Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

tìm hiểu mô hình đô thị thông minh và khả năng áp dụng xây dựng đô thị hà nội thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 34 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................3
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI................................4
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH............................2
1.1. Cơ sở khoa học về đô thị thông minh.......................................................2
1.1.1. Các khái niệm về đô thị thông minh......................................................2
1.1.2. Các yếu tố cấu thành một đô thị thông minh........................................2
1.1.3. Một số yếu số cấu thành cơ sở hạ tầng thông minh..............................3
1.1.4. Các bước thực hiện dự án đô thị thông minh........................................5
1.1.5. Khó khăn và thách thức khi xây dựng đô thị thông minh...................7
1.2. Một số đô thị thông minh trên thế giới.....................................................8
1.3. Tổng quan về đô thị thông minh ở Việt Nam.........................................12
1.3.1. Quan điểm..............................................................................................12
1.3.2. Tầm nhìn, mục tiêu...............................................................................13
1.3.3. Nhu cầu và sự cần thiết hình thành đô thị thông minh......................15
1.4. Kết luận.....................................................................................................15
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THÀNH
PHỐ HÀ NỘI THEO QUAN ĐIỂM ĐÔ THỊ THÔNG MINH..............................16
1. Hệ thống giao thông tại Hà Nội..................................................................16
2. Hệ thống thoát nước tại Hà Nội.................................................................19
3. Hệ thống chiếu sáng....................................................................................22
4. Dự án đô thị thông minh Đông Anh...........................................................23


5. Kết luận........................................................................................................24
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HÀ
NỘI THÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH...................................................................25


3.1. Các giải pháp phát triển đô thị thông minh...........................................25
3.1.1. Phát triển giao thông thông minh........................................................25
3.1.2. Phát triển hệ thống thoát nước thông minh........................................26
3.1.3. Phát triển chiếu sáng đô thị thông minh..............................................28
3.2. Đánh giá khả năng áp dụng các giải pháp phát triển đô thị thông minh
cho thành phố Hà Nội................................................................................................29
3.3. Kết luận ....................................................................................................30
PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................31


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: phê duyệt đề án phát
trển đô thị thông minh bền vừng ở Việt Nam giai đoạn 2018-2025 định hướng đến năm
2030.
2. Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: phê duyệt chương
trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn
2016 – 2020.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CMCN: cách mạng công nghệ
CNTT: công nghệ thông tin
ĐTTM: đô thị thông minh
HTTN: hệ thống thoát nước

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Mô hình đô thị thông minh.................................................................................3
Hình 1.2. Thành phố Hồng Kông.......................................................................................9
Hình 1.3. Thành phố Seoul – Hàn Quốc...........................................................................10
Hình 1.4. Thành phố New York........................................................................................12


Hình 2.1. Ô tô vi phạm bị cẩu về bãi do không có mặt tài xế...........................................17
Hình 2.2. Bãi đỗ xe thông minh 68 Lê Văn Lương..........................................................18
Hình 2.3. Đường Kim Ngưu vào những ngày mưa lớn....................................................20
Hình 2.4.Ngập lụt thường xuyên tại cái khu đô thị khi mùa mưa đến..............................20

Hình 3.1. Bãi đỗ xe thông minh ở Đà Nẵng với diện tích 1000m2...................................26
Hình 3.2. Hệ thống bơm thông minh................................................................................27
Hình 3.3. Thiết bị được lắp ở đầu nguồn nước.................................................................27
Hình 3.4. Cảm biến được lắp dưới sàn nhà để theo dõi các hoạt động liên tục................28


Hình 3.6. Hệ thống đèn LED thông minh có thể chiếu sáng theo chuyển động của con
người................................................................................................................................ 29


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Xây dựng đô thị thông minh hay thành phố thông minh đã trở thành xu hướng
phát triển của tất cả các nước trên toàn thế giới. Thành phố Hà Nội của nước ta cũng
đang trong quá trình thực hiện đô thị thông minh nhưng kết quả đạt được vẫn ở bước
đầu so với tiềm năng và lợi thế của thủ đô. Vì vậy, để tìm hiểu kĩ nguyên nhân này,
sinh viên đã chọn đề tài “Tìm hiểu về mô hình đô thị thông minh và đánh giá khả
năng xây dựng phát triển thành phố Hà Nội thành đô thị thông minh”.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.




Đô thị thông minh.
Hạ tầng thông minh
Giao thông thông minh.
Chiếu sáng thông minh.
Thoát nước thông minh.

3. Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp lý thuyết, khỏa sát và đề xuất một số giải pháp để xây dựng phát triển
thành phố Hà Nội thành đô thị thông minh.

4. Kết cấu báo cáo
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, kết cấu của
báo cáo bao gồm 3 Chương chính sau:
 Chương 1: Tổng quan về đô thị thông minh.
 Chương 2: Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng thành phố Hà Nội theo quan
điểm đô thị thông minh.
 Chương 3: Nghiên cứu khả năng xây dựng thành phố Hà Nội thành đô thị
thông minh.


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Ở chương I chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tổng quan về đô thị thông minh bằng
cách thông qua các khái niệm về đô thị thông minh, các tiêu chí đánh giá, các yếu tố
cơ sở hạ tầng, các bước thực hiện xây dựng đô thị thông minh và các thách thức khi
xây dựng đô thị thông minh. Bên cạnh đó là tìm hiểu thêm về đô thị thông minh trên
thới giới và ở Việt Nam.


1.1. Cơ sở khoa học về đô thị thông minh
1.1.1. Các khái niệm về đô thị thông minh
 Đô thị thông minh là một thành phố bền vững và đáng sống; ở đó người dân
được sử dụng nhiều dịch vụ, tiện ích hơn, công bằng bình đẳng hơn, tiết kiệm hơn, môi
trường sống được cải thiện.
 Đô thị thông minh nhìn ở khía cạnh công nghệ là một thành phố ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông kết nối các cảm biến, mạng không dây tốc độ cao,
xử lý dữ liệu lớn để nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị, cải thiện chất lượng
phục vụ của chính quyền đô thị, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu quả nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành một đô thị thông minh.
Bao gồm 6 yếu tố đó là:
1. Kinh tế thông minh: bao gồm các giải pháp hợp tác, đầu tư, sản xuất, thương
mại sáng tạo hiệu quả và thị trường lao động linh hoạt gồm cả trong và ngoài nước.
Trong đó, các nhà lãnh đạo, người dân và doanh nghiệp sẽ là nền tảng để tạo ra sự tăng
trưởng về kinh tế, tài chính của đô thị bằng những suy nghĩ thông minh. Sẽ phải có
những ngành kinh tế mới mà đô thị truyền thống không thể có. Đó là những ngành tận
dụng công nghệ, tận dụng sự kết nối để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế đô thị.
2. Môi trường thông minh: bao gồm các giải pháp về năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo, quản lý mạng lưới điện tiêu thụ, giám sát ô nhiễm, giám sát chất thải,
cấp thoát nước, các công trình, toà nhà thông minh, tiêu thụ ít năng lượng.
3. Quản lý thông minh: bao gồm các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả, cải
thiện tương tác trong quản lý đô thị, cung cấp dịch vụ cho người dân cũng như tối ưu
chức năng của các đơn vị hành chính.
4. Cuộc sống thông minh: bao gồm các giải pháp giúp nâng cao chất lượng sống
của người dân về tiêu dùng (an toàn vệ sinh thực phẩm...) về lối sống (gắn kết cộng


3
đồng, đời sống văn hoá đa dạng...) về an ninh (giám sát vi phạm, phát hiện tình huống

khẩn cấp, phòng chống cướp giật...) và về y tế.
5. Con người thông minh: bao gồm các giải pháp phát triển con người không chỉ
về nâng cao trình độ học vấn và chất lượng đào tạo mà còn thúc đẩy tư duy sáng tạo và
năng lực đổi mới, cũng như tăng cường tương tác, trao đổi để hướng đến một xã hội
mở về thông tin.
6. Cơ sở hạ tầng thông minh: Nếu một cơ sở hạ tầng không thể mở rộng, linh
hoạt, hiệu quả và hiệu suất cao, nó sẽ gây ra những thách thức và rào cản vô tận trong
bối cảnh thành phố thông minh. Dữ liệu sẽ chỉ tiếp tục phát triển và thành phố sẽ phải
vật lộn dưới sức nặng của nó. Cơ sở hạ tầng thông minh là chìa khóa để xây dựng một
thành phố thông minh.

Hình 1.1. Mô hình đô thị thông minh.

1.1.3. Một số yếu số cấu thành cơ sở hạ tầng thông minh.
Bao gồm 10 yếu tố chính đó là:
1. Cung cấp đủ nước sạch:
- Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên,
hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đô thị lập quy hoạch và mối quan hệ với các vùng có
liên quan.
- Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước: nguồn khai thác,
công suất, hiệu suất khai thác, chất lượng nước sạch, áp lực nước, tính liên tục của
dịch vụ, tỷ lệ đấu nối, tỷ lệ thất thoát thất thu và đánh giá tình trạng các công trình,
mạng lưới đường ống cấp nước.
- Điều tra, khảo sát và đánh giá trữ lượng, chất lượng các nguồn nước mặt, nước
ngầm và khả năng khai thác cho cấp nước.


