Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo cho học sinh sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa tại trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.03 KB, 43 trang )

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ
QUYỀN BIỂN, ĐẢO QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY................................................................................11
1.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................11
1.1.1. Một số khái niệm về chủ quyền biển, đảo và hoạt động ngoại khóa...........11
1.1.2. Mục tiêu và đặc điểm của hoạt động ngoại khoá........................................13
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về chủ quyền biển,
đảo Việt Nam.......................................................................................................14
1.1.4. Những nội dung cơ bản về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cần được giáo dục
cho sinh viên........................................................................................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................20
1.2.1. Kết quả khảo sát thu được..........................................................................21
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết............................................................25
CHƯƠNG II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Ý
THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC I HIỆN NAY.........................................................28
2.1. Tổ chức báo cáo chuyên đề về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.........................28
2.2. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo Việt Nam............................29
2.3. Tổ chức cho sinh viên tham quan, học tập tại các bảo tàng...............................32
3.4. Tổ chức triển lãm về biển đảo...........................................................................35
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................39
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.....................................41
PHỤ LỤC 2: CÂU HỎI KIỂM TRA SINH VIÊN VỀ KIẾN THỨC CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC...............................................................................................44


2



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hoạt động giáo dục có một vai trò
rất quan trọng, không chỉ đào tạo nên những lớp người có trình độ, kiến thức mà còn
đào tạo nên những thế hệ con người yêu nước, yêu Tổ quốc sẵn sàng làm bất cứ nhiệm
vụ gì khi đất nước cần.
Trong giáo dục đại học có nhiều hình thức khác nhau để truyền thụ tri thức cho
sinh viên. Ngoài các giờ học chính khóa trên lớp, còn có các hoạt động ngoài lớp bổ
ích và lý thú. Hoạt động ngoại khóa trong dạy học là một hình thức tổ chức dạy học đa
dạng, trong đó sinh viên đóng vai trò chủ thể tích cực nhận thức, khám phá và sáng
tạo. Hoạt động ngoại khóa có tác dụng tích cực về mặt củng cố kiến thức, giáo dục tư
tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện sinh viên. Hoạt động ngoại khóa mang tính tự
nguyện, làm sâu sắc và phong phú thêm kiến thức của sinh viên trong giờ học nội
khóa, tạo hứng thú học tập, đặc biệt là những hoạt động ngoại khóa về nội dung có tinh
thần giáo dục cao.
Việt Nam là quốc gia ven biển với hơn 3260km đường bờ biển chạy dài từ Bắc
xuống Nam, có vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2 cùng hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ
trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Biển Việt Nam không chỉ chứa đựng
tiềm năng kinh tế to lớn và là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ với quốc tế, mà
biển còn đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn chiến lược quan
trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới
quốc gia nói chung, chủ quyền biển, đảo nói riêng đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Do vậy, trang bị kiến thức để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, chủ quyền biển đảo
là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa chiến lược. Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển,
đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự
quan tâm đặc biệt đối với biển đảo.
Hiện nay, giáo dục về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ là một
nhiệm vụ quan trọng. Bởi, thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, chính
sinh viên cần phải hiểu rõ lịch sử dân tộc cũng như chủ quyền biển, đảo của quốc gia,

để từ đó, khơi dậy tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc và tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ


3
quốc. Hơn nữa, cũng từ các sinh viên, tinh thần đó sẽ tiếp tục được lan tỏa rộng rãi đến
từng gia đình và nhân lên trong toàn thể cộng đồng. Nhận thấy việc giáo dục ý thức
chủ quyền biển, đảo hiện nay cho sinh viên nói chung và sinh viên Trường Đại học nói
riêng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, nhóm nghiên cứu đã
mạnh dạn đề xuất đề tài: “Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo qua các hoạt động
ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc
Vấn đề chủ quyền biển đảo đã có nhiều công trình nghiên cứu và biên soạn.
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành trung ương Đảng (khóa X),
được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Quân chủng Hải quân, Trung tâm
thông tin công tác tư tưởng phối hợp với Cục chính trị Quân chủng hải quân biên soạn
cuốn “Biển và hải đảo Việt Nam” xuất bản năm 2007. Tài liệu đã cung cấp những nội
dung cơ bản về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các tư liệu,
tài liệu về biển, đảo Việt Nam và quốc tế. Tài liệu nhấn mạnh: “việc xây dựng, quản lý,
phát triển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc gìn
giữ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế – xã
hội của đất nước trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế” [1; 3].
Trong “Dấu ấn Việt Nam trên biển Đông” của tác giả Trần Công Trục (2011) đã
nhấn mạnh về vị trí vai trò của biển Đông trong lịch sử dân tộc, đồng thời tác giả đã
giới thiệu rõ những định nghĩa mang tính chuyên ngành về nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia. Theo đó, một quốc gia ven biển như Việt Nam không chỉ có
chủ quyền trên đất liền mà còn giữ chủ quyền trên “lãnh hải” hay còn gọi là “vùng
nước lãnh thổ” – một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc
nội thủy của quốc gia ven biển, có một chiều rộng nhất định (không quá 12 hải lý)

được tính từ đường cơ sở của quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia ven
biển. Chủ quyền này được mở rộng và áp dụng đối với cả vùng trời trên lãnh hải, cũng
như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy của lãnh hải.
Tiếp tục khẳng định về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, “Người Việt với biển”
của tác giả Nguyễn Văn Kim (2011) đã tập trung khai thác và lý giải mối quan hệ giữa
đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới bên ngoài qua con đường biển. “Thế


