Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng tự học chương dòng điện trong các môi trường nhằm nâng cao chất lượng học tập môn vật lý cho học sinh lớp 11 trường THPT ba đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.25 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC
CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”,
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ
CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH.

Người thực hiện: Nguyễn Văn Thanh
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật Lí

THANH HOÁ NĂM 2020


MỤC LỤC
Phần

Nội dung

1.2. Mục đích nghiên cứu

1
1

1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu


2.1.Cơ sở lí luận
2.2.Thực trạng của vấn đề
2.2.1.Về tinh thần và ý thức học tập

1
1
2
2
2

2.2.2. Về kết quả học tập
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các kỹ năng cần rèn luyện.
2.3.2. Các giải pháp để rèn luyện kỹ năng
2.4. Hiệu quả của sáng kiến với hoạt động giáo dục
3.1. Kết luận

2

1.1. Lí do chọn đề tài
1. Mở đầu

2. Nội dung

3. Kết luận,
Kiến nghị

Trang

3.2.Kiến nghị


3
3
3
13
14
14


1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay trong nhà trường khâu tự học chưa được coi trọng đúng mức. Thực
ra, tự học thì kiến thức sẽ sâu hơn, bền hơn và thực chất hơn. Do nhiều nguyên
nhân, học sinh hiện nay đều ỷ lại thầy cô giảng. Tự học là con đường đi tới mọi
thành công trong cuộc sống.
Tự học giúp ta chủ động tìm hiểu, thu thập kiến thức, tự làm giàu kho kiến
thức của mình. Tự học lúc còn học phổ thông sẽ là tiền đề tốt cho việc tự học ở
bậc đại học, sau đại học sau này.
Mỗi phụ huynh thử ngồi tính thử thời gian mà con mình tự học chiếm tỷ lệ
thế nào so với thời gian đi học (học có thầy cô giảng hoặc có gia sư kèm)? Nếu
tỷ lệ quá thấp thì khó có thể hy vọng con mình mai kia sẽ trở thành học sinh có
học lực tốt.
Mỗi thầy cô cũng thử tính xem, trong mỗi tiết dạy của mình thì học sinh được
tự học bao nhiêu phút? Có khá nhiều bài viết đề cập tới vấn đề giáo viên cần
giảm nói trên lớp để thêm thời gian cho học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi. Nếu dạy
học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh mà thầy nói nói suốt cả tiết dạy
thì thật khó đạt được mục tiêu này.
Tuy nhiên nếu không được rèn luyện thì học sinh cũng không dễ có được kỹ
năng tự học và sẽ cảm thấy khi ngồi tự học không hiệu quả, chóng chán và thậm
chí rất lười học.

Hiện nay cũng đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực nhưng chỉ là trên lí
thuyết giáo viên chỉ sử dụng khi thao giảng, học sinh không được tiếp cận
thường xuyên dẫn đến không hiệu quả.
Kết luận: Với những lí do trên bản thân tôi đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài:
“Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng tự học chương “Dòng điện trong các
môi trường”, nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Vật lý cho hoc sinh
lớp 11trường THPT Ba Đình ”. Đề tài được đúc rút từ thực tế giảng dạy và
kinh nghiệm của bản thân tôi xin được chia sẻ với hội đồng khoa học các cấp và
bạn bè đồng nghiệp, để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Làm cho học sinh nhận thấy được tự học là quan trọng và học sinh
biết cách tự học hiệu quả áp dụng cho bản thân cũng như chia sẻ với bạn bè.
- Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua học môn vật lý 11
tại nhà trường.
- Nêu ra các bước ngắn gọn nhất và có những ví dụ minh họa thông qua
một vài nội dung bài học ở môn vật lý 11 để từng bước nâng cao năng lực tự học
cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- 91 Học sinh lớp 11A,11C trường THPT Ba Đình.
- Bồi dưỡng năng lực tự học vật lý 11 cho học sinh.
- Nội dung chương 3 trong chương trình SGK Vật lý lớp 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1


Phương pháp phỏng vấn trực tiếp học sinh, làm phiếu trắc nghiệm, trao
đổi thông tin giữa giáo viên và học sinh, phương pháp thống kê.
2. NỘI SUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến.
- Tự học hiểu theo đúng bản chất là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các

năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp
(sử dụng các phương tiện) cùng các phẩm chất, cả động cơ, tình cảm, cả nhân
sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say
mê… để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó, biến lĩnh vực đó thành sở
hữu của mình.
- Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình
biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự
học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà
trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường
phổ thông.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Về tinh thần và ý thức tự học: Để có sự nhìn nhận tổng thể về khả năng tự
học của học sinh , vào đầu năm học 2019-2020 tôi đã tiến hành khảo sát với 91
học sinh ở lớp 11A, 11C thông qua phiếu trắc nghiệm với các câu hỏi như sau:
Câu 1: Ở nhà lúc rảnh rỗi em thường làm gì
A. Chơi điện tử, xem phim…
B. Học và làm bài thầy cô giao.
C. Ngủ.
D. Dọn dẹp nhà cửa…
Câu 2: Mỗi ngày em dành bao nhiêu thời gian cho việc học?
A. 1 giờ
B. 2 giờ
C. Nhiều hơn 2 giờ.
D. Không học.
Câu 3: Lý do em không học ở nhà là gì?
A. Phụ giúp gia đình
B. Thích đi chơi hơn.
C. Không ai ép học.
D. Bạn hay rủ đi chơi
Câu 4: Việc học ở nhà của em là do:

A. Ba mẹ nhắc học
B. Sợ bị điểm kém
C. Tránh làm việc nhà
D. Học để củng cố và nâng cao kiến thức.
Câu 5: Để nâng cao kiến thức , em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây để học
tập.
A. Chỉ tập trung nghe giáo viên giảng bài và ghi chép.
B. Tăng cường tự học ở nhà và trên lớp dưới sự định hướng của giáo viên.
C. Chỉ cần tự học.
D. Không cần học.
- Kết quả cho thấy:
Tổng số học sinh
Số học đã tự học
Số học sinh chưa tự học
91
20 (21,9%)
71(78,1%)
2.2.2. Về kết quả học tập:
Khi chưa vận dụng các giải pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh thì
kết quả học tập của 2 lớp 11 ( 11A và 11C) tôi trực tiếp dạy như sau:
2


Tổng số học sinh
91

Giỏi
25(27.5%)

Khá

30 (33%)

Trung bình
30(33%)

Yếu
6(6.5%)

Từ những kết quả ban đầu trên cùng với việc trao đổi, nắm bắt thông tin của
nhiều học sinh tôi thấy học sinh ít học ở nhà cũng như khả năng tự học của các
em còn yếu là do nhiều nguyên nhân như: Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh
sống và môi trường tác động, bản thân học sinh chưa có động lực để học tập.
Ngoài những nguyên nhân khách quan trên cũng còn một phần là do kiến thức
môn vật lý trừu tượng, khó tiếp thu đối với học sinh, số lượng bài tập nhiều và
khó cũng góp phần tạo nên sự chán nản nơi học sinh.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Các kỹ năng cần rèn luyện.
2.3.1.1. Kỹ năng định hướng, xác định mục tiêu nội dung trọng tâm cần nghiên
cứu.
Trước tiên, để quá trình tự học diễn ra thành công học sinh cần thiết lập cơ sở
định hướng của hành động. Đó là hệ thống định hướng và chỉ dẫn mà học sinh
có thể sử dụng nó để thực hiện một hành động xác định nào đó. Nó có chức
năng nhận thức đối tượng, vạch kế hoạch, kiểm tra và điều chỉnh hành động theo
kế hoạch. Để có được cơ sở định hướng, người học phải trả lời được các câu hỏi:
- Học nhằm mục đích gì? Học vì yêu thích môn học, vì trách nhiệm với gia
đình và xã hội, hay vì để được khen, được đánh giá cao…
- Thái độ học tập ra sao? Học với tinh thần, thái độ nghiêm túc hay hời hợt
qua loa.
- Học như thế nào? Người học nên chọn phương pháp nào là phù hợp với bản
thân.

2.3.1.2. Kỹ năng tiếp cận, xử lý và vận dụng thông tin của bài học.
Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, người học cần có một
số kỹ năng sau:
- Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng,
xem truyền hình, tra cứu từ Internet, làm thí nghiệm… Trong hoạt động này rất
cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt.
- Xử lí thông tin: việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờ
diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được. Quá
trình này có thể được tiến hành thông qua các kỹ năng ghi chép, phân tích, đánh
giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…
2.3.1.3.Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm.
- Trên cơ sở học sinh đã lĩnh hội các thông tin, các nội dung kiến thức bằng
việc tự nghiên cứu, học sinh cần có kỹ năng phân tích đánh giá nhiệm vụ, kết
quả nghiên cứu của bạn khác thông qua việc chấm bài, hỏi đáp chéo theo từng
3


cá nhân hoặc nhóm học sinh dưới sự điều hành của giáo viên, từ đó cũng đánh
giá được chính mình.
2.3.2. Các giải pháp thực hiện để rèn luyện kỹ năng
2.3.2.1 Các bài tập, ví dụ minh chứng
Ví dụ 1:Trong bài “Dòng điện trong kim loại”, nhiệm vụ mà học sinh cần
nắm được là: bản chât dòng điện là gì, những ứng dụng như thế nào. Do vậy để
học sinh nắm được các nội dung cốt lõi trên với tinh thần tự nghiên cứu, giáo
viên cần đưa ra các câu hỏi định hướng và giao nhiệm vụ cho học sinh nghiên
cứu, cụ thể như sau:
- Bước 1: Giáo viên dành 5 phút yêu cầu học sinh đọc bài học sau đó nêu
được những nội dung chính cần tìm hiểu là gì.
+ Học sinh cần tìm ra thông qua cấu trúc của bài học, gồm có các phần: Bản

