Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng nhận dạng để vẽ biểu đồ địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.25 KB, 8 trang )


Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng nhận dạng để vẽ biểu đồ địa lý
MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN DẠNG ĐỂ
VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi
kiến thức và cao hơn nữa là biết vận dụng vào thực tế, nhằm phát huy tính tự giác,
tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là một trong những mục tiêu của dạy
học tích cực và lấy học sinh làm trung tâm. Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có
kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập môn Địa lí.
Vì vậy, việc rèn luyện những kĩ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập
đồng thời cũng chuẩn bị kĩ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Có rất
nhiều kĩ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy môn Địa lý.
Một trong những kỹ năng quan trọng đó là “Kĩ năng vẽ biểu đồ”. Đây là kĩ năng
rất cơ bản, cần thiết khi học Địa lý. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được
mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học nó giúp học sinh có thể dựa vào biểu
đồ nêu được về đặc điểm của một đối tượng địa lí: Chính vì vậy, bản thân tôi là một
giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí, tôi rất quan tâm đến việc củng cố, rèn luyện kỹ
năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
- Để giúp các em thực hiện kỹ năng này ngày càng tốt hơn.Trong thực tế, đa
số học sinh chưa thành thạo kĩ năng nhận biết dạng và vẽ đúng biểu đồ, phần lớn
học sinh lúng túng trong cách nhận dạng biểu đồ. Với kinh nghiệm của bản thân
tích luỹ được trong quá trình giảng dạy, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh
nghiệm về vấn đề:
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNGNHẬN DẠNG ĐỂ VẼ BIỂU
ĐỒ ĐỊA LÍ ”
Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đưa ra một số phương pháp giải
quyết vấn đề cụ thể mà bản thân đã áp dụng thành công trong việc giảng dạy trong
những năm vừa qua.
II. PHẦN NỘI DUNG:
* Cơ sở khoa học:


Đối với nhà trường. Hiện nay cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường
tương đối đầy đủ rất thuận lợi cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương
pháp giảng dạy tích cực.
Đối với giáo viên: - Có đủ giáo viên, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức
chấp hành kỉ luật tốt và quan trọng là nắm được phương pháp giảng dạy, quan tâm
đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, có ý thức học hỏi đồng
nghiệp thông qua các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm. Đặc biệt chú trọng đến
đặc trưng của bộ môn địa lí là sử dụng bản đồ, biểu đồ để khai thác kiến thức

Giáo viên: Trần Văn Ly Trường THCS Vĩnh Mỹ A

1

Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng nhận dạng để vẽ biểu đồ địa lý
Đối với học sinh: Trong những năm gần đây, việc học môn Địa lý đó được
nhiều học sinh cũng như gia đình quan tâm hơn như mua đủ các phương tiện, đồ
dùng để phục vụ đắc lực cho việc học tập như sách giáo khoa, tập bản đồ, vở bài
tập, sách tham khảo…
- Đa số học sinh đã làm quen với cách học mới, tích cực chủ động hơn trong
việc phát hiện kiến thức, có ý thức tự giác trong làm bài tập chuẩn bị bài mới. Qua
kiểm tra vở bài tập thấy phần lớn học sinh đó có sự đầu tư thời gian cho việc làm
bài tập, làm bài đầy đủ có chất lượng, chịu khó tìm tòi những kiến thức thực tế khi
giáo viên cầu. Và điều quan trọng hơn cả là học sinh cũng đã làm quen với việc vẽ
và nhận xét biểu đồ. Tuy nhiên, việc học tập của học sinh vẫn còn có một số tồn tại
sau:
- Một số học sinh còn lười học, thiếu tính tích cực chủ động trong học tập
nên chưa nắm chắc được kiến thức.
- Một số học sinh lại không chịu khó trong việc làm bài ở nhà, thậm chí các
em còn mượn vở bài tập của bạn để chép lại một cách thụ động, trong khi ở vở bài
tập của mình cũng đã có một số bài hưỡng dẫn cách vẽ biểu đồ.

