Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tính toán đề xuất các phương pháp phân bổ chi phí truyền tải trên lưới điện 110 kv của công ty lưới điện cao thế miền trung trong thị trường điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.61 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRƯƠNG ANH TUẤN

TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP
PHÂN BỔ CHI PHÍ TRUYỀN TẢI TRÊN LƯỚI ĐIỆN
110 kV CỦA CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ
MIỀN TRUNG TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN

Chuyên ngành : Kỹ thuật điện
Mã số

: 8520201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TẤN VINH

Đà Nẵng - Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trương Anh Tuấn




TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
TÍNH TOÁN ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ CHI PHÍ TRUYỀN TẢI
TRÊN LƯỚI ĐIỆN 110 KV CỦA CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN TRUNG
TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Học viên: TRƯƠNG ANH TUẤN
Mã số: 8520201

Chuyên ngành: KỸ THUẬT ĐIỆN
Khóa: K34.KTĐ Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt - Hiện nay, ngành Điện đã và đang xây dựng, vận hành thị trường điện và phấn đấu đưa
vào hoạt động thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào năm 2021. Để việc triển khai thị trường điện đạt
kết quả và đúng lộ trình, phải tích cực chuẩn bị xây dựng khung pháp lý, mô hình thị trường bán
buôn và bán lẻ điện cạnh tranh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phương pháp tính các giá dịch vụ trong đó có
phí truyền tải điện. Vì vậy luận văn này tác giả chú trọng nghiên cứu, phân tích ưu nhược điểm của
các phương pháp tính toán chi phí truyền tải điện và lựa chọn phương pháp tính toán phù hợp để áp
dụng trong giai đoạn hiện nay và phương pháp áp dụng khi thị trường hoàn chỉnh, phát triển. Dựa
trên các số liệu thống kê về lưới điện, quá trình vận hành thực tế để tính toán chi phí cụ thể tại Công
ty Lưới điện cao thế miền Trung.
Từ khóa – Thị trường điện; giá truyền tải; thị trường bán lẻ điện cạnh tranh; Trào lưu công suất;
Các phương pháp tính toán chi phí truyền tải.

THE PROPOSED METHODS FOR TRANSMISSION PRICING ALLOCATION
ON THE 110 KV NETWORK OF CENTRAL GRID COMPANY IN THE ELECTRICITY
MARKET
Student: TRUONG ANH TUAN
Major: ELECTRICAL TECHNOLOGY
Code: 8520201 Course: K34.KTD - University of Science and Technology - The

University of
Da Nang
Abstract - In recent years, EVN has been building, operating the electricity market, and the
competitive electricity retail market is going to put into operation in 2021. In order to achieve the
right results and schedule in electricity market implementation, a legal framework and a competitive
electricity retail market model must be invested actively. Therefore, this thesis concentrates on
researching and analyzing the advantages and disadvantages of the calculation methods of pricing
allocations. In a consequence, an appropriate calculation method will be selected to apply in future.
Finally, the actual solutions will be improved based on the statistics of the grid’s database at The
Central Grid Company.
Key words – The electrical market; Transmission pricing allocation; Competitive retail electricity
market; Power flow; Calculation methods of transmisson pricing


MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn, mục đích đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ........................................................... 2
6. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM ........................ 3

1.1. Một số mô hình thị trường điện cạnh tranh trên thế giới ..................................... 3
1.1.1. Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh với 1 đơn vị mua duy nhất: .......... 4
1.1.2. Mô hình thị trường bán buôn cạnh tranh: ..................................................... 7
1.1.3. Mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh: .......................................................... 9
1.2. Tổng quan về thị trường điện Việt Nam ............................................................ 10
1.2.1. Mô hình thị trường điện Việt Nam ............................................................. 10
1.2.2. Hoạt động hiện tại của thị trường phát điện cạnh tranh ............................. 13
1.2.3. Phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh .......................................... 14
1.2.4. Phát triển thị trường bán lẻ điện cạnh tranh................................................ 18
1.2.5. Nhận xét, đánh giá chung ........................................................................... 21
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CHI PHÍ TRUYỀN TẢI ĐIỆN22
2.1. Ý nghĩa, vai trò và mục tiêu của giá truyền tải trong thị trường điện ................ 22
2.1.1. Ý nghĩa, vai trò của giá truyền tải............................................................... 22
2.1.2. Mục tiêu của quá trình thiết lập cơ chế giá truyền tải ................................ 22
2.2. Nguyên tắc tính toán và các thành phần cơ bản của giá truyền tải .................... 24
2.2.1. Nguyên tắc tính toán giá truyền tải ............................................................. 24
2.2.2. Các thành phần cơ bản của giá truyền tải ................................................... 25
2.3. Phương pháp tính toán ....................................................................................... 25
2.3.1. Phương pháp MW-km ............................................................................... 25


2.3.2. Phương pháp tem thư: ................................................................................. 35
2.4. Nhận xét ............................................................................................................. 35
2.5. Kết luận .............................................................................................................. 36
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN PHÂN BỔ CHI PHÍ TRUYỀN TẢI TRÊN LƯỚI 110
KV CỦA CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ MIỀN TRUNG ............................... 38
3.1. Nội dung chi tiết phương pháp ........................................................................... 38
3.1.1. Phương pháp xác định giá truyền tải .......................................................... 38
3.1.2. Phương pháp xác định tổng doanh thu truyền tải điện cho phép hàng năm 38
3.1.3. Phương pháp xác định tổng chi phí vốn truyền tải điện cho phép ............. 39

3.1.4. Phương pháp xác định tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng truyền tải điện
cho phép ................................................................................................................ 40
3.2. Tính toán tổng doanh thu truyền tải ................................................................... 43
3.2.1. Thống kê số liệu lưới điện do Công ty Lưới điện cao thế miền Trung quản
lý ........................................................................................................................... 43
3.2.2. Tính tổng chi phí vốn truyền tải điện ( CCAP ) ........................................... 55
TTN

3.2.3. Tính tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng ( COM

TTN

): ................................... 56

3.2.4. Xác định lượng điều chỉnh doanh thu năm ( DGT ) ..................................... 60
N

3.2.5. Kết quả tính toán ......................................................................................... 60
3.3. Phân bổ chi phí truyền tải................................................................................... 60
3.3.1. Tổng chi phí truyền tải ................................................................................ 60
3.3.2. Điện năng nhận trong năm .......................................................................... 60
3.3.3. Giá truyền tải .............................................................................................. 60
3.3.4. Phân bổ chi phí truyền tải ........................................................................... 60
3.4. Nhận xét, đánh giá.............................................................................................. 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 64
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CGC

: Công ty Lưới điện cao thế miền Trung

CTPP

: Công ty phân phối

EPTC

: Công ty Mua bán điện

ERAV

: Cục Điều tiết Điện lực

EVN

: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

EVNCPC

: Tổng Công ty Điện lực miền Trung

IPP

: Đơn vị phát điện độc lập


KH

: Khách hàng

LC

: Khách hàng lớn

MO

: Đơn vị vận hành thị trường

NLDC

: Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia

NMĐ

: Các nhà máy điện.