chất dòng điện trong kim loại, phụ thuộc điện trở suất vào nhiệt độ, hiện tượng
siêu dẫn và pin nhiệt điện.
Bước 2: Giáo viên định hướng để học sinh tự tìm hiểu:
+ Phần 1: Bản chất của dòng điện trong kim loại: Học sinh cần tìm ra hạt tải
điện là chỉ là êlêctrôn chứ không phải là hạt nào khác. Học sinh khá giỏi có thể
làm rõ vì sao kim loại lại có đặc điểm như vậy.
+ Phần 2: Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời được mối liên hệ điện trở
suất hay điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt đôn theo hàm số bậc nhất.
+ Phần 3: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà nghiên cứu.
+ Phần 4: Giáo viên thông báo, giới thiệu thí nghiệm, học sinh tiếp nhận
công thức sách giáo khoa.
Bước 3: Giáo viên dành 5 đến 10 phút để tổ chức và làm trọng tài cho các
học sinh, nhóm học sinh tự đặt ra câu hỏi đề thảo luận, trả lời các nội dung ,kiến
thức học được từ các phần trên.
- Kết quả đạt được: Đa số học sinh tự tìm ra cấu trúc của bài học gồm các
phần: Bản chất dòng điện trong kim loại, phụ thuộc điện trở suất vào nhiệt độ,
hiện tượng siêu dẫn và pin nhiệt điện. Nhiều em đã giải thích được cơ chế tạo ra
dòng điện trong kim loại và nêu bật được những ững dụng của nó, các em đã rất
hào hứng khi tự đặt câu hỏi cho bạn và có trách nhiệm tìm câu trả lời qua đó
cũng khắc sâu kiến thức cho các em.
Ví dụ 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và thực hiện các bài
tập sau đây:
Bài 1: Dây tóc bóng đèn 220V – 100W chế tạo bằng bạch kim khi sáng bình
thường ở 25000C, điện trở của nó 250C bằng 40,3. Tính hệ số nhiệt điện trở α ?
Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc
nhất theo nhiệt độ.
- Học sinh thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Đọc và tóm tắt đề bài. Ở phần này học sinh cần nghiên cứu , tìm ra
vấn đề cần giải quyết là gì, Vạch ra sơ đồ cần giải quyết, tìm giả thiết và kiến
4



thức liên quan.
+ Bước 2: Trình bày lời giải, học sinh cần vận dụng kiến thức , kỹ năng trình
bày, tính toán để giải quyết vấn đề.
Điện trở của dây tóc đèn ở t = 25000 C khi đã sáng bình thường là :
R=U2/P=2202/100 = 484Ω
Do điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất
nên :
ρ=ρ0[1+α(t−t0)]⇒R=R0[1+α(t−t0)]ρ=ρ0[1+α(t−t0)]⇒R=R0[1+α(t−t0)]
⇒α=4,45.10−3(k−1)[1+α(2500−25)]⇒α=4,45.10−3(k−1)
Vậy hệ số nhiệt điện trở của bạch kim là α=4,45.10−3(k−1).
+ Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện.ở bước này giáo viên yêu cầu học sinh
khác, nhận xét và tự đánh giá bằng việc cho điểm, qua đây giáo viên cũng nắm
bắt được khả năng của cả hai đối tượng học sinh.
Bài 2: Tính cường độ dòng điện do electron quay tròn quanh hạt nhân nguyên
tử Hiđrô ? Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C, khối lượng m = 9,1.10-31 (kg)
và bán kính quỹ đạo tròn r = 5,3.10-11(m).
- Học sinh thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Đọc và tóm tắt đề bài. Ở phần này học sinh cần nghiên cứu , tìm ra
vấn đề cần giải quyết là gì, vạch ra sơ đồ cần giải quyết, tìm giả thiết và kiến
thức liên quan.
+ Bước 2: Trình bày lời giải, học sinh cần vận dụng kiến thức, kỹ năng trình
bày, tính toán để giải quyết vấn đề.
Lực tĩnh điện đóng vai trò là lực hướng tâm : F=ke2/r2=mv2/r ⇒v2=ke2/mr
Thay số ta được v = 2,19.106 (m/s)
Chu kỳ quay của êlectrôn : T=2π.r/v=1,52.10−16(s)
Cường độ dòng điện do êlectrôn quay tròn quanh hạt nhân nguyên tử Hiđrô :
I=e/T=1,05(mA).
+ Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện, ở bước này giáo viên yêu cầu học sinh

