Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiến trình văn hóa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.36 KB, 12 trang )

Bài 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ
VIỆT NAM
Tiến trình văn hoá Việt Nam có thể phân thành 5 thời kỳ:
I. VĂN HOÁ VIỆT NAM THỜI TIỀN SỬ VÀ SƠ SỬ
Đây là thời kỳ hình thành nền tảng/cơ tầng văn hoá Việt Nam, được tính từ
khi người nguyên thủy biết dung đá để chế tác công cụ cách ngày nay vài
chục vạn năm cho đến thời đại Hùng Vương dựng nước - thời đại làm nên
hai thành tựu lớn lao có ý nghĩa
lịch sử. Đó là sự hình thành của nền văn minh sông Hồng và sự ra đời của
hình thái nhà nước sơ khai: nhà nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp
đó là nước Âu Lạc của An Dương Vương.
1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử.
Là thời kỳ trước khi xuất hiện nền văn minh cổ đại, tức là trước khi
hìnhthành nhà nước / quốc gia (từ buổi đầu thế kỷ I TCN - cuối thời đại đá
mới),trên đất nước Việt Nam đã có một quá trình phát triển văn hoá lâu
dài.
- Trong thời kỳ tiền sử ấy đã dần dần hình thành một cơ tầng văn hoá
chung cho tất cả cư dân ở vùng Đông Nam Á. Đó là nền văn hoá lấy nghề
nông làm phương thức hoạt động, thích nghi với điều kiện tự nhiên thuộc
khu vực châu Á gió mùa - Nền văn hoá có đặc trưng là một phức thể văn
hoá lúa nước với ba yếu tố: văn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá
biển. Trong đó, yếu tố đồng bằng tuy có sau nhưng đóng vai trò chủ đạo.
Ở sườn đồi, sườn núi thấp, người ta đốt rừng làm nương rẫy, trồng lúa
cạn. Ở thung lũng, đồng bằng, ở ven biển, người ta canh tác lúa nước. Ở
nhiều nơi, cư dân còn biết dùng trâu bò để cày bừa. Ở ven các dòng sông, ở
ven biển, cư dân thạo nghề đi biển và đánh bắt hải sản.Ở các vùng núi, cư
dân nói chung còn ở trình độ tổ chức sống bộ lạc,nhưng ở trung du và đồng
bằng, cư dân đã dần dần vươn tới trình độ tổ chức liên minh bộ lạc, sống
thành vùng cư dân đông đúc, gồm nhiều làng xã lớn. Liên minh bộ lạc là
một bước quá độ để vươn lên trình độ tổ chức quốc gia Việt Nam là một
Đông Nam Á thu nhỏ, có đủ ba yếu tố văn hoá núi, đồng bằng và biển, có đủ


