Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ứng dụng ảnh vệ tinh đánh giá diễn biến đường bờ biển, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.42 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

VÕ TRUNG DŨNG

ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN ĐƢỜNG
BỜ BIỂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

VÕ TRUNG DŨNG

ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN ĐƢỜNG
BỜ BIỂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Chí Công



Đà Nẵng - Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Võ Trung Dũng


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................4
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu ......................................................4
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên: .......................................................................................4
1.1.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn ....................................................................................6
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................................... 9
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................................... 12
1.2.1 Tình hình dân sinh kinh tế ....................................................................................12
1.2.2 Cơ sở hạ tầng........................................................................................................16

1.3 Hiện trạng hệ thống đê biển .................................................................................18
1.3.1 Hiện trạng cồn cát ven biển..................................................................................21
1.3.2 Thực trạng sử dụng và khai thác trên khu vực dải cồn cát sát biển .....................26
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ......................28
2.1 Một số khái niệm ...................................................................................................28
2.2 Ảnh vệ tinh Landsat .............................................................................................. 29
2.2.1 Đặc điểm ...............................................................................................................29
2.2.2 Ứng dụng công nghệ viễn thám, ảnh vệ tinh ........................................................ 31
..................32
......................................................................................32
...................................................................................33
........................................................................................... 33
ảnh vệ tinh..............34
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN ĐƢỜNG BỜ THEO THỜI GIAN ........36
3.1 Công nghệ GIS .......................................................................................................36
3.1.1 Khái niệm GIS ......................................................................................................36
3.1.2 Chức năng của GIS............................................................................................... 36
3.1.3 Thành phần của GIS ............................................................................................. 36
3.1.4 Phần mềm ArcGIS ................................................................................................ 37
3.1.5 Giới thiệu ArcMap ................................................................................................ 37
3.2 Diễn biến đƣờng bờ khu vực tỉnh Bình Định ......................................................38
3.2.1 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 38
3.2.2 Các bước thực hiện ............................................................................................... 38


iii
3.3 Kết quả phân tích ..................................................................................................41
3.3.1 Diễn biến đường bờ khu vực tỉnh Bình Định theo phương pháp NDWI ..............41
3.3.2 Diễn biến đường bờ khu vực tỉnh Bình Định theo phương pháp MNDWI ...........48
3.3.3 Diễn biến đường bờ khu vực tỉnh Bình Định theo phương pháp AWEI ...............54

3.3.4 So sánh diễn biến đường bờ theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và AWEI 60
KẾT LUẬN ..................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 74


iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN
ỨNG DỤNG ẢNH VỆ TINH ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN ĐƢỜNG BỜ BIỂN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Học viên: Võ Trung Dũng. Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình thủy
Mã số: 60.58.02.02. Khóa: 2016-2018. Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN.
Tóm tắt - Phân tích diễn biến và dự báo đường bờ biển đóng một vai trò quan
trọng đối với công tác quản lý tổng hợp vùng duyên hải. Điều này trở nên cấp thiên
hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Ngày nay, có rất nhiều phương
pháp được sử dụng để đánh giá diễn biến đường bờ biển như: Khảo sát trắc địa và
GPS, Chụp ảnh trên không, Viễn thám, ... Tuy nhiên, công nghệ viễn thám đang vượt
trội so với những kỹ thuật khác do dữ liệu thu thập trong thời gian dài, khả năng thu
thập trong phạm vi lớn. Vì vậy, với mục tiêu cung cấp cái nhìn tổng quan về diễn biến
đường bờ biển ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua cũng như dự đoán xu hướng
thay đổi trong tương lai, công nghệ viễn thám, xử lý ảnh vệ tinh được chọn để phân
tích và xây dựng bản đồ diễn biến đường bờ khu vực tỉnh Bình Định qua các giai đoạn
từ năm 1975 đến 2017.
Từ khóa – Đường bờ; Bản đồ diễn biến đường bờ; Viễn thám; Bình Định.

SATELLITE PHOTOGRAPHIC IMPACT ASSESSMENT COAST
ROAD, BINH DINH PROVINCE
Abstract- Shoreline variation analysis and prediction play an important role for
integrated coastal zone management. It becomes more pressing in the context of
climate change and sea level rise. Nowadays, there are lot of methods to assess the

change of shoreline such as: Geodetic survey and GPS, Aerial photography, Remote
sensing… However, the last technique increasingly competitive compared to the
others due to the long time acquisition data, the observed capacity in lager scale and
the cost. Therefore, with the aims of providing an overview about the shoreline
variation in Binh Dinh province over the past time as well predicting the change
tendency for future, the remote sensing technique is chosen to analyze and map the
shoreline variation along Binh Dinh province from 1975 to 2017.
Key words - Shoreline; Shoreline variation map; Remote sensing; Binh Dinh


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AWEI

: Automated Water Extraction Index

NDWI

: Normalized Differenc Water Index

MNDWI

: Modified Normalized Difference Water Index

GIS

: geographic information system


IR

: Hồng ngoại

NIR

: Cận hồng ngoại

MIR

: Hồng ngoại giữa

ERTS

: Earth Resources Technology Satellite

ERSI

: Enviromental Symtem Research Institute


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện (ĐVT: 1000 người) ....................13
Bảng 1.2: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng dân số phân theo thành thị,
nông thôn. (ĐVT: 0/00) .................................................................................................13
Bảng 1.3: Thống kê gia súc, gia cầm tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2017...............14
Bảng 1.4: Các xã có cồn cát thuộc các huyện ven biển tỉnh Bình Định ....................... 22
Bảng 1.5: Các thông số đặc trưng địa hình cồn cát ......................................................23

