỉ
21 giám vượt qua khó khăn gian nan thử thách để đến với ước mơ của mình.
Giáo viên lấy ví dụ về tấm gương nhà khoa học Einstein
Trong cuốn sách Einstein cuộc đời và vũ trụ tái hiện chân dung thiên tài Vật lý,
được coi là nhà khai sáng vật lý hiện đại. Nhưng khi còn nhỏ Einstein không hề có
biểu hiện gì nổi trội, Einstein là một cậu bé chậm biết nói khi còn nhỏ. Mãi đến
năm hai tuổi cậu mới có thể bập bẹ và khi nói câu gì đều lẩm bẩm một cách khó
khăn bác sĩ từng đánh giá Einstein chậm phát triển. Khi đi học, Einstein là một cậu

bé bướng bỉnh, chán ghét những chuẩn mực và hay phản kháng. Vì những hành vi
thuở nhỏ, Einstein từng bị đồn là đứa trẻ kém phát triển và học yếu môn toán.
Trong quảng thời gian đi học, ông rất sợ phải đến trường vì sự trêu đùa, giễu cợt từ
mọi người khi sức học kém hơn nhiều so với bạn cùng trang lứa. Thế nhưng nhờ sự
động viên rất lớn của mẹ, ông dần khắc phục được khuyết điểm, tự tin hơn và trở
thành nhà bác học nổi tiếng nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 với những
phát minh, khám phá thay đổi cả thế giới như : Thuyết tương đối, Hiệu ứng quang
điện, Hằng số vũ trụ, Lý thuyết trường thống nhất, Sóng hấp dẫn, Thuyết lượng tử
ánh sáng.
Giáo viên có thể lấy ví dụ về tấm gương vượt lên chính mình của Nick Vujicic sinh
năm 1982, là người Australia. Từ khi sinh ra anh bị khuyết tật : Không chân, không
17


tay. Tuổi thơ của Nick trôi qua trong môi trường của những đứa trẻ bình thường.
Quyết định của cha mẹ anh khiến nhiều người thắc mắc. Nuốt đau đớn, cha mẹ anh
bảo, sở dĩ họ lựa chọn như vậy là để anh tự đấu tranh với cuộc sống từ nhữn năm
tháng đầu tiên của cuộc đời. Chấp nhận một môi trường nuôi dưỡng đầy gian khổ
thử thách, những năm tháng tới trường của Nick đầy khó khăn. Lúc đầu luật của
bang Victoria không cho phép Nick học ở trường bình thường vì cơ thể khuyết tật
của anh. Nhiều ngày đấu tranh phản đối, gia đình anh khiến những người làm luật
có động thái thay đổi. Sau đó, anh trở thành một trong những sinh viên khuyết tật
đầu tiên được học ở trường bình thường khi luật trên thay đổi. Thời gian nghỉ giữa
các tiết học, anh luôn là chủ đề trêu ghẹo của bạn bè, khiến anh rơi vào trạng thái
khủng hoảng tinh thần. Nhiều khi anh tự giam mình vào một góc căn phòng, buồn
rầu nhìn qua khung cửa những đứa trẻ khác nô đùa. Đôi khi bọn trẻ cầm đồ chơi
trên tay giơ trước mặt anh với vẻ khiêu khích và thích thú. Dường như mọi việc
đang chống lại Nick, anh bị cô lập giữa những đứa trẻ khác, ngày tháng trôi qua
đẩy Nick mắc thêm bệnh trầm cảm, trong khi bản thân vốn đã mang bệnh lạ. Nick
cảm thấy cô đơn và chỉ muốn tan biến khỏi cỏi đời thật sớm, để thoát khỏi đau khổ

