Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tính toán, đánh giá và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện cho nhà máy bia dung quất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN NGỌC PHÚ

TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO NHÀ MÁY BIA DUNG QUẤT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN NGỌC PHÚ

TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO NHÀ MÁY BIA DUNG QUẤT

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60 52 02 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN ANH TUẤN

Đà Nẵng - Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Phú


TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN
TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN CHO
NHÀ MÁY BIA DUNG QUẤT
Học viên: Trần Ngọc Phú - Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60520202 - Khóa: K34 - Trƣờng Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Ngày nay, tiết kiệm điện đang là vấn đề rất cần thiết, nhất là đối với các doanh
nghiệp. Việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp không những tiết
kiệm đƣợc chi phí sản xuất, giúp tăng năng suất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành
sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, tăng lợi nhuận mà còn giảm bớt chi phí đầu tƣ cho các công trình
cung cấp năng lƣợng, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lƣợng ngày một cao hơn của nền kinh tế
quốc dân, đồng thời giảm sự phát sinh chất thải, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, khai thác hợp lý
các nguồn tài nguyên năng lƣợng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hiện trạng, Nhà
máy bia Dung Quất đã hoạt động nhiều năm, các hệ thống sử dụng năng lƣợng đã cũ, dẫn đến
tiêu hao nhiều năng lƣợng. Đề tài này đề xuất các phƣơng pháp để sử dụng năng lƣợng tiết kiệm
và hiệu quả cho Nhà máy. Tác giả đã tóm tắt các kết quả đã đạt đƣợc và đề xuất một số công tác
về quản lý hoạt động tiết kiệm năng lƣợng và cải thiện môi trƣờng làm việc.
Từ khóa - Tiết kiệm điện; chi phí sản xuất; tài nguyên năng lƣợng; Nhà máy bia; giải pháp.

CALCULATED, EVALUATE AND OFFER SAVING ELECTRICITY
SOLUTIONS FOR DUNG QUAT BEER FACTORY

Abstract - Today, saving electricity is a very necessary issue, especially for businesses. The
use of saving electricity and efficiency in the company not only save production costs, help
increase productivity, improve product quality, reduce product cost, increase competitiveness,
increase profitability. It also reduces the cost of investment in energy supply facilities, meets the
higher energy demands of the national economy, and reduces the generation of waste, the
protection of environmental resources. , the rational exploitation of energy resources, the
implementation of sustainable socio-economic development. The current status, Dung Quat Beer
factory has been operating for many years, energy use systems are old, resulting in high energy
consumption. This topic proposes methods for saving electricity and efficiency for factory. The
author has summarized the results achieved and proposed some work on managing energy
conservation and improving the working environment.
Key words - Saving electricity; production costs; energy resources; beer factory; solution.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài..................................................... 2
5. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 2
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU - TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG – DÂY CHUYỀN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY ............................................................. 3
1.1. Giới thiệu Nhà máy .................................................................................................. 3
1.1.1. Cơ sở đƣợc thực hiện khảo sát ...................................................................... 3

1.1.2. Phạm vi công việc khảo sát .......................................................................... 3
1.1.3. Khảo sát, đo đạt và thiết bị đo ...................................................................... 4
1.2. Tóm tắt hoạt động của Nhà máy............................................................................... 5
1.2.1. Quá trình phát triển và hiện trạng Nhà máy ................................................ 5
1.2.2. Chế độ vận hành và tình hình sản xuất ......................................................... 7
1.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy ......................................................... 8
1.3.1. Các công đoạn trong dây chuyền sản xuất.................................................... 8
1.3.2. Thuyết minh quy trình dây chuyền sản xuất................................................. 9
1.3.3. Các hệ thống trong dây chuyền .................................................................... 9
1.4. Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................. 10
CHƢƠNG 2. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NĂNG LƢỢNG –CÁC
RÀNG BUỘC VỀ TÀI CHÍNH, KỸ THUẬT .......................................................... 11
2.1. Nhu cầu và khả năng cung cấp năng lƣợng ............................................................ 11
2.1.1. Cung cấp và tiêu thụ điện ........................................................................... 11
2.1.2. Cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu .................................................................. 14
2.1.3. Cung cấp và tiêu thụ nƣớc .......................................................................... 15
2.2. Các ràng buộc về tài chính, kỹ thuật ...................................................................... 15
2.2.1. Các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, môi trƣờng ......................................... 15
2.2.2. Các giải pháp và đánh giá về kinh tế .......................................................... 24
2.3. Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................. 24


CHƢƠNG 3. TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
TIẾT KIỆM NĂNG LƢỢNG CHO NHÀ MÁY ...................................................... 26
3.1. Các giải pháp cho hệ thống động cơ....................................................................... 26
3.1.1. Hiện trạng hệ thống động cơ của Nhà máy ............................................... 26
3.1.2. Nhận xét, đánh giá hiện trạng hệ thống động cơ của Nhà máy .................. 27
3.1.3. Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng cho hệ thống động cơ ............ 27
3.1.4. Kết quả tính toán các giải pháp cho các nhóm động cơ ............................. 35
3.1.5. Kết luận và đề xuất cho các giải pháp về động cơ...................................... 40

3.2. Các giải pháp cho hệ thống chiếu sáng .................................................................. 41
3.2.1. Giải pháp 1: Thay Đèn cao áp 250W & 400W bằng đèn Led 100W ......... 41
3.2.2. Giải pháp 2: Thay đèn huỳnh quang T8 chấn lƣu sắt từ 36W bằng đèn
T5 chấn lƣu điện tử 28W hoặc bằng đèn Led 19W ....................................................... 43
3.2.3. Kết luận và đề xuất cho các giải pháp về hệ thống chiếu sáng................... 46
3.3. Các giải pháp khác .................................................................................................. 46
3.3.1. Giải pháp 1: Lắp đặt thiết bị phân tích khói thải để tối ƣu hóa lò hơi 1 ..... 46
3.3.2. Giải pháp 2: Lắp bộ thu hồi nhiệt từ hơi ngọn (flash steam) từ hệ thống
thu hồi nƣớc ngƣng khu vực nhà nấu ............................................................................ 49
3.3.3. Giải pháp 3: Sử dụng bơm nhiệt (heat pump) công nghiệp để tạo nƣớc
nóng cho quá trình thanh trùng ...................................................................................... 51
3.3.4. Giải pháp 4: Tối ƣu hóa quá trình làm lạnh dịch nha của Wort cooler 2 ... 56
3.3.5. Giải pháp 5: Sử dụng máy nén hơi cho wort kettle 2.1 .............................. 58
3.3.6. Giải pháp 6: Sử dụng nhiên liệu CNG thay thế cho nhiên liệu dầu D.O .... 61
3.3.7. Kết luận và đề xuất cho các giải pháp khác ................................................ 62
3.4. Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................. 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 69
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang


Bảng 1.1.