Bảng 1.6: Phạm vi và quy mô dải cồn cát ven biển tỉnh Bình Định ............................ 23
Hình 1.7: Sạt lở bờ biển tại xã Cát Khánh, huyện Phù Cát ...........................................24
Bảng 1.8: Phạm vi và quy mô khai thác vùng cồn cát ven biển ...................................27
.......................................29
T 5 TM....................................................... 30
..................................................30
...................................................31
Bảng 3.1: Dữ liệu ảnh Landsat ......................................................................................38
Bảng 3.2: Chỉ số số hóa đường bờ ................................................................................41
Bảng 3.3: Diện tích xói lở và bồi lắng theo phương pháp NDWI qua các giai đoạn ...47
Bảng 3.4: Diện tích xói lở và bồi lắng theo phương pháp MNDWI qua các giai đoạn 53
Bảng 3.5: Diện tích xói lở và bồi lắng theo phương pháp AWEI qua các giai đoạn ...59
Bảng 3.6: Diện tích xói lở khu vực tỉnh Bình Định theo từng phương pháp NDWI,
MNDWI và AWEI (ha) .................................................................................................60
Bảng 3.7: Diện tích bồi lắng khu vực tỉnh Bình Định theo từng phương pháp NDWI,
MNDWI và AWEI (ha) .................................................................................................61
Bảng 3.8: Diện tích xói lở huyện Hoài Nhơn theo từng phương pháp NDWI, MNDWI
và AWEI (ha).................................................................................................................62
Bảng 3.9: Diện tích bồi lắng huyện Hoài Nhơn theo từng phương pháp NDWI,
MNDWI và AWEI (ha) .................................................................................................63
Bảng 3.10: Diện tích xói lở huyện Phù Mỹ theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và
AWEI (ha) .....................................................................................................................64
Bảng 3.11: Diện tích bồi lắng huyện Phù Mỹ theo từng phương pháp NDWI, MNDWI
và AWEI (ha).................................................................................................................65
Bảng 3.12: Diện tích xói lở huyện Phù Cát theo từng phương pháp NDWI, MNDWI và
AWEI (ha) .....................................................................................................................66
Bảng 3.13: Diện tích bồi lắng huyện Phù Cát theo từng phương pháp NDWI, MNDWI
và AWEI (ha).................................................................................................................67
Bảng 3.14: Diện tích xói lở huyện Tuy Phước theo từng phương pháp NDWI,
MNDWI và AWEI (ha) .................................................................................................68

Bảng 3.15: Diện tích bồi lắng huyện Tuy Phướctheo từng phương pháp NDWI,
MNDWI và AWEI (ha) .................................................................................................69
Bảng 3.16: Diện tích xói lở thành phố Quy Nhơn theo từng phương pháp NDWI,
MNDWI và AWEI (ha) .................................................................................................70
Bảng 3.17: Diện tích bồi lắng thành phố Quy Nhơn theo từng phương pháp NDWI,
MNDWI và AWEI (ha) .................................................................................................71


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định ..................................................................4
Hình 1.2 Bản đồ phân bố sông ngòi và các trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định ....8
Hình 1.3 : Hệ thống Đê Đông tỉnh Bình Định ............................................................... 20
Hình 1.4: Hệ thống Đê Nhơn Lý tỉnh Bình Định .......................................................... 20
Hình 1.5: Kè biển Tam Quan bị hư hỏng ......................................................................21
Hình 1.7: Hoạt động nuôi tôm ở huyện Phù Mỹ ........................................................... 25
Hình 1.8: Khai thác Titan ở huyện Phù Mỹ .................................................................26
Hình 1.9: Khu du lịch FLC Quy Nhơn ..........................................................................27
Hình 3.1: Quy trình ghép ảnh Landsat ..........................................................................39
Hình 3.2: Quy trình xóa sọc ảnh Landsat 7 ...................................................................40
Hình 3.3: Diễn biến đường bờ theo phương pháp NDWI 1975-1988........................... 42
Hình 3.4: Diễn biến đường bờ theo phương pháp NDWI 1988-1997........................... 43
Hình 3.5: Diễn biến đường bờ theo phương pháp NDWI 1997-2001........................... 44
Hình 3.6: Diễn biến đường bờ theo phương pháp NDWI 2001-2010........................... 45
Hình 3.7: Diễn biến đường bờ theo phương pháp NDWI 2010-2017........................... 46
Hình 3.8: Diện tích xói lở bờ theo phương pháp NDWI qua các giai đoạn ..................47
Hình 3.9: Diện tích bồi lắng theo phương pháp NDWI qua các giai đoạn ...................47
Hình 3.10: Diễn biến đường bờ theo phương pháp MNDWI 1988-1997 .....................49
Hình 3.11: Diễn biến đường bờ theo phương pháp MNDWI 1997-2001 .....................50

Hình 3.12: Diễn biến đường bờ theo phương pháp MNDWI 2001-2010 .....................51
Hình 3.13: Diễn biến đường bờ theo phương pháp MNDWI 2010-2017 .....................52
Hình 3.14: Diện tích xói lở theo phương pháp MNDWI qua các giai đoạn .................53
Hình 3.15: Diện tích bồi lắng theo phương pháp NDWI qua các giai đoạn .................53
Hình 3.16: Diễn biến đường bờ theo phương pháp AWEI 1988-1997 ......................... 55
Hình 3.17: Diễn biến đường bờ theo phương pháp AWEI 1997-2001 ......................... 56
Hình 3.18: Diễn biến đường bờ theo phương pháp AWEI 2001-2010 ......................... 57
Hình 3.19: Diễn biến đường bờ theo phương pháp AWEI 2010-2017 ......................... 58
Hình 3.20: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI qua các giai đoạn .....................59
Hình 3.21: Diện tích xói lở theo phương pháp AWEI qua các giai đoạn .....................59
Hình 3.22: Diện tích xói lở tỉnh Bình Định qua các giai đoạn ......................................61
Hình 3.23: Diện tích bồi lắng tỉnh Bình Định qua các giai đoạn ..................................61
Hình 3.24: Diện tích xói lở huyện Hoài Nhơn qua các giai đoạn .................................63
Hình 3.25: Diện tích bồi lắng huyện Hoài Nhơn qua các giai đoạn .............................. 63
Hình 3.26: Diện tích xói lở huyện Phù Mỹ qua các giai đoạn ......................................65
Hình 3.27: Diện tích bồi lằng huyện Phù Mỹ qua các giai đoạn ...................................65
Hình 3.28: Diện tích xói lở huyện Phù Cát qua các giai đoạn ......................................67


viii
Hình 3.29: Diện tích bồi lắng huyện Phù Cát qua các giai đoạn ...................................67
Hình 3.30: Diện tích xói lở huyện Tuy Phước qua các giai đoạn .................................69
Hình 3.31: Diện tích bồi lắng huyện Tuy Phước qua các giai đoạn .............................. 69
Hình 3.32: Diện tích xói lở thành phố Quy Nhơn qua các giai đoạn ............................ 71
Hình 3.33: Diện tích bồi lắng thành phố Quy Nhơn qua các giai đoạn ........................ 71


