Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDQP AN trong trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.58 KB, 8 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh
chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các thế lực thù
địch vẫn luôn tìm mọi cách chống phá, chủ yếu bằng chiến lược “ Diễn biến hòa
bình”, nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng.
Nhằm xây dựng vững chắc nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần xây
dựng một thế trận Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Trong đó học sinh, sinh
viên trên cả nước là một lực lượng đông đảo có đủ sức khỏe, có trình độ học vấn,
có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học kĩ thuật hiện đại
và là chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế, Giáo dục quốc phòng – An
ninh ở nước ta đã từ lâu trở thành môn học chính khoá bắt buộc trong các trường
lớp đào tạo từ Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề và trung học
phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục quốc phòng nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện: Có
đạo đức, sức khoẻ và kiến thức quốc phòng, kĩ năng quân sự cần thiết để tham gia
vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân.
Không những thế, Giáo dục quốc phòng còn trang bị cho thế hệ trẻ, nhất là học
sinh THPT vốn kiến thức về Quốc phòng để có thể sẳn sàng thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược của Đảng và nhà nước là xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Để đạt được điều đó, người giáo viên dạy Giáo dục quốc phòng – An ninh phải
nghiên cứu, tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức và không ngừng nâng cao trình
độ góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp để truyền thụ, chuyển tải
tri thức tới người học.
Bản thân tôi, với hơn mười năm trực tiếp giảng dạy môn học GDQP - AN và
huấn luyện đội tuyển dự thi hội thi QP - AN tỉnh . Tôi cũng đã tích luỹ cho mình
một số kinh nghiệm nho nhỏ. Sau đây tôi xin mạnh dạn chia sẻ với các đồng
nghiệp. Đó là :
”Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQP - AN
trong trường THPT”


1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm và đưa ra các biện pháp áp dụng trong thực tiễn giảng dạy nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học, góp phần nâng cao hiệu quả và thành tích trong các kì thi.

1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài: ”Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDQP - AN
trong trường THPT”
Thực hiện tại trường THPT Ba Đình – Nga Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
- Phương pháp thực hiện cụ thể:
+ Nghiên cứu và xác định tình hình thực tế tại đơn vị
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp thống kê toán học.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Xác định được thực trạng giảng dạy môn GDQP – AN trong trường THPT nói
chung và tại trường THPT Ba Đình nói riêng.
- Đưa ra các giải pháp xây dựng kế hoạch dài hơi nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học, đồng thời nâng cao hiệu quả các kì thi HSG cấp tỉnh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của SKKN
Mục tiêu của giáo dục là : Giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực, tính năng động
sáng tạo, hình thành và bồi dưỡng nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho họ hàng trang bước đầu, là cơ sở để
tiếp tục học lên các bậc học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Để thực hiện mục tiêu trên, trong những năm qua trường THPT Ba Đình đã luôn
tổ chức chỉ đạo trực tiếp tổ chuyên môn GDQP- AN xây dựng kế hoạch, đưa vào kế
hoạch hoạt động chung của nhà trường. Từ đó triển khai và thực hiện nghiêm túc
các kế hoạch, chỉ tiêu mà hội nghị CNVC đã đề ra. Nhờ đó đã hoàn thành xuất sắc
các nhiệm vụ trong từng năm học. Trong đó công tác GDQP – AN là một điển hình
Để có được kết quả đó, ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã cùng với các đồng
chí trong tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể. Từ đó xác định rõ
mục tiêu, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Học sinh coi môn học GDQP – AN là môn học phụ nên học có tính chất đối phó
và không hứng thú trong học tập.
2


2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề
2.3.1.Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của Đảng, Ban giám hiệu nhà trường đối với
môn học GDQP – AN
Chỉ thị số 12- CT/ TW ngày 3/ 5/ 2007 của bộ chính trị xác định: “ Giáo dục Quốc
phòng – an ninh là một bộ phận của nền giáo dục Quốc dân, việc phổ cập và tăng
cường gióa dục quốc phòng là nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và toàn xã hội, phải
được chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ từ trung ương đến địa phương” Đây là
giải pháp cơ bản, là cơ sở, là tiền đề có ý nghĩa nhất định đối với việc nâng cao chất
lượng GDQP – AN.
Trên cở sở thực tiễn nơi công tác, bản thân cũng đã tận dụng thời cơ về sự chú
trọng đến môn học GDQP- AN của cấp ủy Đảng, BGH nhà trường để đưa ra
những biện pháp có vai trò đối với thực tiễn môn dạy, đó là: Tham mưu với chi bộ
Đảng, Ban giám hiệu. Đồng thời phối hợp với Đoàn trường về công tác tổ chức,
học tập, giáo dục, tuyên truyền, giao lưu, ngoại khoá, tổ chức các cuộc thi có liên
quan đến kiến thức môn học nhân các ngày lễ lớn như ngày thành lập QĐND VN,

