Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Ứng dụng sơ đồ mạng PERT trong đánh giá khả năng hoàn thành tiến độ thi công dự án môi trường bền vững các thành phố duyên hải – tiểu dự án nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.85 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN KIM TUYẾN

ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ MẠNG PERT TRONG ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN
MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG CÁC THÀNH PHỐ DUYÊN
HẢI – TIỂU DỰ ÁN NHA TRANG

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT

Đà Nẵng, Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Kim Tuyến


TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài:


ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ MẠNG PERT TRONG ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH
TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG CÁC THÀNH PHỐ
DUYÊN HẢI – TIỂU DỰ ÁN NHA TRANG

Học viên: Trần Kim Tuyến
Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp.
Mã số: 60.58.02.08 Khóa: K34 KH - Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt: Để dự án đầu tư xây dựng công trình đạt được hiệu quả cao, chúng ta
không thể không quan tâm đến nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong
suốt quá trình triển khai chúng, trong đó cần đặc biệt chú ý đến việc lập, thực hiện tiến độ
thi công để dự án đạt được hiệu quả, chất lượng. Tác giả đã phân tích các nguyên nhân có
thể gây ảnh hưởng đến tiến độ của Dự án và tập trung giải quyết tình trạng không ổn định
về thời gian để rút ra được những kết luận đáng tin cậy và có thể sử dụng được trong thực
tế thi công, đặc biệt là phải đánh giá được khả năng (xác suất) hoàn thành đúng tiến độ thi
công của dự án để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý để đảm bảo tiến độ theo
kế hoạch.
Để giải quyết vấn đề này, tác giả vận dụng phương pháp Monte Carlo trong sơ đồ
mạng PERT để phân tích, tính toán ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến tiến độ thi công
các gói thầu NT-1.1 và NT-1.2 của Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải Tiểu dự án Nha Trang.
Từ khóa – Sơ đồ mạng PERT, phương pháp mô phỏng Monte Carlo, quản lý rủi ro tiến
độ các dự án xây dựng, xác suất hoàn thành tiến độ thi công.
APPLICATION OF PERT NETWORK DIAGRAM IN ASSESSING THE
ABILITY TO COMPLETE CONSTRUCTION PROGRESS OF SUSTAINABLE
ENVIRONMENTAL PROJECTS IN DUYÊN HẢI CITIES
- NHA TRANG SUB-PROJECT
Abstract: In order for the investment project to be highly efficient, we can not ignore
the content of management of investment projects during construction especially establish
– compliance construction schedule in order to achieve efficiency and quality for project.
The author has analyzed the causes that may affect the project progress and has focused to
solve instability of works completion time so that we can issue reliable conclusions which

can apply during actual construction and especially can assess the completion ability of
project schedule in order to have a basis for proposing the management solutions.
To solve this problem, the author has applied Monte Carlo methods in PERT
network diagrams (Program Evaluation and Review Technique) to analyze and calculate
risk factors of the construction progress of package NT-1.1 and NT-1.2 under Coastal
Cities Sustainable Environment Projects – Nha Trang Subproject.
Key word - PERT network diagram, Monte Carlo simulation method, risk
management of schedule construction project, probability of completing construction
progress.


MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................ 4
4. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 5
7. Bố cục đề tài ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH THI
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............................................................................. 8
1.1. SƠ LƯỢC VỀ TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .................... 8

1.1.1. Nội dung của công tác tổ chức thi công ....................................................... 8
1.1.2. Các phương pháp tổ chức thi công ............................................................... 9
1.2. Các phương pháp lập tiến độ thi công công trình .................................................. 10
1.2.1. Phương pháp sơ đồ ngang (Gantt) .............................................................. 12
1.2.2. Phương pháp sơ đồ xiên.............................................................................. 13
1.2.3. Phương pháp sơ đồ mạng............................................................................ 14
1.3. CÁC YẾU TỐ RỦI RO TRONG LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG ........ 18
1.3.1. Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên như môi trường, khí hậu ......................... 18
1.3.2. Rủi ro do những biến động bất ngờ của thị trường..................................... 18
1.3.3. Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật ........................................................... 18
1.3.4. Rủi ro do việc huy động số lượng và chất lượng nhân công ...................... 19
1.3.5. Các rủi ro trong khâu kiểm tra giám sát, nghiệm thu, bàn giao.................. 20
1.3.6. Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ các quy định pháp lý và các thủ tục
hành chính...................................................................................................................... 20
1.4. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG BỀNVỮNG CÁC THÀNH PHỐ
DUYÊN HẢI – TIỂU DỰ ÁN NHA TRANG VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG Ở KHÁNH HÒA ................................................... 20
1.4.1. Tổng quan dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự
án Nha Trang. ................................................................................................................ 20
1.4.2. Thực trạng về tiến độ thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa21


1.4.3. Thực trạng về quản lý tiến độ thi công của dự án tương tự với Dự án Môi
trường bền vững các thành phố duyên hải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. ..................... 22
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ MẠNG PERT
VÀO ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG
TRÌNH. .......................................................................................................................... 25
2.1. SƠ ĐỒ MẠNG CPM VÀ PERT DÙNG ĐỂ LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG ........... 25
2.1.1. Phương pháp sơ đồ mạng CPM (Critical Path Methodology) .................... 25

