Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số giải pháp gây hứng thú khi tập luyện, kiểm tra thể dục nhịp điệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÂY HỨNG THÚ KHI TẬP LUYỆN,
KIỂM TRA THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU Ở LỚP 10

Người thực hiện: Lê Mạnh Hà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Thể dục

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1
1.1. Lý do chọn đề
tài..............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu…...................................................................................
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................2
1.5 . Những điểm mới.............................................................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...................................................2
2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề............................................................................................2
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề.................................................................3
2.3.1. Luyện Tập.....................................................................................................3
2.3.2. Kiểm


tra.........................................................................................................4
2.3.3. Sử dụng nhiều đội hình trong luyện tập và kiểm tra.................................... 5
2.3.4. Di chuyển đội hình........................................................................................5
2.3.5. Sử dụng 7 bước cơ bản của Aerobic để hỗ trợ cho việc giảng dạy nội
dung thể dục nhịp điệu ...........................................................................................6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm….........................................................11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................................12
3.1. Kết luận..........................................................................................................12
3.2. Kiến nghị, đề xuất..........................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác Thể dục thể thao trong nhà trường
càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua giáo dục trong bộ
môn thể dục, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết
được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn
luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện
thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh.
Thể dục nhịp điệu là môn thể dục vận động các động tác một cách nhịp
nhàng và uyển chuyển, tác dụng của thể dục nhịp điệu giúp cơ thể phát triển
khỏe mạnh cân đối, trí lực tinh thông, học tập và làm việc hiệu quả.
Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên nhằm rèn luyện các nhóm cơ chính của
cơ thể, góp phần phát triển thể lực chung và rèn luyện tính nhịp điệu, sự phối
hợp khéo léo của học sinh. Chính vì mục tiêu đó mà bài thể dục nhịp điệu cần
không những chỉ phù hợp với lứa tuổi mà còn cần phù hợp với giới tính.
Bài thể dục nhịp điệu trong chương trình THPT dành cho học sinh lớp 10

có 2 bài riêng biệt dành cho học sinh nam, và học sinh nữ. Trong khi bài của nữ
mang tính liên hoàn, phù hợp với giới tính, thì bài của nam tính liên hoàn chưa
cao, động tác chưa đẹp, không dễ phối hợp giữa chân và tay. Chính vì vậy đòi
hỏi học sinh phải chú ý, tích cực, hứng thú trong tập luyện thì mới thực hiện
được bài tập đề ra. Nhưng sau một thời gian giảng dạy tôi thấy các em chưa có
tính tích cực trong tập luyện, còn thờ ơ ngại ngùng, chưa thể hiện hết khả năng
của mình, khi kiểm tra đánh giá thì các em làm nhanh cho xong, không cần biết
là kết quả như thế nào, các em còn rụt rè trong vấn đề tự tập, tự đánh giá cho
bạn, dẫn đến kết quả không cao. Nó được thể hiện ở điểm kiểm tra đánh giá kết
thúc nội dung học thể dục nhịp điệu.
Từ thực trạng trên tôi thấy cần phải tăng cường một số hình biện pháp trong
tập luyện cũng như trong kiểm tra đánh giá để học sinh đạt được kết quả cao.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số giải pháp gây hứng thú
khi tập luyện, kiểm tra thể dục nhịp điệu ở lớp 10 ”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Để giáo viên có nhiều giải pháp hơn trong giảng dạy nội dung thể dục nhịp
điệu.
- Để học sinh lớp 10 học nội dung thể dục nhịp điệu được tích cực hơn, hứng thú
hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

1


- Đề tài này sẽ nghiên cứu về vấn đề các giải pháp gây hứng thú khi tập luyên,
kiểm tra thể dục nhịp điệu.
- Học sinh lớp 10 trường THPT Ba Đình - Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

- Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế
- Thực hành giảng dạy
1.5. Những điểm mới
- Sử dụng 7 bước cơ bản của Aerobic để hỗ trợ cho việc giảng dạy nội dung thể
dục nhịp điệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cở sở lý luận
Giáo dục thể chất trong trường học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
giai đoạn tuổi học đường của con người nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về thể
chất, sức khoẻ, trí tuệ và kỹ thuật lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy
môn học thể dục trong nhà trường nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức
kỹ năng và phương pháp tập luyện, giúp học sinh biết cách rèn luyện và tự rèn
luyện thân thể. Môn học thể dục còn góp phần rèn luyện cho thế hệ trẻ có lối
sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, có ý thức kỷ luật, tinh thần
tập thể, đó là những yếu tố góp phần hình thành các nhân cách cho học sinh,
giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm tăng vẻ đẹp tự nhiên của
con người, làm cho cơ thể phát triển cân đối, tư thế đi đứng chính xác, tác phong
nhanh nhẹn hoạt bát, tinh thần sảng khoái lạc quan, tràn đầy sức sống yêu đời.
Bản thân thể dục thể thao cũng chứa đựng nhiều yếu tố nghệ thuật, khi đã đạt
được trình độ điêu luyện thì sẽ rất đẹp đó là môn thể dục nhịp điệu. Vì vậy việc
tập luyện nội dung thể dục nhịp điệu trong trường THPT cần được quan tâm và
chú trọng.
2.2. Thực trạng vấn đề
- Là môn học mà chỉ có thông qua quá trình tập luyện chủ yếu ngoài sân nên
phương pháp kiểm tra đánh giá có những điểm không giống với các môn học
khác, kiểm tra đánh giá chủ yếu bằng kết quả rèn luyện kỹ năng.
- Là môn học mà học sinh không có sách giáo khoa, ít sử dụng vở, bút để ghi
chép, những kiến thức mà học sinh có được là nhờ vào tập luyện trên lớp, tự rèn
luyện và do giáo viên cung cấp.

- Việc tự học ở nhà rất hạn chế so với môn học khác.
2


- Là một nội dung học yêu cầu cao về mức độ hoàn thiện kỹ thuật động tác, cho
nên khi kiểm tra, đánh giá cũng bằng mức độ hoàn thiện kỹ thuật.
- Việc tổ chức tập luyện và kiểm tra đánh giá giữa các giáo viên cũng không
đồng bộ.
- Học sinh tập luyện mang tính đơn lẻ, không mang tính tập thể, cho nên khi
kiểm tra đánh giá các em không thể hiện hết khả năng của mình.
- Học sinh chỉ được tập luyện theo nhóm, nhưng khi kiểm tra thì lại không được
theo nhóm tập luyện của mình.
- Học sinh nữ còn e ngại khi tập luyện một số động tác như nhún nhảy, đẩy
hông, và khi kiểm tra chỉ có một mình, cho nên chỉ dừng lại ở thuộc bài mà chưa
khớp với nhịp, chưa đúng về phương hướng, biên độ.
- Học sinh nam tập luyện chưa tích cực, còn ngại, vì bài thể dục nhịp điệu mẫu
của nam tính liên hoàn chưa cao, động tác không đẹp, không dễ phối hợp giữa
chân và tay.
- Chưa có bài khởi động dành riêng cho nội dung thể dục nhịp điệu.
- Học sinh còn đứng tại chỗ theo một đội hình để tập luyện và kiểm tra dẫn đến
nhàm chán.
- Chưa kết hợp cùng với nhạc để tạo hứng thú cho học sinh.
- Các em chưa tích cực và hứng thú trong tập luyện.
- Các em còn ít tham gia đánh gia cho nhau, mà chủ yếu là giáo viên.
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tập luyện
- Giáo viên phải trang bị cho các em những kiến thức ban đầu về nội dung thể
dục nhịp điệu, tác dụng của nó tới sức khoẻ, làm cho hình dáng cơ thể cân đối
nếu thường xuyên tập luyện.
- Cho học sinh xem băng hình.

- Chuẩn bị tài liệu để các em tự nghiên cứu, và tập luyện ở nhà trước, lên lớp
giáo viên thị phạm động tác là các em có thể thực hiện được ngay, tránh mất thời
gian tập luyện của học sinh.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, lên lớp giáo viên chỉ hướng dẫn lại
và chia về tổ để luyện tập.
- Phải soạn bài khởi động riêng cho nội dung thể dục nhịp điệu, các động tác
khởi động là tổng hợp các động tác trong bài thể dục nhịp điệu, nhưng nó đơn
giản hơn.
- Khi giới thiệu động tác mới GV phải thuộc tên và động tác.
+ Nêu tên đúng của từng động tác.