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, diện tích tự nhiên: 6.025 km² với 11
đơn vị hành chính gồm thành phố Quy Nhơn và 10 huyện, thị xã. Phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Ngãi, điểm cực Bắc 14042’10” vĩ độ, 108055’4” kinh độ. Phía Nam giáp tỉnh
Phú Yên, điểm cực Nam 13039’10” vĩ độ, 108054’00” kinh độ. Phía Tây giáp tỉnh Gia
Lai, điểm cực Tây 14027’ vĩ độ, 108027’ kinh độ. Phía Đông giáp Biển Đông với bờ
biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu thuộc thành phố Quy Nhơn. Bình
Định có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của miền
Trung, là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, vùng Nam Lào
và Đông Bắc Campuchia.
Bình Định có nhiều thuận lợi giao lưu với bên ngoài bởi cảng biển Quy Nhơn, sân
bay Phù Cát, hệ thống Quốc lộ 1A, 1D, đường sắt Bắc Nam chạy qua và đường Quốc
lộ 19 nối cảng biển Quy Nhơn với Trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên, vùng Nam Lào
và Đông Bắc Campuchia. Bờ biển Bình Định dài 134km chạy từ thành phố Quy Nhơn
đến Hoài Nhơn, một bên là núi một bên là biển với nhiều bãi tắm đẹp, cấu trúc khá đặc
biệt xen kẽ rất nhiều đầm, vịnh, đều là vị trí thuận lợi để phát triển du lịch và nuôi
trồng thủy, hải sản.
Hằng năm, Bình Định thường bị tác động trực tiếp các loại thiên tai gồm bão, áp
thấp nhiệt đới, lũ, lụt, nắng nóng, hạn hán, dông lốc, triều cường, xâm nhập mặn, sạt lở
đất và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như nước biển dâng, gió Tây khô nóng,
gió mùa Đông Bắc.
Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt gây hậu quả rất nặng nề về kinh tế, xã hội và môi
trường. Từ 1990 đến nay, năm nào cũng xảy ra bão, lũ lụt. Bình quân mỗi năm xảy ra
3,5 đợt lũ, chịu ảnh hưởng của 1 – 2 cơn bão. Trong giai đoạn 1999 – 2016, Bình Định
chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10 cơn bão, 402 người chết, 306 người bị thương, gần
7.000 hộ gia đình nhà bị sập, 56.500 nhà bị hư hỏng, 500 tàu bị chìm và hư hỏng nặng,
giá trị thiệt hại 8.800 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2016 với 05 đợt lũ từ cuối tháng 10
đến đầu tháng 12 đã gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi và dân
sinh, ước tính thiệt hại đến hơn 2.200 tỷ đồng.
Do tác động của mưa, lũ, bão trên các tuyến bờ sông, bờ biển của Bình Định đã

xảy ra tình trạng sạt lở khá phổ biến. Sạt lở đất thường gây hư hỏng các công trình cơ
sở hạ tầng, uy hiếp các khu dân cư, làm mất đất, gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội và
môi trường. Toàn tỉnh có 61 điểm sạt lở với tổng chiều dài 16.507 m; trong đó: sạt lở
bờ sông 54 điểm, chiều dài 14.192m; bờ biển có 7 điểm, chiều dài 2.315m. Có 18 điểm
trong tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến an toàn dân cư và các công trình hạ tầng kỹ
thuật. Một số điểm sạt lở nghiêm trọng là: sạt lở bờ đê sông Hà Thanh tại thôn Luật


2
Lễ, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước ảnh hưởng trực tiếp 13 hộ dân; vỡ 60 m đê
sông Kôn (đoạn đê Ông Ngôn) tại xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước làm cho 2 ngôi
nhà và nhiều tài sản bị cuốn trôi; vỡ 130 m đê sông Cạn, 20 m đê sông La Tinh tại xã
Mỹ Chánh huyện Phù Mỹ làm 5 ngôi nhà bị đổ sập; kè biển Tam Quan bị sóng đánh
sập nhiều đoạn với chiều dài 200 m.
Đường bờ được định nghĩa là đường biên giữa đất và nước, nó là một trong những
đặc trưng quan trọng trên bề mặt trái đất. Việc khám phá và đo lường sự thay đổi
đường bờ là một công việc quan trọng trong công tác quản lý và theo dõi vùng ven
biển, bao gồm nhiều vấn đề quan trọng như bảo vệ và mở rộng đường bờ, bảo vệ
nguồn tài nguyên biển hay dự đoán mức độ tổn thương. Mặc dù định nghĩa đơn giản
nhưng việc theo dõi, giám sát diễn biến thay đổi đường bờ rất khó. Ngày nay, với sự
tích hợp của công nghệ viễn thám và GIS, việc theo dõi và tính toán các diễn biến
đường bờ được thực hiện khá nhanh và hiệu quả. Hiện nay, chúng ta có thể thực hiện
đo vẽ đường bờ bằng các thiết bị hiện đại như hệ thống định vị toàn cầu hoặc hệ thống
máy quay và nguồn thông tin từ ảnh vệ tinh. Nguồn dữ liệu từ ảnh vệ tinh sẽ được đưa
vào hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xử lý, phân tích và đánh giá diễn biến bờ.
Trong bối cảnh thiên tai đang có xu hướng cực đoan hơn bởi tác động của biến đổi
khí hậu, công tác phòng, chống thiên tai được xác định là một trong những nhiệm vụ
ưu tiên, xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Với tác động của xói lở
bờ sông, bờ biển như trên, nếu không có nghiên cứu, đánh giá sẽ tiếp tục gây thiệt hại
nghiêm trọng về người, tài sản, cơ sở hạ tầng. Do đó, nghiên cứu xác định quy mô, xu

hướng biến động đường bờ nhằm cung cấp thông tin hữu ích phục vụ công tác định
hướng quy hoạch, khai thác hợi lý các vùng cửa sông, ven biển là hết sức cần thiết.
Đây chính là động lực giúp tác giả thực hiện đề tài: ứng dụng ảnh vệ tinh đánh giá diễn
biến đường bờ biển, tỉnh Bình Định.
Kết quả nghiên cứu hy vọng cung cấp cho chính quyền địa phương và các cơ quan
quản lý thiên tai trên địa bàn những thông tin cần thiết để giúp chủ động đối phó cũng
như giảm thiểu thiệt hại do hiện tượng xói lở bờ biển gây ra trên tỉnh Bình Định.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích ảnh vệ tinh nhằm đánh giá diễn biến đường bờ biển khu vực tỉnh Bình
Định.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: sự thay đổi của đường bờ biển dựa trên các phân tích từ
ảnh vệ tinh.
- Phạm vi nghiên cứu: bờ biển tỉnh Bình Định.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Sử dụng phần mềm xử lý ảnh xác định đường bờ biển khu vực tỉnh Bình Định
dựa vào dữ liệu vệ tinh.
- Ứng dụng công nghệ GIS phân tích diễn biến đường bờ theo thời gian.


