Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Báo Cáo ĐTM Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 125 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG - HÌNH........................................................................................4
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6
1. Xuất xứ của dự án......................................................................................................6
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án..................................................6
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án...............................................7
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.............................................................7
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM..............................................7
2.1. Các cơ sở pháp lý lập báo cáo.............................................................................7
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong báo cáo.............................................10
2.3. Các tài liệu, dữ liệu có liên quan sử dụng trong quá trình lập báo cáo...............11
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường.....................................................11
3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM............................................................11
3.2 Quy trình thực hiện Báo cáo ĐTM.....................................................................13
4. Phương pháp áp dụng trong lập Báo cáo ĐTM của dự án đầu tư.............................14
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN...................................................................15
1.1. Tên dự án...........................................................................................................15
1.2. Chủ dự án..........................................................................................................15
1.3. Vị trí địa lý của dự án........................................................................................15
1.3.1. Vị trí dự án..................................................................................................15
1.3.2. Mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh...........................16
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án..............................................................................18
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án............................................................................18
1.4.2. Khối lượng, quy mô các hạng mục công trình của dự án............................18
1.4.3. Giải pháp thiết kế kiến trúc các công trình..................................................19
1.4.4. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án..............................................................................................24
1.4.5. Công nghệ sản xuất, vận hành.....................................................................26
1.4.6. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến...........................................................27
1.4.7. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của


dự án..................................................................................................................... 30
1.4.8. Tiến độ thực hiện dự án...............................................................................33
1.4.9. Vốn đầu tư...................................................................................................34
1.4.10. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án...........................................................34
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI......36
1


2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên...........................................................................36
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất........................................................................36
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng..................................................................38
2.1.3. Điều kiện tài nguyên thiên nhiên.................................................................39
2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không khí..............................40
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án...........................................47
3.1. Đánh giá, dự báo tác động.................................................................................48
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án.............48
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án.....48
3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành của nhà máy...........................66
3.1.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án.............78
3.2. Nhận xét mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá.......................................80
3.2.1. Đánh giá đối với các tính toán về lưu lượng, nồng độ và khả năng phát tán
khí độc hại và bụi..................................................................................................81
3.2.2. Đánh giá đối với các tính toán về phạm vi tác động do tiếng ồn.................81
3.2.3. Đánh giá đối với các tính toán về tải lượng, nồng độ và phạm vi phát tán các
chất ô nhiễm trong nước thải.................................................................................82
3.2.4. Đánh giá đối với các tính toán về lượng chất thải rắn phát sinh..................82
3.2.5. Đánh giá tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án..........................82
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ
PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.................................................84
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra...............84

4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị.............................................................................84
4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng............................................................................84
4.1.3. Trong giai đoạn vận hành............................................................................87
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phố rủi ro, sự cố của dự án................103
4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
quá trình xây dựng..............................................................................................103
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong
quá trình hoạt động của nhà máy.........................................................................103
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG........107
5.1. Chương trình quản lý môi trường....................................................................107
5.1.1. Nội dung của chương trình quản lý môi trường.........................................107
5.1.2. Tổ chức và nhân lực..................................................................................113
5.1.3. Dự trù kinh phí cho các hạng mục công trình xử lý môi trường................113
5.2. Chương trình giám sát môi trường...................................................................114

2


5.2.1. Mục tiêu của chương trình giám sát môi trường........................................114
5.2.2. Nội dung chương trình giám sát môi trường..............................................115
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG.................................................119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................121
1. Kết luận..............................................................................................................121
2. Kiến nghị............................................................................................................121
3. Cam kết..............................................................................................................121
3.1. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động xấu...........................121
3.2. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường
có liên quan đến nhà máy....................................................................................122
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO...............................................................124


3


DANH MỤC BẢNG - HÌNH
Bảng 1: danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM.........................12
Hình 1. Ranh giới khu đất xây dựng dự án..................................................................16
Bảng 2. Tọa độ giới hạn của Nhà máy (Hệ tọa độ VN 2000).......................................16
Bảng 3: các hạng mục công trình của nhà máy............................................................18
Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất và nguồn thải...........................................................26
Bảng 4. Một số máy móc thiết bị sử dụng trong giai đoạn thi công.............................27
Bảng 5: Danh mục máy móc thiết bị của dự án...........................................................28
Bảng 6. Nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ giai đoạn thi công xây dựng.......................30
Bảng 7: Nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất trong 01 tháng...................................32
Bảng 8: Các loại hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất (1 năm)...........................33
Hình 3: sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện dự án........................................................34
Bảng 9: Tổng hợp nhân sự của Công ty TNHH Sanico Việt Nam...............................35
Bảng 10: vị trí lấy mẫu không khí xung quanh............................................................41
Bảng 11: Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh..............................................41
Bảng 12: vị trí lấy mẫu nước mặt.................................................................................42
Bảng 13: kết quả phân tích chất lượng nước mặt.........................................................43
Bảng 14: Vị trí lẫy mẫu nước ngầm.............................................................................44
Bảng 15: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm.....................................................44
Bảng 16: vị trí lấy mẫu môi trường đất........................................................................45
Bảng 17: kết quả phân tích môi trường đất..................................................................45
Bảng 18: Hệ số của một số chất ô nhiễm đối với các loại xe sử dụng dầu diesel........49
Bảng 19: tổng hợp ước tính tải lượng khí thải phát sinh do phương tiện vận chuyển. .50
Bảng 20: nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trên tuyến đường vận chuyển........52
Bảng 21: Mức ồn gây ra do xe tải................................................................................52
Bảng 22: Tiếng ồn của xe tải vận chuyển (dBA).........................................................53
Bảng 23: các nguồn tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình..........54