Các thiết bị đo đƣợc sử dụng trong khảo sát

5

Bảng 1.2.

Sản lƣợng bia của Nhà máy trong năm 2013

7

Bảng 1.3.

Sản lƣợng bia của Nhà máy trong 09 tháng đầu năm 2014

8

Bảng 1.4.

Số giờ vận hành trong năm của các khu vực/phân xƣởng

8

Bảng 2.1.

Biểu giá điện ở cấp điện áp dƣới 22kV

12


Bảng 2.2.

Điện tiêu thụ hàng tháng và chi phí tiền điện theo hoá đơn

12

Bảng 2.3.

Tiêu thụ nhiên liệu theo từng tháng trong năm 2012

14

Bảng 2.4.

Tiêu thụ nƣớc năm 2012

15

Bảng 2.5.

Thống kê chủng loại các máy nén lạnh

16

Bảng 2.6.

Bảng thông số lò hơi

19


Bảng 2.7.

Thống kê chủng loại các máy nén khí

22

Bảng 2. 8.

Các ràng buộc về năng lƣợng và các tiêu chuẩn

23

Bảng 2.9.

Các hệ số giảm phát thải quy đổi

23

Bảng 2.10.

Các hệ số quy đổi năng lƣợng sang TOE

23

Bảng 3.1.

Kết quả đo đạc một số thiết bị tiêu thụ điện trong Nhà máy

26


Bảng 3.2.

Kết quả tính toán các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng cho
động cơ

37

Bảng 3.3.

Mức đầu tƣ và tính hiệu quả của các giải pháp tiết kiệm cho
động cơ

40

Bảng 3.4.

Thống kê cụ thể các loại đèn

41

Bảng 3.5.

Bảng phân tích đánh giá lợi ích của giải pháp

43

Bảng 3.6.

So sánh giữa chấn lƣu thông thƣờng và chấn lƣu điện tử và
đèn LED


44

Bảng 3.7.

Bảng phân tích đánh giá lợi ích của giải pháp

46

Bảng 3.8.

Bảng phân tích khói thải lò hơi 1&2

47

Bảng 3.9.

Bảng phân tích chi phí và lợi ích của giải pháp

49

Bảng 3.10.

Bảng phân tích chi phí và lợi ích của giải pháp

50

Bảng 3.11.

Bảng số liệu hoạt động của của băng chuyền


52

Bảng 3.12.

Bảng phân tích đánh giá lợi ích và chi phí khi thực hiện giải
pháp

55

Bảng 3.13.

Bảng phân tích đánh giá lợi ích giải pháp đầu tƣ heat pump

55


Bảng 3.14.

Bảng khái toán chi phí đầu tƣ heat pump

56

Bảng 3.15.

Bảng phân tích chi phí và lợi ích của giải pháp

58

Bảng 3.16.


Bảng phân tích chi phí và lợi ích của giải pháp

60

Bảng 3.17.

Bảng thông số lò hơi

61

Bảng 3.18.

Hiệu quả kinh tế khi chuyển đổi từ D.O sang CNG

61

Bảng 3.19.

Bảng phân tích chi phí và lợi ích của giải pháp

62

Bảng 3.20.

Tiềm năng tiết kiệm và chi phí đầu tƣ cho các giải pháp khác

62

Bảng 3.21.


Đề xuất mức độ ƣu tiên thực hiện các giải pháp

64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1.

Nhà máy bia Dung Quất

3

Hình 1.2.

Quy trình khảo sát, tính toán, đánh giá

4

Hình 1.3.

Sản phẩm Nhà máy

6


Hình 1.4.

Quy trình nấu và lên men

8

Hình 2.1.

Sơ đồ khối cung cấp điện cho Nhà máy

11

Hình 2.2.

Tỉ lệ sử dụng điện năng của các hệ thống

13

Hình 2.3.

Đồ thị phụ tải tổng Nhà máy

14

Hình 2.4.

Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh Alcohol

16


Hình 2.5.

Sơ đồ nguyên lý hệ thống nƣớc lạnh

17

Hình 2.6.

Các máy nén lạnh NH3

17

Hình 2.7.

Các dàn lạnh PHE

17

Hình 2.8.

Các dàn ngƣng bay hơi của hệ thống lạnh

18

Hình 2.9.

Các bơm Alcohol

18


Hình 2.10.

Biến tần điều khiển các bơm

18

Hình 2.11.

Hệ thống các lò hơi

19

Hình 2.12.

Sơ đồ nguyên lý hệ thống lò hơi

20

Hình 2.13.

Bảo ôn hệ thống lò hơi

20

Hình 2.14.

Thiết bị phân tích khói thải ở lò hơi 2

20


Hình 2.15.

Thiết bị tận dụng nhiệt khói thải để gia nhiệt nƣớc cấp

21

Hình 2.16.

Lƣợng Biogas cấp bổ sung cho lò hơi số 2

21

Hình 3.1.

Đèn LED 100W cho nhà xƣởng

42

Hình 3.2.

Tháp đo độ sáng đèn LED 100W

42

Hình 3.3.

Bộ đèn T5 tƣơng thích với máng đèn T8 – T10

44


Hình 3.4.

Bộ đèn T5 độc lập

44

Hình 3.5.

Đèn LED dạng tấm và bóng 1,2m

44

Hình 3.6.

Kết quả đo khói thải

47

Hình 3.7.

Sự chênh lệch số liệu đo giữa 2 thiết bị phân tích thành phần
khói thải

48

Hình 3.8.

Nguyên lý bình sinh hơi thấp áp và bộ thu hồi flash steam


50

Hình 3.9.

