Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

TỔNG HỢP TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG SẢN KHOA ÔN THI TỐT NGHIỆP BÁC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.39 KB, 41 trang )

PHỤ KHOA
1. U NANG BUỒNG TRỨNG
- Δ: U nang buồng trứng bên ___ , biến chứng ___
Biến chứng: Xoắn (cấp tính/bán cấp), chảy máu trong nang, chèn ép…., vỡ u nang, viêm
nhiễm, ung thư hóa, sẩy thai, sanh non, xoắn u nang sau sanh
- Δ ≠:
+ U xơ tử cung có cuống
+ Thai ngoài tử cung
- CLSΔ
+ Siêu âm ổ bụng tổng quát có màu
+ CA125 (bt <35đv/ml)
+ AFP (đặc trưng cho u nghịch mầm, dùng để đánh giá sau phẫu thuật, bt <8.5ng/ml)
+ Beta hcG
+ Siêu âm tử cung – buồng trứng.
- CLSθ
+ TBMNV
+ Định nhóm máu ABO, Rh (bằng phiền đá/ tự động)
+ Đông cầm máu (PT, aPTT, Fibrinogen)
+ Sinh hóa máu (Ure, Creatinin, Glucose, AST, ALT, điện giải đồ (Na+, K+, Cl-) [máu])
+ Điện tâm đồ
+ Siêu âm Doppler màu tim
- Δ+: U nang buồng trứng bên nào ___ ,kích thước ___ (siêu âm theo phân độ Tokyo),
biến chứng ___
- Hướng xử trí cấp cứu (nếu có biến chứng => cấp cứu)
+ Bất động tại giường
+ Thở oxy 4 lít/phút
+ Lập đường truyền tĩnh mạch
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu)
- Hướng xử trí tiếp theo
+ Nếu u cơ năng: Theo dõi thêm 2 – 3 chu kì kinh nguyệt (nếu là u cơ năng)


1


+ Nếu u thực thể
 Giảm đau
 Kháng sinh sau mổ
 Truyền dịch
 Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu)
 Dinh dưỡng hợp lý
- Phương pháp phẫu thuật: có biến chứng hoặc những người mãn kinh hoặc mong muốn
của bệnh nhân
+ Phẫu thuật nội soi (mổ hở) bóc u nang buồng trứng bên nào + sinh thiết GPB
- Phương pháp vô cảm: mê NKQ
- Toa thuốc
+ NaCl 0,9% 500ml 1 chai x 3 (TTM) XX giọt/phút
+ Diclofenac 75mg 1A (TB)
+ Ceftazidim 1g 1 lọ x 3 (TMC)
+ Tramadol 0,1g/1ml 1A (TB)

2


2. U XƠ TỬ CUNG
- Δ: (Nếu không có thai) biến chứng (chảy máu, chèn ép) + U xơ tử cung
- Δ ≠:
+ U nang buồng trứng
+ Thai trứng
- CLSΔ
+ Siêu âm ổ bụng tổng quát có màu

+ Beta hcG
+ Siêu âm tử cung – buồng trứng.
- CLSθ
+ TBMNV
+ Định nhóm máu ABO, Rh (bằng phiền đá/ tự động)
+ Đông cầm máu (PT, aPTT, Fibrinogen)
+ Sinh hóa máu (Ure, Creatinin, Glucose, AST, ALT, điện giải đồ (Na+, K+, Cl-) [máu])
+ Điện tâm đồ
+ Siêu âm Doppler màu tim
- Δ+: (Nếu không có thai) Biến chứng (chảy máu, chèn ép) + U xơ tử cung
- Hướng xử trí tiếp theo
Điều trị nội
+ Kháng andosteron
+ Truyền dịch
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu)
+ Dinh dưỡng hợp lý
Điều trị ngoại
+ Kháng sinh sau mổ
+ Giảm đau
+ Truyền dịch
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu)
+ Dinh dưỡng hợp lý
- Phương pháp phẫu thuật:
3


Khi u to >8cm, triệu chứng kéo dài >3 tháng, có biến chứng (đau, chảy máu, chèn ép, vô
sinh)

+ Phương pháp phẫu thuật: PT mổ hở bóc nhân xơ + sinh thiết GPB
- Phương pháp vô cảm: mê NKQ
- Toa thuốc
(Điều trị nội)
+ Mifepriston 50mg: 1v (u) (phải loại trừ BN có thai).
+ NaCl 0,9% 500ml 1 chai x3 (TTM) XX giọt/phút
(Điều trị ngoại)
+ NaCl 0,9% 500ml 1 chai x3 (TTM) XX giọt/phút
+ Ceftazidim 1g 1 lọ x 3 (TMC)
+ Tramadol 0,1g/1ml 1A (TB)

