Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào dạy tiết 1 bài chiếc thuyền ngoài xa( nguyễn minh châu sgk ngữ văn 12, tập 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HOẰNG HĨA 4

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY
VÀO DẠY TIẾT 1 BÀI " CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA"
( NGUYỄN MINH CHÂU - SGK NGỮ VĂN 12, TẬP 2)

Giáo viên: Mai Thị Thủy
Đơn vị: THPT Hoằng Hóa 4


SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Ngữ Văn

THANH HĨA, NĂM 2020

MỤC LỤC
1. Mở đầu:..................................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
1.5. Điểm mới của SKKN..........................................................................................2

2. Nội dung Sáng kiến kinh nghiệm:.........................................................................2
2.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề...............................................................................................3
2.3. Giải pháp thực hiện.............................................................................................4
2.3.1.Đề xuất hướng dạy tiết 1- bài “ Chiếc thuyền ngoài xa”(Nguyễn Minh ChâuNgữ văn 12, tập 2).....................................................................................................4


2.3.2. Hướng dân cụ thể bài dạy................................................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm................................................................13


3. Kết luận, kiến nghị ..............................................................................................15
3.1. Kết luận:...........................................................................................................15
3.2 . Kiến nghị.........................................................................................................15


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng
khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác
định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ GD đã khơng ngừng
đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: Đổi mới chương trình giáo khoa,
đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học… Những thay đổi đó
nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,
đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước.
Từ năm 2014 đến 2020, Bộ GD đã liên tục có những hướng dẫn trong
việc đổi mới chất lượng học tập môn Ngữ văn THPT, thực hiện theo hướng đánh
giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Mộttrong những phương pháp
dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là dạy học bằng sơ đồ tư duy
(SĐTD) và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Qua việc tìm hiểu và vận
dụng, tơi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong cơng tác
giảng dạy và học tậpcủa học sinh, bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học
văn, khơi gợi trong học sinh tình u đối với mơn học, đồng thời đem đến cho
các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Ngữ văn.

Với việc áp dụng ứng dụng CNTT và SĐTD trong giảng dạy, từng bước
giáo viên sẽ giúp học sinh tựmình phát hiện dần dần tồn bộ kiến thức bài học.
Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học - trung tâm bản
đồ, giáo viên giúp học sinh phát hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm
bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kết thúc cũng
là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trìnhbày một cách sáng tạo, sinh
động trên bản đồ. Không những cung cấp cho học sinh kiếnthức tổng thể, SĐTD
và CNTT cịn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó
đưa ra các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý
tưởngtrong bài tức tìm ra mạch lơgic của bài học. Sau khi hồn thiện, học sinh
nhìn vào sơ đồ có thể tái hiện, thuyết trình lại được tồn bộ nội dung kiến thức
bài học. Đồng thời học sinh cũng có thể khẳng định được toàn bộ dung lượng
kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả.
Sử dụng SĐTD và CNTT trong dạy học các môn khoa học tự nhiên và
mộtsố môn khoa học xã hội (như Địa lí, Lịch sử) đã trở thành quen thuộc. Đối
với mơn Ngữ văn đã được vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy các tiết ôn tập
tiếng Việt, làm văn và các bài văn học sử. Việc vận dụng CNTT và SĐTD vào
giảng dạy các tácphẩm văn học nói chung, văn xi tự sự nói riêng cịn rất ít, vì
thếnên mạnh dạn đổi mới, mạnh dạn đa dạng hố phương pháp trong một giờ lên
lớp là điều nên làm, cần phải làm.

