Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn lồng ghép giáo dục môi trường vào một số tiết sinh hoạt cuối tuần nhằm nâng cao kĩ năng giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh thpt vùng nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.06 KB, 20 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lời nói đầu
Môi trường bị ô nhiễm nặng “Tài nguyên bị suy thoái, cạn kiệt, đa dạng sinh
học bị suy giảm, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, khó lường . . . Môi trường
Việt Nam đang diễn biến phức tạp” (trích báo mạng)
Hiện nay, làm thế nào để bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề không chỉ
diễn ra trên cả nước mà trên toàn thế giới.
Vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở nên nghiêm trọng ở nông thôn Việt
Nam. Chưa bao giờ lượng rác thải nhiều như bây giờ. Rác thải do người dân vứt ra
khắp mọi nơi, từ ven nhà, đường làng ngõ xóm, kênh mương, ao, hồ, đến bờ ruộng,
ven đê, chỗ nào cũng có rác thải.
Mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng, và đã tìm ra những biện pháp
cụ thể, thiết thực, khả thi để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhưng môi
trường vẫn không ngừng bị ô nhiễm.
Không ai khác chính nhà trường phải có nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện cho
học sinh ý thức, kĩ năng, thói quen bảo vệ môi truờng. Các em phải có được những
kiến thức cơ bản và hành động cụ thể để giữ gìn vệ sinh môi trường nơi mình học
tập và sinh sống.
Để làm được điều đó thì ngay từ bậc học mầm non ngành giáo dục đã có
những chương trình hành động giáo dục cụ thể lồng ghép vào các tiết học của bé
như: “Bé với an toàn giao thông và bảo vệ môi trường”. Ở bậc tiểu học vấn đề môi
trường đã đưa vào môn học tự nhiên và xã hội bằng những bài học cụ thể như “Giữ
gìn lớp học sạch đẹp (Bài 17 sách tự nhiên và xã hôi lớp1), Giữ sạch môi trường
xung quanh nhà ở (Bài 13 sách tự nhiên và xã hội lớp 2 )”. Ở bậc trung học, giáo
dục môi trường đựơc tích hợp vào trong các tiết học qua các môn học như địa lí,
hoá học, vật lí, sinh học Ở một số trường giáo viên đã có những buổi ngoại khóa
giáo dục cho các em về vấn đề môi trường.
Trong những năm qua, giáo dục môi trường cho học sinh trong các trường học
qua các cấp học đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn mang nặng tíng
hình thức.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu


Thực tế khẳng định: cách ứng xử với xã hội, với thiên nhiên và môi trường
của một con người phần lớn được hình thành và căn bản được hoàn thiện trong thời
kì còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy giáo dục cho học sinh thói quen và kĩ
năng cơ bản bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách.
Mặc dù giáo dục môi trường được đưa vào trường học rất sớm, nhưng có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo tôi
có ba nguyên nhân cơ bản nhất.
1
Thứ nhất là nguyên nhân từ phía gia đình: Một thực tại đang diễn ra là học
sinh ở các bậc học đang quá tải về mặt thời gian, điều này không chỉ diễn ra ở các
thành phố mà ngay cả các vùng nông thôn cũng vậy. Sáng học ở trường, chiều học
thêm ở trường, buổi tối còn được học kèm. Dẫn đến các em không còn thời gian
tham gia phụ giúp gia đình hoặc có thời gian nhưng người thân không cho vì sợ ảnh
hưởng đến việc học, cũng như sức khoẻ của các em. Quan trọng hơn là nhiều bậc
phụ huynh cũng chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề ô nhiễm môi trường, nên
không có những hành vi đúng đắn để các em học tập và làm theo.
Thứ hai là nguyên nhân từ phía nhà trường: Mặc dù giáo dục môi trường là
một nhiệm vụ cấp bách nhưng trong một số trường học vẫn chưa được chú trọng
đúng mức, ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét ở tầng lớp học
sinh. Hiện nay hầu hết các nhà trường đều thuê người quét dọn vệ sinh, dẫn đến
học sinh không phải tham gia vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường, nên
chưa hình thành cho các em những kĩ năng cơ bản.
Thứ ba là từ phía giáo viên: Một số giáo viên mà trực tiếp là giáo viên giảng
dạy và giáo viên chủ nhiệm chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề
giáo dục môi trường. Một số giáo viên chỉ tập trung vào việc giáo dục trí dục hay
uốn nắn những hành vi đạo đức mà quên đi việc giáo dục môi trường cho học sinh.
Từ các nguyên nhân trên dẫn đến tình trạng có nhiều học sinh học đến trung
học phổ thông vẫn chưa biết quét nhà, quét lớp, chưa biết đổ rác đúng nơi quy định.
Khi giao nhiệm vụ làm vệ sinh, các em chỉ làm đối phó, rác bẩn thì quét và tấp vào
cuối lớp, hoặc nếu mang đi đổ thì đổ bừa bãi. Các em chưa biết làm sạch môi

