Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Dùng sơ đồ logic ôn tập chương i và chương II vật lí 10 cho học sinh lớp 10 trường THPT tho xuan 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.5 KB, 18 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn vật lí trong trường trung học phổ thông giữ một vai trò quan trọng
trong việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của môn học
là giúp học sinh hiểu đúng đắn, hoàn chỉnh và nâng cao cho học sinh những tri
thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học. Học sinh lớp 10
mới từ trung học cơ sở lên do thay đổi môi trường và phương pháp học tập làm
học sinh khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức, hệ thống hóa kiến thức, không
vận dụng lí thuyết vào làm bài tập. Do đó cần tạo hứng thú cho học sinh từ
những bài, chương đầu tiên khi các em vào lớp 10.
Chương I và chương II vật lí 10 có lượng kiến thức nhiều, khó và để tạo
nền móng cho phần cơ học trung học phổ thông do đó cần học sinh chủ động
tiếp thu kiến thức, hệ thống được kiến thức một cách logic, giáo viên cần đưa ra
phương pháp học thích hợp phát huy được khả năng tự học, tự tư duy tìm tòi
kiến thức.
Nhằm hướng các em đến phương pháp học tích cực, chủ động, hệ thống
kiến thức, nâng cao kỹ năng trí tuệ và khả năng tư duy do đó tôi chọn đề tài "
Dùng sơ đồ lôgic ôn tập chương I và chương II vật lí 10 cho học sinh lớp 10
trường Thọ Xuân 5".
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Tìm cho mình một phương pháp để tạo ra không khí hứng thú và lôi
cuốn nhiều học sinh hứng thú say mê môn vật lý, đồng thời giúp các em đạt
được kết quả cao trong các kỳ thi.
- Nghiên cứu phương pháp giảng dạy vật lý với quan điểm tiếp cận mới:
“Phương pháp dạy học tích cực”.
- Giúp HS hệ thống lại cơ sở lý luận, lý thuyết có liên quan thông qua
cách xây dựng các sơ đồ lôgic nêu ra kiến thức trọng tâm của chương.
- Giúp HS phát triển kĩ năng xây dựng sơ đồ lôgic hệ thống hóa các kiến
thức qua từng chương, từng bài từ đó nắm được các kiến thức trọng tâm một
cách chắc chắn và không bị lãng quên sau khi học.


Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh củng cố được kiến thức các
chương I và II vật lí lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn vật lý.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung kiến thức chương I động học chất điểm và chương II động lực
học chất điểm vật lí 10 cơ bản.
- Tiết 11 bài tập của “Chương I. Động học chất điểm” và tiết 23 bài tập
“Chương II. Động lực học chất điểm” môn vật lí lớp 10 ban cơ bản.
1


- Đối tượng sử dụng đề tài: Học sinh học lớp 10 ôn tập kiểm tra tiết 15 và
kiểm tra học kì I.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.
- thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp …
- Phân tích nội dung chương trình Vật lí THPT ,đề thi tốt nghiệp THPT và
tuyển sinh đại học môn vật lí các năm gần đây.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Sử dụng phiếu điều tra.
- Thu thập các ý kiến về tính hiệu quả dạy học trong việc rèn luyện các kỹ
năng cho học sinh ở trường THPT.
- Tổ chức thực nghiệm dạy học trên lớp xác định hiệu quả, tính khả thi
của đề tài.
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo
dục để xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
1.5. Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm
- Sử dụng một số phần mềm vẽ sơ đồ tư duy một cách hiệu quả nhanh
chóng, có tính thẩm mỹ cao.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Dạy học nhằm phát huy tính chủ động của người học liên quan tới quan
điểm "dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm". Dạy học lấy hoạt
động của người học làm trung tâm là một quá trình phức tạp, đa dạng, mang tính
tổng thể cao. Đòi hỏi phải sử dụng, kết hợp một cách có hiệu quả, hợp lý các
phương pháp dạy học. Trong hệ thống các phương pháp có nhóm phương pháp
dạy học trực quan. Phương pháp dạy học trực quan sử dụng phối hợp với
phương pháp thuyết trình hoặc vấn đáp sẽ giúp người học hiểu sâu sắc và vận
dụng tri thức một cách có hiệu quả.
- Phương pháp dạy học bằng sơ đồ lôgic là phương pháp dạy học chú
trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi đào sâu, mở
rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề một ý tưởng, hay một kiến thức...
bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh đường nét, chữ viết, màu sắc
với sự tư duy tích cực. Học sinh tự chép kiến thức lên sơ đồ lôgic bằng ý chính,
khi tự ghi theo cách hiểu của chính mình, học sinh sẽ chủ động hơn, tích cực
hơn trong học tập và ghi nhớ dễ mở rộng và đào sâu kiến thức.
2.2. Thực trạng của vấn đề
- Thực tiễn dạy học nhiều năm tôi nhận thấy: Học sinh chúng ta gặp rất
nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức của nhiều môn học khác nhau. Nếu
giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc lòng kiến thức nhưng chưa chú ý rèn luyện
cho học sinh phương pháp học để tự mình ghi nhớ kiến thức là chưa đạt được
mục tiêu giáo dục đã đề ra.