PPA

: Hợp đồng mua bán điện

PT

: Đơn vị kinh doanh điện năng

RLDC


: Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền

SB

: Đơn vị mua duy nhất

SMO

: Đơn vị vận hành hệ thống và thị trường điện

SO

: Đơn vị vận hành hệ thống

TP

: Đơn vị truyền tải

TPA

: Quyền tham gia của bên thứ 3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Công suất các nút của hệ thống ................................................................29
Bảng 2.2. Thông số các đường dây của hệ thống .....................................................29
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả trào lưu công suất ........................................................31
Bảng 2.4. Chi phí cố định hàng năm cho các đường dây..........................................32
Bảng 2.5. Phí cơ bản và phí bổ sung .........................................................................32

Bảng 2.6. Phí R1(1) nhà máy tại nút 1 phải trả .........................................................33
Bảng 2.7. Phí R1(4) nhà máy tại nút 4 phải trả .........................................................33
Bảng 2.8. Phí R2(1) nhà máy tại nút 1 phải trả .........................................................34
Bảng 2.9. Phí R2(4) nhà máy tại nút 4 phải trả .........................................................34
Bảng 2.10. Phí truyền tải bằng phương pháp tem thư...............................................35
Bảng 3.1. Tổng hợp khối lượng trạm biến áp ...........................................................43
Bảng 3.2. Tổng hợp khối lượng đường dây ..............................................................48
Bảng 3.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định ...............................................................55
Bảng 3.4. Chi phí vật liệu phần đường dây...............................................................56
Bảng 3.5. Chi phí vật liệu phần máy biến áp ............................................................57
Bảng 3.6. Chi phí vật liệu phần trạm biến áp ............................................................57
Bảng 3.7. Tổng hợp chi phí sửa chữa lớn .................................................................58
Bảng 3.8. Chi phí dịch vụ mua ngoài phần đường dây .............................................58
Bảng 3.9. Chi phí dịch vụ mua ngoài phần máy biến áp ..........................................58
Bảng 3.10. Chi phí dịch vụ mua ngoài phần trạm biến áp ........................................58
Bảng 3.11. Chi phí bằng tiền khác phần đường dây .................................................59
Bảng 3.12. Chi phí bằng tiền khác phần máy biến áp ...............................................59
Bảng 3.13. Chi phí bằng tiền khác phần trạm biến áp ..............................................59


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh với một đơn vị mua duy nhất. ....4
Hình 1.2. Mô hình thị trường bán buôn cạnh tranh. ...................................................7
Hình 1.3. Mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh. .........................................................9
Hình 1.4. Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh của Việt Nam ...........................11
Hình 1.5. Mô hình thị trường bán buôn cạnh tranh của Việt Nam ...........................12
Hình 1.6. Mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh của Việt Nam. ...............................13
Hình 2.1. Sơ đồ hệ thống...........................................................................................28
Hình 2.2. Phương án cơ bản ......................................................................................30
Hình 2.3. Phương án chỉ nhà máy tại nút 1 phát .......................................................30

Hình 2.4. Phương án chỉ nhà máy tại nút 4 phát .......................................................31


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn, mục đích đề tài
Hiện nay, xu hướng chuyển dịch từ hệ thống điện độc quyền, cơ cấu theo chiều
dọc sang thị trường điện cạnh tranh đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế
giới. Đảng, Nhà nước và ngành Điện đã sớm nhận thức được ưu khuyết điểm, cơ hội
và thách thức đòi hỏi phải cơ cấu ngành điện, từng bước hình thành thị trường điện
nhằm tạo môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, thu hút đầu tư, từng bước khắc phục tình
trạng thiếu điện, bảo vệ lợi ích của khách hàng và quyền lợi chính đáng của các doanh
nghiệp sử dụng điện.
Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ và các cấp, Thị trường phát
điện cạnh tranh đã vận hành chính thức từ ngày 01/7/2012. Trải qua 05 năm vận hành,
đến nay, Thị trường phát điện cạnh tranh đã đạt được các kết quả tích cực. Tính đến
hết tháng 6 năm 2017, số lượng các nhà máy điện tham gia giao dịch trên thị trường là
76 nhà máy với tổng công suất đặt 20.728 MW, tăng 2,45 lần so với thời điểm mới vận
hành thị trường vào tháng 7/2012 (chỉ có 31 nhà máy điện). Công tác vận hành thị
trường phát điện cạnh tranh được đảm bảo an toàn, liên tục. Hệ thống điện tiếp tục
được vận hành tin cậy, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội. Các thông tin về
kế hoạch vận hành thị trường điện, tình hình vận hành hệ thống điện đã được công bố
đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường, góp phần giúp tăng tính minh bạch,
công bằng trong việc huy động nguồn điện. Các đơn vị phát điện đã nhận thức được
tầm quan trọng, chủ động hơn trong công tác vận hành, rút ngắn thời gian sửa chữa
bảo dưỡng, cắt giảm chi phí vận hành, chủ động trong chào giá nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất của đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn hệ thống.
Song song với việc hoàn thiện thị trường phát điện cạnh tranh, ngành Điện và
các đơn vị liên quan đã xây dựng, vận hành thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh

tranh, phấn đấu đưa thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào vận hành chính thức từ
năm 2019 và tiếp tục nghiên cứu để thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vào
năm 2021. Để việc triển khai hoàn chỉnh thị trường điện đạt kết quả và đúng lộ trình,
phải tích cực chuẩn bị xây dựng khung pháp lý, mô hình thị trường bán buôn và bán lẻ
điện cạnh tranh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phương pháp tính các giá dịch vụ…Trong đó,
việc xác định rõ ràng, cụ thể các chi phí trong quá trình truyền tải, phân phối là rất
quan trọng, đây là một thành phần cơ bản trong việc cấu thành giá điện.
Do vậy đề tài “Tính toán đề xuất các phương pháp phân bổ chi phí truyền tải
trên lưới điện 110 kV của Công ty Lưới điện cao thế miền Trung trong thị trường
điện” là đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao đối với ngành Điện nói chung và Công ty Lưới
điện cao thế miền Trung nói riêng.


