Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông thạch hãn đoạn qua xã hải lệ, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ SÔNG
THẠCH HÃN ĐOẠN QUA XÃ HẢI LỆ, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng – 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ BỜ SÔNG
THẠCH HÃN ĐOẠN QUA XÃ HẢI LỆ, TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành : Kỹ thuật Xây dựng Công trình Thủy
Mã số : 62.58.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. Nguyễn Văn Hướng



Đà Nẵng - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu và
kết quả tính toán đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Bình


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................2
6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .............................................................. 4
1.1. Tổng quan về hệ thống sông Thạch Hãn .............................................................. 4

1.2. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ...........................................................................6
1.2.2. Đặc điểm địa hình dự án ................................................................................6
1.2.3. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng vùng dự án ....................................................7
a. Địa chất ...........................................................................................................7
b. Thổ nhưỡng .....................................................................................................7
c. Thảm thực vật ................................................................................................ 10
1.3. Đặc điểm khí hậu và khí tượng ..........................................................................11
1.3.1. Khí hậu ........................................................................................................11
1.3.2. Nhiệt độ .......................................................................................................11
1.3.3. Độ ẩm ..........................................................................................................12
1.3.4 Nắng..............................................................................................................12
1.3.5. Bốc hơi .......................................................................................................12


1.3.6. Gió ...............................................................................................................12
1.3.7. Bão và áp thấp nhiệt đới ..............................................................................13
1.3.8. Mưa ..............................................................................................................13
1.4. Đặc điểm thủy văn .............................................................................................. 14
1.4.1. Mạng lưới sông ............................................................................................ 14
1.4.2 Đặc điểm thủy văn ........................................................................................ 15
1.5. Đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................................................16
1.5.1. Dân số ..........................................................................................................16
1.5.2. Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh .........................................................................16
1.5.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................... 17
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SÔNG THẠCH HÃN ĐOẠN QUA XÃ HẢI LỆ VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP .......................................................................................................18
2.1. Mô tả hiện trạng và nguyên nhân sạt lở đoạn sông nghiên cứu ......................... 18
2.1.1. Mô tả hiện trạng khu vực.............................................................................18
a. Đoạn từ cầu Đakrông về đến đập Trấm (Đoạn I) .........................................19

b. Đoạn sông Thạch Hãn từ đập Trấm đến ngã 3 Gia Độ (Đoạn II) ................20
2.1.2. Nguyên nhân sạt lở đoạn sông nghiên cứu ..................................................24
a. Nguyên nhân tự nhiên ....................................................................................24
b. Nguyên nhân do con người ............................................................................26
c. Kết luận đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu ........................................27
2.2. Tính toán lưu lượng tạo lòng và các chỉ tiêu ổn định lòng sông ........................ 28
2.2.1. Lưu lượng tạo lòng ......................................................................................28
2.2.2. Các chỉ tiêu ổn định lòng sông ....................................................................31
a. Chỉ tiêu ổn định theo chiều dọc sông ............................................................ 31
b. Chỉ tiêu ổn định theo chiều ngang sông ........................................................ 32
2.2.3. Quan hệ hình dạng sông ..............................................................................33


a. Quan hệ hình dạng sông phụ thuộc vào loại sông cong hoặc sông thẳng ....33
b. Quan hệ bán kính cong của đoạn sông cong với các yếu tố khác .................34
c. Quan hệ giữa chiều rộng và chiều sâu của đoạn sông cong và đoạn sông
thẳng ..................................................................................................................35
2.3. Đánh giá ổn định đoạn sông nghiên cứu theo các chỉ tiêu ổn định ....................35
2.4. Các giải pháp chỉnh trị sông ...............................................................................36
2.4.1. Biện pháp công trình ...................................................................................36
2.4.2. Biện pháp phi công trình .............................................................................37
2.4.3. Vật liệu dùng trong công trình chỉnh trị ......................................................37
2.4.4. Đặc điểm một số cấu kiện công trình .......................................................... 38
a. Bó cành ..........................................................................................................38
b. Rồng ...............................................................................................................38
c. Rọ đá. .............................................................................................................39
d. Bè chìm ..........................................................................................................40
e. Vải địa kỹ thuật .............................................................................................. 40
2.4.5. Đặc điểm một số công trình bảo vệ bờ ........................................................ 41
a. Kè lát mái bảo vệ bờ. .....................................................................................41

b. Đập mỏ hàn. ..................................................................................................43
2.4.6. Định hướng giải pháp chỉnh trị đối với khu vực nghiên cứu ......................46
2.5. Thiết kế giải pháp bảo vệ bờ đoạn sông nghiên cứu ..........................................48
2.5.1. Phương án thiết kế kè mỏ hàn .....................................................................48
2.5.2. Phương án thiết kế kè lát mái ......................................................................56
2.6. So sánh chọn phương án .....................................................................................60
CHƯƠNG 3
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 21 TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY ĐOẠN SÔNG NAM
THẠCH HÃN – TỈNH QUẢNG TRỊ ...........................................................................61
3.1. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá diễn biến lòng dẫn......................................61
a. Phương pháp Viễn thám và GIS ....................................................................61


b. Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn bằng phương pháp mô hình vật lý ..............62
c. Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn bằng bằng mô hình toán .............................. 64
d. Phương pháp công thức kinh nghiệm ............................................................ 65
3.2. Lý do và mục đích ứng dụng mô hình toán số ...................................................66
3.2.1. Lý do lựa chọn mô hình toán số ..................................................................66
3.2.2. Mục đích ứng dụng mô hình toán số ........................................................... 66
3.2.3. Lựa chọn mô hình toán ................................................................................67
3.3. Giới thiệu mô hình toán Mike 21 Flow Model FM ............................................67
3.4. Thiết lập bài toán hiện trạng đoạn sông nam Thạch Hãn ...................................70
3.4.1. Số liệu không gian ....................................................................................... 71
3.4.2. Xây dựng lưới 2D ........................................................................................ 72
3.4.3. Thiết lập điều kiện bài toán .........................................................................72
a. Điều kiện biên bài toán..................................................................................72
b. Hệ số nhám ....................................................................................................73
c. Thời gian mô phỏng ....................................................................................... 73
3.4.4. Kết quả mô hình toán ..................................................................................73
3.5. Thiết lập bài toán theo giải pháp đề xuất đoạn sông nam Thạch Hãn................77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 83
I. Kết luận ..................................................................................................................83
II. Kiến nghị ...............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 84
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................................86
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................................89
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................................90


NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
BẢO VỆ BỜ SÔNG THẠCH HÃN ĐOẠN QUA XÃ HẢI LỆ,
TỈNH QUẢNG TRỊ
Học viên: Nguyễn Thanh Bình
Mã số: 60.58.02.02

Chuyên ngành: Xây dựng công trình Thủy

Khóa: K34 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHĐN

Tóm tắt - Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện tốt chương trình di dời dân ra khỏi vùng
thiên tai, tại những nơi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở núi, sạt lở ven sông của Chính phủ; Khu dân cư xã
Hải Lệ, thị xã Quảng Trị là nơi có dân cư sống đã lâu, do đó việc chuyển đến nơi ở mới là điều người
dân ở đây không hề mong muốn; Mặt khác, các công trình hạ tầng hiện trạng tương đối đầy đủ, nhà
cửa của người dân tương đối kiên cố; Nếu phải di dời thì phải mất khoảng 110 000m2 đất sản xuất;
Tốn chi phí xây dựng lại cơ sở hạ tầng cho khu dân cư mới. Bên cạnh đó, nếu bờ sông không được bảo
vệ sẽ ngày càng bị sạt lở và mất đất dần thậm chí bị xóa sạch. Nội dung đề tài là đánh giá hiện trạng và
đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
thông qua việc điều tra, thu thập, phân tích số liệu và tài liệu về dân sinh, địa hình, địa chất, khí tượng,
thủy văn,... liên quan đến khu vực nghiên cứu; Kế thừa các đề tài, dự án nghiên cứu liên quan đến khu
vực; Sử dụng phần mềm MIKE 21 để đánh giá tính hợp lý của giải pháp bảo vệ bờ sông hợp lý khu

vực qua thôn Hải Lệ từ đó vận dụng kết quả của đề tài là cơ sở có tính khoa học để các đơn vị chức
năng đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Hải Lệ, Tx. Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.
Từ khóa – Sông Thạch Hãn, xã Hải Lệ, mô hình MIKE, kè mỏ hàn, kè lát mái

RESEARCH AND PROPOSAL FOR RIVER BANK PROTECTION
SOLUTIONS THACH HAN AT HAI LE COMMUNE,
QUANG TRỊ PROVINCE
Abstract - Over the past few years, Quang Tri has successfully implemented the Program for
Relocation of People Out of Disaster Areas, where there is a high risk of river bank erosion and river
bank erosion. The residential area of Hai Le, Quang Tri city is a place where people have lived for a
long time, so moving to a new home is something that people do not want to live in. On the other
hand, the existing infrastructure is relatively adequate, houses of people relatively solid; If relocation,
it takes about 110000m2 of productive land; Cost of rebuilding infrastructure for new residential area.
In addition, if the river bank is not protected, it will become increasingly landslide and land loss will
gradually erode. The subject of the project is to assess the current situation and propose measures to
protect the Thach Han river bank across Hai Le, Quang Tri city and Quang Tri villages through the
investigation, data collection and analysis on population. Birth, terrain, geology, meteorology,
hydrology, etc., interdepend the research area; Inheriting research topics and projects related to the
area; Using MIKE 21 software to evaluate the rationality of a suitable river bank protection solution
through Hai Lệ village, thereby applying the results of the project as a scientific basis for functional
units. Proposed measures to protect the Thach Han river bank area through Hai Le village, Quang Tri
city, Quang Tri province.
Key words – Thach Han River, Hai Le Village, MIKE model, groins, revetments.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân loại đất trong vùng dự án.......................................................................8
Bảng 1.2: Chênh lệch nhiệt độ giữa mùa mưa và mùa khô tỉnh Quảng Trị .................12
Bảng 1.3: Lượng bốc hỏi trung bình nhiều năm tỉnh Quảng Trị ..................................12
Bảng 1.4: Lượng mưa trung bình nhiều năm tỉnh Quảng Trị .......................................13

Bảng 1.5. Kết quả phân mùa dòng chảy lưu vực sông Thạch Hãn ............................... 15
Bảng 1.6: Phân Phối dòng chảy năm theo tháng lưu vực sông Thạch Hãn ..................15
Bảng 2.1: Đặc trưng thủy văn năm 2005 và trung bình nhiều năm tại trạm thủy văn
Nam Thạch Hãn .............................................................................................................29
Bảng 2.2. Kết quả tính toán lưu lượng tạo lòng theo phương pháp V. M. Makaveep..29
Bảng 2.3. Quan hệ Rc / B và  .....................................................................................35
Bảng 2.4. Bảng đánh giá chỉ tiêu ổn định lòng sông. ...................................................35
Bảng 2.5: Bảng lựa chọn các thông số L, lt và  của các đập mỏ hàn ........................ 50
Bảng 2.6: Kết quả tính toán áp lực thủy động P (T) .....................................................53
Bảng 2.7: Kết quả tính toán lực gây trượt T .................................................................53
Bảng 2.8: Kết quả tính toán lực chống trượt N............................................................. 54
Bảng 2.9: Kết quả tính toán hệ số ổn định chống trượt K ............................................54
Bảng 2.10: Kết quả tính toán hố xói đầu mũi các mỏ hàn ............................................55
Bảng PL1.1: Kết quả thí nghiệm khối lượng cát trên các cỡ sàng ............................... 87
Bảng PL2: Tổng hợp kết quả tính toán dòng chảy lũ ...................................................89