2


- Trong chương trình vật lí 10 không có tiết ôn tập chương, do đó học sinh
ít quan tâm đến việc tổng hợp kiến thức các chương do đó không hệ thống hóa
được kiến thức đã học vậy nên học sinh khó nhớ kiến thức, vận dụng kiến thức
vào giải bài tập tự luận và trắc nghiệm.
- Phần lớn học sinh phải học tập, ghi nhớ bài học một cách máy móc để

trả bài lấy điểm trong tiết học sau, rồi sau đó quên rất nhanh kiến thức đã học vì
bài vở chồng chất mỗi ngày 5 tiết. Nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, quá tải
trong học tập dẫn học sinh chán học, lười học, không nhớ kiến thức cũ…Trước
thực trạng đáng buồn về cách học như vậy của học sinh đã đẩy tôi tìm hiểu một
số phương pháp dạy học để dạy cho học sinh phương pháp học tập tốt hơn.
2.3. Các giải pháp
- Phải hệ thống hóa kiến thức trọng tâm của chương một cách lôgic và
khái quát nhất , xây dựng hệ được thống sơ đồ lôgic các chương một cách ngắn
gọn đầy đủ nhất
- Hệ thống bài tập tự luận từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để HS
vận dụng sơ đồ tư duy từ đó nhớ, hiểu và nắm vững được phương pháp xây
dựng sơ đồ tư duy
- Phải tích cực rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức sau mỗi bài tập.
- Nắm được mục đích nghiên cứu qua phương tiện trực quan.
2.3.1. nội dung kiến thức chương I và II vật lí 10 ban cơ bản
CHƯƠNG I: Động học chất điểm
1.1. Hệ quy chiếu:
Gồm: + Một vật làm mốc
+ Hệ trục tọa độ cố gắn với vật làm mốc
+ Mốc thời gian và đồng hồ để đo thời gian
1.2. Chuyển động thẳng đều:
+ ĐN: chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có
tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường
vtb = S/t
x0
v.t
M1
M2
+ Công thức tính quãng đường:
x

S = vtb.t = v.t
+ Phương trình chuyển động thẳng đều: O
x = x0 + v.t
x
Trong đó: x0 là toạ độ ban đầu
v là tốc độ của chuyển động
x là toạ độ của chất điểm ở thời điểm t
1.3. Chuyển động thẳng biến đổi đều: là chuyển động có quỹ đạo là
đường thẳng và có độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng dần hoặc giảm dần theo
thời gian
a. Tốc độ trung bình
s
vtb = , Đơn vị: m/s
t
3


+ Ý nghĩa: cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.
+ Nếu vật chuyển động thẳng đều thì vtb như nhau trên mọi quãng đường
b. Gia tốc
∆v v − v0
a=
=
, Đơn vị: m/s2
∆t t − t 0
+ Ý nghĩa: Cho biết vận tốc biến thiên nhanh hay chậm theo thời gian.
+ Nếu vật chuyển động thẳng đều thì a = 0.
+ Nếu vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì a = cosnt:
r
r

Nếu vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a.v〉 0(a Z Z v)
r
r
Nếu vật chuyển động thẳng chậm dần đều thì a.v〈0(a Z [ v)
Nếu vật rơi tự do thì a = g Vật chuyển động nhanh dần đều thẳng đúng hướng
xuống
c. Vận tốc tức thời
v = v0 + at
+ Chuyển động thẳng đều thì v = v0 = const
+ Chuyển động thẳng nhanh dần đều v tăng dần đều theo thời gian.
+ Chuyển động chậm dần đều v giảm dần đều theo thời gian.
+ Vật rơi tự do thì v = gt
d. Quãng đường đi được
at 2
s = v0t +
2
+ Chuyển động thẳng đều s = vt quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian chuyển
động.
+ Chuyển động thẳng biến đổi đều quãng đường là hàm bậc hai theo thời gian.
+ Vật rơi tự do s = h =

gt 2
2

e. Phương trình chuyển động
at 2
x = x0 + v0t +
2
+ Nếu chuyển động thẳng đều thì x = x0 + vt
at 2

