Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn và dạy học thực tế trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH
HỢP LIÊN MÔN VÀ DẠY HỌC THỰC TẾ, TRẢI NGHIỆM

Người thực hiện: Hoàng Thanh Hà
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HOÁ, NĂM 2020
1


MỤC LỤC
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.


13.
14.
15.

Nội dung tài liệu
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm:
2.3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề:
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
3.2. Kiến nghị:
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Danh mục SKKN của tác giả đã được xếp loại

Trang
Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 3

Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 14
Trang 16
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong thực tiễn, để nhận thức đầy đủ về một vấn đề, một hiện tượng chúng ta cần
huy động nhiều kiến thức của cả tự nhiên và xã hội. Do đó, trong quá trình dạy học
người dạy cần định hướng cho học sinh nghiên cứu, tiếp cận và giải quyết vấn đề từ
nhiều khía cạnh khoa học, bằng kiến thức của nhiều môn học khác nhau; đây chính
là phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn.
Trong giảng dạy môn Sinh học, các quá trình, hiện tượng Sinh học có liên quan
đến không chỉ kiến thức của môn Sinh học mà còn liên quan chặt chẽ đến kiến thức
các môn Hóa học, Khảo cổ học, Địa lý, Lịch sử, Công nghệ…Vì vậy xây dựng chủ
đề tích hợp liên môn không chỉ giúp học sinh tìm hiểu lĩnh hội tri thức một cách
không phiến diện mà còn tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội
dung kiến thức đơn vị kiến thức ở các môn khác nhau.
Trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phát triển năng lực người
học thì phương pháp để dạy các chủ đề tích hợp liên môn càng phải được chú
trọng. Phương pháp dạy học cần phải giúp giáo viên làm quen dần với định hướng
thay đổi sách giáo khoa trong những năm tới: Thay việc viết sách cho các môn đơn

lẻ bằng viết sách theo các chủ đề tích hợp nhiều môn học; dạy học gắn liền với thực
tiễn sản suất tại địa phương. Một trong các phương pháp dạy học tạo được nhiều
hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội tri thức đó là “ học đi đôi với
hành” – phương pháp dạy học thực tế, trải nghiệm.
Việc xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn cũng đã được Bộ giáo dục, Sở
giáo dục Thanh Hóa chỉ đạo thực hiện thông qua các văn bản: công văn số
4612/BGD ĐT-GDTrH, ngày 03/7/2017 của Bộ giáo dục về việc hướng dẫn thực
hiện chương trình giáo dục nhà trường phổ thông hiện hành theo hướng phát triển
năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017 – 2018; công văn số
1750/SGDĐT – GDTrH, ngày 12/7/2019 của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa về
hướng dẫn xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phổ thông hiện
hành theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh,
Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp xây dựng chủ đề dạy học
tích hợp liên môn và dạy học thực tế trải nghiệm” để nghiên cứu, triển khai với
mong muốn giải quyết phần nào những yêu cầu thực tiễn nói trên.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, sau khi nghiên cứu và triển khai trong thực
tiễn dạy và học ở trường THPT Nga Sơn, bản thân tôi muốn làm rõ các vấn đề sau:
- Việc xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn rồi đưa vào kế hoạch giáo
dục của môn Sinh học THPT có đảm bảo tính hợp lý, khoa học về mặt lý luận; có
hiệu quả trong việc hình thành tri thức một cách có hệ thống cho người học qua
thực tế giảng dạy?
- Việc triển khai đề tài có làm thay đổi theo hướng tích cực về tư duy đổi mới
phương pháp dạy học môn Sinh học nói riêng và phương pháp dạy học nói chung
trong các động nghiệp hay không? Phương pháp dạy học thực tế trải nghiệm có
2


mang lại hiệu quả mong muốn khi áp dụng dạy các chủ đề tích hợp liên môn hay
không?