3
- Phân tích xu hướng diễn biến đường bờ trong tương lai.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tài liệu;
- Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan;
- Phương pháp mô hình hóa;
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
- Phương pháp thống kê khách quan.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Cung cấp cho các cơ quan chức năng những thông tin hữu ích về diễn biến đường
bờ khu vực tỉnh Bình Định nhằm:
- Quy hoạch, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khu vực quen biển;
- Giảm thiểu tác động của thiên tai sạt lở đất;
- Chủ động đối phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
7. Bố cục và nội dung luận văn:
Luận văn gồm phần Mở đầu, 03 chương và phần Kết luận và kiến nghị.
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp đánh giá.
Chƣơng 3: Phân tích diễn biến đƣờng bờ theo thời gian.
Kết luận và kiến nghị.


4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên:
a) Vị trí địa lý
Bình Định là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài
110 km theo hướng Bắc – Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55km (chỗ
hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp
tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp 02 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, phía Đông giáp biển Đông.
Giới hạn bởi hệ toạ độ địa lý như sau:
- Cực Bắc : 140 42′ 10″ độ vĩ bắc, 1080 55′ 4″ độ kinh Đông.
- Cực Nam : 130 39′ 10″ độ vĩ bắc, 1080 54′ 00″ độ kinh Đông.
- Cực Đông : 130 36′ 33″ độ vĩ bắc, 1090 21′ 00″ độ kinh Đông.
- Cực Tây : 140 25′ 00″ độ vĩ bắc, 1080 37′ 30″ độ kinh Đông.
Diện tích tự nhiên: 6.025 km2, Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 01 thành phố
loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Quy Nhơn), 01 thị xã (An Nhơn), 03 huyện miền núi

(An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh), 02 huyện trung du (Hoài Ân, Tây Sơn) và 04 huyện
đồng bằng (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước).

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định


5
Là tỉnh có nhiều thuận lợi giao lưu với bên ngoài bởi Cảng biển Quy Nhơn ( 1
trong 10 cảng biển lớn của nước ta ), sân bay Phù Cát, hệ thống Quốc lộ 1A, 1D,
đường sắt Bắc Nam chạy qua và đường Quốc lộ 19 nối cảng biển Quy Nhơn với Trung
tâm vùng Bắc Tây Nguyên, vùng Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Bờ biển Quy
Nhơn dài 134km chạy từ thành phố Quy Nhơn đến Hoài Nhơn, một bên là núi một bên
là biển với nhiều bãi tắm đẹp, cấu trúc khá đặc biệt xen kẽ rất nhiều đầm, vịnh, đều là
vị trí thuận lợi để phát triển du lịch và nuôi trồng hải sản.
Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác các thế mạnh về
tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên cho việc phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạng thu hút vốn đầu tư, giao lưu
thông thương với các tỉnh trong nước và quốc tế, hòa nhịp với xu thế phát triển chung
của cả nước để Bình Định trở thành một trong những tỉnh phát triển ở vùng duyên hải
Nam Trung Bộ.
b) Đặc điểm địa hình
Bình Định là tỉnh nằm gọn bên sườn phía đông dãy Trường Sơn, có địa hình
dốc và bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ
nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành.
Từ Tây Nguyên xuống đồng bằng của Bình Định địa hình hạ thấp đột ngột đáng
kể. Các cao nguyên ở phía tây có cao độ từ 500m đến 700m xuống đồng bằng Bình
Định chỉ có cao trình 20m đến 30m, vùng ven biển cao trình 2m đến 3m; hình thành
hai bậc địa hình cao thấp nằm kế tiếp nhau và không có khu đệm chuyển tiếp. Toàn
vùng Bình Định được chia thành 3 dạng địa hình:
- Địa hình núi trung bình và núi thấp: có diện tích khoảng 249.827 ha chiếm

41,5% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía tây bắc và phía tây của tỉnh thuộc dãy
Trường Sơn Đông. Độ cao trung bình từ 500 m đến 700 m, thỉnh thoảng có đỉnh núi
cao trên 1.000 m, phân bố ở các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Tây Sơn và
huyện Hoài Ân. Đây là vùng địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, lớp phủ thực vật khá
và là vùng sinh thủy đầu nguồn của các sông suối trong tỉnh.
- Vùng gò đồi ở trung du: Diện tích 159.276 ha chiếm 26,4% diện tích tự nhiên
phân bố ở các huyện Hoài Nhơn, An Lão và Vân Canh với độ dốc 10% đến 15%. Là
vùng có nhiều đồi gò xen kẽ nhau, độ cao trung bình dưới 200m, những nơi tương đối
bằng phẳng cao trình từ 30m đến 40m. Đây là vùng địa chất thổ nhưỡng có độ phì
nhiêu thấp, có lớp phủ thực vật kém, đất đai phù hợp với phát triển rừng sản xuất và
cây công nghiệp dài ngày.
- Đồng bằng và ven biển: diện tích 193.403 ha chiếm 32,1% diện tích đất tự nhiên,
phân bố kéo dài có hướng song song với bờ biển tạo nên vòng cung ôm lấy vùng trung
du và núi phía Tây của tỉnh. Kiểu địa hình này tập trung ở các huyện: Hoài Ân, Hoài
Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Tây Sơn, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn. Đây
là vùng có độ cao biến đổi từ 2-3m đến 20m và là vùng sản xuất cây hàng năm, chăn


6
nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ yếu của tỉnh, là nơi sinh sống chủ yếu của dân cư trong
tỉnh, kinh tế phát triển, trù phú.
Sát ven biển là các cồn cát, đụn cát tạo thành một dải hẹp chạy dọc ven biển với
chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và qui mô biến đổi theo thời gian, có xu
hướng lấn dần vào đồng bằng do chịu tác động của gió và sóng biển. Trong khu vực
này sau các cồn cát thường có những vùng trũng nhỏ gọi là đầm, vịnh, hàng năm được
phù sa sông ngòi bồi lấp.
1.1.2 Điều kiện khí hậu, thủy văn
Khí hậu Bình Định thuộc khí hậu Duyên hải Nam Trung Bộ - miền khí hậu Đông
Trường Sơn. Có hai mùa rõ rệt mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9
đến hết tháng 12, trong mùa mưa thường chịu ảnh hưởng các cơn bão với tần suất