4
hệ nối tiếp thế hệ, các cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đã khai phá
đất đai, chinh phục biển cả, xác lập chủ quyền, mở rộng giao thương, viết tiếp những
trang sử hào hùng của cha ông để lại. Cùng với quá trình “mở nước” về phương
Nam, là những hành trình giương buồm ra khơi làm chủ nhiều quần đảo, nhiều vùng
biển” [8; 10]. Từ đó, tài liệu nhấn mạnh “chủ quyền và an ninh biển là chủ đề được
quan tâm xuyên suốt theo dòng chảy của lịch sử đất nước…việc bảo vệ chủ quyền giữ
gìn an ninh phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài” [8; 11].
Trong “Những điều cần biết về Đất – Biển – Trời Việt Nam” của tác giả Lưu
Văn Lợi (2010) cũng đã khẳng định rằng: “Trên chặng đường bốn mươi thế kỉ, dân tộc
ta đã kiên trì và từng bước mở rộng ra biển Đông, từ ven bờ tiến ra biển gần, rồi biển
xa, từ đất liền tiến vào các đảo ven bờ rồi các đảo xa hơn. Biển có ý nghĩa chiến lược
đối với nước ta về cả hai mặt an ninh và phát triển” [14; 49]. Theo tác giả, “đối với tất
cả các quốc gia dù là Nhà nước – dân tộc có lịch sử lâu đời hay Nhà nước mới giành
được được độc lập và đang phải xây dựng dân tộc, lãnh thổ và toàn vẹn lãnh thổ là
vấn đề thiêng liêng, trong đó có cả vấn đề về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc” [14; 59].
2.2. Các công trình nghiên cứu về giáo dục học và phương pháp dạy học
Bên cạnh đó cũng có nhiều bài viết trên các tạp chí như: Giáo dục, nghiên cứu
lịch sử, lý luận chính trị… đều có những bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục chính trị,
chủ quyền nói chung và chủ quyền biển, đảo nói riêng. Trong bài viết “Tăng cường
giáo dục, nâng cao nhận thức của thanh niên, học sinh, sinh viên về biển đảo” của tác
giả Dương Quang Hiển đăng trên tạp chí Lý Luận chính trị (số 5/2013), đã khẳng định:

Biển Đông cùng các hải đảo là nơi đã và đang diễn ra những tranh chấp phức tạp,
quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, tiềm ẩn những bất trắc khó lường, thách
thức, đe dọa đến sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, an ninh của nước ta. Đòi
hỏi khách quan, đồng thời là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng hiện nay
là tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, các
ngành, của toàn dân về vai trò, tầm quan trọng chiến lược của biển, đảo đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là đối với thanh niên, học sinh, sinh viên.
Tác giả Phạm Khánh Ngọc trong bài viết: “Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên
biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” đăng trên tạp chí Giáo dục (Số đặc biệt
tháng 4/2019), đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về chủ quyền biên giới quốc gia trên
biển và đề xuất một số giải pháp về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển ở


5
nước ta hiện nay. Tác giả nhấn mạnh rằng: “Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bảo
vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của Nhà nước, với
lực lượng vũ trang là nòng cốt. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, chúng ta cần phải
có các giải pháp mang tính đồng bộ, hiệu quả và khả thi nhằm giữ vững độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn
xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế” [15; 175].
Trong bài viết “Để góp phần nâng cao ý thức chủ quyền biển đảo cho học
sinh” trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn
lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa” (2017) của GS.TS
Nguyễn Ngọc Cơ đã cung cấp những bằng chứng xác thực về quá trình khai mở, từng
bước xác lập và thực thi chủ quyền trên Biển Đông một cách liên tục, hòa bình qua các
triều đại Việt Nam. Qua đó, góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức chủ quyền biển
đảo Tổ quốc, từ đó các em biết trân trọng những thành quả ông cha ta để lại, có trách
nhiệm gìn giữ, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc.

Việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền nói chung, chủ quyền biển, đảo nói
riêng cho thế hệ trẻ, nhất là đối với sinh viên các trường đại học có ý nghĩa rất quan
trọng trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề này một cách hệ thống, nhất là ở bậc đại học. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm nghiên
cứu xin chọn đề tài:“Giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo qua các hoạt động ngoại
khóa cho sinh viên trường Đại học hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.


6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo qua các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên
trường Đại học hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài không đi sâu vào tất cả các hình thức tổ chức hoạt động
ngoại khóa mà chỉ lựa chọn một số hình thức phù hợp với nội dung giáo dục ý thức
chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho sinh viên.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu việc giáo giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
cho sinh viên trường Đại học qua các hoạt động ngoại khóa.
Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu việc giáo dục ý thức chủ quyền biển,
đảo qua các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học trong những năm học
gần đây.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về
chủ quyền biển, đảo, đề tài phân tích tình hình giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo
cho sinh viên trường Đại học trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền
biển, đảo thông qua các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến chủ quyền biển, đảo và các hoạt động ngoại
khóa để giáo dục ý thức cho sinh viên về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
- Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo qua các hoạt
động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ
chủ quyền biển, đảo thông qua các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học
hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:


7
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích; so sánh…
- Khảo sát thực tiễn bằng phiếu, phỏng vấn về hiểu biết chủ quyền biển, đảo của sinh
viên trường Đại học .
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài cung cấp nguồn tư liệu cho sinh viên trường Đại học tham khảo trong
quá trình học tập và nghiên cứu. Đồng thời, với những kết quả điều tra khảo sát, cùng
những giải pháp đưa ra, đề tài cũng góp phần giúp nhà trường và giảng viên các môn
học có ưu thế trong giáo dục ý thức chủ quyền lãnh thổ nói chung và chủ quyền biển,
đảo nói riêng có thêm thông tin để đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả trong công tác giáo dục chính trị cho sinh viên hiện nay
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của đề tài triển khai gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
qua hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học hiện nay.
Chương 2: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chủ quyền
biển, đảo qua các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học hiện nay.