- Khả năng ứng dụng và mở rộng phạm vi nghiên cứu với đề tài đối với môn Sinh
học và các môn học khác trong thời gian tới có mang tính khả thi hay không?
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng sau:
- Các chủ đề dạy học tích hợp được xây dựng từ kiến thức liên môn và đưa vào
chương trình giáo dục môn Sinh học THPT.
- Sự hình thành tri thức và kỹ năng của người học qua nghiên cứu chủ đề bằng
phương pháp dạy học thực tế trải nghiệm; việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng của
người học thông qua giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
- Sức lan tỏa, ứng dụng của vấn đề nghiên cứu trong và ngoài đơn vị công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết: Bản thân giáo viên cần xác định lựa chọn
chủ đề, tìm hiểu kỹ về các đơn vị kiến thức của các lĩnh vực liên quan đến nội dung
tích hợp; tiến hành xây dựng chủ đề; đưa chủ đề vào kế hoạch giảng dạy.
- Phương pháp thực tế, trải nghiệm, thực hành: Trong quá trình triển khai chủ đề,
người dạy có thể phối hợp để đưa học sinh xuống cơ sở sản xuất tại địa phương;
học sinh quan sát quá trình sản xuất để hệ thống hóa các kiến thức lý thuyết lên
quan đến sản xuất; học sinh trực tiếp tham gia sản xuất tạo sản phẩm; cơ sở sản
xuất đánh giá quá trình lao động sản xuất của học sinh và chất lượng sản phẩm do
học sinh làm.
- Phương pháp đối chứng, so sánh: Sử dụng hệ thống cùng hệ thống câu hỏi, tình
huống để khảo sát nhận thức, kỹ năng thực tiễn của học sinh trước và sau khi triển
khai đề tài ở hai nhóm lớp: Hai nhóm lớp này tương đương về học lực, môi trường
xã hội; nhóm 1 được lên lớp bằng các giáo án dạy học hiện tại của các môn học;
nhóm 2 được dạy học theo chủ đề đang triển khai nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Thông qua việc khảo sát sẽ thống kê, xử lý
số liệu của mỗi nhóm lớp. Từ đó đi đến kết luận cho vấn đề nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chủ đề dạy học tích hợp liên môn là những chủ đề dạy học có nội dung kiến

thức liên quan đến nhiều môn học, các nội dung kiến thức này có liên quan chặt chẽ
với nhau trong một sự việc, hiện tượng hay quá trình tự nhiên, xã hội nào đó.
Trong dạy học, chủ đề tích hợp liên môn mang lại nhiều lợi thế cho người dạy,
người học:
- Chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với người
học. Khi chủ đề này được triển khai giảng dạy bằng phương pháp thực tế trải
nghiệm sẽ tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.
- Khi học tập các chủ đề tích hợp liên môn học sinh được tiếp cận toàn diện vấn đề
ở nhiều góc độ khoa học, bên cạch đó học tập thực tế trải nghiệm còn gắn học và
3


hành. Vì vậy học sinh ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà ghi nhớ kiến
thức một cánh logic, có hệ thống từ đó hình thành và phát triển tư duy khoa học.
- Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn sẽ thực hiện tốt việc giảm tải trong chương
trình giáo dục cho học sinh, học sinh không phải học nhiều lần cùng một nội dung
kiến thức ở các môn học khác nhau.
- Dạy học tích hợp liên môn góp phần phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh
như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lắng nghe tích cực; kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý
tưởng; kỹ năng hợp tác; kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng đảm nhận trách nhiệm;
kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin.
- Trong quá trình xây dựng và triển khai chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên các bộ
môn có kiến thức liên quan đến chủ đề sẽ chủ động hơn trong sự phối hợp, hộ trợ
nhau trong dạy học; từ đó tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng sư phạm cho
giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ Sư phạm nhà trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong bộ sách giáo khoa các cấp học hiện hành thì hệ thống kiến thức về một
số chủ đề đang bị trình bày dàn trải ở nội dung nhiều môn học, nhiều cấp học đã
dẫn tới sự trùng lặp kiến thức; học sinh tiếp thu kiến thức lắt nhắt; chương trình
nặng nề, quá tải.