2.1.2. Phương pháp sơ đồ mạng xác suất ............................................................. 32
2.2. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP MONTE CARLO VÀO SƠ ĐỒ MẠNG PERT 34
2.2.1. Giới thiệu tóm tắt về mô phỏng Monte Carlo ............................................. 35
2.2.2. Tính toán tiến độ theo phương pháp mô phỏng Monte Carlo .................... 37
2.2.3. Các bước thực hiện phương pháp Monte Carlo .......................................... 38
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 40
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ
ÁN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG CÁC THÀNH PHỐ DUYÊN HẢI – TIỂU DỰ ÁN
NHA TRANG ................................................................................................................ 41
3.1. MÔ TẢ CÁC GÓI THẦU DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG CÁC THÀNH
PHỐ DUYÊN HẢI – TIỂU DỰ ÁN NHA TRANG..................................................... 41
3.1.1. Gói thầu NT-1.1 Xây dựng tuyến cống cấp 3 và thay thế hố ga ngăn mùi 41
3.1.2. Gói thầu NT-1.2 Xây dựng các tuyến cống thoát nước mưa ..................... 48
3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH TIẾN ĐỘ THI CÔNG GÓI THẦU
NT-1.1............................................................................................................................ 55
3.2.1. Khảo sát chuyên gia về thời gian hoàn thành các công việc ...................... 55
3.2.2. Kết quả phân tích khả năng hoàn thành tiến độ thi công ............................ 66
3.2.3 . Kết quả xác suất hoàn thành tiến độ thi công ............................................ 68
3.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOÀN THÀNH TIẾN ĐỘ THI CÔNG GÓI THẦU
NT-1.2............................................................................................................................ 69
3.3.1. Khảo sát chuyên gia về thời gian hoàn thành các công việc ...................... 69
3.3.2. Kết quả phân tích khả năng hoàn thành tiến độ thi công ............................ 73
3.2.3 . Kết quả xác suất hoàn thành tiến độ thi công ............................................ 75
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 79
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢO SAO)
PHỤ LỤC
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PERT : (Program Evaluation and Review Technique, có nghĩa là Kỹ thuật ước
lượng và kiểm tra dự án)
CPM : (Critical Path Method): Phương pháp Đường găng
MLE : (maximum likelihood estimation): Phương pháp ước lượng hợp lý cực đại
CCESP : (Coastal Cities Environment Sanitation Project): Dự án Vệ sinh môi
trường các thành phố duyên hải.
CCSEP : (Coastal Cities Substanable Environment Project): Dự án Môi trường bền
vững các thành phố duyên hải.
NT-1.1: Gói thầu NT-1.1 _ Xây dựng tuyến cống cấp 3 và thay thế hố ga ngăn mùi
thuộc Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải.
NT-1.2: Gói thầu NT-1.2 _ Xây dựng các tuyến cống thoát nước mưa thuộc Dự án
Môi trường bền vững các thành phố duyên hải.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Danh mục các công việc và thời gian hoàn thành Công trình NT-1.1: Xây
dựng tuyến cống cấp 3 và thay thể hố ga ngăn mùi thuộc Dự án
CCSEP .................................................................................................46
Bảng 3.2. Danh mục các công việc và thời gian hoàn thành Công trình NT-1.2: Xây
dựng các tuyến cống thoát nước mưa thuộc Dự án CCSEP ................54
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát của 30 kỹ sư thời gian dự thầu và thời gian chậm trễ
(hay rút ngắn) so với đề xuất của gói thầu NT-1.1: Xây dựng tuyến
cống cấp 3 và thay thế hố ga ngăn mùi ...............................................58
Bảng 3.4. Bảng biến thiên của hàm hợp lý ...............................................................62
Bảng 3.5. Quy luật phân phối xác suất thời gian hoàn thành các công việc của gói
thầu NT-1.1 Xây dựng tuyến cống cấp 3 và thay thế hố ga ngăn mùi 65
Bảng 3.6. Xác suất hoàn thành gói thầu NT-1.1 .......................................................68

Bảng 3.7. Kết quả khảo sát của 30 kỹ sư thời gian dự thầu và thời gian chậm trễ
(hay rút ngắn) so với đề xuất của gói thầu NT-1.2: Xây dựng các tuyến
cống thoát nước mưa. ..........................................................................70
Bảng 3.8. Quy luật phân phối xác suất thời gian hoàn thành các công việc của gói
thầu NT-1.2: Xây dựng các tuyến cống thoát nước mưa. ..................72
Bảng 3.9. Xác suất hoàn thành gói thầu NT-1.2 .......................................................75


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tiến độ công trình thể hiện theo sơ đồ ngang ...........................................12
Hình 1.2. Tiến độ công trình thể hiện theo sơ đồ xiên ..............................................14
Hình 1.3. Tiến độ công trình thể hiện theo sơ đồ mạng ............................................16
Hình 2.1. Quy trình mô phỏng theo phương pháp Monte Carlo ............................... 35
Hình 2.2. Phân phối thời gian thực hiện dạng tam giác ............................................ 38
Hình 2.3. Sơ đồ khối của phương pháp Monte Carlo ............................................... 39
Hinh 3.1. Tiến độ thi công gói thầu NT-1.1 theo sơ đồ ngang .................................43
Hinh 3.2. Đấu nối nước đen, nước xám của hộ gia đình vào hệ thống cống riêng ...45
Hinh 3.3. Đấu nối nước đen, nước xám của hộ gia đình vào hệ thống cống chung .46
Hinh 3.4. Tiến độ thi công gói thầu NT-1.2 theo sơ đồ ngang .................................53
Hinh 3.5. Nhận diện quy luật phân phối xác suất hoàn thành công việc lắp đặt ống
và hố ga phường Lộc Thọ của gói thầu NT-1.1 .....................................64
Hinh 3.6. Sơ đồ mạng gói thầu NT-1.1 ....................................................................67
Hinh 3.7. Khảo sát khả năng hoàn thành gói thầu NT-1.1 theo thời gian tham
chiếu Ts ..................................................................................................68
Hinh 3.8. Sơ đồ mạng gói thầu NT-1.2 .....................................................................74
Hinh 3.9. Khảo sát khả năng hoàn thành gói thầu NT-1.2 theo thời gian tham
chiếu Ts ..................................................................................................75


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Kế hoạch tiến độ là một bộ phận quan trọng của công tác thiết kế tổ chức thi
công. Nhằm vạch ra kế hoạch chỉ đạo thi công giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật làm nghiệp vụ theo dõi chỉ đạo mọi công tác trên công trường, công trình được
thuận lợi, chủ động đảm bảo thời gian và an toàn lao động. Mặt khác kế hoạch yêu cầu
cung cấp khác như: vật tư, nhân lực, thiết bị máy móc, tiền vốn v.v… Nhằm huy động
mọi khả năng phục vụ cho thi công công trình hoặc công trường đảm bảo điều hoà và
cân đối mọi mặt đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Kế hoạch tiến độ thi công công trình là điều kiện tiên quyết để quyết định sự
thành công của một dự án. Một kế hoạch sơ sài, tùy tiện, bố trí nhân sự lộn xộn, không
khoa học, không tính toán và có phương án dự phòng trước được những sự cố phát
sinh, công tác quản lý yếu kém sẽ làm giảm năng suất lao động và trực tiếp ảnh hưởng
đến tiến độ bàn giao dự án/công trình, chưa kể chất lượng công trình/dự án cũng bị ảnh
hưởng và chi phí bị đội lên do chậm tiến độ, thất thoát, hư hao,…Bên cạnh đó, sản
phẩm xây dựng là những công trình/dự án lớn, thời gian tồn tại lâu dài, nên nếu công
tác lập kế hoạch không tốt, quản lý yếu kém, thì khi có sự cố, sai lầm trong công tác
xây dựng xảy ra, sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ngoài việc lãng phí lớn về tiền
của, thời gian, công sức để sửa chữa sai lầm đó. Do đó, có thể thấy tầm quan trọng của
việc lập kế hoạch tiến độ thi công công trình với sự thành công của dự án/công trình
đó.
- Trong thực tế thi công xây dựng công trình, chúng ta thường gặp rất nhiều yếu
tố ngẫu nhiên tác động (thời tiết, việc cung cấp vật liệu, thiết bị…) có thể gây ra rủi ro
khiến cho việc thi công không thực hiện đúng như kế hoạch đã được lập, qua đó ảnh
hưởng đến tiến độ hoàn thành cũng như chất lượng công trình. Những rủi ro có thể ảnh
hưởng đến tiến độ thi công có thể kể đến như sau:
+ Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên như môi trường, khí hậu: do đặc điểm của xây
dựng là thi công, sản xuất ngoài trời trong thời gian dài nên các yếu tố về thời tiết, khi
hậu có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực hiện cũng như chất lượng và chi phí của

dự án.
+ Rủi ro do biến động bất ngờ của thị trường: những ngành kinh tế quan trọng
chiếm một lượng vốn đầu tư rất lớn của nền kinh tế quốc dân. Những biến động lớn và
bất ngờ của thị trường trong và ngoài nước ảnh hưởng rất lớn đến các dự án xây dựng.
Các biến động này đem theo các rủi ro về mặt tài chính đối với dự án đồng thời ảnh
hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
+ Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật: rủi ro này liên quan đến việc đầu tư các