trung bình từ 1 - 2 cơn/năm.
a) Khí hậu
- Chế độ nhiệt: Tổng lượng bức xạ hàng năm khá cao: Từ 140 đến 150 cal/cm2.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,10C. Trung bình cao nhất là 34,60C, trung bình
thấp nhất là 19,90C. Biên độ ngày đêm trung bình 5 80C.
- Số giờ nắng: Bình Định là tỉnh nằm trong vùng có số giờ nắng khá cao; trung
bình hàng năm có số giờ nắng 2.268 2.412 giờ. Thời kỳ nhiều nắng là từ tháng III
đến tháng IX và các tháng ít nắng là tháng XI và tháng XII.
- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm ở Bình Định dao động từ 1.800
3.300 mm. Lượng mưa giảm dần từ bắc đến nam, cao nhất là tại vùng núi huyện An
Lão với lượng mưa trên 3.300 mm, thấp nhất tại các xã phía đông huyện Tuy Phước
với lượng mưa dưới 1.700 mm.
Mùa mưa ngắn, chỉ tập trung vào 4 tháng (từ tháng IX đến tháng XII), chiếm 70%
đến 80% tổng lượng mưa năm. Do mùa mưa ngắn, cường độ mưa lớn nên thường gây
ngập, úng làm thiệt hại cho sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
Mùa khô kéo dài 8 tháng (từ tháng I đến tháng VIII), chiếm khoảng 20% đến 30%
tổng lượng mưa năm. Đây là mùa ít mưa nên thường xảy ra tình trạng khô hạn.
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi tiềm năng trong năm và tăng dần từ bắc vào nam tỉnh.
Tại Hoài Nhơn là 1.029 mm/năm và tăng dần đến Quy Nhơn là 1.131 mm/năm. Bốc
hơi tập trung trong các tháng mùa hạ từ tháng VI đến tháng VIII và các tháng có lượng
bốc hơi ít là từ tháng X đến tháng XI.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm trong khu vực khá thấp, trung bình hàng năm khoảng 79%.
Các tháng X đến tháng XII hàng năm tương đối ẩm và từ tháng I đến tháng IX là thời
kỳ khô.
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành trong các tháng: mùa Đông thịnh hành là hướng
tây bắc, sau đó đổi sang hướng bắc và đông bắc. Hướng gió thịnh hành mùa Hạ là
hướng tây hoặc tây nam. Thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa có gió Đông, Đông Bắc,


7

Đông Nam. Bão thường tập trung chủ yếu vào 3 tháng IX, X, XI, nhiều nhất là tháng
X chiếm 47% tổng số cơn bão đổ bộ và ảnh hưởng đến Bình Định hàng năm.
b) Thủy văn
Trên địa bàn tỉnh Bình Định có 3 trạm khí tượng là trạm Quy Nhơn, An Nhơn và
Hoài Nhơn; có 22 trạm đo mưa và có 9 trạm thuỷ văn.
Mạng lưới sông ngòi của tỉnh Bình Định bao gồm có 4 con sông chính là sông Lại
Giang, sông Kôn, Sông La Tinh, Sông Hà Thanh. Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn
từ vùng núi cao của sườn phía đông dãy Trường Sơn. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi
bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn, Ở
đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có nhiều luòng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất
nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập úng dài
ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình che chắn nên thoát lũ kém.
2

Kim Sơn.
Sông Kone:

2

Đ
-

-

-

2

ường Úc đổ vào đầm Thị Nại rồi chảy ra biển .
Sông La Tinh: Thuộc huyện Phù Mỹ và Phù Cát có diện tích lưu vực 719 km2,

chiều dài sông 52 km. Nhánh Kiều Duyên dài 20 km, diện tích lưu vực 179 km2,


8
nhánh sông Cạn 61.4 km2, nhánh Đức Pô 34.6 km2.
Ngoài ra còn có một số sông suối nhỏ đổ vào đầm Trà Ổ và đổ ra biển như sông
Bà Thanh, sông Hóc Môn, sông Ông Điệu.

Hình 1.2 Bản đồ phân bố sông ngòi và các trạm khí tƣợng thủy văn tỉnh Bình Định
( Nguồn: Đài KTTV Bình Định)
c) Thủy triều
Chế độ thủy triều vùng biển Bình Định cũng như chế độ triều vùng biển Quảng
Ngãi đến Bình Thuận là chế độ nhật triều không đều. Tại Quy Nhơn hàng tháng số


9
ngày nhật triều chiếm khoảng 18 - 22 ngày, thời gian triều dâng lâu hơn thời gian triều
rút. Độ lớn triều khoảng 1,2 - 1,8 m; giữa kỳ nước lớn và nước kém biên độ triều
chênh lệch không đáng kể; trong kỳ nước kém triều chỉnh lên xuống khoảng 0,5m.
Chế độ triều vùng đầm và các cửa sông qua đo đạc ở đầm Thị Nại trong các tháng
V, VI cho thấy: Chế độ triều vùng đầm Thị Nại và cửa sông thì cùng chế độ triều với
vùng biển Quy Nhơn, tuy nhiên biên độ triều vùng đầm nhỏ hơn biên độ triều vùng
biển. Cao độ đỉnh triều vùng đầm và tại trạm Quy Nhơn thay đổi không đáng kể. Chân
triều vùng đầm cao hơn vùng biển 0,4 ÷ 0,6 m. Biên độ triều cường vùng đầm từ 1,3 ÷
1,4 m, trong khi đó biên độ vùng biển cùng thời kỳ là 1,5 ÷ 2,0 m.
1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Bình Định là 607.133ha được chia ra 9 nhóm, 22
đơn vị đất và 74 đơn vị đất phụ. Trong số đó nhóm đất phù sa có 45.960ha, chỉ chiếm
7,57% diện tích tự nhiên nhưng là nhóm đất quan trọng nhất dùng trồng cây lương