8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ
QUYỀN BIỂN, ĐẢO QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm về chủ quyền biển, đảo và hoạt động ngoại khóa
Khái niệm ý thức, giáo dục, giáo dục ý thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là sự phản ánh năng động,
sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan. Sự phản ánh ý thức là hình ảnh chủ quan vì nó không có tính vật chất, nó là hình
ảnh tinh thần, nó cải biến cái vật chất được di truyền vào trong bộ não của con người
thành cái tinh thần. Ở đây không phải sự phản ánh tùy tiện, xuyên tạc hiện thực khách
quan và cũng không phải là sự phản ánh thụ động giản đơn mà là sự phản ánh sáng tạo
hiện thực khách quan. Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm
những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng nảy sinh từ tồn tại xã hội
và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. Ý thức là một
hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội.
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh
thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những
phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra [16; 510].
Giáo dục ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan thông qua quá trình giáo dục.
Ví dụ như giáo dục về chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc, ý thức về chủ quyền biển , đảo Tổ
quốc. Chính vì vậy, giáo dục ý thức là quá trình giáo dục làm khơi dậy sự phản ánh của
hiện thực khách quan cho con người, làm con người nhận thức đúng đắn, ý thức được
thái độ hành động của mình. Đây là quá trình tương tác giữa chủ thể giáo dục và đối
tượng giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Khái niệm chủ quyền; biển; đảo; chủ quyền biển,đảo.
Chủ quyền quốc gia là quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự
mình làm chủ đất đai, tài sản, tự mình quyết định vận mệnh của mình. Những nội dung

này được khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lý quốc tế, là
nguyên tắc cơ bản cần tuân theo [11;114]. Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam 1992 và sửa đổi, bổ sung năm 2013 cũng khẳng định: “Nước


9
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời” [10;8].
Biển nói chung là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương, hoặc là
các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên
như biển Caspi, biển Chết. Thuật ngữ này được sử dụng trong đời sống thông thường
như một từ đồng nghĩa với đại dương [20].
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích
biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện
tích biển Đông (cả biển Đông gần 3,5 triệu km2); là quốc gia có chỉ số biển cao,
khoảng 0,01 (cứ 100km2 diện tích biển tương ứng 1 km2 đất liền), gấp 6 lần chỉ số
biển trung bình toàn cầu, nên biển có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế đất nước.
Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này
vẫn ở trên mặt nước [13; 43].
Quần đảo (Archipel) là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các
vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức
tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi
như thế về mặt lịch sử [13; 16].
Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của
lãnh thổ Việt Nam. Phần lãnh thổ trên biển Đông Việt Nam có hàng nghìn đảo lớn nhỏ
với diện tích khoảng 1.720 km2 (chưa kể quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Trong đó,
các đảo có diện tích nhỏ hơn 0,5 km2 chiếm hơn 97% và phần lớn tập trung ở vùng
biển ven bờ Vịnh Bắc bộ. Có 24 đảo có diện tích từ 10 km2 đến 600 km2, số còn lại là
các đảo có diện tích từ 1km2 trở lên.

Như vậy chủ quyền biển, đảo là quyền sở hữu, quản lý, sử dụng và bảo vệ các
vùng biển, đảo và quần đảo theo luật pháp của Việt Nam và tuân theo luật pháp quốc tế
[17; 43].
Chủ quyền biển, đảo được khẳng định trong Công ước quốc tế: theo công ước Luật
Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (thường được gọi tắt là Công ước Luật Biển năm
1982) được thông qua tại thành phố Môntê-gô-bay của Gia-mai-ca vào ngày 10-121982. Công ước đã có hiệu lực và hiện nay có 161 thành viên tham gia, trong đó có


10
các nước ven Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nêxi-a, Xin-ga-po và Bru-nây. Công ước quy định chủ quyền của các quốc gia ven biển
có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để
tính lãnh hải của quốc gia ven biển.
Khái niệm hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khóa: Là dạng hoạt động của người học ngoài giờ lên lớp
chính thức, ngoài phạm vi qui định của chương trình bộ môn. Hoạt động này được gắn
với những yêu cầu, nội dung của các môn học để có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho giáo
dục chính khóa.
Hoạt động ngoại khóa hiểu như là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp, là
con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành
động của sinh viên, là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của sinh
viên về khoa học - kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo,
văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí... để giúp sinh viên hình
thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường).
1.1.2. Mục tiêu và đặc điểm của hoạt động ngoại khoá
Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa ở trường học có mục tiêu giúp cho sinh viên:
Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những
giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trên lớp, mở rộng
nâng cao hiểu biết cho sinh viên về các lĩnh vực của đời sống xã hội, có ý thức trách

nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp.
Củng cố vững chắc các kĩ năng cơ bản đã được rèn luyện từ trung học phổ
thông để trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng
lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả.
Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm
về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân
(để tự hoàn thiện mình) và của người khác; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc
sống.


11
Đặc điểm của hoạt động ngoại khoá
Hoạt động ngoại khóa là một trong những hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổ
chức, có kế hoạch, có phương hướng được người học tiến hành theo nguyên tắc tự
nguyện ở ngoài giờ nội khóa dưới sự hướng dẫn của người chỉ đạo hoạt động ngoại
khóa nhằm gây hứng thú và phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng, bổ sung và mở rộng
kiến thức cho sinh viên.
Hoạt động ngoại khóa có một số đặc điểm:
Hoạt động ngoại khóa được thực hiện ngoài giờ học, không mang tính bắt buộc
mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi sinh viên trong khuôn khổ
khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường.
Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: tập thể cả lớp,
nhóm theo năng khiếu, học tập, vui chơi, thường kì, dạng đột xuất nhân những dịp kỉ
niệm hay lễ hội.
Hoạt động ngoại khóa có thể được tổ chức theo những hình thức như: tổ ngoại
khóa, câu lạc bộ khoa học, dạ hội nghệ thuật, câu lạc bộ thể dục thể thao...
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về chủ quyền biển,
đảo Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho thế hệ trẻ về
chủ quyền biển, đảo Tổ quốc có vai trò quan trọng. Vùng biển, đảo có vị trí quan trọng

không chỉ với phát triển kinh tế - xã hội mà cả với quốc phòng an ninh. Trong lịch sử
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển luôn gắn với quá trình xây
dựng và phát triển của đất nước, con người Việt Nam. Vì vậy, việc giáo dục cho sinh
viên ý thức, trách nghiệm về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Đặc biệt, trong thời gian gần đây khi vấn đề Biển Đông đang diễn biến
phức tạp thì những kiến thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc càng trở nên cấp thiết
đối với thế hệ trẻ nói chung và đối với sinh viên đại học nói riêng.
Hoạt động ngoại khóa là hình thức dạy học được tổ chức ngoài giờ học, có vai
trò quan trọng trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng và Nhà nước, là biện
biện pháp thiết thực để đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy trong học tập, đồng
thời cũng là biện pháp đề gắn kiến thức lý thuyết với cuộc sống.