2

trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình thi công xây dựng và việc sử dụng các
thiết bị. máy móc đó.
+ Rủi ro do việc huy động số lượng và chất lượng nhân công: khả năng huy động
nhân lực nhiều khi chưa thể xác định chính xác ngay từ đầu; năng suất lao động, ý
thức kỷ luật của người công nhân chưa đạt yêu cầu trong thời gian sử dụng. Vì vậy,
thời gian hoàn thành các công việc nhiều lúc không cố định như tiến độ đã đề ra.
- Vấn đề đặt ra ở đây là: phải giải quyết tình trạng không ổn định về thời gian
như thế nào để rút ra được những kết luận đáng tin cậy và có thể sử dụng được trong
thực tế thi công, đặc biệt là phải đánh giá được khả năng (xác suất) hoàn thành đúng
tiến độ thi công của dự án để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý.
Muốn giải quyết vấn đề này có thể vận dụng các phương pháp của lý thuyết xác
suất thống kê để nghiên cứu sơ đồ mạng PERT (Program Evaluation and Review
Technique, có nghĩa là kỹ thuật ước lượng và kiểm tra dự án). Đây cũng chính là
hướng nghiên cứu cần thiết và có giá trị thực tiễn mà đề tài sẽ tập trung nghiên cứu
cho Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang –
Tiểu dự án Nha Trang.
- Tóm tắt quá trình hình thành Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên
hải - Tiểu dự án Nha Trang (Viết tắt CCSEP)
Nha Trang, thành phố du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế với bãi

biển dài và đẹp, đặc biệt năm 2004 vịnh Nha Trang được xếp vào một trong 29 vịnh
đẹp nhất thế giới, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan. Tuy nhiên,
trong quá trình phát triển, cũng như nhiều đô thị khác trong cả nước, thành phố Nha
Trang phải giải quyết nhiều vấn đề bất cập về vệ sinh môi trường. Việc đầu tư vào hạ
tầng kỹ thuật của thành phố Nha Trang còn rất nhỏ so với nhu cầu, đặc biệt là hệ thống
thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn chưa được ưu tiên.
Vì thế đã ảnh hưởng đến điều kiện sống của người dân, hạn chế khả năng phát triển,
chất lượng môi trường tự nhiên ngày càng giảm. Hệ thống thoát nước trong thành phố
đa số đã bị xuống cấp, nước thải không được xử lý xả trực tiếp ra môi trường, thu gom
rác thải còn nhiều bất cập. Điều này không những đã gây ô nhiễm nặng nề cho tầng
nước ngầm cũng như các khu vực sông, biển mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ
quan thành phố.
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nêu trên, Dự án Vệ sinh Môi trường các thành
phố huyên hải (viết tắt CCESP) được hình thành dựa trên sự tài trợ và hợp tác giữa
Ngân hàng Thế giới với Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu chung của Dự án là giảm thiểu
ngập lụt, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế xã hội của các thành phố thực hiện dự án, trong đó có thành phố Nha Trang.
Tiểu dự án Nha Trang với tổng nguồn vốn đầu tư là 93,6 triệu USD, có hiệu lực từ


3

tháng 6/2007 và kết thúc vào tháng 11/2014.
Các công trình thoát nước của Dự án này được thi công trong điều kiện hết sức
khó khăn như mặt bằng thi công nằm trong các tuyến phố chính với mật độ giao thông
đông đúc, vừa phải đảm bảo tiến độ thi công vừa phải đảm bảo hạn chế ít nhất ảnh
hưởng sinh hoạt của người dân, du khách; nhiều khu vực thi công rất chật hẹp, hố đào
sâu, lại vướng nhiều hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống điện, cấp nước, cáp quang,
v.v...; một số tuyến cống nằm trong khu vực đất yếu phải bổ sung xử lý nền. Trong
suốt quá trình thực hiện Dự án, có lúc tiến độ không đáp ứng yêu cầu, Dự án đã bị

Ngân hàng Thế giới cũng như UBND tỉnh Khánh Hòa khiển trách, nhưng với sự nỗ
lực rất lớn của tất cả các bên tham gia, dự án đã hoàn thành đáp ứng tiến độ theo Hiệp
định đã ký kết.
Để đạt được tiến độ theo Hiệp định đã ký kết với Ngân hàng Thế giới thì công
tác quản lý hợp đồng, kiểm soát tiến độ thi công đã được Ban QLDA, Tư vấn thực
hiện tăng cường thường xuyên hơn, chặt chẽ hơn; nhờ vậy các bên đã sớm cảnh báo
được các gói thầu có nguy cơ chậm tiến độ và phải có những xử lý, chấn chỉnh hết sức
nghiêm túc và quyết liệt.
- Để duy trì hiệu quả đầu tư của dự án CCESP và tiếp tục khai thác có hiệu quả
các công trình được đầu tư, tăng cường cải cách thể chế lĩnh vực vệ sinh môi trường
của các thành phố thuộc dự án, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký kết
Hiệp định vay cho dự án mới tên là Dự án Môi trường bền vững các thành phố
duyên hải (CCSEP) sẽ được thực hiện tại 4 thành phố: Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình),
Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Phan Rang (tỉnh Ninh
Thuận). Dự án có tổng số vốn là 273,6 triệu Đô la Mỹ, trong đó vốn vay IDA là 190
triệu Đô la Mỹ và 46 triệu Đô la Mỹ từ nguồn vốn IBRD.
Khoản vay đề xuất cho Tiểu dự án thành phố Nha Trang là 72 triệu đô la Mỹ. Để
thực hiện tiếp tục mở rộng mạng lưới cống thu gom nước thải đối với khu vực trung
tâm và phía Nam và dẫn về nhà máy xử lý nước thải phía Nam đã xây dựng trong dự
án CCESP, đồng thời tiếp tục đầu tư xây dựng/ nâng cấp hệ thống thoát nước khu vực
phía Bắc thành phố Nha Trang; bên cạnh đó là một số hạng mục xây dựng phát triển
hạ tầng đường đô thị và kè sông Cái.
Quy mô dự án gồm 4 hợp phần:
 Hợp phần 1: Hạ tầng vệ sinh, bao gồm: i)Thoát nước mưa và thu gom nước
thải; ii)Chương trình vệ sinh trường học; iii)Trạm xử lý nước thải; và iv)Tư vấn giám
sát và hỗ trợ Dự án Hợp phần 1.
 Hợp phần 2: cải thiện hạ tầng môi trường, bao gồm: i)Đê và kè bảo vệ sông
Cái bờ phía Nam và bờ phía Bắc; ii)Đường giao thông bờ phía Nam và bờ phía Bắc