1


Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên
tâm huyết với nghề, nhiều năm trong nghề, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm:
Ứng dụng công nghệ thông tin và sơ đồ tư duy vào dạy tiết 1 bài " chiếc
thuyền ngoài xa" ( nguyễn minh châu - sgk ngữ văn 12, tập 2)
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Lựa chọn đề tài này, thơng qua q trình giảng dạy, tơi muốn nâng cao
chất lượng học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) của học sinh
THPT nói chung, học sinh trường THPT Hoằng Hóa 4 nói riêng. Vì thế khi
nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng dẫn học sinh trường THPT
Hoằng Hóa 4 tiếp cận và tìm hiểu nội dung tác phẩm với các mục đích cụ thể
sau:
- Nắm vững những kiến thức về tác giả Nguyễn Minh Châu.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Phát hiện tình huống truyện.
- Giá trị tư tưởng được gửi gắm qua tác phẩm.
- Luyện tập củng cố kiến thức.
- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy học,
góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học .
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh trung học phổ thông, học sinh lớp 12. Để kiểm nghiệm kết quả thực
tiễn của đề tài này tôi đã chọn 3 lớp để thực nghiệm: 12A1, 12A2, 12A10.
- Bài dạy “Chiếc thuyền ngoài xa”.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau
-Phương pháp ttuyết trình .
-Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
-Phương pháp nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
-Phương pháp hoạt động nhóm.
-Các phương pháp dạy học tích cực: Kĩ thuật khăn trải bàn, Kĩ thuật mảnh
ghép…….
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN:
- Lồng ghép ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với sơ đồ tư duy vào bài
dạy.

2



- Vận dụng các phương pháp dạy học mới trong tiết học: hoạt động nhóm, học
sinh thuyết trình kết quả thào luận…
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Những năm gần đây, giáo dục đã có những đổi mới quan trọng. Năm 2003
chương trình sách giáo khoa mơn Ngữ văn THPT được thiết kế điều chỉnh. Từ
đó phương pháp dạy học cũng thay đổi. Chương trình giáo dục phổ thơng hiện
hành nêu rõ "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện
từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác;
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh"
Trong các môn học ở trường phổ thông, môn Ngữ văn là môn học có đặc
trưng riêng: vừa có tính nghệ thuật vừa có tính mơn học, đặc biệt là giờ học về
tác phẩm văn chương. Bởi mỗi tác phẩm văn học không chỉ có thơng tin thẩm
mĩ mà cịn là một văn bản văn hố chứa đựng thơng tin về con người, về xã hội,
về cuộc sống trong mỗi hoàn cảnh, thời đại lịch sử, mỗi đất nước khác nhau.
Mỗi tác phẩm văn học chân chính đều có xu hướng khuếch trương cái đẹp làm
cho nó trở nên đẹp hơn, khơi dậy khát vọng vươn tới lí tưởng cao đẹp, đồng thời
nhà văn cũng phóng đại tơ đậm cái xấu, cái ác làm cho nó trở nên đáng ghê sợ
để người đọc nhận mặt nó, khinh ghét và phủ nhận nó, trước hết là trong tác
phẩm sau đó là ngồi cuộc đời. Giờ học văn sẽ khơi dậy những cảm xúc tích
cực, ni dưỡng tình cảm thẩm mĩ lành mạnh, giữ cho tâm hồn các em luôn mới
mẻ, nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Và khi mỗi học sinh đã
biết cảm nhận cái hay, cái đẹp cũng như cái xấu, cái ác trong tác phẩm thì các
em sẽ không bao giờ nguôi lạnh, thờ ơ trước số phận con người. Ngược lại các
em sẽ biết đồng cảm, biết căm giận, biết tha thiết hướng về những điều tốt đẹp.
Nói tóm lại giảng dạy văn chương là bộ phận khơng thể thiếu trong việc hình

thành nhân cách học sinh trong nhà trường. Con đường nhận thức của học sinh
là đi từ việc "hiểu thế giới bên ngoài để hiểu chính mình, nhận thức để tự nhận
thức" (Phan Trọng Luận). Nhưng để tác phẩm văn học tác động đến tâm hồn học
sinh không phải là điều dễ dàng.
Hiện nay, có một thực tế khơng thể phủ nhận là học sinh tỏ ra lạnh nhạt
với môn Ngữ văn. Đa số học sinh mang tâm lí đối phó khi học bài. Các em học
để thi, để hồn thành một mơn học bắt buộc chứ khơng học với niềm hứng thú
say mê.
Có nhiều lí do, ngun nhân khiến cho việc học mơn Văn trở nên khó
khăn, kém hấp dẫn đối với học sinh, trong đó theo tơi ngun nhân chủ yếu là
phương pháp dạy học. Một thời gian dài, phương pháp dạy học Văn truyền
thống nặng về cung cấp kiến thức, thầy giảng - trị nghe, ghi chép đã làm mất
tính tích cực, chủ động của học sinh. Mấy năm gần đây để nâng cao chất lượng
3