+ Nếu vật rơi tự do thì y = y0 +
2
2
2
+ Mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được v − v0 = 2as
+ Trong chuyển động thẳng chậm dần đều khi vật dừng lại v = 0 , nó đi được
v02
quãng đường s = −
, nếu tiếp tục duy trì gia tốc a thì vật chuyển động nhanh
2a
dần đều theo chiều ngược lại.
1.4. Chuyển động tròn đều:
- Quỹ đạo là một đường tròn
- Tốc độ trung bình như nhau trên mọi cung tròn
4


a. Tốc độ dài
r
∆s
v=
= const , Véctơ v luôn tiếp tuyến với quỹ đạo
∆t
b. Tốc độ góc
∆ϕ
ω=
, Đơn vị: Rad/s
∆t
+ Trong chuyển động tròn đều thì ω = const
c. Liên hệ giữa vận tốc dài và vận tốc góc

v = rω , Chiều dài cung tròn đi được ∆s = r ∆α
d. Chu kì

T=
, Đơn vị: s
ω
e. Tần số
1 ω
f = =
, Đơn vị: Hz
T 2π
f. Gia tốc hướng tâm
v2
aht = = rω 2 , Gia tốc có chiều luôn hướng vào tâm quỹ đạo
r
1.5. Tính tương đối của chuyển động
Công thức cộng vận tốc
r
r
r
v1,3 = v1,2 + v 2,3
r
r
r
r
+ Nếu v1,2 Z Z v 2,3 thì v1,3 = v1,2 + v2,3 và v1,3 Z Z v 2,3
r
r
r
r

v
=
v

v
v
Z
Z
v
1,3
1,2 ( v1,2 〉 v2,3 )
+ Nếu v1,2 Z [ v 2,3 thì 1,3
1,2
2,3 và
r
r
2
2
+ v2,3
+ Nếu v1,2 ⊥ v 2,3 thì v1,3 = v1,2
CHƯƠNG II : ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
I. Lực – Cân bằng lực:
1. Lực : là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật
khác mà kết quả là gây ra gia tốc hoặc làm vật biến dạng.
r
* Kí hiệu : F đơn vị là N (Niu - ton).
2. Hai lực cân bằng là: là hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng giá,
cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
II. Tổng hợp lực :
1. Định nghĩa: Tổng hợp lực là sự thay thế các lực cùng tác dụng vào một

vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như những lực ấy.
2. Quy tắc hình bình hành:
Hợp lực của hai lực đồng quy được biểu diễn bằng véctơ đường chéo kẻ từ điểm
r
r
đồng quy của hình bình hành có hai cạnh là hai véctơ lực thành phần F1 và F2 .

r r r
F = F1 + F2

ur ur

Trường hợp vật chịu tác dụng của hai lực F 1 , F 2
5


ur
ur
- Trường hợp 1: F 1 Z Z F 2 ⇒ F = F1 + F2
ur
ur
F
Z
[
F 2 ⇒ F = F1 − F2
1
- Trường hợp 2:
ur ur
- Trường hợp 3: F 1 ⊥ F 2 ⇒ F = F12 + F22
ur ur

α
- Trường hợp 4: F1 = F2 và ( F 1 , F 2 ) = α ⇒ F = 2 F1cos
2r
ur u
2
2
2
- Trong mọi trường hợp F = F1 + F2 + 2 F1 F2cos( F 1 , F 2 )
- Trường hợp bất kỳ: F1 − F2 ≤ F ≤ F1 + F2
3. Điều kiện cân bằng của chất điểm:
Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên vật
ur uu
r uu
r
uu
r r
phải bằng không : F = F1 + F2 + ..... + Fn = 0
III. Phân tích lực :
* Định nghĩa : Phân tích lực là thay thế một lực bằng nhiều lực có tác dụng
giống như lực đó .
- Để phân tích lực ta phải biết phương cần phân tích. Thông thường lấy hai
phương Ox và Oy vuông góc với nhau
IV. Ba định luật Niu-tơn :
1. Định luật I Niu Tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng một lực nào
hoặc chịu tác dụng của những lực có hợp lực bằng 0 thì vật đang đứng yên sẽ
tiếp tục đứng yên , đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng
đều.
2. Quán tính : Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn
vận tốc của mình cả về hướng và độ lớn.
* Chú ý :

- Định luật I còn gọi là định luật quán tính .
- Chuyển động thẳng đều gọi là chuyển động theo quán tính.
3. Định luật II Niu tơn:
a. Định luật II Niu-tơn : Gia tốc mà vật thu được cùng hướng với lực tác dụng
lên vật. Độ lớn gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối
lượng của vật.

ur
r F
r
r Với Fr = Fr + Fr + .... : là hợp lực.
a = ⇒ F = ma
.
1
2
m
F
b. Công thức tính độ lớn :
a = hl ⇒ Fhl = ma
.
m