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mạng lưới sông khu vực nghiên cứu [10] ......................................................4
Hình 1.2: Vị trí đoạn sông khu vực nghiên cứu ............................................................. 6
Hình 1.3. Sơ đồ mạng lưới sông và lưới trạm khí tượng thủy văn lưu vực sông Thạch
Hãn [11] ......................................................................................................................... 14
Hình 2.1: Phân đoạn hiện trạng đoạn sông Thạch Hãn ................................................19
Hình 2.2: Đập Trấm – tỉnh Quảng Trị ..........................................................................20
Hình 2.3: Cống An Tiêm phân nước từ sông Thạch Hãn qua sông Vĩnh Định ...........21
Hình 2.4: Toàn cảnh sạt lở khu vực Tân Mỹ ................................................................ 21
Hình 2.5: Sơ đồ sạt lở từ cầu Thạch Hãn đến thôn Tân Đức – Triệu Thành................22
Hình 2.6: Đoạn sạt lở mạnh nhất tại xưởng Cưa – xã Hải Lệ ......................................23
Hình 2.7: Hiện trạng sạt lở bờ sông khu vực nghiên cứu .............................................24
Hình 2.8: Nạn phá rừng trên địa bàn xã Tân Hợp ........................................................ 26

Hình 2.9: Hiện trạng khai thác cát tại khu vực nghiên cứu ..........................................27
Hình 2.10: Biểu đồ đường quan hệ Q ~ PJQ2 ............................................................... 30
Hình 2.11: Cấu kiện bó cành ........................................................................................ 38
Hình 2.12: Kết cấu rồng ............................................................................................... 38
Hình 2.13: Gia cố kè rọ đá ............................................................................................ 39
Hình 2.14: Thi công vải địa kỹ thuật ............................................................................40
Hình 2.15: Công trình kè lát mái sông Bến Hải – Quảng Trị .......................................41
Hình 2.16: Kết cấu đại diện kè lát mái .........................................................................42
Hình 2.17: Một dạng công trình kè mỏ hàn..................................................................43
Hình 2.18: Giải pháp công trình cừ bản nhựa PVC......................................................44
Hình 2.19: Bảo vệ bờ sông bằng thảm cát ....................................................................45
Hình 2.20: Kè bằng Geo Tube ......................................................................................45
Hình 2.21: Trồng cỏ bảo vệ bờ sông ............................................................................46
Hình 2.22: Hiện trạng bờ sông đoạn nam Thạch Hãn, xã Hải Lệ, tỉnh Quảng Trị ......47


Hình 2.23: Bản đồ địa hình vị trí công trình (xã Hải Lệ, tỉnh Quảng Trị) ...................47
Hình 2.24: Mặt bằng bố trí kè mỏ hàn và kè lát mái ....................................................51
Hình 2.25: Mặt cắt ngang đại diện kè mỏ hàn số 1 ......................................................52
Hình 2.26: Mặt cắt dọc kè mỏ hàn số 1 ........................................................................52
Hình 2.27: Cấu tạo chân kè bằng đá thả rời .................................................................57
Hình 2.28: Mặt cắt đại diện kè lát mái .........................................................................59
Hình 3.1: Nguyên lý thu nhận ảnh và ứng dụng của vệ tinh viễn thám ....................... 62
Hình 3.2: Nghiên cứu thủy lực trên mô hình vật lý - Dự án đầu tư xây dựng cầu Nhật
Tân .................................................................................................................................63
Hình 3.3: Nghiên cứu diễn biến bằng mô hình toán (Mike Zero Tool) ....................... 65
Hình 3.4: Sơ đồ lý thuyết tính toán...............................................................................68
Hình 3.5: Lưới độ cao tại đoạn sông nam Thạch Hãn – Quảng Trị ............................. 71
Hình 3.6: Cấu trúc lưới 2D đoạn sông nghiên cứu ....................................................... 72
Hình 3.7: Kết quả hiển thị độ cao bề mặt .....................................................................74

Hình 3.8: Kết quả hiển thị hướng dòng chảy (theo Radian) .........................................74
Hình 3.9: Kết quả hiển thị trường vận tốc theo phương U (m/s) .................................75
Hình 3.10: Kết quả hiển thị trường vận tốc theo phương V (m/s) ............................... 75
Hình 3.11. Kết quả hiện thị tốc độ dòng chảy (Current Speed)....................................76
Hình 3.12: Hệ thống kè mỏ hàn và kè lát mái thiết kế cho công trình chỉnh trị ..........77
Hình 3.14: Cấu trúc lưới 2D khi bố trí công trình chỉnh trị .........................................78
Hình 3.13: Lưới độ cao tại khu vực nghiên cứu khi bố trí công trình chỉnh trị ...........78
Hình 3.15: Kết quả hiển thị tốc độ dòng chảy khi bố trí kè mỏ hàn ............................ 79
Hình 3.16: Kết quả hiển thị chi tiết tốc độ dòng chảy tại vị trí mỏ hàn ....................... 79
Hình 3.17: Kết quả thể hiện chi tiết lưu tốc theo phương U tại vị trí mỏ hàn ..............80
Hình 3.18: Kết quả hiển thị chi tiết lưu tốc theo phương V tại vị trí mỏ hàn ..............80
Hình 3.19: Xuất hiện dòng chảy xoáy tại vị trí giữa các mỏ hàn .................................81
Hình PL1.2: Bộ dụng cụ thí nghiệm sàng ....................................................................88


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói
riêng cũng không nằm ngoài quy luật này, trong nhưng năm qua được sự quan tâm của
Nhà nước và các tổ chức Quốc tế nhiều công trình thủy lợi ở Quảng Trị cũng được
quan tâm đầu tư về cơ bản phát huy tốt hiệu quả sau đầu tư và từng bước đảm bảo ổn
định đời sống nhân dân. Tuy nhiên với mức độ thiệt hại năm sau lớn hơn năm trước,
cùng với diện tích rừng đầu nguồn ngày càng thu hẹp, độ che phủ thấp nên tình trạng
lũ ống, lũ quét có cường suất ngày càng cao, lại thêm hệ thống sông ngòi ở Quảng Trị
ngắn, hẹp và độ dốc lớn dẫn đến sau một đợt lũ lụt là bị xói lở bờ dẫn đến đời sống
nhân dân hai bên bờ sông mất ổn định, các công trình cơ sở hạ tầng, hoa màu và nhà
cửa của nhân dân hai bên bờ sông thường xuyên nằm trong tình trạng bị hư hỏng bất
cứ lúc nào mỗi khi mùa mưa lũ về.

