Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tích hợp giáo dục môi trường vào một số tiết dạy vật lí lớp 10 chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.75 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Trang

1. Mở đầu………………………………………………………………………1
1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………...……..1
1.2. Mục đích nghiên cứu………………………………………..……...…….1
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….1
1.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………..………..…2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm ……………………….….…2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .……………..……………… ……………2
2.1. Cơ sở lí luận……………………………………….………………...……..2
2.1.1. Khái niệm dạy học tích hợp…………………………….……………….2
2.1.2. Giáo dục môi trường qua dạy học Vật lí ở trường THPT …………….…3
2.1.3. Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường……………………………..…5
2.1.3.1. Kiểu 1: Thông qua dạy học các bộ môn ở phổ thông…………….….5
2.1.3.2. Kiểu 2: Giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt động
độc lập ………………………………………………...………………...……..5
2.2. Thực trạng vấn đề…………………………………………………...……..5
2.2.1. Đối với học sinh……………………………………………….…….….5
2.2.2. Đối với giáo viên………………………………………………………..5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề………………………………………………………………6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường………………………………………….….20
3. Kết luận, kiến nghị…………………………………………………………..20
3.1. Kết luận……………………………………………………………..…… 20
3.2. Kiến nghị ……………………………..……………………………… …..20

1



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Thực trạng môi trường ngày nay đang trở thành vấn đề gay gắt của toàn
nhân loại khi song hành với sự phát triển của nền kinh tế là nguy cơ cạn kiệt tài
nguyên và ô nhiễm môi trường. Chính phủ các nước và các tổ chức của thế giới
đã nhiều lần họp bàn về vấn đề môi trường hay đầu tư về tài chính để góp phần
cải thiện môi trường thế giới cũng đủ cho thấy tầm quan trọng của môi trường
hiện nay đối với nhân loại.
Ở Việt Nam, chính phủ nước ta đã có những động thái tích cực nhằm góp
phần bảo vệ môi trường như Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền
vững giai đoạn 2013-2015; Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu
giai đoạn 2012-2020; Ban hành Luật bảo vệ môi trường …Gần đây nhất là đưa
nội dung tích hợp giáo dục môi trường vào dạy học các bộ môn ở trường phổ
thông. Nội dung này đã được triển khai tới toàn bộ các giáo viên ở trường phổ
thông trong cả nước.
Trong quá trình dạy học, vấn đề tích hợp giáo dục môi trường của môn Vật
lí ở trường THPT là một vấn đề rất đáng quân tâm. Tuy nhiên với xu hướng học
và thi hiện nay, từ cấp Trung học cơ sở đến cấp Trung học phổ thông kết quả
cuối cùng của cấp học này chỉ được chú ý bởi kết quả các kì thi của học sinh
nhưng nội dung của môn Vật lí trong các kì thi quan trọng hiện nay rất ít đề cập
đến vấn đề môi trường. Chính vì vậy trong quá trình học, học sinh nói chung và
học sinh trong các lớp học chương trình chuẩn nói riêng, các em rất ít tự liên hệ
giữa kiến thức Vật lí với những thay đổi của môi trường; trong quá trình dạy
học, một bộ phận các thầy cô chủ yếu quan tâm tới việc làm sao để học sinh hiểu
và vận dụng được kiến thức của bài học vào quá trình làm bài tập mà quên đi sự
lồng ghép giáo dục môi trường cho học trong giờ học.
Với lí do trên, bản thân tôi mạnh dạn đóng góp nhưng kinh nhiệm của mình
trong việc lồng ghép giáo dục môi trường vào một phần nhỏ của quá trình dạy
học Vật lí ở trường THPT thông qua đề tài “Tích hợp giáo dục môi trường vào
một số tiết dạy Vật lí lớp 10 chương trình chuẩn”.

1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Góp phần rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lí đã được học vào
thực tiễn.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với mỗi học sinh.
- Kích thích sự hứng thú của học sinh đối với việc học môn Vật lí. Góp
phần làm thay đổi suy nghĩ của các em về một môn Vật lí “khô khan, gai góc”
vốn đã tồn tại từ khi các em còn học ở cấp Trung học cơ sở.
- Cụ thể hóa nội dung tích hợp giáo dục môi trường vào một số tiết học Vật
lí lớp 10 chương trình chuẩn.
- Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật lí ở Trường THPT Nga Sơn
nói riêng và cấp THPT trong toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong năm học vừa qua tôi đã tiến hành nghiên cứu ở học sinh các lớp mà
tôi trực tiếp giảng dạy là 10C, 10D, 10G, 10H trường THPT Nga Sơn.

2


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành lồng ghép một số nội dung của
bài học liên hệ với thực tiễn. Từ đó giúp cho học sinh có thể vận dụng ngay
những kiến thức vừa học để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống mà trước
đó các em tưởng chừng như không liên quan. Qua đó làm cho tiết học diễn ra
một cách nhẹ nhàng, hiệu quả.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Đã nêu rõ những địa chỉ tích hợp trong mỗi tiết học khi thực hiện.
- Xác định rõ đối tượng khi thực hiện.
- Những liên hệ thực tế có sự gần gũi, dễ hình dung cho cả giáo viên và học
sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Khái niệm về dạy học tích hợp
“Quá trình dạy học tích hợp được hiểu là một quá trình dạy học trong đó
toàn thể các hoạt động học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực
rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho
các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao
động (Xavier Roegiers (1996)). Mục tiêu cơ bản của tư tưởng sư phạm tích hợp
là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh phù hợp các mục tiêu giáo dục của nhà
trường.
Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập trong đó
học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng trong các
tình huống gần với cuộc sống và có ý nghĩa. Cụ thể là cần kết hợp một cách hữu
cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành
một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn
được đề cập trong các môn học đó.
Dạy học tích hợp hướng tới thiết lập mối quan hệ giữa các khái niệm khác
nhau của cùng một môn học cũng như của các môn học khác nhau, hướng tới
đào tạo học sinh có năng lực đáp ứng được thách thức lớn của xã hội ngày nay là
có được khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình
để giải quyết một cách hữu ích một tình huống xuất hiện, hoặc có thể đối mặt
với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp. Tư tưởng sư phạm đó
gắn liền với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề, phát triển năng lực sáng
tạo của học sinh trong quá trình dạy học.
Từ những lý do trên, việc vận dụng tư tưởng dạy học tích hợp vào quá trình
dạy học là rất cần thiết, là một xu hướng của dạy học được nhiều nước trên thế
giới quan tâm thực hiện. Ở Việt Nam, dạy học tích hợp cũng đã được nghiên cứu
và vận dụng từ những năm 60 nhưng đến nay vẫn chưa trở thành phổ biến. Hiện
nay dạy học tích hợp cũng đã được nghiên cứu vận dụng ở nhiều môn học như
Ngữ Văn, Sinh học, Hóa học...trong đó có việc tích hợp các nội dung giáo dục
môi trường vào dạy học các bộ môn ở trường phổ thông.