Trong đó : a : gia tốc của vật (m/s2).
+ Fhl : Hợp lực tác dụng lên vật (N).
+ m : khối lượng của vật (kg).
4. Khối lượng và mức quán tính của vật :
a. Định nghĩa : Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của
vật .
6



b. Tính chất :
- Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương, không đổi đối với mỗi vật.
- Khối lượng có tính chất cộng.
5. Trọng lực – Trọng lượng :
- Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật, gây ra gia tốc rơi tự do g.
- Vectơ trọng lực P có đặc điểm :
+ Điểm đặt : Tại trọng tâm của vật.
+ Phương : Thẳng đứng.
+ Chiều : Từ trên xuống.
+ Độ lớn của trọng lực gọi là trọng lượng. Trọng lượng được đo bằng lực kế.
- Công thức của trọng lượng là : P = m.g
Trong đó : + P: trọng lượng của vật (N).
+ m : khối lượng của vật (kg).
+ g = 9,8 m/s2 gia tốc rơi tự do.
r
r
P = mg
.
- Công thức tính trọng lực dưới dạng véctơ là :
6. Định luật III Niu tơn :
a. Sự tương tác giữa hai vật :
- Trong tương tác giữa hai vật nhất định gia tốc hai vật thu được tỷ lệ nghịch với
m.
- Tương tác có tính tương hỗ.
b. Định luật : Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực
thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá cùng độ lớn
và ngược chiều:

uuur

uuu
r
FAB = − FBA

c. Lực và phản lực:
- Một trong hai lực gọi là lực thì lực kia gọi là phản lực.
- Đặc điểm của lực và phản lực :
- Luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
- Cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Gọi là hai lực trực đối.
- Không phải là cặp lực cân bằng vì đặt vào hai vật khác nhau.
V. Định luật vạn vật hấp dẫn :
1. Định nghĩa : Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích
hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa
chúng.
Fhd = G

m1m2
r2

Trong đó : + Fhd : lực hấp dẫn (N).
+ m1 : khối lượng của vật 1 (kg).
+ m2 : khối lượng của vật 2 (kg).
+ r : khoảng cách giữa hai vật(m)
+ G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 : hằng số hấp dẫn

7


- Công thức tính lực hấp dẫn của một vật đối với Trái đất ở một độ cao h là :


Fhd = G

mM
(R + h)2

- Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn : Fhd = P = mg = G

mM
(R + h)2

Trong đó : + P : trọng lực (N).
+ m : khối lượng của vật (kg).
+ M : khối lượng của trái đất (kg).
+ R : bán kính của Trái đất (R = 6400 km = 6,4.106 m).
+ h : độ cao vật rơi (m).
- Công thức tính gia tốc rơi tự do của một vật :

M
(R + h)2
M
+ Ở gần mặt đất là : g = G 2
R
+ Tại một độ cao h là : g = G

+ g phụ thuộc vào độ cao h của vật.
VI. Lực đàn hồi của lò xo :
- Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu lò xo, xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.
- Đặc điểm của lực đàn hồi :
+ Hướng : ngược với hướng của ngoại lực.
+ Khi bị nén : hướng theo trục ra ngoài.

+ Khi bị dãn : hướng theo trục vào trong.
* Định luật Húc : Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến
dạng của lò xo. F = k ∆l
Trong đó : F : lực đàn hồi (N).
+ k : hệ số đàn hồi (N/m).
+ ∆l : độ biến dạng của lò xo (m).
Nếu lò xo bị dãn thì : ∆l = l – l0
Nếu lò xo bị nén thì : ∆l = l0 – l
- Khi treo một vật nặng vào lò xo làm lò xo dãn ra, lúc lò xo ở vị trí cân bằng thì
ta có : k.∆l = m.g
VII. Lực ma sát trượt:
1. Định nghĩa : Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật này trượt lên mặt vật kia và có
hướng ngược với hướng chuyển động của vật.
2. Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc và tốc độ của vật.
- Tỉ lệ với áp lực.
- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng hai mặt tiếp xúc.

8


Fmst
N
4. Công thức của lực ma sát trượt : Fmst = µt N

µt =

3. Hệ số ma sát trượt :

Trong đó : + N : là áp lực lên bề mặt tiếp xúc (N).

+ Fmst : lực ma sát trượt (N).
+ µt : hệ số ma sát trượt.
- Vật chuyển động theo phương ngang thì : Fms = µ .mg
- Vật chuyển động theo phương xiên với một góc α tùy ý thì :

Fms = µ .mg.cosα
VIII. Lực hướng tâm:
1. Định nghĩa : Lực (hay hợp lực) tác dụng vào vật chuyển động tròn đều
và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
2. Công thức : Fht = maht =

mv2
= mr
. ω2
r

Trong đó : + Fht : lực hướng tâm (N).
+ m : khối lượng của vật (kg).
+ v : tốc độ dài (m/s).
+ ω : tốc độ góc (rad/s).
+ r : bán kính quay (m).
IX. Khảo sát chuyển động ném ngang :
Theo trục Ox
Các đại lượng
(chuyển động thẳng
đều)
1. Gia tốc :
ax = 0
2. Vận tốc :
vx = v0


ay = g
vy = gt

y=

3. Phương trình chuyển động : x = v0t
4. Phương trình quỹ đạo : y =

Theo trục Oy
(chuyển động rơi tự do)

1 2
gt
2

g 2
.x
2
2v0

- Quỹ đạo của vật là một nhánh parabol, ứng với x ≥ 0.
5. Vận tốc tại một điểm trên quỹ đạo là :

v = v02 + g2.t2

6. Thời gian chuyển động là :

t=


2h
g

L = v0.t = v0.