2

2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính toán phân
bổ chi phí truyền tải điện trên lưới điện 110 kV áp dụng cho Công ty Lưới điện cao
thế miền Trung để phục vụ việc vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tổng quan về thị trường điện Việt Nam,
nghiên cứu lựa chọn phương pháp tính toán phân bổ chi phí truyền tải điện trên lưới
điện 110 kV áp dụng cho Công ty Lưới điện cao thế miền Trung để phục vụ việc
vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Về lý thuyết: sử dụng các phương pháp đã được học, các văn bản pháp lý của
Nhà nước để nghiên cứu tính toán chi phí truyền tải điện. Sử dụng phần mềm
POWERWORLD để tính toán cho ví dụ cụ thể.
Về thực tế: dựa trên các số liệu thống kê về lưới điện, quá trình vận hành thực

tế để tính toán chi phí cụ thể tại Công ty Lưới điện cao thế miền Trung, qua đó phân
tích đánh giá đề xuất phương pháp áp dụng phù hợp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đề tài có thể được xem xét, ứng dụng để tính toán phân bổ chi phí truyền tải
trên lưới điện 110 kV phục vụ cho việc vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh dự
kiến đưa vào vận hành thử nghiệm trong năm 2021.
Ngoài ra, đề tài còn giúp chúng ta nhìn nhận được một số phương pháp tính
toán phân bổ hợp lý nhất để đạt được một mô hình thị trường điện hoàn chỉnh trong
tương lai.
6. Cấu trúc của luận văn
Nội dung luận văn được biên chế thành: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận sẽ có
3 chương và phụ lục. Bố cục nội dung chính của luận văn gồm các phần sau:
Chương 1: Tổng quan về thị trường điện Việt Nam.
Chương 2: Các phương pháp tính toán phân bổ chi phí truyền tải điện
Chương 3: Tính toán phân bổ chi phí truyền tải trên lưới điện 110 kV của
Công ty Lưới điện cao thế miền Trung.
Kết luận, kiến nghị


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM
1.1. M t số mô h nh thị trường điện cạnh tranh trên thế giới
Thị trường điện là hệ thống sản xuất kinh doanh thực hiện việc mua và bán điện
dựa trên quy luật cung-cầu để xác định giá. Trong thị trường điện hàng hóa điện năng
được cung cấp kèm theo các thuộc tính như độ tin cậy, sự ổn định tần số & điện áp,
công suất lắp đặt …điều này do đơn vị vận hành hệ thống kiểm soát và thực hiện.
Quá trình sản xuất & kinh doanh điện năng ở bất kỳ một quốc gia nào cũng bao
gồm 3 khâu liên hoàn: sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. Ở nhiều nước trên

thế giới, từ khi có ngành điện lực cho đến những năm 80, thị trường điện đều là loại
thị trường độc quyền, được coi là ngành độc quyền tự nhiên, do nhà nước hoặc một
số công ty nắm giữ toàn bộ các khâu từ đầu tư, sản xuất, truyền tải, phân phối, bán
buôn, đến khâu bán lẻ cho người sử dụng điện. Nhược điểm cơ bản của thị trường điện
độc quyền là hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh không đáp ứng được yêu cầu
phát triển, giá điện chưa thực sự hợp lý, tình trạng độc quyền dẫn đến cửa quyền làm
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng điện. Vào
những năm đầu của thập kỷ 80 do yêu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng cao, thị
trường điện độc quyền bộc lộ thêm nhược điểm không đáp ứng được nhu cầu về công
suất cũng như sản lượng cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội do không thu hút
được các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống nguồn và lưới điện.
Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, cùng với xu hướng phát triển theo
nền kinh tế thị trường, cũng như yêu cầu tăng trưởng nhanh của nhu cầu tiêu thụ điện
và sự đòi hỏi vốn đầu tư lớn để phát triển các công trình năng lượng, thoả mãn tốt hơn
mong muốn của người sử dụng điện, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, ngành điện
lực một số nước phát triển đã có cải cách cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh và hạch
toán theo hướng tách độc lập các đơn vị phát điện, đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân
phối điện, đơn vị bán buôn và bán lẻ điện để tạo lập thị trường điện cạnh tranh nhằm
giảm chi phí, nâng cao hiệu quả trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện năng, hướng
đến sự minh bạch, bình đẳng giữa người sản xuất, kinh doanh điện năng và khách hàng
sử dụng điện.
Ý tưởng xây dựng mô hình thị trường điện đi đôi với qúa trình tư nhân hóa
ngành điện lực xuất hiện đầu tiên ở Chilê vào cuối những năm 70, đầu những năm 80
của thế kỷ trước, nhằm mục đích đạt được một giá điện hợp lý và minh bạch hơn, nhưng
mô hình thị trường này không đạt hiệu quả do cấu trúc không phù hợp. Đến năm 1990
Vương Quốc Anh (U.K) bắt đầu đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa nền kinh tế bao gồm
cả việc cải cách ngành điện lực theo mô hình thị trường và được xem là mô hình thị


4


trường điện đầu tiên tương đối hòan thiện.
Hiện tại, trên thế giới không có một mô hình thị trường điện chuẩn nào áp dụng
phù hợp cho tất cả các nước, vì rằng Hệ thống điện mỗi nước có đặc điểm lịch sử
khác, nền kinh tế, chính trị xã hội mỗi nước cũng khác nhau, ngoài ra mục tiêu khi
hình thành thị trường điện cũng có những sự khác nhau đối với mỗi quốc gia. Tuy
nhiên nhìn từ góc độ cạnh tranh, tuỳ theo phạm vi, tính chất cạnh tranh và khả năng
lựa chọn của các đối tượng tham gia thị trường điện mà tồn tại 3 loại mô hình tổ chức
cơ bản sau:
1.1.1. Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh với 1 đơn vị mua duy nhất:
1.1.1.1. Giới thiệu mô hình:
IPP