thực, phân bổ dọc theo lưu vực các sông Kone, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh.
Tài nguyên đất tỉnh Bình Định có các đặc trưng chung như sau:
- Thoát nước tốt, và có thành phần cơ giới nhẹ.
- Phản ứng của đất chua (pHKCl = 4,0 - 4,5).
- Nghèo các chất dinh dưỡng dễ tiêu, cation kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp.
- Dung tích hấp thu thấp.
- Phần lớn đất có sự phân dị rõ về phẫu diện đất theo thành phần cơ giới dẫn đến
hiện tượng phần trên phẫu diện đất và vỏ phong hóa bị nghèo sét và các sesquioxyt.
Hiện tượng này thấy rõ ở đất xám và đất đỏ.
- Quá trình rửa trôi, thoái hóa đất diễn ra rất sâu sắc ở hầu hết các loại đất trong
tỉnh. Đặc biệt là ở vùng dốc nhiều thuộc các huyện Hoài Nhơn, An Lão, Vĩnh Thạnh
và ở vùng trung du triền dốc kéo dài, thực vật thưa thớt (Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Ân,
Vân Canh).
Về cơ cấu sử dụng đất: diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 84,47%
trong tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ (184.626ha), rừng sản
xuất (157.318ha) và cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và trồng cây hàng năm khác:
103.682ha). Tỷ lệ diện tích đất trồng cây lâu năm còn thấp so với diện tích đất trung
du và miền núi của tỉnh.
Như vậy, tài nguyên đất tỉnh Bình Định đã được khai thác sử dụng chiếm tỉ lệ cao.
Trong thời kỳ quy hoạch, theo xu hướng phát triển nhóm đất phi nông nghiệp sẽ tăng
nhanh gây áp lực đối với mục tiêu phát triển và các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp.
b) Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, Bình Định hiện có 394.025,44 ha đất lâm
nghiệp có rừng trong đó rừng tự nhiên là: 216.346,73 ha, rừng trồng là 134.306,62 ha.
Rừng hiện nay còn tập trung chủ yếu ở những vùng xa đường giao thông nên chỉ có ý


10
nghĩa lớn về phòng hộ và bảo vệ môi trường. Xét theo mục đích kinh tế thì rừng sản
xuất có 655 nghìn ha, rừng phòng hộ có gần 128 nghìn ha. Rừng Bình Định có hơn 40

loài cây có giá trị dược liệu phân bố hầu khắp ở các huyện như: ngũ gia bì, sa nhân,
thiên niên kiện, bách bộ, thổ phục linh, hoàng đằng, thiên môn, phong kỷ, kim ngân.
Vùng trung du ven biển có cây dừa trám, đặc biệt cây mai gừng có giá trị dược liệu
cao nhưng chủ yếu phân bố ở vài vùng đất hẹp tại huyện Vĩnh Thạnh. Cây sa nhân
cũng có giá trị xuất khẩu cao.
c) Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Bình Định không đa dạng về chủng loại, nhưng có một
số khoáng sản đã được xác định có giá trị trong ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành
sản xuất vật liệu xây dựng. Một số loại khoáng sản đáng chú ý:
Đá xây dựng: Trữ lượng đá xây dựng trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 700 triệu
3
m bao gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu xây dựng cao
cấp. Riêng các loại đá granite như granosinite màu đỏ, biotite hạt thể màu vàng là
những loại được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, có trữ lượng trên 500 triệu
m3 tập trung tại các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Quy Nhơn.
Các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường như đá ong có trữ lượng lớn, phân
bố đều ở các địa phương trong tỉnh.
Quặng Titan: Sa khoáng titan nằm dọc theo bờ biển, có một số mỏ lớn tập trung ở
Phù Cát, Phù Mỹ, bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn). Hiện nay đang được khai thác
trên 150 nghìn tấn mỗi năm và bước đầu chế biến sâu.
Nước khoáng: Toàn tỉnh có các điểm nước khoáng là Hội Vân, Chánh Thắng (Phù
Cát), Bình Quang (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Tuy Phước), trong đó điểm Hội Vân có trữ
lượng lớn, chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn đặc hiệu chữa bệnh và đã được
ngành y tế khai thác sử dụng trong nhiều năm qua.
Cao lin: Tập trung ở hai khu vực là Phù Cát (trữ lượng 12 triệu m3) và Long Mỹ
(trữ lượng 15 triệu m3) có thể làm nguyên liệu cho sản xuất sứ sử dụng cho điện hạ áp,
trung áp và sứ dân dụng
Đất sét: Sét sản xuất gạch ngói phân bố khắp các địa bàn trong tỉnh dưới dạng mỏ
sét đồi hoặc ruộng, tổng trữ lượng trên 11,5 triệu m3, tập trung tại các huyện An Sơn,
Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn, Tuy Phước.

Cát và cát trắng: Cát phân bố dọc theo bờ biển, các thung lũng, bãi bồi và lòng
sông cạn với trữ lượng lớn đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng. Riêng cát trắng tập
trung ở Đập Cấm và Bình Đê (Hoài Nhơn) với tổng trữ lượng 0,9 triệu m3, cát vàng có
ở Nhơn Hội.
Một số loại khoáng sản khác có giá trị công nghiệp, tuy trữ lượng không nhiều, đó
là vàng, chì, thiếc, than bùn... Hiện nay đang trong quá trình tiếp tục điều tra thăm dò
và nghiên cứu khả năng khai thác ứng dụng vào sản xuất. Đã có dấu hiệu về khoáng
sản quý hiếm.


11
d) Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch của Bình Định tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm cả
núi, hồ, biển, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội có sức hấp dẫn. Bờ biển dài, nhiều
vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hòa, hấp dẫn như
bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, bãi biển Tam Quan, đảo yến, Quy Hòa, Bãi
Dài... Đặc biệt Bình Định từ lâu đã nổi tiếng là quê hương võ nghệ với nhiều anh hùng
hào kiệt dân tộc mà tiêu biểu là Nguyễn Huệ với phong trào Tây Sơn, làm nội dung
chính cho lễ hội festival của tỉnh..
Bình Định cũng là một trong rất ít địa phương trong cả nước còn bảo tồn được
nhiều di tích văn hóa Chăm với hệ thống tháp Chàm nổi tiếng như các cụm tháp
Dương Long, Cánh Tiên, Bánh Ít, Tháp Đôi... và di tích thành Đồ Bàn. Ngoài ra, Bình
Định còn có nhiều tiềm năng văn hóa phi vật thể như môn phái võ thuật Tây Sơn, nghệ
thuật hát tuồng, bài chòi độc đáo ...
Tài nguyên du lịch tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Quy Nhơn và vùng phụ
cận trong vòng bán kính khoảng 30 - 40 km, vì vậy việc đầu tư khai thác tương đối
thuận lợi. Khai thác các lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn và các lợi thế về cảnh
quan, tài nguyên du lịch biển là thế mạnh của du lịch Bình Định trong việc phát triển
các sản phẩm du lịch như văn hóa, nghỉ dưỡng bệnh, tắm biển, thể thao, sinh thái,
thăm quan, du lịch quá cảnh...