7. Tầm ném xa là :

Động
học
2.3.2. Hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ lôgic
chất
a.1. Chương I: động học chất điểm
điểm
9

2h
g


Cụm từ trung tâm

Các câu hỏi để học sinh vẽ các nhánh cấp 1:
Câu hỏi 1: Ở chương 1 ta nghiên cứu về vấn đề gì?
Câu hỏi 2 : Có bao nhiêu dạng chuyển động cơ ?
Câu hỏi 3: Ở những hệ qui chiếu khác nhau thì chuyển động của vật như thế
nào?
Chuyển
động
thẳng đều
Tính tương đối của

chuyển động

Chuyển động
thẳng biến đổi
đều

Động
học
chất
điểm

Chuyển động
tròn đều

Các câu hỏi để học sinh vẽ các nhánh cấp 2,3...:
Phát phiếu học tập cho các nhóm học sinh
Phát triển nhánh tính tương đối của chuyển động
Câu hỏi 1: có những tính tương đối nào trong chuyển động
Câu hỏi 2: Vận tốctuyệt đối trong chuyển động xác định như thế nào?
Phát truyển nhánh chuyển động thẳng đều
Câu hỏi 1: Nêu định nghĩa
Câu hỏi 2: Các công thức và phương trình chuyển động
Câu hỏi 3: Đồ thị của chuyển động
Phát truyển nhánh chuyển động thẳng biến đổi đều
Câu hỏi 1: Nêu định nghĩa
Câu hỏi 2: có mấy loại chuyển động thẳng biến đổi đều
Câu hỏi 3: Các công thức và phương trình chuyển động
Câu hỏi 4: Đồ thị của chuyển động
Phát truyển nhánh chuyển động tròn đều
Câu hỏi 1: Nêu định nghĩa

10


Câu hỏi 2: Các công thức và phương trình chuyển động
Câu hỏi 3: Đồ thị của chuyển động
Sơ đồ lôgic chương I

Cùng chiều
Vận tốc

Ngược chiều

Định
nghĩa

Quãng
đường
Công thức cộng vận tốc
Vận tốc

Tính tương đối của
chuyển động

Động
học
chất
điểm
Chuyển động thẳng
biến đổi đều


Nhanh
dần đều
(Rơi tự do)

Quỹ đạo

Chuyển
động
thẳng đều

Đồ thị

Chuyển động
tròn đều
Định
nghĩa

Chậm dần
đều
Tốc độ góc

Định
nghĩa

Công thức
xác định

Định
nghĩa


Chu kì

;;;

Tầnsố

(CĐTNDĐ ; CĐTNDĐ )

Đồ thị đường thẳng
Đồ thị Parabol

11

Liên hệ và

Gia tốc hướng
tâm


a.2. bài tập vận dụng
Ví dụ 1: Một ôtô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B
phải mất một khoảng thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa đầu của khoảng thời
gian này là 60km/h và trong nửa cuối là 40km/h. Tốc độ trung bình của ôtô trên
cả đoạn đường AB là
A. 40km/h.
B. 50km/h.
C. 60km/h.
D. 100km/h.
Hướng dẫn: Từ sơ đồ lôgic ta thấy vận tốc trung bình v=s/t
Bước 1: Ta tìm quãng đường đi được của ôtô

t
s = v1.t1 + v 2 .t 2 = (v1 + v 2 ) = 50t
2
Bước 2: tính vận tốc trung bình
s 50t
v= =
= 50(km / h) => đáp án B
t
t
Ví dụ 2: Lúc 12 giờ trưa kim giờ và kim phút trùng nhau. Thời gian hai kim sẽ
vuông góc với nhau lần đầu là
A. 900 giây.
B. 982 giây.
C. 2700 giây.
D. 2945 giây.
Hướng dẫn: Từ sơ đồ lôgic ta thấy tốc độ góc ω =

α
⇒ α = ω.t
t

Bước 1: Tính góc quay của kim giờ và kim phút trong thời gian t

α h = ωh .t =
t
12.3600

α ph = ωph .t =
t
3600

Bước 2: tính thời gian 2 kim vuông góc lần thứ nhất
π


π
D α = α ph − α h = ⇒
t−
t = ⇒ t ≈ 982(s) => Đáp án C
2
3600 12.3600
2
Ví dụ 3: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt
đất. Thời gian vật rơi 10 m cuối cùng trước khi chạm đất là 0,2s. Độ cao h và tốc
độ của vật khi chạm đất lần lượt là . (Cho g =10m/s2).
A. 120,05m, 50m/s.
B. 130,05m, 51m/s.
C. 110,05m, 52m/s.
D. 110,05m, 21m/s.
Hướng dẫn: Từ sơ đồ lôgic ta thấy tốc độ góc ω =