4

sông Cái; iii)Đường số 4 (dọc đường sắt); iv)Đường Chử Đồng Tử; và v) Tư vấn giám
sát và hỗ trợ Dự án Hợp phần 2.
 Hợp phần 3: Tái định cư và giải phóng mặt bằng
 Hợp phần 4: Hỗ trợ triển khai, nâng cao năng lực và cải cách thể chế.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a) Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu ứng dụng phương pháp mô phỏng
Monte Carlo vào sơ đồ mạng PERT để phân tích, đánh giá rủi ro tiến độ thi công xây
dựng Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang –
Tiểu dự án Nha Trang (giai đoạn 1) được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới tại các
phường phía bắc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
b) Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu chung, đề tài cụ thể hóa một số mục tiêu chi tiết
sau:
- Phân tích được các nguyên nhân, yếu tố tác động đến việc dự án không hoàn
thành đúng tiến độ - minh họa trường hợp nghiên cứu thực tế cho Dự án Môi trường
bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang
- Tổng hợp các ưu, nhược điểm của các mô hình tiến độ, trong đó tập trung phân
tích phương pháp sơ đồ mạng CPM (Critical Path Methodology) và PERT (Program
Evaluation and Review Technique).
- Ứng dụng được thuật toán mô phỏng Monte Carlo trong phương pháp sơ đồ
mạng PERT để đánh giá khả năng hoàn thành dự án đúng tiến độ thi công.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Cơ sở lý thuyết sơ đồ mạng
- Yếu tố rủi ro trong tổ chức tiến độ thi công
- Ứng dụng mô phỏng Monte Carlo trong việc phân tích các yếu tố rủi ro trong
quá trình thi công.
4. Phạm vi nghiên cứu:

Các gói thầu NT-1.1: Xây dựng các tuyến cống cấp 3 và thay thế hố ga ngăn mùi,
NT-1.2: các tuyến cống thoát nước mưa thuộc Dự án Môi trường bền vững các thành
phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang – Tiểu dự án Nha Trang


5

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Thu thập tài liệu, tìm hiểu lý thuyết về sơ đồ mạng và việc lập tiến độ thi công
bằng sơ đồ mạng, so sánh ưu nhược điểm với các mô hình tiến độ khác.
+ Phân tích các yếu tố tác động đến vấn đề rủi ro trong thi công
- Phương pháp mô phỏng:
+ ứng dụng Monte Carlo để phân tích, tính toán ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro
đến tiến độ thi công
- Phân tích kết quả thu được và đưa ra kiến nghị.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn này dùng phương pháp Monte Carlo trong sơ đồ mạng PERT để phân
tích, tính toán ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro đến tiến độ thi công các công trình
thuộc Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang
nhằm mục đích xác định chính xác khả năng hoàn thành dự án trong bối cảnh thời gian
cho mỗi công việc dễ bị thay đổi và mang tính ngẫu nhiên. Phương pháp này có thể
cung cấp cơ sở khoa học định lượng và các thông tin cho công tác quản lý dự án. Ở
một chừng mực nào đó, nó cũng sẽ giúp các nhà quản lý dự án dễ dàng kiểm soát rủi
ro về thời gian và đưa ra các quyết định phù hợp và đúng đắn để đảm bảo tiến độ theo
kế hoạch.
7. Bố cục đề tài
Chương 1: Tổng quan về rủi ro trong tổ chức thi công xây dựng công trình.
1.1. Sơ lược về tổ chức thi công công trình xây dựng
1.1.1. Nội dung của công tác tổ chức thi công

1.1.2. Các phương pháp tổ chức thi công
1.2. Các phương pháp lập tiến độ thi công công trình xây dựng
1.2.1. Phương pháp sơ đồ ngang (Grant)
1.2.2. Phương pháp sơ đồ xiên
1.2.3. Phương pháp sơ đồ mạng
1.3. Các yếu tố rủi ro trong tổ chức tiến độ thi công
1.3.1. Rủi ro do các yếu tố ngẫu nhiên như môi trường, khí hậu
1.3.2. Rủi ro do những biến động bất ngờ của thị trường
1.3.3. Rủi ro do các nguyên nhân kỹ thuật


6

1.3.4. Rủi ro do việc huy động số lượng và chất lượng nhân công
1.3.5. Các rủi ro trong khâu kiểm tra giám sát, nghiệm thu, bàn giao
1.3.6. Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ các quy định pháp lý và các thủ
tục hành chính.
1.4. Tổng quan về dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự
án Nha Trang và thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công ở tỉnh Khánh Hòa.
1.4.1. Tổng quan dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu
dự án Nha Trang.
1.4.2. Thực trạng tiến độ thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
1.4.3. Thực trạng quản lý tiến độ thi công dự án tương tự với dự án CCSEP
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
1.3.4. Nhận xét
1.5. Kết luận chương 1
Chương 2: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng sơ đồ mạng PERT vào đánh
giá khả năng hoàn thành tiến độ thi công công trình
2.1. Sơ đồ mạng CPM và PERT dùng để lập tiến độ thi công
2.2.1. Phương pháp sơ đồ mạng CPM (Critical Path Methodology)

2.2.2. Phương pháp sơ đồ mạng xác suất
2.2. Ứng dụng phương pháp Monte Carlo vào sơ đồ mạng PERT
2.4.1. Giới thiệu tóm tắt về mô phỏng Monte Carlo
2.4.2. Tính toán tiến độ theo phương pháp mô phỏng Monte Carlo
2.4.2. Các bước thực hiện phương pháp Monte Carlo
2.3. Kết luận Chương 2
Chương 3: Đánh giá khả năng hoàn thiện tiến độ thi công Dự án Môi trường
bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án Nha Trang
3.1. Mô tả các gói thầu Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải –
Tiểu dự án Nha Trang
3.1.1. Gói thầu NT-1.1
3.1.2. Gói thầu NT-1.2
3.2. Đánh giá khả năng hoàn thành tiến độ thi công của gói thầu NT-1.1
3.2.1. Khảo sát chuyên gia về thời gian hoàn thành các công việc