trường nơi mình sinh sống và học tập. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường còn nhiều
hạn chế.
Có lẽ hơn lúc nào hết cần phải có những biện pháp, cách giáo dục cụ thể về
vấn đề môi trường đối học sinh trung học phổ thông ở vùng nông thôn.
Là một giáo viên đã có gần mười năm làm công tác chủ nhiệm, bằng những
trải nghiệm của bản thân tôi thấy rất cần thiết phải đưa giáo dục môi trường vào các
tiết sinh hoạt cuối tuần. Tôi xin đề xuất một số giải pháp rút ra từ kinh nghiệm chủ
nhiệm của bản thân mà theo tôi là đem lại hiệu quả thiết thực nhất là:”Lồng ghép
giáo dục môi trường vào một số tiết sinh hoạt cuối tuần nhằm nâng cao kĩ năng
giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh THPT ở vùng nông thôn ”
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu và thực hiện các biện pháp giáo
dục ở lứa tuổi học sinh trung học độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi.
2. Phạm vi nghiên cứu: tập thể học sinh lớp 10A2 năm học 2012-2013 tại
trường trung học phổ thông Nông Cống 3
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Vai trò của tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần, trong việc lồng ghép
giáo dục môi trường:
Sinh hoạt lớp cuối tuần: là một dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình
thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp
phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp các
em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau, thẳng thắn, tích
cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học
sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống, của lớp
học.
Giáo dục môi trường được đưa vào tiết sinh hoạt cuối tuần sẽ mang lại hiệu
quả cao nhất, các em sẽ trực tiếp tìm hiểu về vấn đề môi trường nơi mình đang sinh
sống và học tập, tìm các giải pháp giải quyết và quan trọng hơn là các em trực tiếp
làm vệ sinh môi trường nơi mình học tập và sinh sống. Từ đó hình thành cho các

em thói quen tốt trong bảo vệ môi trường.
Ngay khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm phải trao đổi thẳng thắn với học
sinh về quyền và nghĩa vụ của học sinh, làm rõ ý nghĩa của tiết sinh hoạt cuối tuần.
Nói rõ cho học sinh thấy một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm cuối năm là
ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. Định hướng của giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo
dục môi trường trong nhà trường, tìm hiểu vấn đề môi trường nơi học sinh sinh
sống và học tập. Từ đó đưa ra những định hướng cụ thể để giáo dục học sinh
Những định hướng cụ thể là:
1. Thành lập ban vệ sinh môi trường: Ngay khi nhận lớp, song song với
việc thanh lập ban học tập, ban văn hoá văn nghệ thể dục thể thao, cần thành lập
thêm ban vệ sinh môi trường. Giáo viên chọn từ 5 đến 7 học sinh đến từ các xã
khác nhau (mỗi xã chọn một học sinh) trong mỗi tổ học tập khác nhau, chọn một
học sinh làm trưởng ban.
Danh sách học sinh trong ban vệ sinh môi trường lớp 10A2:
1. Nguyễn Thị Sen (Công Liêm): trưởng ban
2. Lê Trọng Đại (Công Chính): phó ban
3. Lưu Văn Tuấn Anh (Thăng Long): Nhóm trưởng nhóm 1
4. Mai Đình Đạt (Thăng Bình): Nhóm trưởng nhóm 2
5. Thiều Thị Xuân Mai (Yên Mĩ): Nhóm trưởng nhóm 3
6. Nguyễn Đức Tú (Tượng Sơn): Nhóm trưởng nhóm 4
2. Nhiệm vụ của ban vệ sinh môi truờng:
Ban vệ sinh môi trường có nhiệm vụ giống như ban học tập là theo dõi, nhắc
nhỡ, giúp đỡ các bạn trong lớp giữ gìn vệ sinh môi trường nơi mình sinh sống và
học tập. Dưới sự cố vấn của giáo viên chủ nhiệm, ban vệ sinh môi trường phải xây
3
dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học. Cụ thể là đưa ra phong trào” Sạch nhà,
sạch trường, sạch đường đi” đồng thời đưa ra kế hoạch hoạt động của từng tháng:
Các chủ đề hoạt động của từng tháng

Tháng 9: Tìm hiểu môi trường xung quanh lớp học.
Tháng 10: Tìm hiểu môi trường xung quanh nhà ở
Tháng 11: Tìm hiểu về đổ rác thải, nước thải của nhà trường
Tháng 12: Tìm hiểu về đổ rác thải của làng, xã nơi sinh sống
Tháng 1: Tìm hiểu về ô nhiễm nguồn nước ở địa phương
Tháng 2: Các giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề môi trường ở trường học
Tháng 3: Các giải pháp cụ thể giải quyết vấn đề môi trường ở làng, xã
Tháng 4: Tổ chức cuộc thi hát về các bài hát có nôi dung bảo vệ môi trường
Tháng 5: Đánh giá hoạt động của năm học. Xếp loại thi đua.
Sau khi hoàn thành kế hoạch, giáo viên chủ nhiệm nêu rõ những hành động
cụ thể của từng tháng, yêu cầu các em tham gia tích cực và có hiệu quả. Em nào có
giải pháp về môi trường hợp lí nhất, khả thi nhất sẽ được tuyên dương và khen
thưởng, em nào thực hiện chưa tốt sẽ bị nhắc nhỡ và phê bình.
Tháng 9: Tìm hiểu môi trường xung quanh lớp học, môi trường có đảm bảo
vệ sinh không, có nhân tố nào làm ô nhiễm môi trường xung quanh lớp học không?
Các biện pháp hạn chế sự ô nhiễm đó, nếu có. Ban vệ sinh môi trường làm việc
trong một tháng và báo cáo vào tiết sinh hoạt cuối tuần của tuần cuối cùng của
tháng 9.
Tháng 10: Giao nhiệm vụ cho tất cả các học sinh phải tìm hiểu môi trường
xung quanh nhà ở của mình. Môi trường có đảm bảo vệ sinh không, có nhân tố nào
làm ô nhiễm môi trường xung quanh nhà ở không? Các em đã làm gì để giữ gìn vệ
sinh môi trường nơi mình sinh sống. Tất cả các hoạt động đó các em báo cáo lại
cho bạn phụ trách xã đó. Tất cả các ý kiến được ban vệ sinh môi trường tổng hợp
và báo cáo vào tiết sinh hoạt cuối tuần của tuần cuối cùng của tháng 10.
Tháng 11: Yêu cầu ban vệ sinh môi trường tìm hiểu về vấn đổ rác thải và
nước thải của chính nhà trường. Tìm hiểu vị trí đổ rác thải đã phù hợp chưa, học
sinh các lớp đổ rác thải có đúng quy định không? Ban vệ sinh môi trường đưa ra
giải pháp và lớp sẽ thảo luận vào tiết sinh hoạt cuối tuần của tuần cuối cùng của
tháng 11.
Tháng 12: Giao nhiệm vụ cho tất cả các học sinh tìm hiểu rác thải ở thôn,