giáo dục, chúng ta đã nỗ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong đó có
đổi mới dạy học mơn Ngữ văn. Các phương pháp dạy học tích cực được giáo
viên vận dụng. Tuy nhiên đổi mới, đưa các phương pháp dạy học mới vào giờ
học cũng gặp nhiều khó khăn: thời lượng cho mỗi bài học rất chặt chẽ, trình độ
giáo viên, mơi trường học tập cụ thể của học sinh...Vì thế, hiệu quả giờ học chưa
cao.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Trong phạm vi đề tài, tôi xin nêu cụ thể thực trạng dạy học tác phẩm
"Chiếc thuyền ngoài xa " của Nguyễn Minh Châu trong sách giáo khoa Ngữ Văn
lớp 12, tập hai.
Là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Viêt Nam, Nguyễn
Minh Châu đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự đổi mới nền văn học. Tác
phẩm của ông được đưa vào giảng dạy ở nhiều cấp học trong nhà trường. Năm
1991, trong chương trình cải cách giáo dục, truyện ngắn "Mảnh trăngcuối rừng"

của ông lần đầu tiên có mặt trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 và được giảng dạy
đến năm 2007. Năm 2005, truyện ngắn "Chiếc thuyền ngồi xa" được đưa vào
SGK thí điểm. Năm 2008 chính thức có mặt trong SGK Ngữ văn 12-THPT với
thời lượng 3 tiết (tiết 71, 72, 73). Đây là một trong những sáng tác tiêu biểu của
nhà văn Nguyễn Minh Châu và của văn học Việt Nam tthời kì đổi mới. Vậy
việc dạy học tác phẩm này như thế nào? Qua khảo sát và thực tế giảng dạy của
bản thân tơi nhận thấy việc dạy học tác phẩm này cịn tồn tại những bất cập sau:
Đi theo hình thức quen thuộc, mang những đặc điểm của phương pháp
dạy học truyền thống: Thầy hỏi, trò trả lời, giáo viên nặng về thuyết trình…
- Câu hỏi phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa và thiết kế dạy học của
giáo viên chưa thật cụ thể. Hệ thống câu hỏi này chưa phát huyđược tính chủ
động tích cực của học sinh trong việc khám phá tác phẩm.
+ Phần thiết kế dạy học của giáo viên theo khn mẫu có tính áp đặt:
Thầy phát hiện vấn đề, cảm thụ theo hướng nào thì u cầu học sinh cũng phải
đi theo hướng đó.
Theo trình tự phương pháp dạy học truyền thống, giờ học khó đạt được
hứng thú và kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Bởi những nội dung đó đã
được gợi ý trong các sách tham khảo, sách để học tốt... Học sinh khơng cần suy
nghĩ, khơng hứng thú thậm chí không đọc tác phẩm mà vẫntrả lời rành mạch các
câu hỏi trong SGK hoặc do giáo viên đưa ra. Giờ học đối với học sinh trở nên
nhàm chán, không hiệu quả.
Vậy làm thế nào để khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, tạo hiệu quả
cho giờ đọc hiểu một tác phẩm văn học, đặc biệt là đọc -hiểu một tác phẩm hay
như "Chiếc thuyền ngoài xa". Làm thế nào để giờ học không chỉ cung cấp kiến
thức mà cịn giúp các em hình thành phương pháp nghiên cứu, tư duy khoa học,
đặc biệt là hình thành năng lực tích cực, chủ động tìm tịi khám phá phát hiện
vấn đề? Thiết nghĩ, cần phải thay đổi, phải đổi mới phương pháp dạy học cho
phù hợp với từng bài cụ thể.Vì những lí do trên, qua q trình giảng dạy, tôi xin
4



đề xuất hướng đổi mới dạy học bài "Chiếc thuyền ngồi xa" trong chương trình
sách giáo khoa Ngữ văn lớp12, tập hai.
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1 .ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẠY BÀI “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”
1.1. Sử dụng CNTT trong quá trình dạy :Đưa thêm nhiều hình ảnh minh họa vào
bài dạy để tiết học sinh động, hấp dẫn, cung cấp cho học sinh những kiến thức
cơ bản về cuộc sống để học sinh bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống
đem lại cho văn học.
1.2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, khái quát kiến thức bài học.
1.3. Bám sát gợi ý trong phần hướng dẫn học bài SGK để học sinh có những
địnhhướng ban đầu khi đọc hiểu tác phẩn.
1.4. Không áp đặt, buộc học sinh phải tìm hiểu tác phẩm theo trình tự mà giáo
viên đã vạchsẵn trong thiết kế bài học của mình.