Đặc biệt hệ thống thủy lợi Thạch Hãn được xây dựng xong và đưa vào sử dụng
từ năm 1980 - 1990, từ đó đến nay chỉ thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng, chưa có
điều kiện nâng cấp, sửa chữa lớn. Theo đánh giá trực quan và qua kết quả khảo sát
đánh giá hiện trạng, kiểm định an toàn đập thì các hạng mục dọc bờ sông vùng qua xã
Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị chưa có giải pháp an toàn để bảo vệ, điều này
sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định chung của hệ thống. Mặt khác nếu không được
bảo vệ, hiện trạng mất đất và sạt lở hai bên bờ sông càng trở nên nghiêm trọng, đe dọa
đến cuộc sống của nhân dân. Việc đánh giá hiện trạng ảnh hưởng cũng như đề xuất các
biện pháp duy tu bảo dưỡng sẽ góp phần đảm bảo sự ổn định của lòng sông, nâng cao
đời sống sản xuất của nhân dân hai bên bờ và cải thiện môi trường nông thôn.
Do đó, đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông Thạch Hãn đoạn
qua xã Hải Lệ, tỉnh Quảng Trị” là rất cần thiết. Nó không chỉ mang tính nhân văn, ổn
định đời sống cho nhân dân hai bên bờ mà còn nhằm giảm thiểu tổn thất, tăng tính an
toàn cho hệ thống, giảm chi phí sửa chữa hàng năm. Và đây cũng là tiền đề cho việc
xây dựng các kịch bản ứng dụng cho công việc đánh giá và lựa chọn các giải pháp
nhằm bảo vệ các bờ sông ở tỉnh Quảng Trị nói riêng và miền Trung nói chung.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ hướng đến 3 mục tiêu cơ bản như sau:
▪ Đánh giá thực trạng bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị,
tỉnh Quảng Trị;
▪ Đề xuất giải pháp bảo vệ bờ sông Thạch Hãn đoạn qua xã Hải Lệ, thị xã Quảng
Trị, tỉnh Quảng Trị.
▪ Tiến hành mô phỏng bài toán sử dụng các phần mềm thủy động lực để đánh giá
diễn biến dòng chảy trong sông cũng như tính hợp lý của công trình chỉnh trị đã
được đề xuất trước đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
▪ Đối tượng nghiên cứu: Sông Thạch Hãn - tỉnh Quảng Trị.

▪ Phạm vi nghiên cứu: Sông Thạch Hãn đoạn qua xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, tỉnh
Quảng Trị.
▪ Số liệu thủy văn sẽ kế thừa từ các đề tài, dự án, bài báo khoa học đã được nghiệm
thu, thẩm tra và phản biện trước đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
▪ Điều tra, thu thập, phân tích số liệu các tài liệu về dân sinh, địa hình, địa chất, khí
tượng, thủy văn, ... liên quan đến khu vực nghiên cứu;
▪ Kế thừa các đề tài, dự án nghiên cứu liên quan đến khu vực;
▪ Phân tích, đánh giá, lựa chọn và thiết kế giải pháp chỉnh trị cho đoạn sông khu
vực nghiên cứu;
▪ Sử dụng phần mềm thủy động lực MIKE 21 FM để đánh giá tính hợp lý của giải
pháp bảo vệ bờ sông khu vực qua xã Hải Lệ, tỉnh Quảng Trị.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả đề tài được xây dựng trên số liệu đo đạc thực tế và kiểm chứng của mô
hình, đưa ra phân tích số liệu cụ thể cho khu vực nghiên cứu nhằm làm rõ hơn các vấn
đề liên quan trước đó và tạo cơ sở cho các đề tài nghiên cứu sau này, bổ sung thêm các
hạn chế, phân tích sâu và rõ hơn các vấn đề.
Kết quả của đề tài là cơ sở có tính khoa học để các đơn vị chức năng đề xuất giải
pháp, phương án cụ thể bảo vệ bờ sông Thạch Hãn khu vực qua xã Hải Lệ, thị xã
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, góp phần nâng cao tính hiệu quả, chất lượng và an toàn.


3
6. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn bao gồm các phần chính như sau:
▪ Mở đầu
▪ Chương 1: Tổng quan về đoạn sông khu vực nghiên cứu.
▪ Chương 2: Đánh giá thực trạng sông Thạch Hãn đoạn qua xã Hải Lệ và đề xuất
giải pháp.
▪ Chương 3: Ứng dụng mô hình Mike 21 tính toán dòng chảy đoạn sông nam

Thạch Hãn – tỉnh Quảng Trị.
▪ Kết luận và kiến nghị


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về hệ thống sông Thạch Hãn
Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị): là hệ thống sông lớn nhất
của tỉnh, bắt nguồn từ dãy Ca Kút (biên giới Việt Lào). Chiều dài sông khoảng 155
km, diện tích toàn lưu vực là 2842 km2. Hệ thống sông được hợp thành bởi các nhánh
là sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, sông Nhùng và các phụ lưu. Các sông và các phụ lưu
thuộc hệ thống sông Thạch Hãn có đặc điểm chung là dòng chảy gấp khúc nhiều đoạn
và đổi hướng liên tục (hệ số uốn khúc là 3.5). Đặc điểm dòng Thạch Hãn như sau: QTB
= 80 m3/s; QMax = 8000 m3/s; QMin = 8 m3/s.
Lưu vực sông Thạch Hãn nằm trong phạm vi từ 16018’ đến 16054’ vĩ độ Bắc và
106036’ đến 107018’ kinh độ Đông, thuộc tỉnh Quảng Trị; phía Bắc giáp với lưu vực
sông Bến Hải, phía Đông Nam giáp với lưu vực sông Ô Lâu – Mỹ Chánh và lưu vực
sông Bồ (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế); phía Tây là biên giới Việt Lào và phía Đông
tiếp giáp với vùng cát ven biển thuộc 2 huyện Triệu Phong và Gio Linh. Với diện tích
2842 km2 chiếm 56% diện tích toàn tỉnh Quảng Trị, nằm trên các huyện Triệu Phong,
Gio Linh, Dakrông, Cam Lộ, thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị (Hình 1.1).