7

3.2.2. Kết quả phân tích khả năng hoàn thành tiến độ thi công
3.2.3. Kết quả xác suất hoàn thành tiến độ thi công
3.3. Đánh giá khả năng hoàn thành tiến độ thi công của gói thầu NT-1.2
3.3.1. Khảo sát chuyên gia về thời gian hoàn thành các công việc
3.3.2. Kết quả phân tích khả năng hoàn thành tiến độ thi công
3.3.3. Kết quả xác suất hoàn thành tiến độ thi công
3.4. Kết luận chương 3
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận.
2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo



8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Sơ lược về tổ chức thi công xây dựng công trình [8,9]
Một công trình xây dựng bao gồm nhiều công việc. Muốn thực hiện công trình
một cách khoa học, đúng tiến độ và đạt chất lượng cao, đòi hỏi phải biết chính xác: dự
án cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành, vào lúc nào có thể bắt đầu hoặc kết thúc
công việc; nếu công việc bị kéo dài thì có thể kéo dài bao nhiêu ngày, để vẫn đảm bảo
hoàn thành kế hoạch, những công việc nào là trọng tâm, cần sự tập trung chỉ đạo…
Do vậy việc lập “tiến độ thi công” là một khâu quan trọng trong việc thi công xây
dựng công trình, giúp việc thi công được diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng, đúng
tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình và tránh phát sinh những chi phí không cần
thiết. Tuy nhiên trong thực tế xây dựng thường gặp rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên tác
động (điều kiện về thời tiết, việc cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị…) có thể gây ra rủi
ro khiến cho việc thi công không thực hiện đúng như kế hoạch đã được lập qua đó ảnh
hưởng đến tiến độ hoàn thành, chất lượng của công trình cũng như làm phát sinh thêm
chi phí không cần thiết.
Tính chất của một dự án xây dựng là thời gian thi công dài, quy trình, kỹ thuật
phức tạp, môi trường ô nhiểm, cơ cấu tổ chức năng động sẽ tạo ra những rủi ro rất lớn.
Vì vậy, việc lập tiến độ thi công là rất cần thiết để thực hiện thành công dự án. Do có
một vai trò quan trọng nên công tác lập tiến độ thi công ngày càng được quan tâm tìm
hiểu và phát triển nhiều hơn.
1.1.1. Nội dung của công tác tổ chức thi công
Lựa chọn biện pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của công
trình.
Đề xuất và lựa chọn được mô hình tổ chức thi công cho các bộ phận, công trình
đơn vị phù hợp với kế hoạch tiến độ thi công.
Trên cơ sở thời gian thi công đã xác định, tổ chức thi công sao cho đảm bảo kế

hoạch thời gian và hài hòa được điều kiện cung cấp vật tư thiết bị tiêu hao vốn.
Nguyên tắc cơ bản khi lập biện pháp tổ chức thi công xây dựng công trình, đó là:
• Tuân thủ công nghệ thi công để đảm bảo chất lượng công trình.
• Bảo đảm thời hạn thi công theo hợp đồng đã ký kết.
• Tối ưu hóa chi phí xây dựng công trình.
• Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.


9

1.1.2. Các phương pháp tổ chức thi công [9]
a. Phương pháp tổ chức thi công tuần tự
* Khái niệm:
Tổ chức thi công theo phương pháp tuần tự là việc chia công trình thành từng
đoạn có khối lượng thi công xấp xỉ nhau, một đơn vị thi công sẽ lần lượt hoàn thành
các tất cả các hạng mục công tác trong từng đoạn, hết đoạn này đến đoạn khác theo
một thứ tự đã xác định.
* Ưu điểm: Do thi công từng đoạn và hoàn thành từng đoạn nên phương pháp tổ
chức thi công tuần tự có ưu điểm sau:
- Không yêu cầu tập trung nhiều máy móc, thiết bị, nhân lực.
- Yêu cầu lượng vốn lưu động nhỏ.
- Dễ điều hành, quản lý, kiểm tra.
- Ít chịu ảnh hưởng xấu của điều kiện khí hậu, thời tiết.
* Nhược điểm:
- Thời gian thi công bị kéo dài.
- Máy móc nhân lực làm việc gián đoạn do phải chờ đợi nhau, làm tăng chi phí
sử dụng máy móc, thiết bị do vậy làm tăng giá thành xây dựng công trình.
- Phải di chuyển cơ sở sản xuất, chỗ ăn ở của cán bộ công nhân nhiều lần (đối với
công trình theo tuyến)
- Không có điều kiện chuyên môn hóa.

* Phạm vi áp dụng của phương pháp:
- Các công trình xây dựng theo tuyến có chiều dài ngắn và có khối lượng nhỏ.
- Khi không bị khống chế về thời gian thi công.
- Khi bị hạn chế về điều kiện cung cấp máy móc, thiết bị, nhân lực, cán bộ kỹ
thuật, nguồn vốn lưu động, vật liệu...
- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chuẩn bị diện thi công khó khăn.
- Địa hình hiểm trở, chật hẹp, không hoặc khó mở đường tạm, không cho phép
tập trung số lượng lớn máy móc thiết bị, nhân lực và vật liệu.
b. Phương pháp thi công song song
* Khái niệm: Là phương pháp tổ chức thi công các hạng mục công trình, các quá
trình chuyên nghiệp trên công trình được tiến hành đồng thời trên tất cả khu vực trong
cùng một thời gian.


10

* Ưu điểm:
Theo phương pháp này thì thời gian xây dựng công trình bằng thời gian thi công
các hạng mục công việc, và thời gian thi công là ngắn nhất, do đó thích hợp với những
công trình bị khống chế về thời gian.
* Nhược điểm:
- Vì có nhiều công việc thi công trong cùng một thời điểm trên cùng một mặt
bằng nên phương pháp tổ chức thi công song song đòi hỏi tập trung một lượng tài
nguyên lớn trong cùng một thời gian làm cho công tác chỉ đạo / quản lý trở nên căng
thẳng, chất lượng công trình dễ bị vi phạm, dễ dẫn tới lãng phí.
- Tập trung đúng mức lực lượng cán bộ chỉ đạo, công nhân đủ khả năng giải
quyết công việc kịp thời.
- Nảy sinh nhiều vấn đề phải giải quyết trong thi công, bố trí mặt bằng thi công
khó khan.
* Phạm vi áp dụng của phương pháp:

Phương pháp này được áp dụng khi cần rút ngắn thời gian thi công và tài nguyên
huy động không hạn chế trong điều kiện mặt bằng thi công cho phép.
c. Phương pháp thi công dây chuyền
Là sự kết hợp một cách logic phương pháp tuần tự và phương pháp song song.
Để thi công theo phương pháp xây dựng dây chuyền, chia quá trình kỹ thuật thi công
một sản phẩm xây dựng thành n quá trình thành phần và quy định thời hạn tiến hành
các quá trình đó cho một sản phẩm là như nhau, đồng thời phối hợp các quá trình này
một cách nhịp nhàng về không gian và thời gian theo nguyên tắc:
- Thực hiện tuần tự các quá trình thành phần cùng loại từ sản phẩm này sang sản
phẩm khác.
- Thực hiện song song các quá trình thành phần khác loại trên các sản phẩm
khác nhau.
1.2. Các phương pháp lập tiến độ thi công công trình [9]
Mỗi dự án xây dựng đều có một hay nhiều tiến độ thi công. Tiến độ thi công là
tài liệu vô cùng quan trọng để nhà thầu tổ chức và quản lý mọi hoạt động thi công
ngoài công trường, tiến độ thi công mô tả công tác thi công công trình tại từng thời
điểm. Mỗi công tác trong tiến độ thi công chứa đựng các thông số về thời điểm bắt
đầu, thời điểm kết thúc, dạng và số lượng tài nguyên tương ứng cần thiết cho công tác.
Mỗi công tác có mối liên hệ với với một hoặc nhiều công tác khác trong tiến độ thi
công. Thời lượng và tài nguyên cần thiết cho công tác được tính toán dựa trên các khối


11

lượng của các bộ phận cấu thành công trình tương ứng. Mối liên hệ giữa các công tác
trong tiến độ dựa trên tính logic của quy trình hình thành các bộ phận công trình. Thời
điểm bắt đầu của từng công tác phục thuộc vào mối liên hệ này.
Để lập được một kế hoạch tiến độ thi công hoàn chỉnh, hợp lý thì cần phải chú ý
đến những yếu tố sau:
- Xác lập công việc và trình tự thực hiện công việc

Để lập một kế hoạch tiến độ thi công công trình thì việc đầu tiên là phải xác định
các công việc cần thực hiện để hoàn thành dự án/công trình đó. Dựa trên kinh nghiệm
những dự án đã triển khai, yêu cầu thực tế của dự án, ý kiến của bộ phận/cán bộ
chuyên môn, dựa trên sự phụ thuộc của các công việc,…mà phân chia công việc và
xác định công việc cần thực hiện một cách chi tiết để sắp xếp lộ trình thực hiện chúng
theo một cách hợp lý nhất.
Công việc trong tiến độ thi công là một “đầu việc” đi kèm khối lượng công tác và
quỹ thời gian để thực hiện công tác đó.
Xác định khối lượng/phạm vi công việc cần phải căn cứ vào các loại tiến độ
(phân chia dựa theo đối tượng lập và cấp bậc quản lý tiến độ) được xác lập cho việc
quản lý thi công dự án nhiều hạng mục, một hạng mục công trình hoàn chỉnh hay tiến
độ để thi công một bộ phận hoàn chỉnh của công trình. Với mỗi loại tiến độ khác nhau
sẽ có đầu việc khác nhau đi kèm phạm vi khối lượng công việc và thời gian thực hiện
công việc khác nhau.
Với đầu việc khi lập tiến độ thi công một hạng mục công trình hoàn chỉnh sẽ là
những công việc chi tiết, cụ thể hơn như: đào đất, đổ bê tông,…thời gian thực hiện đầu
việc được xác định căn cứ vào khối lượng công việc, định mức chi tiết và số lượng lực
lượng tham gia vào công việc.
Sau khi xác định được công việc với các đầu việc cụ thể thì ta cần sắp xếp chúng
theo một thứ tự hợp lý, khoa học nhất phù hợp với nguồn lực, tình hình thực hiện triển
khai dự án/công trình: thời gian của tổng tiến độ, yêu cầu của dự án, giải pháp công
nghệ thi công, điều kiện giải phóng mặt bằng theo từng giai đoạn,…Do đó, dựa theo
mức độ phụ thuộc vào công nghệ và mặt bằng thi công mà lựa chọn thực hiện công
việc song song hay theo tuần tự, gối đầu, dây chuyền.
Khi sắp xếp công việc ta cần lưu ý các vấn đề sau: công việc nào được bắt đầu
khi có lệnh khởi công? Công việc có gián đoạn công nghệ hay gián đoạn tổ chức
không? Có phải là công việc chủ đạo không? Có thi công dây chuyền không? Công
việc tiếp trước nó là những công việc nào? Tiếp sau nó là công việc nào? Hai công
công việc có thể thực hiện gối đầu được không? Thời gian gối đầu là bao nhiêu? Thời
gian có thể bắt đầu và thời gian muộn nhất phải hoàn thành là bao giờ?...Trả lời một



12

loạt những câu hỏi này sẽ cho bạn cái nhìn cụ thể logic các cơng việc mà bạn cần phải
làm theo một thứ tự hợp lý nhất.
- Dự trù thời gian và nguồn lực để thực hiện cơng trình/dự án
Xác lập cơng việc và trình tự thực hiện cơng việc một cách đầy đủ, logic là bước
đầu tiên quan trọng nhất để có một kế hoạch tiến độ thi cơng hợp lý. Để có một kế
hoạch tiến độ hồn chỉnh thì cần phải nghiên cứu và phân tích thêm để đưa ra dự trù
thời gian thực hiện và nguồn lực để triển khai thi cơng dự án/cơng trình.
Dự trù thời gian cho từng đầu việc đã được xác lập ở bước trên và phải căn cứ
vào tổng thời gian thi cơng dự án/cơng trình và các mốc thời gian phải hồn thành và
bàn giao trong từng thời kì; phù hợp với biện pháp thi cơng đã được lựa chọn và các
nguồn lực đã được bố trí thi cơng trên cơng trường sao cho đảm bảo an tồn lao động
cho những người tham gia thi cơng.
Dự trù nguồn lực chính là việc xác định nhu cầu nhân lực, ngun vật tư, máy thi
cơng cho từng cơng việc, theo tiến độ thi cơng cơng trình/dự án. Trên cơ sở đó, lấy căn
cứ để ước lượng được nhu cầu về vốn cần chuẩn bị cho q trình thi cơng dự án/cơng
trình và có kế hoạch chuẩn bị, điều động, bố trí cơng việc sao cho phù hợp với dòng
tiền trong các thời kì/giai đoạn thực hiện dự án.
Có một sự chuẩn bị tốt, biết rõ mình phải làm gì, làm như thế nào,.. đó chính là
sự khởi đầu thuận lợi cho việc thành cơng. Và với việc xác định được những cơng việc
phải làm, trình tự thực hiện cùng với thời gian và nguồn lực thực hiện cơng việc đó
chính là bước khởi đầu để người lập kế hoạch tiến độ có thể lập một kế hoạch tiến độ
chi tiết, hợp lý, khoa học tạo điều kiện cho việc tổ chức, quản lý thực hiện thi cơng
cơng trình/dự án được diễn ra sn sẻ, đảm bảo tiến độ đã kí kết trong hợp đồng với
chủ đầu tư.
Để lập ra kế hoạch và thể hiện tiến độ thi cơng, các nhà khoa học đã nghiên cứu
ra các phương pháp sau: Phương pháp sơ đồ ngang (Gantt), Phương pháp sơ đồ xiên,