Bảng 24: Công suất và nhiên liệu tiêu thụ của máy móc, thiết bị thi công...................56
Bảng 25: Hệ số phát thải của một số phương tiện thi công sử dụng dầu Diesel...........56
Bảng 26: Lượng khí thải từ các máy, thiết bị thi công (kg/h).......................................56
Bảng 27: Giá trị giới hạn môi trường không khí xung quanh......................................57
Bảng 28: thành phần bụi khói một số que hàn.............................................................58
Bảng 29: tải lượng ô nhiễm nước sinh hoạt thải ra trong một ngày.............................60
Bảng 30: Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi
công cơ giới.................................................................................................................64
Bảng 31: Mức rung của các phương tiện thi công cầu (dB).........................................65
Bảng 32: tải lượng ô nhiễm nước sinh hoạt thải ra trong một ngày.............................67
Bảng 33: bảng tổng tải lượng bụi phát sinh từ quá trình vận tải..................................69
Bảng 34: hệ số tải lượng khí thải sinh ra đối với xe vận chuyển sử dụng dầu DO.......70
Bảng 35: tổng tải lượng khí thải sinh ra đối với xe vận chuyển sử dụng dầu DO........70
Bảng 36: tải lượng các chất ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng................................72
Bảng 37: nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện................................73
Bảng 38. Thành phần các chất trong khí gas hóa lỏng.................................................73
Bảng 39: danh mục chất thải nguy hại dự kiến phát sinh trung bình/tháng..................74
Bảng 40: danh mục các máy móc, thiết bị phân tích đánh giá chất lượng môi trường. 83
4


Hình 4: Sơ đồ khối quy trình xử lý khí thải công đoạn hàn.........................................88
Hình 5. Hệ thống xử lý khí thải và mùi từ quá trình ép silicon, cao su........................89
Bảng 41. Khối lượng than hoạt tính sau một đợt thay..................................................90
Hình 6: Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt............................................................93
Hình 7: mô hình hệ thống xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn......93
Hình 8: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tập trung phương án 1...................................95
Bảng 43: Thông số dự kiến của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.............................96
Hình 9: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tập trung phương án 2...................................98
Bảng 44. Danh mục máy móc, thiết bị được lắp đặt trong trạm xử lý nước thải của Nhà

máy.............................................................................................................................. 99
Hình 10: Hệ thống thu gom nước mưa.......................................................................100
Bảng 44: Kế hoạch quản lý môi trường các giai đoạn thực hiện dự án......................108
Bảng 45 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường...............................................113
Bảng 46: Chương trình giám sát môi trường của dự án.............................................116

MỞ ĐẦU
5


1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Trong nhiều năm trở lại đây, chứng kiến sự gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhằm hiện thực hóa những ưu đãi từ
các hiệp định thương mại tư do song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia
đàm phán và ký kết. Theo đó, để tận dụng tối đa những ưu đãi về thuế quan đòi hỏi
Việt Nam phải thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ nhằm khép kín quy trình sản
xuất. Ngày nay, các thiết bị công nghệ, linh kiện điện tử có mặt ở hầu hết các lĩnh vực
của đời sống, đặc biệt là các thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông. Sự ra đời và
cải tiến các sản phẩm điện thoại, máy tính để phục vụ nhu cầu của con người theo sự
phát triển của khoa học công nghệ gia tăng đáng kể trong vài năm qua. Theo đó là sự
phát triển của các ngành sản xuất linh kiện, phụ kiện điện tử nhằm cung cấp và đáp
ứng nhu cầu sản xuất, lắp ráp và sử dụng các sản phẩm điện tử, viễn thông.
Nhận thấy được sự cần thiết của thị trường cũng như nhu cầu sử dụng trong
cuộc sống hiện đại về các linh kiện, phụ kiện điện tử Công ty TNHH Sanico Việt Nam
đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện và phụ kiện điện tử tại Cụm công
nghiệp Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, công suất 300 triệu sản
phẩm/năm với các sản phẩm chính là các linh kiện điện tử. Để đáp ứng cơ hội phát
triển về sản xuất cũng như nhu cầu về mặt bằng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, Công ty
TNHH Sanico Việt Nam đã tiến hành lập dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất

linh kiện điện tử”.
Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP,
ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ
môi trường. Công ty TNHH Sanico Việt Nam tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động
môi trường cho dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử”.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ khoa học nhằm phân
tích, đánh giá các tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, dự báo những tác
động trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng và hoạt động của nhà máy. Qua đó,

6


lựa chọn và đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa ô nhiễm và xử lý
môi trường đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước trước khi thải ra bên ngoài.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án
Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” được xây dựng lại
Lô CN4, Cụm công nghiệp Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình do
Công ty TNHH Sanico Việt Nam làm chủ đầu tư.
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư: UBND tỉnh Ninh Bình.
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Dự án được xây dựng tại Lô CN4 trong bản đồ quy hoạch chi tiết cụm công
nghiệp Gia Vân được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt theo Quyết định số 1572/QĐUBND ngày 18/11/2016 về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Nhà
máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Sanico Việt Nam.
Dự án nằm trong Cụm công nghiệp Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình. Phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư của Cụm công nghiệp Gia Vân theo
Quyết định số 325/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ngày 26/02/2016.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Các cơ sở pháp lý lập báo cáo
Các văn bản làm cơ sở pháp lý để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường của dự án bao gồm:
-

Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số

-

55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23/06/2014;
Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ

-

nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội

-

Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 18/6/2014;
Luật PCCC số 27/2001/QH10 được Quốc hội Việt Nam khóa X, kỳ họp 9

-

thông qua ngày 29/6/2001;
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy được
Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ
6 thông qua ngày 22/11/2013, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014;


7


-

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 Quy định về xử phạt vi

-

phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Nghị định số 201/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về hướng dẫn

-

Luật Tài nguyên nước;
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính Phủ về

-

thoát nước và xử lý nước thải;
Nghị định số 59/2007/NĐ - CP ngày 09/4/2007 của Chính Phủ về quản lý

-

chất thải rắn;
Nghị định số 18/2015/NĐ – CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động

-


môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi

-

trường;
Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 về phí bảo vệ môi trường

-

đối với nước thải;
Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ Quy định

-

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008
của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

-

Hóa chất;
Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính
phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế;

-


Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

-

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về quản lý chất thải

-

nguy hại;
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi

-

trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về Bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao;
8


-

Thông tư 21/2012/TT-BTNMT, ngày 19/12/2012 quy định việc đảm bảo

-

chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường;

Thông tư 32/2013/TT-BTNMT, ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và môi

-

trường ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường;
Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT, ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và

-

Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 về ban hành quy chuẩn

-

kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT, ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và

-

Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
Quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên

-

và Môi trường ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường;
Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ Tài nguyên và

-

môi trường v/v ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 26/02/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình

-

về việc thành lập Cụm công nghiệp Gia Vân;
Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình
về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu 20 ha Cụm công nghiệp

-

Gia Vân;
Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 18/11/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình
về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh
kiện điện tử của Công ty TNHH Sanico Việt Nam tại Cụm công nghiệp Gia
Vân.

