Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm suất cắt cho đường dây 220kv dốc sỏi quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN KHƢƠNG NON

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM SUẤT CẮT
CHO ĐƢỜNG DÂY 220KV DỐC SỎI – QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN KHƢƠNG NON

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM SUẤT CẮT
CHO ĐƢỜNG DÂY 220KV DỐC SỎI – QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN
Mã số: 60.52.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH TRUNG HIẾU

Đà Nẵng - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề tài “NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM SUẤT
CẮT CHO ĐƯỜNG DÂY 220KV DỐC SỎI – QUẢNG NGÃI” là công trình nghiên cứu
của riêng cá nhân tôi.
Các kết quả tính toán, số liệu trong luận văn thực tế, đảm bảo theo yêu cầu của đề tài và
chưa từng được ai nghiên cứu, công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác trên
lưới truyền tải điện.
Người thực hiện

Trần Khương Non


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................................ 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu bảo vệ chống sét cho đường dây: ................................ 1
2.1. Giới thiệu chung về đường dây: ................................................................................... 1
2.2. Mục đích, nhiệm vụ chính: ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu: .................................................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................... 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn:................................................ 3
4.1. Cơ sở lý luận:................................................................................................................ 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài: ....................................................................... 3
5.1. Ý nghĩa khoa học: ......................................................................................................... 3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn: ......................................................................................................... 3
6. Cấu trúc của luận văn (Gồm 03 chương): ....................................................................... 3

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG GIÔNG SÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM SUẤT CẮT CHO ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN ........................................ 3
Chương 2 - PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN SUẤT CẮT CHO ĐƯỜNG DÂY 220kV DỐC
SỎI – QUẢNG NGÃI ......................................................................................................... 3
Chương 3 - CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM SUẤT CẮT ĐƯỜNG DÂY 220kV
DỐC SỎI – QUẢNG NGÃI ................................................................................................ 4
Chương 01 - TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG GIÔNG SÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM SUẤT CẮT CHO ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN ........................................ 5
1.1. Giới thiệu tổng quan về sét và hiện tượng giông sét xuất hiện trong tự nhiên............. 5
1.1.1. Cực tính của dòng điện sét. ....................................................................................... 7
1.1.2. Độ dốc đầu sóng dòng điện sét và xác suất xuất hiện dòng điện sét:....................... 7
1.1.3. Biên độ dòng sét và sự xuất hiện của sét: .................................................................. 7
1.1.4. Cường độ hoạt động của sét và mật độ sét: ............................................................... 8
1.2. Ảnh hưởng của giông sét đối với lưới điện Truyền tải đang vận hành. ....................... 8


1.2.1. Mật độ giông sét tại khu vực đường dây đi qua........................................................ 9
1.2.2. Độ cao của cột so với mực nước biển. ...................................................................... 9
1.2.3. Suất sự cố theo địa chất tại khu vực xung quanh chân cột. ....................................... 9
1.3. Các giải pháp nhằm giảm suất cắt điện của đường dây. ............................................ 10
1.3.1. Treo dây chống sét................................................................................................... 10
1.3.2. Giảm góc bảo vệ α. .................................................................................................. 10
1.3.3. Tăng chiều dài chuỗi cách điện của đường dây. ..................................................... 11
1.3.4. Đặt chống sét van đường dây. ................................................................................ 12
1.3.5. Thay đổi điện trở của cột (bổ sung dây nối đất). ..................................................... 13
1.4. Kết luận....................................................................................................................... 14
Chương 02 - PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN SUẤT CẮT CHO ĐƯỜNG DÂY 220KV
DỐC SỎI – QUẢNG NGÃI .............................................................................................. 15
2.1.Giới thiệu đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi: ................................................ 15
2.2. Các thông số, dữ liệu của đường dây trên toàn tuyến, địa hình, giá trị điện trở suất,

điện trở nối đất của từng vị trí cột đường dây: .................................................................. 17
2.3. Thống kê trị số tiếp địa của các vị trí trên tuyến đường dây: ..................................... 18
2.4. Tổng hợp số lần sự cố đường dây 220kV Dốc Sỏi - Quảng Ngãi:............................. 18
2.5. Tính toán suất cắt cho một số trường hợp cụ thể trên đường dây 220kV Dốc Sỏi –
Quảng Ngãi: ....................................................................................................................... 19
2.5.1. Mục đích, cơ sở của việc tính toán suất cắt cho đường dây: ................................... 19
2.5.2. Các thông số, số liệu của đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi để tính toán
suất cắt cho đường dây: ..................................................................................................... 21
2.5.3. Suất cắt đường dây do sét đánh vòng vào dây dẫn (không đánh vào dây chống
sét): .................................................................................................................................... 23
2.5.3.1. Lý thuyết mô hình điện hình học:......................................................................... 23
2.5.3.2. Số lần sét đánh vòng vào dây dẫn: ....................................................................... 24

2.5.3.3. Xác suất phóng điện khi sét đánh vòng V pđ
vào dây dẫn là: .............................. 25

2.5.3.4. Suất cắt đường dây do sét đánh vòng vào dây dẫn là:.......................................... 25
2.5.4. Suất cắt đường dây do sét đánh trực tiếp vào dây chống sét ở khoảng vượt: ......... 26
2.5.4.1. Số lần sét đánh vào khoảng vượt: ......................................................................... 26


2.5.4.2. Xác suất phóng điện trên cách điện của đường dây khi sét đánh vào khoảng
vượt: ................................................................................................................................... 26
2.5.4.3. Suất cắt đường dây khi sét đánh tại khoảng vượt của dây chống sét: .................. 34
2.5.5. Suất cắt đường dây khi sét đánh vào khu vực đỉnh cột: .......................................... 35
2.5.5.1. Số lần sét đánh vào đỉnh cột: ................................................................................ 35
2.5.5.2. Xác suất phóng điện khi sét đánh vào đỉnh cột: ................................................... 35
2.5.5.3. Suất cắt đường dây khi sét đánh vào đỉnh cột: ..................................................... 48
2.5.6. Tổng suất cắt của đường dây 220kV tính toán trong 03 trường hợp là: ................. 48
2.6. Kết luận: ..................................................................................................................... 48

