Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển của hoạt động nạo vét tuyến luồng sông cấm hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.82 KB, 64 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Đinh Đức Phương
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì một công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hải phòng, ngày

tháng 3 năm 2015

Người cam đoan

Đinh Đức Phương

1


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành chương trình cao học và luận văn tốt
nghiệp này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của
Thầy, Cô trường Đại học hàng hải Việt Nam.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn đến Quý Thầy, Cô trường Đại học
hàng hải Việt Nam đặc biệt là những Thầy, Cô đã tận tình dạy bảo cho tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin cám ơn Thầy giáo, TS. Trần Văn Lượng đã dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.


Tôi đã cố gằng hết sức hoàn thành luận văn bằng tất cả năng lức của
mình, tuy nhiên không để tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp quý báu của các Thầy, Cô và các bạn.

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

WHO

Tổ chức y tế thế giới

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

CTNH


Chất thải nguy hại

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

CTR

Chất thải rắn

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

2.1

Nhu cầu sử dụng nhiên liệu phục vụ cho công trình

2.2

Hệ số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt


2.3

Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

2.4

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

2.5

Dự tính lượng CTR phát sinh

2.6

Chất thải nguy hại phát sinh

3.1

Các công trình xử lý môi trường

3.2

3.3
3.4

Vị trí quan trắc, giám sát môi trường khu vực cảng
Vicoship đến ngã ba Đình Vũ
Kỹ thuật và phương pháp phân tích chất lượng không
khí
Phương pháp và thiết bị phân tích chất lượng nước


4

Trang


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình

2.1

Máy đào gàu dây

2.2

Sà lan chở bùn

2.3
2.4

Sơ đồ của hoạt động nạo vét và các yếu tố tác động môi
trường của hoạt động
Cẩu múc bùn đất lên sà lan

5

Trang



MỤC LỤC

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với đà phát triển mạnh về kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập quốc
tế và khu vực, các vấn đề về môi trường đang ngày càng trầm trọng và trở
thành vấn đề quan tâm của toàn nhân loại. Một trong những mối quan tâm đó
là sự ô nhiễm môi trường biển đang được đặt ra rất gay gắt.Môi trường
nước, biển của Việt Nam là một trong những đối tượng chịu tác động và đe
dọa nghiêm trọng khi ngày càng nhiều các khu công nghiệp, khu đô thị và du
lịch được xây dựng dọc các con sông và ven biển, khiến lượng chất thải gia
tăng một cách đột biến.Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra
biển như dầu và sản phẩm dầu, nước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ
sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và một số chất ô nhiễm khác.
Hầu hết những sông lớn của Việt Nam đều chảy qua các khu dân cư tập
trung, các khu công nghiệp và những vùng nông nghiệp phát triển trước khi
đổ ra biển, mang theo toàn bộ chất ô nhiễm nó nhận được trong đất liền, gây ô
nhiễm môi trường biển. Một trong những nguyên nhân đó là hoạt động thi
công, nạo vét các tuyến luồng, vũng quay, bến cảng. Do vậy, để giải quyết
vấn đề ô nhiễm của các con sông thì chúng ta cần phải giảm thiểu tác động
của hoạt động nạo vét đến môi trường biển.
Hiện nay, theo khảo sát và thực tế trên khu vực tuyến luồng sông Cấm
– Hải Phòng thì các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cũng là tác nhân gây
ra ô nhiễm như:
- Ô nhiễm không khí gây ra bởi các hoạt động thường ngày. Tàu và các
phương tiện vận chuyển, nhà máy, máy móc xả thải các chất ô nhiễm COx,