2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong báo cáo
-

Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về

-

chất lượng nước mặt;
Quy chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về

-

chất lượng nước dưới đất;
QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải sinh


-

hoạt;
QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công

-

nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công

-

nghiệp đối với một số chất hữu cơ;
QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
9


-

QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc

-

hại trong không khí xung quanh;
QCVN 03-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho

-


phép của một số kim loại nặng trong đất;
QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;
QCVN 27:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung;
QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh

-

hoạt;
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số: 3733/2002/QĐ – BYT,
ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ

-

sinh Lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
QCVN 06:2010/BXD – Quy chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy cho nhà
và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 07/2010/TT-

-

BXD ngày 28/07/2010;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp

-

xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị

-

cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

TCVN 5760 -1993 - Hệ thống chữa cháy -Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và

-

sử dụng;
TCVN 2622-1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu

-

thiết kế;
TCVN 5040-1990: Thiết bị phòng cháy và chữa cháy- kí hiệu hình vẽ dùng

-

trên sơ đồ phòng cháy - yêu cầu kĩ thuật.
TCVN 5738-2000: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 3254-89: An toàn cháy – Yêu cầu chung.
TCVN 7435-1:2004-ISO 11602-1:2000 – Phòng cháy và chữa cháy – Bình

-

chữa cháy xách tay và xe đẩy.
TCVN 3890 – 2009: Phương tiện Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công

-

trình trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng.
TCVN 4756-1999- Quy phạm nối đất và nối không.
TCXDVN 394:2007: Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện – Phần an toàn điện.
TCVN 46-2007 – Tiêu chuẩn chống sét.

Các Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số
3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế (Bao gồm: 21
tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động)
và các tiêu chuẩn vệ sinh khác có liên quan.

2.3. Các tài liệu, dữ liệu có liên quan sử dụng trong quá trình lập báo cáo

10


-

Các bản vẽ chi tiết thiết kế, thi công các hạng mục công trình của dự án và

-

thuyết minh dự án;
Các hồ sơ pháp lý có liên quan;
Số liệu thu thập về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực

-

nhà máy;
Kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng các thành phần môi

-

trường tại khu vực nhà máy;
Tài liệu thống kê về tình hình thủy văn, khí tượng khu vực nhà máy;
Các số liệu điều tra, đo đạc thực tế tại hiện trường khu vực nhà máy.


3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
3.1. Tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản
xuất linh kiện điện tử” được chủ đầu tư là Công ty TNHH Sanico Việt Nam ký hợp
đồng với đơn vị tư vấn thực hiện.
* Đơn vị tư vấn lập Báo cáo ĐTM: Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng
môi trường Hà Nội:
-

Địa chỉ: số 19/49 phố Vĩnh Hồ, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.35641919
Đại diện: ông Kiều Anh Tuấn
Chức vụ: Giám đốc

- Văn phòng đại diện tại Ninh Bình: số 23, ngõ 27, đường Định Tiên Hoàng,
phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
-

E-mail:

Bảng 1: danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
STT
I
1
2
II
1
2
3

4

Họ và tên

Trình độ chuyên

Chức danh
môn
Công ty TNHH SANICO Việt Nam
Park Dong Young
Giám đốc
Nguyễn Thị Hiên
Phiên dịch
Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng môi trường Hà Nội
Thạc sỹ Khoa học
Nguyễn Minh Phương
Cán bộ môi trường
môi trường
Thạc sỹ Khoa học
Trần Thị Hồng Gấm
Cán bộ môi trường
môi trường
Cử nhân Khoa học
Nguyễn Hương Lan
Cán bộ môi trường
môi trường
Nguyễn Thị Hoa
Cử nhân Khoa học Cán bộ môi trường

Nhiệm vụ


Chữ ký

Tổng hợp báo cáo.
Khảo sát, viết báo
cáo chương 1,2,3
Viết báo cáo
chương 4
Viết báo cáo
11


5

Phạm Văn Huy

đất
Cử nhân Khoa học
môi trường

Cán bộ môi trường

chương 5,6
Rà soát và hoàn
thiện báo cáo

Báo cáo ĐTM được lập dựa trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu khảo sát
và thu thập được qua các đợt khảo sát thực địa cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia môi
trường và tham khảo các tài liệu liên quan.


3.2 Quy trình thực hiện Báo cáo ĐTM
Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” được
thực hiện theo trình tự như sau:
(1) Thành lập Nhóm đánh giá tác động môi trường gồm:
Chủ đầu tư lựa chọn cơ quan tư vấn, cơ quan tư vấn lựa chọn cán bộ tham gia
trực tiếp, gián tiếp vào công tác ĐTM. Phân công công việc cụ thể cho các nhóm và
các cá nhân, lập kế hoạch cho công tác ĐTM và viết Báo cáo ĐTM.
(2) Thông qua đề cương chi tiết của Báo cáo ĐTM
(3) Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu đã có
(4) Thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực tế khu vực thự hiện dự án, đo đạc, lấy mẫu
ngoài thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm, cụ thể:
-

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực

-

hiện dự án;
Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để khảo sát, đo đạc, lấy mẫu, phân tích và
đánh giá hiện trạng môi trường nền tại khu vực thực hiện dự án.

(5) Phân tích xử lý số liệu, tổng hợp và viết Báo cáo ĐTM
-

Phân tích và xử lý số liệu về hiện trạng chất lượng môi trường nền khu vực

-

thực hiện dự án;
Trên cơ sở số liệu thu thập và tính toán, tổng hợp phân tích các yếu tố có

khả năng gây ô nhiễm, xác định nguồn gốc gây tác động, đối tượng, quy mô
bị tác động, phân tích và đánh giá tác động. Thực hiện đánh giá tác động của
dự án đến môi trường;
12


-

Xây dựng, đề xuất các biện pháp, phương án giảm thiểu tác động của dự án

-

tới môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường;
Xây dựng, đề xuất chương trình quản lý, giám sát môi trường;
Tổng hợp số liệu, hoàn chỉnh Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

(6) Trình Đơn xin thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án tới cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc các đơn vị được ủy quyền thẩm định.