4


3. XUẤT HUYẾT TỬ CUNG ÂM ĐẠO BẤT THƯỜNG
- Δ: Xuất huyết tử cung – âm đạo bất thường, nghĩ do ___, biến chứng ___
(VD: XH tử cung-âm đạo bất thường, nghĩ do viêm nhiễm, biến chứng NT huyết)
+ Trước dậy thì: thường do viêm nhiễm, dị vật
+ Dậy thì: không rụng trứng
+ Sinh sản: thai (3 tháng giữa), chu kì không rụng trứng, dùng thuốc tránh thai chỉ có
estrogen, bệnh lí tuyến giáp.
+ Quanh mãn kinh: chu kì không rụng trứng, polyp TC, ung thư CTC-BT, lạc nội mạc TC,
bệnh lí tuyến giáp, u xơ TC
+ Mãn kinh: teo, polyp TC, ung thư CTC, ung thư nội mạc tử cung
- Δ≠: phân biệt nguyên nhân theo độ tuổi
- CLSΔ
+ Dựa vào nguyên nhân
+ Siêu âm ổ bụng tổng quát có màu
+ Siêu âm tử cung – buồng trứng
+ Beta hcG (chẩn đoán có thai hay không)

- CLSθ
+ TBMNV
+ Định nhóm máu ABO, Rh (bằng phiền đá/ tự động)
+ Đông cầm máu (PT, aPTT, Fibrinogen)
+ Sinh hóa máu (Ure, Creatinin, Glucose, AST, ALT, điện giải đồ (Na+, K+, Cl-) [máu])
+ Điện tâm đồ
+ Siêu âm Doppler màu tim
- Δ+: Xuất huyết tử cung – âm đạo bất thường có thai/không có thai, nghĩ do ___ , biến
chứng ___
(VD: XH tử cung-âm đạo bất thường không có thai, nghĩ do viêm nhiễm, biến chứng NT
huyết)
- Hướng xử trí cấp cứu: khi huyết động học không ổn định
Mục tiêu: cầm máu, xử trí nguyên nhân, tái lập chu kỳ bình thường
+ Thở oxy 4l/ph
+ Nằm đầu thấp
+ Lập đường truyền tĩnh mạch
5


+ Bù dịch/bù máu
+ Đặt bóng chèn cầm máu
+ Estrogen TM liều cao
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu), tình
trạng chảy máu âm đạo.
- Hướng xử trí nội khoa: khi huyết động học ổn định
+ Thở oxy 4l/ph
+ Nằm đầu thấp
+ Bù dịch/bù máu
+ Estrogen uống liều cao

+ Chống nôn
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu), tình
trạng chảy máu âm đạo.
- Toa thuốc
+ NaCL 0,9% 500ml 1chai(TTM) XL giọt/ph
+ Cấp cứu: Estrogen 25mg: 2A x4 (TMC)
+ Nội khoa:
 Estrogen 2,5mg: 1v x 4 (u)
 Domperidone 10mg: 1v x 2 (u)

6


4. XUẤT HUYẾT 3 THÁNG ĐẦU
- 4 bệnh thường gặp:
+ Sẩy thai
+ Thai ngoài tử cung
+ Thai chết lưu
+ Thai trứng

SẨY THAI
- Dọa sẩy thai: là khi có triệu chứng ra máu âm đạo trước tuần lễ thứ 20 của thai kì
- Sẩy thai: là tình trạng thai kỳ ngừng tiến triển, thai chết và được tống xuất ra khỏi buồng
tử cung trước 22 tuần hoặc cân nặng của thai dưới 500g.
- Δ: Sẩy thai/ Dọa sẩy thai, thai lần ___, tuần ___
- Δ ≠:
+ Thai ngoài tử cung
+ Thai trứng
- CLSΔ

+ Siêu âm ổ bụng tổng quát có màu
+ Beta hcG
+ Siêu âm tử cung – buồng trứng đầu dò âm đạo
- CLSθ
+ TBMNV
+ Định nhóm máu ABO, Rh (bằng phiền đá/ tự động)
+ Đông cầm máu (PT, aPTT, Fibrinogen)
+ Sinh hóa máu (Ure, Creatinin, Glucose, AST, ALT, điện giải đồ (Na+, K+, Cl-) [máu])
+ Điện tâm đồ
+ Siêu âm Doppler màu tim
- Δ+: Sẩy thai/ Dọa sẩy thai, thai lần ___, tuần ___
- Hướng xử trí cấp cứu
Dọa sẩy thai
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
+ Thở oxy 4 lít/phút
+ Lập đường truyền tĩnh mạch