xóm, làng, xã nơi mình sinh sống. Rác thải ở địa phương mình có được thu gom và
đổ đúng nơi quy định không. Chính quyền địa phương đã có những giải pháp nào
để giải quyết vấn đề đó. Bản thân em đã và sẽ làm gì để giải quyết vấn đề rác thải ở
địa phương mình.
Tháng 1: Giao nhiệm vụ cho tất cả học sinh tìm hiểu nguồn nước sinh
hoạt ở gia đình và nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương
4
mình. Nguồn nước có bị ô nhiễm không? nếu có thì nguyên nhân nào làm ô nhiễm.
Em có giải pháp nào xử lí và hạn chế vấn đề đó.
Tháng 2: Mỗi nhóm học tập tự tìm hiểu về các biện pháp xử lí các vấn đề
vệ sinh ở trường học, ý kiến được bạn trưởng nhóm tập hợp và đưa ra thảo luận tại
tiết sinh hoạt cuối tuần của tuần cuối cùng của tháng 2. Nhóm nào có giải pháp hiệu
quả nhất, khả thi nhất sẽ đuợc tuyên dương và khen thưởng.
Tháng 3: Mỗi nhóm học tập tự tìm hiểu về các biện pháp xử lí các vấn đề
ô nhiễm môi trường ở địa phương như thu gom rác thải, xử lí nguồn nước ô nhiễm,
ý kiến được bạn trưởng nhóm tập hợp và đưa ra thảo luận tại tiết sinh hoạt cuối
tuần của tuần cuối cùng của tháng 3. Nhóm nào có giải pháp hiệu quả nhất, khả thi
nhất sẽ được tuyên dương và khen thưởng.
Tháng 4: Giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị các tiết mục văn nghệ,
giáo viên chủ nhiệm và ban vệ sinh môi trường chuẩn bị các khâu cần thiết để tổ
chức cuộc thi. Nguồn kinh phí được trích từ quỹ lớp, ban giám khảo sẽ mời các
thầy cô có năng khiếu về âm nhạc trong trường, thời gian tổ chức là tiết sinh hoạt
của tuần cuối cùng của tháng 4.
Tháng 5: Ban vệ sinh môi trường tổng hợp kết quả hoạt động của cả năm
học, xếp loại thi đua cho từng bạn, giáo viên chủ nhiệm duyệt, thông báo và trao
thưởng vào tiết sinh hoạt cuối cùng của năm học.
III. Nội dung cụ thể của một số tiết sinh hoạt có nội dung lồng ghép giáo
dục môi trường.
Tiết sinh hoạt cuối tuần của tháng 9:
Tìm hiểu môi trường xung quanh lớp học

Mục tiêu:
- Về kiến thức: Học sinh hiểu rõ hơn về giữ sạch lớp học và môi trường
xung quanh lớp học là bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và bạn bè xung quanh. Hiểu
được vai trò của bản thân trong việc giữ gìn vệ sinh chung.
- Về kĩ năng: Qua tiết sinh hoạt này học sinh biết cách làm vệ sinh lớp học
đúng quy định. Biết rằng tiết kiệm giấy cùng là một cách để bảo vệ môi trường.
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị một số câu hỏi về vệ sinh môi trường xung quanh lớp
học. Tìm hiểu các biện pháp giữ gìn vệ sinh lớp học và xung quanh lớp học.
- Học sinh: Tìm hiểu môi trường xung quanh lớp học
- Ban vệ sinh môi trường: Tổng hợp ý kiến của các bạn trong nhóm và nôi
dung thảo luận trong tiết sinh hoạt.
Thời gian lồng ghép: Khoảng 20 phút
5
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Nêu nội dung tiết sinh hoạt:
Tìm hiểu môi trường xung quanh lớp
học
Yêu cầu ban vệ sinh môi trường
báo cáo kết quả tổng hợp về vệ sinh
môi trường của lớp trong tháng 9.
Gv: Trong tháng 9 các em được
giao làm vệ sinh mới chỉ để ý và làm
vệ sinh trong lớp, và chỉ để ý đến nền
nhà chứ chưa chú ý đến các vị trí
khác như trần nhà, của lớp, cửa
sổ Bụi bẩn không được các em dọn
sạch sẽ mà lại tấp vào những nơi ẩm
ướt. Đó chính môi trường sinh sống
của các loại ruồi, muỗi và các kí sinh