Các dạng vận dụng dạy học tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học
ở trường phổ thông hiện nay thường là:

3


- Hình thức liên hệ (permeation): là hình thức tích hợp khi các kiến thức
giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa (SGK), nhưng dựa
vào kiến thức của bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức về môi trường
(như các hiện tượng, số liệu về tình trạng môi trường, sử dụng môi trường...)
vào bài giảng trên lớp dưới hình thức các ví dụ, cũng có thể tổ chức các tình
huống học tập ở đó học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế có liên quan tới vấn
đề môi trường sinh thái.
- Hình thức lồng ghép (infusion): Với hình thức này, trong chương trình và
SGK có các kiến thức môn học cũng chính là kiến thức về môi trường được tích
hợp với nhau ở các mức độ khác nhau.” ( Theo Giáo dục bảo vệ môi trường
trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn Văn Khải)
2.1.2. Giáo dục môi trường qua dạy học môn vật lí ở bậc THPT
“Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã và
đang là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi
trường là một trong các "vấn đề toàn cầu".
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do
các hoạt động của con người: phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông
vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh... Trong bối cảnh phát triển của xã hội loài
người, bài toán "phát triển bền vững" đã được đặt ra để giải quyết. Phương châm
của phát triển bền vững được nêu lên là: "Sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu
trong hiện tại không làm xâm phạm đến khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của các
thế hệ tương lai".
Ở bậc THPT, mỗi môn học có vị trí khác nhau trong vấn đề thực hiện giáo
dục môi trường. Có nhiều môn học có thuận lợi do đối tượng bộ môn liên quan

nhiều đến vấn đề môi trường sinh thái như: sinh học, địa lý, hóa học, giáo dục
công dân. Các môn học khác như vật lý, lịch sử, tin học…., mặc dù không có
các chủ đề nghiên cứu riêng về vấn đề môi trường sinh thái, song đều có thể tìm
được cơ hội đưa vấn đề giáo dục môi trường vào nội dung bài học. Điều quan
trọng giáo viên phải được chuẩn bị các hiểu biết về vấn đề môi trường, hiểu sâu
kiến thức bộ môn.
- Một số định hướng nội dung giáo dục môi trường khi dạy học vật lý ở
trường THPT:
Theo định nghĩa về môi trường của Chương trình môi trường Liên Hiệp
quốc (United Nation Enviroment Program (UNEP)): "Môi trường là tập hợp các
yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả
cộng đồng". Việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho
thấy các yếu tố vật lý có vai trò rất quan trọng. Như vậy, môn vật lý ở trường
phổ thông có thể khai thác nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung giáo dục môi
trường, có thể nêu ra một số trường hợp như:
+ Khai thác từ nội dung môn học vật lý;
+ Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: hóa học, sinh học,...
(vì nhiều quá trình hóa học, sinh học,... chịu tác động của yếu tố vật lý).

4


Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung giáo dục môi trường phù hợp,
có thể nêu lên một số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên
quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như:
• Tài nguyên rừng bị suy giảm: Trước hết phải làm rõ được vai trò của
rừng đối với cuộc sống con người:
+ Rừng - nguồn gen quý giá (động, thực vật);
+ Cung cấp lâm thổ sản;
+ Điều hòa lượng nước trên mặt đất;

+ Rừng ="lá phổi xanh";
+ Rừng → chống xói mòn đất,...
Dưới góc độ khoa học vật lý, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện
tượng mao dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng dòng chảy của
nước gây ra sự bào mòn đất...
Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống xói
mòn đất, hạn chế khí nhà kính...);
• Ô nhiễm nước:
Vai trò của nước đối với sự sống trên Trái Đất, các quá trình lý hóa khi nước
bị ô nhiễm,... các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên (liên
quan tới các hiện tượng chuyển thể của nước...)
• Ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất
phóng xạ, hóa chất.
• Ô nhiễm tiếng ồn: liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng
âm.
Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn (tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số
và chu kỳ khác nhau, nói cách khác : là những âm thanh chói tai, gây những tác
động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người, cơ thể sống.
Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaokê quá giới hạn cho phép,...
, (âm thanh ≥ 80 dB).
• Ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh vật.
• Sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ
môi trường .
• Ô nhiễm phóng xạ: Các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,...
- Về phương tiện dạy học:
Phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng nâng cao chất lượng dạy học
nói chung, chất lượng giáo dục môi trường nói riêng. Vì vậy trong các bài học
có tích hợp các nội dung giáo dục môi trường giáo viên nên tăng cường sử dụng
các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện nghe nhìn: sử dụng các
video clip (từ 3 - 5 phút) để giới thiệu về các yếu tố môi trường và sử dụng hợp

lý năng lượng như: cọn nước, cối giã gạo nước, trạm thủy điện nhỏ, trạm pin
mặt trời (năng lượng sạch), ô nhiễm không khí và tiếng ồn giao thông ; từ
trường trái đất, năng lượng nguyên tử, ...

5


Để khai thác và cập nhật các tư liệu phục vụ giáo dục môi trường, giáo viên
có thể chủ động sử dụng phương tiện internet khai thác các Website về môi
trường và giáo dục môi trường bổ ích.” (Theo Giáo dục bảo vệ môi trường trong
dạy học Vật lý THPT-Nguyễn Văn Khải).
2.1.3. Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường
2.1.3.1. Kiểu 1: Thông qua dạy học các bộ môn ở phổ thông
Ở đây có 2 dạng bài học có thể khai thác cho giáo dục môi trường:
Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học, hoặc có nội dung môn học trùng
hợp với nội dung môi trường (hình thức lồng ghép). Đây là dạng mà tôi đã vận
dụng trong quá trình dạy học và muốn đề cập tới trong sáng kiến kinh nhiệm này
thông qua một số bài soạn.
Dạng 2: “Một số nội dung của bài học có liên quan với nội dung giáo dục môi
trường song không nêu rõ trong sách giáo khoa (hình thức liên hệ).
Khi khai thác cơ hội giáo dục môi trường dù theo hình thức nào cũng cần
tuân theo 3 nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học
bộ môn thành bài học môi trường;
Thứ hai: Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung, không tràn lan, tùy tiện
Thứ ba: Phát huy tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm
thực tế của học sinh, tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi
trường.” (Theo Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn
Văn Khải)
2.1.3.2. Kiểu 2: Giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt

động độc lập
“Các hoạt động độc lập này hoàn toàn phù hợp với các hình thức tổ chức
dạy học bộ môn như: tham quan, ngoại khóa, tuần lễ môi trường... Nội dung của
các hoạt động này chủ yếu là nội dung môn học, các nội dung giáo dục môi
trường sẽ được tích hợp vào các hoạt động chung. Tuy nhiên, vì đây là các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, gắn với thực tế môi trường sống, môi trường lao động
sản suất nên có nhiều điều kiện tích hợp sâu sắc các nội dung giáo dục môi
trường. Song do thực tế kế hoạch dạy học hiện nay là rất chặt chẽ, nên giáo viên
phải nghiên cứu lựa chọn chủ đề phù hợp và có kế hoạch sớm để nhà trường tạo
điều kiện.” (Theo Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý THPTNguyễn Văn Khải)
2.2. Thực trạng vấn đề.
Nội dung các kì thi quan trọng của học sinh THPT (Học sinh giỏi cấp tỉnh;
Tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh đại học - Từ năm 2014 trở về trước; THPT
quốc gia) chưa đề cập nhiều tới sự liên quan giữa kiến thức vật lí với môi trường
nên đã ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình dạy và học ở trường THPT. Bên cạnh đó
ngay từ cấp Trung học cơ sở, quá trình dạy và học cũng chưa thực sự chú ý tới
việc giáo dục môi trường vào dạy học Vật lí. Cụ thể:

6


2.2.1. Đối với học sinh.
Các em thường tập trung vào giải quyết các bài tập Vật lí sao cho đạt kết
quả cao nhất trong các kì thi chứ chưa có sự liên hệ giữa những kiến thức vật lí
với sự biến đổi của môi trường.
2.2.2. Đối với giáo viên.
Một bộ phận các thầy cô chưa thực sự quan tâm tới việc giáo dục về môi
trường cho học sinh trong các buổi học mà chỉ quan tâm tới việc truyền đạt sao
cho các em hiểu và vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các bài tập vật
lí nhằm đạt kết quả cao nhất trong các kì thi.

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề.
Giáo dục môi trường cho học sinh THPT thông qua dạy học Vật lí là một
nội dung mà Sở giáo dục đào tạo Thanh Hoá đã tổ chức tập huấn cho đại diện
giáo viên bộ môn các trường THPT trên toàn tỉnh và những giáo viên này đã
triển khai tới các giáo viên trong tổ bộ môn của mình. Trong sáng kiến kinh
nhiệm này tôi chỉ đề cập tới “Tích hợp giáo dục môi trường trong một số tiết
dạy Vật lí lớp 10 chương trình chuẩn” mà tôi đã áp dụng ở các lớp 10C,10D,
10G,10H, cụ thể: Bài 26-Thế năng; Bài 33-Các nguyên lý của nhiệt động lực
học; Bài 38-Sự chuyển thể của các chất
Để giáo dục môi trường cho học sinh các lớp trên tôi đã lồng ghép nội dung
giáo dục môi trường vào các tiết dạy của mình. Ở đây xin giới thiệu một số nội
dung tích hợp mà tôi đã chuẩn bị trong năm học vừa qua.
Bài 26: THẾ NĂNG
Địa chỉ tích
Nội dung tích hợp GDMT
Biện pháp
hợp
I.2. Thế
- Ảnh hưởng của việc xây dựng các đập Chia lớp học thành 8
năng trọng thủy điện quá cao, quá nhiều:
nhóm, yêu cầu các
trường
+ Ưu điểm: Tạo ra nguồn điện với giá nhóm thảo luận để trả
thành rẻ; Tận dụng các hồ thủy điện để lời một số câu hỏi:
phát triển ngành du lịch, nuôi trồng thủy + Hãy nêu một số ví
sản; hỗ trợ việc kiểm soát lũ, tưới tiêu… dụ về vật có thế năng
+ Nhược điểm: Ảnh hưởng đến môi sau đó sinh công.
trường của các sông bên dưới; “Một cái + Khi nước chảy từ
hại nữa của các đập thủy điện là việc tái trên cao xuống (thực

định cư dân chúng sống trong vùng hồ hiện công) có tác dụng
chứa. Trong nhiều trường hợp không một như thế nào? Lấy ví
khoản bồi thường nào có thể bù đắp dụ minh họa.
được sự gắn bó của họ về tổ tiên và văn + Hãy nêu những ảnh
hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có hưởng của việc xây
giá trị tinh thần đối với họ”(Theo dựng đập thủy điện.
/>+ Làm thế nào để hạn
%E1%BB%A7y_%C4%91i%E1%BB
chế sự xói mòn của
%87n); Xây đập thủy điện càng càng cao nước khi trồng trọt ở
7


thì thiệt hại gây ra càng lớn khi vỡ đập, những vùng địa hình
bên cạnh đó việc ảnh hưởng tới môi có độ dốc lớn?
trường của các sông bên dưới cũng lớn + Với mỗi người nói
hơn.
chung và học sinh nói
- Sự xói mòn đất của nước gây mất đất, riêng cần có những
mất chất dinh dưỡng của đất từ đó làm hành động như thế nào
giảm năng suất cây trồng. Ngoài ra dòng để góp phần bảo vệ
nước chảy từ trên cao xuống có thể gây môi trường?
ra lũ làm thiệt hại nghiêm trọng cả người
và tài sản.
- Giải pháp làm giảm ảnh hưởng:
+ Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
+ Trồng cây gây rừng đồng thời bảo vệ
và sử dụng diện tích rừng có sẵn một
cách có hiệu quả.
+ Làm ruộng bậc thang ở những vùng

địa hình có độ dốc lớn để có thể trồng
trọt và phân tán dòng nước khi có lũ.
Tư liệu tham khảo:
Hàng trăm thuỷ điện thượng nguồn Mekong đe dọa ĐBSCL
Thượng nguồn sông Mekong dự kiến có 467 thủy điện trong đó khoảng 1/4
đang trong quá trình xây dựng hoặc dự kiến xây dựng, gia tăng nguy cơ gây sạt
lở và xói mòn ở hạ lưu. gia tăng nguy cơ gây sạt lở và xói mòn ở hạ lưu.
Sông Cửu Long, bên lở bên bồi là quy luật bình thường của tự nhiên, tạo
cân bằng tương đối cho hai bên bờ. Thế nhưng từ năm 2010 trở lại đây, sạt lở
diễn ra nhanh hơn bồi tụ và vô cùng phức tạp, tác động không hề nhỏ đến phát
triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
"Một trong những nguyên nhân gây ra sạt lở ở ĐBSCL là do các nước trên
thượng nguồn sông Mekong gia tăng các hoạt động kinh tế, tập trung vào thủy
điện, gây ra hệ lụy tiêu cực đối với hạ lưu", ông Nguyễn Trường Sơn, Phó tổng
cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn) nhận định với báo chí.
Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây
dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm
nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng. Nằm ở khu vực hạ lưu
sông Mekong, là nơi hứng chịu những hệ lụy gây ra bởi hoạt động của các đập
thủy điện phía thượng nguồn.
Những năm gần đây, thủy điện trên dòng chính sông Mekong đua nhau
mọc lên. Trung Quốc, Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện,
trong đó Trung Quốc đã xây được 8 đập ở thượng nguồn. Lào và Campuchia có
kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Gần đây nhất, Lào tuyên bố xây dựng đập Pak
Beng - đập thủy điện lớn thứ ba, sau hai đập Xayaburi và Don Sahong, bất chấp
sự phản đối từ phía các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.
8