4
- Xác định các chỉ tiêu cấp nước cho các mục đích sử dụng, nhu cầu cấp nước
theo giai đoạn quy hoạch.

- Lựa chọn nguồn cấp nước, điểm lấy nước; xác định vị trí, quy mô công suất
các công trình cấp nước cho từng giai đoạn và xác định nhu cầu sử dụng đất cho các
công trình cấp nước.
2. Bảo đảm cung cấp điện: Nguồn điê ên cho chiếu sáng đô thị, cho sinh hoạt sẽ
ưu tiên dùng năng lượng mă êt trời, năng lượng gió, năng lượng tái tạo. Các ngôi nhà,
tòa nhà sẽ dùng vâ êt che bên ngoài hoă êc trên nóc nhà và công trình bằng hê ê thống pin
mă êt trời để thu năng lượng sử dụng cho chính công trình.
3. Quản lý chất thải:
- Chất thải sinh hoạt được xử lý theo các công nghệ: Chôn lấp hợp vệ sinh, đốt,
xử lý chế biến thành phân hữu cơ, viên đốt hoặc các công nghệ khác, tùy theo tính chất
chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại. Công nghệ xử lý phải đảm bảo vệ sinh môi
trường, đạt quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo quy định, được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
- Vị trí khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo đúng quy hoạch, không
ảnh hưởng đến các nguồn nước là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư, tuân thủ
các quy chuẩn và tiêu chuẩn tương ứng.
4. Phát triển giao thông: lấy Trung tâm quản lý giao thông là chính (vị trí, quy
mô phải được xác định) để kết nối giao thông công cô êng bằng xe bus, ta xi với đường
sắt đô thị, đường thủy (nếu có); hê ê thống giám sát đường cao tốc, thu phí điê ên tử, đèn
giao thông, điều khiển giao thông…. Qua hê ê thống quản lý thông minh cung cấp cho
người tham gia giao thông những thông tin kịp thời và chuẩn xác nhất để có thể đưa ra
những phán đoán/quyết định viê êc sử dụng tuyến, loại hình giao thông và thời gian
xuất hành hiê êu quả.
5. Nhà ở giá rẻ: là nhà có giá trị thị trường thấp (kết tinh lao động hao phí thấp
hay chi phí làm ra thấp) chứ không chỉ đơn thuần là có giá bán thấp (hay được bán rẻ
hơn giá trị). Khi đó, những người thu nhập thấp trực tiếp sử dụng căn nhà mới được hưởng lợi do việc chỉ phải bỏ ra một khoản tiền ít hơn mà vẫn thoả mãn nhu cầu về nơi
ở của mình.
6. Kết nối công nghệ thông tin và công nghệ số: là việc sử dụng công nghệ
thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an
ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các

hoạt động này. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ số còn là ứng dụng quy trình số hóa vào
doanh nghiệp, giúp quá trình quản lý tài liệu, hồ sơ được dễ dàng và bảo mật.


5
7. Quản trị nhà nước tốt: là việc thực thi các loại quyền lực như kinh tế,
chính trị và hành chính để quản lí tốt mọi vấn đề của đất nước ở tất cả các cấp chính
quyền.
8. Môi trường bền vững: là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên
cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường.
9. An toàn, an ninh:  tình hình trật tự xã hội bình thường, yên ổn, không có rối
loạn, không rối ren.
10. Các vấn đề y tế, giáo dục.
- Y tế thông minh là nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám
sát và chỉ đạo điều hành, đồng thời hỗ trợ, góp phần nâng cao công
tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân, qua đó mang
lại tiện ích tốt nhất cho các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn, bệnh
nhân và người dân.
- Giáo dục thông minh ra đời nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý và chỉ đạo điều hành; đổi mới phương thức dạy –
học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;
mang lại tiện ích tốt nhất cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và nhà
quản lý.
1.1.4. Các bước thực hiện dự án đô thị thông minh.
Bao gồm 6 bước đó là:
1. Thành lập nhóm quản lý, điều hành.
- Một đô thị thông minh cần có một đội ngũ cán bộ được điều phối bởi một
người quản lý chuyên trách cho nhiệm vụ, sử dụng tầm nhìn của lãnh đạo như một lộ

trình của dự án.
- Người quản lý phải am hiểu đầy đủ về tất cả các kết nối giữa các thành phần
khác nhau và đảm bảo rằng tất cả đều có chung một mục tiêu. Do đó, đội ngũ cán bộ là
động lực dự án, đảm bảo tiến độ theo hướng mong đợi, nhóm này nên bao gồm đại
diện của từng lĩnh vực, với kiến thức kỹ thuật và kỹ năng quản lý đầy đủ để đưa ra
quyết định chiến lược và hoạt động. Nhóm nên được thiết lập cẩn thận với các chuyên
gia có kiến thức trong việc phát triển dự án.
2. Xác định các thách thức, hạn chế của thành phố.