Chương 3 - CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM SUẤT CẮT ĐƯỜNG DÂY 220kV
DỐC SỎI – QUẢNG NGÃI .............................................................................................. 49
3.1. Các giải pháp giảm suất cắt cho đường dây: .............................................................. 49
3.1.1. Lắp đặt chống sét van: ............................................................................................. 49
3.1.2. Tăng bát cách điện trên chuỗi sứ: ............................................................................. 49
3.1.2.1. Suất cắt đường dây khi sét đánh vòng qua dây dẫn: ............................................. 50
3.1.2.2. Suất cắt đường dây khi sét đánh vào giữa khoảng vượt: ...................................... 50
3.1.2.3. Suất cắt đường dây khi sét đánh vào khu vực đỉnh cột: ....................................... 50
3.1.2.4. Tổng suất cắt của đường dây 220kV tính toán trong 03 trường hợp là: .............. 51
3.1.3. Giảm góc bảo vệ:...................................................................................................... 51
3.1.4. Thay đổi điện trở nối đất của cột (bổ sung dây nối đất):........................................... 51
3.1.4.1. Tính toán số dây tiếp địa cần bổ sung cho trường hợp điện trở giảm còn 5Ω: .... 52
3.1.4.2. Tính toán số dây tiếp địa cần bổ sung cho trường hợp điện trở xuống còn 10Ω: 54
3.1.4.3. Tính toán số dây tiếp địa cần bổ sung cho trường hợp điện trở xuống còn
15Ω: ................................................................................................................................... 55
3.2. Tính toán kinh tế khi thực hiện các giải pháp giảm suất cắt: ..................................... 56
3.2.1. Lắp đặt chống sét van: ............................................................................................. 56
3.2.2. Tăng bát cách điện trên chuỗi sứ: ............................................................................. 56
3.2.3. Giảm góc bảo vệ: ..................................................................................................... 57
3.2.4. Thay đổi điện trở nối đất của cột (bổ sung dây nối đất): ......................................... 57
3.3. Lựa chọn giải pháp tối ưu cho đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi: ............... 59
3.3.1. Lắp đặt chống sét van: ............................................................................................. 59
3.3.2. Tăng bát cách điện trên chuỗi sứ: ............................................................................ 59


3.3.3. Giảm góc bảo vệ: ..................................................................................................... 60
3.3.4. Thay đổi điện trở nối đất của cột ( thay đổi Rc): ....................................................... 60
3.3.4.1. Tính toán số dây tiếp địa cần bổ sung cho trường hợp điện trở giảm còn 7.4Ω: . 60
3.4. Kết luận: ..................................................................................................................... 63
4. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................................... 63

5. Tài liệu tham khảo: ........................................................................................................ 65
6. Phụ lục: ............................................................................................................................ 1


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM SUẤT CẮT
CHO ĐƢỜNG DÂY 220KV DỐC SỎI – QUẢNG NGÃI
Học viên thực hiện : Trần Khương Non - Chuyên ngành
: Kỹ thuật điện
Mã số
: 60520202
- Khóa
: K34-DCH
Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN
Tóm tắt:
Nội dung của Luận văn chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng giông sét
đến quá trình vận hành đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi và đề xuất các giải
pháp cụ thể, hiệu quả nhất phù hợp với tình hình thực tế để giảm suất cắt cho đường
dây nói trên.
Trong quá trình vận hành đường dây này đã nhiều lần sự cố thoáng qua do sét
đánh và không đảm bảo suất cắt được giao chỉ tiêu bởi Tổng Công ty Truyền tải điện
Quốc gia. Do vậy, trong luận văn chúng em đã đi tính toán suất cắt của đường dây
trong các trường hợp sét đánh thẳng vào các phần tử của đường dây cụ thể đánh vào
các vị trí: Khoảng vượt, đỉnh cột và đánh vòng qua dây chống sét vào dây dẫn.
Sau khi nghiên cứu, tính toán suất cắt của đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng
Ngãi trong cách trường hợp sét đánh. Nội dung luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm giảm suất cắt đường dây về mức nhỏ nhất. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá
trình vận hành, mang lại lợi ích về kinh tế, đáp ứng nhu cầu cung cấp điện liên tục, an
toàn cho phụ tải khu vực trong thời gian lâu dài. Giải pháp được lựa chọn tối ưu nhất
để áp dụng cho đường dây là bổ sung 04 dây tiếp địa/01 cột cho toàn bộ hệ thống
đường dây đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi có trị số điện trở cột lớn hơn

10Ω.
Abstract:
The thesis mainly studied the effect of thunderstorm on operation of 220kV
transmission line Doc Soi – QuangNgai and proposed the most specificand
effectivemeasuresin accordance with the actual situation in order to reduce the line
cutting rate.
During operating, there have been many times occurred transient shut-downdue
to lightning strike and no ensuring the cutting rate given by National Power
Transmission Corporation.Therefore, in which the thesis we had to calculate the
cutting power of the line in the case oflightning directly at the elements of line,
specifically at overcoming, top of column and rounding lightning rods into conductor.
After study, calculation the cutting power rate of the 220kV transmission line
Doc Soi – QuangNgai in case of lightning strike. The thesis propose the measure to
reduce the cutting rate down minimum rate. In order to ensure safety operation,
economic benefits, supply power continuously, safety for area sub-loading of in long
time, the most optimal option of the solution to apply for the transmission line that is
doing additional 04 earthing wire/ 01 column for the all system of 220kV transmission
line Doc Soi – QuangNgai with column resistance >10Ω.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
3.1
3.2
3.3