Sơ đồ quá trình đóng lon sản phẩm

51

Hình 3.10.

Sơ đồ tận dụng nhiệt để vận hành heat pump sản xuất nƣớc
nóng

53


Hình 3.11.

Sơ đồ nguyên lý vận hành của heat pump sản xuất nƣớc nóng

54

Hình 3.12.

Sơ đồ trao đổi nhiệt tại công đoạn Wort Cooler 2

57

Hình 3.13.


Sơ đồ nguyên lý làm việc của Wort Cooler 3

57

Hình 3.14.

Sơ đồ đề xuất giải nhiệt dịch nha 2 cấp

58

Hình 3.15.

Sơ đồ nguyên lý làm việc của Wort kettle 2.1

59

Hình 3.17.

Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy nén nhiệt

60


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 Trong cuộc sống hiện nay, năng lƣợng là yếu tố quyết định trong mọi quá
trình sản xuất, lao động cũng nhƣ sinh hoạt của con ngƣời. Năng lƣợng nói chung và
điện năng nói riêng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất của các nhà máy. Tốc độ
phát triển năng lƣợng có ảnh hƣởng lớn tới tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Tình

trạng lãng phí và sử dụng năng lƣợng kém hiệu quả ở nƣớc ta hiện nay so với các nƣớc
trong khu vực và thế giới với nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ: quản lý chƣa tốt,
ngƣời quản lý và ngƣời sử dụng chƣa quan tâm đúng mức đến vấn đề tiết kiệm năng
lƣợng, sự lạc hậu của trang thiết bị sử dụng năng lƣợng và công nghệ sản xuất.
 Việc tiết kiệm năng lƣợng nói chung, tiết kiệm điện năng nói riêng đem lại rất
nhiều lợi ích, điều này ai cũng biết nhƣng không phải ai cũng áp dụng đƣợc vào thực
tế. Thực trạng trong một số đơn vị hiện nay, nhiều chủ doanh nghiệp chỉ quan tâm đến
tiện ích, công suất và giá thành của thiết bị, chứ chƣa quan tâm đúng mức đến các chỉ
tiêu tổn hao năng lƣợng. Những thiết bị hiện tại trong một số nhà máy không những
tiêu thụ năng lƣợng quá lớn mà còn gây ô nhiễm môi trƣờng.
 Nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển, nguồn điện năng chủ yếu đƣợc sản xuất
từ thủy điện và nhiệt điện. Nhu cầu về tăng trƣởng năng lƣợng của nƣớc ta là rất lớn
qua hàng năm, do đó, đã có nhiều nhà máy thủy điện và nhiệt điện đƣợc đầu tƣ ở nhiều
nơi nhằm đáp ứng nhu cầu về điện. Tuy nhiên, một phần do tiến độ chậm trễ của nhiều
nguồn phát, một phần do sự cạn kiệt dần các nguồn nhiên liệu hóa thạch nhƣ dầu thô,
than đá, khí tự nhiên, dẫn đến tình trạng thiếu điện, và biện pháp tình thế là tiến hành
cắt điện luân phiên. Điều này gây ảnh hƣởng lớn đến các doanh nghiệp, đến sự phát
triển kinh tế. Vì vậy, vấn đề tiết kiệm năng lƣợng là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
 Sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, thực chất là tìm cách sử dụng năng
lƣợng theo yêu cầu của các cơ sở sản xuất một cách hợp lý, nhờ các biện pháp bố trí
lại sản xuất, nghiên cứu quy trình công nghệ, sử dụng tối đa nguồn năng lƣợng tự
nhiên nhƣ năng lƣợng mặt trời, chiếu sáng, thông gió tự nhiên, lợi dụng chất lỏng, chất
khí thải còn chứa nhiệt năng …
 Nhà máy bia Dung Quất đƣợc thành lập năm 1991. Do ra đời đã lâu nên dây
chuyền sản xuất còn nhiều lạc hậu, không đồng bộ, chƣa áp dụng kỹ thuật tân tiến vào
công nghệ sản xuất… nên đã ảnh hƣởng nhiều đến hiệu quả lao động, tổn hao năng
lƣợng tiêu thụ, lƣợng khí thải nhiều gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng...
 Việc sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả trong Nhà máy giúp tiết kiệm
đƣợc chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh,
đồng thời giảm sự phát sinh chất thải, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, khai thác hợp lý



2
các nguồn tài nguyên năng lƣợng. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Tính toán, đánh
giá và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện cho Nhà máy bia Dung Quất”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Khảo sát và nghiên cứu thực trạng sử dụng năng lƣợng nhằm chỉ ra các điểm
có thể áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lƣợng, góp phần giảm chi phí sản xuất và tăng
hiệu quả sử dụng năng lƣợng cho Nhà máy bia Dung Quất (Nhà máy).
 Với các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng đang đƣợc sử dụng, phân tích lựa chọn
giải pháp hợp lý để đề xuất áp dụng cho Nhà máy góp phần cải thiện môi trƣờng, giảm
áp lực thiếu điện, qua đó góp phần bảo đảm an ninh năng lƣợng của đất nƣớc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng cho các hệ thống trong quy trình sản xuất bia
của Nhà máy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tính toán, đánh giá và đề xuất các giải pháp hiệu quả để tiết kiệm năng lƣợng
cho các hệ thống trong quy trình sản xuất bia của Nhà máy.
4. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả
cho Nhà máy bia Dung Quất, từ đó có thể nhân rộng cho các cơ sở sản xuất kinh
doanh khác nhằm sử dụng năng lƣợng tiết kiệm và hiệu quả, làm giảm chi phí sản xuất
của doanh nghiệp, đảm bảo môi trƣờng, tiết kiệm nguồn năng lƣợng chung cho đất
nƣớc.
5. Cấu trúc luận văn
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu, các nội dung còn lại đƣợc bố trí bao
gồm các chƣơng sau:
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU - TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG – DÂY CHUYỀN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY

CHƢƠNG 2: NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NĂNG LƢỢNG – CÁC
RÀNG BUỘC VỀ TÀI CHÍNH, KỸ THUẬT
CHƢƠNG 3: TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TIẾT
KIỆM NĂNG LƢỢNG CHO NHÀ MÁY


3
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU - TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG – DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ
SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY
1.1. Giới thiệu Nhà máy
1.1.1. Cơ sở được thực hiện khảo sát

 Nhà máy bia Dung Quất là một trong những Nhà máy thuộc Công ty Cổ
phần Đƣờng Quảng Ngãi.