Phương pháp sơ đồ mạng.
1.2.1. Phương pháp sơ đồ ngang (Gantt)
TÊN CÔNG TÁC

1

2

THỜI GIAN THI CÔNG
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

ĐÀO BẰNG MÁY
ĐÀO VÀ SỬA HỐ MÓNG
BẰNG THỦ CÔNG

Hình 1.1. Tiến độ cơng trình thể hiện theo sơ đồ ngang

Biểu đồ Gantt là một trong những cơng cụ cổ điển nhất hiện vẫn được sử dụng
phổ biến trong cơng tác lập và quản lý tiến độ dự án, được xây dựng bởi Henry


13

L.Gantt vào đầu thế kỷ 19. Trong biểu đồ Gantt, các công tác được biểu diễn trên trục
tung bằng thanh ngang, thời gian tương ứng được thể hiện trên trục hoành. Ngoài ra,
biểu đồ Gantt còn có thể được biểu diễn dưới dạng liên kết giữa các công việc hay
dưới dạng để kiểm soát tiến độ. Phương pháp lập tiến độ theo sơ đồ ngang (Gantt) có
các ưu, nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Biểu đồ Gantt dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế của từng nhiệm vụ cũng

như tình hình chung của toàn bộ dự án.
+ Biểu đồ Gantt dễ xây dựng do đó được sử dụng phổ biến.
+ Thông qua biểu đồ có thể thấy được tình hình nhanh chậm của các công việc
và tính liên tục của chúng. Trên cơ sở đó có biện pháp đẩy nhanh tiến trình, tái sắp xếp
công việc để đảm bảo tính liên tục và tái phân phối lại nguồn lực cho từng công việc
nhằm đảm bảo tính hợp lý.
+ Thể hiện một phần tương đối tuần tự thực hiện các công việc và một phần
mối liên hệ giữa các công việc.
+ Thể hiện được những thông tin cần thiết của quá trình quản lý.
- Hạn chế của biểu đồ Gantt:
+ Biểu đồ Gantt không thể hiện được những dự án phức tạp, không thấy rõ được
mối liên hệ của các công việc thuộc dự án. Đối với những dự án phức tạp gồm hàng
trăm công việc cần phải thực hiện thì biểu đồ Gantt không thể chỉ ra đủ sự tương tác
và mối tương quan giữa các loại công việc.
+ Trong nhiều trường hợp, nếu phải điều chỉnh lại biểu đồ thì thực hiện rất khó
khăn và phức tạp. Khó có thể nhận biết công việc nào tiếp theo công việc nào khi biểu
đồ phản ánh quá nhiều công việc liên tiếp nhau.
+ Biểu đồ Gantt cũng không thể hiện mối liên hệ giữa chi phí hay tài nguyên
(nhân công, máy móc, ...) với thời gian - những yếu tố cực kỳ quan trọng trong một dự
án thi công xây dựng.
1.2.2. Phương pháp sơ đồ xiên
Về cơ bản phương pháp lập tiến độ theo mô hình kế hoạch tiến độ xiên chỉ khác
mô hình kế hoạch tiến độ ngang ở phần đồ thị tiến độ nhiệm vụ, thay vì biểu diễn các
công việc bằng các đoạn thẳng nằm ngang người ta dùng các đường thẳng xiên để chỉ
sự phát triển của các quá trình thi công theo cả thời gian (trục hoành) và không gian
(trục tung). Mô hình kế hoach tiến độ xiên, còn gọi là sơ đồ xiên hay sơ đồ chu trình
(Xyklogram). Trục không gian mô tả các bộ phận phân nhỏ của đối tượng xây lắp (khu
vực, đợt, phân đoạn công tác…), trục hoành là thời gian, mỗi công việc được biểu diễn



14

bằng một đường xiên riêng biệt. Hình dạng các đường xiên có thể khác nhau, phụ
thuộc vào tính chất cơng việc và sơ đồ tổ chức thi cơng, sự khác nhau này gây ra bởi
phương_chiều_nhịp độ của q trình. Về ngun tắc các đường xiên này khơng được
phép cắt nhau trừ trường hợp đó là những cơng việc độc lập với nhau về cơng nghệ

PHÂN
ĐOẠN 1
4
3
2
1

THỜI GIAN THI CÔNG
2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
2
16
1
44

3
27

4
13

Hình 1.2. Tiến độ cơng trình thể hiện theo sơ đồ xiên

- Ưu điểm:

+ Thể hiện được diễn biến cơng việc trong cả khơng gian và thời gian nên có tính
trực quan cao.
+ Thích hợp với các cơng tác có thể tổ chức thi cơng dưới dạng dây chuyền.
- Hạn chế:
+ Là loại mơ hình điều hành tĩnh, nếu số lượng cơng việc nhiều và tốc độ thi
cơng khơng đồng đều thì mơ hình trở nên rối và mất đi tính trực quan, khơng thích hợp
với những cơng trình phức tạp.
+ Chỉ thích hợp với các cơng trình có nhiều hạng mục khác nhau, mức độ lắp lại
của các cơng việc cao.
1.2.3. Phương pháp sơ đồ mạng
Sơ đồ mạng là một mơ hình tốn học động, thể hiện tồn bộ dự án thành một thể
thống nhất, chặt chẽ, trong đó thấy rõ vị trí từng cơng việc đối với mục tiêu chung và
sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cơng việc. Các loại sơ đồ mạng:
- Sơ đồ mạng CPM (Phương pháp Đường găng): là phương pháp mà cốt lõi của
nó là dùng lý thuyết đồ thị có hướng để xác định đường đi trong mạng, từ thời điểm
khởi cơng dự án đến thời điểm kết thúc dự án, qua một số các cơng việc và các mối
quan hệ giữa các cơng việc này, có chiều dài lớn nhất. Chiều dài đường găng cũng
chính là tổng thời gian thực hiện tồn bộ dự án.
- Sơ đồ mạng PERT (Kỹ thuật ước lượng và đánh giá chương trình, hay Kỹ thuật
ước lượng và kiểm tra dự án): là phương pháp áp dụng kết hợp giữa lý thuyết xác