Tên bảng

Trang

Xác suất hình thành hồ quang
Tổng hợp số lần sự cố ĐZ 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi
Thông số đường cong nguy hiểm khi sét đánh vòng qua dây chống
sét vào dây dẫn pha A
Xác suất phóng điện khi sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây
dẫn pha A
Thông số đường cong nguy hiểm khi sét đánh vòng qua dây chống
sét vào dây dẫn pha C
Xác suất phóng điện khi sét đánh vòng qua dây chống sét vào dây
dẫn pha C
Thành phần điện của điện áp cảm ứng theo pha A
Thành phần điện của điện áp cảm ứng theo pha C
Thành phần điện của điện áp cảm ứng theo pha A
Thành phần điện của điện áp cảm ứng theo pha C
Thành phần hỗ cảm giữa dây dẫn và khe sét

Điện áp trên dây chống sét
Thông số đường cong nguy hiểm khi sét đánh đỉnh cột theo pha A
Thông số đường cong nguy hiểm khi sét đánh đỉnh cột theo pha A
Bảng thể hiện trị số và suất cắt đường dây sau khi bổ sung dây tiếp
địa
Bảng thể hiện trị số tiếp địa và chi phí đầu tư của các giải pháp
Bảng so sánh chi phí đầu tư của các giải pháp

12
18
33
34
34
35
38
39
40
41
42
46
49
49
59
61
64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình vẽ

1.1
1.2
1.3
1.4
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
3.1
3.2
3.3
3.4

Tên hình vẽ

Trang

Ảnh của phóng điện sét trong tự nhiên
Dạng sóng của dòng điện sét
Góc bảo vệ âm bằng cách treo chuỗi cách điện kiểu hình chữ V
Đặt chống sét van đường dây
Sơ đồ tổng thể lưới điện 220 – 500kV của Truyền tải điện Quảng
Ngãi
Biểu đồ thống kê số lần sự cố hàng năm

Cấu tạo cột đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi
Khoảng cách phóng điện
Sét đánh vào dây chống sét tại khoảng vượt
Đường cong thông số nguy hiểm khi sét đánh vào khoảng vượt
pha A
Đường cong thông số nguy hiểm khi sét đánh vào khoảng vượt
pha C
Sét đánh vào đỉnh cột
Đường cong thông số nguy hiểm khi sét đánh vào đỉnh cột theo
pha A
Đường cong thông số nguy hiểm khi sét đánh vào đỉnh cột pha C
Hệ thống dây tiếp địa bổ sung
Biểu đồ trị số tiếp địa và suất cắt đường dây
Biểu đồ trị số tiếp địa và chi phí lắp đặt bổ sung dây tiếp địa
Biểu đồ so sánh chi phí lắp đặt của các giải pháp

5
6
11
13
16
19
20
23
26
33
35
37
48
50

57
58
61
64


1

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong hệ thống Truyền tải điện năng thì đường dây là phần tử dài nhất, đi qua
nhiều khu vực địa hình phức tạp nhất, ở nước ta với tần suất giông sét hàng năm khá
cao do vậy khả năng bị sét đánh trực tiếp vào đường dây gây sự cố ngắn mạch là điều
khó tránh khỏi.
Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để bảo vệ chống sét đường dây truyền
tải điện đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành lưới điện truyền tải
và phân phối điện năng đến phụ tải khi các hộ tiêu thụ đòi hỏi về chất lượng điện năng,
độ tin cậy trong cung cấp điện ngày càng cao.
Trong quá trình vận hành hệ thóng lưới điện truyền tải giông sét đánh vào
đường dây làm xuất hiện quá điện áp đặt lên cách điện và lan truyền dưới dạng sóng
quá điện áp có thể làm hư hỏng cách điện đường dây, phát sinh hồ quang duy trì dẫn
đến sự cố ngắn mạch hoặc lan truyền vào Trạm biến áp làm hư hỏng cách điện và các
thiết bị trong trạm, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện năng cho phụ tải khu vực, gây
hậu quả nghiêm trọng.
Trước yêu cầu về việc cung cấp điện liên tục, đảm bảo chất lượng cho phụ tải
như hiện nay thì việc giông sét thường xuyên đánh vào đường dây gây sự cố là điều
đòi hỏi người làm công tác kỹ thuật, quản lý lưới điện phải thường xuyên quan tâm,
nghiên cứu tìm tòi các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao khả năng chịu sét cho
đường dây tải điện.
Để giải quyết được vấn đề trên do giông sét gây ra khi chúng đánh vào đường

dây tải điện trên không người ta thường đưa treo dây chống sét (kết hợp nối đất thân
cột) nhằm giảm sác suất sét đánh thẳng vào dây dẫn, đặt chống sét van chống sét van
tại một số vị trí dọc đường dây, giảm điện trở suất trong đất, bổ sung tiếp địa cột, tăng
góc bảo vệ chống sét... Tuy nhiên do tính chất phức tạp của hoạt động giông sét đặc
biệt là ở Miền trung của ở nước ta nơi có mật độ giông sét cao, địa hình, địa chất phức
tạp cần thiết phải có những giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo chỉ
tiêu Kinh tế - Kỹ thuật cao để áp dụng những biện pháp thích hợp nhất có thể nhằm
giảm suất cắt do giông sét gây ra cho đường dây nói riêng và hệ thống điện truyền tải
điện nói chung.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu bảo vệ chống sét cho đƣờng dây:
2.1. Giới thiệu chung về đường dây:
Với sự phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập của đất nước, lưới điện
truyền tải cũng không ngừng cải tạo, từng bước nâng cao chất lượng để đảm bảo vận
hành an toàn, liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng điện năng cho phụ tải.
Hiện tại, Truyền tải điện Quảng Ngãi quản lý tổng cộng 91km đường dây 500kV
Pleiku – Dốc Sỏi và Dốc Sỏi – Đà Nẵng; 136km đường dây 220kV (Gồm: đường dây
220kV Tam Kỳ - Dốc Sỏi; đường dây 220kV Dốc Sỏi – Dung Quất; đường dây 220kV