khác, nhận xét và tự đánh giá bằng việc cho điểm, qua đây giáo viên vũng nắm
bắt được khả năng của cả hai đối tượng học sinh.
- Kết quả đạt được: Các em đã có kỹ năng liên hệ, xâu chuỗi kiến thức vận
dụng tốt khâu tính toán, tìm tòi công thức phù hợp theo các tiến trình khác nhau
để tính toán và đi đến kết quả đúng. Các em hiểu sâu hơn lý thuyết về dòng điện
trong kim loại. Các em đã có kỹ năng đánh gíá, phân tích, so sánh khi được
chấm bài cho bạn, qua đây các em cũng học hỏi được nhiều hướng đi khác nhau
5


của các bạn.
Ví dụ 3: Bài “dòng điện trong chất điện phân”, tương tự như cấu trúc của bài
“dòng điện trong kim loại”, học sinh cần tìm hiểu và nêu được trọng tâm của bài
gồm: Bản chất dòng điện trong chất điện phân là gì? và ứng dụng như thế nào?.
Do vậy để học sinh nắm được các nội dung cốt lõi trên với tinh thần tự nghiên
cứu, giáo viên cần đưa ra các câu hỏi định hướng và giao nhiệm vụ cho học sinh
nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Bước 1: Giáo viên dành 5 phút yêu cầu học sinh đọc bài học sau đó nêu
được những nội dung chính cần tìm hiểu là gì.
+ Học sinh cần tìm ra thông qua cấu trúc của bài học, gồm có các phần:
Thuyết điện li, bản chất dòng điện trong chất điện phân, các hiện tượng diễn ra ở
điện cực - hiện tượng dương cực tan, các định luật Farađây, ứng dụng của các
hiện tượng điện phân.
- Bước 2: Giáo viên định hướng học sinh tìm hiểu:
+ Phần 1 : Giáo viên thông báo về nội dung thuyết điện li
+ Phần 2: Bản chất dòng điện trong chất điện phân, học sinh cần tìm hiểu hạt
tải điện trong chất điện phân là gì. Học sinh khá giỏi có thể làm rõ vì sao kim
loại lại có đặc điểm như vậy.
+ Phần 3: Giáo viên giảng về hiện tượng xảy ra ở các điện cực, thông qua
việc trình bầy thí nghiệm, học sinh tự tìm hiểu nội dung về dương cực tan thông

qua phân tích thí nghiệm, từ đó rút ra điều kiện để có hiện tượng này.
+ Phần 4: Nội dung về các định luất Farađây, học sinh cần nắm được biểu
thức và phát biểu được nội dung của các định luật.
+ Phần 5: Từ những đặc điểm của phần 3 giáo viên định hướng để học sinh
tìm hiểu các ứng dụng của hiện tượng điện phân.
Bước 3: Giáo viên dành 5 đến 10 phút để tổ chức và làm trọng tài cho các
học sinh, nhóm học sinh tự đặt ra câu hỏi đề thảo luận, trả lời các nội dung ,kiến
thức học được từ các phần trên.
- Kết quả đạt được: Đa số học sinh tự tìm ra cấu trúc của bài học gồm các
phần:Thuyết điện li, bản chất dòng điện trong chất điện phân, các hiện tượng
diễn ra ở điện cực - hiện tượng dương cực tan, các định luật Farađây, ứng dụng
của các hiện tượng điện phân. Nhiều em đã giải thích được cơ chế tạo ra dòng
điện trongchất điện phân, so sánh được với dòng điện trong kim loại và nêu bật
được những ững dụng của nó, các em đã quen và có kỹ năng khi tự đặt câu hỏi
kiểm tra các bạn và có trách nhiệm tìm câu trả lời một lần nữa khắc sâu kiến
thức cho các em.
Ví dụ 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và thực hiện các bài tập
sau đây:
Bài 1: Một bình điện phân đựng dung dịch đồng sunfat ( CuSO4 ) với a nốt bằng
6


đồng (Cu). Điện trở của bình điện phân là R = 10 Ω . Hiệu điện thế đặt vào hai
cực là U = 40V.
a) Xác định cường độ dòng điện đi qua bình điện phân.
b) Xác định lượng đồng bám vào cực âm sau 1 giờ 4 phút 20 giây. Cho biết đối
với đồng A = 64 và n = 2.
- Học sinh thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Đọc và tóm tắt đề bài. Ở phần này học sinh cần nghiên cứu , tìm ra
vấn đề cần giải quyết là gì, vạch ra sơ đồ cần giải quyết, tìm giả thiết và kiến

thức liên quan.
+ Bước 2: Trình bày lời giải, học sinh cần vận dụng kiến thức , kỹ năng trình
bày, tính toán để giải quyết vấn đề.
a) Cường độ dòng điện qua bình điện phân:
Áp dụng định luật Ôm: I =