6
- Bước đầu tiên là xác định những thách thức đô thị cấp bách nhất và đồng thời
có cơ hội can thiệp của chính quyền để vượt qua chúng dưới tầm hợp nhất và đa
ngành.
- Thứ hai, ngoài việc chẩn đoán những thách thức hiện có trong thành phố, cần
tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng cơ sở hạ tầng công nghệ sẵn có ở thành phố và trong các
cơ sở công cộng cung cấp dịch vụ, đánh giá này bao gồm các khía cạnh kết nối (tốc
độ, các tùy chọn công nghệ có sẵn cho truyền thông dữ liệu băng thông rộng), hệ
thống và thiết bị.
- Thứ ba, điều quan trọng là phải thực hiện một chẩn đoán sâu và trung thực về
năng lực bộ máy tổ chức, và đặc biệt là về trình độ nguồn nhân lực. Điều này sẽ giúp
giải quyết những hạn chế có thể xảy ra ngay khi bắt đầu quá trình.
- Cuối cùng, một chẩn đoán không thể được thực hiện mà không có sự tham gia
của các bên liên quan (cán bộ, công dân và doanh nghiệp). Một cách hay là tổ chức các
cuộc tham khảo trực tuyến hoặc trực tiếp lấy ý kiến người dân để xác định các vấn đề
và đề xuất những gợi ý khác để giải quyết chúng.
3. Thiết kế một giải pháp toàn diện với tầm nhìn đa dạng.
Cần xác định nguồn vốn để thực hiện và duy trì các hành động đã được lên kế
hoạch. Rào cản lớn nhất đối với Thành phố Thông minh là sự bền vững về tài chính
của các dự án. Nguồn thu ngân sách giảm, làm cho chi phí của các giải pháp ngày càng

khó khăn để được duy trì. Một kế hoạch tốt của các giai đoạn dự án cho phép dự báo
nhu cầu huy động về vốn trong những giai đoạn kế tiếp, có thể được tạo ra từ các
nguồn khác nhau và có sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư.
4. Xây dựng kế hoạch thực hiện.
Đối với các dự án Thành phố thông minh, nên chia tuyến thời gian thành các giai
đoạn ưu đãi chính sách, ký kết các hiệp định cần thiết và chu kỳ tài trợ. Hơn nữa, các
bước nhỏ cần phải rõ ràng, thường là với một mô tả rõ ràng về dự án, với một tầm nhìn
rộng và cụ thể của một Thành phố thông minh. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là việc
thực hiện nó bắt đầu bằng một hoặc hai dự án thí điểm, các dự án này đòi hỏi mức độ
chú ý và lập kế hoạch giống như một dự án đầy đủ. Đồng thời, có thể cung cấp kết quả
nhanh hơn và bài học giá trị cho các dự án khác toàn diện hơn.
5. Tìm kiếm sự hợp tác.
Thành phố thông minh cần được cấu trúc trên một số công nghệ hoặc các nhà
cung cấp dịch vụ, tạo ra một hệ sinh thái thông minh là cần thiết để cung cấp cho
người dùng cuối với tất cả các giải pháp, dịch vụ mà không có sự phụ thuộc và rủi ro
liên quan đến một nhà cung cấp công nghệ đơn lẻ. Điều này sẽ xác định giá trị thực sự


7
cần thiết cho một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi và đảm bảo chất lượng dịch vụ cuối
cùng.
6. Đánh giá kết quả.
- Học hỏi và tìm ra các giải pháp công nghệ cần đầu tư, đòi hỏi phải đánh giá
cẩn thận các dự án được liệt kê trong kế hoạch và chia sẻ kinh nghiệm với các thành
phố khác trong nước và trên thế giới. Từ đó, xây dựng các chỉ số để đo lường kết quả,
thu nhập đầu tư và sự hài lòng của người dân để đánh giá cẩn thận các sai sót, tránh lặp
lại. Theo dõi, đánh giá và cung cấp phản hồi cho quy hoạch và phát triển đô thị là rất
quan trọng đối với chu trình phát triển một Thành phố thông minh. Kết quả đo được
của mỗi dự án nhỏ, cùng với sự công khai tích cực và sự tham gia của người dân, sẽ
tạo động lực cho các dự án trong tương lai.