Phương pháp dạy học thực tế trải nghiệm chưa được nhiều trường học đưa vào
giảng dạy thường xuyên, phổ biến.
Tại trường THPT Nga Sơn, việc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn và dạy học
thực tế trải nghiệm đã bước đầu được triển khai, áp dụng nhưng còn nhiều hạn chế
với các lý do sau:
+ Đây là phương pháp dạy học mới, tích cực cần sự nghiên cứu, đầu tư đặc
biệt là khả năng phối hợp làm việc nhóm của giáo viên. Tuy nhiên một bộ phận
không nhỏ giáo viên có sức ỳ lớn, ngại sự thay đổi, ngại đầu tư nghiên cứu, kỹ
năng làm việc nhóm chưa cao.
+ Trong triển khai nhiều chủ đề tích hợp liên môn của bộ môn Sinh học cần có
hoạt động trải nghiệm, thực tế tuy nhiên sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất với
các cơ sở giáo dục còn nhiều hạn chế, nhiều cơ sở sản xuất chưa sẵn sàng cho học
sinh vào cơ sở trực tiếp học tập và tham gia sản xuất vì lý do an toàn sản xuất, chất
lượng sản phẩm….
Chính vì những hạn chế, khó khăn trên mà việc xây dựng chủ đề giáo dục tích
hợp liên môn môn Sinh học nói riêng và các môn học khác nói chung cũng như
triển khai phương pháp dạy học thực tế trải nghiệm cần tiếp tục được nghiên cứu,
trao đổi ở trường THPT Nga Sơn và các đơn vị giáo dục khác.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
Để xây dựng và triển khai các chủ đề dạy học tích hợp liên môn tôi đã đưa ra
các giải pháp và tổ chức thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định tên chủ đề cần tích hợp liên môn: vd: chủ đề Quang hợp;
chủ đề hô hấp ở thực vật; chủ đề nuôi trồng và chế biến kinh doanh thủy sản…
4


Bước 2: Xác định các mục tiêu cần đạt của chủ đề: bao gồm mục tiêu về kiến
thức, kỹ năng, thái độ..của người học.
Bước 3: Xây dựng nội dung kiến thức trong chủ đề: phối hợp với giáo viên

các bộ môn khác rà soát, liên kết các kiến thức liên quan đến chủ đề nhưng còn
nằm ở các bài khác nhau trong môn học hoặc khác môn học; loại bỏ các thông tin
lạc hậu, trùng lặp; bổ sung các thông tin cập nhật, các kiến thức liên hệ phù hợp với
thực tế địa phương; hệ thống hóa các kiến thức một cách khoa học, lôgic.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề: Thống nhất để đưa vào chương
trình giáo dục của môn học nào (đồng thời giảm tải ở các môn học có liên quan);
các phương pháp dạy học để thực hiện chủ đề; cơ sở vật chất và các điều kiện để
thực hiện chủ đề; đối tượng triển khai chủ đề; thời gian triển khai và nghiên cứu
chủ đề...
Bước 5: Tổ chức thực hiện chủ đề: Tiến hành giảng dạy chủ đề theo kế hoạch
đã xây dựng.
Bước 6: Xử lý kết quả nghiên cứu; đánh giá, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân
và đồng nghiệp; nhân rộng quy mô nghiên cứu và nhân rộng mô hình nếu hiệu quả
nghiên cứu mang tính tích cực .
Ví dụ cụ thể về xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn và dạy học bằng
phương pháp thực tế trải nghiệm.
1. Tên chủ đề dạy học: Nuôi và chế biến hải sản ở huyện Nga Sơn.
2. Mục tiêu chủ đề:
+ Kiến thức: Học sinh cần nắm rõ các kiến thức về nuôi thủy sản (tôm) và chế
biến thủy sản tại địa phương.
+ Kỹ năng: Trực tiếp tham gia vào hoạt động nuôi và chế biến thủy sản; bước
đầu nắm bắt được các kỹ năng của nghề.
+ Thái độ: Rèn luyện thái độ lao động nghiêm túc, tuân thủ các nguyên tắc
khoa học; yêu lao động.
3. Các nguồn kiến thức tích hợp trong chủ đề:
+ Kiến thức môn Địa lý: Vị trí địa lý và thổ nhưỡng huyện Nga Sơn.
+ Kiến thức môn Sinh học:
- Bài 39 – Sinh học lớp 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát
triển ở động vật – Mục II – Các nhân tố bên ngoài.
- Bài 23 – Sinh học lớp 10: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV –

Mục II.1 – Phân giải và ứng dụng Protein.
+ Kiến thức môn Công nghệ lớp 10:
- Bài 34 – Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản - Mục II – Chuẩn bị
ao nuôi.
- Bài 46 – Chế biến sản phẩm chăn nuôi thủy sản – Mục II – Chế biến cá.
+ Kiến thức môn Hóa học: Phương pháp đo các chỉ số hóa học trong nước và
đảm bảo tính ổn định môi trường nước.
5


4. Kế hoạch thực hiện chủ đề: Đưa vào chương trình giáo dục môn Sinh học
lớp 10; giảng dạy bằng phương pháp trải nghiệm, thực tế.
5. Tổ chức thực hiện chủ đề:
Hoạt động dạy và học của thầy, trò

Nội dung kiến thức
I – Nuôi thủy sản tại huyện
Nga Sơn:

HĐ1: Tái hiện kiến thức cũ:
CH1: Nêu những đặc điểm địa lý của huyện
Nga Sơn đã tạo thuận lợi cho nghề nuôi thủy
sản ?
- Nga Sơn nằm ở cực đông bắc
Tỉnh Thanh Hóa, có chiều dài
20km bờ biển với 8 xã nằm dọc
CH2: Nêu tên các loài thủy sản có giá trị kinh theo bờ biển, vùng triều màu mỡ.
tế cao đang được nuôi phổ biến ở địa phương?
- Các loài thủy sản có giá trị kinh
HĐ2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới:

tế cao nuôi phổ biến ở địa
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, hỏi trực phương: Cua, tôm, ngao, cá…
tiếp người nuôi tôm và trực tiếp tham gia vào
quá trình nuôi tôm của cơ sở và hoàn thành
các yêu cầu sau:
Phiếu học tập số 1
Địa chỉ cơ sở sản nuôi thủy sản:
Sản phẩm chính nuôi:
Các bước kỹ thuật
Yêu cầu kỹ thuật
nuôi

Một số hình ảnh học sinh lớp 10E, 10C trường
THPT Nga Sơn học tập thực tế trải nghiệm
nuôi tôm:

Lót bạt đáy đầm nuôi tôm
6


Thực hành vệ sinh đáy đầm nuôi tôm
Phiếu học tập số 1
Địa chỉ cơ sở sản nuôi thủy sản:
Khu đầm Hùng – Dung - Đ/c: Xóm
5 – xã Nga Bạch – huyện Nga Sơn

Sản phẩm chính nuôi: Tôm.

Các bước
kỹ thuật

nuôi

Yêu cầu kỹ thuật

1. Chọn vị
trí đầm
nuôi:

Rắc vôi diệt tạp, vệ sinh, cải tạo đáy đầm

Lấy nước từ đầm lắng vào đầm nuôi

- Chủ động nguồn
nước sạch; thuận
tiện giao thông.
Tháo cạn, tu bổ bờ,
diệt tạp, cải tạo đáy
(hoặc lót bạt), phơi
đáy; lấy nước từ
2. Chuẩn bị
đầm lắng vào và
đầm trước
kiểm tra (O2 >
khi thả:
5mg/l; nhiệt độ từ
25 – 300C; pH 7.5 –
8.5; độ mặn 5 –
15%o)
Khỏe mạnh, đồng
3. Chọn con đều, không phân

giống thả: đàn, đã phòng dịch
bệnh.
4. Chăm
- Thức ăn: tùy giai
sóc:
đoạn chọn loại và
lượng thức ăn; bổ
sung vitamin, thuốc