 Tên doanh nghiệp: Nhà máy bia
Dung Quất – Công ty Cổ phần Đƣờng
Quảng Ngãi.

 Địa chỉ: 02 Nguyễn Chí Thanh,
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

 Số cán bộ công nhân viên: 295
ngƣời.

 Nguyên liệu chính cho sản xuất:
Gạo, Malt

 Sản phẩm chính: Bia Dung Quất

các loại (Bia lon và bia chai).

 Sản lƣợng bình quân hàng năm:
395 triệu lít bia.





Hình 1.1. Nhà máy bia Dung Quất

Tiêu thụ năng lƣợng các loại:
Điện: 29.098.872 kWh.
Dầu DO: 6.313.661 lít.
Số ca làm việc trong ngày: 3 ca (24 giờ/ngày).
Thời gian vận hành trong năm: 365 (ngày/năm).

1.1.2. Phạm vi công việc khảo sát

 Qua trao đổi với đại diện Nhà máy, chúng tôi thống nhất phạm vị thực hiện
công việc khảo sát, tính toán, đánh giá việc sử dụng năng lƣợng tại Nhà máy tập trung
vào khu vực sản xuất, các bƣớc thực hiện theo trình tự sau:



Đánh giá hiện trạng tiêu thụ năng lƣợng tại Nhà máy.
Nhận dạng sơ bộ các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng.
Phân tích lợi ích, chi phí và xây dựng phƣơng án thực hiện cho các giải pháp.

Tất cả các hoạt động khảo sát, đo đạt đƣợc thực hiện trong khuôn viên Nhà

máy và tại các hộ, các thiết bị tiêu thụ năng lƣợng.


4
1.1.3. Khảo sát, đo đạt và thiết bị đo
 Quy trình khảo sát, tính toán, đánh giá vấn đề sử dụng năng lƣợng của Nhà
máy là hoạt động khảo sát, trao đổi với cán bộ Nhà máy, thu thập các số liệu thực tế và
phân tích dữ liệu tiêu thụ năng lƣợng của các đối tƣợng cần khảo sát.
 Mục tiêu của việc khảo sát, tính toán, đánh giá việc sử dụng năng lƣợng là:
đánh giá hiện trạng sử dụng năng lƣợng hiện nay của Nhà máy, phân tích ƣu và nhƣợc
điểm, trên cơ sở đó tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng lƣợng, xây dựng các giải pháp sử
dụng năng lƣợng hiệu quả, lập kế hoạch triển khai áp dụng các giải pháp tiết kiệm
năng lƣợng đó nhằm giúp cho Nhà máy nắm rõ đƣợc tình trạng sử dụng năng lƣợng
hiện nay, kiến nghị các giải pháp tiết kiệm năng lƣợng thực hiện sao cho tiết kiệm
năng lƣợng cũng nhƣ định hƣớng đƣợc trong tƣơng lai khi đầu tƣ xây dựng và mua
thiết bị mới cho hợp lý; Việc khảo sát đƣợc thực hiên theo quy trình sau:
Làm việc với Nhà máy đƣợc
khảo sát: Giới thiệu khái quát
về chƣơng trình.

Thu thập dữ liệu có sẵn

Xác định phạm vi khảo sát:
Thống nhất kế hoạch khảo
sát, nguồn lực khảo sát,
khoanh vùng khảo sát

Thành lập nhóm khảo sát: Phân
công thực hiện nhiệm vụ khảo
sát và Nhà máy đƣợc khảo sát


Kiểm tra thực địa và đo đạc
 Xác định các điểm đo chiến lược;
 Lắp đặt thiết bị đo






Phân tích số liệu thu thập đƣợc
Xác định các tiềm năng tiết kiệm năng
lượng;
Xác định chi phí đầu tư;
Chuẩn hóa dữ liệu;
Đảm bảo sự hoạt động bình thường của dây
chuyền công nghệ.

Hình 1.2. Quy trình khảo sát, tính toán, đánh giá


5
 Các thiết bị đo đạt đƣợc sử dụng trong quá trình khảo sát:
Bảng 1.1. Các thiết bị đo được sử dụng trong khảo sát
TT
Tên thiết bị đo
Mã hiệu
Số lƣợng Nƣớc sản xuất
FLUKE – Model 1735
1

1735
1
Mỹ
(USA)
2 DENT ElitePro (USA)
3
Mỹ
Micro Data Logger – MDL
3
202
1
Mỹ
Model 202 (USA)
Dynasonics – Transmitter
4 model: D903-B1NA-NG D903-B1NA-NG
1
Mỹ
(USA)
Testo 325 - M Flue Gas
1
Đức
5
325 - M
Analyzer (Germany)
Testo 177-T4 Data Logger
1
Đức
6
177-T4
(Germany)

RAYTEK®
Raynger
1
Mỹ
7
MX2™
MX2™ (USA)
JENWAY Thermometer
1
Anh
8
2102 – Series 2000
2102 – Series 2000 (UK)
9 VAISALA (FINLAND)
1
Phần Lan
EXTECH MODEL 45160
1
Mỹ
10
45160
(USA)
11 Testo 470 (Germany)
470
1
Đức
12 HIOKI 3286-20 (JAPAN)
3286-20
1
Nhật

HIOKI
3423
LUX
3423 LUX
1
Nhật
13
HiTESTER (JAPAN)
HiTESTER
Bacharach PCA3 – Flue
1
Mỹ
14
PCA3
gas analyszer

 Phƣơng pháp đo: Đo trực tiếp tại hiện trƣờng khi các thiết bị đang hoạt động
bình thƣờng. Thời gian khảo sát, đo đạt và thu thập số liệu liên tục trong 4 ngày vận
hành của Nhà máy.
1.2. Tóm tắt hoạt động của Nhà máy
1.2.1. Quá trình phát triển và hiện trạng Nhà máy
 Nhà máy bia Dung Quất đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho phép
thành lập theo Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 3/4/1991 với tên gọi là Nhà máy
bia Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tƣ ban đầu là 3,1 tỷ đồng. Nhà máy bia Quảng Ngãi
là một đơn vị hoạt động liên doanh với sự góp vốn của nhiều cổ đông.