U 20
=
= 4A .
R
5

b) Khối lượng đồng bám vào cực âm:
Áp dụng định luật Fa ra đây: m =

1 A
1 64
It =
4 = 5,12( g )
96500 2
F n

+ Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện, ở bước này giáo viên yêu cầu học sinh
khác, nhận xét và tự đánh giá bằng việc cho điểm, qua đây giáo viên cũng nắm
bắt được khả năng của cả hai đối tượng học sinh.
Bài 2: Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat ( AgNO3 ) với a nốt bằng
bạc (Ag ). Sau khi điện phân 30 phút có 5,04g bạc bám vào ca tốt. Xác định
cường độ dòng điện đi qua bình điện phân.Cho biết đối với bạc A = 108 và n=1.
- Học sinh thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Đọc và tóm tắt đề bài. Ở phần này học sinh cần nghiên cứu , tìm ra

vấn đề cần giải quyết là gì, vạch ra sơ đồ cần giải quyết, tìm giả thiết và kiến
thức liên quan.
+ Bước 2: Trình bày lời giải, học sinh cần vận dụng kiến thức, kỹ năng trình
bày, tính toán để giải quyết vấn đề.
Cường độ dòng điện qua bình điện phân:

7


Áp dụng định luật Fa ra đây:
m=

1 A
m.F .n 5,04.96500.1
It ⇒ I =
=
= 2,5 A.
F n
A.t
108.1800

+ Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện.ở bước này giáo viên yêu cầu học sinh
khác, nhận xét và tự đánh giá bằng việc cho điểm, qua đây giáo viên cũng nắm
bắt được khả năng của cả hai đối tượng học sinh.
Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có

E,r

suất điện động E= 9V, điện trở trong r = 2Ω,
R1 = 6Ω, R2 = 9Ω. Bình điện phân đựng dung dịch


R1

đồng sunfat có điện cực bằng đồng, điện trở của
Rp

bình điện phân là Rp = 3Ω. Tính:

R2

a) Cường độ dòng điện qua mạch và qua các điện trở, bình điện phân.
b) Khối lượng đồng bám vào ca tôt sau 32 phút 10 giây.
Biết đối với đồng A = 64, n = 2.
-Học sinh thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Đọc và tóm tắt đề bài. Ở phần này học sinh cần nghiên cứu, tìm ra
vấn đề cần giải quyết là gì, vạch ra sơ đồ cần giải quyết, tìm giả thiết và kiến
thức liên quan.
+ Bước 2: Trình bày lời giải, học sinh cần vận dụng kiến thức, kỹ năng trình
bày, tính toán để giải quyết vấn đề.
a) Cường độ dòng điện qua mạch, qua các điện trở và bình điện phân:
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: I =
Mà: RN =
Nên: I =

R1.R2 p
R1 + R2 p

=

E

RN + r

6(9 + 3)
= 4Ω
6+9+3

9
= 1,5 A
4+2

UN = I.RN = 1,5.4 = 6V = U1 = U2p
Vậy: I1 =

U
U1
= 1A; I 2 p = 2 p = 0,5 A = I 2 = I p .
R1
R2 p

8


b) Khối lượng đồng bám vào ca tôt:
Áp dụng định luật Fa ra đây: m =

1 A
1 64
0,5.1930 = 0,32( g )
It =
96500 2

F n

+ Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện.ở bước này giáo viên yêu cầu học sinh
khác, nhận xét và tự đánh giá bằng việc cho điểm, qua đây giáo viên vũng nắm
bắt được khả năng của cả hai đối tượng học sinh.
Bài 4: Chiều dày của lớp bạc phủ lên một tấm kim loại khi mạ bạc là d = 0,1mm
sau khi điện phân 32 phút 10 giây. Diện tích của mặt phủ tấm kim loại là
41,14cm2. Xác định điện lượng dịch chuyển và cường độ dòng điện chạy qua
bình điện phân. Biết bạc có khối lượng riêng là D = 10,5 g/cm3. A = 108, n = 1.
- Học sinh thực hiện các bước sau:
+ Bước 1: Đọc và tóm tắt đề bài. Ở phần này học sinh cần nghiên cứu, tìm ra
vấn đề cần giải quyết là gì, vạch ra sơ đồ cần giải quyết, tìm giả thiết và kiến
thức liên quan.
+ Bước 2: Trình bày lời giải, học sinh cần vận dụng kiến thức, kỹ năng trình
bày, tính toán để giải quyết vấn đề.
Điện lượng dịch chuyển qua bình điện phân và cường độ dòng điện qua bình:
Áp dụng định luật Farađây: m =

1 A
q
F n

Mà: m = D.V = D.S.d

(1)
(2)