7


5.Thu
hoạch:

phòng bệnh; chạy
quạt khí tăngO2
- Kiểm tra các tính
chất lý hóa hằng
ngày và điều chỉnh
phù hợp.
Có thể đánh tỉa
hoạch thu hoạch
toàn bộ khi tôm đạt
yêu cầu thương
phẩm

Thực hành chăm sóc, cho tôm ăn

Thực hành chăm sóc, theo dõi trọng lượng,

sức ăn và bệnh tôm.
II.1.Phân giải Protein và ứng
dụng chế biến hải sản:
HĐ3: Tái hiện kiến thức cũ:
CH3: Sản phẩm hải sản đánh bắt và nuôi ở - Hải sản của Nga Sơn có thể
huyện Nga Sơn được sử dụng theo những xuất khẩu, cung cấp tiêu dùng
nội địa, làm nguyên liệu sản xuất
hướng nào?
các mặt hàng khác.
CH4: Hãy nêu tên một số thực phẩm được sản
xuất bằng cách sử dụng VSV phân giải
- Quá trình phân giải Protein nhờ
Protein?
VSV đã tạo ra nhiều loại thực
phẩm như làm mắm; làm sữa
CH5: Bản chất sinh học, hóa học của quá chua; làm tương …
trình làm mắm cá?
8


HĐ4: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới:
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất mắm tôm
của cơ sở và hoàn thành các yêu cầu sau:
1. Hoàn thành phiếu các phiếu học tập:
Phiếu học tập số 2
Địa chỉ cơ sở sản xuất:
Sản phẩm chính sản xuất:
Yêu cầu chất lượng
Các loại nguyên liệu

nguyên liệu

- Bản chất của quá trình làm
mắm cá là phân giải Protein
trong tôm, cá thành axitamin
dưới tác dụng của enzim
Proteaza của VSV.
- PTHH: Protein  Pepton 
Polypeptid  Peptid  Acid
amin.

Phiếu học tập số 3
Quy trình sản suất mắm tôm
Các bước sản xuất
Yêu cầu kỹ thuật
mắm tôm

Một số hình ảnh học sinh lớp 10E, 10 C –
trường THPT Nga Sơn tham gia học tập, trải
nghiệm sản xuất tại cơ sở sản xuất mắm tôm:

Cơ sở chế biến mắm tôm Quang Giảng – xóm 7 –
xã Nga Bạch – Nga Sơn – Thanh Hóa.

9


Xử lý nguyên liệu để làm mắm tại cơ sở sản xuất.

Phiếu học tập số 2

Địa chỉ cơ sở sản xuất:
Cơ sở chế biến mắm tôm Quang
Giảng – xóm 7 – xã Nga Bạch –
Nga Sơn – Thanh Hóa.

Sản phẩm chính sản xuất:
Mắm tôm

Các loại
nguyên liệu
1. Cá, tôm
Học sinh quan sát các bước làm mắm tôm

2. Muối
trắng:

Yêu cầu chất
lượng nguyên
liệu
Cá, tôm biển tươi,
được làm sạch;
không lẫn tạp chất.
- Trắng trong,
không mùi, tơi
đều, hạt to, tinh
khiết. Hàm lượng
NaCl tính theo %
khối lượng >95%.
- Muối phải được
lưu trữ ít nhất 1

năm trước khi đem
sử dụng. Việc trữ
lâu sẽ loại bỏ bớt
các ion Ca, Mg, Knhững thành phần
gây vị bất lợi trong
mắm (chát, nóng
cổ, đắng ).

10


Học sinh trực tiếp tham gia sản xuất
mắm tôm ở cơ sở.