6
 Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 6/1993 với công suất ban đầu là 3 triệu lít
bia/năm. Sản phẩm của Nhà máy đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng trong tỉnh ƣa chuộng, thị

trƣờng tiêu thụ dần dần đƣợc mở rộng.
 Tháng 10/1994 Nhà máy đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho phép
mở rộng sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm theo công nghệ tiên tiến đã đƣợc
chuyển giao, quá trình đầu tƣ mở rộng đƣợc hoàn thành vào tháng 4/1996.
 Đầu tháng 7/1996 đƣợc sự đồng ý của Ủy ban nhân tỉnh, Nhà máy đƣợc
chuyển giao cấp quản lý về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đơn vị quản lý
trực tiếp là Công ty Cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi, và nâng công suất lên 5 triệu lít/năm.
 Năm 2001 Nhà máy đã nâng tổng công suất lên 25 triệu lít/năm và đổi tên
thành Nhà máy bia Dung Quất, trực thuộc Công ty Cổ phần Đƣờng Quảng Ngãi.
 Năm 2005 tổng công suất Nhà máy đạt 35 triệu lít/năm.
 Năm 2011 Nhà máy nâng công suất lên 50 triệu lít/năm.
 Thiết bị sản xuất hiện đại đƣợc nhập từ CHLB Đức, Italia, Hà Lan và Nhật
Bản. Công nghệ sản xuất của hãng bia Branik nổi tiếng Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa
Czech).
 Các sản phẩm của Nhà máy đƣợc ngƣời
tiêu dùng ƣu chuộng, thị trƣờng thiêu thụ dần dần
đƣợc mở rộng khắp nơi và mạnh nhất ở các tỉnh
phía Bắc, Hà Nội, Hải Dƣơng. Hàng năm, Nhà máy
cũng xuất khẩu các loại sản phẩm bia sang thị
trƣờng Nhật Bản, New Zealand, một số nƣớc
ASEAN… và đƣợc các đối tác nƣớc ngoài đánh giá
cao về công nghệ và chất lƣợng sản phẩm.
Hình 1.3. Sản phẩm Nhà máy
 Tất cả các quá trình thao tác đƣợc tập trung tại phòng điều khiển sản xuất
trung tâm, bên cạnh đó, đơn vị đã đƣợc Nhà máy huy động nguồn lao động tốt nhất để
chuẩn bị cho Nhà máy trƣớc khi bƣớc vào sản xuất; đồng thời, để đảm bảo tính chủ
động thƣờng xuyên trong sản xuất, Nhà máy tăng cƣờng công tác quản lý kỹ thuật,
công nghệ sản xuất, đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến chất lƣợng sản
phẩm; hiện nay cán bộ công nhân viên Nhà máy đã làm chủ đƣợc công nghệ sản xuất.
 Cùng với việc làm tốt công tác tổ chức, điều hành sản xuất thì vấn đề quản lý

chất lƣợng sản phẩm, công tác bảo vệ môi trƣờng và các giải pháp kỹ thuật an toàn
cho ngƣời lao động cũng đƣợc Nhà máy đặc biệt chú trọng.
 Cùng với những biện pháp xử lý trên, Nhà máy còn tiến hành cải tiến kỹ
thuật, lắp đặt thêm các hệ thống lọc bụi, hút bụi ở những khu vực thƣờng xuyên phát
sinh bụi trong quá trình sản xuất, để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Ngay từ khi mới đi


7
vào sản xuất, Nhà máy đã áp dụng hệ thống quản trị tiên tiến nhƣ tiêu chuẩn thực hành
tốt “5S”, tạo nền tảng để nâng cao năng suất, chất lƣợng. Đồng thời, để tạo không khí
thi đua sôi nổi trong sản xuất, Nhà máy đã cùng các đoàn thể tổ chức phát động các
phong trào thi đua lao động sáng tạo, cải tiến hợp lý hoá sản xuất.
 Chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm không ngừng đƣợc cải tiến và nâng cao. Sản
phẩm của Nhà máy đã đạt nhiều giải thƣởng quốc gia có uy tín: Sao vàng đất Việt,
Cúp vàng Chất lƣợng, Sản phẩm đạt giải Vàng vệ sinh thực phẩm, Cúp vàng ISO….
Bên cạnh đó, giá cả phù hợp đã tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm bia lon,
bia chai mang nhãn hiệu Dung Quất và Grand của Nhà máy trên thị trƣờng.
 Với kết quả sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, Nhà máy đã tạo
việc làm ổn định cho ngƣời lao động và hàng năm nộp hàng trăm tỷ đồng vào ngân
sách của tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ngãi ngày càng phát triển.
 Nhà máy bia Dung Quất cũng là một trong những Đơn vị hƣởng ứng và tham
gia có hiệu quả các hoạt động xã hội do tỉnh Quảng Ngãi phát động: đền ơn đáp nghĩa,
xóa đói giảm nghèo, khuyến học, cứu trợ sau thiên tai …
 Với những đóng góp trên, Nhà máy đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài
Chính, Bộ Công Thƣơng, Tỉnh ủy Quảng Ngãi và Chủ tịch Tỉnh Quảng Ngãi tặng
bằng khen.
1.2.2. Chế độ vận hành và tình hình sản xuất
 Thời gian hoạt động của Nhà máy theo chế độ 3 ca: Ca 1 (Từ 2h00 đến
10h00); Ca 2 (Từ 10h00 đến 18h); Ca 3 (Từ 18h00 đến 2h00). Trung bình một năm
Nhà máy hoạt động khoảng 355 - 365 ngày.