Hình 1.1. Mạng lưới sông khu vực nghiên cứu [10]


5
Đây là con sông có diện tích lưu vực và chiều dài lớn nhất tỉnh Quảng Trị và
cũng là một trong những con sông được ghi nhận về độ lớn trên bản đồ Việt Nam.

Dòng chảy của sông đổ ra biển Đông tại Cửa Việt.
▪ Diện tích lưu vực 2842 km2 - hoàn toàn nằm trong địa phận tỉnh Quảng Trị.
▪ Chiều dài lòng sông chính: L = 155 km
▪ Độ dốc bình quân lòng sông chính: J = 15 0 00
▪ Thượng nguồn sông Thạch Hãn có 2 nhánh chính là sông ĐaKrông và sông Rào
Quán:

+ Sông ĐaKrông phát sinh từ những đỉnh núi có độ cao 1000  1200m, chảy
theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, sau đó chuyển hướng Nam - Bắc và tiếp
đến là Đông Nam - Tây Bắc trước khi nhập lưu với sông Rào Quán thành
sông Thạch Hãn.

+ Sông Rào Quán bắt nguồn từ những đỉnh núi có độ cao 1100  1300m, chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông này có độ dốc khá lớn J = 58 0 00 .
Tận dụng lợi thế này, nhà nước hiện đang xây dựng nhà máy thủy điện
Quảng Trị (đã khởi công ngày 29/8/2003).
▪ Sông Thạch Hãn có 3 sông nhánh cấp 1 lớn:
+ Sông Hiếu (hay còn gọi là sông Cam Lộ)
- Chiều dài
- Diện tích lưu vực
+ Sông Vĩnh Phước:
- Chiều dài sông chính
- Diện tích lưu vực
+ Sông Nhùng - Vĩnh Định:
- Chiều dài sông chính
- Diện tích lưu vực

L = 85 km
F = 540 km2
L = 60km

F = 293 km2
L = 72km
F = 280 km2

Trong những năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu cũng đã được tiến hành nhằm
đánh giá hiện trạng và tìm ra giải pháp bảo vệ bờ sông Thạch Hãn. Kết quả của những
nghiên cứu đó là một danh mục các công trình bảo vệ bờ sông Thạch Hãn có thể kể
đến như Kè An Đôn, xã Hải Lệ; kè Hậu Kiên, kè Tân Đức, kè Long Quang, … (dọc
hai bên bờ sông Thạch Hãn) - những công trình cũng đã được đầu tư từ những năm
2005 đến 2015.


6
1.2. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu nằm tại xã Hải Lệ tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý: 160 42’
35” N và 1070 09’ 55” E, cách thị xã Quảng Trị khoảng 5km về phía Tây, là một đoạn
của sông Thạch Hãn nằm về phía hạ lưu hồ Đập Trấm. Vị trí chi tiết về khu vực
nghiên cứu được thể hiện như Hình 1.2.

Khu vực nghiên cứu

Hồ đập Trầm

Hình 1.2: Vị trí đoạn sông khu vực nghiên cứu

1.2.1. Đặc điểm địa hình dự án
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 474.577 ha (trong đó 78% lãnh thổ là diện
tích đồi núi; 14.5% là đồng bằng; 7.5% là bãi cát và cồn cát ven biển). Nét nổi bật nhất
của địa hình tỉnh Quảng Trị là hẹp, dốc nghiêng từ Tây sang Đông. Địa hình bị chia
cắt mạnh bởi nhiều đồi núi, sông suối và đầm phá. Lưu vực sông Thạch Hãn có thể

phân chia thành các vùng địa hình như sau: vùng cát ven biển, vùng đồng bằng, vùng
núi thấp và đồi, vùng núi cao:
▪ Vùng cát ven biển chạy dọc từ Vĩnh Thái – Vĩnh Linh đến bãi biển Hải Khê –
Hải Lăng theo dạng cồn cát. Chiều rộng cồn cát nơi rộng nhất tới 3  4 km, dài


7
đến 35 km. Dốc về 2 phía: đồng bằng và biển, cao độ bình quân của các cồn cát
từ 4 đến 6 m. Vùng cát có lớp phủ thực vật nghèo nàn. Cát ở đây di chuyển theo
các dạng cát chảy, theo dòng nước mưa, cát bay theo gió lốc, cát di chuyển theo
dạng nhảy do mưa đào bới và gió chuyển đi; dạng cồn cát này có nguy cơ di
chuyển chiếm chỗ của đồng bằng.
▪ Vùng đồng bằng ở đây là các thung lũng sâu kẹp giữa các dải đồi thấp và cồn cát
hình thành trên các cấu trúc uốn nếp của dãy Trường Sơn, có nguồn gốc mài mòn
và bồi tụ.
▪ Vùng núi thấp và đồi có dạng đồi bát úp liên tục. Độ dốc vùng núi bình quân từ
15 ÷ 18º. Địa hình này rất thuần lợi cho việc phát triển cây trồng cạn, cây công
nghiệp và cây ăn quả; cao độ của dạng địa hình này giao động từ 200  1000 m,
có nhiều thung lũng lớn.
▪ Vùng núi cao xen kẽ các cụm đá vôi được hình thành do quá trình tạo sơn xảy ra
vào đầu đại Mêzôzôi tạo nên dãy Trường Sơn tại các huyện Hưng Hóa, Đăkrông.
Dạng này phân bố phía Tây, giáp theo biên giới Việt – Lào theo hướng Tây Bắc
– Đông Nam với bậc địa hình từ 1000  1700 m, bề mặt bị xâm thực và chia cắt
mạnh. Địa hình này thích hợp cho cây lâm nghiệp và rừng phòng hộ đầu nguồn.
1.2.2. Đặc điểm địa chất thổ nhưỡng vùng dự án
a. Địa chất
Địa tầng phát triển không liên tục, các trầm tích từ Paleozoi hạ tới Kainozoi trong
đó trầm tích Paleozoi chiếm chủ yếu, gồm 9 phân vị địa tầng, còn lại 6 phân vị thuộc
Meôzoi và Kainozoi. Địa chất trong vùng có những đứt gãy chạy theo hướng từ đỉnh
Trường Sơn ra biển tạo thành các rạch sông chính cắt theo phương Tây Đông. Tầng đá