Phiếu học tập số 3
Quy trình sản suất mắm tôm
Các bước
sản xuất
Yêu cầu kỹ thuật
mắm tôm
1. Làm sạch Các lu ,vại …
dụng cụ làm được vệ sinh sạch
mắm:
sẽ, phơi khô.
Tôm, cá được làm
2. Xử lý
sạch, rửa để ráo
nguyên liệu:
nước.
Cá, tôm được trộn

3. Phối trộn đều với muối
nguyên liệu: trắng theo tỉ lệ
3:1.
4. Đưa cá Nguyên liệu sau
11


Thành phẩm mắm tôm tại cơ sở

phối trộn được
đưa vào thùng ủ,
nén chặt (tạo
vào thùng ủ: thành chượp), che
kín không cho
côn trùng xâm
nhập
Những ngày có
nắng, mở thùng
chượp để phơi
(đẩy nhanh quá
5. Phơi
trình lên men,
nắng
phân giải) và chà
và chà mắm mắm (làm nhỏ
nguyên liệu – một
số nơi trước khi ủ
xay nhỏ nguyên
liệu thay cho chà)
Sau 6  12

tháng,
mắm
“chín” có màu
6. Thu
đặc trưng (hồng
thành phẩm nhạt, xám đỏ,
xanh đen); mùi
thơm đặc trưng;
sánh mịn.

Đóng gói thành phẩm để kinh doanh

HĐ5: Ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào thực
12


tiễn:
Giáo viên phân lớp thành 2 nhóm và giao
nhiệm vụ: Mỗi nhóm tự chuẩn bị dụng cụ,
nguyên liệu để sản xuất 5kg mắm tôm.

Sản phẩm học sinh tự làm (giai đoạn ủ chượp)

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường:
13


Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn và dạy học bằng phương pháp thực tế trải
nghiệm đã tạo hứng thú cao trong học tập cho người học; người học lĩnh hội tri

thức có hệ thống, logic; sự gắn kết giữa học và hành giúp người học khắc sâu kiến
thức, biến tri thức thành kỹ năng lao động thực tiễn nên tạo hiệu quả cao trong dạy
và học.
Trong quá trình trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp để xây dựng chủ đề dạy học
cũng như khi bảo vệ, đánh giá SKKN trong hội đồng khoa học nhà trường thì vấn
đề xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn và dạy học thực tế trải nghiệm
không chỉ thu hút sự quan tâm của giáo viên môn Sinh học mà đã lan tỏa thu hút sự
quan tâm của nhiều giáo viên thuộc nhiều bộ môn như Công nghệ, Hóa học , Vật
lý… tạo ra một phong trào tích cực trong việc nghiên cứu lý luận và đưa xây dựng
chủ đề dạy học tích hợp liên môn và dạy học thực tế trải nghiệm vào môn học của
mình.
Để đánh giá tác động của phương pháp xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên
môn và dạy học thực tế trải nghiệm đến chất lượng giáo dục cũng như sự hình
thành ý thức, thái độ, kỹ năng lao động thực tiễn của học sinh trong các ngành nghề
truyền thống của địa phương tôi đã sử dụng các câu hỏi đánh giá nhận thức, thái độ,
kỹ năng đối với học sinh hai nhóm lớp (2 nhóm lớp này tương đối đồng đều về
năng lực, hành vi, số lượng học sinh): Lớp 10E và lớp 10C (dạy theo giáo án chủ
đề tích hợp liên môn và phương pháp thực tế trải nghiệm); lớp 10A và lớp 10D
(dạy theo giáo án bình thường).
Câu hỏi 1: Các nghề truyền thống gắn liền với khai thác kinh tế biển ở địa phương
ta hiện nay? Nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề này?
Nhận thức đúng:
Các nghề truyền thống gắn liền với kinh tế biển như: Đánh bắt hải sản; chế biến
hải sản; nuôi trồng hải sản…
Nhu cầu nhân lực các nghề này khá lớn nhưng phần lớn không được đào tạo qua
trường lớp mà học nghề thông qua kinh nghiệm, cầm tay chỉ việc của các lao động
đi trước.
Câu hỏi 2: Em đã suy nghĩ sẽ làm việc trong một nghề truyền thống nào tại địa
phương và trực tiếp xuống tìm hiểu về cơ sở sản xuất đó chưa ?
Hành động đúng:

Sẵn sàng tham gia lao động trong ngành nghề truyền thống của địa phương. Sẽ
lựa chọn một nghề phù hợp để tìm hiểu, làm việc nếu không tiếp tục học đại học.
Câu hỏi 3: Hãy thực hiện các bước làm mắm tôm? Dấu hiệu nhận biết mắm tôm
ngon?
Kỹ năng đúng:
Làm mắm tôm trải qua 6 bước: Chuẩn bị, vệ sinh dụng cụ; Chọn và làm sạch
nguyên liệu; Phối trộn nguyên liệu; Ủ lên men; Phơi và chà mắm; Thu thành phẩm.
14


Dấu hiệu nhận biết mắm ngon: Màu sắc (hồng nhạt, xám đỏ, xanh đen); hương vị
(thơm đặc trưng); cảm quan (sánh mịn).
Kết quả đánh giá:
* Nhóm 1 - Lớp 10E và lớp 10C (dạy theo chủ đề tích hợp, phương pháp trải
nghiệm thực tế):
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3

Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Lớp
số
đúng
sai
đúng

sai
đúng
sai
SL % SL % SL % SL % SL % SL
%
10E 39
18.
25,
79,
20,
32 82,0 7
29 74,4 10
31
8
0
6
5
5
10C 41
75,
24,
26,
85,
14,
31
10
30 73,2 11
35
6
6

4
8
4
6
* Nhóm 2 - Lớp 10A và lớp 10D (dạy theo giáo án bình thường):
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3

Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Lớp
số
đúng
sai
đúng
sai
đúng
sai
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
10A 42
69,
90,
78,
13 31,0 29
4 9,5 38

9 21,4 33
0
5
6
10D 39
38,
61,
82,
15,
84,
15
24
7 17,9 32
6
33
5
5
1
4
6
Để đánh giá động của đề tài nghiên cứu đến đồng nghiệp trong đơn vị tôi đã tiến
hành khảo sát ý kiến các giáo viên tham gia xây dựng các chủ đề liên môn ở các bộ
môn khác nhau với nội dung khảo sát như sau:
Họ tên giáo viên………………………Trường………………………Môn dạy………..

Nội dung khảo sát
Thầy/cô có phải đọc và rà soát lại kế
hoạch giáo dục của môn mình khi
tham gia xây dựng chủ đề tích hợp?
Thầy/cô có tham gia trao đổi với

đồng nghiệp cùng môn và khác môn
về kiến thức liên quan đến chủ đề
tích hợp?
Thầy/cô có đưa bổ sung kiến thức
nằm ngoài SGK của môn mình vào
chủ đề tích hợp?
Kế hoạch giáo dục của môn thầy/cô
dạy có được giảm tải sau khi xây
dựng chủ đề tích hợp?



Không

Lý do

15


Có nên xây dựng tích hợp liên môn
với một số chủ đề khác?
Kết quả khảo sát:
Đại đa số giáo viên tham gia khảo sát có phản hồi tích cực về tư duy thay đổi
phương pháp; hiệu quả của giáo dục tích hợp liên môn và dạy học thực tế trải
nghiệm như mục tiêu mong muốn của đề tài.
Phản hồi từ một phiếu khảo sát:

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua quá trình khảo sát, triển khai nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của SKKN tôi