tủi nhục. Cũng chính vì thế mà năm lên mười tuổi, Nick từng tự dìm mình vào bồn
tắm. “Hơn ai hết, tôi cũng đã từng rất tuyệt vọng, đã từng muốn trốn chạy cuộc đời
và rất nhiều lần định bỏ cuộc, buông xuôi, nhưng cuối cùng tôi đã can đảm đứng
dậy sau hàng nghìn lần ngã” khi nhận thức được sự thật cay đắng, Nick đã thốt lên.
Xót xa trước nỗi đau cậu con trai mang trong mình, cha mẹ Nick thay phiên chăm
sóc cậu, động viên vỗ về. Đôi khi là những câu chuyện về tình yêu con người với
thiên nhiên, hay những người khốn khổ vươn lên giữa dòng đời mưu sinh mà mẹ
anh kể khi đêm về. Bằng tình yêu người mẹ, những câu chuyện nhiều lên mỗi ngày
dần xua tan đi tủi hổ bản thân, Nick chăm chú lắng nghe rồi chìm vào giấc ngủ êm
đềm. Khi thảnh thơi cha Nick thường dẫn anh ra biển nghe sóng vỗ, hay gió rì rào
hàng cây trên con đường dài bờ sông. Ngoài ra cha anh còn giành nhiều thời gian
để làm ra những đồ chơi như cánh diều , chiếc xe kéo cho anh. Ý trí sống bắt đầu
nhen nhóm trong muôn vàn khổ đau. Đó là thời điểm mẹ Nick đưa cho anh bài báo
viết về một người đàn ông bị khuyết tật giống anh đã vượt khó vươn lên như thế
nào. Rồi anh nhận ra không ai có thể giúp được bản thân, trừ chính mình. Hàng
ngày, Nick vật lộn với công việc tập luyện để tự phục vụ bản thân mình. Thấy anh
cố lết đi, cha mẹ anh đau như cắt từng khúc ruột, nước mắt trực tuôn rơi. Nick luôn
cố gắng tập luyện, anh còn tỏ ra vui, vẻ, che giấu sự đau đớn thể xác đang rỉ máu,
trầy xước. Rồi nick quyết tâm học viết học đánh máy tính. Cây bút rơi, chữ gõ sai,
rơi nhiều sai nhiều, nhưng không làm nản lòng anh. Không ai có thể tưởng tượng
bằng cách nào anh có thể cầm được bút viết khi không có tay, có thể đi lại được khi
không có chân. Nhưng khi tận mắt chứng kiến, mọi người đều cảm phục trước khả
năng của anh. Với nghị lực phi thường của mình, Nick đã xua tan đi ranh giới giữa
anh và những người bình thường khác, điều kỳ diệu là “một người bình thường” đã
hiện diện trong anh. Nick đã dần dần nhận ra cuộc sống vẫn tốt đẹp khi không có
chân tay, khi anh học được những kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày mà một
18