IPP

IPP

Đại lý mua buôn

CTPP/Bán lẻ

CTPP/Bán lẻ

CTPP/Bán lẻ

KH

KH

KH


IPP: (Independent Power Producer - Nhà sản xuất điện độc lập)
KH: Khách hàng

CT PP: Công ty phân phối

Hình 1.1: Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh với một đơn vị mua duy nhất.
Trong mô hình này, toàn bộ điện năng sản xuất ra phải bán đại lý mua buôn
duy nhất thông qua PPA (Power Purchase Agreement – hợp đồng mua bán điện), như
vậy đại lý mua buôn được độc quyền mua điện từ các nhà máy phát điện và bán trực
tiếp đến các hộ tiêu thụ điện hoặc thông qua các Công ty phân phối điện. Các nhà máy
điện (của Nhà nước cũng như của tư nhân) cạnh tranh nhau trong khâu phát điện, còn
khâu truyền tải, phân phối nằm trong tay một công ty độc quyền là đại lý mua buôn,
đại lý mua buôn này có quyền lựa chọn nhà cung cấp cho mình, trong khi khách hàng


5

sử dụng điện không có quyền được chọn nhà cung cấp. Mô hình này được coi là bước
đầu của cải tổ tiến tới tự do hóa trong kinh doanh điện.
1.1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của một số đơn vị chính của mô hình:
- Vai trò, nhiệm vụ của đơn vị mua duy nhất (Single Buyer-SB):
Trong thị trường phát điện cạnh tranh, SB sẽ ký hợp đồng mua bán điện với các
đơn vị phát điện để bán điện cho các Công ty phân phối. SB có các chức năng chính
như sau:
Thực hiện việc mua điện: Xác định các yêu cầu về cơ sở và thiết bị phát điện
hoặc truyền tải mới; xây dựng và thực hiện các qui trình đấu thầu cho hoạt động phát
điện; tham gia, vận hành và quản lý các hợp đồng mua bán điện PPA
Thực hiện việc bán điện: Soạn thảo và tham gia vào các hợp đồng cung cấp
điện cho các đơn vị phân phối.

Mua dịch vụ truyền tải của các Công ty truyền tải.
-Vai trò, nhiệm vụ của đơn vị vận hành hệ thống điện (System Operator-SO):
Kiểm soát điện năng bao gồm lập kế hoạch và điều độ dựa trên các hợp đồng
mua bán điện để cân bằng giữa nguồn và phụ tải (tức là giữa cung và cầu).
Thực hiện các dịch vụ liên quan gồm: Điều độ thường xuyên, điều chỉnh điện
áp; điều chỉnh mức dự phòng nóng và dự phòng nguội; khởi động lại khi mất điện để
đảm bảo độ tin cậy của hệ thống.
Dự báo và thông báo mọi sự cố truyền tải, lập kế hoạch vận hành và khôi phục
trong trường hợp khẩn cấp, nghiên cứu tính ổn định của các thiết bị phát điện và
truyền tải điện mới để đảm bảo độ tin cậy của hệ thống.
- Vai trò, nhiệm vụ của đơn vị Truyền tải điện (Transmission Provider-TP):
Đơn vị Truyền tải là đơn vị sở hữu, vận hành, bảo dưỡng lưới điện truyền tải.
Đối xử công bằng bình đẳng với tất cả các khách hàng sử dụng lưới truyền tải, khách
hàng sử dụng lưới truyền tải phải trả một khoảng chi phí để đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của đơn vị truyền tải trên cơ sở giá do đơn vị truyền tải tính toán và đưa ra.
Trong trường hợp chưa có cạnh tranh trong lĩnh vực truyền tải thì cơ quan điều tiết
của nhà nước có trách nhiệm phê duyệt giá truyền tải.
- Vai trò, nhiệm vụ của Công ty phân phối:
Các Công ty phân phối là đơn vị sở hữu và vận hành lưới phân phối, thực hiện 2
chức năng là phân phối và kinh doanh điện. Chức năng phân phối bao gồm đầu tư phát
triển, quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện phân phối. Chức năng kinh doanh bán điện
chỉ thuần tuý là mua điện từ đại lý mua buôn để bán điện cho khách hàng sử dụng điện.


6

1.1.1.3. Đánh giá một số ưu, nhược điểm của mô hình:
- Về ưu điểm:
Cho phép các nhà đầu tư tư nhân được quyền xây dựng các nhà máy điện độc
lập (IPP) để cùng cạnh tranh bán điện cho đơn vị mua duy nhất. Như vậy có sự đa

dạng hình thức sở hữu trong khâu phát điện, tạo động lực thu hút vốn đầu tư vào khu
vực phát điện, nhờ đó góp phần giải quyết gánh nặng cho Nhà nước về vốn đầu tư
phát triển nguồn điện.
Thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ của các nhà máy điện nhằm
nâng cao hiệu quả phát điện, khuyến khích đầu tư xây dựng các nguồn năng lượng
sạch, giá thành thấp, vì thế góp phần giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh.
Bảo đảm rủi ro ít nhất cho các đơn vị sản xuất điện.
Vẫn tiếp tục duy trì được các mục tiêu về chính sách xã hội như thực hiện trợ
giá điện qua giá bù chéo, ưu tiên cho các hộ vùng sâu, vùng xa…
- Nhược điểm:
Trong trường hợp hệ thống có mức độ tăng trưởng lớn thì SB có thể trở thành
một khâu hẹp và cản trở việc cung cấp điện.
Do chỉ có một đơn vị mua duy nhất nên không có cơ hội cho các đơn vị phân
phối lựa chọn đối tác cung cấp điện cho mình để giảm chi phí. Ngoài ra, với mô hình
này sẽ có nhiều điều kiện để cho các tiêu cực trong điều hành thị trường xuất hiện, do
vậy đòi hỏi phải có mức độ điều tiết rất cao.
Giá bán cho khách hàng do Nhà nước quy định, trong khi giá bán của các nhà
máy lại do thị trường quyết định, các Công ty phân phối không được quyền thâm nhập
lưới truyền tải, do vậy các Công ty phân phối điện sẽ thiếu sự chủ động trong kinh
doanh, khách hàng sử dụng điện không có quyền được lựa chọn nhà cung cấp điện cho
mình.
Lựa chọn vị trí đầu tư, thời điểm đầu tư có thể chưa đạt hiệu quả cao do giá
truyền tải chưa ảnh hưởng lớn đến giá bán điện của các nhà sản xuất.