3


+ Giáo viên thị phạm động tác phải chuẩn, đẹp để tăng sự hứng thú cho học sinh
tập luyện.
- Khi phân tích động tác phải ngắn gọn, xúc tích, đầy đủ, đúng thuật ngữ chuyên
môn, và phân tích theo một quy trình nhất định (từ trên xuống hoặc từ dưới lên).
- Luyện tập phải thực hiện nhiều lần mới thành thục động tác.
- Luyện tập cùng với nhạc để tạo sự hứng thú khi tập luyện cũng như khi kiểm
tra.
+ Chỉ luyện tập với nhạc khi thành thục động tác.
+ Tập đếm nhạc.
+ Tập theo hô và nhạc.
+ Tập theo nhạc.
- Chia nhóm phải hợp lý vừa thuận lợi cho học sinh tập luyện, thuận lợi cho giáo
viên quan sát sửa sai, vừa tiện quan sát khi kiểm tra đánh giá, tránh đánh giá
theo cảm tính.
+ Một nhóm là 8 học sinh, nếu không đủ thì 6 hoặc 7 học sinh.
+ Số học sinh trong nhóm phải cố định không được thay đổi khi tập luyện và

kiểm tra.
- Lựa chọn những học sinh tiếp thu bài nhanh, có giọng hô tốt để làm nhóm
trưởng.
2.3.2. Kiểm tra
- Triển khai kế hoạch kiểm tra cho học sinh nắm được, để các em tập luyện tích
cực, kiểm tra đạt kết quả cao.
+ Kiểm tra hoặc thi đua giữa các tổ ở cuối các buổi học nhằm đánh giá mức độ
tiếp thu và tập luyện của học sinh.
+ Kiểm tra thường xuyên: nhằm xác định mức độ kiến thức, kỹ năng của học
sinh đã tiếp thu được ở những bài trước (Học được 6 động tác của bài thể dục
nhịp điệu).
+ Kiểm tra định kỳ: Nhằm đánh giá mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng sau
một thời gian tập luyện (Kết thúc bài thể dục nhịp điệu).
- Hình thức kiểm tra: theo nhóm đã được chia khi luyện tập.
- Phổ biến cách đánh giá để học sinh cố gắng trong tập luyện.
+ Kiểm tra cuối các buổi học yêu cầu phải nắm được kỹ thuật động tác, các tổ
thi đua, đánh giá cho nhau, giáo viên nhận xét.
+ Kiểm tra thường xuyên: Yêu cầu thuộc bài, đúng nhịp, trong nhóm cứ một học
sinh thực hiện sai trừ một điểm.

4


+ Kiểm tra định kỳ: Yêu cầu đúng nhịp, đúng kỹ thuật động tác, thể hiện tốt diễn
cảm của bài, đúng phương hướng, đúng biên độ, trong nhóm cứ một học sinh
thực hiện sai trừ một điểm.
2.3.3. Sử dụng nhiều đội hình để luyện tập và kiểm tra
- Sử dụng nhiều đội hình trong tập luyện và kiểm tra để các em khỏi nhàm chán
tạo nên sự hứng thú.
+ Hướng dẫn cho học sinh động tác nào thì đứng đội hình nào.

+ Trong khi luyện tập động tác không cho học sinh di chuyển đội hình.
* Dưới đây là những đội hình dành cho 8 học sinh.

2.3.4. Di chuyển đội hình
- Được sử dung trong tập luyện, thi đấu giữa các nhóm và kiểm tra kết thúc nội
dung thể dục nhịp điệu.
+ Chỉ được sử dụng khi thành thạo các động tác và đội hình cố định.
+ Di chuyển phải hợp lý, thuận lợi.
+ Động tác để di chuyển đội hình phải đơn giản.
+ Kết hợp cùng với nhạc.
+ Dành cho kiểm tra kết thúc nội dung và thi giữa các nhóm cuối các tiết học.
* Dưới đây là những hình thức di chuyển đội hình dành cho 8 học sinh.