12
Với vai trò quan trọng như vậy, tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền
biển, đảo có ý nghĩa to lớn đối với sinh viên đại học hiện nay.
Về kiến thức
Hoạt động ngoại khóa góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần
làm chủ và hợp tác trên cơ sở những hoạt động thực tế. Ngoại khóa được thực hiện cơ
bản dựa trên sự tự nguyện, tự giác của người học cộng với sự giúp đỡ tích hợp của
người dạy sẽ động viên người học nỗ lực hết mình giải quyết vấn đề đặt ra. Hoạt động
ngoại khóa làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, đa dạng, làm cho việc học
tập của người học thêm hứng thú sinh động, tạo cho người học lòng hăng say yêu công
việc, đó là điều kiện để phát triển khả năng, năng lực sẵn có của người học. Qua ngoại
khóa, người học có điều kiện tự làm, tập dượt phát huy óc sáng tạo, tự tin ở mình, có
thể dám nghĩ dám làm.
Tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giảng
dạy ở bậc đại học sẽ góp phần củng cố, làm phong phú, sâu sắc và toàn diện những
kiến thức của sinh viên: Vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc; vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tế đất nước; những bằng chứng

khẳng định chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Về kỹ năng
Trong học tập, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa về chủ
quyền biển, đảo nói riêng góp phần phát triển các năng lực nhận thức đặc biệt như: kỹ
năng tư duy, kỹ năng hợp tác, kỹ năng thuyết trình… cho sinh viên. Nếu như bài nội
khóa là hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã quy
định về thời gian, nội dung… thì hoạt động ngoại khóa mang tính chất tự nguyện. Sinh
viên có thể chọn và tham gia một hình thức hoạt động phù hợp với trình độ, sở thích
của các em dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Sự tự nguyện này sẽ phát huy năng lực
nhận thức độc lập, làm nảy sinh và phát triển hứng thú của sinh viên và qua đó đem lại
kết quả học tập cũng tốt hơn.
Về thái độ
Tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc có tác dụng thiết
thực trong việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của
đất nước, bồi dưỡng ý thức tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về chủ quyền lãnh thổ,


13
lòng biết ơn đỗi với các thế hệ cha ông đã chiến đấu vì độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc. Qua đó, sinh viên có thái độ đúng đắn đối với các môn học, coi trọng
môn học, có thái độ hành xử đúng mực đối với các vấn đề trong cuộc sống. Bồi dưỡng
cho các em niềm say mê học tập và cống hiến cho Tổ quốc, phát huy tinh thần của
công dân tương lai trong thời đại mới, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến
động và phức tạp như hiện nay.
Tóm lại, hoạt động ngoại khóa có mục đích bao trùm là hỗ trợ cho dạy học nội
khóa, giúp phát triển và hoàn thiện nhân cách người học. Đặc biệt, hoạt động ngoại
khóa góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có tính tích cực, tự lực
cao và có khả năng sáng tạo tốt trong công việc, đáp ứng được yêu cầu của nền giáo
dục ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
1.1.4. Những nội dung cơ bản về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cần được giáo dục

cho sinh viên
Giáo dục cho sinh viên về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo của các
nhà nước trong lịch sử Việt Nam
Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển, đảo luôn có vai trò quan
trọng và đã đi vào lịch sử suốt mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, nội
dung đầu tiên cần giáo dục cho sinh viên là ý thức về chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói
chung, chủ quyền biển, đảo Tổ quốc nói riêng.
Thực chất của quá trình dựng nước đầu tiên ở nước ta là một quá trình lấn biển theo
hai hướng: từ núi xuống (lấn biển) và ngược lại, từ hướng biển lên (biển lấn). Tư duy
sơ khai về quá trình chinh phục biển của người Việt cổ được thể hiện ở địa bàn sinh
sống, với nghề nông và chăn nuôi, đánh cá. Hình thuyền khắc trên trống đồng Đông
Sơn đã khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với sông nước lấy thuyền làm phương
tiện làm ăn sinh sống.
Ngay từ rất sớm các triều đại phong kiến Việt Nam đã rất quan tâm đến vấn đề biển,
đảo; xác lập và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa. Thời Lý đã thiết lập những Trang, thời Trần thiết lập những Trấn, thời Lê (năm
1426) đặt Tuần Kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn, các đảo... để quản lý biển, thu thuế
của các tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển của ta. Từ thời Lê Thánh Tông cho
lập bản đồ toàn quốc gọi chung là “Hồng Đức bản đồ” vào năm Canh Tuất (1490),


14
trong đó có cả Hoàng Sa và Trường Sa, cho thấy trước đó hai quần đảo này đã thuộc
chủ quyền Đại Việt. Các Chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong cũng rất quan tâm
quản lý, khai thác, xác lập và bảo vệ chủ quyền tại Hoàng Sa với việc thành lập các đội
Hoàng Sa. Đến triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX) đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xác
lập và thực thi chủ quyền biển, đảo đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa một
cách hòa bình và liên tục. Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, ngay sau khi lên
ngôi, vua Gia Long (1803) đã ra chỉ dụ củng cố đội Hoàng Sa. Việc xác lập chủ quyền
biển, đảo dưới triều Nguyễn được thúc đẩy mạnh vào thời vua Minh Mạng, đồng thời

vua Minh Mạng cho tiến hành xây dựng nơi thờ tự (chùa, miếu), trồng cây, dựng cột,
dựng bia chủ quyền tại một số đảo vào các năm 1833, 1835, 1836 ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Các hoạt động của Nhà Nguyễn tại Hoàng Sa và Trường Sa được lưu lại không chỉ
trong tài liệu lịch sử của nhiều tác giả trong nước. Trong “Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ
đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo (1686); “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776) đã
tả kỹ về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Phan Huy Chú (1782 1840) trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí” và “Hoàng Việt địa dư chí” còn mô
tả việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Quốc sử quán triều Nguyễn biên
soạn Đại Nam thực lục tiền biên (1844 - 1848), Đại Nam thực lục chính biên, Đại
Nam nhất thống chí…
Từ ngày 6/6/1884, sau khi triều Nguyễn ký với Pháp Hiệp ước Giáp Thân, công nhận
sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Từ đó, Pháp thực hiện chủ quyền với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Năm 1887, Pháp và triều đình Mãn Thanh ký công ước hoạch định biên giới trên bộ
và trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là
của Việt Nam. Suốt thời gian từ 1927 đến 1945, chính quyền thực dân Pháp ở Việt
Nam luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam, chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền Việt
Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tháng 9/1951, tại Hội nghị San Franxitco, ông Trần Văn Hữu, Thủ tướng Chính phủ
của Bảo Đại, trưởng phái đoàn của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên
các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Về hành chính, năm 1956, Chính phủ Việt Nam
Cộng hòa quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Tuy Phước và chuyển quần đảo
Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên về tỉnh Quảng Nam quản lý (1961).
Khi Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm các đảo phía Đông (tháng 4/1956) và các