2

Dốc Sỏi - Quảng Ngãi và đường dây 220kV Sơn Hà – Dốc Sỏi) cũng nằm trong vùng
thường xuyên có giông sét đặc biệt là đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi với
chiều dài gần 60km gồm 178 vị trí đi qua 05 huyện (gồm huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh,
Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và Mộ Đức của Tỉnh Quảng Ngãi); Về địa hình thì đường dây
hầu như các vị trí đều đi qua vùng đồi núi cao, chỉ một số ít vi trí nằm ở đồng bằng.
Theo thống kê trong những năm gần đây số lần sự cố do sét đánh đều vượt suất
chỉ tiêu do Tổng Công ty giao. Do vậy, hàng năm việc tính toán để giảm thiểu sự cố do
sét đánh vào các đường dây là một vấn đề cấp bách đòi hỏi đơn vị quản lý vận hành
phải đưa ra nhiều giải pháp thích hợp để hạn chế thấp nhất suất sự cố do sét đánh vào

đường dây.
2.2. Mục đích, nhiệm vụ chính:
- Phân tích một số nguyên nhân gây sự cố thoáng qua do sét đánh vào đường dây
220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi trong thời gian qua.
- Nghiên cứu một số giải pháp nhằm giảm suất cắt cho đường dây 220kV Dốc
Sỏi – Quảng Ngãi trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu về Kinh tế - Kỹ thuật nghiên cứu
trong tài liệu và một số giải pháp đã áp dụng trong thực tế.
- Trên cơ sở các chỉ tiêu về Kinh – Kỹ thuật đã phân tích đánh giá, lựa chọn và đề
xuất một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, mang lại hiệu quả cao và có thể áp
dụng cho đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi.
3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Trong nội dung luận văn nghiên cứu chủ yếu phân tích các giải pháp nâng cao
khả năng chịu sét cho đường dây đồng thời nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm giảm
suất cắt cho đường dây cụ thể như sau:
- Nghiên cứu các nguyên nhân gây sự cố lưới điện do sét đánh và hiện tượng quá
điện áp khí quyển.
- Tính toán tần suất cắt điện của 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi do giông sét gây
ra theo các số liệu cụ thể hiện tại trên đường dây.
- Phân tích một số giải pháp có thể giảm suất cắt cho đường dây.
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bổ sung tiếp địa cho đường dây 220kV Dốc
Sỏi – Quảng Ngãi để giảm suất cắt cho đường dây này.


3

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn:
4.1. Cơ sở lý luận:

- Nội dung của luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết kỹ thuật điện cao
áp.
- Các tài liệu nghiên cứu về kỹ thuật điện cao áp.
- Các quy trình, quy phạm trang bị điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Thông số kỹ thuật, quá trình vận hành thực tế của đường dây 220kV Dốc Sỏi –
Quảng Ngãi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Chủ yếu là phương pháp phân tích trên cơ sở lý thuyết đã có. Tính toán, so
sánh, đánh giá các số liệu trên cơ sở tính toán để lựa chọn giải pháp tối ưu áp dụng các
giải pháp giảm suất cắt cho đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi.
- Tham khảo, cập nhật các thông số vận hành, số lần sét đánh vào đường dây
trong quá trình vận hành đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi trong thời gian gần
đây (2013 - 2017) để có được số liệu thực tế và so sánh với số liệu đã phân tích.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài:
5.1. Ý nghĩa khoa học:
- Tính toán cụ thể các trường hợp suất cắt điện của đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng
Ngãi, nghiên cứu, tìm các giải pháp nhằm giảm suất cắt tối thiểu cho đường dây trong
quá trình vận hành thực tế.
- Sau khi đưa ra các giải pháp tiếp tục so sánh, lựa chọn các giải pháp phù hợp, hiệu quả
nhất để hạn chế suất cắt trên đường dây.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo vệ chống sét phù hợp, tối ưu nhất nhằm đảm
bảo yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, đảm bảo suất cắt cho đường dây theo yêu cầu đề ra.
6. Cấu trúc của luận văn (Gồm 03 chƣơng):
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƯỢNG GIÔNG SÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM SUẤT CẮT CHO ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN
1.1. Giới thiệu tổng quan về sét và hiện tượng giông sét.
1.2. Ảnh hưởng của giông sét đối với lưới điện Truyền tải đang vận hành.
1.3. Các giải pháp nhằm giảm suất cắt điện của đường dây.
Chƣơng 2 - PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN SUẤT CẮT CHO ĐƢỜNG DÂY 220kV

DỐC SỎI – QUẢNG NGÃI
2.1. Giới thiệu đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi.
2.2. Các thông số, dữ liệu của đường dây trên toàn tuyến, địa hình.
2.3. Giá trị điện trở suất, điện trở nối đất của từng vị trí cột đường dây.
2.4. Thống kê số lần sự cố trong thời gian gần đây.


4

2.5. Tính toán suất cắt cho một số trường hợp cụ thể trên đường dây 220kV Dốc Sỏi –
Quảng Ngãi.
Chƣơng 3 - CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM SUẤT CẮT ĐƢỜNG DÂY 220kV
DỐC SỎI – QUẢNG NGÃI
3.1. Các phương pháp giảm suất cắt cho đường dây.
3.1.1. Giảm xác suất phóng điện do sét đánh vòng.
3.1.2. Giảm xác suất phóng điện do sét đánh vào khoảng vượt và đỉnh cột.
3.1.3. Tính suất cắt cho đường dây khi lắp bổ sung dây tiếp địa.
3.2. Phân tích và lựa chọn giải pháp.
3. Kết luận.