7


SO2, NOx, bụi v.v. vào môi trường, dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm không khí
và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người dân sống gần cạnh khu vực.
- Ô nhiễm ồn và rung đã trở thành vấn đề môi trường, do mối quan tâm
tới ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ con người ngày càng gia tăng, ví dụ như bị
lãng tai, gây bực mình, rối loạn giấc ngủ… Sự phát triển cảng cũng là lý do
chính cho việc gia tăng tiếng ồn trong khu vực.
- Ô nhiễm nước: Các cảng biển ở Hải Phòng nằm trong vùng cửa sông.
Các hoạt động cảng và công nghiệp, dịch vụ đi kèm gây ra các tác động (tiêu
cực) lớn tới chất lượng nước vùng nước cảng và các thuỷ vực lân cận thuộc
sông, cửa sông và biển. Vì vậy cần thiết phải quan trắc chất lượng nước quanh
các khu vực cảng và theo dõi quá trình thay đổi chất lượng môi trường của
các thuỷ vực.
- Chất lượng đất và trầm tích. Việc xây dựng và duy tu cảng, tuyến
luồng trên khu vực sông đòi hỏi việc nạo vét trầm tích khu vực cảng nhằm
phát triển cơ sở hạ tầng cảng, các xí nghiệp khu cầu cảng, các công trình trên
sông ... và đảm bảo độ sâu cần thiết cho luồng tàu ra vào cảng. Vì vậy, chất
lượng đất và trầm tích có thể bị ảnh hưởng tiêu cực qua sự phát triển của
cảng.
Trong nội dung luận văn tốt nghiệp này tác giả sẽ trình bày về “ Nghiên
cứu, đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển của
hoạt động nạo vét tuyến luồng sông Cấm - Hải Phòng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường biển;
- Tác động tiêu cực của hoạt động nạo vét đến môi trường biển;

8



- Nghiên cứu, tham khảo về các vấn đề bảo vệ môi trường tại tuyến
luồng sông Cấm - Hải Phòng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hoạt động thi công, xây
dựng, nạo vét trên tuyến luồng, vũng quay, bến cảng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những quy định pháp luật, Công ước,
Hiệp ước, Thông tư, Nghị định, các tác động của hoạt động nạo vét trên các
tuyến luồngsông Cấm - Hải Phòng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứucủa đề tài là sử dụng phương pháp phân tích,
thống kê, đánh giá, tổng hợp các tác động của hoạt động nạo vét để từ đó đưa
ra các giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển nói chung và sông
Cấm nói riêng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học.
Đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự ra đời và
phát triển của nhiều nhà máy, xí nghiệp với lượng chất thải và khí thải ra môi
trường rất lớn, nếu không có hoạt động bảo vệ môi trường, không xử lí chất
thải trước khi thải ra môi trường thì gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với
sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển bền vững của đất nước.
Đề tài nghiên cứu nhằm giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, phòng
ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường,

9


khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác sử

dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn.
• Môi trường biển bị ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, việc
chúng ta xác định các nguyên nhân, tác động để từ đó đề xuất ra
các giải pháp làm giảm thiểu tác động gây ô nhiễm từ hoạt động
nạo vét là việc làm có ý nghĩa.
Nhờ hoạt động bảo vệ môi trường đã phần nào hạn chế được những tác
hại do chất thải và khí thải của các nhà máy, xí nghiệp… Bên cạnh đó hoạt
động bảo vệ môi trường môi trường càng có ý nghĩa hơn nữa khi thế giới hiện
nay đang đứng trước thực trạng là Trái đất đang nóng dần lên, thì vấn đề bảo
vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà là của toàn nhân
loại. Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là
nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc
gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN
1.1. Quy định, pháp luật về bảo vệ môi trường biển.
Với sự phát triển của luật biển quốc tế và xu hướng tiển ra biển của các
nước nên ngày càng có nhiều đường biên giới xuất hiện trên biển. Trong một
thế giới ngày càng phức tạp hơn, có nhiều mối quan hệ vượt ra khỏi phạm vi
quốc gia, luật pháp cũng ngày càng được sử dụng nhiều như một công cụ hợp
tác để thực hiện các mục tiêu chung. Hợp tác quốc tế không chỉ đơn thuần là
một sự lựa chọn, nó là một sự cần thiết. Các nghĩa vụ cơ bản của quốc gia
trong bảo vệ môi trường đã dần được thiết lập và ghi nhận trong các điều ước
quốc tế. Đó là:
- Nghĩa vụ không gây hại về môi trường. Các chủ quyền của quốc gia