15
đảo phía Tây (tháng 01/1974) quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam trong mỗi
thời kỳ đã cực lực lên án và kiên quyết phản đối.
Tháng 4/1975, Hải quân nhân dân Việt Nam giải phóng các đảo ở Trường Sa do quân
đội Sài Gòn đóng giữ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và
tuyên bố quyền bảo vệ chủ quyền đó.
Giáo dục cho sinh viên những giá trị, tiềm năng kinh tế - xã hội to lớn của biển, đảo
đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Biển là đặc ân của thiên nhiên đối với loài người để sinh tồn trên trái đất. Ngoài hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa án ngữ giữa trung tâm Biển Đông, biển Việt Nam có
các đảo lớn như Phú Quốc, Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quý, Côn Sơn, Lý Sơn. Vì vậy, biển
đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước. Biển, đảo luôn gắn liền với
cuộc sống con người Việt Nam. Biết bao thế hệ người Việt Nam chúng ta đã lưu truyền
câu chuyện về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trong cái thần bí của huyền thoại, có cái lõi
rất hiện thực: đó là hai hướng hoạt động của Tổ tiên ta để sinh tồn: làm ruộng săn bắn
trên đất liền và đánh bắt hải sản ngoài biển. Ngay từ rất sớm, tổ tiên ta đã thấy được
những những giá trị, tiềm năng mà biển đem lại cho cuộc sống của con người. Sông
biển Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc. Từ xa
xưa đến nay, các triền sông, cửa biển là những địa bàn tập trung dân cư đông đúc làm
ăn sinh sống. Nghề sông biển sớm phát triển, nên kiến thức về sông biển của nhân dân
ta vô cùng phong phú. Nhờ vậy, ở những địa bàn này đã dần dần hình thành các trung
tâm quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước.
Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày
càng có vai trò lớn trong tương lai. Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn, có trên
l00 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó, một số nơi có khả năng xây dựng cảng
quy mô tương đối lớn (kể cả cấp trung chuyển quốc tế); có nhiều đảo có giá trị kinh tế
cao; có nhiều bãi biển lớn và nhỏ, cảnh quan đẹp; trong đó có những bãi biển đủ tiêu
chuẩn quốc tế để phát triển các loại hình du lịch biển. Ngoài ra, ven bờ biển có nhiều
khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp như than, sắt, titan, cát thuỷ
tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và khoảng 5 - 6 vạn ha ruộng muối biển.
Như vậy, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia Việt



16
Nam trên biển là một chủ trương lớn của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, thể hiện tư duy mới trong nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trò to lớn của vùng
biển đảo đối với sự phát triển của đất nước. Đó là tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể
hướng tới phát triển thành một quốc gia mạnh về biển.
Giáo dục trách nhiệm của sinh viên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Sinh viên là lực lượng trẻ, tầng lớp tri thức trong xã hội, được xem là tương lai của
quốc gia. Là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động xã hội, nhằm thúc đẩy tạo hiệu
ứng với cộng đồng. Có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến phát huy tiềm
năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Trước những diễn biến hết sức phức tạp ở Biển Đông như hiện nay, mỗi sinh viên cần
phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng,
Nhà nước ta về giải quyết các vấn đề trên Biển Đông, nhận rõ đúng sai, hành động có
tổ chức và tuân thủ nghiêm pháp luật, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lôi
kéo, dụ dỗ vào các hoạt động gây rối, biểu tình gây mất ổn định an ninh chính trị, trật
tự, an toàn xã hội, kiên quyết giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để hội nhập và phát
triển đất nước.
Để phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to
lớn, lòng nhiệt huyết của sinh viên, tạo môi trường thuận lợi để sinh viên tự rèn luyện,
tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình, tổ chức Đoàn cần đẩy mạnh và nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới cho sinh viên. Đây là nhiệm vụ nền tảng quan trọng góp phần nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của sinh viên đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Đoàn thanh niên cần phải đổi mới cả nội dung và hình
thức theo hướng: tập trung quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc
được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược Biển Việt Nam
đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng và Luật Biển Việt
Nam năm 2015, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Qua đó, giúp sinh
viên nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn của mình trong việc bảo vệ chủ quyền

thiêng liêng của Tổ quốc. Bên cạnh đó cần phải củng cố niềm tin, động cơ và ý chí bảo
vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây cũng là công việc quan trọng góp phần vào
thực hiện thắng lợi vai trò của sinh viên với các nhiệm vụ được giao.