α
⇒ α = ω.t
t

1
2

Bước 1: Gọi t là thời gian vật rơi, quãng dường vật rơi là h = gt 2

12



1
2

Bước 2: Quãng đường đầu vật rơi trong thời gian t – 0,2 đầu là: h t − 0,2 = g(t − 0, 2) 2
1
2

1
2

Bước 3: Theo bài ra a có: ∆h = h − h t −0,2 ⇒ 10 = gt 2 − g(t − 0, 2) 2 ⇒ t = 5,1(s)

1
1
Bước 4: Độ cao lúc thả vật: h = gt 2 = .10.5,12 = 130,05(m)
2
2
Vận tốc khi vừa chạm đất: v = gt = 10.5,1 = 51(m/ s) => Chọn đáp án B
Ví dụ 4: Một đoàn tàu có 15 toa giống nhau. Đoàn tàu bắt đầu rời ga nhanh dần
đều từ trạng thái nghỉ. Một người đứng ở sân ga ngang với đầu toa thứ nhất thấy
toa này đi qua trước mặt mình trong thời gian 10s. Hỏi toa cuối cùng đi qua
trước mặt người ấy trong thời gian bao nhiêu? Coi khoảng cách nối giữa các toa
là không đáng kể.
Hướng dẫn: Từ sơ đồ lôgic quãng đường tàu đi được s = v0t +

at 2
2


a.t12
2s1
⇒ t1 =
- Toa thứ nhất vượt qua người ấy sau thời gian t1: s1 =
2
a
a.t 2n
2s n
2ns1
⇒ tn =
=
2
a
a
- n − 1 toa đầu tiên vượt qua người ấy mất thời gian tn−1 :
- n toa đầu tiên vượt qua người ấy mất thời gian tn : s n =

a.t 2n −1
2s n −1
2(n − 1)s1
s n −1 =
⇒ t n −1 =
=
2
a
a
Toa
thứ
n
vượt

qua
người

ấy

trong

thời

gian ∆t :

2s
( n − n − 1)
a
⇒ D t = ( n − n − 1).t1 = ( 15 − 14).10 ≈ 1,31(s)
Ví dụ 5: Một chiếc thuyền xuôi dòng sông từ A đến B hết 2 giờ 30 phút. Khi
quay ngược dòng từ B đến A mất 3 giờ. Vận tốc của nước so với bờ sông và vận
tốc của thuyền so với nước là không đổi. Tính thời gian để chiếc thuyền không
nổ máy tự trôi từ A đến B là bao nhiêu?
Hướng dẫn: + Gọi v13 là vận tốc của thuyền với bờ
v23 là vận tốc của nước với bờ bằng
v12 là vận tốc của thuyền so với dòng nước
+ Khi xuôi dòng: v13 = v12 + v 23
/
+ Khi ngược dòng: v 13 = v12 − v 23 ⇒ v13 − v13/ = 2v 23
D t = t n − t n −1 =

S S
1 S S
− = 2.v 23 ⇒ v 23 = (

− )
2,5 3
2 2,5 3
S
⇒ tc =
= 30(h)
v 23


13


Ví dụ 6: Ta có A cách B 72km. Lúc 7h30 sáng, xe ô tô một khởi hành từ A
chuyển động thẳng đều về B với 36km / h . Nửa giờ sau, xe ô tô hai chuyển động
thẳng đều từ B đến A và gặp nhau lúc 8 giờ 30 phút. Tìm vận tốc của xe ô tô thứ
hai.
Hướng dẫn: + Chọn chiều dương là từ A đến B ,gốc toạ độ tại A, gốc thời gian
lúc xe ô tô một khởi hành.
+ Phương trình chuyển động x = x 0 + v ( t − t 0 )
+ Xe ô tô một: x 01 = 0km, v1 = 36km / h ⇒ x1 = 36t
+ Xe ô tô hai : x 02 = 72km, v 2 = ? ⇒ x 2 = 72 − v 2 (t − 0,5)
+ Khi hai xe gặp nhau t = 1h nên
x1 = x2 ⇔ 36t = 72 – v2 ( t – 0,5 ) ⇒ v2 = 72km/h
b.1. Chương II: động lực học chất điểm
- Cụm từ trung tâm
- Các nhánh cấp 1
+ Tổng hợp phân tích lực?
+Các định luật Niutơn?
+ Các lực cơ học?
+ Chuyển động ném ngang?