 Sản lƣợng bia sản xuất trong năm của Nhà máy thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2. Sản lượng bia của Nhà máy trong năm 2013
Tháng

Sản lƣợng (Lít)

1
2

6.264.546
5.628.540

3

4.124.022

4
5
6
7
8
9
10
11
12

5.530.386
5.523.108
6.337.227
5.300.000

6.072.040
5.719.894
4.389.690
5.592.588
6.038.387

Tổng

66.520.428


8
Bảng 1.3. Sản lượng bia của Nhà máy trong 09 tháng đầu năm 2014
Tháng
Sản lƣợng (Lít)
1
5.674.405
2
4.193.798
3
4.115.713
4
5.658.370
5
6.489.796
6
5.347.951
7
6.513.766
8

6.158.264
9
6.320.963
Tổng
50.473.026
 Số giờ vận hành trong năm của các các khu vực/phân xƣởng sử dụng năng
lƣợng của Nhà máy đƣợc thể hiện trong sau:
Bảng 1.4. Số giờ vận hành trong năm của các khu vực/phân xưởng
TT
Khu vực/phân xƣởng
Thời gian vận hành (Giờ/năm)
1
Khu vực nhập liệu + nấu
7.320
2
Khu vực lên men
7.320
3
Khu vực lọc, pha bia
7.320
4
Khu vực chiết bia
7.320
5
Khu vực cung cấp năng lƣợng
7.320
1.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất của Nhà máy
1.3.1. Các công đoạn trong dây chuyền sản xuất
Quy trình nấu và lên men bia của Nhà máy đƣợc thể hiện trong hình sau:


Hình 1.4. Quy trình nấu và lên men


9
1.3.2. Thuyết minh quy trình dây chuyền sản xuất
 Bia đƣợc sản xuất từ nguyên liệu chính là: malt, gạo, nƣớc và các nguyên
liệu phụ nhƣ men giống. Ngoài ra còn có một số nguyên liệu có thể thêm vào nhƣ: mì,
ngô…
 Malt đƣợc nghiền thành bột sau đó đƣợc hòa trộn với nƣớc theo tỉ lệ nhất
định và đƣợc ngâm ủ theo yêu cầu công nghệ sản xuất.
 Gạo nghiền thành bột đƣợc chuyển đến nồi hồ hóa. Tại đây bột đƣợc hòa
trộn với nƣớc và ngâm ủ trong nồi. Sau đó đƣợc cấp nhiệt để phá vỡ màng tế bào của
tinh bột, tạo điều kiện biến chúng thành trạng thái hòa tan trong dung dich.
 Kết thúc quá trình hồ hóa, cháo đƣợc bơm chuyển sang hòa trộn với malt.
Tại nồi đƣờng hóa, malt đƣợc trộn đều với cháo sau đó đƣợc ủ và gia nhiệt, mục đích
để chuyển các chất không hòa tan trong malt và những chất hòa tan trong tinh bột, tạo
thành đƣờng và axit amin. Sau đó dịch đƣợc bơm đi lọc thô tại nồi lọc.
 Mục đích của quá trình lọc bã malt là tách pha lỏng khỏi hỗn hợp để tiếp tục
các bƣớc tiếp theo của quá trình công nghệ, còn pha rắn – phế liệu sẽ đƣợc loại bỏ ra
ngoài. Trong quá trình này, nƣớc đƣợc thêm vào có tác dụng rửa bã, đồng thời để bù
lại tổn thất do bay hơi trong khi nấu. Quá trình lọc hoàn thành, dịch đƣợc chuyển sang
nồi húp lông.
 Ở nồi húp lông hóa, ngƣời ta cấp nhiệt nấu dịch sau khi đã đƣợc hòa trộn với
hoa húp lông trong khoảng từ 1h đến 2h ở nhiệt độ 1000C đến 1050C. Mục đích của
quá trình húp lông là tạo cho bia thành phẩm có vị đắng, hƣơng thơm và khả năng tạo
bọt.
 Sau quá trình húp lông, dịch đƣợc chuyển sang thùng lắng xoáy để tiếp tục
lọc lần cuối bằng phƣơng pháp ly tâm.
 Kết thúc quá trình lọc ở thùng lắng xoáy, dịch đƣợc bơm chuyển đến các
thiết bị làm lạnh nhanh, sau đó sục khí để vô trùng và trộn với men giống rồi chuyển

đến các tank lên men, thực hiện quá trình lên men.
 Quá trình lên men thƣờng đƣợc thực hiện qua 2 giai đoạn đó là: lên men
chính và lên men phụ. Kết thúc 2 quá trình lên men, dịch có mùi thơm và vị đắng đặc
trƣng, dịch này đƣợc gọi là bia bán thành phẩm. Tiếp đó tiến hành lọc, sục CO2 đƣa đi
bảo quản ở tank thành phẩm để bia ổn định.
 Bia đã ổn định đƣợc đem đi chiết rót, đóng lon, nhập kho để tiêu thụ.
1.3.3. Các hệ thống trong dây chuyền
1.3.3.1. Hệ thống nấu
 Hệ thống nấu có các thiết bị chính sau: Nồi hồ hóa, nồi đƣờng hóa, nồi lọc,
nồi húp lông, thùng lắng xoáy; và các thiết bị phụ nhƣ: động cơ điện, hộp giảm tốc để
quay cánh khuấy, bơm bã, bơm dịch và các loại van điều chỉnh cấp hơi…
- Nồi hồ hóa có nhiệm vụ ủ và gia nhiệt cho dung dịch bột gạo để nấu thành
cháo, mục đích nhằm để phá vỡ màng tế bào của tinh bột, tạo điều kiện để biến tinh
bột thành trạng thái hòa tan trong dung dịch