1.5. Tổ chức dạy học theo hướng mở, giờ học trở thành giờ đọc, đối thoại, tranh
luận về tácphẩm để cùng khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Bởi ý
nghĩa của tác phẩm văn chương rất khó xác định. Lịch sử phê bình tiếp nhận văn
học cho thấy ý nghĩa tác phẩm ý nghĩa tác phẩm có khi được qui về ý đồ sáng
tạo, tức là ở phương diện ý thức của tác giả, có khi được đẩy sang bình diện ý
thức của người đọc, tức là nằm trong ý đồ giải thích của cơng chúng, có khi lại
cơ lập chỉ coi là có trong văn bản cắt đứt với ý đồ nhà văn, với sự cắt nghĩa của
người đọc, với cội nguồn đời sống. Vì vậy ngày nay người ta có thể xét ý nghĩa
tác phẩm trong ba quan hệ: Ý nghĩa mà nhà văn muốn gửi gắm; ý nghĩa vốn có
trong văn bản, tương quan với một hiện thực nào đó; ý nghĩa đối với mối quan
hệ của người đọc đặt vào văn bản. Điều đó cho thấy văn bản văn chương mang
tính đa nghĩa.
Theo Bakhtin, ý nghĩa tác phẩm không nằm trong ý thức của tác giả,
khơng vốn có trong tác phẩm, trong ý thức người đọc mà nằm trong sự tương tác
qua lại giữa tác giả - người đọc trên cơ sở những tín hiệu nghệ thuật mà tác giả

phát ra trong tác phẩm. Cho nên chỉ qua đối thoại, tranh luận, ý nghĩa tác phẩm
mới nảy sinh, bộc lộ một cách phong phú, đa dạng, giàu có hơn.
1.6. Khuyến khích học sinh chủ động phát hiện kiến thức, chủ động, tích cực
xây dựng bài, lĩnh hội kiến thức.
2.3.2. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Tiết 71
Đọc văn: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu MỤC TIÊU:
5


1. Về kiến thức:
HS nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác
giả. Đồng thời nắm được cốt truyện, bố cục của tác phẩm, tìm hiểu về hai phát
hiện của nghệ sĩ Phùng.
2. Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu, kĩ năng phân tích tác phẩm văn xi. Tích
hợp giáo dục kỹ năng sống.
3. Về thái độ:
Bồi dưỡng học sinh biết trân trọng giá trị cuộc sống.
4. Năng lực cần đạt:
– Năng lực tự học.
– Năng lực thẩm mĩ.
– Năng lực giải quyết vấn đề.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
Sgk+ sgv Ngữ văn 12 và các tài liệu tham khảo khác.
Giáo án.

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi, giấy A4, giấy Ao
-Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh về nhà văn Nguyễn Minh Châu.
- Các hình ảnh về thiên nhiên và con người vùng biển
2. Học sinh:
– Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trong sgk.
- Đồ dùng học tập .
QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH:
1. Khởi động: GV
+ Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh về thiên nhiên và cuộc sống con
người vùng biển.

6


Biển Sầm Sơn

Biển Nha Trang

7


Bình minh trên biển Cơn Đảo

Biển Khánh Hịa

Vịnh Hạ Long

8



Đồi cát trắng ở Mũi Né

Bình minh trên biển

Hồng hơn trên biển

Trình bày cảm nhận của em về những hình ảnh vừa xem?
Dẫn vào bài:
Cái đẹp luôn là đối tượng để nghệ thuật có thể hướng tới, thăng hoa. Song
nghệ thuật muốn tồn tại cần có sự kết nối với cuộc sống. Vậy nhà văn Nguyễn
Minh Châu sẽ xử lí mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống như thế nào,
chúng ta cùng tìm hiểu truyện ngắn Chiếc thuyền ngồi xa.
2. Hình thành kiến thức mới:
* Hoạt động 1: TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
– Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
– Nhiệm vụ: HS đọc ngữ liệu SGK, nêu những nội dung chính.
– Phương thức: trả lời cá nhân, nhóm bằng hình thức thuyết minh giới thiệu tác
giả, tác phẩm.
– Sản phẩm: HS phát biểu, thể hiện năng lực giao tiếp ngơn ngữ.
– Tiến trình thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học
Nội dung cần đạt
sinh
* Hoạt động 1:
I. TÌM HIỂU CHUNG
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1. Tác giả:
phần Tiểu dẫn. (trình chiếu ảnh -Cuộc đời:
-Sự nghiệp văn học:
9