ngày thành lập công an nhân dân, thi về phòng chống ma tuý, HIV, thi tìm hiểu về
biển đảo,... Qua đó nâng cao nhận thức, hiểu biết về đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, truyền thống quê hương, đất nước, nâng
cao nhân thức về Quốc phòng – An ninh cho học sinh.
2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học
- Với bài học lý thuyết: Áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Song song
với việc thiết kế bài giảng điện tử, giáo viên nên tìm tòi để kết hợp trình chiếu các
thước phim tư liệu có liên quan đến bài học nhằm kích thích tính tò mò, thích thú,
mong muốn được tìm hiểu của các em.
Ví dụ: Ở chương trình lớp 10, Trong bài “ Truyền thống đánh giặc giữ nước
của dân tộc Việt Nam” , hay bài “ Truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân
Việt Nam” . Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư liệu “ Sự thật về chiến tranh
Việt Nam”...
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào từng nội dung bài giảng của môn học
GDQP – AN đã tạo ra hiệu quả rất cao trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp
cận môn học.
- Với các bài thực hành: Nên đề xuất thiết kế học vào 1 buổi riêng trong tuần.
+ Giáo viên phải thực hiện đúng trang phục, ngôn phong, động tác phải đúng và
chuẩn mực.
3


+ Học sinh: Trang phục đúng theo yêu cầu, thực hện nghiêm túc nội quy giờ
học -> Từ đó học sinh thấy được trách nhiệm của mình khi mặc trên mình bộ trang
phục Quân đội nhân dân Việt Nam.
2.3.3. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học
Áp dụng hình thức dạy học theo nhóm :
- Với bài học lý thuyết:
GV đưa ra các câu hỏi để các em thảo luận, có thể gợi ý giúp các em trình
bày quan điểm của mình

GV khêu gợi hứng thú học tập bằng cách chọn các chủ đề thảo luận tương
ứng với năng lực, trình độ của các em bằng cách đưa ra các câu hỏi dẫn dắc phù
hợp với mức độ tư duy của học sinh, nhằm đảm bảo tất cả các thành viên đều được
tham gia và tham gia một cách tích cực.
- Với các bài thực hành: Cho học sinh hội thao ngay sau mỗi tiết học. Việc chia
thành nhiều nhóm thi đua với nhau thực hiện nội dung đã học đã có kết quả khả
quan. Đó là: Học sinh hứng thú hơn khi được thi đua với nhau. Đấy là một sân chơi
vô cùng có ích. Học sinh vừa học vừa chơi, học đến đâu, thực hành đến đó nên hiệu
quả là học sinh nắm kiến thức nhanh hơn và nhớ kiến thức lâu hơn.
2.3.4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Kiểm tra đánh giá là công đoạn quan trọng đánh giá chất lượng của quá trình
dạy học.
+ Kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên biết được hiệu quả của quá trình giảng dạy,
từ đó điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy .
+ Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh biết được chất lượng học tập, từ đó điều chỉnh
phương pháp học.
- Nội dung kiểm tra đánh giá hiện nay đang được khuyến khích áp dụng và thực
tế tôi đã ấp dụng tại đơn vị là sử dụng phương pháp trắc nghiệm. Phương pháp này
cho phép đánh giá một cách toàn diện kiến thức của người học, tránh việc học tủ,
học lệch của học sinh.
2.3.5. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Một trong những vấn đề góp phần quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giảng
dạy bộ môn GDQP – AN là cơ sở vật chất, các phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy
và học.
+ Hàng năm, cần mua sắm thêm tranh ảnh, các dụng cụ trực quan liên quan đến
nội dung môn học.

4



+ Bổ sung các phương tiện cần thiết cho dạy học, như sách báo, tài liệu tham
khảo trong hệ thống thư viện. Cần lưu ý là các tài liệu tham khảo phải được cập
nhật thường xuyên, đảm bảo việc khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin
đại chúng
2.3.6. Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ
Để giảng dạy tốt bộ môn GDQP – AN , trước hết giáo viên phải có kiến thức sâu
rộng. Việc có ý thức tự trau dồi, tích lũy kiến thức qua việc tự học, tự nghiên cứu
nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn phải được coi trọng. Vậy nên, người
thầy phải không ngừng cập nhật những kiến thức, thông tin mới về QP- AN bằng
cách sử dụng văn hoá đọc, văn hoá nghe nhìn từ các tư liệu trên báo, mạng Intenet,
truyền hình, truyền thanh ... Dự các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, học hỏi từ
đồng nghiệp, tích luỹ và viết SKKN ... để không ngừng nâng cao trình độ. Trên
thực tế, nhận thấy rằng: Người thầy có hiểu biết sâu rộng về các vấn đề chính trị xã hội – QPAN sẽ được học sinh thần tượng hơn, yêu quý hơn, dẫn đến việc yêu
thích môn học của thầy hơn là tất yếu. Do đó, kết quả học tập chắc chắn sẽ cao hơn.
2.4. Hiệu quả của SKKN
Từ thực tế giảng dạy và huấn luyện của môn học trong hơn mười năm qua đã
chứng minh: Với sự cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng
nghiệp. Bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trên và cũng đã được tôi
áp dụng trong thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Ba Đình trong năm học 2019 2020. Kết quả thu được cũng rất khả quan. Cụ thể:
* Kết quả giảng dạy trên lớp
- Trong quá trình giảng dạy trên lớp:
+ Phát huy được tính tích cực tự giác của học sinh: Thông qua các nội dung hoạt
động nhóm, các em đã phát triển được kĩ năng trình bày, diễn thuyết, đưa ra luận
điểm và phân tích, chứng minh luận điểm đó.
+ Số lượng học sinh yêu thích môn học và hứng thú học tập ngày một tăng lên.
+ Hầu hết học sinh hiểu bài và nắm vững kiến thức của bài học.
+ Học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh và sâu rộng hơn.
- Kết quả đánh giá chất lượng môn học: Thông qua việc kiểm tra chất lượng học tập
bằng các bài kiểm tra định kỳ và thường xuyên, tôi nhận thấy rằng, học sinh trong