7

1.1.2. Mô hình thị trường bán buôn cạnh tranh:
1.1.2.1. Giới thiệu mô hình:

IPP

IPP

IPP

IPP

IPP

Lưới truyền tải
Thị trường bán buôn

Hợp
đồng
song
phương

PT

CT PP
Bán lẻ

CT PP
Bán lẻ

CT PP
Bán lẻ

CT PP

Bán lẻ

KH

KH

KH

KH

PT: Đơn vị kinh doanh điện năng

LC

LC: Khách hàng lớn

Hình 1.2: Mô hình thị trường bán buôn cạnh tranh.
Mô hình bán buôn cạnh tranh là mô hình mà các Công ty phân phối và các
khách hành lớn (Large Consumer) có thể mua điện từ bất kỳ nhà sản xuất cạnh tranh
nào thông qua thị trường bán buôn hoặc các hợp đồng song phương. Họ không bị ép
buộc phải mua điện từ đơn vị duy nhất như mô thị trường phát điện cạnh tranh với
một đơn vị mua duy nhất. Như vậy sự cạnh tranh đã phát triển ở khâu bán buôn điện.
Tuy nhiên các Công ty phân phối vẫn độc quyền về bán điện cho khách hàng sử dụng
điện cuối cùng (mỗi Công ty có một chi nhánh cung cấp điện cho một nhóm khách
hàng xác định). Vì khách hàng không có được lựa chọn nhà cung cấp điện, nên việc
điều tiết giá bán lẻ vẫn là cần thiết. Mô hình này đòi hỏi mở cửa thâm nhập vào truyền
tải cho tất cả các nhà sản xuất và người mua.
Mô hình này cần thiết phải thiết lập thị trường điện tức thời để cho các nhà sản
xuất điện và bán điện có thể buôn bán sản phẩm của mình trên cơ sở từng giờ (thậm
chí ½ giờ).

Cơ sở để thực hiện mô hình thị trường cạnh tranh bán buôn là phải cho phép
thực hiện cơ chế TPA (Third Party Access – Quyền tham gia của bên thứ 3), có nghĩa
là tất cả các nhà sản xuất điện đều được quyền kết nối với lưới truyền tải điện quốc


8

gia, bình đẳng về điều kiện kết nối lưới và chi phí sử dụng lưới truyền tải để kinh
doanh bán điện cho các đơn vị phân phối.
1.2.2.2. Vai trò của một số đơn vị chính của mô hình:
- Vai trò của đơn vị vận hành thị trường (Market Operator-MO): Chỉ huy điều
khiển quá trình điều hành giao dịch của thị trường điện; Vận hành và quản lý thị
trường bán buôn điện, cung cấp thông tin thị trường (chủ yếu là về giá điện) tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đưa ra các quyết định đầu tư trên thị trường, sửa đổi, bổ sung
các nguyên tắc thị trường, giám sát thị trường; Phối hợp với đơn vị vận hành hệ thống
điện để xây dựng kế hoạch phát điện và truyền tải điện; Giải quyết các tranh chấp trên
thị trường.
- Vai trò của đơn vị vận hành hệ thống (System Operator-SO): Thực hiện các
chức năng tương tự như trong mô hình thị trường phát điện cạnh tranh với một đơn vị
mua duy nhất nhưng với mức độ phức tạp hơn; Dự báo tải và nghiên cứu yêu cầu mở
rộng hệ thống truyền tải điện để cung cấp thông tin cho các quyết định đầu tư và thực
hiện giám sát thị trường để ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh.
- Vai trò của đơn vị truyền tải:
Vai trò của đơn vị truyền tải trong mô hình này cũng giống như vai trò của đơn
vị truyền tải trong mô hình thị trường phát điện cạnh tranh với một đơn vị mua duy
nhất. Tuy nhiên, trong mô hình này thì giá truyền tải điện đã trở thành vấn đề trung
tâm của mô hình, khâu truyền tải đã được tách bạch ra khỏi khâu phát điện, ở phần lớn
các nước trên thế giới nhà nước vẫn giữ vai trò độc quyền quản lý lưới truyền tải. Thị
trường năng lượng khi đó gồm 2 hình thức: Thị trường tức thời được chào giá cạnh
tranh để bán giao ngay theo thời điểm giao dịch trên thị trường (chiếm khoảng 1520%), phần lớn còn lại (80-85%) thực hiện thông qua các hợp đồng song phương.

- Vai trò của các đơn vị khác:
Công ty phân phối điện: chức năng của đơn vị phân phối điện cũng giống như
trong mô hình thị trường phát điện cạnh tranh với một đơn vị mua duy nhất, ngoài ra
còn nhận điện trực tiếp từ đơn vị phát điện thông qua hợp đồng song phương.
Cơ quan điều tiết điện lực: Có trách nhiệm thẩm định và ban hành hoặc trình
cấp có thẩm quyền ban hành giá truyền tải điện, giá vận hành hệ thống điện, giá vận
hành thị trường điện. Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng mua bán điện. Quản lý
việc định giá và thực hiện giá điện. Kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường, sự biến
động giữa cung và cầu để đảm bảo cho thị trường điện lực hoạt động ổn định, có hiệu
quả; giải quyết các khiếu nại, tranh chấp theo thẩm quyền; thực hiện điều tiết thị
trường; yêu cầu dừng thị trường trong trường hợp cần thiết.
1.2.2.3. Đánh giá một số ưu, nhược điểm của mô hình:


9

- Ưu điểm: Các đơn vị phân phối có quyền lựa chọn người cung cấp điện cho
mình với chi phí thấp nhất; Các IPP có quyền tự do thâm nhập lưới điện truyền tải; Sự
cạnh tranh sẽ mạnh mẽ hơn, đây là động lực để các đơn vị phát điện phát triển theo
hướng nâng cao hiệu quả và giảm chi phí.
- Nhược điểm: Khách hàng vẫn chưa có quyền lựa chọn nhà phân phối điện cho
mình; Hoạt động buôn bán điện rất phức tạp và có nguy cơ để thao túng thị trường;
Việc xây dựng thị trường sẽ phức tạp, tốn kém hơn thị trường phát điện cạnh tranh với
một đơn vị mua duy nhất; Bản chất của đơn vị phân phối chưa rõ ràng vì có thể là đơn
vị sở hữu lưới phân phối nhưng cũng có thể là một nhóm khách hàng lớn tự thành lập
đơn vị phân phối để mua điện trực tiếp.
1.1.3. Mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh:
1.1.3.1. Giới thiệu mô hình:
Trong mô hình này, các khách hàng sử dụng điện đều có quyền lựa chọn đối
tác cung cấp điện (nhà sản xuất, đơn vị bán lẻ, Công ty phân phối) chứ không bắt buộc

phải mua điện từ các Công ty phân phối độc quyền như trường hợp mô hình cạnh
tranh bán buôn. Như vậy sự cạnh tranh đã phát triển đến tận khâu bán lẻ (đến khách
hàng sử dụng điện), đòi hỏi quyền thâm nhập không chỉ ở hệ thống truyền tải mà còn
đến trực tiếp đến cả hệ thống lưới điện phân phối, trong đó diễn ra rất nhiều giao dịch
song phương trên toàn lưới điện. Đây là mô hình phi điều tiết hoàn toàn, giá điện
không còn bị điều tiết bởi cơ quan Chính phủ mà được xác định bởi quan hệ cung cầu.
Đây chính là mô hình của tương lai.
IPP

IPP

IPP

IPP

CT PP

Đơn vị
bán lẻ

KH

KH

Lưới truyền tải
Thị trường bán buôn

Bán trực tiếp

Đơn vị

bán lẻ

IPP

CT PP

CT PP

Lưới phân phối
Thị trường bán lẻ

KH

KH

KH

Hình 1.3: Mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh.


10

Mô hình này bắt buộc phải thiết lập thị trường điện tức thời để cho các nhà sản
xuất điện và bán điện có thể buôn bán sản phẩm của mình trên cơ sở từng giờ (thậm
chí ½ giờ). Ngoài ra, cần phải tổ chức một thị trường điện tương lai trong đó các bên
có thể ký các hợp đồng mua bán tay đôi dài hạn.
1.1.3.2. Vai trò của các đơn vị chính trong mô hình:
Cũng như mô hình cạnh tranh bán buôn, mô hình cạnh tranh bán lẻ cũng phải
có SO, MO, TP,…Tuy nhiên, nhiệm vụ của các đơn vị này phức tạp hơn.
1.1.3.3. Đánh giá một số ưu, nhược điểm của mô hình:

- Ưu điểm:
Các khâu trong dây chuyền sản xuất điện đã được tách ra riêng biệt, hoạt động
kinh doanh độc lập do đó các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện đã tự
chủ và chủ động trong công tác quản lý.
Cho phép sự tự do kinh doanh và cạnh tranh vào các khâu phát và phân phối
điện. Thông qua cạnh tranh, các công ty kinh doanh điện buộc phải tìm cách nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Điện năng thực sự đã trở thành hàng hoá,
được giao dịch mua bán trên thị trường.
Trong mô hình này, sự cạnh tranh sẽ quyết định giá cả của các dịch vụ và giữ ở
mức đúng là chi phí biên (nếu thừa) hoặc giá trị của dịch vụ (nếu thiếu), đó là giá đảm
bảo lợi ích xã hội cao nhất.
- Nhược điểm:
Xây dựng thị trường sẽ rất phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều.
Yêu cầu về đo lường phải chính xác, đúng thời điểm. Chi phí để hoàn thiện lại
hệ thống đo đếm là rất lớn.
1.2. Tổng quan về thị trường điện Việt Nam
1.2.1. Mô hình thị trường điện Việt Nam
Mô hình thị trường điện Việt Nam đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước
nghiên cứu. Hiện nay Chính phủ đang xây dựng khung pháp lý, cơ sở hạ tầng … để
phục vụ cho việc vận hành thị trường điện theo các mô hình đã được lựa chọn như
hình vẽ 1.4, 1.5 và 1.6.
Các đơn vị cạnh tranh trong khâu phát điện, bao gồm các NMĐ có công suất
lắp đặt từ 30MW trở lên và nối lên lưới điện Quốc gia (trừ các nhà máy điện gió và
điện địa nhiệt).


11

Hình 1.4: Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh của Việt Nam
(một đơn vị mua duy nhất).

Đơn vị mua buôn duy nhất là Công ty mua bán điện (EPTC), có chức năng mua
toàn bộ điện năng qua thị trường và qua hợp đồng mua bán điện.
Các Tổng Công ty phân phối điện (đơn vị phân phối điện) là các Tổng Công ty
Điện lực, là đơn vị nhận điện trực tiếp từ lưới truyền tải để bán điện cho khách hàng
sử dụng điện hoặc các đơn vị phân phối và bán lẻ khác, các Công ty phân phối thực
hiện 2 chức năng là phân phối và kinh doanh điện.
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO - System and Market
Operator) là Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (NLDC) và các Trung tâm
Điều độ hệ thống điện miền (RLDC) có chức năng chỉ huy điều khiển quá trình phát
điện, truyền tải và phân phối điện, điều hành giao dịch thị trường điện.


12

Hình 1.5: Mô hình thị trường bán buôn cạnh tranh của Việt Nam
(cho nhiều đơn vị mua bán buôn điện).
Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) là đơn vị có trách nhiệm kiểm tra việc thực
hiện các hợp đồng mua bán điện, kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường, sự biến
động giữa cung và cầu để đảm bảo cho thị trường điện lực hoạt động ổn định, có hiệu
quả; giải quyết các khiếu nại, tranh chấp theo thẩm quyền; thực hiện điều tiết thị
trường; yêu cầu dừng thị trường trong trường hợp cần thiết.