trùng gây bệnh. Đề nghị các bạn làm
vệ sinh sắp tới phải chú ý.
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi
về vấn đề bảo vệ môi trường.
Hỏi: Rác thải chủ yếu ở lớp học
là gì?
Hỏi: Tìm hiểu các loại giấy mà
các bạn học sinh vứt bừa bãi.Tiết
kiệm giấy có phải là bảo vệ môi
trường không? Vì sao?
Gv: Môi trường sống quanh ta
ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ
- Vệ sinh trong lớp học: Trong 4
tuần học của tháng 9 các bạn được giao
nhiệm vụ làm vệ sinh lớp học đều quét
nền nhà sạch sẽ, đúng quy định. Nhưng
cửa sổ và cửa lớp nhiều chỗ bị viết bậy
chưa được lau chùi, trần nhà vẫn còn
mạng nhện bám vào.
Vệ sinh ngoài hành lang và xung
quanh lớp học: Các ban được giao nhiệm
vụ làm vệ sinh có làm vệ sinh ngoài hành
lang. Nhưng làm chưa sạch sẽ, bụi bẩn
thường được các bạn quét và tấp vào góc
cầu thang, giấy và các rác thải khác ít
được thu gom và bỏ đúng nơi quy định.
- TL: Giấy là rác thải chủ yếu.
- TL: +Qua quan sát chủ yếu là các bài
kiểm tra, giấy nháp.
+ Tiết kiệm giấy cũng là một việc

làm để bảo vệ môi trường. Vì giấy được
làm từ tre, nứa, bạch đàn Sử dụng giấy
bừa bãi đồng nghĩa với chặt, phá cây
xanh, pha hoại môi trường.
6
chúng từ những việc làm nhỏ nhất
trong chính cuộc sống của mình.
- Yêu yều ban vệ sinh môi trường
thông báo kế hoạch làm vệ sinh lớp
học.
Gv: Yêu cầu các nhóm mang
dụng cụ và làm vệ sinh lớp học sau
tiết sinh hoạt hàng tuần. Ban vệ sinh
môi trường theo dõi và ghi lại kết
quả công việc báo cáo vào các tiết
sinh hoạt cuối tuần.
Nhóm1: quét mạng nhện trong lớp và
ngoài hành lang.
Nhóm 2: Lau chùi các cửa sổ, cửa ra
vào, bảng đen.
Nhóm 3: Làm vệ sinh nền phòng học
và khu vực hành lang.
Nhóm 4: lau chùi bàn ghế, sắp sếp lại
phòng học gọn gàng.
Ban vệ sinh môi trường thông báo
kết quả xếp loại thi đua của tháng 9 và
nôi dung hoạt động của tháng 10
Tiết sinh hoạt cuối tuần của tháng 10
Tìm hiểu môi trường xung quanh nhà ở
Mục tiêu:

Về nhận thức:
- Học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh môi trường ở chính gia đình mình, tìm
hiểu và biết được những nguyên nhân có thể gây bệnh cho chính mình và người
thân. Cách phòng tránh và hạn chế nó.
Về kĩ năng:
- Biết cách làm vệ sinh nhà ở ngăn nắp, sạch sẽ, biết thu gom rác thải và xử lí
chúng.
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị một số câu hỏi về vệ sinh môi trường xung quanh nhà
ở. Tìm hiểu các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
- Học sinh: Tìm hiểu môi trường xung quanh nhà ở. Các biện pháp giữ gìn vệ
sinh nhà ở và xung quanh nhà ở.
- Ban vệ sinh môi trường: Tổng hợp ý kiến của các bạn trong nhóm và nôi
dung báo cáo trong tiết sinh hoạt.
Thời gian lồng ghép: Khoảng 25 phút
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV: Tìm hiểu môi trường
xung quanh nhà ở
Hỏi: Các em đã tìm hiểu được
những gì về môi trường xung quanh
nhà ở của chính mình?
Ban vệ sinh môi trường: Qua ý
kiến của các bạn thì vấn đề chủ yếu mà
các bạn đề cập đến là rác thải, vệ sinh
chuông trại của gia đình và các hộ gia
7


Hỏi: Ở gia đình các em đã làm
gì và sẽ làm gì để giữ gìn vệ sinh môi

trường nơi mình sinh sống.
GV: Hiện nay báo động tại các
vùng nông thôn là chất thải sinh hoạt.
Cuộc sống của người dân được cải
thiện, nhu cầu xả rác cũng không
ngừng được tăng lên. Trong khi đó ý
thức vệ sinh cộng đồng của bộ phận
dân cư chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng
kém, dịch vụ môi trường chưa phát
triển nên khả năng xử lí môi trường
còn hạn chế. Hơn nữa người dân
nông thôn ta có nhiều thói quen làm ô
nhiễm môi trường như: ”Làm chuồng
lợn cạnh nhà, làm chuồng gà cạnh
bếp” hay đi vệ sinh ra ao, hồ đã làm
ô nhiễm môi trường cho chính gia
đình mình và các hộ gia đình xung
quanh.
Để bảo vệ sức khoẻ cho mình
và người thân trong gia đình thì việc
đình xung quanh.
HS1: Nhà em ở gần một nhà nuôi
rất nhiều lợn, những ngày thời tiết thay
đổi xuất hiện mùi rất khó chịu. có thể
nói ”Một nhà nuôi lợn cả làng bốc thối”
HS2: Nhà em ở cuối làng gần bờ
sông, cả làng coi đó là bãi đổ rác thải,
gia đình em và một số gia đình khác
sống ở đó rất khó chịu. Nhưng đã nhắc
nhỡ nhiều nhưng tình hình vẫn không