5

Chƣơng 01 - TỔNG QUAN VỀ HIỆN TƢỢNG GIÔNG SÉT VÀ CÁC GIẢI
PHÁP GIẢM SUẤT CẮT CHO ĐƢỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN
1.1. Giới thiệu tổng quan về sét và hiện tượng giông sét xuất hiện trong tự
nhiên.
Sét là sự phóng điện tự nhiên của thời tiết trong khí quyển giữa các đám mây
mang điện tích trái dấu hay là giữa câc đám mây với đất, đi kèm theo giông sét là tiếng
sấm, chớp. Các đám mây mang điện tích là do kết quả của sự của các điện tích âm,

điện tích dương tập trung trong đám mây.
Phần dưới của các đám mây thường mang điện tích âm, giữa đám mây và đất hình
thành các tụ điện: Mây – đất, ở phần dám mây thường mang điện tích dương. Vùng
điện tích âm chính nằm ở khu vực có độ cao 6 km,vùng điện tích dương ở phần trên
đám mây ở độ cao 8-12km và một khối điện tích dương nhỏ phía dưới chân mây.
Cường độ điện trường của tụ điện mây – đất tăng dần lên và nếu tại chổ nào đó
cường độ điện trường đạt tới giới hạn 25 – 30kV/cm thì không khí bị ion hóa và trở
nên dẫn điện. Trong loại sét đánh xuống đất người ta phân chúng ra làm hai loại: sét
âm và sét dương; Sét âm (90%) chủ yếu xuất hiện từ phần dưới đám mây đánh xuống
đất. Sét dương (10%) thường xuất hiện từ trên đỉnh đám mây đánh xuống. Loại sét
dương này xuất hiện khá bất ngờ và rất nguy hiểm vì trời vẫn quang sáng và phần
dưới của đám mây chưa có mưa.

Hình 1.1: Ảnh của phóng điện sét trong tự nhiên


6

Sự phóng điện của sét đƣợc chia làm ba giao đoạn:
Phóng điện giữa đám mây và đầu tiên bắt đầu bằng sự xuất hiện của một dòng
sáng phát triển xuống mặt đất và phát triển thành từng đợt với tốc độ 100 –
1.000km/s dòng này mang phần lớn điện tích của đma mây tạo nên ở đầu cực của nó
một điện thế rất cao hàng triệu vôn. Giai đoạn này gọi là giai đoạn phóng điện tiên
đạo.
Khi dòng điện tiên đạo bắt đầu hình thành và phát triển xuống đất hay là các
vật dẫn điện nối với đất thì giai đoạn thứ hai của sự phóng điệ sét cũng được bắt
đầu. Đây là giai đoạn chủ yếu phóng điện của sét. Trong giai đoạn này thì các điện
tích dương của đất di chuyển mạnh và di chuyển có hướng theo dòng tiên đạo với
tốc độ cao và trung hòa với các điện tích âm của dòng tiên đạo.
Sự phóng điện được đặc trưng bởi dòng điện lớn qua chổ sét đánh gọi là dòng

điện sét. Không khí tại khu vực phóng điện sét được nung nóng rất cao khoảng
10.0000C đồng thời giản nở rất phức tạp và tạo thành tiếng nổ lớn.
Dòng điện sét sẽ kết thúc sự di chuyển các điện tích của đám mây mà ngay tại
đó nó bắt đầu phóng điện, và sự lóe sáng cảu các tia chớp cúng bắt đầu biến mất ở
giai đoạn thứ ba.
Theo nghiên cứu thì dòng điện sét được ghi trên máy hiện sóng cực nhanh có
dạng như hình vẽ sau:

Hình 1.2: Ảnh dạng sóng của dòng điện sét


7

Các tham số chủ yếu của dòng điện sét là Độ dốc đầu sóng a và biên độ sét Is.
amax = dI/dt
Dòng điện sét có biên độ rất cao nhưng thường không vượt quá 200 – 300kA.
Độ dốc cực đại của dòng điện sét không vượt quá 50kA/μgγ.
Biên độ dòng điện sét càng lớn thì độ dốc của của dòng điện sét cũng lớn dần
theo dòng điện sét.
1.1.1. Cực tính của dòng điện sét.
Người ta tính cường độ hoạt động trung bình của sét là số ngày có giông sét trung bình
hoặc tổng số giờ có giông sét trung bình trong một năm ở mỗi khu vực lãnh thổ và mật
độ trung bình của sét trong khu vực đó, nghĩa là số lần sét đánh vào một đơn vị diện tích
mặt đất (1km2) trong một ngày sét.
1.1.2. Độ dốc đầu sóng dòng điện sét và xác suất xuất hiện dòng điện sét:
Muốn xác định độ dốc dòng điện sét, người ta thường dùng một khung bằng dây dẫn
treo cạnh cột thu sét. Các đầu dây của khung nối vào một hoa điện kế để đo biện độ của
điện áp.
Độ dốc đầu sóng dòng điện sét cũng thay đổi trong một phạm vi rộng.
Ở các vùng đồng bằng được xác định theo công thức:

a

a

a  e15,7  10 36
ln a 

a
;
15,7

lga 

a
36

Hay
Trong đó υa là xác suất xuất hiện dòng điện sét có độ dốc đầu sóng dòng điện sét.
- Ở những vùng núi cao, xác suất xuất hiện dòng điện sét có cùng độ dốc đầu sóng
thường thấp hơn và có thể xác định theo công thức:

a  10

a
18

e

a
7,82


Theo kết quả thực nghiệm đo đạc cho thấy phần lớn sóng dòng điện sét có thời gian đầu
sóng từ τđs = 1 ÷ 10 µs thường gặp là từ 1 ÷ 4µs và độ dài sóng trong khoảng τs = 20 ÷
100 µs. Khi tính toán thiết kế người ta thường lấy thời gian đầu sóng là τđs = 1,2 µs và
độ dài sóng trung bình là 50µs.
1.1.3. Biên độ dòng sét và sự xuất hiện của sét:
Dòng điện sét có trị số lớn nhất vào lúc xuất hiện sự phóng điện chủ yếu lên đến trung
tâm điện tích của đám mây. Nếu nơi bị sét đánh có nối đất tốt, điện trở nối đất không
đáng kể, thì trị số lớn nhất của dòng điện sét, như đã trình bày ở trên, bằng dòng điện is
= σ.υ. Còn nếu điện trở nối đất của vật bị sét đánh có một trị số R nào đó thì dòng điện
z
sét qua vật đó sẽ giảm theo quan hệ is   .. 0 với z0 là tổng trở sóng của khe sét,
z0  R
có trị số trong khoảng 200÷500 Ω.