không được gây ra những thiệt hại về môi trường cho các quốc gia khác
(Nguyên tắc 2 của tuyên bố Stockholm về môi trường của con người năm
1972) [1]
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường (không khí, đất, biển). Nghĩa vụ bảo vệ
môi trường là trách nhiệm quốc tế của tất cả các quốc gia (Điều 30 của Hiến
chương quyền và nghĩa vụ của các quốc gia năm 1974) [2]
- Nghĩa vụ bảo vệ con người và môi trường chống ô nhiễm không khí
(Điều 2 của Công ước ô nhiễm khí xuyên biên giới năm 1979) [3]
- Nghĩa vụ sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, chống lãng phí (Điều 10 của Hiến chương quốc tế về Thiên nhiên năm
1982) [4]
- Nghĩa vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường.

11


- Nghĩa vụ thông tin về môi trường.
- Nghĩa vụ bảo vệ sự đa dạng sinh học.
- Giải quyết hòa bình giữa các tranh chấp về môi trường.
1.2. Các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển và phòng chống ô
nhiễm môi trường biển.
- Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 [5]
Công ước được ký kết từ ngày 07 đến ngày 11/12/1982 tại MontegoBei, Jamaica. Công ước có hiệu lức từ ngày 16/122/1994. Ngày 23/6/1994,
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị quyết phê
chuẩn Công ước này (Việt Nam đăng ký lưu chiểu thư phê chuẩn Công ước
ngày 14/7/1994 tại Liên hợp quốc)
Công ước có 17 phần, 320điều, 9 phụ lục và 4 nghị quyết. Công ước
liên quan đến bảo vệ môi trường biển, phòng chống ô nhiễm biển. Công ước
có cả phần XII về bảo vệ và giữ gìn môi trường biển gồm 46 điều với nội
dung chính sau :

+ Xác định nguồn ô nhiễm môi trường biển: Công ước đã đưa ra cách
phân loại các nguồn ô nhiễm môi trường một cách khoa học và thống nhất.
Công ước yêu cầu các quốc gia tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để
ngăn ngừa, giảm bớt và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ bất kỳ nguồn
nào.
+ Nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển. Quốc
gia có quyền tối cao để khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình nhưng
họ vẫn phải thi hành các chính sách về môi trường để bảo vệ môi trường biển.

12


Có thể nói, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là đạo
luật cơ bản chứa đựng những quy tắc chung nhất về chống ô nhiễm biển ở cấp
độ toàn cầu, của khu vực cũng như của quốc gia.
- Công ước MARPOL 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra
[6]
Công ước có hiệu lực từ năm 1983, và hàng năm đều được sửa đổi bổ
sung. Công ước bao gồm 6 phụ lục và 2 Nghị định kèm theo với mục tiêu là
thông qua các biện pháp toàn diện tiến tới chấm dứt toàn bộ việc chủ tâm làm
ô nhiễm môi trường biển nhưng trước mắt là kiểm soát, chế ngự và hạn chế
tới mức thấp nhất các việc thải các chất có hại xuống biển. Để đạt được mục
đích này, Công ước đưa ra:
+ Các quy định giới hạn nghiêm ngặt về đổ thải xuống biển dầu, các
chất độc hại và hóa chất, rác và nước thải từ các hoạt động thường ngày của
tàu;
+ Các quy định về các tiêu chuẩn cho tàu vận chuyển các chất độc hại
đóng gói;
+ Các quy định về các giới hạn cho việc thải các chất ô nhiễm khí thải
từ tàu;

+ Các quy định về các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về đóng tàu và các thủy
thủ nhằm giảm thiểu mức độ tràn dầu và hóa chất trong trường hợp tai nạn;
+ Các quy định về các khu vực đặc biệt và với các chỉ tiều đổ thải tại
các cảng, các công trình trên biển;
+ Các quy định về thanh tra và giám sát thường kỳ bảo đảm sự tuân
thủ;