4. Phương pháp áp dụng trong lập Báo cáo ĐTM của dự án đầu tư
Các phương pháp sử dụng trong lập Báo cáo ĐTM của dự án “Đầu tư xây
dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” Của Công ty TNHH Sanico Việt Nam
gồm:
Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập, xử lý và phân tích các số liệu
khí tượng, thủy văn, môi trường và kinh tế xã hội có liên quan.
Phương pháp điều tra, khảo sát và lấy mẫu hiện trường: phương pháp nhằm xác định
các vị trí đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
theo các quy định và hướng dẫn về quan trắc, phân tích môi trường của Bộ Tài nguyên
và Môi trường (BTNMT) để xác định các thông số về chất lượng môi trường (bao
gồm: khảo sát chất lượng không khí, tiếng ồn, độ rung, chất lượng nước mặt, nước

ngầm, chất lượng đất khu vực thực hiện dự án) phục vụ cho việc phân tích, đánh giá
hiện trạng môi trường khu vực xây dựng dự án.
Phương pháp định lượng: tính toán tải lượng chất ô nhiễm từ các hoạt động thi công
dự án, lắp đặt các thiết bị và giai đoạn vận hành.
Phương pháp đánh giá nhanh: được thực hiện theo quy định của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khi thải, nước thải từ các
hoạt động thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành của dự án nhằm đánh giá tác
động của dự án tới chất lượng môi trường.
Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cở sở tiêu chuẩn và các quy
chuẩn môi trường do BTNMT ban hành.
Phương pháp mô hình hóa: được sử dụng để tính toán nồng độ bụi phát tán trong quá
trình thi công như khói bụi trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu.
13


Phương pháp phân tích tổng hợp xây dựng báo cáo: phân tích, tổng hợp các tác động
của Dự án đến các thành phần tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực dự án.

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
“Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử”.
1.2. Chủ dự án
Công ty TNHH Sanico Việt Nam
Địa chỉ trụ sở chính: Lô CN4, Cụm công nghiệp Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Người đại diện: Ông (Mr): Park Dong Young;

Chức vụ: Tổng giám đốc

1.3. Vị trí địa lý của dự án

1.3.1. Vị trí dự án
Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử” do Công ty
TNHH Sanico Việt Nam làm chủ đầu tư được triển khai tại Lô CN4 Cụm công nghiệp
Gia Vân, xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình với tổng diện tích 36.240 m 2
(Sơ đồ vị trí dự án được đính kèm tại phụ lục của báo cáo ĐTM).
Các vị trí tiếp giáp của dự án như sau:
-

Phía Bắc giáp đường quy hoạch cụm công nghiệp;
Phía Nam giáp đất quy hoạch cây xanh CX3 và trụ sở UBND xã Gia Vân;
Phía Đông giáp mương và đường trục xã Gia Vân (đường vào khu du lịch

-

sinh thái Vân Long);
Phía Tây giáp đất quy hoạch công nghiệp lô CN3.

Ngoài ra, khu vực thực hiện dự án còn nằm gần trạm y tế xã, khu vực dân cư và trường
mầm non xã Gia vân.

14


Hình 1. Ranh giới khu đất xây dựng dự án
Tọa độ giới hạn của khu đất được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. Tọa độ giới hạn của Nhà máy (Hệ tọa độ VN 2000)
Điểm
X (m)
Y (m)
A

2250853
0591677
B
2250866
0591593
C
2250381
0507978
D
2250610
0591626
E
2250670
0591722
F
2250791
0591750
1.3.2. Mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh
Cụm công nghiệp Gia Vân được thành lập theo Quyết định số 325/QĐ-UBND
ngày 26/02/2016; Phê duyệt quy hoạch chi tiết số 195/QĐ-UBND ngày 18/01/2016
của UBND tỉnh Ninh Bình, theo đó các ngành nghề điện tử nằm trong nhóm ngành
nghề thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp Gia Vân.
* Hệ thống giao thông
Đường bộ: Cụm công nghiệp Gia Vân cách Quốc lộ 1A khoảng 7 km, cách
trung tâm thành phố Ninh Bình 18 km.
Đường sắt: Cách ga Ninh Bình 19 km.
15


Đường thủy nội địa: về đường thủy trên địa bàn huyện khá thuận lợi với các

tuyến quốc gia là sông Hoàng Long, sông Đáy.
Hệ thống cảng: Cách cảng Ninh Phúc (tàu 3000 tấn có thể cập bến) 22 km, cách
cảng Hải Phòng 140 km1.
* Cơ sở hạ tầng
Cấp điện: Trạm trung gian Gia Vân công suất (2 x 1800) kVA-35/10 kV; Gia
Tân (3200 + 1800) kVA-35/10 kV; Me (2 x 1800 + 3200) kVA-35/10kV. Hệ thống điện
được trải khắp huyện, đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định cho các doanh nghiệp
trong cụm công nghiệp.
Cấp nước: Trên địa bàn huyện có 01 nhà máy nước công suất 1.500
m3/ngày/đêm ở thị trấn Me.
Thoát nước, xử lý nước thải và chất thải: Hệ thống thoát nước mưa và nước thải
được xây dựng riêng biệt. Nước mưa được thu gom qua hệ thống cống và chảy ra
mương thoát nước chung của Cụm công nghiệp. Nước thải sẽ được xử lý trước khi đổ
thải vào hệ thống xử lý nước thải chung của cụm công nghiệp. Tổ chức thu gom chất
thải rắn về Nhà máy xử lý chất thải công suất 200tấn/ngày tại xã Đông Sơn, thành phố
Tam Điệp.
Thông tin liên lạc: Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và luôn sẵn có
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, truyền dữ liệu tốc độ cao và dịch vụ bưu điện
trong nước và quốc tế. Hệ thống cáp quang ngầm được đấu nối trực tiếp đến hàng rào
cụm công nghiệp2.
* Mối tương quan của dự án với các dự án khác trong cụm công nghiệp
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Sanico với diện tích
36.240m2 nằm ở lô CN4, trong cụm công nghiệp Gia Vân phù hợp với ngành nghề thu
hút của CNN cùng với 2 dự án khác cũng đang được xây dựng trong CCN như: Dự án
xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Goryo thuộc lô CN5 và Dự án xây dựng
nhà máy sản xuất đồng bộ kết hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển giày da thuộc
lô CN2, CN3.
Do các dự án đã được quy hoạch phân lô và có đường đi vào dự án khác nhau
nên hầu như trong quá trình xây dựng và vận hành sẽ không ảnh hưởng lẫn nhau. Việc
tập chung thu hút ngành nghề đặc trưng của CCN như da giày và linh kiện điện tử sẽ

gây ra sự cạnh tranh về nguồn lao động, là cơ sở để kích thích các đơn vị này có những
ưu đãi tốt hơn để thu hút lao động nhằm nâng cao mức lương cũng như đưa ra những
chính sách bảo hộ cho người lao động trong quá trình sản xuất.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1
2