Về vị trí địa lý có thể hình dung Bình Định như một tâm điểm nối với các vùng du
lịch của cả miền như Nha Trang, Gia Lai, Hội An, Đà Nẵng, Huế,... đồng thời cũng là
điểm nút giao thông nối với quốc lộ 19 - ngã ba Đông Dương, đường Hồ Chí Minh tạo
điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và cao nguyên, phát triển
du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Chính vì vậy trong quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Việt Nam trong tương lai, Bình Định được xác định là có một vị trí quan trọng của
vùng du lịch Nam Trung Bộ là một mắt xích quan trọng hệ thống các tuyến điểm du
lịch quốc gia.

e) Tài nguyên biển
Bình Định có chiều dài bờ biển 134 km và hàng chục ngàn hecta mặt nước đầm
phá, với 3 cửa lạch lớn: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan và 2 cửa lạch nhỏ: Hà Ra - Phú
Thứ và An Dũ, có đảo Cù Lao Xanh rộng 4 km2. Toàn tỉnh có 05/11 huyện thị, thành
phố gồm các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn
có hoạt động kinh tế biển.
Vùng biển Bình Định có trên 500 loài cá (trong đó tỷ lệ cá nổi 65% và cá đáy
35%). Trữ lượng của cá nổi khoảng 38.000 tấn, khả năng khai thác là 21.000 tấn,
thường gặp các loài cá nổi: cá thu, cá ngừ, cá nục. Mùa vụ thích hợp nhất khai thác cá
nổi ở Bình Định là vào tháng 3 đến tháng 5, tháng 6. Trữ lượng của cá đáy khoảng
22.000 tấn; khả năng khai thác 11.000 tấn. Các loài cá có giá trị là cá hồng, trác, phèn,
mối... Ngư trường khai thác cá đáy nằm ở phía Đông Nam và Đông Bắc Quy Nhơn,


12
mùa vụ khai thác cá đáy từ tháng 8 đến tháng 11, trùng với mùa gío mùa Đông Bắc mùa mưa - mùa bão tại Bình Định (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình
Định, 2014).
Trữ lượng tôm hiện diện hàng năm khoảng 1.000 - 1.500 tấn, khả năng khai thác
500 - 600 tấn/năm. Trữ lượng mực 1.000 - 1.500 tấn, khả năng khai thác 500 - 100
tấn/năm (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định, 2014).
Biển Bình Định còn có nhiều sản phẩm quý hiếm có giá trị kinh tế cao, đáng chú

ý nhất là yến sào, sản lượng khoảng 650kg/năm, tập trung ở bán đảo Phương Mai (Quy
Nhơn) và một số đảo nhỏ ở Phù Cát. Ngoài ra còn có những loài đặc sản khác như cua
huỳnh đế, sò, điệp, cá ngựa, hải sâm...
Vùng nước lợ của tỉnh Bình Định gắn liền với eo, vịnh biển và các cửa sông nối
với biển Đông, có nồng độ muối thấp, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng rất thích
hợp cho các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển. Nơi đây có nhiều loài tôm, cá (14
loài tôm và khoảng 116 loài cá) có giá trị kinh tế cao dùng cho xuất khẩu cũng như
tiêu dùng nội địa. Diện tích mặt nước lợ lớn và tập trung như đầm Thị Nại 5060 ha,
đầm Đề Gi 1.600 ha, vùng cửa sông Tam Quan 300 ha là các vùng thích hợp cho nuôi
trồng thủy sản.
Ngoài tôm, cá ở vùng này còn có khoảng 136 loài rong và thực vật có giá trị sử
dụng trong chăn nuôi, trồng trọt và y dược, đặc biệt là rong câu chỉ vàng có hàm lượng
aga lớn, cần thiết cho công nghiệp y dược và thực phẩm.
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1 Tình hình dân sinh kinh tế
a) Dân số và lực lượng lao động:
- Dân số trung bình toàn tỉnh trong 3 năm gần đây thể hiện theo bảng 1.8. Tỷ lệ
tăng tự nhiên dân số của tỉnh vào loại trung bình, khoảng 8,2/00 mỗi năm, trong đó tỷ
lệ sinh 15,9/00, tỷ lệ chết 7,70/00. Tỷ lệ tăng dân số cơ học hầu như không đáng kể,
coi như bằng 0. Bảng 1.9 biểu thị tỷ lệ tăng dân số 3 năm gần đây của tỉnh, cụ thể như
sau :
Năm
TT

1
2
3
4
5
6


Huyện

Thành phố Quy Nhơn
Huyện An Lão
Huyện Hoài Ân
Huyện Hoài Nhơn
Huyện Phù Mỹ
Huyện Phù Cát

2014

2015

2016

285,5
24,7
86
209,5
172,5
191,6

286,7
24,7
86,3
210,3
173
192,2


287,3
24,8
86,6
210,8
173,6
192,8

Mật độ
dân số
( người/
km2)
1004,5
35,6
115
500,7
312,2
283,1


13
Năm
TT

7
8
9
10
11

Huyện


2014

Huyện Vĩnh Thạnh
Huyện Tây Sơn
Thị xã An Nhơn
Huyện Tuy Phước
Huyện Vân Canh
TOÀN TỈNH

2015

2016

28,5
28,6
28,7
125,6
126
126,4
182,1 182,9 183,6
183,4 184,3 184,7
25,1
25,2
25,3
1514,5 1520,2 1524,6

Mật độ
dân số
( người/

km2)
40
182,7
752,5
839,5
31,5
251,1

Bảng 1.1: Dân số trung bình tỉnh theo đơn vị huyện (ĐVT: 1000 ngƣời)
( Nguồn cục thống kê Bình Định năm 2016.)
Ghi chú: Mật độ dân số tính riêng cho năm 2016.
Năm
TT
1

2

3

Hạng mục

2014

2015

2016

Tỷ lệ sinh
- Thành thị.
- Nông thôn.

Tỷ lệ chết
- Thành thị.
- Nông thôn
Tỷ lệ tăng tự nhiên
- Thành thị.
- Nông thôn

16
15,5
17,6
7,8
7,6
8,0
8,2
7,9
9,6

15,9
15,4
17,6
7,7
7,4
7,9
8,2
8,0
9,7

15,9
15,4
17,5

7,6
7,3
8,0
8,3
8,1
9,5

Bảng 1.2: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng dân số phân theo
thành thị, nông thôn. (ĐVT: 0/00)
( Nguồn: Cục thống kê Bình Định.)
b) Y tế
- Số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh năm 2016 có 186 cơ sở. Trong đó, số lượng bệnh
viện 22 cơ sở; phòng khám đa khoa khu vực 05 cơ sở; trạm y tế xã, phường, thị trấn
159 cơ sở. Phân theo cấp quản lý, trong tổng số 186 cơ sở có 03 cơ sở do cấp Bộ quản
lý, 183 cơ sở do địa phương quản lý.
- Nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe
nhân dân, hệ thống cơ sở và trang thiết bị khám chữa bệnh ngày càng được đầu tư
nâng cấp theo hướng hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế tăng cường cho tuyến dưới ngày
càng được chú trọng, hoạt động y tế tuyến xã ngày càng được cải thiện về nhân lực và
phương tiện làm việc.