13

Hình 1.6: Mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh của Việt Nam.
Các đơn vị cung cấp dịch vụ bao gồm:
+ Đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng là
Trung tâm Công nghệ Thông tin (EVN-IT) thuộc Công ty viễn thông Điện lực.
+ Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải là Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia

(NPT), là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền tải.
1.2.2. Hoạt động hiện tại của thị trường phát điện cạnh tranh
Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào
ngày 01/7/2012 sau 1 năm vận hành thí điểm. Tham gia thị trường phát điện cạnh
tranh chính thức ban đầu có 29 nhà máy điện trực tiếp nộp bản chào giá với tổng công
suất đặt là 9.035 MW, có 26 nhà máy gián tiếp tham gia thị trường (do Trung tâm điều
độ hệ thống điện Quốc gia công bố biểu đồ huy động hoặc Công ty mua bán điện chào
giá thay). Tính đến nay đã có 32 nhà máy phát điện tham gia trực tiếp vào thị trường
phát điện với tổng công suất 9.300 MW, chiếm 39% công suất đặt toàn hệ thống.
Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam là thị trường điều độ tập trung
chào giá ngày tới theo chi phí (day ahead mandatory cost-based pool). Tất cả các nhà
máy, ngoại trừ các nhà máy có công suất đặt dưới 30MW đều phải tham gia thị


14

trường. Vào trước ngày giao dịch (Trading Day), các nhà máy sẽ trực tiếp chào giá
hoặc gián tiếp qua một đơn vị khác trên cơ sở dự báo nhu cầu phụ tải và khả năng sẳn
sàng của lưới truyền tải và được nộp cho NLDC, NLDC sẽ sắp xếp lịch huy động dự
kiến cho ngày tới của các nhà máy theo giá chào từ thấp đến cao và tất nhiên có tính
đến các ràng buộc kỹ thuật và an ninh trong hệ thống điện, nhà máy nào có giá thấp
nhất sẽ được ưu tiên huy động trước. Vào ngày giao dịch, dựa trên các thông tin cập
nhật hàng giờ, NLDC sẽ điều chỉnh lại lịch huy động các nhà máy điện để làm cơ sở
điều độ các nhà máy điện trong giờ tới.
Trong thị trường phát điện cạnh tranh, toàn bộ lượng điện năng do các Công ty
phát điện sản xuất ra phải bán cho đơn vị mua duy nhất là EPTC, lịch huy động các tổ
máy được lập căn cứ trên bản chào giá chi phí biến đổi. Việc thanh toán cho lượng
điện năng được giao dịch thông qua giá hợp đồng và giá trên thị trường giao ngay cho
mỗi chu kỳ giao dịch theo cơ chế hợp đồng sai khác (CFD - Contract for Difference).
1.2.3. Phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Thị trường cạnh tranh bán buôn bao gồm hai thị trường thứ cấp: một theo hợp
đồng điện song phương và một thị trường giao ngay. Trong thị trường theo hợp đồng
điện song phương, các công ty phân phối có thể mua điện trực tiếp từ các đơn vị bán
điện (các đơn vị phát điện hoặc các đơn vị mua bán buôn điện). Trong thị trường điện
giao ngay các công ty phân phối được lựa chọn việc mua điện. Trong trường hợp giá
điện trong thị trường giao ngay thấp hơn chi phí phát điện của một đơn vị phát điện, đơn
vị này có thể quyết định mua điện từ thị trường để đáp ứng các yêu cầu theo hợp đồng
của đơn vị thay vì tự sản xuất điện. Việc này sẽ giúp đạt được hiệu quả của hệ thống .
1.2.3.1. Các điều kiện để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh:
a. Thiết kế thị trường bán buôn cạnh tranh.
Trong thị trường cạnh tranh bán buôn cần thành lập một đơn vị vận hành thị
trường, theo kinh nghiệm của một số mô hình thành công trên thế giới thì đơn vị vận
hành hệ thống cũng sẽ được mở rộng để đảm nhận chức năng vận hành thị trường.
Công ty Mua Bán điện trở thành một cơ quan chuyên ngành với chức năng
quản lý các hợp đồng dài hạn mà đơn vị này ký hoặc thừa hưởng trong thị trường phát
điện cạnh tranh.
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia được chuyển đổi từ một công ty con của
EVN thành một công ty độc lập. Đơn vị Điều độ Vận hành Hệ thống điện quốc gia của
EVN chuyển sang thành một bộ phận của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
Các công ty phân phối đã được tổ chức lại để hình thành các đơn vị phân phối
điện độc lập.


15

Một số đơn vị bán buôn điện mới được thành lập để tham gia giao dịch trên thị
trường, Công ty Mua Bán điện trở thành một đơn vị bán buôn điện bình thường dưới
dạng một công ty độc lập.
Các đơn vị phân phối điện độc lập cần có đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào
tạo chuyên môn đáp ứng được yêu cầu hoạt động của thị trường cạnh tranh bán buôn.

b. Cơ sở hạ tầng hệ thống điện:
Hệ thống thu thập số liệu, giám sát điều khiển/quản lý năng lượng
(SCADA/EMS), hệ thống đo đếm từ xa được thiết lập hoàn chỉnh tới toàn bộ các đơn
vị phân phối độc lập và tới các khách hàng sử dụng điện lớn, đáp ứng các hoạt động
của thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện lực được trang bị
phù hợp đáp ứng cấu trúc và vận hành của thị trường bán buôn.
c. Khuôn khổ điều tiết:
Giám sát thị trường và các quy định phi cạnh tranh được cập nhật cho thị
trường bán buôn điện.
Các yêu cầu và thủ tục cấp giấy phép cho các đơn vị kinh doanh điện bán buôn
được thiết lập.
Các quy định về hoạt động điều tiết, quy định thị trường, quy định lưới truyền
tải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cấu trúc và vận hành của thị trường bán
buôn cạnh tranh.
Quy định về điều kiện cho các khách hàng lớn được lựa chọn mua điện trực tiếp
từ đơn vị phát điện hoặc qua thị trường điện lực được ban hành.
Quy định về cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư nguồn điện mới theo quy hoạch
nguồn chi phí tối thiểu được sửa đổi phù hợp với mục tiêu cạnh tranh của thị trường
bán buôn.
Các quy định về giá điện, các mức giá điện bán buôn sẽ không được điều tiết
trong thị trường cạnh tranh bán buôn điện mà được quyết định phụ thuộc vào các mức
giá mà các đơn vị mua bán theo các hợp đồng song phương và giá điện mua được trên
thị trường giao ngay.
1.2.3.2 Vận hành thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh:
Thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện tiên
quyết cho cấp độ này đã được đáp ứng.
Cho phép lựa chọn một số đơn vị phân phối và khách hàng lớn để hình thành thị
trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm. Cho phép hình thành một số đơn vị bán