Thế (2) vào (1):
D.S .d =


1 A
D.S .d .F .n 10,5.41,14.0,01.96500.1
q ⇒ q=
=
= 3859,73 (C )
F n
A
108

Mà I =

q 3859.73
=
≈ 2 ( A) .
t
1930

+ Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện, ở bước này giáo viên yêu cầu học sinh
khác, nhận xét và tự đánh giá bằng việc cho điểm, qua đây giáo viên cũng nắm
bắt được khả năng của cả hai đối tượng học sinh.
- Kết quả đạt được: Các em đã có kỹ năng liên hệ, xâu chuỗi kiến thức vận
dụng tốt khâu tính toán, tìm tòi công thức phù hợp theo các tiến trình khác nhau
để tính toán và đi đến kết quả đúng. Các em hiểu sâu hơn lý thuyết về dòng điện
trong chất điện phân. Các em đã có kỹ năng đánh gíá, phân tích, so sánh khi
được chấm bài cho bạn, qua đây các em cũng học hỏi được nhiều hướng đi khác
9


nhau của các bạn.
Ví dụ 5 : Để lĩnh hội những nội dung trọng tâm của bài dòng điện trong chất

khí, học sinh cần tập trung nghiên cứu , thảo luận, đặc biệt là những liên hệ thực
tế, đây là những nội dung rất thú vị và bổ ích. Học sinh cần đi sâu tìm hiểu bản
chất của dòng điện trong chất khí là gì, thế nào là tia lửa điện, hiện tượng hồ
quang điện và đi sâu tìm hiểu ứng dụng các hiện tượng này trong cuộc sống.
+ Bước 1 : Tương tự tiến trình của các bài trước, giáo viên tổ chức cho học
sinh tìm hiểu cấu trúc bài học, nêu lên được bản chất ,cũng như điều kiện để có
dòng điện trong chất khí.
+Bước 2 : Học sinh nghiên cứu, thảo luận hai nội dung :Tia lửa điện và hồ
quang điện, học sinh cần phân biệt được đặc điểm hai hiện tượng này.
+Bước 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu những ứng dụng của các
hiện tượng trong thực tế và trong đời sống.
+Bước 4 : Giáo viên tổ chức, giám sát, đánh giá việc học sinh kiểm tra kết
quả học tập lẫn nhau thông qua các câu hỏi sau đây :
Câu 1 : Hạt tải điện trong chất khí là gì ? vì sao ?
Câu 2 : Hiện tượng sấm sét xảy ra khi nào ? giải thích ? theo em để phòng
tránh sét ta phải làm gì ?
Câu 3 :Tia lửa điện có những ứng dụng gì trong công nghiệp ?
Câu 4 : Hiện tượng hồ quang điện là gì ? Nêu ứng dụng ?
- Kết quả đạt được: Đa số học sinh tự tìm ra cấu trúc của bài học. Các em đã
giải thích được cơ chế tạo ra dòng điện trong chất khí, và nêu bật được những
ững dụng của nó, phần lớn các em đã trả lời được các câu hỏi của giáo viên khi
tổ chức đánh giá chéo.
Ví dụ 6 : Giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội một số nội dung
trong bài dòng điện trong chân không. Đến bài này học sinh đã khá quen thộc
với những tiến trình nghiên cứu cũng nhu đã có những kỹ năng cơ bản để bao
quát nội dung và tiến hành tìm hiểu chi tiết các phần của bài học. Ở bài này giáo
viên cần tổ chức đề học sinh tự tìm tòi các nội dung sau đây:
+ Bước 1 : Học sinh tìm hiểu cấu trúc bài học, nêu lên được bản chất, cũng
như điều kiện để có dòng điện trong chân không. Học sinh khá giỏi cần tìm hiểu
cơ chế để tạo ra hạt tải điện.

+Bước 2 : Học sinh nghiên cứu, thảo luận nội dung :Tia Ca tốt
+Bước 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu những ứng dụng của dòng
điện này trong thực tế và trong đời sống.
10


+Bước 4 : Giáo viên tổ chức, giám sát, đánh giá việc học sinh kiểm tra kết
quả học tập lẫn nhau thông qua các câu hỏi sau đây :
Câu 1 : Hạt tải điện trong chất bán dẫn là gì ? làm thế nào để có nó ?
Câu 2 : Dòng điện qua đi ốt bán dẫn có đặc điểm gì ? Ứng dụng quan trọng
của đi ốt bán dẫn?
- Kết quả đạt được: Đa số học sinh tự tìm ra cấu trúc của bài học. Các em đã
giải thích được cơ chế tạo ra dòng điện trong chân không, và nêu bật được
những ững dụng của nó, phần lớn các em đã trả lời được các câu hỏi của giáo
viên khi tổ chức đánh giá chéo.
Ví dụ 7 :Giáo viên tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội một số nội
dung trong bài dòng điện trong chất bán dẫn. Ở bài này giáo viên cần tổ chức đề
học sinh tự tìm tòi các nội dung sau đây:
+ Bước 1 : Học sinh tìm hiểu cấu trúc bài học, nêu lên được bản chất ,cũng
như điều kiện để có dòng điện trong chất bán dẫn. Học sinh khá giỏi cần tìm
hiểu cơ chế để tạo ra hạt tải điện.
+ Bước 2 : Học sinh nghiên cứu, thảo luận nội dung : Bán dẫn có tạp chất
(loại p và loại n)
+ Bước 3 : Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu những ứng dụng của
dòng điện này trong thực tế và trong đời sống.
+ Bước 4 : Giáo viên tổ chức, giám sát, đánh giá việc học sinh kiểm tra kết
quả học tập lẫn nhau thông qua các câu hỏi sau đây :
Câu 1 : Hạt tải điện trong chất bán dẫn là gì ? làm thế nào để có nó ?
Câu 2 : Tia ca tốt là gì ? Ứng dụng quan trọng của tia ca tôt ?
- Kết quả đạt được: Đa số học sinh tự tìm ra cấu trúc của bài học. Các em đã