5


Ñoä
i hình : Ñ.cheù
o

Ñ oä
i hình : 1 – 3 - 4
2

5

3

5


Ñoä
i hình : 2
H.ngang

Ñoä
i hình : 3-2-3
3

9
9

15

Ví dụ:
- Động tác 1: Giậm chân tại chỗ sử dụng đội hình 1 - 3 – 4.
Thực hiện mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp.
- Động tác 2: Di chuyển ngang kết hợp với cổ sử dụng đội hình đường chéo.
Ñoä
i hình : Ñ.cheù
o

Ñ oä
i hình : 1 – 3 - 4
2

5

5

3


* Các bước di chuyển là chạy bộ vỗ tay trên cao.
+ Thực hiện 2 lần x 8 nhịp.
2.3.5. Sử dụng 7 bước cơ bản của Aerobic để hỗ trợ cho việc giảng dạy nội
dung thể dục nhịp điệu.

6


- Diễu hành:
Thực hiện:
TTCB: Đứng thẳng 2 tay chống hông .
Nhịp 1: chân trái tiếp đất đạp nhẹ , nâng trọng tâm lên đồng thời co gập chân
phải ở khớp gối và hông – Mũi chân duỗi .
Nhịp 2: Đổi chân .
Nhịp 3, 5, 7 như nhịp 1. Nhịp 4, 6, 8 như nhịp 2.
- Chạy bộ:
Thực hiện:
TTCB: 2 tay chống hông.
Nhịp 1: Hơi bật nhẹ, Trọng tâm trên chân phải, chân trái gập gối phía sau – Gót
cao ngang và gần chạm mông. Thân thẳng.
Nhịp 2: Đổi chân.
Nhịp 3, 5, 7 như nhịp 1. Nhịp 4, 6, 8 như nhịp 2.

- Nhảy Cách quãng (Lăng chân).
Thực hiện:
TTCB: 2 tay chếch dưới ngang.
Nhịp 1: Hơi bật nhẹ trọng tâm ở chân trái – gập gối chân phải (gần vuông góc),
mũi chân duỗi, 2 gối sát nhau.
Nhịp 2: Lăng cẳng chân trái ra trước – duỗi mũi chân.

Nhịp 3: (Đổi chân) - Hơi bật nhẹ trọng tâm ở chân phải – gập gối chân trái (gần
vuông góc), mũi chân duỗi, 2 gối sát nhau.
Nhịp 4: Lăng cẳng chân phải – duỗi mũi chân.
Nhip 5, 6, 7, 8 như 1, 2, 3, 4.
- Nâng gối.
Thực hiện:
TTCB: 2 tay chống hông (Dọc thân).
Nhịp 1: Hơi bật nhẹ, nâng gối trái lên cao – trước (cao hơn hông) mũi chân duỗi,
trọng tâm trên chân phải.
Nhịp 2: (Đổi chân) Hơi bật nhẹ, nâng gối phải lên cao – trước (cao hơn hông),
mũi chân duỗi, trọng tâm trên chân trái.
7


Nhịp 3, 5, 7 như nhịp 1. Nhịp 4, 6, 8 như nhịp 2.
- Đá cao
Thực hiện:
TTCB: đứng 2 tay chống hông (hoặc chếch dưới).
Nhịp 1: Hơi bật nhẹ, đồng thời đá chân trái ra trước – cao. Duỗi mũi chân –
Thân thẳng. Yêu cầu: Cao hơn vai.
Nhịp 2: Hạ chân về TTCB.
Nhịp 3: Hơi bật nhẹ, đồng thời đá chân phải ra trước – cao. Duỗi mũi chân –
Thân thẳng. Yêu cầu: Cao hơn vai.
Nhịp 4: Hạ chân về TTCB.
Nhip 5, 6, 7, 8 như 1, 2, 3, 4.
- Jack
Thực hiện:
TTCB: Đứng thẳng, hai tay chống hông.
Nhịp 1: Bật nhẹ, hai chân mở rộng bằng vai, khụyu gối đùi và gối tạo thành góc
lớn hơn 90 độ (Mở 2 bàn chân tạo thành góc 120 độ), thẳng lưng.