17
1.2. Cơ sở thực tiễn
Để có những nhận xét khách quan, chính xác, khoa học về tình hình giáo dục ý
thức chủ quyền biển, đảo qua các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên hiện nay, chúng
tôi đã tiến hành điều tra 500 sinh viên năm thứ 2 và 3 (khóa 58, 59) thuộc các Khoa
khác nhau của trường Đại học. Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở để đưa ra những kết
luận và đặt ra các yêu cầu giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chủ
quyền biển, đảo qua các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học hiện nay.
Để khảo sát thực trạng chúng tôi thiết kế mẫu phiếu hỏi dành cho sinh viên với
nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề như: sự cần thiết phải tìm hiểu các
kiến thức về chủ quyền biển đảo; hình thức giáo dục về biển đảo mà sinh viên muốn
được học; nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa; các
hình thức hoạt động ngoại khóa mà sinh viên đã được tham gia, những hiểu biết của
sinh viên về vấn đề biển, đảo và chủ quyền biển, đảo Việt Nam…
1.2.1. Kết quả khảo sát thu được
Thứ nhất, khi được hỏi kiến thức về chủ quyền biển đảo Tổ quốc có cần thiết
phải đưa vào trong chương trình dạy và học cho sinh viên không, chúng tôi đã thu
được kết quả như sau:
TT

Mức độ

Tỷ lệ

1


Rất cần thiết

17%

2

Cần thiết

68%

3

Ít cần thiết

12%

4

Không cần thiết

3%

Qua số liệu trên cho thấy: 85% số sinh viên được hỏi cho rằng việc giáo dục
kiến thức biển, đảo là cần thiết và rất cần thiết; 15 15% cho rằng ít cần thiết và không
cần thiết. Kết quả trên cho thấy, đa số sinh viên đã ý thức được vị trí, tầm quan trọng
của vấn đề giáo dục chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Điều này cũng chứng tỏ sinh
viên có nhu cầu tìm hiều về kiến thức biển, đảo; có nhu cầu được hiểu biết, giáo dục
về chủ quyền biển, đảo để từ đó sinh viên yêu quê hương đất nước hơn, ý thức được
vai trò to lớn của biển đảo và có ý thức bảo vệ Tổ quốc khi tổ quốc bị xâm phạm. Đây

là một kết quả có ý nghĩa quan trọng, bởi sinh viên là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã
hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy
cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến phát huy


18
tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng thời, đây cũng là lực
lượng đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về
quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam, tranh thủ các nguồn
lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên
mọi lĩnh vực.
Thứ hai, khi được hỏi bạn thường tìm hiểu kiến thức về chủ
quyền biển đảo thông qua hình thức nào, chúng tôi thu được kết quả
như sau:
TT

Hình thức

Tỷ lệ

1

Sách, báo, tivi, internet...

53%

2

Bài học trên lớp


24%

3

Hoạt động ngoại khóa

6%

4

Các hình thức khác

17%

Qua số liệu trên cho thấy, phần lớn (53%) sinh viên đều phải tự tìm hiểu những kiến
thức về biển, đảo và chủ quyền biển, đảo qua các tài liệu sách, báo, tivi và internet.
Kết quả này chứng tỏ, chương trình dạy học còn hạn chế trong việc đề cập đến kiến
thức chủ quyền biển, đảo để giáo dục cho sinh viên.
Những năm vừa qua, Nhà trường đã có những hoạt động tuyên truyền nhằm
giáo dục sinh viên về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc… như tổ chức các buổi nói chuyện
về biển, đảo; tham quam bảo tàng; hay phối hợp với Đoàn thanh niên trường học tổ
chức ngoại khóa… Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một định hướng cụ thể của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc đưa nội dung giảng dạy về chủ quyền biển, đảo vào
chương trình môn học. Ngoài môn học Giáo dục chính trị - quốc phòng, an ninh của
khoa Giáo dục quốc phòng, những vấn đề về biển đảo, đặc biệt là chủ quyền biển đảo
mới chỉ được nhắc đến một cách sơ lược ở bài 11 “Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia”, không đủ để giáo viên có thể phân tích sâu những yếu tố phát
triển kinh tế, an ninh quốc phòng, chủ quyền vùng biển đảo… Các môn học khác,
thậm chí như môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - môn học có
nhiều ưu thế về giáo dục đạo đức, nhân cách, lòng yêu quê hương đất nước, ý thức về

những giá trị truyền thống của dân tộc… vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
Tổ quốc cũng đề cập rất hạn chế. Hơn nữa, trong quá trình dạy học, giảng viên chưa
tập trung chú trọng khai thác triệt để kiến thức sách giáo trình, chưa kịp thời bổ sung


19
nguồn tư liệu khoa học để cụ thể hóa, làm sâu sắc kiến thức về chủ quyền biển đảo,
cũng như cuộc đấu tranh để bảo vệ vùng biển Tổ quốc. Điều này, dẫn đến những hiểu
biết về biển đảo của sinh viên có được chủ yếu dựa trên tìm hiểu sách báo hoặc các
phương tiện truyền thông, thiếu sự định hướng, dẫn đến nhiều cách hiểu chưa thấu
đáo. Vì việc trang bị cho sinh viên những kiến thức chủ yếu về biển đảo Việt Nam là
vô cùng cần thiết.
Thứ ba, khi được hỏi bạn thích học những kiến thức về chủ quyền biển, đảo qua
phương pháp nào chúng tôi thu được kết quả như sau:
TT

Phương pháp

Tỷ lệ

1

Đọc - chép

15%

2

Thông qua các hoạt động ngoại khóa


45%

3

Sử dụng công nghệ thông tin

35%

4

Các phương pháp khác

5%

Qua số liệu trên cho thấy sinh viên đã không còn mặn mà với lối dạy học truyền
thống đọc - chép của giảng viên mặc dù chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của
phương pháp này; ngày nay do sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhu cầu tìm hiểu
học hỏi của sinh viên ngày càng lớn nên sinh viên thích tìm hiểu, khám phá kiến thức
thông qua các hình thức, phương pháp mới mẻ như hoạt động ngoại khóa, ứng dụng
công nghệ thông tin... đây là những phương pháp có thể gây được hứng thú đồng thời
phát huy được tính tích cực của sinh viên.
Thứ tư, khi được hỏi: Bạn nhận thức như thế nào về vai trò của hoạt động ngoại
khóa đối với quá trình học tập của sinh viên ở trường đại học? chúng tôi thu được kết
quả như sau:
Vai trò

Tỷ lệ

TT
1


Rất quan trọng

23%

2

Quan trọng

54%

3

Ít quan trọng

18%

4

Không quan trọng

5%

Từ bảng trên cho thấy: đại đa số sinh viên đều cho rằng hoạt động ngoại khóa
quan trọng đối với quá trình học tập của sinh viên (77%), giúp sinh viên hiểu rõ hơn
những kiến thức mà trên lớp sinh viên chưa có điều kiện tìm hiểu rõ, 23% sinh viên