về tác giả Nguyễn Minh Châu) +Trước năm 1975 là ngịi bút sử thi có thiên
hướng trữ tình lãng mạn.
+Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn
sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo
đức và triết lí nhân sinh,
->Là một trong những người mở đường tinh
anh và tài năngnhất của VHVN thời kì đổi mới.
(Nguyên Ngọc).
GV sử dụng kĩ thuật đặt câu
hỏi.
(?)Bằng hiểu biết của mình, em
hãy trình bày những nét chính
về cuộc đời và sự nghiệp văn
học của nhà văn Nguyễn Minh
Châu?
HS làm việc cá nhân, trình bày.
– GV chốt lại các ý chính và
2. Tác phẩm
yêu cầu học sinh gạch chân
a. Tóm tắt tác phẩm;
trong SGK.
GV yêu cầu hs làm việc nhóm
theokĩ thuật mảnh ghép để trả
lời câu hỏi:
Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện
ngắn “Chiếc thuyền ngồi
xa”?
HS trao đổi, thảo luận nhóm,

đại diện báo cáo kết quả.
GV trình chiếu tóm tắt

b. Bố cục:
Truyện chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó
đã biến mất”). Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp
ảnh.
+ Đoạn 2: (Từ “Ngay lúc ấy … với sóng gió
giữa phá”): Câu chuyện của người đàn bà làng
chài.

10


Theo em có thể chia văn bản
thành mấy đoạn, nêu nội dung
+ Đoạn 3: Còn lại: Tấm ảnh trong bộ lịch năm
của mỗi đoạn?
ấy.
HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận
xét.

* Hoạt động 2: Đọc– hiểu văn bản:
– Mục tiêu: giúp HS nắm được hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh.
– Nhiệm vụ: HS đọc, trả lời.
– Phương thức: hoạt động cá nhân,nhóm.
– Sản phẩm: HS đưa ra kết quả qua phiếu học tập.
– Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

II. ĐOC- HIỂU :
GV sử dụng kĩ thuật đọc tích cực và 1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp
trả lời câu hỏi:
ảnh:
GV yêu cầu HS đọc sgk từ đầu đến a.Phát hiện thứ nhất:
…ở chơi thêm vài bữa(trang 70-71 )
HS đọc và trả lời các câu hỏi.
Tìm những từ ngữ, hình ảnh về bức
tranh thiên nhiên dưới sự chứng kiến
của nghệ sĩ Phùng?

( HS trình bày, giáo viên trình chiếu
kết quả)
Tâm trạng và hành động của Phùng
khi chứng kiến cảnh đó?
( HS trình bày, giáo viên trình chiếu
-> Sự thăng hoa trước cái đẹp.Cái đẹp có
kết quả)
khả năng giáo dục con người.
=> Với một nghệ sĩ chân chính, khơng
niềm vui nào bằng khám phá được vẻ đẹp
bất ngờ của thiên nhiên và cuộc sống.
Nhưng để có được khoảnh khắc hiếm hoi
ấy phải kiên trì, đam mê và sống hết
Qua cảnh này, tác giả muốn nói điều
11


gì?


mình với nghệ thuật
b.Phát hiện thứ hai:

– Phát hiện của Phùng:
+ Chiếc thuyền tiến vào bờ, một người
GV yêu cầu HS đọc văn bản từ Ngay đàn ông và một người đàn bà rời thuyền.
lúc ấy…chiếc thuyền lưới vó đã biến
mất trong sgk (tr 71-73)
Tuy nhiên ngay sau khi tâm hồn
đang bay bổng với những xúc cảm
thẩm mĩ, đang tận hưởng cái khoảnh
khắc trong ngần của tâm hồn thì anh
đã phát hiện ra điều gì?
GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bànđể
tìm những chi tiết về ngoại hình của
nhân vật người đàn ông và người đàn
bà.
GV phát phiếu học tập có u cầu
câu hỏi cho từng nhóm.
Nhóm 1 và 3:
Tìm những chi tiết miêu tả ngoại
hình của người đàn bà? Ngoại hình
đó đã hé mở điều gì về số phận của
nhân vật?
Nhóm 2,4:
Tìm những chi tiết miêu tả ngoại
hình, hành động của người đàn
ơng? Ngoại hình đó đã hé mở điều
gì về số phận của nhân vật?
GV kiểm tra đánh giá sản phẩm hoạt

động của học sinh.
GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi.
Thái độ của Phùng khi ấy ntn?