10
- Nồi đƣờng hóa thực hiện quá trình ngâm ủ malt và dịch cháo, hỗn hợp sẽ
thủy phân dịch thành đƣờng maltoza và các dextrin. Sau đó sẽ tạo ra một lƣợng đƣờng
glucoza.
- Nồi lọc bã có nhiệm vụ lọc thô dịch đƣờng nhằm loại bỏ bã nguyên liệu và
tạo cho dịch đƣờng có độ trong theo yêu cầu công nghệ trƣớc khi chuyển sang giai
đoạn húp lông hóa.
- Nồi húp lông có nhiệm vụ gia nhiệt cho dịch đến nhiệt độ sôi, đây là quá
trình húp lông hóa dịch đƣờng sau khi đƣợc trộn hoa húp lông. Mục đích của quá trình
húp lông là tạo cho bia có vị đắng, hƣơng thơm và khả năng tạo bọt.
- Thùng lắng xoáy là thiết bị lọc tinh dịch hèm trƣớc khi đi làm lạnh nhanh để
đƣa đến tank lên men.
1.3.3.2. Hệ thống cấp nhiệt
 Để thực hiện quá trình nấu nguyên liệu, thanh trùng thiết bị và hệ thống cung

cấp nƣớc nóng cần phải có hệ thống cấp nhiệt. Nhiệt cho các thiết bị đƣợc sản xuất từ
nồi hơi.
1.3.3.3. Hệ thống cấp lạnh
 Quá trình lên men, hạ nhiệt độ của dịch và bảo quản bia thành phẩm đƣợc
thực hiện ở nhiệt độ thấp, do đó trong Nhà máy cần có hệ thống cấp lạnh.
 Hệ thống này gồm có: máy nén, thiết bị ngƣng tụ, thiết bị bay hơi, và các
thiết bị phụ nhƣ: các loại van chặn, các thiết bị điều khiển và đo lƣờng, thiết bị giải
nhiệt…
1.3.3.4. Hệ thống lên men
 Dịch sau khi đƣợc làm lạnh nhanh, sục không khí vô trùng và hòa trộn với
men giống, đƣợc đƣa đến các tank để lên men. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá
trình sản xuất bia và là giai đoạn quyết định chất lƣợng sản phẩm.
1.3.3.5. Hệ thống tích nhiệt
 Để duy trì hoạt động của Nhà máy trong khi các thiết bị cung cấp lạnh trực
tiếp dừng hoạt động và giảm phụ tải của máy nén lạnh, cần có hệ thống tích nhiệt.
1.4. Kết luận chƣơng 1
Qua chƣơng 1, ta nắm đƣợc tổng quan về Nhà máy, các quá trình hình thành, cơ
cấu tổ chức, sản xuất, quy trình sản xuất, chế độ vận hành và tình hình sản xuất từng
khu vực, sản lƣợng bình quân của Nhà máy. Trên cơ sở đó Tác giả tiến hành khảo sát,
thu thập các số liệu tại Nhà máy, tìm hiểu về các nhu cầu và khả năng cung cấp năng
lƣợng, các ràng buộc về vấn đề tài chính, kỹ thuật tại Nhà máy ở chƣơng tiếp theo.


11
CHƢƠNG 2
NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NĂNG LƢỢNG –
CÁC RÀNG BUỘC VỀ TÀI CHÍNH, KỸ THUẬT
2.1. Nhu cầu và khả năng cung cấp năng lƣợng
2.1.1. Cung cấp và tiêu thụ điện
 Hiện tại, Nhà máy có 10 trạm biến áp để cung cấp điện cho các khu vực. Sơ

đồ đơn tuyến hệ thống cung cấp điện cho toàn Nhà máy đƣợc thể hiện trong hình sau:

Hình 2.1. Sơ đồ khối cung cấp điện cho Nhà máy
 Nhà máy đã có một hệ thống ghi nhận số liệu khá tốt. Các động cơ chính nhƣ
máy nén lạnh, máy nén khí, lò hơi… đều có đồng hồ theo dõi điện năng tiêu thụ.
 Hàng tháng, Nhà máy có cử nhân viên thu thập và phân tích các số liệu tiêu
thụ năng lƣợng theo sản lƣợng sản xuất. Từ đó, Nhà máy có thể kịp thời phát hiện và
điều chỉnh các điểm chƣa thích hợp trong cách vận hành máy móc.


12

TT
1
2
3

Bảng 2.1. Biểu giá điện ở cấp điện áp dưới 22kV
Giá điện (đ/kWh)
Hạng mục
Giờ áp dụng
Thứ 2- Thứ 7 Chủ nhật
Giờ cao điểm
 Từ 09h30 - 11h30
2.335
1.286
(5 giờ)
 Từ 17h00 - 20h00
 Từ 04h00 - 09h30
Giờ bình thƣờng

1.286
1.286
 Từ 11h30 - 17h00
(13 giờ)
 Từ 20h00 - 22h00
Giờ thấp điểm
812
812
 Từ 22h00 - 4h00
(6 giờ)

 Tình hình tiêu thụ điện và chi phí tiền điện từng tháng của Nhà máy năm
2012 đƣợc trình bày ở bảng dƣới.
Bảng 2.2. Điện tiêu thụ hàng tháng và chi phí tiền điện theo hoá đơn
Chi phí điện ba giá
(106 đ / kWh)
Bình
Cao Thấp
thƣờng điểm điểm

Điện theo giờ (kWh)
Tháng

Thấp
điểm

Tổng
(106đ)

Bình

thƣờng

Cao
điểm

1

1.498.607

499.896

670.765 2.669.268

1.744

1.059

488

3.291

2

1.229.343

414.683

525.905 2.169.931

1.431


879

382

2.692

3

1.003.935

327.457

431.717 1.763.109

1.169

694

314

2.176

4

1.302.116

419.222

539.342 2.260.680


1.516

888

392

2.796

5

1.350.112

450.539

581.270 2.381.921

1.572

955

423

2.949

6

1.434.787

457.931


629.029 2.521.747

1.670

970

457

3.098

7

1.346.253

451.537

605.668 2.403.458

1.634

994

463

3.091

8

1.485.499


507.993

655.612 2.649.104

1.820

1.130

507

3.456

9

1.497.647

488.894

658.169 2.644.710

1.835

1.087

509

3.431

10


1.454.077

484.458

655.381 2.593.916

1.781

1.077

507

3.365

11

1.508.593

505.569

664.422 2.678.584

1.848

1.124

514

3.486


12

1.338.897

436.319

587.228 2.362.444

1.651

977

457

3.085

Tổng

Cả năm 16.449.866 5.444.498 7.204.508 29.098.872 19.671 11.835 5.412 36.917
Tỉ lệ %

56,5%

18,7%

24,8%

-


53,3% 32,1% 14,7%

 Năm 2012, tổng điện năng tiêu thụ của Nhà máy là 29.098.872 kWh, tƣơng
đƣơng với chi phí khoảng 36,9 tỉ đồng. Trong đó, điện năng tiêu thụ trong giờ bình

-


13
thƣờng, giờ cao điểm, giờ thấp điểm lần lƣợt là: 16.449.866 kWh; 5.444.498 kWh và
7.204.508 kWh.
 Điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm chỉ chiếm 18,7% tổng điện năng tiêu
thụ của Nhà máy nhƣng chi phí điện năng lại chiếm đến 32,1% tổng chi phí điện năng.
Nguyên nhân là do giá điện giờ cao điểm cao gần gấp 3 lần giờ thấp điểm và gấp đôi
giờ bình thƣờng. Vì vậy, nếu Nhà máy có thể bố trí thời gian hoạt động một cách hợp
lý hơn, hoặc tích trữ năng lƣợng trong giờ thấp điểm để sử dựng trong giờ cao điểm sẽ
giảm đƣợc chi phí điện năng.