8

Như vậy, nếu điện trở nối đất R thay đổi từ 0 ÷ 30Ω thì dòng điện qua vật bị sét đánh
chỉ giảm khoảng 10%. Điện trở nối đất của cột và dây thu sét trong hệ thống điện
thường ít khi quá 20 ÷ 30Ω, nên trong tính toán có thể lấy gần đúng trị số cực đại của
dòng điện sét is = σ.υ.
Kết quả đo đạt trong nhiều năm ở nhiều nơi cho thấy biên độ dòng điện sét biến thiên
trong phạm vi rất rộng, từ vài kA đến vài trăm kA, nhưng phần lớn thường dưới 50kA
và rất hiếm khi vượt quá 100kA.
Trong tính toán chống sét có thể dùng quy luật phân bố xác suất biên độ chống sét gần
đúng sau, cho vùng đồng bằng:
is  e-is /26  10-is /60

ln is 


is
i
hay lgis  s
26
60

tức
với is là xác suất xuất hiện dòng điện sét có biên độ bằng hoặc lớn hơn is.
Thông thường ở các vùng đồi núi cao, biên độ dòng điện sét bé hơn so với những vùng
đồng bằng, lý do là khoảng cách từ đất đến các đám mây giông ngắn hơn nên việc
phóng điện sét đã xảy ra sớm hơn, ngay khi mật độ điện tích của các đám mây còn nhỏ.
Ở đây xác suất xuất hiện dòng điện sét có biên độ lớn thấp hơn.
 is
30

is
30
1.1.4. Cường độ hoạt động của sét và mật độ sét:
Cường độ hoạt động của sét được thể hiện qua số ngày trung bình có dòng điện sét hàng
năm hoặc tổng số giờ trung bình có giông sét hằng năm.
Cường độ hoạt động của sét không theo quy luật nhất định và rất khác nhau ở các vùng
có thời tiết không đồng nhất. Thông thường cường độ hoạt động của sét tăng dần từ nơi
có độ ẩm không khí và nhiệt độ cao hơn, tạo điều kiện để dễ dàng cho sự hình thành
mây giông sét.
Theo kết quả khảo sát thì trên tất cả bề mặt trái đất trong mỗi giây xảy ra khoảng 100 lần
phóng điện do giong sét tạo nên, nghĩa là mỗi ngày có khoảng 8÷9 triệu lần sét đánh
xuống bề mặt trái đất.
Trên thực tế ngay trong cùng một một điều kiện khí hậu thì cường độ hoạt động của
giông sét cũng có thể khác nhau nhiều, do các điều kiện khí tượng thuỷ văn địa chất của

từng khu vực khí hậu thay đổi phức tạp.
1.2. Ảnh hưởng của giông sét đối với lưới điện Truyền tải đang vận hành.
Khi sét đánh vào đường dây tải điện trên không xuất hiện quá điện áp đặt lên cách điện
và lan truyền dưới dạng sóng quá điện áp khí quyển có thể làm hư hỏng cách điện
đường dây, phát sinh hồ quang duy trì dẫn đến sự cố ngắn mạch hay lan truyền vào
Trạm biến áp làm hư hỏng cách điện và các thiết bị trong trạm, ảnh hưởng đến việc cung
cấp điện năng cho phụ tải khu vực.

i  10
s

hay lgis 


9

Quá điện áp khí quyển: Quá điện áp khí quyển phát sinh khi sét đánh trực tiếp vào
đường dây hoặc sét đánh gần công trình đường dây gây cảm ứng lên đường dây, thiết bị
dang mang điện vận hành. Do dòng điện sét rất lớn nên quá điện áp do dòng điện sét là
nguy hiểm nhất. Đặc điểm quá điện áp khí quyển là tính chất ngắn hạn, tức thời của nó,
thời gian phóng điện sét kéo dài trong vài chục micro giây đồng thời điện áp tăng cao có
đặc tính xung.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự cố do sét của đường dây truyền tải như mức cách
điện của đường dây, điện trở tiếp địa, cấu hình cột, hoạt động thời tiết, đặc điểm địa
hình, khí hậu mà đường dây đi qua...
Trong đó, yếu tố địa hình có ảnh hưởng khá lớn tới sự cố do sét của đường dây. Các
tham số địa hình được xét đến ở đây bao gồm:
- Mật độ giông sét khu vực đường dây đi qua.
- Độ cao chân cột và độ cao đỉnh cột so với mực nước biển.
- Loại địa chất nơi đường dây đi qua.