các sắc tộc thuộc các ngữ hệ ở Đông Nam Á hiện nay.
Thông qua các ngành khảo cổ học và cổ nhân học, chúng ta biết có các nền
văn hoá trên đất nước Việt Nam thuộc thời kỳ tiền sử:
+ Văn hoá Núi Đọ - văn hoá thuộc thời kỳ đá cũ, bắt đầu hàng chục vạn
năm kéo dài cho đến một vạn năm cách ngày nay (tên gọi của nền văn hoá
này là từ điểm khảo cổ học ở núi Đọ, Thanh Hoá)
+ Văn hoá Sơn Vi (Phú Thọ) - văn hoá thuộc hậu kỳ đá cũ, tồn tại từ 20
đến 15 nghìn năm trước công nguyên.
+ Văn hoá Hoà Bình (Hoà Bình) - văn hoá thuộc thời kỳ đá giữa, kéo dài
khoảng từ 12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay. Đã có một nền nông nghiệp
sơ khai xuất hiện trong lòng văn hoá Hoà Bình.
+ Văn hoá Bắc Sơn (Lạng Sơn) - văn hoá thuộc thời kỳ đá mới, kéo dài
khoảng từ 11.000 năm đến 7.000 năm cách ngày nay. Cùng với nền văn hoá
Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn đã làm nên khúc dạo đầu của cuộc cách mạng
đá mới. Để đến cuối thời đại đá mới thì phần lớn các bộ lạc nguyên thuỷ đã
tiến sang giai đoạn nông nghiệp trồng lúa, cũng tức là chuyển từ kinh tế khai
thác sang kinh tế sản xuất, thực sự bước vào lĩnh vực sáng tạo văn hoá.
Cư dân thời đại đá mới đã có những tri thức phong phú về tự nhiên và dựa
vào những tri thức đó để thích nghi một cách hài hoà với tự nhiên. Chẳng
hạn, người Hoà Bình cư trú trong các hang động đã nhận biết được những
hiện tượng có tính quy luật của gió mùa, do đó để tránh gió mùa, các hang
động của họ đã không có hang động nào quay về hướng chính Bắc, mà có
tới hơn 50% quay về hướng nam và hướng đông Nam. Thời kỳ này cũng để
lại những dấu vết nghệ thuật, như những hiện vật xương có vết khắc hình cá,
hình thú và người trên vách hang Đồng Nội. Trong sự nhận thức về thiên
nhiên của người Hòa Bình, còn thấy rõ những cảm nhận về những nhịp điệu
vốn có trong tự nhiên, được thể hiện bằng những nhóm vạch 3 vạch một trên
các hòn đá cuội trong hang động. Dù chỉ là giả thuyết, những di vật tìm thấy
trong văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn cũng cho thấy một bước phát triển mới
về tư duy của người nguyên thuỷ. Tư duy về thời gian, vũ trụ còn được thể

hiện bằng những hoa văn, ký hiệu biểu thị mặt trời như hình tròn, hình chữ
vẽ trên đồ gốm. Có thể bấy giờ đã bắt đầu hình thành loại nông lịch sơ khai.
Thời kỳ này cũng xuất hiện những tín ngưỡng nguyên thuỷ: niềm tin vào thế
giới bên kia; sự tôn thờ các sức mạnh tự nhiên. Những hiện tượng tự nhiên
như mưa, gió, đặc biệt là mặt trời đã trở thành những thần linh quan trọng
đối với con người. Về tổ chức xã hội, vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, khi con
người đã chọn nghề nông và sống định cư, thì có thể tin rằng nhiều bộ lạc đã
sống thành hàng xóm.
2.Thời sơ sử.
Cách đây khoảng 4000 năm, cư dân Việt Nam từ lưu vực sông Hồng đến
lưu vực sông Đồng Nai đã bước vào thời đại kim khí. Thời kỳ này trên lãnh
thổ Việt Nam hiện nay đã tồn tại 3 trung tâm văn hoá lớn của 3 quốc gia cổ
nhất Đông Nam Á :
- Văn hoá Đông Sơn (miền Bắc) gắn với sự ra đời của nhà nước Văn Lang
của các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của vua An Dương Vương. Với
nền văn hoá Đông Sơn, kỹ thuật chế tác đồ đồng đã vươn lên trình độ khá
cao so với trình độ thế giới lúc đương thời. Sản phẩm đồng thời cũng là biểu
tượng của văn hoá Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn. Quá trình hình
thànhvà phát triển của văn hoá Đông Sơn / văn minh sông Hồng ở miền Bắc
là một quá trình hình thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước
đầu tiên của họ. Đây là một nền văn hoá thống nhất mà chủ nhân của nền
văn hoá đó là một cộng đồng cư dân gồm nhiều thành phần tộc người gần
gũi nhau về nhân chủng và văn hoá. Văn hoá Đông Sơn là một điển hình của
nền văn hoá nông nghiệp lúa nước.
- Văn hoá Sa Huỳnh (miền Trung) được coi là tiền nhân tố của người Chăm
và vương quốc Chăm Pa. Văn hoá Sa Huỳnh là sản phẩm của cư dânnông
nghiệp trồng lúa, nhưng biết khai thác nguồn lợi của rừng và biển, vàphát
triển các nghề thủ công.
- Văn hoá Đồng Nai (miền Nam), một cội nguồn hình thành nền văn hoá Óc
Eo ở Nam Bộ vào những thế kỷ đầu công nguyên sau này. Văn hoá Óc