7


+ Bù dịch /máu
+ Giảm co thắt
+ Progesteron
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu), tim
thai bằng monitoring liên tục, tình trạng chảy máu âm đạo.
Sẩy thai
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
+ Thở oxy 4 lít/phút
+ Lập đường truyền tĩnh mạch

+ Bù dịch /máu
+ Giảm co thắt
- Hướng xử trí tiếp theo
Dọa sẩy thai
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
+ Giảm co thắt
+ Progesteron
+ Bù dịch/máu
+ Kháng sinh dự phòng
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu)
+ Dinh dưỡng hợp lý, tránh táo bón
Sẩy thai
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
+ Thở oxy 4 lít/phút
+ Bù dịch /máu
+ Tăng gò TC, xoa đáy TC
+ Kháng sinh dự phòng
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu)
+ Dinh dưỡng hợp lý, tránh táo bón
- Phương pháp phẫu thuật:

8


+ Phương pháp phẫu thuật: Nạo thai cầm máu, thám sát buồng TC, sinh thiết nhau gửi
Giải phẫu bệnh
- Phương pháp vô cảm: Phong bế CTC
- Toa thuốc:

Dọa sẩy thai
+ NaCl 0,9% 500ml 1 chai x3 (TTM) XX giọt/phút
+ Nospas 40mg 01A (TB)
+ Progesterone 25mg 1A x2 (TB)
+ Ciprobay: 1v x2 (U)
Sẩy thai
+ NaCl 0,9% 500ml 1 chai x3 (TTM) XX giọt/phút
+ Misoprostol 200mcg 1/4v x4 (đặt hậu môn)
+ Ciprobay: 1v x2 (U)

THAI NGOÀI TỬ CUNG
- Thai ngoài tử cung là tình trạng túi thai nằm ngoài tử cung.
- Δ: Thai ngoài tử cung vỡ/chưa vỡ + bên nào ___, biến chứng ___
(VD: thai ngoài tử cung bên (P) có biến chứng sốc mất máu)
- Δ ≠:
+ Sẩy thai
+ Thai trứng
- CLSΔ
+ Siêu âm ổ bụng – tiểu khung tổng quát có màu
+ Beta hcG
+ Siêu âm tử cung – buồng trứng đầu dò âm đạo
- CLSθ
+ TBMNV
+ Định nhóm máu ABO, Rh (bằng phiền đá/ tự động)
+ Đông cầm máu (PT, aPTT, Fibrinogen)
+ Sinh hóa máu (Ure, Creatinin, Glucose, AST, ALT, điện giải đồ (Na+, K+, Cl-) [máu])
+ Điện tâm đồ
+ Siêu âm Doppler màu tim
- Δ+: Thai ngoài tử cung vỡ/chưa vỡ + bên nào ___, biến chứng ___
9



- Hướng xử trí cấp cứu (TNTC đã vỡ)
Mổ cấp cứu xử trí khối TNTC.
Trước khi mổ cấp cứu, tiến hành:
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
+ Thở oxy 4 lít/phút
+ Lập đường truyền tĩnh mạch
+ Bù dịch /máu (chuẩn bị 1-2 đv máu cùng nhóm trước)
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu), tình
trạng chảy máu âm đạo.
- Hướng xử trí tiếp theo
TNTC đã vỡ:
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
+ Thở oxy 4 lít/phút
+ Bù dịch
+ Giảm đau
+ Kháng sinh
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu), vết
mổ
TNTC chưa vỡ:
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
+ Thở oxy 4 lít/phút
+ Truyền dịch
+ Hạn chế khám bụng
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu), tình
trạng chảy máu âm đạo.

Nếu như điều trị nội: theo dõi beta hcg, theo dõi khối thai ngoài
+ CĐ điều trị nội: TNTC chưa vỡ, SA thấy: đk túi thai <4cm, chưa có tim thai, thể tích
dịch ổ bụng <100ml; beta Hcg<6000mUI/ml, không có CCĐ với Methotrexate (MTX)
+ CĐ điều trị ngoại: còn lại, điều trị nội thất bại