Hình 2.2. Tỉ lệ sử dụng điện năng của các hệ thống
 Hệ thống lạnh là phụ tải lớn nhất trong Nhà máy với tỉ lệ tiêu thụ điện năng
là 40,8%. Tiếp theo, hộ tiêu thụ điện nhiều thứ 2 là khu chiết - đóng gói (Botting line
và Canning line) chiếm 23,1%. Nhà nấu chiếm 9,6% tổng điện năng tiêu thụ của Nhà
máy. Các khu vực khác nhƣ thu hồi CO2, xử lý nƣớc thải, khí nén chiếm tỉ lệ lần lƣợt
là 6,7%, 3 % và 4%. Ngoài ra, các khu vực khác nhƣ văn phòng, canteen… chiếm
khoảng 8,5%.
 Điện năng tiêu thụ của cả nhà máy đƣợc ghi nhận hàng tháng dựa trên hoá
đơn của Điện lực. Theo số liệu thống kê, tổng điện năng tiêu thụ trong năm 2012 là
29.098.872 kWh, tƣơng đƣơng với chi phí là 36,9 tỉ đồng. Nhƣ vậy, điện năng tiêu thụ
trung bình hàng tháng vào khoảng 2,4 triệu kWh/tháng, tƣơng đƣơng khoảng 3 tỉ
đồng/tháng.

 Hình sau thể hiện đồ thị phụ tải trong một ngày sản xuất điển hình của Nhà
máy:


14
Đồ thị phụ tải tổng nhà máy
6000

4000
3000
2000
1000
0

9:15
10:15
11:15
12:15
13:15
14:15
15:15
16:15
17:15
18:15
19:15
20:15
21:15
22:15
23:15
0:15

1:15
2:15
3:15
4:15
5:15
6:15
7:15
8:15
9:15

Công suất (kW)

5000

Pha A

Pha B

Pha C

Thời gian

Tổng

Hình 2.3. Đồ thị phụ tải tổng Nhà máy
 Dựa vào đồ thị ta thấy: 3 pha của Nhà máy là khá đều nhau. Công suất hoạt
động trung bình của từng pha vào khoảng 1.500 kW. Công suất trung bình của Nhà
máy vào khoảng 4.200 kW. Trong đó, công suất hoạt động cao nhất là 4.800 kW, công
suất thấp nhất là 2.900 kW.
2.1.2. Cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu

Bảng 2.3. Tiêu thụ nhiên liệu theo từng tháng trong năm 2012
Tháng

Dầu DO
Tiêu thụ (lít/năm)

Chi phí (106đ/năm)

Tháng 1/2012

565.925

12.332

Tháng 2/2012

432.658

9.428

Tháng 3/2012

435.499

9.490

Tháng 4/2012

546.738


11.913

Tháng 5/2012

599.702

13.068

Tháng 6/2012

549.345

11.970

Tháng 7/2012

572.648

12.478

Tháng 8/2012

615.052

13.402

Tháng 9/2012

471.243


10.268

Tháng 10/2012

561.835

12.242

Tháng 11/2012

479.868

10.456

Tháng 12/2012

483.148

10.528

6.313.661

137.575

Tổng


15
 Dầu DO là dạng năng lƣợng tiêu thụ lớn nhất trong Nhà máy. Dầu DO đƣợc
sử dụng để vận hành 4 lò hơi. Theo số liệu thống kê, tổng lƣợng dầu DO tiêu thụ trong

năm 2012 là 6.313.661 lít, với chi phí là 137,5 tỉ đồng.
2.1.3. Cung cấp và tiêu thụ nước
Bảng 2.4. Tiêu thụ nước năm 2012
Tháng

Lƣợng sử dụng

Chi phí

(m3)

(106đ/năm)

Nguồn nƣớc

Tháng 1/2012

142.357

385.8

Nƣớc giếng khai thác

Tháng 2/2012

93.007

252.0




Tháng 3/2012

121.143

328.3



Tháng 4/2012

115.500

313.0



Tháng 5/2012

140.765

381.5



Tháng 6/2012

126.247

342.1




Tháng 7/2012

135.412

367.0



Tháng 8/2012

141.128

382.5



Tháng 9/2012

116.115

314.7



Tháng 10/2012

136.092


368.8



Tháng 11/2012

119.428

323.6



Tháng 12/2012

116.757

316.4



1.503.951

4075.7



Tổng

 Nƣớc đƣợc Nhà máy sử dụng trong quá trình sản xuất đƣợc khai thác từ

nguồn giếng, nguồn nƣớc thủy cục chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt. Tổng lƣợng nƣớc
tiêu thụ trong năm 2012 là 1.503.951 m3.
2.2. Các ràng buộc về tài chính, kỹ thuật
2.2.1. Các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, môi trường
2.2.1.1. Các vấn đề về kỹ thuật, hệ thống tiêu thụ năng lƣợng
a. Hệ thống lạnh
 Hệ thống lạnh của Nhà máy gồm 8 máy nén. Các máy đƣợc chia làm 2 cụm:
Cụm 5 máy làm lạnh Alcohol (-90C) và cụm 3 máy làm lạnh nƣớc (-0,50 C). Công suất
lạnh của các máy nén giao động từ 1.002 kW đến 1.304 kW. Hệ thống lạnh của Nhà
máy phần lớn cung cấp lạnh cho quá trình lên men.


×