Eo gắn với vương quốc Phù Nam, một nhà nước tồn tại từ thế kỷ II đến thế
kỷ VII ở châu thổ sông Cửu Long. Văn hoá Đồng Nai cũng là sản phẩm của
cư dân có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủ công.
Tóm lại, tiến trình văn hoá thời tiền sử và sơ sử thuộc giai đoạn hình thành
nền tảng của văn hoá Việt Nam, với các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Tiến trình văn hoá Việt Nam thời tiền sử và sơ sử là tiến trình hình thành
nên những nền tảng của văn hoá Việt Nam, hình thành cốt lõi của người Việt
cổ, là phác thảo khởi nguyên về một nền văn hoá quốc gia dân tộc đa tộc
người về sau.
- Những nền tảng văn hoá đó có là những nền tảng văn hoá bản địa /
nộisinh, nằm trong cơ tầng văn hoá chung của khu vực văn hoá Đông Nam
Áthời bấy giờ, nó khác với hai nền văn hoá - văn minh Trung Quốc và Ấn
Độở châu Á.
- Đỉnh cao của giai đoạn hình thành những nền tảng văn hoá nội sinh
ViệtNam là văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Đồng Nai,
cũng làba đỉnh cao của văn hoá Đông Nam Á, miền đông bán đảo Đông
Dương. Batrung tâm văn hoá đó phát triển theo thế chân vạc, nhưng luôn có
mối quanhệ qua lại với nhau, đồng thời phát triển, giao lưu với nhiều văn
hoá khác ởkhu vực. Đồng thời, ba trung tâm văn hoá ấy đều sẽ phát triển
thành ba nềnvăn minh lớn ở Đông Nam Á, ứng với ba quốc gia cổ đại là Văn
Lang - ÂuLạc, Chăm Pa và Phù Nam.
- Như thế, trước khi chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến Trung
Quốc, đất nước ta đã từng tồn tại một nền văn minh cổ như vậy, nên ý thức
quốc gia dân tộc của người Việt đã sớm hình thành và làm nên một sức
mạnh đủ để dân tộc Việt Nam vừa không bị Hán hoá lại vừa có khả năng
thâu hoá những nhân tố của mô hình văn hoá Trung Quốc trong quá trình
xây dựng nhà nước Đại Việt tự chủ sau này.
II. VĂN HOÁ VIỆT NAM THIÊN NIÊN KỶ THỨ NHẤT SAU CÔNG
NGUYÊN
Trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam

hiệnnay đã từng tồn tại ba nền văn hoá: văn hoá của cộng đồng cư dân châu
thổBắc Bộ và Bắc Trung Bộ, văn hoá Chăm Pa ở ven biển miền Trung, và
vănhoá Óc Eo ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Ba nền văn hoá
nàycó những nét chung do có chung cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, nhưng
cũnglại có những nét riêng do từng vùng có những đặc điểm và số phận lịch
sửkhác nhau. Bài giảng trình bày đặc điểm văn hoá của cư dân châu thổ
bắcBộ với tư cách đại diện, điển hình.
1. Năm 179 trước công nguyên, nước Âu Lạc của An Dương Vương bị nước
Nam Việt của Triệu Đà (đóng đô ở Phiên Ngung thuộc Quảng Đông, Trung
Quốc ngày nay) thôn tính. Năm 111 trước công nguyên, nước Nam
Việt bị thôn tính vào đế quốc Hán, nước Âu Lạc lúc ấy thuộc nước Nam
Việt cũng bị thôn tính theo. Từ đó, đất nước ta trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc
thuộc,
tức là chịu sự đô hộ, áp đặt văn hoá của phong kiến phương Bắc và có sự
chống phong kiến phương Bắc đô hộ để bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Lịch sử các cộng đồng dân tộc Việt Nam trong suốt thời kỳ Bắc thuộc là lịch
sử của một cuộc đấu tranh đề kháng dai dẳng, bền bỉ để bảo tồn giống nòi,
bảo vệ nền văn hoá dân tộc và giải phóng đât nước. Cuộc đấu tranh chống
ách đô hộ của phong kiến phương Bắc thành công nên mới tồn tại nền văn
hoá Việt Nam hiện nay.
2. Trong hơn mười thế kỷ Bắc thuộc, các triều vua Trung Quốc từ Hán đến
Đường, thông qua chính quyền đô hộ nước ta khi ấy, đã kế tiếp nhau thi
hành chính sách cai trị tàn bạo, chính sách đồng hoá / Hán hoá đối với người
Việt và văn hoá Việt trên mọi phương diện, nhằm vĩnh viễn thôn tính nước
ta vào đế quốc phong kiến phương Bắc. Đặc trưng cơ bản trong bối cảnh văn
hoá lịch sử giai đoạn này là:
- Tiếp xúc cưỡng bức văn hoá Việt - Hán.
- Tiếp xúc văn hoá Việt Ấn.
- Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, bản sắc văn hoá.
3. Dấu ấn văn hoá thời kỳ Bắc thuộc áp đặt vào Việt Nam mà ngày nay vẫn