20
cho rằng hoạt động ngoại khóa ít quan trọng. Từ sự nhận thức này ta thấy sinh viên rất

cần các hoạt động ngoại khóa để phát huy năng lực, sở trường của mình đặc biệt có thể
giúp giảm stress sau những giờ học căng thẳng mệt mỏi.
Thứ năm, khi hỏi trong chương trình các môn học, bạn có thường
xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển,
đảo không? chúng tôi thu được kết quả:
TT

Mức độ

Tỷ lệ

1

Rất thường xuyên

0%

2

Thường xuyên

0%

3

Thi thoảng

24%

4


Hiếm khi

76%

Qua bảng số liệu cho thấy: Số sinh viên thường xuyên tham gia là 0%; 24%
sinh viên thi thoảng được tham gia các hoạt động tìm hiểu kiến thức về chủ quyền
biển, đảo; số còn lại là 76% rất hiếm khi được tham gia. Từ kết quả cho thấy, việc giáo
dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho sinh viên vẫn chưa thật sự được chú trọng. Điều
này dẫn đến nhận thức của sinh viên còn mờ nhạt, kết quả giáo dục sinh viên ý thức về
chủ quyền biển, đảo quốc gia chưa thật hiệu quả.
Thứ sáu, khi nêu câu hỏi: Theo bạn việc tham gia các hoạt động ngoại khóa về
chủ quyền biển, đảo Việt Nam có tác dụng gì? chúng tôi thu được kết quả: 90% sinh
viên đều cho rằng hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo trong học tập một số
môn học có ưu thế về giáo dục chủ quyền biển, đảo ở trường đại học giúp sinh viên
nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo quê hương, khơi dậy lòng yêu nước, tự hòa
dân tộc, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với những người đi trước và công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay. Đồng thời, cũng giúp sinh viên hiểu được vai
trò, ý nghĩa của biển, đảo quê hương đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Thứ bảy, khi đặt câu hỏi: Bạn đã được tham gia hoạt động ngoại khóa về chủ
quyền biển, đảo ở trường đại học chưa? chúng tôi thu được kết quả như sau:

TT

Số lân tham gia

Tỷ lệ

1


Tham gia nhiều lần

0%

2

Đã từng tham gia

26%

3

Chưa tham gia

74%


21

Qua bảng số liệu cho thấy: Phần lớn (74%) sinh viên trả lời là chưa được tham
gia các hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo. Còn lại 26% số sinh viên trả lời
là đã từng được tham gia hoạt động này. Điều này càng khẳng định rằng hoạt động
ngoại khóa về biển, đảo và giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho sinh viên ở trường
đại học còn hạn chế.
Đồng thời với việc điều tra nhận thức của sinh viên về hoạt động ngoại khóa,
chúng tôi cũng soạn một số câu hỏi kiểm tra hiểu biết của sinh viên về chủ quyền biển,
đảo Tổ quốc. Qua điều tra khảo sát, chúng tôi thấy, kiến thức về chủ quyền biển, đảo
của sinh viên còn rất mơ hồ. Chẳng hạn khi đưa ra một số câu hỏi như: Biển Đông có
vị trí chiến lược quan trọng, chủ yếu do đâu? Có bốn phương án lựa chọn A: Là một
trong những vùng biển rộng nhất Thế giới. B: Là đường giao thông hàng hải nhộn nhịp

bậc nhất thế giới. C: Có nguồn tài nguyên phong phú nhất thế giới. D: Có rất nhiều
nước nằm ven bờ. Kết quả cho thấy, 57% sinh viên lựa chọn đáp án A, 22% lựa chọn
đáp án B và 25% lựa chọn C, D. Hoặc, khi hỏi về Trường Sa, Hoàng Sa là đơn vị hành
chính thuộc tỉnh/thành phố nào? Hầu hết sinh viên đều trả lời sai (65%). Đặc biệt, với
các câu hỏi đòi hỏi sinh viên phải tổng hợp kiến thức như: Bạn hãy kể tên những giá
trị, tiềm năng kinh tế - xã hội to lớn của biển, đảo đối với công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước hay câu hỏi bạn hãy cho biết những chủ trương của Đảng và Nhà nước
ta về bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay?... nhiều sinh viên đã không trả lời được
hoặc có trả lời nhưng rất chung chung, không đúng trọng tâm câu hỏi. Như vậy rõ ràng
kiến thức về biển, đảo của sinh viên không vững mặc dù đây là những kiến thức đã
được học ở chương trình phổ thông.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Thứ nhất, chương trình giảng dạy ở đại học ít đề cập, thậm chí không đề cập
đến vấn đề chủ quyển biển đảo. Do đó, giảng viên phải tự mò mẫm nội dung, phương
pháp giáo dục về chủ quyền biển đảo để giảng dạy cho sinh viên. Vì vậy, dẫn đến thực
trạng sinh viên có những hiểu biết hạn chế về vùng biển đảo của Việt Nam, đây là mối
lo ngại cho thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy việc giáo dục cho sinh viên
ý thức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc ta hiện nay là hết sức
cấp thiết.


22
Thứ hai, phương pháp giảng dạy hiện nay các thầy cô thường hoạt động nhiều,
chủ yếu sử dụng những phương pháp truyền thống không phát huy được hoạt động của
sinh viên dẫn tới tiết học nhàm chán, hiệu quả không cao và đặc biệt là sinh viên
không hứng thú với môn học. Do vậy, việc tạo hứng thú học tập của sinh viên là chìa
khóa vàng để các bạn có thể vượt qua được tính áp đặt của cách học truyền thống,
hướng đến cách học tích cực phương pháp tối ưu nhất đối với các nhà giáo dục là tổ
chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên.
Thứ ba, do thời lượng và nội dung giảng dạy về chủ quyền biển, đảo trong