“Nhìn chung,
tất cả các
thủy điện trên
lưu vực sông
Mekong đều
có ảnh hưởng
đến vùng
ĐBSCL nước
ta nhưng
những thủy
điện trên
dòng chính
luôn có ảnh
hưởng nhiều
hơn cả,”
PGS, TS.
Lê Anh Tuấn
, Phó viện
trưởng Viện
Biến đổi khí
hậu, Trường
Đại học Cần
Thơ, trả
lời Zing.vn.
"Bản chất ĐBSCL được hình thành do phù sa sông Mekong. Vùng đất này sẽ bị
sụt lún khi không còn phù sa. Bài toán biến đổi khí hậu sẽ xảy ra nhanh hơn,
nặng nề hơn khi các đập thủy điện lần lượt chặn dòng chính sông Mekong," TS.
Lê Anh Tuấn lo ngại.
Trong một báo cáo của Ủy ban Sông Mekong, nếu cả 3 công trình thủy điện của
Lào: Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng đi vào hoạt động, thì tổng lượng dòng

chảy sẽ giảm 6,2%/tháng, xâm nhập trên sông xâm nhập mặn trên sông Tiền,
sông Hậu lấn sâu vào từ 2,8-3,8 km. Và với viễn cảnh không xa, khi cả chuỗi 11
đập thủy điện hoạt động thì tổng lượng dòng chảy sẽ giảm hơn 27%/tháng, xâm
nhập mặn sẽ vào sâu trên sông Tiền, sông Hậu khoảng từ 10-18 km.
Theo ước tính của CGIRA, Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế,
đến năm 2030, cả vùng hạ lưu ĐBSCL sẽ bị bao phủ bởi khoảng 470 đập thủy
điện lớn nhỏ. Số lượng hồ chứa được quy hoạch trên thượng lưu sông Mekong
sẽ đạt tổng dung tích 101,9 tỷ m3.
Việc xây dựng và lên kế hoạch xây dựng hàng chục con đập trên dòng
Mekong mang lại một số lợi ích cho quốc gia sở hữu nhưng lại gây ra vô vàn hệ
lụy cho khoảng 60 triệu người sống phía dưới hạ lưu.
Điều khiến các chuyên gia lo ngại lượng cát thô nằm trong phù sa sẽ không
còn về đồng bằng sông Cửu Long nữa.

9


"Phù sa bị thủy điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Khi
đó, sụt lún bao gồm cả sụt lún tự nhiên, sụt lún do khai thác nước ngầm, sạt lở,
nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều”, TS Lê Anh Tuấn nói.
Cùng chung mối lo ngại vói ông Lê Anh Tuấn, chuyên gia về tài nguyên
nước Nguyễn Thị Phương Lâm cho biết: “Các đập thượng nguồn ở Trung Quốc
đã giữ lại 30% phù sa, đập xây trên dòng chính của Lào và Campuchia sẽ chặn
khoảng 5% nữa. Ít nhất 50% đất canh tác ở ĐBSCL sẽ bị tác động do mất phù sa
và dinh dưỡng từ các công trình thủy điện.”
Sinh kế người dân ĐBSCL bị đe dọa
Sông Mekong bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc, chảy qua Tây
Tạng và Vân Nam trước khi đi vào Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và đổ
ra biển tại Việt Nam. Theo tính toán, tổng lượng dòng chảy các sông suối vào
lãnh thổ Việt Nam khoảng 830-850 tỉ m3/năm, trong đó sông Mekong đóng góp

là 475 tỉ m3, tương đương với 53-57% tổng lượng dòng chảy toàn lãnh thổ.
Con sông này có vị trí quan trọng không chỉ đối với ĐBSCL mà đối với
phát triển nhiều vùng khác như Tây Nguyên và những vùng lãnh thổ Việt Nam
nằm trong lưu vực.
Tuy nhiên thời gian trở lại đây, nguồn nước suy giảm trên sông Mekong,
tình trạng xâm nhập mặn tăng nhanh và nguy cơ nước biển dâng ảnh hưởng đến
kế sinh nhai của bà con vùng ĐBSCL.
Sự mất mát lương thực do tác động của chuỗi các đập thủy điện sẽ rất cao
và tăng dần theo thời gian. Khả năng “tan rã” quá trình kiến tạo đồng bằng khiến
vùng châu thổ có thể không còn là vựa lúa của Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến an ninh lương thực quốc gia, ông Lê Anh Tuấn nhận định.
Trong điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu, thủy điện trên Mekong
còn mở đường cho xâm nhập mặn lấn sâu vào ĐBSCL trong mùa khô, nông dân
sẽ phải vất vả hơn.

Hạn mặn đe dọa vùng ĐBSCL. Ảnh: Ngọc Trinh

10


Ngoài ra, phù sa bị giữ lại phía thượng nguồn sẽ dẫn đến suy giảm nguồn
cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL.
Tính toán sơ bộ, tác động tích lũy của dự án thủy điện trên dòng chính cùng
với các bậc thang thủy điện dòng chính sông Mekong có thể làm giảm từ 6-10%
nguồn chất dinh dưỡng (đạm và lân) cho ĐBSCL. Theo đó, năng suất cây trồng
được dự báo sẽ giảm từ 0,6-1 tấn/ha.
“Các dự án phát triển thủy điện làm ngưỡng đói nghèo gia tăng,” TS.
Naruepon Sukumasvin, Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông Quốc tế cảnh báo.
“Sản lượng đánh bắt cá ở hành lang sông Mê Kông sẽ giảm khoảng 1,57 tỉ
USD”.

“Lượng cá trên dòng Mê Kông giảm, trọng lượng cá cũng giảm và ít cá to.
Khoảng 60% thành phần loài di cư bị giảm sút. Theo đó xuất khẩu cá da trơn có
giá trị hàng tỉ đô la của Việt Nam bị đe dọa, do cá da trơn phụ thuộc nguồn thức
ăn là cá trắng di cư,” TS. Naruepon Sukumasvin thông tin thêm.
Cuộc sống của gần 20 triệu cư dân ĐBSCL sống nương nhờ nông nghiệp,
nương nhờ đánh bắt cá đang bị đe dọa bởi những đập thủy điện được xây dựng
ngày một nhiều phía thượng nguồn.
(Nguồn: />Bài 33: CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
Nội dung tích hợp GDMT
Biện pháp

Địa chỉ
tích hợp
II.3. Vận - Ảnh hưởng của động cơ nhiệt tới môi trường:
dụng
+ Khí thải: VOC, Benzen, Toluen, CO, NO2,
SO2….. được thải ra từ động cơ nhiệt gây ảnh
hưởng đến bầu không khí, làm con người mắc
nhiều căn bệnh về đường hô hấp:
• Tổn thương đường hô hấp (1): Các bệnh
đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm
phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen, ...

• Các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí
bị hít vào phổi gây tổn thương đường hô hấp.
Khi ta thở, nhờ có lông mũi và màng niêm dịch
của đường hô hấp mà những hạt bụi có kích
thước lớn hơn 5 µ m bị giữ lại ở hốc mũi tới
90%. Các hạt bụi có kích thước 2-5 µ m dễ dàng
vào tới phế quản, phế nang, ở đây bụi được các

lớp thực bào vây quanh và tiêu diệt khoảng
90% nữa, số còn lại đọng ở phổi gây nên bệnh
bụi phổi và các bệnh khác (bệnh silicose,
asbestose, siderose, ...)(2)

Yêu cầu học sinh
thảo luận nhóm (8
nhóm) để trả lời
các câu hỏi:
- Khi động cơ
nhiệt hoạt động sẽ
tạo ra những yếu
tố nào gây ảnh
hưởng đến môi
trường sống?
- Làm thế nào để
hạn chế sự ảnh
hưởng của động
cơ nhiệt tới môi
trường, sức khỏe
con người?