/> />
16


1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Xây dựng cơ sở sản xuất, gia công linh kiện điện tử (chủ yếu sản xuất linh kiện
điện tử cho thiết bị di động: điện thoại, máy tính bảng…) nhằm mở rộng phát triển sản
xuất theo định hướng của Công ty làm tăng doanh thu, lợi nhuận của Công ty, đồng
thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm cho lao động và
đóng góp vào ngân sách địa phương.
1.4.2. Khối lượng, quy mô các hạng mục công trình của dự án.
1.4.2.1. Quy mô xây dựng
Công ty TNHH Sanico Việt Nam đầu tư xây dựng nhà xưởng đáp ứng nhu cầu
sản xuất với công suất 300 triệu sản phẩm/năm tại lô CN4 Cụm công nghiệp Gia Vân,
xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Trong đó phần diện tích dự kiến xây
dựng là 36.240 m2.
Xây dựng hệ thống nhà xưởng, văn phòng điều hành, nhà kho phụ trợ, hố điều
hòa, sân đường nội bộ và một số công trình phụ trợ đồng bộ có công năng phù hợp để
sản xuất các sản phẩm linh kiện điện tử của nhà máy đạt công suất như dự kiến và cho
ra các sản phẩm chất lượng mà không gây ảnh hưởng đến môi trường.
1.4.2.2. Các hạng mục công trình của dự án
Bảng 3: các hạng mục công trình của nhà máy
Diện tích

Diện tích
STT
Tên hạng mục
chiếm đất
xây dựng
2
(m )
(m2)
1
Cổng, hàng rào
203
200
2
Nhà bảo vệ (2 nhà)
36
36
3
Nhà để xe
3.240
3.240
4
Nhà xưởng số 1
5.000
5.000
5
Nhà văn phòng điều hành số 1 (3
450
450
tầng)
6

Nhà xưởng số 2
5.000
5.000
7
Nhà văn phòng điều hành số 2 (3
450
450
tầng)
8
Trạm biến áp
16
16
9
Nhà kho phụ trợ
900
900
10 Nhà căng tin
1.800
2.016
11 Nhà nghỉ nhân viên
900
900
12 Hố điều hòa + PCCC
2.300
2.300
13 Lán tập kết rác thải (trong đó, xây
144
144
dựng kho CTNH diện tích khoảng
10m2)

14 Hệ thống xử lý nước thải tập
160
160
trung
15 Cây xanh trong nhà máy
3.540

Diện tích
sàn (m2)

36
3.240
5.000
1.350
5.000
1.350

1.800
900
144

17


16

Sân đường nội bộ
Cộng

12.101

36.240

Chi tiết vị trí các hạng mục và sơ đồ mặt bằng Công ty TNHH Sanico Việt Nam
được thể hiện tại phục lục đính kèm báo cáo.
1.4.3. Giải pháp thiết kế kiến trúc các công trình
1.4.3.1. Các tiêu chuẩn áp dụng thiết kế công trình
-

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, năm 1997;
Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam tập IV, VI , tập VIII;
TCVN 4319-2012: Nhà và công trình công cộng- Nguyên tắc cơ bản để thiết

-

kế;
Tải trọng và tác động TCVN- 2737-1995;
Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình TCXD- 45-78;
Kết cấu bê tông cốt thép- Tiêu chuẩn thiết kế TCVN- 5574-2012;
Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo cho các công trình kiến

-

trúc T.C.X.D - 95 - 83 của Bộ Xây Dựng;
Quy phạm thiết kế đặt đường dây dẫn điện, thiết bị điện, chống sét cho các

-

công trình kiến trúc;
Quy phạm nối đất, nối không các thiết bị điện TCVN 4756-89;
TCVN 2622-1978: Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình;

TCVN 3255-1986: An toàn nổ - Yêu cầu chung;
TCVN 3254-1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung;
Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường ISO 14000.

1.4.3.2. Giải pháp quy hoạch mặt bằng
Yêu cầu về quy hoạch tổng thể:
-

Tuân thủ những khống chế về chỉ giới đường đỏ, về ranh giới khu đất. Đặc

-

biệt là quan hệ không gian và quan hệ chức năng với các công trình lân cận;
Có các giải pháp kỹ thuật phù hợp trong quá trình xây dựng thuận tiện cho
việc bố trí cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.

Yêu cầu về kiến trúc công trình:
-

Hài hoà với cảnh quan môi trường thiên nhiên và các công trình lân cận;
Đáp ứng được các đặc điểm khí hậu vùng, miền;
Phù hợp với quy hoạch chung của Cụm công nghiệp.

1.4.3.3. Giải pháp kiến trúc hạng mục công trình
Công trình là một tổ hợp gồm 11 phân khu với những chức năng khác nhau, cụ thể:
(1) Hệ thống nhà xưởng sản xuất