10


- Phương pháp phẫu thuật
+ Nếu sản phụ đẻ nhiều lần, TNTC nhiều lần => Phẫu thuật mổ hở cắt tai vòi tận gốc
tử cung, giữ lại buồng trứng, lau sạch ổ bụng
+ Nếu sản phụ còn trẻ, chưa có con, tình trạng vòi TC còn lại bất thường hoặc tổn thương
cho phép => Phẫu thuật mổ hở xẻ vòi TC, lấy bọc thai, cầm máu
+ Nếu TNTC đơn giản, chưa có biến chứng => Phẫu thuật nội soi xẻ vòi TC, lấy bọc
thai, cầm máu
- Phương pháp vô cảm
+ Mê NKQ
- Toa thuốc
Đã vỡ, TNCT chưa vỡ điều trị ngoại
+ NaCl 0,9% 500ml 1 chai x3 (TTM) XX giọt/phút
+ Ceftazidim 1g 1 lọ x 3 (TMC)
+ Metronidazol 500mg/200ml 1 lọ x3 (TTM) XL giọt/phút
+ Tramadol 0,1g/1ml 1A (TB)
Chưa vỡ điều trị nội
+ Methotrexate liều 1ml/kg (TB)
+ NaCl 0,9% 500ml 1 chai x3 (TTM) XX giọt/phút

THAI CHẾT LƯU
- Δ: Thai lưu, tuần ___, nghĩ do ___, biến chứng ___
Nguyên nhân:

+ Do thai: đa thai, dị tật bẩm sinh và di truyền, nhiễm khuẩn
+ Do nhau: bất thường nhau, ối, rốn
+ Do mẹ: THA thai kỳ, nội tiết, nhiễm khuẩn
Biến chứng: RLĐM (nguy cơ nhất), nhiễm trùng
- Δ ≠:
+ Thai ngoài tử cung
+ U xơ tử cung
- CLSΔ
+ Siêu âm ổ bụng – tiểu khung tổng quát có màu
+ Siêu âm tử cung – buồng trứng đầu dò âm đạo
+ Beta hcG
11


- CLSθ
+ TBMNV
+ Định nhóm máu ABO, Rh (bằng phiền đá/ tự động)
+ Đông cầm máu (PT, aPTT, Fibrinogen)
+ Sinh hóa máu (Ure, Creatinin, Glucose, AST, ALT, điện giải đồ (Na+, K+, Cl-) [máu])
+ Điện tâm đồ
+ Siêu âm Doppler màu tim
- Δ+: Thai lưu, tuần…….., nghĩ do……., biến chứng…..
- Hướng xử trí
Thai <3 tháng (ngoại khoa)
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
+ Điều chỉnh rối loạn đông máu nếu có
+ Giảm đau
+ Bù dịch
+ Tăng co
+ Kháng sinh

+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu), tình
trạng chảy máu âm đạo
Thai >3 tháng (nội khoa)
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
+ Điều chỉnh rối loạn đông máu nếu có
+ Bù dịch
+ Khởi phát chuyển dạ (nếu loại trừ nguyên nhân sanh khó)
+ Kháng sinh
+ Điều trị triệu chứng, theo dõi, phòng ngừa, điều trị biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu chuyển dạ
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu), tình
trạng chảy máu âm đạo
- Phương pháp phẫu thuật (<3 tháng): Nong nạo buồng TC + sinh thiết nhau làm GPB
- Phương pháp vô cảm: Phong bế CTC
- Toa thuốc

12


+ NaCl 0,9% 500 ml 1 chai (TTM XL g/p)
+ Paracetamol 500mg 2v(u)
+ Misoprostol 200ug: 1/4v x 4 (đặt ÂĐ)
+ Klamentin 1g 1 lọ (TMC)
+ Oxytocin 10đv/500ml (TTM) XX giọt/ph

THAI TRỨNG
- Δ: Thai trứng, tuần ___, biến chứng ___
Biến chứng: Xuất huyết âm đạo lượng nhiều, thiếu máu mạn. tiền Sản giật
- Δ ≠:

+ Sẩy thai, dọa sẩy thai
+ Thai lưu
- CLSΔ
+ Siêu âm ổ bụng – tiểu khung tổng quát có màu
+ Siêu âm tử cung – buồng trứng đầu dò âm đạo
+ Beta hcG
- CLSθ
+ TBMNV
+ Định nhóm máu ABO, Rh (bằng phiền đá/ tự động)
+ Đông cầm máu (PT, aPTT, Fibrinogen)
+ Sinh hóa máu (Ure, Creatinin, Glucose, AST, ALT, điện giải đồ (Na+, K+, Cl-) [máu])
+ Điện tâm đồ
+ Siêu âm Doppler màu tim
- Δ+: Thai trứng toàn phần/ bán phần, tuần……, biến chứng…….
- Hướng xử trí nội khoa
+ Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường
+ Bù dịch
+ Giảm đau
+ Kháng sinh
+ Tăng co, khởi phát chuyển dạ (khi thai trứng đang sảy)
+ Điều trị triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, nước tiểu), tình
trạng ra máu âm đạo, biến chứng sau nạo TC (băng huyết, thủng, nhiễm khuẩn)
13