11


Ngoài ra khí thải của động cơ nhiệt cũng là
yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến tầng ôzôn.
+ Tiếng ồn: Tiếng của động cơ nhiệt gây căng
thẳng cho con người nhất là những người sống ở
thành phố hay trực tiếp điều khiển máy móc.

+ Nhiệt thải ra từ động cơ nhiệt góp phần làm
nóng bầu khí quyển khiến cho băng ở hai cực
trái đất tan làm nước biển dâng gây ra lụt lội….
- Cách làm giảm ảnh hưởng:
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Thường xuyên sử dụng các dụng cụ bảo hộ.
+ Không sử dụng các động cơ nhiệt quá cũ,
xuống cấp.
+ Tích cực sử dụng các phương tiện công cộng
thay vì thường xuyên sử dụng phương tiện cá
nhân.
(1),(2): />
Tư liệu tham khảo:
Ô nhiễm môi trường đô thị: Khí thải từ phương tiện giao thông đứng
“đầu bảng”
25/07/2017
BVR&MT – Trong số các nguồn gây ô nhiễm không khí tại các khu
vực đô thị trên cả nước thì khí thải từ hoạt động giao thông vận tải đứng
“đầu bảng”…
Ô nhiễm từ khí thải giao thông đô thị “đóng góp” nhiều nhất?
Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016, chủ đề “Môi
trường đô thị” do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa tổ chức tại Hà Nội, trong
các nguồn gây ô nhiễm không khí tại các đô thị được chỉ ra trong báo cáo này
chủ yếu gồm hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dựng, hoạt động của
các xí nghiệp nội đô, sinh hoạt của dân cư, xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm
từ ngoại thành chuyển vào được xem là những nguyên nhân chính khiến môi
trường không khí tại các khu đô thị ngày càng trở nên nhức nhối.
Trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị thì khí
thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu.
Trong các loại phương tiện giao thông thì xe mô tô, xe gắn máy chiếm tỷ lệ lớn

nhất đồng thời cũng là nguồn phát thải chất gây ô nhiễm lớn nhất.
Lý giải căn nguyên của vấn đề trên, theo các chuyên gia thì các phương
tiện giao thông cơ giới sử dụng xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ,
bốc hơi và đốt cháy nhiên liệu còn dẫn tới phát sinh nhiều loại khí độc như:
VOC, Benzen, Toluen…

12


Nguồn: Số liệu báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016
Sự phát thải của các phương tiện cơ giới đường bộ được chỉ ra phụ thuộc
rất nhiều vào chất lượng phương tiện, nhiên liệu, tốc độ, người lái, tắc nghẽn và
đường xá…
Xe ô tô, xe máy ở Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại, có nhiều xe qua
nhiều năm sử dụng và không thường xuyên bảo dưỡng, hiệu quả sử dụng nhiên
liệu thấp, nồng độ chất độc hại và bụi trong khí thải cao. Xe máy hiện vẫn là
nguồn đóng góp chính các loại khí ô nhiễm, đặc biệt đối với các khí thải như CO
và VOC. Trong khi đó, các loại xe tải và xe khách lại thải nhiều khí NO2, SO2.
Quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi cacbon. Nguồn bụi
này thường tồn đọng trên đường, hoặc bám theo xe và thường cuốn theo lốp xe
khi xe chạy cũng được xem là tác nhân từ khí thải từ hoạt động giao thông.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến môi trường đô thị ngày càng ô nhiễm
được chỉ ra là do các tuyến đường chật hẹp, xuống cấp, thiếu quy hoạch đồng
bộ, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại, cùng với ý thức tham gia giao thông của người
dân chưa cao gây hiện tượng ùn tắc giao thông cũng là yếu tố đáng kể làm
nghiêm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là tại các đô
thị lớn như TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, bụi đất đá, cát tồn đọng trên đường do chất lượng đường kém,
do đường bẩn và do chuyên chở các vật liệu xây dựng, chuyên chở rác, khi các


13


phương tiện giao thông chạy qua bụi từ mặt đường bốc lên cũng là một nguồn
gây ô nhiễm không khí.
“Nóng” với khí thải công nghiệp, dân sinh
Ngoài nguyên nhân là do hoạt động giao thông gây ô nhiễm môi trường
không khí tại các đô thị, các chuyên gia cũng chỉ ra thêm một số nguyên nhân
chính khác như hoạt động công nghiệp trong nội đô, hoạt động xây dựng, hoạt
động dân sinh và xử lý rác thải.
Đối với nguyên nhân phát thải trong hoạt động công nghiệp trong nội đô tại
các đô thị, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 chủ đề môi trường đô
thị cho hay, hiện nay tại các đô thị còn tồn tại nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.
“Các doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ có công nghệ sản
xuất còn lạc hậu. Một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có thiết bị
xử lý khí thải độc hại, không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu khí thải gây ô nhiễm môi
trường không khí. Các cơ sở này phân bố phân tán, do quá trình đô thị hóa, hiện đại
hóa, phạm vi thành phố ngày càng mở rộng nên hiện nay, phần lớn công nghiệp cũ
này nằm trong nội thành của nhiều thành phố” - báo cáo nêu.

Các hoạt động giao thông, xây dựng, công nghiệp là nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu đô thị (Ảnh: TL)
Việc thiếu kiểm soát trong quản lý hoạt động tại các công trường xây dựng
đang hoạt động trên cả nước (xây dựng, sửa chữa nhà cửa, đường xá, vận
chuyển nguyên vật liệu) cũng được báo cáo nêu là một trong những nguyên
nhân chính đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
Các hoạt động dân sinh như đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu hỏa
và khí đốt), củi,… hay đốt các chất thải không có kiểm soát cũng góp phần làm
tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Tuy nhiên, có một tín hiệu đáng


14


mừng là theo các chuyên gia thì thời gian gần đây nguồn gây ô nhiễm không khí
từ hoạt động dân sinh tại các khu đô thị đã giảm mạnh do điều kiện sống được
cải thiện và sự thay đổi thói quen sinh hoạt, như dùng bếp khí gas, bếp sử dụng
điện thay cho bếp than, củi.
Riêng đối với nguồn gây ô nhiễm từ các bãi rác thải, các chuyên gia cho
rằng tại nhiều khu chôn lấp, đặc biệt là các bãi rác lộ thiên đã và đang diễn ra
hoạt động đốt rác thải tùy tiện, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không
khí tại những thời điểm nhất định. Đó là chưa kể tới tình trạng nông dân đốt rơm
rạ ngay tại đồng ruộng vào khoảng cuối tháng 5 và cuối tháng 10 sau vụ thu
hoạch lúa đã gây ra hiện tượng khói mù và ảnh hưởng tới các đô thị lân cận.
Hải Minh
(Theo: />Bài 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
Địa chỉ tích
Nội dung tích hợp GDMT
Biện pháp
hợp
- Ảnh hưởng của sự bay hơi Yêu cầu học sinh thảo luận
đến cuộc sống của con
nhóm (8 nhóm) để trả lời các
người:
câu hỏi:
+ Có ích: Giúp phơi khô các - Em hãy nêu một số ví dụ về
đồ vật; nước bốc hơi làm
tác dụng có lợi của sự bay hơi?
cho khí hậu điều hòa….
- Sự bay hơi có hại không? Em
+ Có hại: Khi nắng nóng kéo hãy nêu một số ví dụ chứng