có gì thay đổi, rác ngày càng nhiều.
Hs
- Hs: Làm vệ sinh nhà ở, nơi chăn
nuôi của gia đình, phát quang các bụi
rậm xunh quanh nhà, không đổ rác thải
bừa bãi.
- Hs: Ở xã em mỗi gia đình phải
có một hố rác ở góc vườn, gia đình nào
không có sẽ bị cán bộ nhắc nhỡ và xử
phạt.
8
đầu tiên là phải có ngôi nhà gọn gàng,
sạch sẽ, thoáng mát. Các em phải có ý
kiến đóng góp cho bố, mẹ và những
người xung quanh về tác hại của việc
làm ô nhiễm môi trường.
Về gia đình các em phải là
những người chủ động làm vệ sinh
nhà ở và xung quanh nhà ở. Các bạn
trong ban vệ sinh môi trường sẽ đi
kiểm tra và báo cáo kết quả bạn nào
làm tốt, bạn nào làm chưa tốt.
Ban vệ sinh môi trường tổng hợp
ý kiến của các bạn. Phân công các bạn
theo dõi hoạt động của các bạn trong
lớp.
Ban vệ sinh môi trường thông báo
kết quả xếp loại thi đua của tháng 10 và
nôi dung hoạt động của tháng 11
Tiết sinh hoạt cuối tuần của tháng 11

Tìm hiểu về đổ rác thái, và xả nước thải ở trường học.
Mục tiêu:
Về nhận thức: Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh trường
học, nơi công cộng.
Về kĩ năng: Có hành vi đúng đắn như đổ rác đúng quy định, đi vệ sinh đúng
quy định, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học và địa
phương.
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận về vệ sinh trường học.
- Học sinh: Tìm hiểu về vệ sinh của ngôi trường mình học tập, chuẩn bị các
ý kiến đóng góp cho việc giữ gìn vệ sinh trường học
- Ban vệ sinh môi trường: Tổng hợp ý kiến của các bạn trong lớp
Thời gian lồng ghép: Khoảng 20 phút
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Gv: Tìm hiểu về vệ sinh trường
học
Gv: Yêu cầu ban vệ sinh môi
trường triển khai nôi dung của tháng
11
Ban vệ sinh môi trường: Qua các
thông tin mà các bạn trong ban vệ sinh
môi trường tìm hiểu được thì vệ sinh
trường mình có những phần đạt được
và chưa đạt được như sau.
+ Phần đạt được: Sân trường sạch
sẽ, nhiều cây xanh, thoáng mát. Rác
thải được các cô làm vệ sinh phân loại
và đổ đúng quy định.
+ Phần chưa đạt được: Trong các
giờ ra chơi và sau mỗi buổi học rác

được các bạn học sinh vứt bừa bãi,
9
Hỏi: Rác mà các em quan sát
thấy là những loại nào?
Hỏi: Bản thân các em có vứt rác
bừa bãi không? Nhìn thấy các bạn
học sinh vứt rác bừa bãi em có nhắc
nhỡ không?
Hỏi: Nhà vệ sinh trường ta có
đảm bảo vệ sinh không?
Hỏi: Làm thế nào để giữ gìn vệ
sinh trường học?
GV: Để giữ gìn môi trường thì
quan trong nhất vẫn là ý thức của mọi
người. Vì vậy các em phải là những
học sinh tích cực trong việc giữ gìn
vệ sinh truờng học. Hãy giữ cho
trường học không rác thải, không bụi
bẩn. Nếu thấy các học sinh khác vứt
rác bừa bãi các em hãy tự nhặt và bỏ
vào thùng rác gần đó và hãy nhắc nhỡ
lịch sự. Hãy trồng và chăm sóc vườn
hoa cạnh lớp để có môi trường sạch
hơn, đẹp hơn.

nhiều nhất là khu vực nhà để xe, cầu
thang và đường ra nhà vệ sinh.
- Hs: Chủ yếu là giấy, túi nilông,
vỏ kẹo và các loai chai nhựa.
Hs: Em và một số bạn trong lớp

vẫn còn vứt rác bừa bãi.

Hs: Đầu năm học thì các nhà vệ
sinh đều bẩn, đến nỗi các em không
dám đi vệ sinh. Từ khi nhà vệ sinh mới
được sử dụng thì các em thấy sạch sẽ
hơn, đảm bảo vệ sinh hơn.
Ban vệ sinh môi trường: tập hợp ý
kiến của các bạn trong lớp để giữ gìn
vệ sinh môi trường ở trường học ta nên
thực hiện như sau:
- Các lớp tham gia làm vệ sinh lớp
học, phòng học.
- Phân công các lớp làm sạch nhà
vệ sinh theo từng tuần.
- Quét sạch sân trường, cầu thang,
nhà xe, thu gom rác thải và đủ đúng
quy định.
Ban vệ sinh môi trường tổng hợp
và báo cáo những bạn đã tham gia đóng
góp tích cực.
Ban vệ sinh môi trường thông báo
kết quả xếp loại thi đua của tháng 11và
nội dung hoạt động tháng 12.
10
Tiết sinh hoạt cuối tuần của tháng 12
Tìm hiểu về rác thải ở làng, xã nơi sinh sống.
Mục tiêu:
Về kiến thức: Học sinh biết được sự nguy hại của việc đổ rác thải bừa bãi.
Biết các biện pháp cơ bản xử lí rác thải ở làng, xã.