Sau đây ta sẽ xét đến ảnh hưởng của từng tham số tới sự cố do sét đánh của
đường dây truyền tải.
1.2.1. Mật độ giông sét tại khu vực đường dây đi qua.
Mật độ sét là đại lượng đặc trưng cho cường độ hoạt động giông sét của từng khu
vực. Giá trị của mật độ giông sét được xác định bằng trung bình của tổng số lần sét
dánh vào mặt đất trên 1km2/năm. Trị số này khác nhau theo từng khu vực, phụ thuộc
vào đặc điểm địa hình khí hậu và thời tiết tại khu vực đó.
1.2.2. Độ cao của cột so với mực nước biển.
Đặc điểm của đường dây truyền tải là trải dài trên khắp lãnh thổ từ Bắc vào Nam,
đường dây đi qua vùng đồng bằng hoặc vùng đồi núi cao. Những vùng đường dây đi
qua khác nhau có độ cao so với mực nước biển cũng khác nhau. Vì vậy, thông số về
độ cao chân cột và độ cao đỉnh cột so với mực nước biển cũng khác nhau. Nhìn chung,
thì tại các vị trí càng cao thì mật độ sét đánh thẳng vào đường dây càng lớn... Hoạt
động giông sét mạnh thường xuất hiện ở những vùng núi cao, những cột nằm ở vị trí
này thường dễ bị sự cố nhất.
1.2.3. Suất sự cố theo địa chất tại khu vực xung quanh chân cột.
Như đã nói ở trên, do đặc điểm của đường dây truyền tải là trải dài trên khắp lãnh
thổ mà mỗi vùng miền thì có những đặc điểm về địa chất khác nhau nên điện trở suất
trong đất tại khu vực xung quanh chân cột cũng khác nhau. Đối với những vùng có
điện trở suất đất cao thì dòng điện sét tản trong đất khó khăn hơn và suất sự cố cao hơn
và sự cố đường dây cũng thường tập trung váo khu vực này.


10

1.3. Các giải pháp nhằm giảm suất cắt điện của đường dây.
Đường dây là phần tử dài nhất trong lưới điện nên thường bị sét đánh và chịu tác
dụng của quá điện áp khí quyển. Do vậy khi khảo sát, xây dựng đường dây tải điện thì
đi đôi với việc giải quyết vấn đề bảo vệ cho đường dây hay giảm suất cắt cho đường
dây khi có sét đánh trực tiếp vào đường dây.

Xuất phát từ thực tế của dòng điện sét đánh vào đường dây hàng năm và từ việc
tính toán suất cắt do sét người ta đưa ra các giải pháp giảm suất cắt cho đường dây
được sử dụng trong khu vực và trên thế giới bao gồm các phương pháp chính như sau:
- Treo dây chống sét.
- Giảm góc bảo vệ.
- Đặt chống sét van đường dây.
- Tăng cường cách điện đường dây.
- Bổ sung dây nối đất.
1.3.1. Treo dây chống sét.
Dây chống sét làm nhiệm vụ bảo vệ chống sét đánh thẳng cho dây dẫn (dây pha)
nhưng chưa phải là an toàn tuyệt đối mà vẫn còn khả năng sét đánh vào dây dẫn.
Ngay từ những năm 1910 người ta đã xác nhận hiệu quả của hệ thống dây nối đất
trong việc làm giảm quá điện áp khí quyển. Hiệu quả của dây nối đất thể hiện trong 2
cách sau:
- Thu hút các phóng điện sét về phía mình, ngăn chặn sét đánh trực tiếp dây dẫn.
- Tản một phần dòng sét vào dây nối đất, làm giảm phần dòng điện sét tản vào đất
nhờ vào dây nối đất có điện trở nhỏ.
Giải pháp này là một lựa chọn tương đối khả thi trong trường hợp cần cải thiện
suất cắt của đường dây đang vận hành. Giải pháp áp dụng thích hợp nhất cho đường
dây tải điện ở các khu vực có điện trở suất của đất lớn hoặc những nơi thường xảy ra
phóng điện trên cách điện đường dây.
1.3.2. Giảm góc bảo vệ α.
Vì độ treo cao trnug bình của dây dẫn thường lớn hơn 2/3 độ treo cao của dây
chống sét nên có thể không cần đề cập đến phạm vi bảo vệ mà hiển thị bằng góc bảo
vệ α là góc giữa đường thẳng đứng với đường thẳng nối liền dây thu sét và dây dẫn.
Có thể tính toán được trị số giới hạn của góc bảo vệ là 31o(tg α =0,6) và
thực tế thường lấy khoảng 20÷25o.
Hiện nay trên thế giới đang sử dụng phương pháp giảm suất cắt do sét bằng
cách tạo góc bảo vệ âm như sau:
- Các tính toán suất cắt dựa trên giả thiết sét đánh thẳng đứng cho nên về

nguyên tắc góc bảo vệ α =0 là không có dây thu sét.
- Góc bảo vệ α
ảm, dòng sét đánh vào dây dẫn càng nhỏ và ngược lại.


11

- Trên thực tế luôn tồn tại góc đánh của sét nào đó khác không cho nên cần
thực hiện góc bảo vệ âm.
Hiện nay vẫn đang sử dụng phương pháp tạo góc bảo vệ âm bằng cách
treo chuỗi cách điện trên cột điện theo kiểu hình chữ V như sau:

Hình 1.3 – Góc bảo vệ âm bằng cách treo chuỗi cách điện kiểu hình chữ V
Theo Quy phạm Trang bị điện thì: Khoảng cách hai dây luôn luôn phải lớn
hơn hoặc bằng 5m, khoảng cách giữa dây dẫn và phần không mang điện phải đảm
bảo khoảng cách an toàn phóng điện tùy theo cấp điện áp quy định của hệ thống.
Với việc treo cách điện theo kiểu hình chữ V có độ lệch gần bằng 0 Có thể
tính toán cụ thể nếu khả thi với từng loại kết cấu đường dây và cấp điện áp khác
nhau.
1.3.3. Tăng chiều dài chuỗi cách điện của đường dây.
Với mục đích của giải pháp này là: Tăng chiều dài chuỗi sứ là tăng đường rò,
kéo dài khoảng cách mỏ phóng, tăng dòng điện ngưỡng xảy ra phóng điện đối với
cả sét đánh vào đường dây chống sét và dây dẫn.
Biện pháp thực hiện: Bổ sung thêm từ 1 đến 3 bát sứ cùng chủng loại vào
chuỗi sứ hiện hữu trên đường dây.
Quá trình tăng chiều dài chuỗi cách điện đường dây dẫn đến giảm xác suất
hình thành hồ quang duy trì trên cách điện được thực hiện bằng cách giảm cường độ
điện trường dọc theo đường phóng điện trên chuỗi sứ. Với trường hợp này thì nó