13


+ Các quy định về chế độ báo cáo sự cố liên quan đến dầu, các chất
lỏng độc hại chở rời, hoăc các chất lỏng đọc hại đóng gói;
+ Thiết lập hệ thống hợp tác giữa các chính phủ trong việc phát hiện ô
nhiễm và cưỡng chế tuân thủ các quy định của Công ước…
- Tuyên bố RiodeJaneiro năm 1992 [7]
Hội nghị họp tại Johannesburg, một thành phố ở Miền Bắc nước cộng
hoà Nam Phi năm 2002, nhằm đánh giá lại 10 năm thực hiện Tuyên bố Rio de
Janeiro và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) năm 1992. Tại Hội nghị, các
nước đều đưa ra Chương trình nghị sự 21 của nước mình dựa trên các đặc
điểm kinh tế – xã hội và các vấn đề môi trường mà họ đang nỗ lực giải quyết.
- Tuyên bố Manila bảo vệ môi trường biển [8]
Hội nghị toàn cầu về kết nối giữa đất liền và đại dương (GLOC) kết
thúc ngày 30/1 tại thủ đô Manila của Philippines đã thông qua Tuyên bố
Manila về bảo vệ môi trường biển.
Tuyên bố Manila được thông qua đã khẳng định cam kết toàn cầu về
xây dựng các chính sách nhằm kiểm soát nước thải, chất thải hàng hải và các
nguồn gây ô nhiểm biển và đại dương từ các nguồn phân bón, đồng thời kêu
gọi tăng cường hành động trong giai đoạn 2012-2016 ở mọi cấp từ địa
phương, quốc gia tới toàn cầu.
- Chương trình hành động 21 [9]

Chương trình Nghị sự 21 quốc gia về tài nguyên và môi trường được
xây dựng dựa trên cách tiếp cận, theo đó mỗi Bộ chủ chốt liên quan đến tài
nguyên và môi trường và mỗi tỉnh sẽ soạn thảo các hợp phần của mình trong
chương trình. Các hợp phần tài nguyên và môi trường đó sẽ được lồng ghép

14


với toàn bộ các Chương trình Nghị sự 21 và các chiến lược, kế hoạch hành
động kinh tế-xã hội của ngành và địa phương. Chương trình Nghị sự 21 quốc
gia về tài nguyên và môi trường không phải là chương trình chỉ một mình Bộ
TN&MT hoặc các nhóm độc lập nào xây dựng và thực hiện.
- Công ước Basel về quản lý và tiêu hủy chất thải qua biên giới [10]
Công ước Basel được thông qua tại Hội nghị Đại sứ Đặc mệnh Toàn
quyền ở Basel vào năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực vào năm 1992 với mục
tiêu cơ bản là kiểm soát và giảm thiểu các hoạt động vận chuyển chất thải
nguy hại, các chất thải khác được quy định bởi Công uớc Basel, phòng ngừa
và giảm thiểu sự hình thành cũng như quản lý hợp lý về môi trường những
chất thải này, tích cực thúc đẩy việc chuyển giao và sử dụng các công nghệ
sạch hơn. Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước Basel ngày 13/3/1995.
- Công ước Bunker 2001 về sự cố tràn dầu [11]
Công ước Quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất do ô nhiễm
dầu nhiên liệu năm 2001 được Tổ chức Hàng hải Quốc tế thông qua ngày
23/3/2001 và chính thức có hiệu lực từ ngày 21/11/2008. Cho đến nay, đã có
54 quốc gia với tổng dung tích đội tàu chiếm tới 84,66% tổng dung tích đội
tàu thế giới tham gia.
1.3. Bảo vệ môi trường biển trong Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25
tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 trong chương VII,

mục 1 Luật bảo vệ môi trường [12] có quy định :

15


- Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển(Điều 55)
+ Bảo vệ môi trường là một nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế biển nhằm giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường biển và tăng
hiệu quả kinh tế biển.
+ Phòng ngừa và hạn chế chất thải từ đất liền và từ các hoạt động trên
biển; chủ động, phối hợp ứng phó sự cố môi trường biển.
+ Bảo vệ môi trường biển phải trên cơ sở phân vùng chức năng bảo vệ
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
+ Bảo vệ môi trường biển phải gắn với quản lý tổng hợp tài nguyên và
môi trường biển phục vụ phát triển bền vững.
- Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên biển (Điều 56)
+ Các nguồn tài nguyên biển phải được điều tra, đánh giá về trữ lượng,
khả năng tái sinh và giá trị kinh tế phục vụ việc quản lý và bảo vệ môi trường
biển.
+ Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển
và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải được
thực hiện theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt.
+ Hoạt động trong khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng ngập mặn, di sản
tự nhiên biển phải tuân theo quy chế của ban quản lý, quy ðịnh của pháp luật
về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có
tính huỷ diệt trong khai thác tài nguyên và nguồn lợi biển.