Về kĩ năng: Biết thu gom rác thải, cách xử lí cơ bản, bỏ đúng nơi quy định.
Chuẩn bị:
- GV: Tìm hiểu cơ bản về vấn đề rác thải ở các xã có học sinh lớp 10A2 sinh
sống.
- Học sinh: Tìm hiểu về rác thải của làng, xã nơi sinh sống, tìm các biện
pháp khắc phục.
- Ban vệ sinh môi trường: Tổng hợp ý kiến của các bạn trong lớp, chuẩn bị
nội dung báo cáo.
Thời gian tích hợp: Khoảng 20 phút
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nội dung tiết sinh hoạt: Tìm hiểu
về rác thải ở địa phương.
Hỏi: các em đã tìm hiểu được
những gì về rác thải ở làng, xã nơi các
em sinh sống.
GV: Các em nói đúng, hiện nay rác
thải sinh hoạt ở nông thôn đang là vấn
đề được chú ý nhiều nhất. người dân
nông thôn xưa nay còn phải quan tâm
đến vấn đề mưu sinh, khi cuộc sống
chưa đảm bảo thì bảo vệ môi trường là
việc thứ yếu. Họ đâu biết rằng những
việc làm nguy hại đến môi trường chính
là nguyên nhân gây các bệnh như ung
thư, mắt hột, đường ruột, tiêu chảy Nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của họ
và những người xung quanh.
Hiện nay một số xã đã xậy dựng
Ban vệ sinh môi trường: Tập hợp ý
kiến của các bạn trong các nhóm thì rác

thải ở các làng xã đều có chung một đặc
điểm là vứt bừa bãi, không có người thu
gom, không có nơi đổ cụ thể. Vì vậy rác
được bà con nhân dân vứt ở mọi nơi như
đầu ngõ, bờ mương, ao, hồ, ven đường.
Trên đường đi học có rất nhiều những
đống rác thải được đổ ngay cạnh đường
rất mất vệ sinh.
11
điểm tập kết rác thải. Nhưng vẫn chưa
thật sự mang lại hiệu quả vì lượng rác
thải thu gom được so với người dân vứt
ra không đáng kể, hơn nữa một số địa
điểm tập kết rác thải lại gần khu dân cư,
trường học nên gây ô nhiễm rất nghiêm
trọng.
Hỏi: Theo các em làm thế nào để
hạn chế được lượng rác thải ra môi
trường khi mà các cấp chính quyền chưa
vào cuộc?
GV: Có nhiều cách để giải quyết
vấn đề rác thải ở nông thôn. Nhưng quan
trọng nhất vẫn là nhận thức và ý thức
bảo vệ môi trường của người dân. Các
em là những chủ nhân trong tương lai
gần, hãy tập cho mình thói quen bảo vệ
và giữ gìn vệ sinh môi trường bằng
những việc làm nhỏ nhất.
HS: Theo em thì mỗi gia đình nên
tự xử lí rác thải bằng cách phân loại rác

thải, nếu là rác thải hữu cơ thì đổ vào
góc vườn để tự phân huỷ, nếu là rác thải
thuộc các loại tổng hợp thì nên thu gom
đem đến những nơi tập kết rác thải hoặc
phơi khô và đốt.
Ban vệ sinh môi trường tập hợp và
báo cáo những bạn đã tham gia tích
cực.Xếp loại thi đua tháng 12 và nội
dung hoạt động tháng 1
Tiết sinh hoạt cuối tuần của tháng 1
Tìm hiểu về nguồn nước sinh hoạt ở gia đình và nguồn nước phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Mục tiêu:
Về kiến thức: Học sinh hiểu được mức độ nguy hiểm của nguồn nước bị ô
nhiễm. Biết các biện pháp cơ bản hạn chế sự ô nhiễm đó.
Về kĩ năng: Có những hành vi đúng đắn trong việc giữ gìn vệ sinh nguồn
nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
Chuẩn bị :
- GV: Một số câu hỏi về vấn đề ô nhiễm nguồn nước.
- HS: Tìm hiểu về nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp ở địa phương.
- Ban vệ sinh môi trường tổng hợp ý kiến của các bạn và nôi dung báo cáo
trong tiết sinh hoạt.
Thời gian lồng ghép: Khoảng 20 phút
12
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nôi dung: Tìm hiểu nguồn nước
sinh hoạt ở gia đình và nguồn nước
sinh hoạt ở địa phương.
GV: Yêu cầu ban vệ sinh môi

trường báo báo kết quả tổng hợp ý kiến
của các bạn trong lớp.
Hỏi: Theo các em thì nước mưa có
phải là nước sạch không?
GV: Trong quá trình sinh hoạt
hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như
hiện nay con người đã vô tình làm ô
nhiễm nguồn nước bằng các hoá chất,
chất thải từ các xí nghiệp, nhà máy,
bệnh viện, làng nghề Theo thống kê
thì có đến 70% dòng sông, 45% vùng
ngập nước, 40% bãi biển bị ô nhiễm.
Nước nông nghiệp mà bà con
nhân dân sử dụng hiện nay chắc chắn
đang bị ô nhiễm, và càng trở nên
Nguồn nước sinh hoạt gia đình: Ở
gia đình các bạn trong lớp sử dụng chủ
yếu là giếng khoan, một số gia đình
dùng giếng khơi, ngoài ra một số gia
đình còn xây thêm bể nước mưa. Các
bạn ở Công Liêm và Tượng Sơn cho
rằng nguồn nước mà gia đình các bạn
sử dụng là sạch sẽ, không bi phèn. Còn
một số bạn ở Thăng Thọ và Thăng
Bình trình bày nước giếng khoan phải
lọc thì mới sử dụng đựơc.
Nguồn nước sử dụng trong sản
xuât nông nghiệp ở địa phương: Nguồn
nước đều được bơm từ sông, hồ nên
không biết có ô nhiễm hay không.