đi đến kết luận:
Một là: Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn giữa môn Sinh học và các
môn học khác là đảm bảo tính hợp lý, khoa học về mặt lý luận, có hiệu quả trong
thực tiễn giảng dạy giúp người học hình thành tri thức một cách có hệ thống; góp
phần giảm tải chương trình ở một số môn học; hạn chế việc trùng lặp kiến thức
trong các môn học.
Hai là: Dạy học thức tế trải nghiệm không những tạo hứng thú cao cho người học
mà còn đạt được hiệu quả thiết thực trong sự hình thành, liên kết tri thức với hình
thành kỹ năng, hành động thực tiễn của học sinh theo hướng tích cực; làm thay đổi
nhận thức nghề nghiệp trong tư duy học sinh THPT; góp phần đào tạo nhân lực cho
ngành nghề truyền thống tại địa phương. Phương pháp dạy học này cũng đã làm
16


thay đổi theo hướng tích cực trong tư duy về đổi mới phương pháp của đồng nghiệp
trong và ngoài môn học.
Ba là: Đề tài có thể được mở rộng phạm vi nghiên cứu và giảng dạy ở trường
THPT Nga Sơn cũng như các trường THPT khác; mở rộng trong nhiều chủ đề dạy
học khác của môn Sinh học nói riêng và các môn học khác có kiến thức liên quan
đến nhau nói chung.
3.2. Kiến nghị:
Trước tình hình thực tiễn về đổi mới phương pháp giảng dạy, các cấp giáo dục nên
có định hướng, yêu cầu rõ hơn đối với các môn học trong việc dạy học gắn liền với
thực tế trải nghiệm các ngành nghề sản xuất kinh doanh tại địa phương. Phương
pháp giảng dạy này không chỉ làm tăng hứng thú học tập cho học sinh mà còn kết
nối lý thuyết với thực hành, biến tri thức thành kỹ năng làm việc; góp phần đào tạo
nguồn nhân lực phát triển ngành nghề truyền thống tại địa phương.
Quá trình nghiên cứu đề tài bản thân tôi đã rất cố gắng tuy nhiên do năng lực bản
thân, do điều kiện đầu tư cho đề tài còn hạn chế nên mặc dù đã thu được những kết
quả rất đáng khích lệ song cũng còn những tồn tại. Mong rằng các đồng nghiệp, các

cơ quan quản lý giáo dục tiếp tục đầu tư nghiên cứu mở rộng đề tài về quy mô,
phạm vi để thu được những kết quả lớn hơn về mặt giáo dục và xã hội.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 7 năm 2020

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Hoàng Thanh Hà

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Sách giáo khoa Sinh học lớp 10 - do Nguyễn Thành Đạt tổng chủ biên ( Nhà
xuất bản giáo dục).
2) Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 - do Nguyễn Thành Đạt tổng chủ biên ( Nhà
xuất bản giáo dục).
3) Sách giáo khoa Công nghệ lớp 10 - do Nguyễn Văn Khôi chủ biên (Nhà xuất
bản giáo dục).
4) Tài liệu Hội thảo – tấp huấn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định
hướng phát triển năng lực học sinh và tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà
trường gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương (Dự án THPT giai đoạn 2Bộ GD&ĐT)
5) Sinh học – W.D.Philips and T.J.Chilton (tập 2) do Nguyễn Bá, Nguyễn Mộng
Hùng và Trịnh Hữu Hằng dịch. Nhà xuất bản Giáo dục.
------------------------------------------

18



DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hoàng Thanh Hà
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng – trường THPT Nga Sơn

TT
1.
2.

3.

4.

5.

Tên đề tài SKKN
Sử dụng tình huống trong tiết
dạy.
Phương pháp khai thác kênh
hình Sinh học 11.
(Cơ bản) theo hướng tích cực
Dạy tích hợp kiến thức bảo vệ
môi trường và sử dụng tiết kiệm
năng lượng trong một số tiết
dạy Sinh học THPT.
Tích hợp giáo dục kiến thức sản

xuất và sử dụng thực phẩm sạch
trong một số tiết dạy sinh học
lớp 11 -Ban cơ bản.
Dạy học STEM – tổ chức dạy
môn Sinh học lớp 10 gắn liền
với thực tiễn sản xuất. kinh
doanh tại địa phương.

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Ngành GD cấp
Tỉnh

C

2005

Ngành GD cấp

Tỉnh

C

2008

Ngành GD cấp
Tỉnh

C

2014

Ngành GD cấp
Tỉnh

B

2016

Ngành GD cấp
Tỉnh

C

2019

19




×