Học sinh vẽ sơ đồ lôgic
Sơ đồ lôgic chương II

uur
ur
uur
ur
uur ur
F1 Z Z F 2 ⇒ F = F1 + F2 F1 Z [ F 2 ⇒ F = F1 − F2 F1 ⊥ F 2 ⇒ F 2 = F12 + F22

F 2 = F12 + F22 + 2 F1F2 cos α

Trọng lực
P = m.g

quán tính

Định
luật II

Tổng hợp, phân
tích lực

định luật I

Định luật III

thời gian rơi

Quỹ đạo


Chuyển động ném
ngang

Động
học lực
chất
điểm

Ba định
luật
Niutơn

F1 = F2 ⇒ F = 2 F1 cos(α / 2)

Tầm ném xa
Lực và
phản lực
Lực hấp dẫn

Các lực cơ học
Lực đàn hồi

mm
F =G 12 2
r

F = k ∆l

Lực hướng tâm

Lực ma sát

14

F = µN

v2
Fht = m.aht = m = mω 2 r
r


b.2. Vận dụng
Ví dụ 1: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F 1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi hai lực là
120o. Độ lớn của hợp lực:
A. 60N.
B. 30 2 N.
C. 30N.
D. 15 3
N.
Hướng dẫn: Từ sơ đồ logic hai
lực có độ lớn bằng nhau
F1 = F2 ⇒ F = 2 F1 cos(α / 2)
1200
= 30( N )
- Hợp lực của hai lực có độ lớn là F = 2 F1 cos(α / 2) = 2.30.cos
2
=> Đáp án C
2
Ví dụ 2: Khi lực F truyền cho vật khối lượng m1 thì vật thu được gia tốc a1 = 2m / s ,
2

khi lực F truyền cho vật khối lượng m2 thì vật thu được gia tốc a 2 = 6m / s . Khi
lực F truyền cho vật có khối lượng m = m1 + m2 thì vật thu được gia tốc là
A. a = 1,5m / s 2 .
B. a = 4m / s 2 .
C. a = 3m / s 2 .
D. a = 1m / s 2 .
Hướng dẫn: Gia tốc xác định bằng công thức định luật nào?
Từ sơ đồ lôgic ta xác định được công thức tính gia tốc a =

F
m

Bước 1: Từ gia tốc của vật m1, m2 thu được ta có
a1 =

F
F
F
⇒ m1 = tương tự m 2 =
m1
a1
a2
F

F

Bước 2: Gia tốc vật m thu được là a = m = m + m thay m1 , m 2 ta có
1
2
a=


F
F F
+
a1 a 2

=

a1.a 2
⇒ a = 1,5(m / s) ⇒
a1 + a 2
Đáp án A

Ví dụ 3: Một người diễn viên xiếc đi xe đạp trên vòng xiếc bán kính 10m, biết
khối lượng tổng cộng là 60kg. Lấy g =10m/s 2. Vận tốc tối thiểu của xe và người
khi đi qua điểm cao nhất trên vòng xiếc để không bị rơi là
A. 2m/s
B. 3m/s
C. 5m/s
D. 10m/s
Hướng dẫn:
u
r ur
Bước 1: - Người diễn viên chịu tác dụng của hai lực P, N
u
r ur
r
Theo định luật II Newton P + N = ma
Bước 2: Chiếu theo chiều hướng vào tâm quỹ đạo
v2

v2
P + N = ma ht = m. ⇒ N = m. − P
R
R
Bước 3: Muốn không bị rơi thì người đó vẫn ép lên vòng xiếc
15


tức là
N≥0⇒ m

v2
− mg ≥ 0 ⇒ v ≥ gR ⇒ v ≥ 10.10 = 10(m / s) => Đáp án D
R

Ví dụ 4: Hai lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k 1 =
100 N/m, k2 = 150 N/m, có cùng độ dài tự nhiên L 0 = 20 cm được treo
thẳng đứng như hình vẽ. Đầu dưới 2 lò xo nối với một vật khối lượng
m = 1kg. Lấy g = 10m/s2. Tính chiều dài lò xo khi vật cân bằng.
Hướng dẫn: Vật chịu tác dụng của ba lực, lực đàn hồi F1, đàn hồi F2
và trọng lực P
Từ sơ đồ lôgic ta xác định được công thức
tính lực dàn hồi và trọng lực
điều kiện cân bằng của vật: F1 + F2 = P
Lực đàn hồi của các lò xo F1 = K1Δl; F2 = K2Δ1
Thay vào (K1 + K2)Δl = P
P

⇒ ∆l = K + K = = 0,04 m
1

2
Vậy chiều dài của lò xo là: L = l 0 + Δl = 20 + 4 = 24
(cm)
Ví dụ 5: Một cơ hệ được bố trí như hình bên. Lò xo có khối lượng
không đáng kể, độ cứng k = 50N/m. Vật nhỏ có khối lượng m = 0,2kg.
Lấy g = 10m/s2, bỏ qua khối lượng ròng rọc, dây nối lí tưởng, bỏ qua mọi
ma sát. Chọn trục tọa độ thẳng đứng, hướng lên, gốc tọa độ là vị trí cân
bằng.
a/ Xác định độ biến dạng của lò xo khi vật cân bằng.
b/ Nâng vật lên vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ. Tính gia tốc của
vật khi vật có tọa độ x = - 2 cm.
Hướng dẫn:
a. Tại vị trí cân bằng
T = P = mg = 2N.
mà Fđh = k ∆l = 2T = 2mg.
⇒ ∆l =

m

{
Ơ

2mg
= 0,08m = 8(cm).
k

b. Khi vật có tọa độ x = - 2cm, lò xo dãn thêm 1cm
⇒ độ biến dạng của lò xo: ∆l ' = ∆l + 1 = 9cm
⇒ Fdh/ = k.∆l’ = 4,5N.
⇒ T/ = 2,25N