Nhưng trên các con mương ở đồng,
ruộng thì lượng rác thải rất nhiều, đặc
biệt là các bao bì thuốc trừ sâu được
vứt bỏ ngay ở bờ ruộng hay các con
mương.
HS: Khói bụi công nghiệp xả vào
không khí làm ô nhiễm không khí. Khi
trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn
vào nước mưa làm ô nhiễm nguồn
nước.
13
nghiêm trọng hơn khi người dân thoải
mái dùng hoá chất, vứt bao bì thuốc trừ
sâu bừa bãi trên đồng ruộng.
Nước sinh hoạt cùng là vấn đề
mà ta phải nhấn mạnh. Nguồn nước bị
ô nhiễm có thể gây các bệnh như tiêu
chảy, viên gan, nặng hơn là ung thư
Hiện nay trên địa bàn huyện ta chỉ
có một số xã là dùng nước sạch. Còn
đa phần la dùng nước chưa qua xử lí.
Để đảm bảo nguồn nước sạch cho các
gia đình ở nông thôn trước hết cần có
quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lí.
Đối với giếng nước cần được xây dựng
thành, nền và vách giếng chắc chắn,
tránh nước bị ô nhiễm bề mặt. Cần hết
sức chú ý đến thau rửa dụng cụ lấy
nước như gàu, máy bơm,và dụng cụ
chứa nước. Khi xây dựng các nguồn

nước phải đảm bảo khoảng cách an
toàn với nhà tiêu, hố phân gia súc, hố
nước thải Nước sau khi lấy từ các
nguồn cần xử lí sơ bộ bằng các bể lọc
qua sỏi, cát và quan trọng là nấu chín
trước khi sử dụng.
Ban vệ sinh môi trường xếp loại
thi đua tháng 1 và thông báo nội dung
hoạt động tháng 2.
Tiết sinh hoạt cuối tuần của tháng 2
Làm thế nào để giữ gìn trường học sạch, đẹp, không rác bẩn
Mục tiêu:
Về kiến thức: Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh chung
Về kĩ năng: Học sinh tham gia các hoạt động tập thể để giữ gìn vệ sinh môi
trường, từ đó có những hành vi đúng đắn và những kĩ năng cơ bản trong việc giữ
gìn vệ sinh cộng đồng.
Chuẩn bị:
- GV: Tìm hiểu cách làm vệ sinh môi trường của một số trường học.
- HS: Tìm hiểu các biện pháp để giữ gìn vệ sinh trường học.
- Ban vệ sinh môi trường: Tổng hợp ý kiến của các bạn trong lớp và nôi
dung báo cáo trong tiết sinh hoạt.
Thời gian lồng ghép: Khoảng 20 phút
14
Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
Nội dung: Làm thế nào để
trường học luôn xanh - sạch - đẹp
Gv: Trường ta có thể nói nhìn
bề ngoài thì sạch sẽ, thoáng mát.
Nhưng đi vào từng lớp thì có rất
nhiều lớp làm tốt vệ sinh lớp học,

song vẫn còn một số lớp làm chưa
tôt, rác thải được tấp vào góc cuối
lớp, mạng nhện không được quét,
bàn ghế để không ngay ngắn, rác khu
vực nhà xe sau mỗi buổi học rất
nhiều.
Hỏi: Các em đã tìm ra những
giải pháp nào để giữ gìn vệ sinh
trường học sạch đẹp.
Hỏi: Là học sinh em sẽ làm gì
để giữ gìn trường học sạch sẽ?
Ban vệ sinh môi trường: Qua ý kiến
của các bạn trong lớp ta có thể làm trường
học sạch đẹp hơn theo các bước sau:
- Vệ sinh phòng học: Tất cả các lớp
đều phải tham gia làm vệ sinh phòng học
sạch sẽ như lau dọn bàn ghế, sàn phòng
học, cửa ra vào, cửa sổ, bảng đen, quét
mạng nhện. Ban nề nếp theo dõi và nhắc
nhỡ các lớp làm chưa tốt và tuyên dương
các lớp làm tốt.
- Phân công cho mỗi lớp thu gom rác
thải ở sân trường và các khu vực nhà xe,
nhà vệ sinh, sân thể dục mỗi tuần một lần.
ban nề nếp theo dõi và cũng xếp loại thi
đua cho các lớp.
- Phân công cho mỗi lớp chăm sóc
vườn hoa, cây cảnh trong nhà trường.
- Không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh
đúng nơi quy định.

- Thực hiện nghiêm túc nôi quy nhà
trường
- Tham gia có hiệu quả các buổi lao
động tập thể.
15
Tiết sinh hoạt cuối tuần của tháng 3
Các biện pháp xử lí rác thải, nước thải ở địa phương
Mục tiêu:
Về kiến thức: Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh chung
Về kĩ năng: Học sinh tham gia các hoạt động tập thể để giữ gìn vệ sinh môi
trường, từ đó có những hành vi đúng đắn và những kĩ năng cơ bản trong việc giữ
gìn vệ sinh cộng đồng.
Chuẩn bị:
- GV: Tìm hiểu các biện pháp xử lí rác, nước thải ở một số làng xã có học
sinh lớp chủ nhiệm sinh sống.
- HS: Tìm hiểu các biện pháp giữ gìn vệ sinh môi trường ở địa phương
- Ban vệ sinh môi trường: Tổng hợp ý kiến của các bạn trong lớp và nôi
dung báo cáo trong tiết sinh hoạt.
Hoạt động giáo dục:
Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
Nội dung: tìm hiểu các biện
pháp xử lí rác thải, nước thải ở địa
phương
GV: Yêu cầu ban vệ sinh môi
trường báo cáo kết quả tổng hợp ý
kiến của các bạn trong lớp.
GV: Ngoài các bước mà ban vệ
sinh môi trường tổng hợp được thì
còn giải pháp nào để xử lí rác thải
nữa không?