chương trình nội khóa ở các môn học có ưu thế về giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo
cho sinh viên còn hạn chế, nên hình thức học ngoại khóa là giải pháp hữu hiệu để trang
bị thêm cho sinh viên hiểu biết về chủ quyền và ý thức chủ quyền biển, đảo. Tuy
nhiên, hình thức ngoại khóa để giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho sinh viên
hiện nay chưa được nhà trường và các giảng viên quan tâm, cho nên hiệu quả giáo dục
chưa cao.
Tiểu Kết Chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động ngoại
khóa về chủ quyền biển, đảo, chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức
ngoại khóa nói chung và ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo nói riêng. Giáo dục ý thức
chủ quyền biển, đảo qua hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần giúp sinh viên củng cố,
làm phong phú, sâu sắc và toàn diện những kiến thức về biển, đảo và chủ quyền biển,
đảo của Tổ quốc. Đồng thời, phát huy được vai trò của sinh viên trong bảo vệ chủ
quyền biển đảo của Tổ quốc. Khơi dậy, huy động, khai thác những tiềm năng, sức
mạnh to lớn trong tuổi trẻ và tạo ra những điều kiện hoạt động thuận lợi giúp sinh viên
nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình, hình thành niềm tin, thái độ,
động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo
bằng các phương thức khác nhau, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Việc giáo dục ý
thức chủ quyền biển, đảo qua hoạt động ngoại khóa cho sinh viên có vai trò to lớn,
nhưng trong giảng dạy ở đại học hiện nay hoạt động này chưa được nhà trường và các
giảng viên quan tâm hoặc nếu có thì chỉ là sơ sài và hiệu quả chưa cao.


23


24
CHƯƠNG II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO
DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI
KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

2.1. Tổ chức báo cáo chuyên đề về chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Sinh viên là những người đã có được những kiến thức và kĩ năng để báo cáo
những chuyên đề, có kinh nghiệm làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Do đó việc
tổ chức báo cáo chuyên đề đối với sinh viên dễ thực hiện hơn và mang lại hiệu quả về
mặt giáo dưỡng, kỹ năng và giáo dục cao. Hoạt động này giúp sinh viên nhận thức sâu
sắc về vấn đề nghiên cứu đồng thời giúp các em tự tin hơn trong học tập và trong giao
tiếp. Hoạt động báo cáo chuyên đề đòi hỏi sinh viên phải tìm hiểu, nghiên cứu, tự làm
việc theo cá nhân hoặc theo nhóm nên việc đó rất có ý nghĩa đối với sinh viên, kích
thích tính tự giác, độc lập làm việc. Bên cạnh đó còn rèn cho sinh viên một số kỹ năng
như: kỹ năng viết, sắp xếp vấn đề, trình bày một bản báo cáo làm cho quá trình nhận
thức về các vấn đề biển, đảo được sâu sắc hơn.
Để có được những báo cáo mang tính khoa học, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên
cụ thể như sau:
B1. Xác định chuyên đề báo cáo
Chuyên đề báo cáo gắn liền với mục tiêu, nội dung của các bài học nội khóa nhằm
hướng tới giáo dục cho sinh viên ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
B2. Người chủ trì hoạt động ngoại khóa lập kế hoạch và phân công cụ thể cho từng
nhóm.
- Chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký. Yêu cầu các thành viên trong nhóm cần hợp
tác, chia sẻ, đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian, để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm bám sát vào mục tiêu của
chuyên đề để lựa chọn tài liệu, tìm kiếm tài liệu từ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,
báo chí, Internet, thực tế....
B3. Người chủ trì hoạt động ngoại khóa hướng dẫn sinh viên kĩ năng xử lí thông tin:
Sưu tầm tư liệu, phân tích tư liệu, tổng hợp tư liệu, khái quát hóa nội dung
B4. Người chủ trì hoạt động ngoại khóa hướng dẫn kĩ năng trình bày báo cáo
- Để trình bày báo cáo một cách khoa học, sinh viên cần biết xây dựng được đề


25

cương (dàn ý) báo cáo.
- Trình bày báo cáo cần chú ý: ngắn gọn, súc tích kết hợp với công nghệ thông tin để
minh họa (tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, phim ảnh...) cho bài báo cáo sinh động, hấp dẫn,
hiệu quả; giọng nói thuyết trình phải mạch lạc, rõ ràng, có lập luận giải thích.
B5. Đánh giá kết quả báo cáo
- Trước khi các nhóm báo cáo, người chủ trì hoạt động ngoại khóa đề cử ban giám
khảo và thư ký tổng hợp điểm.
- Người chủ trì hoạt động ngoại khóa nhận xét nêu tóm lược những điểm chính mà
sinh viên trình bày. Có thể mở rộng vấn đề hoặc nêu những khía cạnh tiếp tục phát
triển của bài báo cáo để sinh viên nghiên cứu hoặc trao đổi tiếp. Cuối cùng giảng viên
đánh giá buổi báo cáo chuyên đề và rút kinh nghiệm cho những buổi báo cáo lần sau.
2.2. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Đây là một hoạt động ngoại khóa có tính chất tổng hợp, thu hút tất cả sinh viên
toàn trường tham gia và sự phối hợp của các tổ chức trong nhà trường như: Công đoàn,
Phòng công tác chính trị sinh viên, Đoàn thanh niên và giảng viên các bộ môn có liên
quan. Muốn tổ chức hoạt động cuộc thi có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công
phu.
Bước 1: Xác định chủ đề: Đây là bước có vai trò quan trọng, ở bước này chúng
ta phải lựa chọn những chủ đề có liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Chẳng hạn như tổ chức cuộc thi với chủ đề “Biển, đảo quê hương”
Bước 2: Xây dựng kế hoạch cuộc thi:
+ Thời gian chuẩn bị; địa điểm tiến hành; thành phần tham gia; khách mời ...
+ Mục tiêu cuộc thi phải đạt: `
Về kiến thức: Biết được một số đặc điểm về vị trí, giới hạn tự nhiên, đặc biệt là vai
trò chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông; Biết được những căn cứ khẳng
định chủ quyền biển, đảo của nước ta; Nắm được tên và vị trí của một số quần đảo và
đảo trên vùng biển Tổ quốc; Biết một số vấn đề cơ bản của chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Về kĩ năng: Xác định được trên bản đồ vị trí, giới hạn của Biển Đông, vị trí một số
đảo và quần đảo lớn từ Bắc vào Nam; Rèn các kĩ năng làm việc nhóm, tìm kiếm, phân



×