II.3. Ứng dụng dài làm cho đất đai khô cằn, minh điều đó.
nước trong sông hồ cạn kiệt
khiến việc trồng trọt, chăn
nuôi thủy hải sản gặp khó
khăn; Sự bay hơi của một số
chất rất độc hại cho sức khỏe
con người như thủy ngân,
axit…
Tư liệu tham khảo:
Bao lâu thủy ngân bay hơi từ một nhiệt kế bị hỏng? nguy cơ thủy
ngân, thời gian bay hơi, phương pháp xử lý và hậu quả - Giáo dục trung
học và trường học - 2020
Nhiệt kế có trong mỗi ngôi nhà và căn hộ. Nó có thể được gọi là một điều
cần thiết, không thể thiếu cho bất kỳ căn bệnh nào. Và vì phần lớn thiết bị này
có chứa thủy ngân và cơ thể được làm bằng thủy tinh, có khả năng cao sẽ phá vỡ
nó do bất cẩn. Và ở đây, điều quan trọng là phải biết thủy ngân bay hơi bao lâu,
nguy hiểm của nó là gì và làm thế nào để loại bỏ hậu quả.
Tính chất thủy ngân
Thủy ngân là kim loại được đánh dấu là nguyên tố thứ 80 trong bảng tuần
hoàn. Là độc dược tích lũy, thuộc lớp I nguy hiểm. Nó là kim loại duy nhất
không trở nên rắn ở nhiệt độ phòng, còn lại ở dạng lỏng. Sự giải phóng các chất

15


độc hại bắt đầu khi nhiệt độ tăng lên +18 ˚˚, và vì thủy ngân bay hơi trong một
thời gian dài, điều này làm cho nó đặc biệt nguy hiểm.

Một nhiệt kế thông thường chứa từ 1, 5 đến 2 g kim loại lỏng - lượng này
rất lớn và nếu nó bay hơi hoàn toàn trong một khu dân cư kín, thì diện tích

không vượt quá 20 m 2, nồng độ khói độc sẽ vượt quá mức cho phép 0, 0003 mg
mỗi 1 m 3 .
Tốc độ bay hơi thủy ngân
Trong một giờ, 0, 002 mg thủy ngân bay hơi từ một mét vuông. Do đó, thật
dễ dàng để tính tốc độ bay hơi của nó trong khu dân cư ở nhiệt độ phòng, nhân
con số này với tổng diện tích (90 cm 2 ) của các quả bóng rải rác: 0, 002 x
90/10000 = 0,000018 mg / giờ.
Nhưng đồng thời, một số yếu tố nhất định sẽ luôn ảnh hưởng đến tốc độ
của quá trình này: biến động nhiệt độ, chất lượng lưu thông không khí, diện tích
bề mặt của các hạt phân tán và tổng lượng chất độc hại. Rốt cuộc, không phải
lúc nào cũng có thể thu thập tất cả thủy ngân. Một số trong số đó có thể lăn dưới
ván chân tường, trong các vết nứt và sứt mẻ nhỏ trên sàn nhà.
Một quả bóng thủy ngân nhỏ từ nhiệt kế bị vỡ bay hơi trong một thời gian
dài - ít nhất là 3 năm. Nếu ngôi nhà có sàn ấm và không khí hiếm, thì khoảng
thời gian này sẽ giảm đáng kể, và ngược lại, tăng lên với sự thông thoáng liên
tục.
Bạn cũng có thể xác định khoảng 2 gram thủy ngân bay hơi trong môi
trường dân cư với hệ thống thông gió bình thường. Thực hiện các phép tính đơn
giản, chúng ta có được một khoảng thời gian 30 năm. Nhưng hãy nhớ rằng mọi
thứ đều có điều kiện.
Nếu chúng ta nói về thời gian thủy ngân bốc hơi trên đường phố, thì ở đây
giai đoạn này cũng sẽ phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Được biết, dưới tác
động của ánh sáng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ không khí từ +35 ° C đến +40 °
C, tốc độ bay hơi tăng 15-17 lần. Vào mùa lạnh, nó giảm theo.

16


Và đừng quên rằng theo thời gian, tốc độ bay hơi của thủy ngân giảm - sau
một vài tuần khoảng hai lần, v.v.

Thủy ngân nguy hiểm như thế nào?
Vì vậy, chúng tôi đã biết được thủy ngân bay hơi trong phòng bao lâu và
quá trình này diễn ra nhanh như thế nào, điều đó có nghĩa là 0, 18 mg hơi độc
được giải phóng trong một giờ. So sánh chỉ số này với nồng độ tối đa cho phép
(0, 0003 mg / m 3 ), chúng ta thấy sự dư thừa khá mạnh. Nhưng nó vẫn không
nói gì. Thực tế là nồng độ tối đa cho phép được tính có tính đến các tiêu chí ban
đầu - nồng độ ngưỡng trong một thời gian dài - từ sáu tháng đến một năm, cộng
với sửa đổi bảo đảm được áp dụng cho điều này, điều này làm giảm thêm giá trị
này nhiều lần.
Có một lượng khác, được định nghĩa là liều thủy ngân hàng tuần cho một
người. Cô ấy là 5 mg cho mỗi 1 kg cân nặng. Vì vậy, thật dễ dàng để tính toán
liều tối đa cho phép cho mỗi thành viên trong gia đình. Và có tính đến khối
lượng không khí mà con người tiêu thụ (25 m 3 mỗi ngày), có thể tính được liều
lượng tối đa cho phép. Để làm điều này, nhân giá trị này với mức hơi thủy ngân
cho phép (0, 0003). Chúng tôi nhận được 0, 0075 mg mỗi ngày. Chúng tôi tính
toán liều hàng tuần bằng cách nhân kết quả với 7.