- Phương pháp phẫu thuật: Hút, nạo buồng tử cung + sinh thiết gửi giải phẫu bệnh
- Phương pháp vô cảm: Phong bế CTC
- Toa thuốc
+ NaCl 0,9% 500ml 1 chai (TTM) XX giọt/phút

+ Paracetamol 500mg 2v(u)
+ Klamentin 1g 1 lọ (TMC) ngày 1 lần
+ Metronidazole 500mg/200ml 1 lọ (TMC) ngày 1 lần
+ Misoprostol 200ug: 1/4v x 4 (đặt âm đạo)

14


5. XUẤT HUYẾT 3 THÁNG CUỐI
NHAU BONG NON
- Δ: Nhau bong non, con lần ___, ___ tuần, có chuyển dạ hay chưa, nghĩ do ___, biến
chứng ___.
- Δ ≠:
+ Nhau tiền đạo
+ Vỡ tử cung
- CLSΔ
+ TBMNV
+ Tim thai bằng monitoring
+ Siêu âm thai và phần phụ
+ Siêu âm bụng tổng quát có màu
+ PT, APTT, Fibrinogen
- CLSθ
+ Định nhóm máu ABO, Rh bằng phiến đá/tự động
+ Ion đồ
+ Sinh hóa máu (Glucose, Ure, Creatinine)
+ AST, ALT
+ Xquang ngực thẳng
+ Siêu âm Doppler màu tim
+ ECG
- Δ+: Nhau bong non, thể ___, con lần ___, ___tuần, có chuyển dạ hay chưa, do ___,

biến chứng ___.
(Thể ẩn, thể nhẹ, thể TB, thể nặng)
- Hướng xử trí cấp cứu (thể nhẹ, trung bình, nặng)
Mổ lấy thai cấp cứu, trước mổ cần:
+ Thở Oxy 4 lít/ph
+ Lập đường truyền tĩnh mạch
+ Đặt sonde tiểu
+ Giảm đau
+ An thần

15


+ Giảm co
+ Bù dịch/máu
+ Kháng sinh dự phòng
+ Chuẩn bị sẵn 2 đơn vị khối hồng cầu lắng cùng nhóm
+ Chuẩn bị hồi sức sơ sinh
+ Điều trị triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng
+ TD sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, HA, nước tiểu, SpO2
- Hướng xử trí tiếp theo
+ Giảm đau
+ Bù dịch/máu
+ Kháng sinh dự phòng
+ Điều trị triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng
+ Dinh dưỡng hợp lý
+ TD sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, HA, nước tiểu, SpO2, lượng máu mất qua ngã
âm đạo
- Toa thuốc
+ NaCl 0,9% 500ml 01 chai (TTM) XX giọt/phút, ngày 3 lần

+ Paracetamol Kabi 1g 01 chai (TTM) XL giọt/phút, ngày 3 lần
+ Klamentin
- Phương pháp phẫu thuật: Mổ lấy thai
- Phương pháp vô cảm: Gây tê tủy sống

NHAU TIỀN ĐẠO
- Δ: Xuất huyết âm đạo nghĩ do nhau tiền đạo thể ___, thai lần ___, ___ tuần, có chuyển
dạ hay chưa, biến chứng ___
- Δ ≠:
+ Nhau bong non
+ Vỡ tử cung
- CLSΔ
+ TBMNV
+ Tim thai bằng monitoring
+ Siêu âm thai và phần phụ
16


+ Siêu âm bụng tổng quát có màu
+ PT, APTT, Fibrinogen
- CLSθ
+ Định nhóm máu ABO, Rh bằng phiến đá/tự động
+ Ion đồ
+ Sinh hóa máu (Glucose, Ure, Creatinine)
+ AST, ALT
+ Xquang ngực thẳng
+ Siêu âm Doppler màu tim
+ ECG
- Δ+: Xuất huyết âm đạo do nhau tiền đạo thể ___, thai lần ___, ___ tuần, có chuyển dạ
hay chưa, biến chứng ___.