- Một số học sinh yếu kĩ năng xử lí số liệu từ tuyệt đối sang tương đối để vẽ
biểu đồ chưa thành thạo, kĩ năng vẽ chia tỉ lệ chưa chính xác.
- Nguyên nhân của thực trạng trên: Trường có quy mô nhỏ, chỉ có hai giáo
viên dạy bộ môn địa lí nên khó trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên trong
quá trình giảng dạy chưa thu hút được học sinh, cũng nặng về truyền đạt kiến thức,
rèn luyện tính tự giác, chủ động tích cực cho học sinh chưa cao. Đa số học sinh có
sự nhạy bén, thích nghi và thích tìm hiểu cái mới đặc biệt là cách học mới. Học
sinh của trường có địa bàn phân bố rộng, đa số gia đình làm nông nên thời gian đầu
tư cho việc học cũng hạn chế.
- Học sinh nhiều em cũng học lệch, không quan tâm đến môn học còn tư
tưởng xem môn địa là môn học phụ, là môn học thuộc nên không chú trọng quan
tâm đến việc tự rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho mình. Một bộ phận phụ huynh
còn quan niệm không cần đầu tư cho việc học môn địa. Chính vì vậy cần phải có
một số giải pháp rèn luyện kĩ năng vẽ biễu đồ.
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được
dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là
phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu chủ đề thể hiện trên biểu đồ mối tương quan về độ
lớn giữa các đại lượng.
Biểu đồ kết hợp thường gồm một biểu đồ hình cột và một đường biểu diễn,
để thể hiện động lực phát triển và tương quan về độ lớn giữa các đại lượng. Khi vẽ
cần chú ý thể hiện rõ rệt nhất mối tương quan giữa hai loại biểu đồ được vẽ kết

Giáo viên: Trần Văn Ly Trường THCS Vĩnh Mỹ A

2

Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng nhận dạng để vẽ biểu đồ địa lý
hợp. Với loại biểu đồ này mức độ có phức tạp hơn, trong các bài tập thực hành của
SGK Địa lí 9 ít nói tới, xong giáo viên cũng nên biết và giới thiệu cho học sinh để
củng cố, nâng cao kỹ năng vẽ biểu đồ cho các em.

Các bước cần tiến hành khi vẽ biểu đồ: Trước khi làm một bài tập thực hành
về vẽ biểu đồ, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tiến hành các thao tác, các
bước, các công việc cụ thể để hoàn thành yêu cầu của bài thực hành. Thông thường
gồm 4 bước sau:
Bước 1: Nêu mục đích, yêu cầu của bài tập.
VD: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế nước ta.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các thao tác, các bước, các
công việc cụ thể tùy thuộc vào nội dung bài tập. VD: Phải xử lý số liệu thích hợp
trước khi vẽ biểu đồ, chọn biểu đồ thích hợp với chuỗi số liệu, các yêu cầu cần thiết
khi vẽ một dạng biểu đồ cụ thể.
Bước 3: Học sính thực hiện các công việc theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá thực trạng việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa
lý. Những thuận lợi khi rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh. Đa số học các
tiết học thực hành về vẽ biểu đồ, học sinh đều có hứng thú tham gia học tập tốt, bởi
những giờ học này không nặng về kiến thức lý thuyết, mà chủ yếu rèn luyện cho
học sinh kỹ năng thực hành. Thông qua những bài thực hành về vẽ biểu đồ học sinh
sẽ thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí đã học, thấy được xu
hướng phát triển cũng như biết so sánh, phân tích đánh giá được sự phát triển của
các sự vật, hiện tượng địa lý đã học.
* Cơ sở thực tiễn:
Những số liệu, khi được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tính trực
quan làm cho học sinh tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo nên hứng thú học tập.
Trong dạy học Địa lí, việc yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ là một nội dung không thể
thiếu được khi làm các bài tập và bài thực hành. Có vẽ được biểu đồ thì các em
hình thành được các kĩ năng, hiểu rõ được được công dụng của từng loại biểu đồ và
từ đó nắm vững cách phân tích, khai thác những tri thức Địa lí.
Trong chương trình Địa lí lớp 9 thì số lượng biểu đồ, được đưa vào với nội
dung rất lớn. Mục đích là từ số liệu thống kê, biểu đồ học sinh đưa ra được kiến
thức cần lĩnh hội .Và phải từ bảng số liệu học sinh nhận dạng được các loại biểu đồ
và chọn dạng biểu đồ thích hợp để vẽ với nội dung kiến thức.