18



Là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu trong công nghệ sản xuất sản phẩm của dự
án. Nhà xưởng được thiết kế là khung thép lợp tôn chống nóng, sàn bê tông với hệ
thống thông gió tự nhiên bằng hệ thống cửa, hệ thống quạt và hệ thống điều hòa đảm
bảo môi trường trong nhà máy thoáng mát.
Nhà máy được xây dựng gồm có 2 phân xưởng với tổng diện tích là 10.000 m 2.
Nhà xưởng được bố trí hợp lý để thuận lợi cho quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản
xuất phù hợp với công nghệ sản xuất của công ty và thuận tiện cho việc di chuyển và
vận hành máy của công nhân. Đồng thời, đảm bảo hệ thống điện, hệ thống cấp thoát
nước được thiết kế đạt tiêu chuẩn môi trường; hệ thống nhà vệ sinh gắn liền với nhà
xưởng, được bố trí thành các khu vệ sinh nam, nữ riêng biệt.
(2) Hệ thống văn phòng làm việc
Văn phòng làm việc gồm 02 toà nhà 03 tầng với tổng diện tích xây dựng là 900
m2, tổng diện tích sàn là 2.700 m2 bao gồm: Phòng giao dịch và các phòng ban chức
năng của nhà máy.
Công trình xây dựng sử dụng hệ kết cấu khung cột chịu lực. Tường trong và
ngoài của văn phòng được xây gạch tuynel vữa xi măng (VXM) 75#, trát trong và
ngoài VXM 75# dày 15. Trong nhà lăn sơn màu sáng, ngoài nhà lăn sơn màu xanh
theo phối cảnh. Phần mái kê gạch 6 lỗ chống nóng. Toàn bộ cửa được lắp đặt bằng
nhựa lõi thép, kính cường lực dày 8 ly. Sàn và nền nhà được lát gạch ceramic KT
600X600 màu sáng. Sàn nhà vệ sinh lát gạch chống trơn KT 300x300. Tường nhà vệ
sinh được ốp gạch men kính trắng 300x600 cao 2100cm tính từ chân tường. Mặt bậc
tam cấp và bậc cầu thang ốp đá granit màu xám tro. Lan can cầu thang sử dụng inox
ống, tay vịn Ф60, trụ thẳng inox vuông 20x20. Mái sảnh của văn phòng kích thướng
2x11,5m, được làm bằng khung xương sắt, bọc nhôm alu màu xám.
Mỗi tầng của tòa nhà được bố trí một tủ điện đấu nối với tủ điện tổng để cung
cấp điện năng cho từng tầng với phạm vi như sau:
-

Tủ điện tầng 1: cấp cho hộp nối cầu thang và phòng y tế, phòng chờ; ngoài


-

ra còn cấp cho hộp nối kho vật tư và phòng họp.
Tủ điện tầng 2: cấp cho hộp nối cầu thang, Phó chủ tịch, Phó giám đốc và

-

cấp cho hộp nối phòng làm việc, phòng họp.
Tủ điện tầng 3: cấp cho hộp nối cầu thang và các phòng nghỉ, ngoài ra còn
cấp cho hộp nối phòng ăn và phòng giải trí.
19


Tòa nhà được xây dựng hệ thống thu lôi chống sét. Sử dụng cọc tiếp địa dùng
thép góc L63x6 dài 2,5m được chôn sâu dưới mặt đất 0,8m, tưới nước và lấp bằng đất
thịt nện chặt. Cọc tiếp địa được liên kết với nhau bằng thép tiếp địa Ф20 bởi liên kết
hàn với chiều dài mối hàn là 100mm. Vị trí các cọc tiếp địa đặt sat chân tường rào,
cách đều nhau 3m. Dây tiếp địa nối với dây thu sét bởi liên kết hàn với chiều dài mối
hàn 100mm. Sử dụng 20 kim thu lôi Ф18 dài 1m được nối với nhau bởi liên kết hàn
với chiều dài mối hàn 100mm. Dây thu sét đặt cách tường 60mm hàn với các bật sắt
chôn vào tường, các bật sắt chôn cách nhau 800mm. Phần kim thu lôi và dây sét hở
ngoài trời phải được sơn chống gỉ 2 lớp (phần chôn dưới đất không được sơn). Kim
thu lôi phải được liên kết chắc chắn vào đỉnh mái (hàn lập là và bắt chặt vào mái bê
tông) phần đầu nhọn đặt hướng lên trên.
(3) Dãy nhà phụ trợ
Bao gồm các hạng mục như: Lán tập kết rác thải (144m 2), phòng máy phục vụ
xưởng, nhà kỹ thuật điện bao gồm phòng máy biến áp và phòng máy phát. Các hạng
mục này được xây dựng với tường bao xây bằng gạch tuynel VXM 50#, trát tường
VXM mác 50# dày 15mm. Toàn bộ tường, trần trong nhà được lăn sớn 3 lớp không bả.
Hệ thống cửa được làm bằng khuôn nhựa lõi thép pa nô kính cường lực dày 8mm. Nền

được đổ bê tông đá 1x2 mác 100# dày 150mm. Mặt nền đánh màu, mái lớp tôn thường
dày 0,45mm, nền nhà chứa rác thải mềm đánh dốc 1%.
Nguồn điện phục vụ các hạng mục phụ trợ được lấy từ lưới điện nhà máy. Bảng
điểu khiển dùng aptomat 2 pha; dây dẫn trong công trình đi chìm luồn trong ống gen.
Bảng điện được đặt cao 1,5m so với nền nhà. Đèn huỳnh quang 2 bên tường lắp cách
trần 0,3 m.
(4) Hố điều hòa và PCCC và bế chứa nước
Tổng diện tích xây dựng 2.300m2. Bể nước được xây dựng với thể tích 200 m 3
chia 3 ngăn tích hợp chứa nước, hố điều hòa và PCCC bằng bê tông mác 200, RN =
90kg/cm2, cốt thép D < 10, nhóm AI, RA – 2100kg/cm 2. Cốt thép D > 10 nhóm AII,
RA = 2700 kg/cm2. Bê tông lót mác 50 dày 100mm. Tường bể được xây bằng gạch đặc
mác 75, vữa xi măng mác 75. Trát trong và ngoài bằng VXM mác 75#.
Đáy bể tạo độ dốc về rốn bể, ngâm nước xi măng chống thấm cho bản đáy. Lắng VXM
lên nắp bể sau khi đậy tấm đan nắp bể.