- Hướng xử trí cấp cứu (xuất huyết lượng nhiều ± chuyển dạ)
Tiến hành mổ lấy thai cấp cứu, trước phẫu thuật cần: (MLT ở bất kỳ tuổi thai nào)
+ Thở Oxy 4 lít/phút
+ Lập đường truyền tĩnh mạch
+ Đặt sonde tiểu
+ Bù dịch/máu
+ Chuẩn bị sẵn 2 đơn vị khối hồng cầu lắng cùng nhóm
+ Chuẩn bị hồi sức sơ sinh
+ Điều trị triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng
+ Theo dõi sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, HA, nước tiểu, SpO2
- Hướng xử trí tiếp theo (xuất huyết lượng ít ± chuyển dạ)
+ Nghỉ ngơi tại giường, hạn chế đi lại tối đa
+ Đóng băng vô khuẩn, hạn chế thăm khám âm đạo
+ Nếu chưa chuyển dạ:
 Giảm co tử cung
 Kháng sinh
 Chủ động mổ lấy thai khi thai đủ tháng, chưa đủ tháng thì tiêm trưởng thành phổi
+ Nếu chuyển dạ: bấm ối + sanh ngã âm đạo
+ Điều trị triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng
+ Dinh dưỡng hợp lý, tránh táo bón

17


+ TD sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, HA, nước tiểu, SpO2, lượng máu mất qua ngã
âm đạo
- Phương pháp phẫu thuật: mổ lấy thai
(sau MLT mà vẫn chảy máu nhiều thì buộc ĐM tử cung/ ĐM hạ vị để cầm máu, không có kết
quả thì cắt TC bán phần thấp).
- Phương pháp vô cảm: Gây tê tủy sống

- Toa thuốc
+ NaCl 0,9% 500ml 01 chai (TTM) XX giọt/phút, ngày 3 lần
+ Atosiban 37,5mg/10ml, 01 ống, lấy 0,9ml pha 10ml Lactat Ringer (TMC). Sau đó lấy
phần còn lại (9,1ml) pha với Lactat Ringer đủ 40ml TTM/BTTĐ 24ml/h.
+ Paracetamol Kabi 1g 01 chai (TTM) XL giọt/phút, ngày 3 lần
+ Klamentin

VỠ TỬ CUNG
- Δ: Vỡ Tử cung/ Thai lần ___, ___ tuần, ngôi, thế, kiểu thế ___, chuyển dạ hay chưa,
nghĩ do ___, biến chứng ___
- Δ≠: Nhau bong non
Nhau tiền đạo
- CLSΔ
+ TBMNV
+ Tim thai bằng monitoring
+ Siêu âm bụng tổng quát có màu
- CLSθ
+ Ion đồ
+ Sinh hóa máu (Glucose, Ure, Creatinine)
+ AST, ALT
+ Xquang ngực thẳng
+ Siêu âm Doppler màu tim
+ Định nhóm máu ABO, Rh bằng phiến đá/tự động
+ ECG
+ PT, aPTT, Fibrinogen

18


- Δ+: Vỡ Tử cung trong thai kỳ/ Vỡ tử cung trong chuyển dạ/ Thai lần ___, ___ tuần,

ngôi, thế, kiểu thế ___, chuyển dạ hay chưa, nghĩ do ___, biến chứng ___
- Hướng xử trí cấp cứu (Vỡ tử cung)
+ Nằm yên, nghỉ ngơi tại giường, thở Oxy 4 lit/phút
+ Lập đường truyền tĩnh mạch
+ Bù dịch/ bù máu
+ Giảm đau
+ Kháng sinh liều cao
+ Điều trị triệu chứng, nguyên nhân và biến chứng của bệnh
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nước tiểu, SpO2)
+ Theo dõi tim thai bằng Monitoring
+ Theo dõi tình trạng ra huyết âm đạo
+ Mổ cấp cứu
- Hướng xử trí nội khoa (dọa vỡ tử cung)
+ Nằm nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động
+ Thở Oxy 4l/phút
+ Truyền dịch
+ Truyền máu
+ Giảm đau
+ Kháng sinh liều cao
+ Đặt sonde tiểu
+ Điều trị triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng và bệnh kè theo
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, SpO2, nước tiểu, tim thai bằng Monitoring, tình trạng ra
huyết âm đạo.
+ Dinh dưỡng hợp lý
- Phương pháp phẫu thuật:
+ Khâu phục hồi tử cung: bệnh nhân trẻ, còn muốn sinh sản, vết rách gọn, ối vỡ chưa lâu,
không nhiễm trùng
+ Cắt tử cung: bệnh nhân lớn tuổi, vết rách nham nhở, đủ con, ối vỡ lâu có nhiễm trùng
- Phương pháp vô cảm: Mê nội khí quản


19


- Toa thuốc
+ NaCl 0,9% 500ml 01 chai (TTM) XX giọt/phút, ngày 3 lần
+ Paracetamol Kabi 1g 01 chai (TTM) C giọt/phút, ngày 3 lần
+ Ceftazidim 1g, 01 lọ x3 (TMC)
+ Tramadol 0,1g 01 ống (TB)
+ Truyền khối hồng cầu lắng (khi có chỉ định)