Và để hiểu được thủy ngân nguy hiểm như thế nào từ nhiệt kế bị hỏng,
người ta nên xác định thể tích không khí trong phòng hấp thụ sự bay hơi. Bạn có
thể thực hiện các phép tính bằng cách nhân chiều dài của căn phòng với chiều
rộng và chiều cao của trần nhà. Nói chung, nó là giá trị ngay lập tức tìm ra khối
lượng không khí trong toàn bộ căn hộ. Điều này là do thực tế là hơi của chất này
dễ bay hơi, và vì thủy ngân trong phòng bay hơi trong một thời gian dài, chắc
chắn chúng sẽ lan rộng khắp tất cả các phòng. Vì vậy, với tổng diện tích 60
m 2 và chiều cao trần là 2,7 m, chúng ta thu được thể tích 160 m 3. Chúng tôi nhớ
lại rằng không khí không tĩnh, với thông gió bình thường trong một giờ, 80% giá
trị thu được được thay thế. Do đó, tuần hoàn tự động làm tăng thể tích không khí
mà hơi thủy ngân tiêu thụ, lên tới 300 m 3.
Bây giờ bạn có thể tính toán nồng độ thủy ngân. Đối với điều này, lượng
bốc hơi (0, 18) được chia cho khối lượng (300). Kết quả là 0, 006 mg mỗi 1 m 3 .

Chúng tôi so sánh với mức cho phép (0, 0003) và hiểu rằng mọi thứ không tệ

17


như thoạt nhìn. Trước mắt chúng tôi là một liều vượt quá hai lần, điều này không
quan trọng. Tuy nhiên, không nên để lại mà không chú ý.
Do đó, biết được bao nhiêu và bao lâu thủy ngân bay hơi và xói mòn, bạn
có thể dễ dàng xác định tác hại tiềm tàng của nó đối với một căn phòng cụ thể và
những người sống trong đó.
Triệu chứng ngộ độc
Thủy ngân từ một nhiệt kế bị hỏng sẽ không gây ra những thay đổi không
thể đảo ngược trong công việc của các cơ quan, tê liệt và tử vong. Tuy nhiên, cơ
thể vẫn có thể phản ứng với khói độc hại với tình trạng suy yếu nói chung, giảm
cảm giác thèm ăn, đau đầu, buồn nôn, vị kim loại trong miệng và nôn mửa. Và
nếu những triệu chứng này được quan sát, thì nạn nhân phải khẩn cấp hỗ trợ y
tế. Ngoài ra, do thủy ngân từ nhiệt kế bay hơi trong một thời gian dài, nó sẽ tiếp
tục tác dụng lên cơ thể của một người bị suy yếu. Và điều này, đến lượt nó, sẽ
làm trầm trọng thêm các dấu hiệu ngộ độc, sẽ gây chảy máu nướu răng, chuột
rút bụng, tăng nhiệt độ cơ thể và phân lỏng với máu và chất nhầy. Với tình trạng
này, phải nhập viện khẩn cấp.
Thông tin về thời gian bay hơi và nguy hiểm của thủy ngân đặc biệt quan
trọng đối với cha mẹ và phụ nữ trong thai kỳ. Trong nhóm nguy cơ chính là
những trẻ bị hít phải trong thời gian ngắn có thể phát triển các vấn đề về thận.
Phụ nữ mang thai cũng nên cẩn thận - có nguy cơ tổn thương tử cung thai nhi.
Làm thế nào để thu thập thủy ngân?

18



Hiểu được thủy ngân bay hơi trong bao lâu và hậu quả của nó, mọi người
sẽ có thể thu thập nó. Đầu tiên bạn cần giảm nhiệt độ của không khí trong
phòng, tắt tất cả các thiết bị sưởi ấm. Nếu trời lạnh, bạn có thể mở cửa sổ, nhưng
chỉ có một điều để bản nháp không phá vỡ những quả bóng rải rác thành những
mảnh nhỏ hơn. Vào mùa hè, mong muốn bật điều hòa. Những hoạt động này sẽ
ngăn chặn quá trình bay hơi của kim loại độc hại.
Ngay lập tức để làm sạch chính nó, bạn sẽ cần dây đồng mỏng, hồ sơ kim
loại hoặc bột, một tờ giấy nhám, một tờ giấy thường và một hộp kín.
Chúng tôi loại bỏ thủy ngân bằng dây đồng
Vì thủy ngân bay hơi trong một thời gian dài, và ở nhiệt độ cao, nó cũng rất
dữ dội, trước khi tiến hành làm sạch, nên bảo vệ đường hô hấp bằng băng gạc.
Sau đó, chúng tôi lấy dây và quấn nó theo cách sao cho nó trở thành một
sợi dây rộng khoảng 1, 5 cm và dài 15 cm. Để nó không bị đứt trong quá trình
làm sạch, chúng tôi buộc nó ở giữa bằng một sợi chỉ hoặc một đoạn dây nhỏ. Cắt
bỏ các đầu ở cả hai bên để chúng trông giống như bàn chải. Giấy Emery loại bỏ
tất cả các vecni và uốn cong chùm một nửa. Kết quả là, cả hai đầu phải ở cùng
một phía.
Xung quanh vòng lặp làm một vài lượt scotch. Vì vậy, sẽ thuận tiện hơn
nhiều cho bạn khi cầm bàn chải kết quả trong tay. Sau đó sử dụng ngón tay của
bạn để tiết lộ một chút khu vực được làm sạch và đưa nó vào các quả bóng thủy
ngân. Đồng sẽ bắt đầu trộn lẫn các hạt kim loại, và chẳng mấy chốc tất cả chúng
sẽ kết thúc theo lời khuyên của nó. Sau khi hoàn thành thủ tục, cần phải đặt mọi
thứ vào một cái lọ (có dây) và đóng chặt nắp.
Làm thế nào để sử dụng để làm sạch hồ sơ kim loại?
Để làm điều này, chúng nên được rải rác trên khu vực bị nhiễm bệnh và chà
cẩn thận vào bề mặt bằng một miếng vải khô. Kết quả là, nó sẽ là tất cả các hạt
thủy ngân rải rác. Chúng tôi đặt chúng trong một cái lọ có mùn cưa và gần kín.
Phương pháp làm sạch thủy ngân này khá đơn giản, nhưng nó chỉ phù hợp
cho các lớp phủ mịn, ví dụ, đối với vải sơn, nhựa, đá cẩm thạch, v.v … Đối với
các bề mặt có khe và rãnh, nên chọn phương pháp khác.

Thủy ngân trên một tấm thảm
Ở đây, điều quan trọng là phải tiến hành làm sạch kỹ lưỡng, vì thủy ngân từ
nhiệt kế bị hỏng bay hơi trong một thời gian dài. Nếu không phải là tất cả được
thu thập, các chất độc hại sẽ tiếp tục được phát hành, tích lũy dần trong cơ thể
con người. Trong trường hợp này, các triệu chứng ngộ độc lúc đầu là vô hình,
hậu quả có thể cảm nhận được sau vài tuần. Và điều này, đến lượt nó, sẽ làm cho
chẩn đoán rất khó khăn.
Rất khó thu thập tất cả thủy ngân từ các lớp phủ mềm, đặc biệt nếu có một
giấc ngủ ngắn trên chúng. Nhưng bạn cần phải cố gắng, nếu không thảm sẽ đơn
giản là phải vứt đi.
Chúng tôi đổ mùn cưa kim loại ở nơi nhiệt kế bị vỡ, và lăn thảm đến khu
vực này. Bọc khu vực bằng thủy ngân bằng polyetylen, cẩn thận gõ ra và để
ngoài không khí. Những quả bóng thủy ngân rơi cùng với bộ phim được gửi đến
ngân hàng và đóng nó lại……
Không nên làm gì với thủy ngân?
19