Vì sao anh kinh ngạc đến như vậy?

– Thái độ: kinh ngạc đến sững sờ: “…cứ
há mồm ra mà nhìn.”.người nghệ sĩ như
chết lặng khơng tin vào những gì đang
diễn ra trước mắt mình. Vì :
+ Anh khơng thể ngờ đằng sau cái vẻ đẹp
diệu kì của tạo hố kia lại có cái ác, cái
xấu đến khơng thể tin được.
+ Hơn nữa vừa mới lúc trước anh còn
cảm nhận thấy bản thân cái đẹp là đạo
đức, thấy chân lí của sự tồn thiện thế mà
ngay sau đó chẳng cịn gì là đạo đức, là
tồn thiện của cuộc đời.
=> Cuộc đời khơng đơn giản xi chiều
mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống
luôn tồn tại những mặt đối lập, những
mâu thuẫn: đẹp- xấu, thiện- ác…
=>Người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa
diện, nhiều chiều , đi sâu vào cuộc đời để
12


Qua hai phát hiện của nghệ sĩ
nắm bắt được bản chất của cuộc đời.
Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn

Khơng nên có cái nhìn hời hợt, dễ
người đọc nhận thức được điều gì về
dãi..Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc
cuộc đời?
đời,..
Thơng điệp nghệ thuật mà tác giả
gửi gắm qua hai phát hiện này?

* Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng:
-Mục tiêu:Củng cố kiến thức đã học
-Nhiệm vụ: HS đọc, trả lời.
-Phương thức: hoạt động cá nhân
-Sản phẩm: HS đưa ra kết quả.
-Tiến trình thực hiện:
Bài tập: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 3:
(1)Từ chỗ chiếc xe tăng mà tôi đang đứng với chiếc máy ảnh, đi quá mươi bước
sâu về phía trong có một chiếc xe rà phá mìn của cơng binh Mĩ, chiếc xe sơn
màu vàng tươi và to lớn gấp đôi một chiếc xe tăng. Hai người đi qua trước mặt
tơi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại, ngước mắt nhìn
ra ngồi mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay
lên có lẽ định gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại bng thõng xuống đưa cặp
mắt nhìn xuống chân.
(2) Lão đàn ơng lập tức trở nên hùng hổ mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một
chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau
họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng, lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách
dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở
hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quật xuống lão lại nguyền
rủa bằng giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết
cho ơng nhờ”
(Trích Chiếc thuyền ngồi xa - Nguyễn Minh Châu, sgk Ngữ văn 12, tập

hai, NXBGD)
Câu 1: Xác địnhphương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn 1?
13


Câu2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3: Trong đoạn 1, tại sao
người đàn ông lại chọn địa điểm là chiếc xe tăng của công binh Mĩ ngày xưa để
đánh người đàn bà?
Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên muốn gửi gắm tới anh, chị? Hãy viết
một đoạn văn ngắn (khoảng từ 5 đến 7 câu).
2.4. Hiệu quả của SKKN Ứng dụng CNTT và sơ đồ tư duy vào bài dạy
“Chiếc thuyền ngoài xa”( Nguyễn Minh Châu – SGK Ngữ văn 12, tập 2)
Để đánh giá hiệu quả của đề tài, khẳng định thực chất, trung thực tính khả thi
của đề tài, tơi đã thực nghiệm dạy trên 3 lớp 12 ở trường THPT Hoằng Hố 4.
(Kết quả áp dụng trên một số lớp tơi trực tiếp giảng dạy).