THAI CHẬM PHÁT TRIỂN TRONG TỬ CUNG
- Δ: Thai lần ___, ___ tuần, ngôi thế, kiểu thế, chậm phát triển trong tử cung giai đoạn
rất sớm/ sớm/ muộn, nghĩ do ___
- Δ≠: Suy thai
- CLSΔ
+ Siêu âm Doppler thai trong ổ bụng
+ Siêu âm ổ bụng có màu
+ Monitoring tim thai (NST, ST)
+ Đo thể tích ối
-

CLSθ
+ TBMNV
+ Sinh hóa máu: Ure, Creatinin, Glucose, AST, ALT, Ion đồ
+ PT, aPTT, Fibrinogen
+ Định nhóm máu ABO, Rh bằng phiến đá/ tự động
+ Siêu âm Doppler màu tim
+ Điện tâm đồ

Giai đoạn (phân độ IUGR theo tuổi thai tại thời điểm chẩn đoán)

+ Rất sớm: tuổi thai ≤ 29 tuần
+ Sớm: 29 - ≤ 34 tuần
+ Muộn: > 34 tuần
Phân độ ACOG:
+ Độ 0: Cân nặng và/ hoặc chu vi vòng bụng (AC) < Bách phân vị thứ 10, doppler rốn và
động mạch não giữa bình thường
+ Độ I: Cân nặng và/ hoặc chu vi vòng bụng (AC) < Bách phân vị thứ 10, doppler rốn và
động mạch não giữa bất thường
20


+ Độ II: Cân nặng và/ hoặc chu vi vòng bụng (AC) < Bách phân vị thứ 10 và mất sóng
tâm trương hoặc đảo ngược sóng tâm trương động mạch rốn
+ Độ III: Cân nặng và/ hoặc chu vi vòng bụng < bách phân vị thứ 10 và bất thường ống
tĩnh mạch
- Δ+: Thai lần ___, ___ tuần, ngôi thế, kiểu thế, chậm phát triển trong tử cung giai đoạn
rất sớm/ sớm/ muộn, độ ___ (theo ACOG), nghĩ do ___
- Hướng xử trí nội khoa:
- Lập đường truyền tĩnh mạch, Truyền dịch
- Thai ≤ 29 tuần: tham vấn tiên căn
- Thai 29 - ≤ 34 tuần + thai > 34 tuần:
+ Độ 0: theo dõi tình trạng phát triển thai
+ Độ I:
 Ngoại trú, trưởng thành phổi thai, theo dõi -> tuần 37 -> sanh
 Nếu có tiền sản giật => nhập viện
+ Độ II:
 Nội trú
 Trưởng thành phổi thai
 CLS bất thường: mổ lấy thai
 CLS không bất thường: TD thai đến tuần 34

+ Độ III:
 Giống độ II, chấm dứt thai kì ở tuần 32
 Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2, monitoring tim
thai)
 Điều trị nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng bệnh và bệnh kèm theo
 Dinh dưỡng hợp lý
- Toa thuốc:
+ NaCl 0,9% 500ml 01 chai TTM XL giọt/phút
+ Trưởng thành phổi

21


ĐẺ KHÓ
- Δ: Chuyển dạ chậm (ngưng) tiến triển trên sản phụ thai lần ___, ___ tuần, ngôi thế
kiểu thế, có chuyển dạ tự nhiên (hay khởi phát chuyển dạ) nghĩ do (đờ tử cung), biến
chứng ___ hay theo theo dõi suy thai.
- Δ≠: theo nguyên nhân (giảm, tăng cơn co tử cung, bất xứng đầu chậu, sản phụ rặn không
hiệu quả)

- CLSΔ
+ Monitoring tim thai
+ NST, ST kiểm tra cơn gò tử cung
- CLSθ
+ Siêu âm buồng tử cung (thai và phần phụ của thai): đường kính lưỡng đỉnh, nhau – nhau
tiền đạo, ối, dây rốn quấn cổ, dây rốn ngắn.
+ Siêu âm tim thai, các dị tật bẩm sinh, ngôi thế, kiểu thế
+ TBMNV
+ Sinh hóa máu (Ure, Creatinin, Glucose, AST, ALT, điện giải đồ)
+ PT, aPTT, Fbrinogen