gốc ở đây nằm sâu, tầng phủ dày, có rất nhiều quặng nhưng phân bố rất phân tán,
không thành khu tập trung. Vỏ phong hoá chủ yếu phát triển trên đất đá bazan (Hướng
Hóa) vùng trầm tích biển và phù sa sông; vùng gò đồi có dạng địa hình đồi thấp, một
số dạng thung lũng sông thuộc địa phận huyện Gio Linh, Cam Lộ nằm trên vỏ phong
hóa Mazma và vùng đồi, núi dãy Trường Sơn
b. Thổ nhưỡng
Lưu vực sông Thạch Hãn có thể phân chia thành các vùng thổ nhưỡng: vùng
đồng bằng ven biển, vùng gò đồi, vùng đồi núi dãy Trường Sơn.
▪ Vùng đồng bằng ven biển phân bố dọc bờ biển, địa hình đụn cát có dạng lượn
sóng, độ dốc nghiêng ra biển. Dạng trầm tích biển được hình thành từ kỷ QIV.


8
Cát trắng chiếm ưu thế, tầng dưới cùng bước đầu có tích tụ sắt, chuyển sang màu
nâu hơi đỏ. Lớp vỏ phong hóa khá dày, thành phần cơ giới trên 97% là cát.
▪ Vùng gò đồi: hầu hết có dạng địa hình đồi thấp, một số dạng thung lũng sông
thuộc địa phận huyện Gio Linh, Cam Lộ trên vỏ phong hóa Mazma. Nhiều nơi
hình thành đất trống, đồi trọc. Thực vật chủ yếu là cây dạng lùm bụi, cây có gai.
Đất đai ở những nơi không có cây bị rửa trôi khá mạnh. Đá xuất lộ lên bề mặt tạo
nên dòng chảy mạnh gây ra xói lở.
▪ Vùng đồi, núi dãy Trường Sơn bị chia cắt mạnh, thực vật nghèo.
+ Tiểu vùng đất bazan Khe Sanh, Hướng Phùng thuộc các xã Tân Hợp, Tân
Độ, Tân Liên, nông trường Khe Sanh, Hướng Phùng có dạng địa hình lượn
sóng, chia cắt yếu, đất đai phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày.
+ Tiểu vùng đất sa phiến thạch thuộc địa phận Lao Bảo, Lìa: nằm trong vùng
đứt gãy dọc đường 9, giáp khu vực Lao Bảo.
Bảng 1.1: Phân loại đất trong vùng dự án

Tên Việt Nam


Tên theo FAO

Diện tích (ha)

1. Đất cát biển (C)

1. Dystric Arenosols (ARd)

751

2. Đất mặn trung bình (M)

2. Molli Salic Fluvisols (FLsm)

275

3. Đất phù sa được bồi (Pb)

3. Eutric Fluvisols (FLe)

2.723

4. Đất phù sa không được bồi
4. Dystric Fluvisols (FLd)
(P)

2.887

5. Đất phù sa gley (Pg)


7.442

5. Gleyic Fluvisols (FLg)
Tổng

14.078

(Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng – Viện QHTKNN -2003)
1. Đất cát biển (C)
Diện tích 751 ha, chiếm 5.33 % diện tích vùng dự án.
Đất cát biển có phản ứng ít chua (pHKCl 4.74  5.0). Hàm lượng mùn và đạm tổng
số tầng mặt nghèo, các tầng dưới rất nghèo. Hàm lượng lân tổng số thấp <0.04%; kali
tổng số tổng số nghèo (0.08%); lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo < 5mg/100g đất. Tổng
lượng cation kiềm trao đổi thấp < 3meq/100g đất; hàm lượng sắt, nhôm di động đều ở
mức trung bình thấp. Tỷ lệ cát các tầng đạt từ 80  90%.


9
Đất cát biển là loại đất nghèo dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nhẹ nhưng
khá thích hợp cho canh tác các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ, ớt, rau...
Việc đảm bảo tưới tiêu chủ động, tăng cường bón phân nhất là phân hữu cơ được coi
là điều kiện cần thiết nhằm tăng sinh khối. Ngoài ra, để bảo vệ đất canh tác cần có đai
rừng chắn cát bay bằng các vành đai phi lao, keo lá tràm.
2. Đất mặn trung bình (M)
Diện tích 275 ha, chiếm 1.95% diện tích đất vùng dự án.
Đất mặn trung bình có phản ứng chua vừa (pHKCl 5.0  5.15). Hàm lượng mùn và
đạm tổng số tầng mặt nghèo, các tầng dưới rất nghèo. Hàm lượng lân tổng số thấp
<0.04%; kali tổng số nghèo (0.12  0.54%); lân và kali dễ tiêu đều rất nghèo <
5mg/100g đất. Tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp < 3meq/100g đất; độ bão hoà
bazơ các tầng đều trên 50%; hàm lượng sắt, nhôm di động đều ở mức trung bình thấp.

Đất mặn trung bình hiện nay đang được sử dụng trồng 1  2 vụ lúa cho năng xuất
khá cao. Tuy nhiên ngoài độ chua khá thích hợp đối với cây lúa, các chất dinh dưỡng
khác đều thuộc loại kém thích hợp. Vì vậy để sản xuất bền vững trên loại đất này cần
chú ý tưới tiêu chủ động, bón phân cân đối, chú ý bón nhiều phân hữu cơ.
3. Đất phù sa được bồi (Pb)
Diện tích 2723 ha, chiếm chiếm 19.34% diện tích đất vùng dự án.
Đất được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thạch Hãn.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ là chủ yếu, phản ứng dung dịch đất chua, pHKCl: 4.32 
4.43, độ bão hoà bazơ dưới 60%. Hàm lượng chất hữu cơ trung bình (0.96  1.01%) và
đạm tổng số tầng mặt từ nghèo đến trung bình (0.067  0.078%), và giảm theo độ sâu.
Lân tổng số và kali tổng số khá, lân dễ tiêu trung bình và kali dễ tiêu các tầng đều
nghèo < 8mg/100g đất. Cation trao đổi và CEC đều thấp. Nhìn chung đất chua và
nghèo dinh dưỡng hơn đất phù sa trung tính ít chua.
Đất phù sa được bồi rất thích hợp trồng các loại cây lương thực và cây trồng cạn
ngắn ngày. Tuy nhiên, sử dụng loại đất này cần chú ý luân canh bằng cây họ đậu để
đất thoáng khí và bón vôi cho đất bớt chua nhằm duy trì sự bền vững cho quá trình
canh tác.