Nhịp 2: Bật nhẹ trở về Nhịp 1.
Nhịp 3, 5, 7 như nhịp 1. Nhịp 4, 6, 8 như nhịp 2.
- Lunge.
Thực hiện:
TTCB: Hai tay chống hông, đứng thẳng, 2 bàn chân khép.
Nhịp 1: Hơi xoay người sang phải, chân trái đưa ra sau thẳng gối – đặt cả bàn
xuống sàn. Hai bàn chân nằm trên đường thẳng.
Nhịp 2: Thu chân sau , xoay người chính diện về TTCB .
Nhịp 3, 5, 7 như nhịp 1. Nhịp 4, 6, 8 như nhịp 2.
- Sử dụng 7 bước cơ bản của Aerobic để biên soạn bài khởi động dành riêng
cho nội dung thể dục nhịp điệu.
8


+ Từ các phương án phát triển 7 bước cơ bản để biên soạn bài khởi động cho
phù hợp.
Ví dụ: Động tác đi bộ tay chống hông, động tác chạy tay vỗ trên đầu.

- Sử dụng 7 bước cơ bản của Aerobic để làm các bước di chuyển đội hình.
+ Ví dụ: Sử dụng động tác chạy bộ vỗ tay trước ngực để làm bước di chuyển đội
hình.
9


- Sử dụng 7 bước cơ bản của Aerobic để biên soạn bài thể dục nhịp điệu cho học
sinh nam.
+ Từ các phương án phát triển 7 bước cơ bản để biên soạn bài thể dục nhịp điệu
nam cho phù hợp.
+ Mỗi bước cơ bản khi kết hợp với tay là sáng tạo của người biên soạn, động tác
phát triển nhóm cơ nào thì lấy tên động tác là nhóm cơ đó.

Ví dụ 1: Động tác lunge kết hợp tay trên cao, động tác này phát triển toàn thân
nên động tác có tên toàn thân.
Ví dụ 2: Động tác đá cao kết hợp với tay ngang gập trước ngực, động tác này
phát triển cơ chân nên lấy tên là chân.
* Bài thể dục nhịp điệu dành cho nam
Động tác1: Đi bộ

CB

1

2

3

4

5

6

7

8

Động tác 2: Chạy

Động tác 3: Tay ngực

10



Động tác 4: Gối quay 90

Động tác 5: Chân

CB

1`

2

3

4

5

6

7

8

Động tác 6: Toàn thân

CB

1`


2

3

4

5

6

7

8

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi thực hiện ở 3 lớp: 10D, 10E, 10G trong năm học 2019 - 2020 tôi thấy
đạt được những kết quả rất khả quan.
- Các em đã tự giác trong tập luyện, không còn e ngại trước đám đông.
- Vì thành tích tính cho cả nhóm nên các em đã có trách nhiệm, nêu cao tinh
thần tập thể.
- Mạnh dạn tự tin trong kiểm tra đánh giá.
- Các em cảm thấy thích thú với những động tác mình thể hiện và được bạn bè
đánh giá là đẹp.
* Để đánh giá sự hứng thú của học sinh tôi đã khảo sát ở 3 lớp và kết quả như
sau:
11


Lớp


SS học sinh

10D
10E
10G
TỔNG

44
42
42
128

Kết quả khảo sát
Hứng thú
Không hứng thú
42
2
41
1
40
2
123 ( 96,1% )
5 ( 3,9% )

- Kết quả kiểm tra kết thúc nội dung thể dục nhip điệu được thể hiện kết quả như
sau:
Lớp
SS học sinh
Kết quả kiểm tra
Đạt

Chưa đạt
10D
44
44
0
10E
42
42
0
10G
42
42
0
TỔNG
128
128 ( 100% )
0 ( 0% )
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
- Là nội dung yêu cầu cao về mức độ hoàn thiện kỹ thuật động tác, đòi hỏi đúng
phương hướng, đúng biên độ, đúng nhịp điệu, sự đồng đều của cả nhóm. Chính
vì vậy trong lúc tập luyện phải có sự say mê, tích cực của học sinh, các em phải
cảm thấy hứng thú khi tập luyện, các em cảm thấy không e ngại khi biết những
động tác mình thực hiện là đẹp mắt.
- Sự quan tâm sâu sát trong việc uốn nắn, sửa sai, động viên kịp thời cũng giúp
các em tự tin trong tập luyện cũng như trong kiểm tra đánh giá.
- Qua quá trình tổ chức nghiên cứu, tôi đã tìm ra các biện pháp nhằm tạo sự
hứng thú cho học sinh trong tập luyện và kiểm tra nội dung thể dục nhịp điệu
cho học sinh lớp 10. Khi áp dụng vào giảng dạy tôi thấy rất hiệu quả, đã xây
dựng được cho các em thói quen ham thích tập luyện nội dung thể dục nhịp