+ Đánh giá trưởng thành phổi
- Δ+: Chuyển dạ chậm (ngưng) tiến triển trên sản phụ thai lần ___, ___ tuần, ngôi thế
kiểu thế, có chuyển dạ tự nhiên (hay khởi phát chuyển dạ) nghĩ do (đờ tử cung), biến
chứng ___ hay theo theo dõi suy thai.
- Xử trí cấp cứu:
+ Sản phụ nằm yên tại chỗ
+ Theo dõi tri giác
+ Theo dõi sinh hiệu
+ Theo dõi tim thai, cơn gò
+ Thở Oxy 6l/phút
+ Lập đường truyền tĩnh mạch
+ Đánh giá lại chỉ số Bishop
+ Đặt sonde tiểu lấy hết nước tiểu trong bàng quang
+ Liên hệ chuẩn bị máu cùng nhóm
+ Theo dõi phòng ngừa biến chứng và xử trí kịp thời
22


- Tiên lượng sanh ngả âm đạo phụ thuộc (có thể can thiệp thủ thuật forcep, hút)
+ Cơn gò tử cung
+ Tim thai
+ Tri giác của mẹ
+ Chuyển dạ có tiến triển (Bishop)
+ Không có các bất thường khác
+ Không có suy thai và biến chứng
Xử trí điều trị sanh ngả âm đạo:
+ Thở Oxy
+ Tăng co (khi ối đã vỡ)
+ Làm chín muồi cổ tử cung
+ Lập đường truyền tĩnh mạch

+ Đánh giá lại chỉ số Bishop
+ Đặt sonde tiểu lấy hết nước tiểu trong bàng quang
+ Liên hệ chuẩn bị máu cùng nhóm
+ Theo dõi phòng ngừa biến chứng và xử trí kịp thời
+ Kháng sinh
+ Điều trị triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng
+ Dinh dưỡng hợp lý, tránh táo bón
+ TD sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, HA, nước tiểu, SpO2
- Toa thuốc:
+ NaCl 0,9% 500 ml 01 chai TTM XXX giọt/phút
+ Oxytocin 5UI 01 ống/ G5% 500ml TTM VIII giọt/phút
+ Cervidil 10mg 01v đặt túi cùng trước âm đạo
+ Klamentin
Xử trí mổ lấy thai đối với thai < 34 tuần
+ Bù dịch
+ Thở Oxy
+ Trưởng thành phổi
+ Giảm gò tử cung
+ Điều trị triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng
+ Dinh dưỡng hợp lý, tránh táo bón

23


+ TD sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, nhịp thở, HA, nước tiểu, SpO2
- Toa thuốc:
+ NaCl 0,9% 500ml 01 chai TTM XXX giọt/phút
+ Klamentin
+ Atosiban 37,5mg/10ml, 01 ống, lấy 0,9ml pha 10ml Lactat Ringer (TMC). Sau đó lấy
phần còn lại (9,1ml) pha với Lactat Ringer đủ 40ml TTM/BTTĐ 24ml/h.

Nếu có các bất thường hay suy thai/ thai đủ tháng => mổ lấy thai
- Phương pháp phẫu thuật: mổ lấy thai và phần phụ, thám sát buồng tử cung, khâu phục
hồi tử cung.

24


6. ỐI VỠ NON, ỐI VỠ SỚM
- Δ: Thai lần ___, tuần ___, ngôi, thế, kiểu thế ___, có chuyển dạ hay chưa, ối vỡ non/ối
vỡ sớm giờ ___, nghĩ do ___, biến chứng ___
Ối vỡ sớm: xảy ra sau hoặc cùng lúc với chuyển dạ, trước khi CTC mở trọn
Ối vỡ non là ối đã vỡ trước khi có chuyển dạ mà 1 giờ sau đó chuyển dạ chưa khởi phát
- Δ ≠:
+ Són tiểu
+ Huyết trắng
- CLSΔ
+ Nitrazine test
+ Test dương xỉ
+ Siêu âm buồng TC
+ Siêu âm đầu dò âm đạo
+ TBMNV
+ CRPhs
+ Chọc ối, cấy dịch làm kháng sinh đồ
+ Monitoring thai
- CLSθ
+ Định nhóm máu ABO, Rh (bằng phiến đá/ tự động)
+ Đông cầm máu (PT, aPTT, Fibrinogen)
+ Sinh hóa máu (Ure, Creatinin, Glucose, AST, ALT, điện giải đồ (Na+, K+, Cl-) [máu])
+ Điện tâm đồ
+ Siêu âm Doppler màu tim

- Δ+: Thai lần___, tuần ___, ngôi, thế, kiểu thế ___, có chuyển dạ hay chưa, ối vỡ non/ối
vỡ sớm giờ ___, do ___, biến chứng ___

25


×