16

buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán buôn điện.
Các khách hàng lớn đủ điều kiện được đấu nối vào lưới truyền tải và mua một
số hoặc tất cả điện năng trực tiếp từ các đơn vị phát điện. Nếu các khách hàng lớn xem
xét giá điện bán buôn của Công ty Mua Bán điện là cao hơn chi phí mua điện trực tiếp
từ một nhà máy điện, khách hàng này có thể chuyển sang mua điện thẳng từ các nhà
máy. Điều này sẽ tạo thêm áp lực cạnh tranh đối với Công ty Mua Bán điện để giảm
thiểu các chi phí và giảm giá điện bán buôn cho các khách hàng lớn.
Các công ty phân phối được lựa chọn tham gia thị trường thí điểm thường là
các công ty có quy mô vừa phải, sản lượng điện hàng năm ổn định, có năng lực quản
lý và được đào tạo để tham gia thị trường bán buôn điện canh. Các công ty phân phối
này được quyền tự do lựa chọn các nhà cung cấp (các đơn vị phát điện/các đơn vị mua
bán buôn điện) để ký các hợp đồng mua điện dài hạn nếu họ thấy giá của các nhà cung
cấp này thấp hơn giá bán buôn của Công ty Mua Bán điện. Lượng điện còn thiếu so
với thực tế yêu cầu phụ tải sẽ được công ty này mua trên thị trường điện giao ngay.
Trong giai đoạn này Cục Điều tiết Điện lực có thể xem xét việc tăng thêm
lượng điện năng mua bán giao ngay trên thị trường điện giao ngay của Công ty Mua
Bán điện.
1.2.3.3. Các đơn vị mới tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh:
a. Đơn vị Vận hành thị trường:
Đơn vị vận hành thị trường không mua bán điện nhưng hoạt động như một cơ
quan giao dịch, nơi các thành phần tham gia thị trường - các đơn vị phát điện, các đơn
vị mua bán buôn điện, các công ty phân phối và các khách hàng lớn - mua bán điện. So
với Công ty Mua Bán điện đơn vị vận hành thị trường có quyền kiểm soát hạn chế hơn
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Các quyết định chính trong vận hành thị
trường như lập kế hoạch, điều độ và định giá do các thành phần tham gia thị trường
thực hiện.
Các chức năng của đơn vị vận hành thị trường là quản lý và vận hành thị trường

cạnh tranh bán buôn theo các luật lệ thỏa thuận nhiều bên do các thành phần tham gia
thị trường quyết định.
Các chức năng quản lý thị trường cạnh tranh bán buôn bao gồm:
- Giám sát thị trường, cụ thể: giám sát giá, điều tra các biến động về giá và các
tình huống thị trường bất thường khác và lập báo cáo về các hành vi giá điện; giám sát
việc tuân thủ các luật lệ của các thành phần tham gia thị trường, báo cáo các kết quả
giám sát thị trường cho cơ quan điều tiết.
- Thi hành luật, phát hiện các vi phạm luật của các thành phần tham gia thị


17

trường, báo cáo các vi phạm đó lên Cục Điều tiết để thi hành luật.
- Cung cấp thông tin thị trường nhằm tạo thuận lợi cho việc vận hành và cho
các quyết định đầu tư của các thành phần tham gia thị trường.
Các chức năng vận hành thị trường cạnh tranh bán buôn bao gồm:
- Vận hành hệ thống đấu thầu và chào giá thị trường. Đấu thầu và chào giá trên
cơ sở các hợp đồng song phương ký giữa các thành phần tham gia thị trường và các
đơn vị phát điện chào giá vào thị trường. Chuẩn bị kế hoạch tiền điều độ để chuyển
giao cho bộ phận vận hành hệ thống, là bộ phận thực hiện điều độ thực tế.
- Tính toán giá thị trường theo điều độ thực tế. Giá thị trường là giá do thị
trường xác định được thiết lập bởi đơn vị phát điện được điều độ có mức giá cao nhất.
Giá thị trường được tính toán cho từng chu kỳ định giá thường là một giờ hoặc nửa
giờ. Giá thị trường được trả cho các đơn vị phát điện cho phần điện năng vượt quá
mức bán theo hợp đồng đã ký được bán vào thị trường. Các công ty phân phối sẽ phải
trả cho phần điện năng vượt quá mức đã mua theo các hợp đồng đã ký trước.
- Điều hòa chênh lệch giữa lượng điện năng thực tế và theo hợp đồng, quyết
định lượng điện năng mà mỗi đơn vị phát điện và đơn vị phân phối đã bán hoặc mua từ
thị trường điện.
- Lập hoá đơn cho các thành phần tham gia thị trường, đơn vị Vận hành thị

trường thu tiền của các đơn vị nhận điện năng từ thị trường và trả tiền cho các đơn vị
cung cấp điện vào thị trường.
b. Các đơn vị kinh doanh điện bán buôn.
Việc loại bỏ các hạn chế đối với các đối tượng có thể mua điện sẽ mở cửa thị
trường điện bán buôn cho phép hình thành các đơn vị kinh doanh điện mới, trong thị
trường cạnh tranh bán buôn điện, các công ty phân phối cần tìm một phương tiện thay
thế Công ty Mua Bán điện nhằm giảm các tiêu cực của tính không ổn định của giá thị
trường. Điều này có thể thực hiện được bằng cách ký các hợp đồng song phương với các
đơn vị phát điện, hoặc với các đơn vị kinh doanh mua bán buôn điện (đã có các hợp
đồng với các đơn vị phát điện), nhằm mục đích cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro.
Các đơn vị phát điện tham gia vào các hợp đồng ký với các đơn vị kinh doanh
điện có lợi thế là được đảm bảo ổn định giá, do đó họ có thể trang trải các chi phí cố
định. Đối với các đơn vị bán lẻ và các khách hàng lớn ổn định giá giúp họ không bị đặt
trước nguy cơ giá thị trường điện cao mà không thể chuyển rủi ro cho khách hàng.
Các đơn vị kinh doanh mua bán buôn điện không cần thiết phải được thành lập,
các đơn vị này sẽ tự thành lập khi xuất hiện cơ hội trên thị trường.
Sau một thời gian thực hiện thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tương


×