20


Hệ thống PCCC được đặt tại các tầng của toàn nhà văn phòng, nhà xưởng và
nhà ăn,v.v. bao gồm các loại bình chữa cháy CO 2-MT3, bình chữa cháy MFXL4, bình
chữa cháy MFZT35 và gắn bảng tiêu lệnh chữa cháy. Định mức trang bị bình chữa
cháy là 75m2/01 bình, khoảng cách di chuyển < 15m.
(5) Cổng, hàng rào
Tổng diện tích xây dựng là 203 m2 trong đó tường, rào, trụ, tường rào được xây
dựng bằng gạch tuynel, VXM mác 50# trát VXM 50# với chiều dày 15mm. Giằng
móng, giằng đỉnh, tường rào bê tông mác 200#, đá 1x2. Lót móng trụ cổng, hàng rào
bê tông đá 4x6 mác 100# dày 100mm. Hoàn thiện lăn sơn 3 lớp toàn bộ trụ cổng, hàng
rào.
(6) Nhà bảo vệ
02 nhà với tổng diện tích xây dựng 36m2 được xây dựng kết cấu tường 220 chịu

lực, sàn mái bằng bê tông cốt thép mác 200#, dày 100, láng sênô mái VXM mác 75#
dày 20mm. Tường được xây bằng gạch tuynel VXM mác 75#, trát tường VXM 75#
dày 15mm. Trát trần, cột, phào, chỉ, đấu trụ VXM mác 75#. Nền và bồn hoa được lát
gạch liên doanh 400x400, bậc cấp xây gạch tuynel VXM mác 75#. Cửa đi, cửa sổ
được dùng gỗ nhóm III, không khuôn hộc, ô thoáng khuôn hộc đơn 60x140, bên trong
có hoa sắt vuông 12x12 bảo vệ. Mái lớp tôn L.D dày 0,45mm, hoa sắt cửa sổ được sơn
màu xanh đậm, hoàn thiện lăn sơn trực tiếp 3 lớp tường, trần toàn bộ công trình.
(7) Nhà ăn và nhà để xe
Nhà ăn và nhà để xe tường bao được xây bằng gạch tuynel, VXM mác 75#, trát
VX 75#, hoàn thiện lăn sơn trực tiếp 1 lớp lót 2 lớp phủ. Tường khu bếp được ốp gạch
L.D400x600 màu trắng cao 2,2m; mặt bàn bếp, mặt khu rửa tay ốp đá granit màu đen.
Ốp toàn bộ bột thép phía trong khu nhà ăn, mặt và cổ bậc cấp ốp đá granit màu hồng.
Tường nhà để xe xây gạch tuynel, VXM 75#, trát VXM 75#, hoàn thiện lăn sơn trực
tiếp 1 lớp lót 2 lớp phủ.
* Cấu tạo nền:
-

Nền nhà ăn: đất nền được san lấp đã lu lèn chặt, sau đó đổ một lớp tôn nền
đá mạt 1x1, đầm chặt lại dày 300mm. Tiếp đến là lớp bê tông nền đá 1x2,
mác 250# dày 200mm. Trên cùng lát gạch nền L.D = 500x500 mm.

21


-

Nền khu bếp: dưới cùng là nền đất được san lấp đã lu lèn chặt, tiếp đến đổ
lớp tôn nền đá mạt 1x1 sau đó dầm chặt lại với chiều dày 300mm. Phía bên
trên đổ lớp bê tông nền đá 1x2, mác 250#, dày 200. Trên cùng lát gạch nền


-

L.D = 500x500mm chống trơn.
Nền nhà để xe: dưới cùng là nền đất san lấp đã lu lèn chặt sau đó rải lớp tôn
nền đá mạt 1x1, đầm chặt, lớp này có chiều dày 300mm. Sau đó đổ bê tông
nền đá 1x2, mác 250# dày 200mm cuối cùng là láng VXM 100# dày 30mm.

* Mặt bằng hoàn thiện trần:
-

Trần nhà ăn hoàn thiện bằng trần nhôm kích thước 600x600 (S – 1008 m2).
Trần khu bếp hoàn thiện bằng hệ trần nhựa chịu nước (S = 333.4 m2).

(8) Khu xử lý nước thải:
Tổng diện tích xây dựng 160m2 được xây bằng gạch tuynel VXM75#, trát trong
VXM 75#, dày 20mm, đánh màu và được trát ngoài bằng VXM 75# dày 15mm. Phần
đáy được láng bằng VXM 75# dày 20mm được đánh màu. Nắp bể láng VXM 75# dày
20mm. Đáy bể và nắp bể dùng bên tông đá 1x2 mác 200, tấm đan TĐ1 khi thi công
chìa lỗ thăm. Trong quá trình thi công chờ lỗ để lắp đặt đường ống.
(9) Cây xanh cách ly
Tổng diện tích xây dựng khoảng 3.540 m 2, cây xanh được trồng trong khu vực
này nhằm tạo bóng mát, cảnh quan cho nhà máy và giúp điều hòa không khí.
(10) Sân đường nội bộ
Đường nội bộ với tổng chiều dài 330 m bao gồm tuyến 1A, 1B và tuyến 2. Đất
nền được đầm chặt K95, cấp phối đá dăm loại 1 dày 18cm, cấp phối đá dăm loại 1 dày
15 cm, tiếp đến là lớp cát đệm dày 3cm sau đó được đổ bô tông xi măng đá 2x4
M250# dày 24 cm. Kết cấu sân bê tông với lớp dưới cùng cấp phối đá dăm loại 1 dày
18 cm, tiếp đến là cấp phối đá dăm loại 1 dày 15 cm, sau đó là lớp cát đệm dày 3 cm
cuối cùng được đổ bê tông tại chỗ đá 2x4 M250# dày 20 cm.
(11) Hệ thống chống sét

- Việc thiết kết, thi công và bảo trì hệ thống chống sét phải đảm bảo tuân thủ
đúng TCVN 9385:2012 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo trì hệ thống.

22


- Hệ thống chống sét phải được đo kiểm đủ điều kiện và được cấp giấy chứng
nhận theo đúng quy định.
- Hệ thống kim thu sét phải đúng tiêu chuẩn của kim thu sét khoảng cách các
kim trên mái đặt theo đúng thiết kế. Kim được cố định chắc chắn vào mái nhà.
- Các dây nối tiếp đất là các dây thép phi 12 phải được hàn nối đúng kĩ thuật và
được kiểm tra kĩ lưỡng, liên kết các bật thép vào tường theo thiết kế đã được phê
duyệt.
- Các cọc thép tiếp đất phải và dây thép chôn dưới mương phải đúng độ sâu
thiết kế. Khi thi công phải kiểm tra bằng đồng hồ đo điện trở của đất và đạt được điện
trở theo thiết kế yêu cầu.
(Bản vẽ tổng mặt bằng bố trí các hạng mục công trình của nhà máy được đính kèm
phần phụ lục của báo cáo)
1.4.4. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục
công trình của dự án
1.4.4.1. Quy trình chung
- Chuẩn bị mặt bằng, xây dựng nhà xưởng sản xuất;
- Tùy vào kế hoạch sản xuất cũng như tiến độ lắp đặt thiết bị. Công ty lắp đặt
từng dây chuyền sản xuất của nhà máy đảm bảo đúng tiến độ và không làm ảnh hưởng
đến hoạt động của các cơ sở lân cận.
1.4.4.2. Quy trình cụ thể
* Tiếp nhận và bảo quản vật tư
Vật tư bao gồm xi măng, gạch, cát, khung nhà, vì kèo, mái tôn được tập kết
theo tiến độ xây dựng của dự án và được tập kết tại sân chứa sản phẩm của nhà máy.