10
4. Đất phù sa không được bồi (P)
Diện tích 2887 ha, chiếm 20.51% diện tích đất vùng dự án.
Đất được hình thành do quá trình bối đắp phù sa của hệ thống sông Thạch Hãn
nhưng phân bố ở các bậc thềm cao hơn so với loại đất phù sa được bồi. Đất có thành
phần cơ giới nhẹ là chủ yếu (1883 ha), phản ứng dung dịch đất chua, pHKCl tầng mặt
dao động từ 3.97  4.02, hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá (2.58  3.04%), các tầng
dưới từ trung bình đến nghèo (giảm theo chiều sâu), hàm lượng đạm tổng số tầng mặt
khá, các tầng dưới giảm dần theo chiều sâu. Hàm lượng lân tổng số nghèo (0.051 
0.059 %) kali tổng số trung bình (0.76  2.13), lân và kali dễ tiêu các tầng đều nghèo.
Cation kiềm trao đổi thấp (Canxi + Magiê <5 meq/100g đất), CEC đều thấp ở các tầng.

Đất phù sa không được bồi là loại đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, địa hình
bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác lúa và các cây ngắn ngày được tưới. Tuy nhiên cần
bảo đảm chủ động nước tưới trong mùa khô, chú trọng bón vôi và phân hữu cơ để cải
thiện kết cấu đất và nâng cao năng suất cây trồng.
5. Đất phù sa gley (Pg)
Diện tích 7442 ha, chiếm 52.86% diện tích đất vùng dự án.
Đất có nguồn gốc phù sa nhưng do phân bố ở địa hình thấp, thoát nước kém thậm
chí có nơi úng nước nên trong đất xảy ra quá trình khử là chủ đạo, tạo thành tầng glây
có màu xám xanh, đất bí chặt, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây trồng.
Đất chua vừa, pHKCl tầng mặt dao động từ 4.15  5.81, hàm lượng chất hữu cơ
tầng mặt khá (1.97  2.13%), các tầng dưới từ trung bình đến nghèo (giảm theo chiều
sâu), hàm lượng đạm tổng số tầng mặt khá đến giàu (0.120  0.173%), các tầng dưới
giảm dần theo chiều sâu. Hàm lượng lân tổng số nghèo (0.061  0.089%) kali tổng số
nghèo đến trung bình (0.21  0.77%), lân và kali dễ tiêu các tầng đều nghèo. Cation
kiềm trao đổi thấp (Canxi + Magiê < 5meq/ 100g đất), CEC đều thấp ở các tầng.
Hiện tại, hầu hết diện tích loại đất đang trồng lúa 2 vụ cho năng suất khá cao.
Cần chú ý bón cân đối các loại phân để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và
duy trì tính ổn định của đất.
c. Thảm thực vật
Thực vật Quảng Trị rất giàu có và đa dạng có ít nhất là 2.500 loài thực vật bậc
cao nằm trong 944 chi, 209 họ. Theo thống kê tất cả có khoảng trên 120 loài cây cho
gỗ chủ yếu ở vùng này, trong đó có nhiều loài cây gỗ quý, có giá trị sử dụng cao và rất


11
được ưu chuộng trên thị trường trong nước và quốc tế như Pơmu, Thông nàng, Đinh,
Chò chỉ, Táu mật, Mun...
Hệ thực vật Quảng Trị còn có nhiều loài cây thuốc quý với trữ lượng lớn. Có
khoảng trên 800 loài thực vật có thể dùng làm thuốc, trong đó trên 200 đang được sử

dụng rộng rãi trong nhân dân để chữa những bệnh thông thường. Đặc biệt vùng này có
một số loài cây thuốc quý, có giá trị sử dụng cao, đã và đang được khai thác đem lại
nguồn lợi đáng kể như Linh chi, Trầm hương, Quế.
1.3. Đặc điểm khí hậu và khí tượng
1.3.1. Khí hậu
Quảng Trị có khí hậu hết sức khắc nghiệt, nạn hạn hán, bão, lũ, úng lụt, cát bay,
cát lấp, chua phèn cộng với gió Tây Nam khô nóng thường xuyên xảy ra làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và đời sống nhân dân. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ
rệt: mùa khô từ tháng 3 cho đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 cho đến tháng 2 năm
sau. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung
bình nhiều năm tại trạm Đông Hà là 2325mm; nhiệt độ trung bình là 25.50C; nhiệt độ
cao nhất 39.80C; thấp nhất 9.60C; độ ẩm trung bình 84%; cao nhất 92%; thấp nhất
70%; lượng bốc hơi trung bình là 1290mm; số ngày có gió Tây Nam khô nóng trung
bình 44.9 ngày/năm.
Bão lụt thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 va thường tập trung vào hai tháng
9 và 10. Mùa bão thường là mùa mưa, bão thường kèm nước biển dâng cao gây lụt lớn
làm mất mùa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống.
Quảng Trị chịu ảnh hưởng nhiều nhất và mạnh nhất của gió Tây Nam khô nóng
từ tháng 4 đến tháng 8. Gió nóng làm tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm và làm cạn
nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư và sự sinh trưởng của cây trồng.
1.3.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm từ 240  250C ở vùng đồng bằng, 220  230C ở độ cao
trên 500 m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh
nhất nhiệt độ xuống dưới 220C ở đồng bằng, dưới 200C ở độ cao trên 500 m. Mùa
nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 280C, tháng nóng nhất từ tháng 6,
7, nhiệt độ tối cao có thể lên tới 400  420C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm
chênh lệch 70  90C. Nhiệt độ trong năm không đều, chênh lệch giữa mùa mưa và mùa
khô khá lớn. (Bảng 1.2)