giải thích được cơ chế tạo ra dòng điện trong chất bán dẫn, và nêu bật được
những ững dụng của nó, phần lớn các em đã trả lời được các câu hỏi của giáo
viên khi tổ chức đánh giá chéo.
2.3.2.2. Một số bài tập đề nghị:

E,r

A

B

Bài tập 1 : Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có
suất điện động E = 16V, điện trở trong r = 0,8Ω ,

Rp

R3

R1 = 12Ω, R2 = 0,2Ω, R3 = 4Ω, R p = 4Ω . Rp là bình điện phân

chứa dung dịch đồng sunfat có điện cực bằng đồng. Tính:
a) Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B.
11

R1

R2


b) Dòng điện qua bình điện phân.

c) Lượng đồng được giải phóng ra ở ca tôt sau thời gian 32 phút 10 giây.
Bài tập 2 Cho mạch điện như hình vẽ:

R3

Trong đó nguồn có suất điện động E = 2,5V,

A

điện trở trong không đáng kể ( r = 0).

C

R1

A

R2

B

Rx

D
E,r

R1 = 4Ω, R2 = 6Ω, R3 = 1,5Ω. Số chỉ của am pe kế bằng 0.

Tính:
a) Rx ?

b) Thay Rx bằng một bình điện phân dung dịch AgNO3 có điện cực bằng bạc. Số
chỉ của am pe kế lúc này vẫn bằng 0. Tính lượng bạc được giải phóng ở ca tốt
trong thời gian 32 phút 10 giây.
Bài tập 3. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó bộ nguồn
gồm n pin giống nhau có suất điện động

V

là 1,5V và điện trở trong 0,5Ω. . Mạch ngoài gồm

a2

các điện trở R1 = 2Ω, R2 = 9Ω, R3 = 4Ω. đèn Đ có ghi
3V – 3W. Rp là một bình điện phân dung dịch
bạc nitrat có dương cực tan. Am pe kế a1 chỉ 0,6 a,

a1

Đ

R2

R1
R3

Rp

a2 chỉ 0,4A. Hãy tính:
a) Cường độ dòng điện qua bình điện phân và điện trở của bình điện phân.
b) Số pin và công suất của bộ nguồn.

c) Số chỉ vôn kế.
d) khối lượng bạc được giải phóng sau 16 phút 5 giây.
e) Đèn Đ sáng thế nào?
Bài tập 4 . Một kim loại đem mạ kền ( Ni ken) có diện tích 120cm2. Tính bề dày
của lớp kền mạ trên vật. Cho biết dòng điện qua bình điện phân có cường độ
0,3A, thời gian mạ kền là 5 giờ.Đối vời kền A = 58,7, n = 2 và D = 8,8g/cm3.
Bài tập 5. Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200cm2 người ta
dùng nó làm ca tốt của một bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 và a nốt là
một thanh đồng nguyên chất rồi cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua trong
12


thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm chiều dài của lớp đồng bám trên mặt tấm
sắt. Biết rằng đối với đồng A = 64, n = 2, D = 8,9g/cm3
Bài tập 6. Ở nhiệt độ t1 = 250C, hiệu điện thế giữa hai cực của bóng đèn là U1 =
10(mV) và cường độ dòng điện chạy qua đèn là I1 = 4(mA). Khi sáng bình
thường, hiệu điện thế giữa hai cực của đèn là U2 = 120(V) và cường độ dòng
điện chạy qua đèn là I2 = 4(A). Tính nhiệt độ t của dây tóc đèn khi sáng bình
thường ? Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tỉ lệ
bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở α=4,2.10−3(k−1).
Bài tập 7. Một dòng điện có cường độ đo được 1,2.10-4 (A) tồn tại trong một dây
đồng có đường kính 2,5(mm). Cho nguyên tử lượng của đồng là
M = 63.10-3 (kg/mol), khối lượng riêng là D = 9000 (kg/m3). Hãy tính :
a) Mật độ dòng ?
b) Vận tốc trôi của electron ?
Bài tập 8. Dòng điện chạy qua sợi dây sắt tiết diện S = 0,64 (mm2) có cường độ
I = 24(A). Sắt có nguyên tử lượng A = 56.10-3 (kg/mol), khối lượng riêng
D = 7,8.103 (kg/m3) và điện trở suất ρ = 9,68.10−8(Ωm) . Electron có điện tích
e = - 1,6.10-19 C , khối lượng m = 9,1.10-31 (kg). Tính :
a) Mật độ electron n và cường độ điện trường E trong dây sắt ?