điệu, có tác phong nhanh nhẹn, thúc đẩy các mặt thể chất, tinh thần phát triển.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
- Do thời gian nghiên cứu ngắn cho nên cần có thời gian để thực hiện nhiều hơn.
- Số lớp tham gia thực hiện ít nên cần phải áp dụng rộng rãi ở nhiều lớp hơn.
- Triển khai thực hiện đồng bộ cho đồng nghiệp trong tổ.
- Cần có hình thức riêng với những học sinh khuyết tật.
- Luôn luôn tạo được sự hứng thú cho học sinh.
- Cần có sự quan tâm của BGH nhà trường như trang bị loa đài, đĩa nhạc để các
em tập theo nhạc tăng thêm sự hứng thú.
12


- Ban chấp hành đoàn trường cần tổ chức các cuộc thi thể dục nhịp điệu giữa các
chi đoàn trong các ngày lễ, làm như vậy sẽ cuốn hút các em tập luyện.
- Thường xuyên thành lập đội tuyển Aerobic dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc rút để viết sáng kiến kinh nghiệm
này, nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Tôi mong cần có sự đóng góp ý
kiến của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này thực sự hiệu quả, áp dụng
vào thực tiễn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh hóa, ngày 01 Tháng 7 Năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Lê Mạnh Hà

13



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy thể dục thể thao. Của tác giả
PTS Nguyễn Mậu Loan, nhà xuất bản giáo dục, Năm 1997
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục môn thể dục. Của nhóm tác giả
Nguyễn Hải Châu, Đinh Mạnh Cường, Vũ Đức Thu, nhà xuất bản giáo dục. Năm
2007
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn thể dục lớp 10, 11, 12. Của nhóm tác giả
Nguyễn Hải Châu, Đinh Mạnh Cường, Vũ Đức Thu, Vũ Bích Huệ, Trần Đồng
Lâm, Nguyễn Kim Minh, Đặng Ngọc Quang, Hồ Đắc Sơn, Vũ Thị Thư. Nhà xuất
bản giáo dục năm 2007
4. Sách giáo viên môn thể dục lớp 12 . Của nhóm tác giả Vũ Đức Thu, Trương
Anh Tuấn, Vũ Bích Huệ, Trần Đồng Lâm, Nguyễn Kim Minh, Đặng Ngọc Quang,
Hồ Đắc Sơn, Vũ Thị Thư, Trần Văn Vinh, Trần Dự. Nhà xuất bản giáo dục năm
2007

5. Tài liệu tập huấn biên soạn và huấn luyện môn thể dục nhịp điệu
Aerobics. Đỗ Mạnh Thái
6. Lê Mạnh Hà, giáo viên trường THPT Trần Phú – Nga Sơn “ Một số
biện pháp nhằm tạo sự hứng thú và hiệu quả trong tập luyện, kiểm tra theo nhóm
của nội dung thể dục nhịp điệu nữ lớp 12 trường THPT Trần Phú – Nga Sơn
”SKKN năm học 2017 - 2018


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ
C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Mạnh Hà

Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Ba Đình - Nga Sơn
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá
(Phòng, Sở,
(A, B,
xếp loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Sử dụng phương pháp trò chơi
Sở Giáo dục
C
Năm 2007
Thanh Hóa
để tạo hứng thú trong rèn luyện
2.

thể lực cho học sinh THPT
Tăng cường kiểm tra trong từng
tiết học nhằm giúp học sinh hình

Sở Giáo dục
Thanh Hóa

C


Năm 2008

C

Năm 2011

C

Năm 2018

thành kỹ năng vận động và nâng
3.

cao thành tích trong tập luyện
Tập luyện và kiểm tra theo nhóm Sở Giáo dục
Thanh Hóa
nhằm tạo sự hứng thú học tập và
hiệu quả trong nội dung thể dục

4.

nhịp điệu của học sinh THPT
Một số biện pháp nhằm tạo sự
hứng thú và hiệu quả trong tập

Sở Giáo dục
Thanh Hóa

luyện, kiểm tra theo nhóm của
nội dung thể dục nhịp điệu nữ

lớp 12 trường THPT Trần Phú –
Nga Sơn
----------------------------------------------------



×