⇒ a/ =

/

T −P
m

= 1,25m/s2.

Ví dụ 6: Hai quả cầu có khối lượng lần lượt m1 = 400 g và m2 = 200 g. Khoảng
cách giữa hai tâm của hai quả cầu là 60 m. Tại M nằm trên đường thẳng nối hai
tâm của hai quả cầu có vật khối lượng m. Biết độ lớn lực hút của m1 tác dụng lên
m bằng 8 lần độ lớn lực hút của m2 tác dụng lên vật m. Điểm M cách m1 một
khoảng là bao nhiêu?
r
Hướng dẫn: Gọi: + Fhd1 là lực hấp dẫn giữa m1 và m
16


r

+ Fhd2 là lực hấp dẫn giữa m2 và m.

r
r
F
=
8
F
hd1

hd 2
+ Theo đề bài, ta có:
⇒G

m1m
m2m
m1 8m 2
=
8G

= 2 ⇒ r2 = 2r1
2
rA1
r22
r12
r2

+ Từ hình vẽ ta thấy: r1 + r2 = 60

(1)
(2)

( )( )

→ 3r1 = 60 ⇒ r1 = 20cm
1; 2

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với đề tài nghiên cứu này tôi đã đem giảng dạy ở các lớp các em học sinh
hào hứng học tập, chủ động vẽ sơ đồ lôgic của các chương đã học đây là dấu

hiệu đáng mừng vì các em đã chủ động hệ thống hóa kiến thức các chương đã
học.
Khi chưa áp dụng đề tài các bài kiểm tra của học sinh kết quả chưa tốt còn
nhớ nhầm lí thuyết, việc áp dụng giải các bài tập tự luận hiệu quả chưa cao. Sau
khi áp dụng đề tài các bài kiểm tra của học sinh có kết quả tốt hơn các câu hỏi
trắc nghiệm lí thuyết không còn bị sai, vận dụng linh hoạt giải các bài tự luận.
Mở rộng áp dụng cho các chương tiếp theo của lớp 10, 11, 12 để học sinh
ôn tập các chương nắm vững kiến thức, hệ thống được kiến thức một cách liền
mạch, vận dụng kiến thức linh hoạt vào giải bài tập tự luận cũng như trắc
nghiệm khách quan.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
- Lí thuyết vật lí là phương tiện để giúp học sinh rèn luyện những đức tính
tốt đẹp như tính cảm nhận, tinh thần chịu khó và đặc biệt giúp các em có được
thế giới quan khoa học và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Để ôn tập lí thuyết vật
lí thực hiện đúng mục đích của nó thì điều cơ bản là người giáo viên phải phân
loại và có được phương pháp tốt nhất để học sinh dễ hiểu và phù hợp với trình
độ của từng học sinh.
- Trong đề tài này tôi chỉ mới tìm cho mình một phương pháp để ôn luyện
lí thuyết vật lí, tất nhiên là không trọn vẹn, để giúp học sinh ôn luyện được
nhưng cũng giúp học sinh vận dụng vào để giải toán vật lí nhằm mục đích giúp
các em có được kết quả tốt trong các kỳ thi, đặc biệt là thi dưới hình thức trắc
nghiệm khách quan.
- Do thời gian có hạn nên đề tài này chưa được áp dụng rộng rãi và chắc
chắn không tránh được những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự góp ý của quý
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và để được
áp dụng thực hiện trong những năm học tới.
3.2 Kiến nghị
17



Người giáo viên trong quá trình giảng dạy cần phải truyền lửa đam mê đối
với bộ môn mình giảng dạy cho học sinh. Tạo cho học sinh hứng thú học tập,
yêu thích bộ môn và phát triển khả năng tự học tự nghiên cứu.
Người giáo viên phải nhận thức về việc đổi mới phương pháp dạy học là
nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, tích cực
nghiên cứu đầu tư thiết kế bài giảng, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học.
Sở GD và ĐT cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn cho các
trường về thiết bị dạy học để thuận tiện cho việc nghiên cứu khoa học của giáo
viên, giúp người giáo viên nâng cao kiến thức và nâng cao chất lượng giờ dạy.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 7 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết,
không sao chép nội dung của người khác.
( Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Khánh Tùng

18



×