Từ đó cũng ảnh hưởng nhiều tới thời gian hoàn thành bài tập của học sinh,
bởi thông thường sau khi vẽ biểu đồ, học sinh còn phải nhận xét, đánh giá các sự
vật, hiện tượng địa lí từ biểu đồ đã vẽ. Nhiều em chưa có ý thức chuẩn bị tốt các đồ

Giáo viên: Trần Văn Ly Trường THCS Vĩnh Mỹ A

3

Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng nhận dạng để vẽ biểu đồ địa lý
dùng học tập chuản bị cho bài thực hành như thước kẻ, bút chì, compa, hộp màu…
còn coi nhẹ yêu cầu của bài thực hành nên cũng ảnh hưởng nhiều tới các bài tập về
vẽ biểu đồ như: hình vẽ chưa đẹp, vẽ chưa chuẩn xác.
* Thực trạng của học sinh trước khi học vẽ biểu đồ:
- Khi giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, một số học sinh vẫn chưa chịu
để ý, quan tâm dẫn đến các em lúng túng khi tiến hành các thao tác:
Ví dụ cách xử lý số liệu hoặc cách chọn tỷ lệ .Thời gian một bài thực hành
có 45 phút: có rất nhiều các bước cần thực hiện, nhưng quan trọng nhất là việc
kiểm tra, đánh giá kết quả bài tập của học sinh. Tuy vậy công việc nàythường được
thực hiện sau khi học sinh đã hoàn thành hết các yêu cầu của bài tập nên giáo viên
bị hạn chế rất nhiều về thời gian để sủa chữa uốn nắn cho các em nhất là học sinh
yếu, làm cho biểu đồ đã vẽ không đảm bảo độ chính xác.
- Học sinh kí hiệu không rõ ràng, hoặc nhầm lẫn các kí hiệu này với kí hiệu
khác cho nên yêu cầu đưa ra khi vẽ Biểu đồ là học sinh phải lập luôn bảng chú giải
ngay bên cạnh hoặc phía dưới biểu đồ đã vẽ.
- Một số học sinh khi vẽ biểu đồ cột còn có sự nhầm lẫn giữa hai trục dọc và
ngang: trục dọc bị nghi các móc thời gian, trục ngang lạ nghi đơn vị của đối tượng
được thể hiện. Như vậy học sinh đã nhầm sang dạng biểu đồ thanh bên cạnh các bài
tập thực hành vẽ biểu đồ trên lớp còn có rất nhiều các bài tập thực hành vẽ biểu đồ
ở nhà, nếu không có biện pháp kiểm tra, đánh giá kịp thời thì nhiều em sẽ coi nhẹ
việc thực hiện các bài tập này, hoặc có những lỗi soi sót mắc phải của học sinh mà

mà giáo viên không kịp thời phát hiện ra để giúp các em sửa chữa.
Thực trạng về việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ Thông qua các phương
pháp quan sát, điều tra, nghiên cứu sản phẩm thực hành (kết quả các bài kiểm tra vẽ
biểu đồ) của các em học sinh, tôi thấy các em còn hay mắc một số lỗi sau:
- Chia tỷ lệ chưa chính xác (ví dụ với biểu đồ hình tròn với số liệu nhỏ 8%
mà học sinh chia tới 1/4 hình tròn là chưa hợp lí).
- Hoặc với biểu đồ hình cột khoảng cách giữa các năm học sinh vẫn chia
không đều: kích thước của các cột to, nhỏ khác nhau làm cho hình vẽ không đẹp.
Đây là 1 số lỗi thường gặp của học sinh khi tiến hành vẽ biểu đồ:
- Thiếu tên biểu đồ hoặc ghi tên không đúng và thiếu.
- Thiếu phần chú giải hoặc phần chú giải thường kẻ bằng tay và viết tắt.
* Đối với biểu đồ hình tròn:
Chia tỉ lệ không đúng, số ghi trong biểu đồ không ngay ngắn, rõ ràng và viết
chữ vào trong biểu đồ.
* Đối với biểu đồ cột:

Giáo viên: Trần Văn Ly Trường THCS Vĩnh Mỹ A

4

Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng nhận dạng để vẽ biểu đồ địa lý
Vẽ hệ trục tọa độ không cân đối, thẩm mĩ, cột đầu tiên vẽ sát trục, trên các
cột không ghi giá trị, chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác, thiếu dấu mũi
tên và đơn vị trên hai đầu trục.
* Đối với biểu đồ đường- đồ thị:
- Vẽ hệ trục tọa độ không cân đối, thẩm mĩ; cột đầu tiên không vẽ sát trục,
chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác, thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên hai
đầu trục.
* Đối với biểu đồ miền:
Vẽ khung hình chữ nhật không cân đối, thẩm mĩ; chia tỉ lệ năm trên trục

ngang không chính xác; thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên hai đầu trục.
Tóm lại trong các bài tập về vẽ biểu đồ người giáo viên phải thực hiện tốt
các bước hướng dẫn, người học sinh phải thực hiện tích cực chủ động theo các
bước của người thầy thì chắc chắn bài tập sẽ đạt kết quả cao
* Kĩ năng nhận dạng biểu đồ:
Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể được
dùng để vẽ biểu hiện nhiều chủ thể khác nhau. Nếu đề ra yêu cầu vẽ cụ thể biểu đồ
gì thì chỉ cần đọc kỹ, gạch dưới để tránh lạc đề và thực hiện đúng yêu cầu.
Đối với đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ biểu đồ gì mà chỉ yêu cầu vẽ
dạng thích hợp nhất thì cần phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện. Đây là
dạng đề khó nên học sinh muốn làm được cần có phương pháp phân tích để nhận
dạng thích hợp. Để nhận được dạng biểu đồ học sinh cần đọc kỹ đề và dựa vào một
số cụm từ gợi ý, một số yếu tố cơ bản từ đề bài để xác định đúng dạng cần vẽ, cụ
thể:
* Kĩ năng nhận dạng biểu đồ hình tròn:
- Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của mọt tổng thể và qui mô
của đối tượng cần trình bày. Chỉ được thực hiện khi giá trị tính của các đại lượng
được tính
bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ: Cơ cấu, qui mô, tỉ
trọng, tỉ lệ.
* Kĩ năng nhận dạng biểu đồ hình cột:
- Dạng biểu đồ này sử dụng để chỉ khác biệt về qui mô khối lượng của một
hay một số đối tượng địa lý hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa
các đại lượng.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ: Tình hình, so
sánh, sản lượng, số lượng.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích… của 1 số tỉnh (vùng, nước)
hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa, ngô, than…) của một số địa phương qua
một số năm.

* Kĩ năng nhận dạng biểu đồ đường - đồ thị:

Giáo viên: Trần Văn Ly Trường THCS Vĩnh Mỹ A

5

Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng nhận dạng để vẽ biểu đồ địa lý
- Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến
trính phát triển, sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ: Tốc độ tăng
trưởng, tốc độ phát triển, nhịp điệu phát triển, nhịp điệu tăng trưởng, tình hình tăng
trưởng, tình hình phát triển, quá trình tăng trưởng, quá trình phát triển.
* Kĩ năng nhận dạng biểu đồ miền:
- Biểu đồ miền còn được gọi là biểu đồ diện. Loại biểu này thể hiện được cả
cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng. Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ
nhật (hoặc hình vuông), trong đó được chia thành các miền khác nhau.
- Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Cơ cấu và có
nhiều mốc thời gian
III. KẾT LUẬN:
Với những phương pháp đã thực hiện nêu trên trong quá trình giảng dạy Địa
lý đã có sự tiến bộ như sau:
- Trong việc làm bài tập vẽ biểu đồ Địa lí, đa số học sinh đã xác định và vẽ
đúng yêu cầu của đề bài, biểu đồ có tính trực quan và tính thẫm mĩ cao.
- Học sinh hứng thú hơn với môn học Địa lí, đặc biệt với các bài tập thực
hành vẽ biểu đồ. Chất lượng bộ môn được nâng cao.
- Thông qua việc nhận dạng và vẽ biểu đồ Địa lí giúp giáo viên kiểm tra
được kiến thức, kỹ năng của học sinh. Từ đó thấy rõ những khó khăn, sai sót
thường gặp của học sinh trong việc làm bài tập vẽ biểu đồ địa lí của học sinh để
khắc phục kịp thời.
- Trong vẽ biểu đồ Địa lí, phương pháp và dấu hiệu nhận dạng biểu đồ là yếu

tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy để vẽ tốt biểu đồ Địa lí học sinh phải nắm vững kĩ
năng nhận dạng và các bước vẽ cụ thể đối với từng loại biểu đồ.
- Giáo viên cần chọn những bài tập phù hợp với từng dạng biểu đồ và có độ
khó nâng cao dần cho học sinh thực hành.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình dạy học nhưng sẽ không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp
quý báu của các đồng nghiệp để những kinh nghiệm của bản thân được hoàn thiện
và có giá trị thực tiễn cao hơn.
IV. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với học sinh:
- Muốn nâng cao, củng cố kỹ năng vẽ biểu đồ thì trước tiên học sinh phải
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho học tập. Thực hiện tốt các bước, các thao tác theo sự
hướng dẫn của giáo viên. Học sinh có thể tổ chức các nhóm, đôi học tập để trao đổi
nhận xét, đánh giá kết quả của nhau.
2. Đối với giáo viên bộ môn:
- Trong các giờ thực hành vẽ biểu đồ phải thường xuyên quan sát, hướng dẫn
sửa chữa các lỗi sai của học sinh. Có những phương pháp dạy học phù hợp: Hướng

Giáo viên: Trần Văn Ly Trường THCS Vĩnh Mỹ A

6

Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng nhận dạng để vẽ biểu đồ địa lý
dẫn các bước, các thao tác sao cho học sinh dễ hiểu và dễ thực hiện. Ngoài thời
gian chính khóa những giờ tự chọn theo chủ đề, giáo viên có thể dành hẳn một
chuyên đề về rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh để các em nắm được các
dạng biểu đồ thường gặp. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đặc
biệt học tập bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng và trong
việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
3. Đối với nhà trường:

- Có những biện pháp thiết thực động viên, giúp đỡ những nghèo, khó khăn
có đủ đồ dùng học tập. Tổ chức các chuyên đề dạy học rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho
học sinh.
- Yêu cầu giáo viên bộ môn kiểm tra, đánh giá thường xuyên để thấy được sự
tiến bộ của học sinh
Tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè đồng nghiệp và tổ chuyên
môn để tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên với kinh nghiệm giảng
dạy và tuổi đời còn non trẻ, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng
góp ý kiến chân thành của bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu này được hoàn
thiện hơn, thiết thực hơn trong việc giảng dạy bộ môn Địa lí.
Xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Mỹ A, ngày 10 tháng 01 năm 2015
Xác nhận của cơ quan, đơn vị Người viết


Trần Văn Ly



Giáo viên: Trần Văn Ly Trường THCS Vĩnh Mỹ A

7

Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng nhận dạng để vẽ biểu đồ địa lý

Giáo viên: Trần Văn Ly Trường THCS Vĩnh Mỹ A

8

×