b) Vận tốc trôi trung bình của các electron ?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục.
2.4.1. Về tinh thần ý thức tự học.
- Kết quả cho thấy:
Tổng số học sinh
Số học đã tự học
Số học sinh chưa tự học
91
80 (87,9%)
11(12,1%)
2.4.2. Về kết quả học tập.
- Kết quả khảo sát trên các lớp học sinh tôi giảng dạy sau khi vận dụng một
số giải pháp rèn luyện kỹ năng tự học chương Dòng điện trong các môi trường
như sau:
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
91
35(38.5%)
45 (49.5%)
11(12%)
0
Kết quả thu được nổi bật nhất là các học sinh là các em đã biết đặt được mục
tiêu học tập phù hợp với khả năng của mình, từ đó có ý thức tích cực trong học
tập để mang lại kết quả cao hơn. Các em đã biết cách tự học, biết giành thời gian
thích hợp cho việc học ở nhà và chuẩn bị bài cho bài học mới. Từ đó mà các em
cũng dần yêu thích học môn vật lý hơn, chịu khó tìm hiểu những kiến thức liên
quan đến môn vật lý đặc biệt là việc vận dụng vào giải thích những hiện tượng

vật lý mà thường gặp trong đời sống.
13


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Đề tài “Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng tự học chương “Dòng điện
trong các môi trường”, nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Vật lý cho
hoc sinh lớp 11 trường THPT Ba Đình ”. không chỉ giúp học sinh biết cách tự
học và nâng cao khả năng tự học môn vật lý mà còn áp dụng vào một vài môn
khoa học tự nhiên khác như toán học, hóa học… và qua đó các em cũng thích
tìm hiểu những kiến thức liên quan đến môn học thông qua nhiều tài liệu và sách
tham khảo.Từ đó giáo viên cũng có thêm những kỹ năng cần thiết khác trong
việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân, tôi mạnh dạn trình bày với
mục tiêu nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đồng thời cũng bồi dưỡng,
tích luỹ thêm cho mình về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do điều kiện nghiên
cứu vấn đề ở phạm vi hẹp, vốn tài liệu còn ít nên trong đề tài này chắc hẳn vẫn
còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các thầy
cô giáo, các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học giáo dục các cấp và bạn đọc để
bài viết này được hoàn thiện hơn và đề tài này được sử dụng rộng rãi hơn.
3.2. Kiến nghị
Để đề tài có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi xin đề xuất một vài ý
kiến chủ quan như sau:
* Đối với lãnh đạo các trường:
Chỉ đạo đổi mới cách sinh hoạt tổ bộ môn theo hướng tích cực, chú trọng hơn
đến việc học của học sinh chứ không chỉ nhằm vào cách dạy của giáo viên. Kết
hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường tạo điều kiện học tập tối đa cho học
sinh. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên được nâng cao trình độ chuyên

môn, nghiệp vụ.
* Đối với giáo viên:
Luôn tìm tòi, sáng tạo trong dạy học nhằm thu hút học sinh tham gia tích cực
hơn trong học tập. Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Sử dụng
tốt CNTT trong dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh, làm tấm gương sáng
về tự học cho học sinh noi theo. Luôn động viên, chia sẻ, đồng cảm với những
gia đình và bản thân học sinh đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

14


Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh hóa, ngày 02 tháng 07 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Người thực hiện

Nguyễn Văn Thanh.

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Sách giáo khoa vật lý 11 , NXB Giáo dục.
[2].Sách bài tập vật lí 11,NXB Giáo dục;
[3].Nguyễn Phù Đổng ( chủ biên) Bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí 11 , NXB Tổng

hợp TPHCM.
[4].Bùi quang Hân- Trần Văn Bồi - Nguyễn Văn Minh -Phạm Ngọc tiến, Giải
toán Vật lí 11, NXB giáo dục.
[5].Chu Văn Biên, Kinh nghiệm luyện thi Vật lí 11,NXB Đại học quốc gia Hà
nội.
[6].website: Thư viện vật lý, violet.

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ
GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Nguyễn Văn Thanh
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo Viên Trường THPT Ba Đình.

TT

Tên đề tài SKKN

1

Sử dụng kiến thức

Kết
Cấp đánh
quả
giá xếp loại
Năm
đánh giá
(Ngành GD
học đánh

xếp loại
cấp huyện/tỉnh;
giá xếp loại
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Ngành GD
C
2009-2010

thực tế để trường thụ nội
dung dao động sơ học
2

cho học sinh lớp 12.
Tổ chức khai thác, sử
dụng có hiệu quả nguồn
thí nghiệm trong kho.

Ngành GD

B

2012-2013



×