người bình thường có thể thực hiện mà không cần suy nghĩ. Nick viết bằng hai

ngón chân trên bàn chân trái và biết cách cầm các đồ vật bằng ngón chân của mình.
Anh biết dùng máy tính và có khả năng đánh máy 45 từ trong một phút bằng
phương pháp “gót và ngón chân”. Anh cũng học cách ném bóng tennis, chơi trống,
tự lấy cốc nước, chải tóc, đánh răng, trả lời điện thoại, cạo râu, chơi golf, bơi lội và
thậm chí cả nhảy dù. Đặc biệt Nick rất ham đọc sách và tích cực tham gia vào các
diễn đàn trên mạng xã hội. Khi mới 17 tuổi, Nick đã tự mình lập nên tổ chức phi
chính phủ Life Vihout limits (Cuộc sống không giới hạn). Từ đó, anh được mời đi
diễn thuyết khắp thế giới về cuộc sống của người khuyết tật, với hy vọng và quá
trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Năm 2005 Nick được trao Giải thưởng công dân
trẻ Australia được tổ chức hàng năm. Nick tốt nghiệp đại học Griffith năm 21 tuổi
vào đời với hai chuyên nghành kế toán và lập kế hoạch tài chính, giám đốc của tổ
chức phi chính phủ “Sống không tứ chi” ở Australia đã diễn thuyết ở hầu hết các
quốc gia lớn trên thế giới. Rồi một điều vô cùng kỳ diệu đã đến với chàng không
tay chân đầy nghị lực Nick Vujicic. Năm 2012, anh đã có một đám cưới ngọt ngào
với người bạn gái Kanae miyahara tại California. Chính nghị lực, ý chí phi thường
và một trái tim nhân hậu, nồng ấm của Nick đã chinh phục được tình yêu của cô gái
xinh đẹp, hoàn hảo Kanae Miyara, hiện Nick đang hạnh phúc bên vợ và bốn người
con gồm hai người con trai và hai người con gái. Nick Vujicic đã đi khắp thế giới
để truyền cảm hứng, tình yêu , niềm tin cho người khác. Anh thức tỉnh nhân loại
bằng chính nổi đau anh đang mang bằng ý chí và nghị lực phi thường. Cuốn sách
đầu tiên của Nick Cuộc Sống Không Có Tay Chân và sau đó một loạt tác phẩm tiêu
biểu : Đứng Dậy Mạnh Mẽ, Sống Cho Điều Có Ý Nghĩa Hơn, Đừng Bao Giờ Từ
Bỏ Khát Vọng, Cái Ôm Diệu Kỳ, Cuộc Sống Không Giới Hạn... Hiện nay anh là
môt diễn giả nỗi tiếng anh đã đi khắp nơi trên thế giới để truyền cảm hứng những
vấn đề của giới trẻ đến nay anh đã diễn thuyết trước hàng triệu người, có mặt ở 25
quốc gia trên năm châu lục trên thế giới. Những bài nói chuyện của Nick đã làm
thay đổi cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. “Nếu một gã không tay,
không chân như tôi cò có thể lướt sóng đầy cảm hứng trên bãi biển nỗi tiếng nhất
trên thế giới hay đóng một bộ phim, tham gia những trò chơi mạo hiểm nhất thì bạn
có thể thực hiện bất cứ điều gì”. Một trong những Chân lý sống được Nick rút ra từ

chính cuộc đời mình bằng góc nhìn hài hước. Anh luôn hôi hài , dí dỏm trong mọi
hoàn cảnh. Từ một đứa trẻ lớn lên trong biết bao nhiêu tủi hờn, dằng xé chỉ thấy
mịt mù đường dài phía trước, sau cùng Nick cũng tìm thấy mục đích của đời mình.
Cái tên Nick Vujicic đến nay thành một biểu tượng mãnh liệt của tinh thần vượt lên
số phận và truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất hành tinh. Bất hạnh nhưng can trường,
đớn đau nhưng chưa bao giờ từ bỏ niềm tin, sống trong một môi trường khổ ải
nhưng điều Nick mong muốn là luôn có thể khiến tất cả mọi người hạnh phúc.
Cuộc đời của Nick, nụ cười lạc quan của Nick, niềm tin, nghị lực, ý chí sự kiên
cường. Không có tay chân nhưng Nick có tất cả những giá trị sống ngời sáng như
viên ngọc. “Tôi có sự lựa chọn của tôi. Bạn cũng có sự lựa chọn của bạn. Chúng ta
có thể chọn để mình chìm sâu trong những nỗi thất vọng tràn trề và khuyết điểm
19


vĩnh viễn. Chúng ta có thể lựa chọn thái độ sống đầy cay đắng, giận giữ và u sầu.
Hoặc chủ động tìm thấy bài học từ chính những gì mình đã trải nghiệm và tiến lên
phía trước”. (Trích tự truyện cuộc sống không giới hạn). Nick vươn lên tự khẳng
định mình trong cuộc sống. Nick hiện đang sống tại Mỹ.
Đó là những tấm gương ngời sáng về tự hoàn thiện bản thân.
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đối với riêng bản thân tôi sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng
dạy nhận thấy các em chăm học hơn, các em, chú ý nghe giảng bài và xung phong
lên bảng nhiều hơn, có hứng thú với giờ học và môn học nhiều hơn kết quả năm
học 2018- 2019 tôi đã đạt được kết quả sau :
Lớp Sĩ số Tốt
%
Khá
%
TB
%