15

suất thống kê (để ước tính thời lượng công việc trong các dự án mà công việc có thời
lượng không xác định trước), với dạng sơ đồ mạng đường găng sử dụng lý thuyết đồ
thị. Phương pháp này do người Hoa Kỳ phát triển vào năm 1958.
- Sơ đồ mạng ADM (Phương pháp sơ đồ mạng thể hiện bằng mũi tên): là phương
pháp sơ đồ mạng CPM thể hiện công việc bằng mũi tên.
- Sơ đồ mạng MPM (Metra potential method - Sơ đồ mạng nút công việc): là

phương pháp sơ đồ mạng CPM thể hiện công việc bằng nút, quan hệ bằng mũi tên
(cũng là lý thuyết mạng đồ thị có hướng), được phát triển độc lập bởi người Pháp vào
năm 1958 cùng lúc với PERT.
- Sơ đồ mạng PDM (tức là Phương pháp sơ đồ mạng theo quan hệ, hay Phương
pháp sơ đồ mạng nút): là phương pháp sơ đồ mạng CPM thể hiện công việc bằng nút,
được người Hoa Kỳ phát triển trên cơ sở cải tiến các phương pháp CPM của Hoa Kỳ
và phương pháp sơ đồ mạng MPM của người Pháp. Phương pháp này chú trọng việc
thể hiện được tất cả các kiểu mối quan hệ trong thực tế giữa các công việc mà phương
pháp sơ đồ mạng ADM không thể hiện được (phương pháp ADM chỉ thể hiện được
một loại mối quan hệ duy nhất là mối quan hệ tuần tự FS (Finish to Start), với các loại
quan hệ khác ADM phải dùng các cách đặc biệt trong đó có việc dùng công việc ảo).
Phương pháp PDM này là cơ sở thuật toán cho phần mềm Microsoft Project.
- Sơ đồ mạng CCPM (Sơ đồ mạng Chuỗi găng, hay Sơ đồ mạng dây chuyền
công tác găng CCM (Critical Chain Method), hoặc Quản lý dự án theo dây chuyền
găng CCPM (Critical Chain Project Management)).
Trong các sở đồng mạng nêu trên phổ biến hơn cả là hai loại CPM (Critical Path
Method) và PERT (Program Evaluation and Review Technique): hai loại này cơ bản
giống nhau về hình thức, về trình tự lập, chỉ khác nhau về phương pháp tính thời gian.
Để biểu diễn sơ đồ mạng công việc có hai phương pháp chính:
- Phương pháp “công việc mũi tên” (AOA - Activities on Arrow).
- Phương pháp “công việc trên các nút” (AON - Activities on Nod).
Cả hai phương pháp này đều có chung một nguyên tắc là: trước khi một công
việc có thể được bắt đầu thì tất cả các công việc trước đó đều phải được hoàn thành và
các mũi tên được vẽ theo chiều từ trái sang phải phải ánh mối quan hệ logic trước sau
giữa các công việc, độ dài mũi tên lại không có ý nghĩa gì.


16

3

4

2

4
6

3

1
5

8

3

4

5

6
7

Hình 1.3. Tiến độ công trình thể hiện theo sơ đồ mạng

Sơ đồ mạng có tác dụng như sau:
- Phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự án.
- Xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành, trên cơ sở đó xác
định các công việc găng và đường găng của dự án.
- Là cơ sở để tính toán thời gian dự trữ các công việc, các sự kiện.

- Cho phép xác định những công việc nào cần phải thực hiện nhằm kết hợp tiết
kiệm thời gian và nguồn lực, các công việc nào có thể thực hiện đồng thời nhằm đạt
được mục tiêu về ngày hoàn thành của dự án.
- Là cơ sở để lập kế hoạch kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự
án.
* Nguyên tắc xây dựng sơ đồ mạng AON
Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AON cần tuân thủ các nguyên tắc
sau:
- Các công việc được trình bày trong một nút. Những thông tin trong nút gồm tên
công việc, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và độ dài thời gian thực hiện công việc.
- Các mũi tên xác định quan hệ trước saucủa công việc. Có 4 kiểu quan hệ là: FS
(Kết thúc - Bắt đầu), SS (Bắt đầu - Bắt đầu), FF (Kết thúc - Kết thúc), SF (Bắt đầu Kết thúc).
- Tất cả các điểm, trừ một điểm kết thúc đều có ít nhất một điểm đứng sau, tất cả
các điểm trừ điểm bắt đầu đều có điểm đứng trước.
- Trong mạng chỉ có một điểm đầu tiên và điểm cuối cùng.
* Xây dựng sơ đồ mạng AOA: Trong sơ đồ mạng AOA có các phần tử:
- Sự kiện: Là mốc đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc của một số công việc.
- Công việc: Là một cách gọi quy ước để chỉ một quá trình hay một tập hợp các


17

quá trình sản xuất nào đó có tiêu hao về thời gian và nguồn lực, có công việc đang xét,
công việc tiếp trước và công việc tiếp sau.
- Đường găng: Đường trong sơ đồ mạng bao giờ cũng đi từ sự kiện khởi công
đến sự kiện hoàn thành, do đó trong sơ đồ mạng có thể có nhiều đường. Đường có độ
dài lớn nhất gọi là đường găng. Một sơ đồ mạng có thể có nhiều đường găng.
- Nguồn lực: Nguồn lực trong sơ đồ mạng được hiểu là thời gian và các vật chất
cần thiết khác để thực hiện dự án.
- Thời gian công việc: Là thời gian để hoàn thành công việc theo ước lượng,

được ấn định hay tính toán.
* Quy tắc cơ bản khi lập sơ đồ mạng:
- Sơ đồ mạng là một mô hình thống nhất có bắt đầu bằng sự khởi công và kết
thúc bằng sự hoàn thành.
- Mũi tên ký hiệu công việc đi từ trái sang phải.
- Những công việc riêng biệt không có cùng sự kiện tiếp đầu và sự kiện tiếp cuối,
nghĩa là mỗi công việc phải ký hiệu bằng 2 chỉ số riêng biệt.
- Sắp xếp công nghệ phải theo trình tự hoặc công nghệ tổ chức.
- Có công việc có thể bắt đầu khi công việc khác chưa kết thúc.
- Khi tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền, có nhiều công việc vừa làm
tuần tự vừa làm song song.
- Trong sơ đồ mạng có thể thay đổi một đoạn mạng nhỏ bằng một công việc đơn
giản hóa và ngược lại thay đổi một công việc phức tạp thành một mạng nhỏ.
- Sơ đồ mạng cần thể hiện một cách đơn giản nhất có thể, không nên có các công
việc giao cắt.
- Không cho phép tồn tại một chu trình kín trong mạng, không vẽ mũi tên ngược.
- Lập và quản lý tiến độ bằng sơ đồ mạng
* Trình tự lập tiến độ bằng sơ đồ mạng
Bước 1: Xác định công việc và mối liên hệ giữa chúng, tức là xem xét công việc
nào làm trước công việc nào làm sau những công việc nào có thể làm đồng thời với
việc đang xét.
Bước 2: Lập sơ đồ mạng, có 3 phương pháp:
+ Đi từ đầu đến cuối dự án.
+ Đi ngược từ cuối lên đầu dự án.


×