(Hình minh họa hoạt động nhóm – nguồn lớp A10 Trường THPT Hoằng Hóa 4)
* Kết quả kiểm nghiệm
a) Kết quả trước khi áp dụng phương pháp Ứng dụng CNTT và sơ đồ tư duy
vào bài dạy “ Chiếc thuyền ngồi xa”
Bảng 1
Kết quả
Lớp

Sĩ số

Thích

Bình thường


Khơng thích

SL

%

SL

%

SL

%

12A1

43

15

34

20

47

8

19


12A2

44

10

23

20

45

14

32

Tổng

87

25

29

40

46

22


25

b) Kết quả sau khi áp dụng phương pháp Ứng dụng CNTT và sơ đồ tư duy vào
bài dạy “ Chiếc thuyền ngồi xa”
Bảng 2:
Kết quả
Lớp

Sĩ số

Thích

Bình thường

Khơng thích
14


SL

%

SL

%

SL
0

12A10


40

35

87

5

13

Tổng

40

35

87

5

13

%

Với kết quả trên cho thấy sau khi được học bài theo phương pháp mới, học
sinh tiếp thu bài nhanh hơn, thích thú với bài học và khắc sâu hơn kiến thức
được học, chất lượng học vì thế cũng được nâng cao hơn
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN

Qua thời gian giảng dạy và áp dụng đề tài tại trường THPT Hoằng Hóa 4,
tơi thấy hướng dẫn học sinh phương pháp học bài “Chiếc Thuyền ngồi xa”như
đã trình bày ở trên đã giúp học sinh khái quát kiến thức một cánh sáng tạo, chủ
động. Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng thể, SĐTD còn giúp
cho hs nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó tìm ra sự liên kết, ràng
buộc các ý tưởng trong bài, tìm ra mạch logic của bài học. Sau khi hồn thiện
bài học, học sinh có thể tự mình tái hiện được toàn bộ kiến thức, vận dụng vào
làm bài tập theo từng dạng đề.
Với sự đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và ứng dụng ở trường
THPT Hoằng Hóa 4 thành cơng. Tơi đã chia sẻ SKKN Ứng dụng CNTT và Sơ
đồ tư duy vào dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu- Ngữ văn
12, tập 2) cho đồng nghiệp, được mọi người ủng hộ nhiệt tình và đã thu lại nhiều
kết quả tốt. Vì vậy thiết nghĩ đề tài này khơng q khó khi thực hiện nên có thể
ứng dụng rộng rãi trong ngành.
3.2. KIẾN NGHỊ
Là trường học ở vùng nơng thơn cịn nghèo khó, cơ sở vật chất, điều kiện
dạy học của trường THPT Hoằng Hóa 4 cịn nhiều thiếu thốn. Mặc dù những
năm qua, trường đã được đầu tư thêm nhiều phương tiện dạy học xong vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu đổi mới trong giáo dục. Nhiều lớp học chưa được trang bị
máy chiếu phục vụ cho giảng dạy.
Vì vậy tơi mong muốn Trường THPT Hoằng Hóa 4 sẽ được các cấp, các
ban ngành quan tâm hơn nữa, đầu tư thêm trang thiết bị về cơng nghệ thơng tin
cho các phịng học để tiến tới phịng học nào cũng có máy chiếu, phục vụ công
tác giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học.

XÁC NHẬNCỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 07 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

khơng sao chép nội dung của người khác.
15


Người viết

Mai Thị Thủy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Một số SKKN của giáo viên các trường THPT về bài “Chiếc thuyền ngoài xa”
(Nguyễn Minh Châu - Ngữ văn 12 , tập 2)
- Sử dụng các hình ảnh thiên nhiên và con người trên phần mềm Google,
- Bài thiết kế giáo án “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu- Ngữ văn
12, tập 2) theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

16


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN,
TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Giáo viên trường THPT Hoằng Hóa 4

TT

Tên đề tài SKKN

1.


Phương pháp dạy học môn

2.

văn học THPT trên máy chiếu
Ứng dụng CNTT và kiến thức

Cấp đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Cấp Sở
GD&ĐT
Cấp Sở
GD&ĐT

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
Loại B
Loại C

Năm học
đánh giá
xếp loại

2005 –
2006
2015 –
17


liên môn (lịch sử) dạy tác
2016

phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân –
3.

Ngữ văn 12, tập 2)
Phương pháp làm bài phần
đọc hiểu trong đề thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn đạt

Cấp Sở
GD&ĐT

Loại C

2017 –
2018

kết quả cao

18



PHỤ LỤC
Một số hình ảnh minh họa hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh
Trường THPT Hoằng Hóa 4 trong tiết học bài “Chiếc thuyền ngồi xa”

(Hình minh học – nguồn lớp A10 Trường THPT Hoằng Hóa 4)

(Hình minh họa hoạt động nhóm – nguồn A10 Trường THPT Hoằng Hóa 4




×