16



- Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển (Điều 57)
+ Nguồn thải từ đất liền, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị,
khu dân cư ven biển, trên biển, trên đảo phải được điều tra, thống kê, đánh giá
và có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường biển.
+ Chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển phải được
kiểm soát và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ Dầu, mỡ, dung dịch khoan, hoá chất và các chất độc hại khác được
sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển sau khi sử
dụng phải được thu gom, lưu giữ trong thiết bị chuyên dụng và phải được xử
lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
+ Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải trong vùng biển nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông (Điều 59)
+ Bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản
của quy hoạch khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực
sông.
+ Các địa phương trên lưu vực sông phải cùng chịu trách nhiệm bảo vệ
môi trường nước trong lưu vực sông; chủ động hợp tác khai thác nguồn lợi do
tài nguyên nước trong lưu vực sông mang lại và bảo đảm lợi ích cho cộng
đồng dân cư.

17


- Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông (Điều
60)
+ Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá
và có giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.

+ Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao
thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của
các hộ gia đình sinh sống trên sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu
về bảo vệ môi trường trước khi thải vào sông.
+ Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân
cư tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu
vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷ văn, sức chịu tải, khả năng
tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát
triển đô thị trên toàn lưu vực.
+ Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án
phát triển mới khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung, cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô lớn trong lưu vực phải có sự tham
gia ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có sông chảy qua.
1.4. Ô nhiễm môi trường biển
1.4.1. Định nghĩa ô nhiễm môi trường biển
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 điều 1 khoản 4 đưa ra
định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián
tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường, bao gồm cả các cửa
sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tổn hại đến nguồn lợi sinh

18


vật, và đến hệ động vật và thực vật biển gây nguy hiểm cho sức khỏe con
người, gây trở ngại cho các hoạt dộng ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và
các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất lượng nước
biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ cảm của biển”

19



1.4.2. Các nguồn gây ô nhiễm
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, ô nhiễm
môi trường biển bao gồm 6 nguồn chính sau:
+Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền kể cả các ô nhiễm xuất phát từ các dòng
sông, cửa sông, ống dẫn và các thiết bị thải đổ công nghiệp.
+Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển, hay xuất phát từ
các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị thuộc quyền tài phán của họ.
+Ô nhiễm do các hoạt động trong vùng lan tới.
+Ô nhiễm do sự nhấn chìm và trút bỏ chất thải.
+Ô nhiễm do hoạt động của các loại tàu thuyền và tai nạn tàu thuyền
trên biển.
+Ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển.

20


CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NẠO VÉT TÁC ĐỘNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC TUYẾN LUỒNG
SÔNG CẤM - HẢI PHÒNG
2.1. Các đối tượng về kinh tế - xã hội.
- Khu vực xung quanh sông Cấm nếu chạy dọc theo luồng từ ngã 3
Đình Vũ đến cảng Viconship hầu như không có các công trình văn hóa tôn
giáo, di tích lịch sử và các đối tượng nhạy cảm cần phải bảo vệ.
- Dân cư: Dọc theo tuyến luồng chủ yếu là các bãi chứa, kho bãi và các
cảng đang hoạt động, dân cư thưa thớt.
- Giao thông: Khu vực này gần khu công nghiệp Đình Vũ, gần rất nhiều
cảng lớn của Hải Phòng, tiếp giáp với trục đường chính… Hệ thống giao
thông vận tải phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu
vận chuyển nguyên kiệu, hàng hóa, cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân

dân khu vực. Bên cạnh đó, công tác quản lý phương tiện, giải tỏa hành lang
an toàn giao thông được tăng cường, thường xuyên thực hiện chế độ duy tu,
sửa chữa hệ thống đường sá… nên nhìn chung, hệ thống giao thông khu vực
là khá đảm bảo khi triển khai các công trình.
- Thông tin liên lạc: Hiện nay, thông tin liên lạc đóng vai trò quan trọng
trong mọi hoạt động kinh doanh, không chỉ là thông tin giữa các doanh
nghiệp với bên ngoài mà các thông tin nội bộ doanh nghiệp cũng rất quan
trọng.
Trong những năm gần đây, do nhu cầu mở rộng phát triển, mở rộng
giao thương, đặc biệt chủ trương phát triển mạnh về hoạt động giao thông vận