còn ảnh hưởng rõ nét là các học thuyết, các tôn giáo của phương Đông, là sự
du nhập đạo Nho, đạo Giáo...
- Nho giáo (còn được gọi là đạo Nho hay Khổng giáo) do Khổng Tử (551
- 479 trước CN) sáng lập. Nho giáo không phải là tôn giáo hiểu theo đúng
nghĩa, không phải là học thuyết triết học theo nghĩa chính xác, mà thực chất
là học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức của giai cấp thống trị. Nho giáo
thiết lập trật tự xa hội, quan hệ giữ người với người trong xã hội và quan hệ
giữa con người với thế giới tụ nhiên (trời). Giai cấp thống trị coi Nho giáo là
công cụ để cai trị xã hội theo theo một trật tự nghiêm ngặt cho các mối quan
hệ trong xã hội. Tư tưởng này quy định phương châm ứng xử theo thứ bậc:
quân, sư, phụ, và con người trong xã hội phải giữ đạo Cương thường (trung
quân, ái quốc, tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường) để duy trì và củng cố
trật tự xã hội ấy.
Học thuyết về con người với thế giới tự nhiên đuợc thể hiện thông qua tư
tưởng 'Thiên mệnh', 'Thiên nhân cảm ứng'.
- Đạo giáo là một thuật ngữ dùng để chỉ hai dòng triết học và tôn giáo của
Trung Quốc có bản chất khác nhau: một dòng là đạo Giáo triết học được gọi
là đạo Gia, một dòng là đạo giáo tôn giáo thường được gọi là đạo Giáo.
Đạo Gia do Lão Tử sáng lập và Trang Tử phát triển, nên còn gọi là đạo
Lão - Trang. Đạo này đề cao tư duy trừu tượng, coi thường việc nghiên cứu
sự vật cụ thể, khuyên con người sống gần gũi tự nhiên, không làm gì trái với
lẽ tự nhiên. Trong thời kỳ Bắc thuộc, đạo Lão - Trang chủ yếu lưu hành
trong số người Hán thất thế.
- Đạo giáo, một tôn giáo bản địa của Trung Quốc hỗn hợp rất nhiều tín
ngưỡng Saman giáo và các phương thuật của dân gian lẫn cung đình như:
đoán mộng, xem sao, bói rùa, cúng quỷ thần, đồng cốt, cầu tiên v.v...Đạo
này khi được truyền bá vào Việt Nam đã hoà nhập với tín ngưỡng đa thần
của người Việt, bổ sung những tín điều cần thiết cho tín nguỡng dân gian
Việt Nam.
- Phật giáo: Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào nước ta cùng từ thời kỳ này,

khoảng thế kỷ đầu công nguyên.
Đạo Phật (Buddha, tiếng Ấn là 'giác ngộ') phát sinh ở Ấn Độ vào thế kỷ VI
trước công nguyên, tại một bang Capilavatxtu gần biên giới Nê pan. Người
sáng lập là đức Thích ca Mâu ni (Cakya Mauni). đạo Phật là tiếng nói bất
bình của quần chúng nhân dân lao động đối với chế độ đẳng cấp hà khắc, là

×