Vật liệu tập kết được để đúng vị trí quy định. Các vật liệu như xi măng, khung nhà, vì
kèo, mái tôn cần được phủ bạt nhằm hạn chế các tác động gây giảm chất lượng công
trình.
* Thi công móng, cột, lắp dựng bulông móng
Xác định tim cột, tim bulông móng theo đúng thiết kế để thi công đảm bảo độ
chính xác, giảm các sai số sau khi lắp dựng cột làm giảm tuổi thọ của công trình. Thực
hiện thi công thủ công, quá trình thi công sử dụng các thiết bị xây dựng đơn giản. Sử
dụng máy đo thủy bình hoặc máy đo kinh vỹ để xác định tim móng cột và độ cao của
móng cột.
* Thi công lắp dựng khung chính
Đây là phần lắp đặt chính của nhà thép tiền chế, sử dụng xe cẩu 25 tấn để lắp
dựng cột. Quá trình lắp dựng cột phải bố trí xe cẩu hợp lý để lắp đặt, tránh bị uốn cong
23


thanh kèo làm tuổi thọ công trình bị giảm sau này. Quá trình lắp đặt cột, kèo phải đảm
bảo thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật an toàn trong lắp đặt nhà khung thép.
Việc lắp đặt Cột, Kèo đầu tiên là quan trọng nhất, nó định hình toàn bộ cho cả
khu nhà sau này. Dựa theo mặt bằng thi công, tiến hành thi công từ một đầu hồi nhà rồi
phát triển vào trong. Để đảm bảo độ chính xác về góc vuông, mặt phẳng, độ cao cần sử
dụng máy đo kinh vĩ, máy chiếu laze để xác định góc vuông và cao độ.
Sau khi lắp đặt cột, kèo đầu tiên xong, cần phải giằng níu thật chặt đảm bảo cột
kèo không bị xê dịch. Công đoạn thi công này phải làm thật tốt và chuẩn để làm căn cứ
tiếp tục triển khai công đoạn tiếp theo.
* Lắp dựng phần tôn mái
Việc lắp dựng phần tôn mái được tiến hành sau khi phần lắp dựng khung chính
đã hoàn thành và căn chỉnh chính xác, các bulông, các thanh giằng đã được bắt chặt.
Cũng như phần lắp đặt khung chính, phần lắp đặt tôn mái cũng yêu cầu tấm tôn đầu
tiên đòi hỏi phải được làm
chính

Chirất
tiếtcẩn
bánthận,
thành nó
phẩm
nhậplà tiêu điểm cho các tấm tôn lắp đặt
khẩu (nguyên vật liệu đầu vào)
sau này.
* Hoàn thiện
Kiểm tra lại các bulông
đã bắt, các khe hở tại các điểm nối của tôn với tôn, khe
Lắp ráp, hàn các chi tiết lại để
tạo thành
phẩm
(Máy
cácLFô800A
cửa thông gió
để đảm
bảo
sauhàn,
nàymáy
không bị dột và côngTiếng
trìnhồn,được
khí thi
Leadhở
freetạiflux
cắmmic,
máy
hơi;
Máy

in kem
thải, bụi mạt
(chất trợ hàn không chì)
công chất lượng.
hàn, máy kiểm tra kem hàn, Máy
Kem hàn
gắn chip.....)

* Lắp đặt thiết bị

Cồn Di
IPAchuyển lần lượt các dây chuyền sản xuất lên địa điểm mới đảm bảo quá trình di
Làm sạch
Tiếng ồn,
Cleaner
DCF 10
(Cồn gây
tẩy hỏng hóc thiết bị và tránh va chạm với công trình vừa hoàn thiện.
chuyển
không
bụi
rửa DCF
10)công nhân để đảm bảo nhu cầu sản xuất đạt 300 triệu sản phẩm/năm.
Tuyển

1.4.5. Công nghệ sản xuất,Sấy
vận
0
(85hành
C, 6 giờ) – Lò sấy

Quy trình sản xuất được thể hiện theo sơ đồ chung như sau
Kiểm tra đặc điểm (độ nhạy và
sigma) – Máy kiểm tra chức năng...

Khí thải,
Chất thải rắn
(sản phẩm
lỗi, hỏng)

Sắp xếp khay

Tiếng ồn

Kiểm tra quy cách 2 – Kính hiển
vi, kính lúp....

Chất thải rắn
(sản phẩm
lỗi, hỏng)

Vận chuyển

Tiếng ồn

Xuất hàng

Bụi, tiếng ồn

24



Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất và nguồn thải
Thuyết minh dây chuyền sản xuất: Công ty TNHH Sanico Việt Nam sản xuất
theo dây chuyền công nghệ hiện đại đồng bộ, thực hiện nhập khẩu chi tiết bán thành
phẩm rồi làm sạch bề mặt bằng các máy phun không khí áp lực cao, sau đó các bán sản
phẩm được làm sạch chuyển sang bộ phận máy hàn và lắp ráp tự động theo các chế độ
đã được cài đặt sẵn trên các phần mềm của thiết bị. Sau khi tạo được thành phẩm thì
được chuyển ra kiểm tra chi tiết bằng máy kiểm định đặc tính sản phẩm (được thao tác
bởi công nhân đào tạo chuyên môn), các sản phẩm không đạt yêu cầu được loại bỏ
theo quy định. Cuối cùng các sản phẩm được chuyển sang đóng gói và nhập kho chờ
xuất hàng.
Quá trình hàn chủ yếu dùng 3 loại máy móc với các loại kem hàn trong đó kem
hàn được in bằng máy PCB (bảng mạch) qua mặt nạ làm từ khuôn in, thiếc hàn có hai
loại hàn xanh và dây. Đối với loại xanh thì dùng trong bể thiếc chuyên hàn tự động,
còn hàn thiếc dây là chuyên hàn thủ công.
1.4.6. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến
a) Danh mục máy móc trong quá trình thi công dự án.

25


×