14
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 60,4%, tăng 0,7% so
với cùng kỳ năm trước.
c) Tình trạng kinh tế
Hiện trạng kinh tế tỉnh Bình Định nhìn chung có xu hướng phát triển, năm sau
tăng hơn năm trước, khối sản xuất nông nghiệp tăng chậm và không đều so với khối
công nghiệp và xây dựng cơ bản, thương nghiệp, dịch vụ và các ngành khác.
- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản:

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 (theo giá so sánh năm 2010) ước
đạt 23.186,9 tỷ đồng, tăng 3,24% so với cùng kỳ. Trong đó: nông nghiệp đạt 13.827,8
tỷ đồng, tăng 1,4%; lâm nghiệp đạt 951,4 tỷ đồng, tăng 5,3%; thủy sản đạt 8.407,7 tỷ
đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ.
Về trồng trọt: giá trị sản xuất ước đạt 6.787,2 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ.
Các loại cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh là: lúa, các loại cây công nghiệp, cây ăn
quả, rau màu… Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 161.377 ha, tăng
1,3% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích lúa cả 3 vụ ước đạt 105.106,7 ha, tăng 2,5%
so với cùng kỳ, năng suất bình quân ước đạt 63,4 tạ/ha, tăng 1,1 tạ so với cùng kỳ. Các
huyện: Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Phù Cát, An Nhơn và Tuy Phước là các khu vực có diện
tích trồng trọt lớn nhất trong tỉnh.
Về chăn nuôi: phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, giá trị sản xuất ước
đạt 6.641,1 tỷ đồng, giảm 0,9% so với cùng kỳ. Kết quả điều tra chăn nuôi tại thời
điểm ngày 01/10/2017, tổng đàn bò của tỉnh có 294.717 con, giảm 2,3%; đàn lợn
685.373 con (không tính lợn sữa), giảm 19,5%; đàn gia cầm gần 7,1 triệu con, tăng
1,8% so với thời điểm 01/10/2016).
Thống kê số lượng gia súc, gia cầm của tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011 –
2017 được thể hiện trong Bảng 1.6. Các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, An Nhơn, Hoài Ân
và Hoài Nhơn là các huyện phát triển chăn nuôi nhiều hơn so với các khu vực còn lại;
trong đó, gà và lợn là hai đối tượng vật nuôi chủ lực.
2011
2012
2013
2014
19.355 20.997 20.994 21.447
276.484 246.253 246.723 252.441
569.373 711.065 715.851 755.931

Trâu (con)
Bò (con)

Lợn (con)
Gia cầm
5.662,0
(nghìn con)

6.646,7

6.615,4

6.993,7

2015
21.539
266.031
797.701

2016
21.737
301.713
851.069

2017
22.053
294.717
685.373

6.927,9

6.950


7.100

Bảng 1.3: Thống kê gia súc, gia cầm tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 – 2017
( Nguồn: Cục thống kê Bình Định.)
Lâm nghiệp: với 394.025,44 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng sản xuất
chiếm 168.030,42 ha, rừng phòng hộ và đặc dụng là 225.995,02 ha. Sản lượng gỗ khai
thác toàn tỉnh năm 2016 đạt 723.752 m3, tăng 6,4% (+43.552 m3) so với cùng kỳ.


15
Trong sản lượng khai thác, gỗ nguyên liệu giấy chiếm chủ yếu, đạt 723.255 m3
(+44.694 m3), tăng 6,6%, Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 835,2 tỷ đồng, tăng
6,8% so với cùng kỳ
Thuỷ sản: Thủy sản có vị trí, vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.
Trong những năm gần đây, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản có nhiều tiến bộ.
Giá trị sản xuất thủy sản năm 2017 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 8.407,7 tỷ
đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt
233.214 tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ; trong đó, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt
222.467 tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ.
Sản lượng khai thác thủy sản ở Bình Định tập trung chủ yếu ở 5 huyện, thành phố
ven biển của tỉnh, đó là Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Quy Nhơn, Phù Cát và Tuy Phước.
Ngoài các loại thủy sản truyền thống, Bình Định là tỉnh đứng đầu trong việc khai thác
cá ngừ đại dương với sản lượng chiếm khoảng 50% tổng sản lượng khai thác cá ngừ
đại dương của cả nước.
Nhiều mô hình nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá chình, cá tầm nước
lạnh, ... là những loài có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, kinh tế đang được triển khai và
nhân rộng tại các huyện An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh; cùng với sự phát
triển mạnh của nghề nuôi cá lồng bè đã giúp cho ngành thủy sản tiếp tục tăng trưởng.
- Sản xuất công nghiệp:
Cùng với sự nỗ lực cố gắng và hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước nhằm góp

phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa
bàn tiếp tục tăng trưỏng với tốc độ cao. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước thực hiện
năm 2017 đạt 8,8%, đạt cao hơn so vói năm trước 1,48% và vưọt kế hoạch năm đề ra
(kế hoạch 8%).
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 38.022,4 tỷ đồng,
tăng 9,5% so với cùng kỳ. Trong đó, các ngành công nghiệp chính của tỉnh chiếm tỷ
trọng cao là: chế biến, chế tạo; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải; công
nghiệp khai khoáng… Một số sản phẩm tăng khá như: quần áo các loại, tân dược, sản
phẩm bằng thép, quặng titan, đá các loại, dăm gỗ, sản phẩm bằng gỗ...; trong khi đó
một số sản phẩm giảm mạnh như: tôm đông lạnh, tinh bột sắn, thức ăn gia súc...
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 42/63 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng
diện tích (theo quy hoạch) là 1.369,6ha. Đã thu hút được 378 cơ sở sản xuất đăng ký
đầu tư; trong đó có 294 cơ sở sản xuất đã hoạt động và giải quyết việc làm cho khoảng
18.900 lao động địa phương.
Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã, ven trục đường lớn và các thị
trấn, khu vực có vùng nguyên liệu và các khu cụm công nghiệp tập trung. Giá trị sản
xuất xây dựng năm 2017 (theo giá so sánh 2010) ước tính đạt 13.865,7 tỷ đồng, tăng
9% so với cùng kỳ.


×