21


tải bằng đường biển của Hải Phòng tạo điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế khu
vực ngày càng phát triển, tận dụng tiềm năng sẵn có dọc khu vực sông Cấm,
các cảng mới liên tiếp được mở ra, kéo theo đó là hệ thống viễn thông bao
gồm cả hệ thống điện thoại cố định và di động đều đã được phủ sóng và hoạt
động tốt. Do vậy, việc đầu tư hệ thống thông tin liên lạc cho các công trình là
khá thuận lợi.
2.2. Phương tiện thi công.
Do đoạn luồng có bề rộng tương đối hẹp,địa chất đáy bùn sét, phạm vi
nạo vét chủ yếu là mở rộng thoải mái taluy nên phương án an toàn và phù hợp
nhất là sử dụng máy đào gầu dây có dung tích gầu < hoặc = 1,6m 3 để thi công
nạo vét.
- Tàu cuốc gàu(máy đào gầu dây hay xáng cạp): gàu thả rơi tự do theo
trọng lực xuống đáy sông 2 nửa gàu được mở ra,nhờ lực kéo của cáp 2 nửa
gàu dưới khép lại cạp vào vật liệu nạo vét và nhờ hệ thống cáp nâng, gàu
được kéo lên khỏi mặt nước và rót vật liệuvàophương tiện vận chuyển.
Cơ chế hoạt động của tàu cuốc:

+ Xáng cạp được định vị và di chuyển khi nạo vét bằng các tời neo thả
chìm xuống đáy sông (nhằm tránh gây vướng cho sà lan và các phương tiện
lưu thông khác trên sông)
+ Xáng cạp sẽ được đưa vào biên giới khu nạo vét không ảnh hưởng
đến luồng giao thông thủy hiện tại. Từ đây, xáng cạp sẽ múc lớp bùn dất, cát,
sét lên các sà lan đến hết chiều dày lớp bùn đất, cát sét cho tới khi đầy
khoang.

22


+ Để đáy lòng sông sau khi nạo vét không tạo thành các hố nham nhở
thì vị trí xúc của gầu lần thứ hai phải trùng lên vị trí xúc của gầu trước đó ít
nhất 1/3 đến 1/4 chiều rộng của gàu xúc. Sơ đồ khai thác được thực hiện bằng
cách chia thành các luồng, chiều rộng mỗi luồng bằng dây cung do cần máy
cẩu tạo thành góc quay tối đa.

Hình 2.1: Máy đào gàu dây

23


+ Nhược điểm của thiết bị này: thi công chậm dẫn đến kéo dài thời gian
thi công.
+ Ưu điểm: không cần mặt bằng để đổ vật liệu nạo vét, chi phí thấp.
-Sà lan: Dùng để chở đất trong suốt quá trình nạo vét. Để đồng bộ thiết
bị với các cẩu có sức nâng 60-90 tấn, chọn loại sà lan 500 tấn, phù hợp về
năng suất và tải trọng.

Hình 2.2: Sà lan chở bùn

-Tàu kéo: Tàu kéo có nhiệm vụ kéo thiết bị sà lan trong khu vực khai
thác công trường. Để đồng bộ thiết bị các loại tàu kéo có công suất 350 mã
lực.

24


- Ồn
- Khí thải
- Nước thải
Sạt lở,

Máy đào gầu dây

- Rác thải
- Sự cố môi
trường

xói mòn

Sà lan

- Giao thông
thủy
Và các tác động
khác

Khu Nam Đình Vũ

Hình 2.3: Sơ đồ của hoạt động nạo vét và các yếu tố tác động môi trường của

hoạt động

25


×