Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 13 trang )

Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin
MỤC LỤC
Đề mục
PHẦN MỞ ĐẦU 2
I. Lí do chọn đề tài 2
II. Mục đích của đề tài 3
III. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
IV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
V. Đối tương nghiên cứu 3
NỘI DUNG
A. Cơ sở lí luận 4
B. Thực trạng 5
C. Giải quyết vấn đề 6
1. Các nguyên tắc chung cần đảm bảo khi thực hiện tích hơp giáo
dục môi trường 6
2. Quá trình khai thác cơ hội giáo dục môi trường cần phải đảm
bảo ba nguyên tắc cơ bản 6
3. Biện pháp cụ thể 6
3.1. Bài 1: Dân số 7
3.2. Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở
đới nóng 8
3.3. Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa 12
3.3.1. Ô nhiễm không khí 12
3.3.2. Ô nhiễm nước 15
D. Hiệu quả 18
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 21
2. Kiến nghị, đề xuất 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 1
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Có thể nói dạy học là một nghệ thuật của người thầy, mỗi người thầy có một
cách truyền thụ khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là giúp học sinh nắm
được bài và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn. Trong nhiều năm liền được
giảng dạy bô môn địa lí 7, được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và tổ
bộ môn, đồng thời được học hỏi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp đi trước nên
chất lượng bộ môn địa lí ở những lớp tôi giảng dạy mỗi năm được nâng cao hơn,
học sinh đã có hứng thú học tập hơn với bộ môn. Nhưng qua thực tế giảng dạy
cũng như dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy đa số các tiết dạy mới chỉ chú trọng
truyền thụ thật nhiều kiến thức cho học sinh, nên không còn thời gian để lồng
ghép giáo dục môi trường vào bài học, việc liên hệ thực tế và giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh còn rất hạn chế. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn ý
thức được trách nhiệm của người giáo viên nói chung và đặc biệt là giáo viên
dạy địa lí nói riêng phải từng bước hình thành cho các em một lối sống lành
mạnh, biết yêu quí thiên nhiên và sống thân thiện với thiên nhiên. Từ đó các em
mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn nơi các em đang
sống và học tập. Có thể nói việc tích hợp giáo dục môi trường vào giảng dạy địa
lí là rất cần thiết, điều kiện để tích hợp cũng rất thuận lợi nhưng lại chưa được sự
quan tâm của giáo viên, nếu có thì giáo viên cũng chỉ sử dụng một số hình ảnh
có sẵn trong sách giáo khoa với một vài câu hỏi nên chưa gây hứng thú học tập
của học sinh và tính giáo dục chưa hiệu quả.
Ở nước ta tình hình môi trường cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Cùng
với sự tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số nên ô nhiễm môi trường ngày càng
gia tăng. Mặt khác thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp cũng là thử
thách lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra
nghị quyết 41/NQ/ TƯ về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đã xác định: “Bảo vệ môi trường
là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là yếu tố bảo đảm sức khỏe
và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển

kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta”.
Từ những thực tế trên, với một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn địa
lí tôi rất băn khoăn là làm thế nào để tích hợp giáo dục môi trường vào giảng
dạy có hiệu quả, mang tính giáo dục cao, phù hợp với từng khối lớp, từng đối
tượng học sinh, gây được sự hứng thú học tập của học sinh, nhưng lại không làm
mất đi đặc trưng riêng của môn học. Từ suy nghĩ trên nên tôi đã quyết định chọn
và viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp giáo dục môi trường vào giảng
dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin”.
Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 2
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin
II. Mục đích nghiên cứu đề tài:
.
III. Phương pháp nghiên cứu
IV. Phạm vi nghiên cứu:
V. Đối tương nghiên cứu:
Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 3
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin
NỘI DUNG
A.Cơ sở về mặt lí luận
B.Thực trạng của vấn đề
C. Giải quyết vấn đề
1. Các nguyên tắc chung cần đảm bảo khi thực hiện tích hợp giáo dục
môi trường:
2. Quá trình khai thác cơ hội giáo dục môi trường cần phải đảm bảo ba
nguyên tắc cơ bản sau:
- Không làm biến tính đặc trưng môn học, không biến bài học địa lí thành bài
giáo dục môi trường.
- Khai thác nội dung giáo dục môi trường có chọn lọc, có tính tập trung vào
những chương mục nhất định, không tràn lan, tùy tiện.

- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh
nghiệm thực tế các em đã có, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc
trực tiếp với môi trường.
3. Biện pháp cụ thể:
3.1: Bài 1: Dân số
Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 4
Giờ cao điểm ở TP. Hồ Chí MinhPari- Pháp
Rác thải ở Việt Nam
Nước thải từ khu dân cư
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin
Cho HS quan sát hình ảnh để thấy được lượng rác thải, nguồn nước thải từ
khu dân cư và khói bụi từ phương tiện giao thông tác động không nhỏ đến môi
trường sống.
3.2. Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
Chặt phá rừng và cháy rừng ở Việt nam
Một khu dân cư ở Việt Nam Khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ
Yêu cầu HS quan sát hình để thấy điều kiện sống thấp ở nông thôn hay
trong các ngôi nhà ổ chuột ở thành phố là nguyên nhân làm cho môi trường bị ô
nhiễm, mất mĩ quan đô thị, thiếu nguồn nước sạch…
GV:Vậy chúng ta cần có biện pháp gì để hạn chế bớt những tiêu cực trên?
Dựa vào sách giáo khoa học sinh sẽ trả lời được: Giảm tỉ lệ gia tăng dân số,
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 5
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin
GV: Ngoài chính sách dân số của Việt Nam, giáo viên liên hệ thêm về
chính sách dân số của Trung Quốc “Mỗi gia đình chỉ sinh duy nhất một con”
Để kết thúc phần này tôi yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ để trình bày sức
ép của dân số đến tài nguyên, môi trường và biện pháp khắc phục.
Sau khi học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức như sau:
Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 6

Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin
3.3. Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
3.3.1.Ô nhiễm không khí:
Slide này tôi trình chiếu một số hình ảnh sau
Khu công nghiệp ở Pháp Khu công nghiệp ở
Anh Giao thông ở Việt Nam
3.3.2. Ô nhiễm nước:
Trước hết tôi cho học sinh tìm các nguồn nước bị ô nhiễm, sau đó yêu cầu
học sinh quan sát một số hình ảnh sau:

Váng dầu ở bãi biển Đà Nẵng Nước thải từ nhà máy đường ở Long An
Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 7
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin


Khu dân cư Nông nghiệp
GV: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước?
Dựa vào hình ảnh trên học sinh sẽ nêu được các nguyên nhân dẫn đến ô
nhiễm nước: do sự cố tràn dầu, nước thải từ các khu công nghiệp, từ khu dân cư,
từ xản xuất nông nghiệp
GV cho học sinh biết thêm: Phần lớn các đô thị ở đới ôn hòa tập trung dọc
ven biển, trên một dải đất chỉ rộng không quá 100 km đã làm cho nước biển ven
bờ bị ô nhiễm nặng.
Liên hệ đến Việt Nam: Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam thì
trong thời gian gần đây, ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng khan hiếm nước.
Nhiều nơi thuộc Trung Bộ đã có biểu hiện tình trạng hoang mạc hóa, vùng ven
biển đã có quá trình mặn hóa và muối hóa. Các thành phố như Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Biên Hòa…nước đã bị ô nhiễm tới mức nghiêm trọng.
Môi trường nước ở một số dòng sông như sông Thị Vải, sông Sài Gòn (ở Nam
Bộ), sông Cầu (ở Bắc Bộ) đã bị ô nhiễm nặng. Nguyên nhân chính là do nước

thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí, việc sử dụng các hóa chất
trong nông nghiệp đổ trực tiếp vào nguồn nước mặt.
GV: Yêu cầu học sinh nêu các hậu quả do ô nhiễm nước, sau khi đại diện
học sinh trình bày, tôi chuẩn kiến thức bằng các hình ảnh sau:

Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 8
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin

Thủy triều đen Thủy triều đỏ


Sau đó tôi yêu cầu học sinh giải thích thuật ngữ “thủy triều đỏ”, “thủy triều
đen” và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên. Nguyên nhân dẫn đến “thủy triều
đỏ” là do chất thải từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa
trên đồng ruộng, cùng với chất thải sinh hoạt từ các đô thị…thải ra nước sông,
hồ và đưa ra biển. Còn “thủy triều đen” là do váng dầu ở vùng ven biển tạo nên.
GV: Hậu quả của ô nhiễm nước cũng rất nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh
hưởng đến các sinh vật sống dưới nước mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tính
mạng của con người. Ô nhiễm nước là nguyên nhân gây ra xấp xỉ 14.000 cái
chết mỗi ngày trên thế giới, chủ yếu là do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử
lí. Tràn dầu có thể gây ngứa rộp da. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm
trong thức ăn, nước uống có thể gây ung thư. Theo thống kê Việt Nam có gần
200. 000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, mà nguyên nhân chủ yếu là do tác
nhân môi trường gây nên.
Vậy cần làm gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất của chúng ta
Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 9
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin
GV: Không vứt rác bừa bãi là chúng ta đã góp phần làm sạch môi trường sống
của chúng ta
GV giáo dục thêm: Chúng ta cần tham gia trồng và bảo vệ cây xanh, vệ sinh

lớp học, khuôn viên trường, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, tham gia
giờ Trái Đất, nói không với túi nilong và cấp phát túi môi trường…Từ đó học
sinh thấy được cho dù là những việc làm rất nhỏ bé hàng ngày trong cuộc sống
nhưng đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống của các em.
D. Hiệu quả:
Sau khi tiến hành tích hợp giáo dục môi trường ở một số bài trên, để có cơ
sở khách quan trong việc đánh giá hiệu quả của đề tài tôi đã tiến hành thực
nghiệm để đối chiếu so sánh bằng câu hỏi kiểm tra 15 phút ở tiết học tiếp theo
sau bài 17. Tuy nhiên phần tích hợp này không có phần kiểm tra riêng mà việc
kiểm tra chỉ được lồng ghép trong các bài học có liên quan tới môi trường. Nội
dung đề kiểm tra như sau:
I/ Hãy khoanh tròn vào đầu câu em cho là đúng nhất:
1.Các đô thị lớn phát triển đã để lại những hậu quả gì?
a.Ô nhiễm môi trường
b.Ùn tắc giao thông
c.Thiếu chổ ở, thiếu công trình công cộng
d.Cả a, b, c đều đúng
2.Có khoảng bao nhiêu người dân ở đới nóng không được dùng nước sạch?
a.Khoảng 500 triệu người
b.Khoảng 600 triệu người
c.Khoảng 700 triệu người
d.Khoảng 800 triệu người
Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 10
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin
3.Nguyên nhân làm cho khoảng 80% người dân ở đới nóng bị mắc bệnh là
do:
a.
Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 11
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC





























Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 12
Tích hơp giáo dục môi trường vào giảng dạy một số bài địa lí 7 bằng ứng dụng công nghệ thông tin

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC




























Giáo viên: Lê Thị Thu Hiền Trang 13

×