các lớp tôi dạy đã tiến bộ dần qua thời gian, kết quả điểm kiểm tra cũng được tăng
cao dần qua mỗi bài kiểm tra.
Cụ thể kết quả tổng kết học kỳ 1 và tổng kết học kỳ 2 của 2 lớp thực nghiệm( 10P)
5


và lớp đối chứng (10N) có trình độ tương đương khi vào đầu năm học như sau:
HỌC KỲ 1
HỌC KỲ 2
Thực nghiệm
Đối chứng
Thực nghiệm
Đối chứng
Lớp 10P - sỉ số 37
10N - sỉ số 41
10P - sỉ số 37
10N - sỉ số 41
Số
Tỉ lệ %
Số
Tỉ lệ %
Số
Tỉ lệ %
Số
Tỉ lệ %
Kết
lượng
lượng
lượng
lượng

quả
Giỏi
12
32,4% 10
24,4% 17
46,0% 14
34,1%
Khá
18
48,6% 22
53,7% 18
48,6% 23
56,1%
TB
7
19%
9
21,9% 2
5,4%
4
9,8%
Yếu
0
0
0
0
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Với việc sử dung một số kinh nghiệm và đổi mới phương pháp giảng dạy đối với
môn học GDQP- AN đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác giảng dạy Cụ thể,

đã tạo khí thế và động cơ thi đua học tập, rèn luyện tích cực, khơi dậy tinh thần
ham học, phát huy tối đa tính tích cực, tự giác trong học tập.
3.2. Kiến nghị
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy, các nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất và
trang thiết bị dạy học đầy đủ đảm bảo thuận lợi nhất cho quá trình dạy và học.
- Đề nghị Sở GD & ĐT tăng cường tập huấn thêm về kiến thức môn học QP- AN
và cập nhật những thông tin mới liên quan đến môn học.
Trên đây là một số kinh nghiệm được bản thân dúc rút thông qua thực tiến giảng
dạy tai trường THPT Ba Đình, xin mạnh dạn trao đổi với các đồng nghiệp. Có thể
đề tài còn có điểm chưa hoàn thiện. Rất mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của
đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 27 tháng 6 năm 2020
CAM KẾT KHÔNG COPY

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
thân, không sao chép nội dung của
người khác.
Nguyễn Văn Giang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
6


- Chỉ thị số 12- CT/W ngày 03/05/2007 về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối
với công tác giáo dục quốc phòng – an ninh trong tình hình mới.
- Nghị quyết số 29- NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

- SGK Giáo dục quốc phòng – An ninh 10
- SGV Giáo dục quốc phòng – An ninh 10
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI CẤP TỈNH, CẤP NGÀNH
Năm học
Tên SKKN
Số QĐ
Xếp loại
2006 - 2007
462/ QĐ
B
SGD&ĐT
2009 - 2010 Ứng dụng một số bài tập phát triển sức
904/QĐ
C
SGD&ĐT
bền cho nữ học sinh trường THPT
2011 - 2012

Trần Phú.
Một số kinh nghiệm nâng cao chất
lượng giảng dạy và thành tích hội thao
Quốc phòng – An ninh.

2012 - 2013

871/QĐ
SGD&ĐT

B


3078/QĐ
HĐKH

B

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
7


1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................................................1
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................2
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................2
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA
SKKN……………………………………….2

2. NỘI DUNG ......................................................................................... 2
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM......................2
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN..................2
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............3
2.3.1.Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của Đảng, BGH nhà trường đối với môn học
GDQP - AN……………………………………………………………………3
2.3.2. Đổi mới phương pháp dạy học………………………………………….3
2.3.3.Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học………………………………..4
2.3.4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá……………………………….4
2.3.5.Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…………………………….4
2.3.6. Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ ………………………………………………………..5


2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................................. 5

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 6
3.1. Kết luận............................................................................................. 6
3.2. Kiến nghị........................................................................................... 6

8



×