Gv: Vấn đề rác thải ở nông thôn
đang là vấn đề nóng của toàn xã hội.
Ngoài các biện pháp mà các em đưa
ra chúng ta có thể huy động các tổ
Ban vệ sinh môi trường: Qua ý kiến
của các bạn trong lớp thì chúng ta có thể
xử lí rác thải ở làng, xã theo các bước
sau:
Bước1: Mỗi gia đình phải tự thu
gom rác thải, phân loại rác thải.Nếu là
rác thải hữu cơ thì đổ vào hố rác gia
đình ở góc vườn.Nếu là rác thải không
phân huỷ như túi bóng, chai nhựa thì
gom lại và bỏ đúng nơi quy định.
Bước 2: Mỗi làng thành lập tổ thu
gom rác thải, thu gom vào giờ quy định.
Bước 3: Rác thải được đưa đến
điểm tập kết rác thải và vận chuyển đến
bãi đổ rác
HS: Nếu là rác hữu cơ có thể ủ để
làm phân bón hoặc chôn, nếu là rác vô
cơ có thể phơi khô và đốt.
16
chức như hội phụ nữ, đoàn thanh
niên, hội nông dân tham gia vào
công tác vệ sinh như thu gom rác thải
ở ao, hồ, kênh, mương Quét dọn
đường làng ngõ xóm
Biện pháp xử lí rác thải ở nông
thôn hiện nay chủ yếu là chôn và đốt.

Tiết sinh hoạt cuối năm
Xếp loại thi đua của năm học
Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
GV: Yêu cầu ban vệ sinh môi
trường công bố kết quả thi đua cho các
tổ và các bạn trong lớp.
Kêt quả thi đua giữa các tổ
Tổ 2: Có nhiều bạn tham gia tích
cực nhất trong các buổi làm vệ sinh
chung.
Tổ 3: Có nhiều sáng kiến hay và
phù hợp nhất về giải quyết ô nhiễm môi
trường.
Kết quả cá nhân
1.Nguyễn Thị sen: Đạt thành tích
xuất sắc nhất trong phong trào giữ gìn vệ
sinh môi trường.
1. Nguyễn Thị Huệ: Có nhiều báo
cáo hay nhất và thiết thực nhất về vệ sinh
môi trường.
Xếp loại hạnh kiểm cuối năm
Sĩ số Tốt Khá Trung
bình
45 39 5 1
IV.Hiệu quả đạt được:
- Học sinh nhận thấy được vai trò của mình trong việc giữ gìn vệ sinh nơi
sinh sống và học tập
- Học sinh sẵn sàng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Nâng cao được lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
Thành tích lớp 10A2

17
- Xếp loại nề nếp thứ 2 trong toàn trường
- Được ban nề nếp tặng giấy khen” lớp có thành tích xuất sắc trong giữ gìn
vệ sinh môi trường”
18
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết trở thành nhiệm vụ cấp bách không của
riêng ai. Mỗi cá nhân trong cộng đồng phải có ý thức và hành động cụ thể để bảo
vệ môi truờng.Việc giáo dục nhằm nâng cao và phát huy trách nhiệm của cá nhân
là một trong những yếu tố căn bản đảm bảo sự thành công của vấn đề. Không ai
khác chính nhà trường phải có nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện cho học sinh ý thức, kĩ
năng bảo vệ môi truờng. Các em phải có được những kiến thức cơ bản và hành
động cụ thể để giữ gìn vệ sinh môi trường nơi mình học tập và sinh sống. Xuất
phát từ mục đích đó tôi xin đề xuất một vài ý kiến sau:
- Nhà trường cần tổ chức các buổi học ngoại khóa về môi trường nhiều hơn
nữa và thường xuyên hơn nữa.
- Thiết kế và xây dựng bãi đổ rác hợp lí, bổ sung thêm các thùng rác.
- Kết hợp với địa phương trên địa bàn tổ chức cho học sinh tham gia các
hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường như thu gom rác thải, làm sạch kênh
mương
- Tăng cường hình thức khen thưởng đối với hoc sinh và tập thể lớp làm
công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường tốt, đồng thời có hình thức xử lí
nghiêm những học sinh và tập thể lớp làm chưa tốt gây ảnh hưởng đến môi
trường.
- Ban giám hiệu, ban nề nếp, đoàn thanh niên và các tổ chức trong nhà
trường giám sát, nhắc nhỡ kịp thời các cá nhân, tập thể lớp trong việc xây
dựng và gìn giữ vệ sinh lớp học, trường học.
- Đưa giữ gìn vệ sinh môi trường vào tiêu chí xếp loại thi đua của trường
học, lớp học.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 15 tháng 05 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Đặng Thị Hạnh
19
MỤC LỤC
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
I . Lời nói đầu Trang 1
II. thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trang 1
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Vai trò của tiết sinh hoạt cuối tuần Trang 3
II. Định hướng của giáo viên chủ nhiệm Trang 3
1. Thành lập ban vệ sinh môi trường Trang 3
2. Nhiệm vụ của ban vệ sinh môi trường Trang 3
III. Nội dung cụ thể của một số tiết sinh hoạt có nội dung lồng ghép giáo dục môi
trường Trang 6
IV.Hiệu quả đạt được: Trang 16
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT: Trang 18
20

×