Nghiêm cấm quét thủy ngân bằng chổi, đặc biệt là từ thảm. Vì vậy, bạn chỉ
phá vỡ các hạt của chất, mở rộng khối lượng bay hơi. Cũng không thể hút bụi
khu vực bị nhiễm bệnh, nếu không, động cơ ấm sẽ tăng tốc độ bay hơi và chính
máy hút bụi sẽ phải bị vứt đi sau đó.
Nếu những quả bóng thủy ngân dính vào đồ vật, chúng sẽ bị phá hủy. Giặt
máy bị cấm, vì nó sẽ không tiết kiệm quần áo - nó cũng sẽ trở nên nguy hiểm
trong tương lai.
Không được phép xả chất đã thu thập vào bồn rửa hoặc vào nhà vệ sinh, vì
nó nặng và rất có thể sẽ vẫn còn trong đầu gối của cống. Bao lâu thủy ngân bay
hơi trong điều kiện như vậy? Cả dài và cứng. Do đó, bạn sẽ liên tục tiếp xúc với
khói độc.
Ngay cả khi một hộp các hạt kim loại độc đã được niêm phong cẩn thận, nó

cũng không thể được ném vào thùng rác hoặc xử lý rác. Nó sẽ phá vỡ sớm hay
muộn và những người khác sẽ gặp rủi ro.
Thủy ngân được xử lý ở đâu?
Nói chung, nếu thủy ngân bật ra trên một bề mặt phẳng, nhẵn hoặc trên một
lớp phủ không có xơ, thì sẽ không khó để lắp ráp nó. Ngoài các phương pháp
trên, bạn có thể sử dụng một tờ giấy trắng. Nhưng phải làm gì tiếp theo với bình
này, nếu bạn không thể vứt nó đi? Các tổ chức đặc biệt có thể giúp đỡ trong vấn
đề này, chẳng hạn như:
Dịch vụ vệ sinh dịch tễ học;
Quản lý cấp cứu;
Dịch vụ xử lý thủy ngân.
Bạn cần gọi một trong số họ và lấy bình có thủy ngân thu được đến địa chỉ
được chỉ định. Chỉ cần chắc chắn để đảm bảo rằng nó đã được đóng gói cẩn
thận. Nhân tiện, quần áo và giày dép mà bạn đã làm sạch cũng nên được xử lý.

20


Vì lý do này, bộ sưu tập thủy ngân được thực hiện với găng tay và một bộ đồ đặc
biệt.
Nếu bạn không quản lý để thu thập thủy ngân
Khi nhiệt kế bị vỡ, thường các hạt thủy ngân bay đi khá xa. Họ có thể lấy
đồ nội thất bọc nệm, ở những nơi cất giữ quần áo và những thứ khác, lăn dưới
ống nước hoặc thấy mình trong các kẽ hở của sàn nhà. Trong tình huống như
vậy, rất khó để thu thập tất cả các giọt đến cuối cùng. Và chỉ có các chuyên gia
có thể giúp đỡ ở đây. Trước khi lữ đoàn đến, bạn cần phải đưa tất cả người và
vật nuôi ra khỏi phòng bị ô nhiễm và mở cửa sổ.
Khi đến nơi, nhân viên của các dịch vụ đặc biệt sẽ xác định mức độ tập
trung của hơi thủy ngân, tiến hành làm sạch kỹ lưỡng và xác định những thứ cần
được xử lý.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Với việc tích hợp giáo dục môi trường vào bài giảng của mình tôi thấy
trong quá trình học học sinh ở các lớp 10C, 10D, 10G, 10H hứng thú hơn với
môn Vật lí- môn mà trước các em luôn cảm thấy “rắn” và luôn tìm cách đối phó;
ý thức về bảo vệ môi trường của các em đã có sự chuyển biến rõ rệt. Những điều
đó đã làm kết quả học tập môn Vật lí của các em năm học 2019-2020 đạt được
những kết quả đáng mừng:
Lớp



Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

số

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

10B

40

0

0

12

30%

27

67,5%


1

2,5%

0

0

10C

38

0

0

8

21,05%

25

65,79%

5

13,16%

0


0

10G

42

0

0

10

23,81%

28

66,67%

4

9,52%

0

0

10H

37


3

7,89%

20

52,63%

12

32,43%

2

7,05%

0

0

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trên đây là kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình
dạy học. Mặc dù bản thân tôi trong quá trình giảng dạy và hoàn thành đề tài này
đã có dành nhiều thời gian để tìm hiểu, học hỏi từ đồng nghiệp và các nguồn
thông tin khác nhưng khó có thể tránh khỏi những sai sót. Tôi mong rằng với
kinh nghiệm ít ỏi của mình có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở
trường THPT Nga Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung ngày càng được
nâng cao. Tôi cũng rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy cô.
3.2. Kiến nghị

Từ kết quả giảng dạy mà thu được khi áp dụng đề tài này cho các lớp học
mà tôi tiến hành nghiên cứu, bản thân tôi có một số kiến nghị với Sở giáo dục

21


và đào tạo Thanh Hóa, Ban giám hiệu Trường THPT Nga Sơn, các đồng nghiệp
như sau:
- Cần áp dụng sáng kiến này cho nhiều lớp học trong Trường THPT Nga
Sơn, nhiều trường trong tỉnh.
- Mỗi thầy cô dạy Vật lí cần lưu tâm hơn nữa trong việc tích hợp giáo dục
môi trường trong các tiết dạy của mình chứ không chỉ chú ý để rèn luyện cho
học sinh có đầy đủ kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải bài tập
và đạt kết quả cao trong các kì thi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hóa, ngày 05 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Nguyễn Văn Tuyến

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Vật lí 10
2. Sách giáo viên Vật lí 10

3. Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Vật lý THPT-Nguyễn Văn Khải
4. Bụi và phòng chống bụi trong sản xuất
( />5. Thủy điện ( />%E1%BB%87n)
6. Hàng trăm thuỷ điện thượng nguồn Mekong đe dọa ĐBSCL
( />7. Ô nhiễm môi trường đô thị: Khí thải từ phương tiện giao thông đứng “đầu
bảng” ( />8. Bao lâu thủy ngân bay hơi từ một nhiệt kế bị hỏng? nguy cơ thủy ngân, thời
gian bay hơi, phương pháp xử lý và hậu quả - Giáo dục trung học và trường học
2020 ( />
23


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: NGUYỄN VĂN TUYẾN
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THPT Nga Sơn

TT

1.

2.

Tên đề tài SKKN

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG VÀO MỘT SỐ
TIẾT DẠY VẬT LÍ LỚP 12
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN.

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI
TRƯỜNG VÀO MỘT SỐ
TIẾT DẠY VẬT LÍ LỚP 12
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN.

Cấp tỉnh

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc
C)
C

Cấp tỉnh

C

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Năm học
đánh giá
xếp loại
2012-2013

2016-2017


24



×