Yếu
%
10A
42
2
4,76
17
40.48
20
47,62
3
7,14
10B
42
0
0
18
42,86
20
47,62
4
9,52
10C
42
1
2,38
20
47,62
19
45,24

2
4,76
Kết quả cụ thể ở năm học 2019- 2020 tôi đã đạt được học sinh các lớp tôi dạy đã
đạt được kết quả như sau :
Lớp Sĩ số Tốt
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
10A1
42
9
21,43
25
64,34
6
14.23
0
0
10A2
42
6
14,23
21
50,06
15
35,71

0
0
10A3
42
8
19,05
23
54,76
11
26,19
0
0
Đối với đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn trao đổi sáng kiến này và đã nhận được sự
quan tâm, phản hồi tốt.
Đối với nhà trường : Chất lượng học sinh được nâng lên, học sinh có hứng thú học
bộ môn nhiều hơn.
3. Kết luận
3.1 Kết luận
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi đã đạt được trong quá trình giảng dạy
môn giáo dục công dân. Do điều kiện thời gian cũng như năng lực còn hạn chế
chắc chắn đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong các đồng nghiệp
đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn.
3.2 Đề xuất : Tôi không có đề xuất gì.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Thiệu Hóa ngày 5- 7- 2020
Người viết sáng kiến

Nguyễn Ngọc Quân
Tài liệu tham khảo


20


1. Giáo dục công dân 10. NXB Giáo Dục năm 2019.
2. Ca dao tục ngữ Viêt nam. Tác giả Vũ Ngọc Phan- NXB Văn Học. Năm 2020
3. Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tác giả Nguyễn Đổng Chi- NXB Trẻ. Năm
2015.
4. Nhật kí trong tù. Tác giả Hồ Chí Minh- NXB Kim Đồng Tái bản năm 2020.
5. Sống như anh. Tác giả Trần Đình Vân- NXB Văn học. Tái bản năm 2007.
6. Võ Thị Sáu con người và huyền thoại- Nguyễn Đình Thống- NXB Tổng Hợp
TPHCM. Năm 2009.
7. Đất nước đứng lên. Tác giả Nguyên Ngoc- NXB Kim Đồng năm 2013.
8. Tôi đi học. Tác giả Nguyễn Ngọc Ký- NXB Tổng Hợp TPHCM. Tái bản năm
2019.
9. Đánh thức khát vọng. Nhiều tác giả- NXB Hồng Đức năm2017.
10. Einstein- Cuộc Đời Và Vũ Trụ. Tác giả Walter Isaacson- NXB Thế Giới. Năm
2018.
11. Tự truyện Cuộc Sống Không Giới Hạn- Tác Giả Nick Vụjicic. Dịch giả : Ngyễn
Bích Lan- NXB Tổng Hợp TPHCM. Năm 2012.

Mục lục
21


1. Mở đầu ……………………………………………………………………Trang 1
1.1 Lý do chọn đề tài………………………………………………...............Trang 1
1.2 Mục đích nghiên cứu…………………………………………….............Trang 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………............Trang 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………...............Trang 1


DỤC
VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
2. Nội dung của SỞ
sángGIÁO
kiến kinh
nghiệm

TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA

2.1 Cơ sở lí luận………………………………………………………….......Trang 1
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm…...............Trang 2
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp thực hiện để giải quyêt vấn đề
…………………………………………………………………………..Trang 2
2.3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường…..……………………………………………..Trang 20
3. Kết luận………………………………………………………………….Trang 20

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3.1 Kết luận………………………………………………………...............Trang
20
3.2 Đề Xuất………………………………………………………………….Trang 20

VẬN DỤNG TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG
QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY PHẦN CÔNG DÂN
VỚI ĐẠO ĐỨC

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Quân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Thiệu Hóa
SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân


22

THANH HÓA, NĂM 2020



×