12

xuất hiện điện áp làm việc có thể giảm tới khoảng 0,1÷0,2kV/m và xác suất hình
thành hồ quang còn 10÷20% so với trước.
Trường hợp khi có phóng điện xảy ra trên chuỗi cách điện của đường dây
máy cắt có thể bị cắt ra nếu có xuất hiện hồ quang tần số công nghiệp tại nơi phóng
điện. Xác suất hình thành hồ quang η phụ thuộc vào điện áp làm việc trên cách điện
pha của đường dây và độ dài cách điện của đường dây đó. Có thể xác định η theo
bảng sau:

Elv =

Ulv
lcs
η

(kV/m)

50

30

20

10

0,6

0,45


0,25

0,1

Bảng 1.1: Xác suất hình thành hồ quang
Trong đó: Ulv – điện áp pha
lcs – chiều dài chuỗi sứ
- Tuy nhiên trong quá trình khảo sát lập phương án, thiết kế phải chú ý đảm
bảo khoảng cách an toàn tránh hiện tượng phóng điện trong không khí gây sự cố
cho đường dây.
1.3.4. Đặt chống sét van đường dây.
Với yêu cầu về độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, nhằm giảm thiểu các
vụ sự cố do quá điện áp khí quyển gây nên, Gần đây trên lưới truyền tải người ta
triển khai lắp đặt các thiết bị chống sét van tại một số vị trí trên đường dây với mục
đích là giảm rủi ro chọc thủng cách điện do quá điện áp khí quyển và do quá điện áp
thao tác.
Chống sét van đường dây dùng để bảo vệ đường dây có nguyên lý hoạt động
khác so với hầu hết các kiểu chống sét khác. Đối với chống sét van đường dây,thì
dòng điện sét được dẫn trên dây dẫn. Đối với các trường hợp chống sét khác, dòng
điện sét được cách ly khỏi dây dẫn. Trường hợp này chủ yếu là giảm dòng điện sét
khi sét đánh vòng qua dây dẫn. Phương pháp lắp đặt được thể hiện qua hình vẽ
sau:


13

Hình 1.4: Đặt chống sét van đường dây
1.3.5. Thay đổi điện trở của cột (bổ sung dây nối đất).
Hiện tại đa phần đường dây cao áp và siêu cao áp đều đi qua vùng núi cao có
điện trở suất của đất tương đối cao và không đồng đều, nhiều khu vực có mật độ giông

sét hàng năm cao. Việc giảm điện trở cột để cải thiện sóng quá điện áp xuất hiện trên
cột là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm xác suất phóng điện cho
đường dây. Giải pháp này được thực hiện như sau:
- Bổ sung các cọc, thanh tiếp địa vào hệ thống tiếp địa hiện hữu để giảm điện trở
Rc của cột.
- Bổ sung thêm nhiều dây tiếp địa vào hệ thống tiếp địa củ của đường dây đang
vận hành để giảm điện trở Rc của cột.


14

1.4. Kết luận.
Như vậy, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên nhân gây sự cố do sét
đánh vào đường dây, nội dung trong chương 01của luận văn cũng đưa ra một số giải
pháp để hạn chế thấp nhất suất cắt cho các đường dây cao áp đang vận hành. Việc lựa
chọn, áp dụng giải pháp thích hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về khí hậu vùng
miền, địa hình, địa chất… nơi đường dây đi qua.
Ngoài ra, hiện nay trên thế giới một số nước thiết kế đường dây dẫn điện trên
không lựa chọn hướng tuyến để tránh vùng có mật độ sét hàng năm cao. Dựa trên bản
đồ phân bố sét, kết quả quan trắc thu thập sét, tùy theo tình hình đường dây đi qua là
vùng đồng bằng, thung lũng, đồi dốc…để lựa chọn hướng tuyến phù hợp. Trường hợp
này người ta ưu tiên lựa chọn tuyến đường dây đi qua vùng đồng bằng, dưới thung
lũng, sườn dốc. Hạn chế lựa chọn tuyến đường dây đi qua địa hình đồi dốc, vượt thung
lũng, trên đỉnh đồi cao.


15

Chƣơng 02 - PHÂN TÍCH, TÍNH TOÁN SUẤT CẮT CHO ĐƢỜNG DÂY
220KV DỐC SỎI – QUẢNG NGÃI

2.1.Giới thiệu đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi:
Công trình đường dây 220kV Dốc Sỏi – Quảng Ngãi được xây dựng nhằm hoàn
thiện lưới điện, tăng khả năng truyền tải trên đường dây và tăng độ tin cậy an toàn
cung cấp điện liên tục cho khu vực tỉnh Quảng Ngãi và các khu vực lân cận. Ngoài ra
việc xây dựng công trình này để tiếp nhận nguồn điện năng từ Nhà máy thủy điện
Thượng nguồn Kon Tum nhằm trung chuyển điện năng của nhà máy vào lưới điện
Quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng điện năng, tạo liên kết lưới điện 220kV trong
khu vực tỉnh Quảng Nam, Bình Định và khu vực Tây Nguyên tăng độ tin cậy ổn định
cho hệ thống điện, điều độ hỗ trợ công suất cung cấp điện trong hệ thống được linh
động và an toàn hơn.
Địa hình tuyến đường dây đi qua tương đối phức tạp chủ yếu vượt qua đồi núi
cao, thung lũng sâu và một số vượt qua đồng ruộng. Theo khảo sát thì đoạn tuyến đi
qua các khu vực này có mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu > 7m.
Điện trở suất của đất tùy thuộc vào từng vùng đất tuyến đường dây đi qua có trị
số dao động từ
. Chủ yếu là đất sét, đất sỏi sạn.


×