12
Bảng 1.2: Chênh lệch nhiệt độ giữa mùa mưa và mùa khô tỉnh Quảng Trị

Tên Trạm

TMax (0C)

TMin (0C)

Chênh lệch (0C)

Quảng Trị

40.4

9.3

31.1

Đông Hà

42.1

9.4

32.7

Khe Sanh

38.7


7.7

31.0

1.3.3. Độ ẩm
Độ ẩm bình quân tương đối cao 84%, trung bình năm khoảng 83% đến 88%.
Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống 22%; trong những
tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 88% đến
90%. Độ ẩm tăng dần theo hoạt động của gió mùa Đông Bắc, lớn nhất xuất hiện vào
các tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
1.3.4 Nắng
Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5  6 giờ/ ngày, có sự phân hóa
theo thời gian và không gian rõ rệt: miền Đông có tổng số giờ nắng lên tới 1.910 giờ,
miền Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 7, 8,
đạt trên 200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho quang hợp, tăng năng suất
sinh học cây trồng. Tuy nhiên, nắng nhiều và kéo dài, nhiệt độ cao dẫn đến hạn hán
ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống dân cư.
1.3.5. Bốc hơi
Do gió Tây Nam thổi mạnh, nhiệt độ trung bình cao nên lượng bốc hơi hàng năm
tương đối cao so với các nơi khác trong khu vực. Bốc hơi lớn nhất vào các tháng 6, 7
và 8. Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm từ 1000 đến 1400mm. Lượng bốc hơi trung
bình nhiều năm được thể hiện như bảng 1.3.
Bảng 1.3: Lượng bốc hỏi trung bình nhiều năm tỉnh Quảng Trị

Trạm

ZP (mm)

Thời gian


Quảng Trị

917

1960  1971

Đông Hà

1407

1976  2003

Khe Sanh

745

1975  2003

1.3.6. Gió
Hàng năm chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa: gió mùa Đông Bắc gây mưa rét và
gió mùa Tây Nam gây khô nóng. Tốc độ gió lớn nhất VMax = 40m/s (nhiều hướng), tốc
độ gió trung bình lớn nhất VMax = 22 m/s.


13
▪ Mùa hạ chủ yếu là gió Tây Nam, từ tháng 4 đến tháng 8, bình thường là gió cấp
3, cấp 4, có khi lên cấp 6, cấp 7.
▪ Mùa đông chủ yếu là gió Đông Bắc, từ tháng 9 đến tháng 2
1.3.7. Bão và áp thấp nhiệt đới

Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường
tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra
lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
Nhận thấy, các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Quảng Trị - Quảng Ngãi đều mạnh
từ cấp 6 đến cấp 12, mạnh nhất lên đến cấp 13. Đặc biệt là 2 cơn bão năm 2006 gây
thiệt hại đáng kể cho người dân và cả người dân đánh cả trên biển, trung bình một năm
có từ 0 đến 4 cơn bão. Tình hình bão lũ luôn biến động, năm có bão nhiều, năm bão ít.
So với cả nước thì vùng biển từ Quảng Trị - Quảng Ngãi thường xuyên chịu ảnh
hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, tần suất lớn nhất vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10.
1.3.8. Mưa
Quảng Trị nói chung và lưu vực sông Thạch Hãn nói riêng nằm trong vùng mưa
tương đối lớn của nước ta. Lượng mưa hàng năm tính trung bình trên phạm vi toàn lưu
vực đạt trên 2400 mm, lượng mưa phân bố không đều theo không gian, phụ thuộc vào
hướng sườn dốc và phù hợp với xu thế tăng dần của mưa theo độ cao địa hình. Do địa
hình có xu thế tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Nơi ít mưa nhất là
những thung lũng ít gió như Khe Sanh chuẩn mưa năm 2070.3 mm, Tà Rụt là 1936.7
mm. Nơi nhiều mưa là khu vực núi cao thượng nguồn các sông Rào Quán, Cam Lộ.
Lượng mưa trên lưu vực sông Thạch Hãn cũng phân phối không đều trong năm.
Một năm hình thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Tổng lượng mưa của 3 đến
4 tháng mùa mưa chiếm tời 68  70% lượng mưa năm. Tổng lượng mưa của 8  9 tháng
mùa khô chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa năm.
Lượng mưa trung bình nhiều năm được thể hiện như bảng 1.4.
Bảng 1.4: Lượng mưa trung bình nhiều năm tỉnh Quảng Trị

Trạm

X0 (mm)

Thời gian


Quảng Trị

2678.0

1960  2003

Đông Hà

2299.5

1976  2003

Khe Sanh

2061.8

1975  2003

Gia Vòng

2483.5

1977  2003


14
Sự phân hóa mưa năm theo tháng cũng khá sâu sắc. Lượng mưa của tháng mưa
nhều nhất (tháng X) chiếm từ 20% đến 29% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa của
tháng mưa ít nhất (I, II, III hoặc tháng IV) rất không đáng kể, chỉ chiếm từ 0.5% đến
2.1% tổng lượng mưa năm. Ba tháng mưa nhiều nhất là các tháng IX, X, XI. Ba tháng

mưa ít nhất là các tháng I, II, III hoặc II, III, IV.
Mặt khác, lượng nước chênh lệch giữa hai mùa là quá lớn, do đó cần phải tính
toán điều tiết để sử dụng nguồn nước một cách hợp lí tạo ra hiệu quả cao cho sản xuất,
chăn nuôi cũng như là dùng cho sinh hoạt.
1.4. Đặc điểm thủy văn
1.4.1. Mạng lưới sông
Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông gồm 17
sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biểu là Vĩnh Phước, Rào Quán và Cam Lộ, 13 sông
nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III. Diện tích toàn lưu vực là 2842 km2, độ dài sông
chính là 155 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình quân lưu vực 20.1%,
độ rộng trung bình lưu vực là 36.8 km, mật độ lưới sông là 0.92, hệ số uốn khúc 3.5.
(Chi tiết xem Hình 1.3).

Hình 1.3. Sơ đồ mạng lưới sông và lưới trạm khí tượng thủy văn lưu vực sông Thạch Hãn
[11]


×