- Cần phải chỉ ra rằng mặc dù các trung tâm kiểm soát là bộ não của dự án
nhưng nhiều người làm việc gián tiếp trong hoạt động của họ đóng một vai trò quan
trọng cho các mục tiêu cần đạt được. Do đó, cần phải cung cấp phản hồi cho các khu
vực khác nhau của chính phủ với những bài học kinh nghiệm, với những thành công
và thất bại, sử dụng dự án để thúc đẩy quá trình thay đổi và điều chỉnh trong quản lý
nhà nước, bằng cách này, một kết quả mong đợi sẽ được đảm bảo.
1.1.5. Khó khăn và thách thức khi xây dựng đô thị thông minh.

 Thách thức từ con người và năng lực quản lý:
- Nhận thức, tư duy và tầm nhìn của người quản lý và người dân: Công nghệ có
thể đổi mới, nhưng người dân không thấy tầm quan trọng, không sử dụng, không ủng
hộ, không quan tâm và không tham gia cùng chính quyền hay nhà quản lý và ngược lại
thì cũng chẳng thể tận dụng triệt để được lợi thế mà công nghệ có thể mang lại.
- Thay đổi tình trạng các cơ quan quản lý làm việc một cách độc lập theo các
chức năng mà thiếu sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan như hiện nay.
- Con người ở đây phải có trình độ năng lực, sử dụng thiết bị thông minh và có
trách nhiệm.
 Thách thức từ cơ sở hạ tầng:
- CNTT, trang thiết bị, phần mềm sử dụng, kết nối mạng, an ninh thông tin, an
ninh mạng được xem là quan trọng song vẫn còn nhiều khó khăn.
- Cơ sở dữ liệu còn hạn chế: đa dạng về dữ liệu song nhiều dữ liệu chưa thông
nhất nhận dạng, định tính, định lượng…) chưa sẵn sàng kết nối, trao đổi, chia sẻ, phối
hợp và tính cập nhật yếu.


8
- Ùn tắc giao thông, ngập úng đô thị, thiếu nước sinh hoạt, ô nhiễm môi
trường… Nội dung của quy hoạch đô thị chưa đổi mới để làm cơ sở xây dựng thành
phố thông minh.
- Thiếu nguồn lực cho phát triển, chưa có một cơ chế mang tính đột phá.

 Thách thức từ phương pháp tiếp cận: Xây dựng đô thị thông minh lấy người
dân làm trung tâm. Nhưng hiện nay việc xây dựng này hình như chủ yếu do các cơ
quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp nghiên cứu, soạn thẻ đề xuất… chưa thấy
có một cuộc điều tra từ nhân dân xem họ muốn gì của thành phố mình đang sống.

1.2. Một số đô thị thông minh trên thế giới.
1.2.1. Hồng Kông.
- Hong Kong trở nên nổi bật và chiếm vị trí thứ 9 trên bảng xếp hạng nhờ chỉ số
đổi mới cao: gần như 100% dân số có điện thoại di động và thành phố này có số lượng
điểm truy cập mạng không dây cao trong top toàn cầu.
- Hong Kong cũng có số lượng người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội
khá cao. Bên cạnh đó, thành phố này cũng triển khai một hệ thống ID điện tử mới như
một phần trong kế hoạch thành phố thông minh của mình.

Hình 1.2. Thành phố Hồng Kông.


9
1.2.2. Thành phố Toronto.
Thành phố Toronto ở Canada đã có những bước tiến triển đáng kể trong nỗ lực
trở thành thành phố thông minh. Để đổi phó với những hệ lụy của phát triển nhanh
chóng như nhà ở giá rẻ, tỷ lệ sinh thấp, thất nghiệp tăng cao, chính quyền thành phố
toronto đã nghiên cứu áp dụng nhiều chính sách, chiến lược thành phố thông minh như
xây dựng Toronto trở thành trung tâm dịch vụ tài chính toàn cầu. Ngoài ra Toronto còn
là thành phố với môi trường thông minh như:
- Trong số các công nghệ thí điểm có hệ thống phân tích và bảo mật đỗ xe của
ArgosAI, sẽ được sử dụng để đếm người, quản lý sử dụng không gian và đánh giá tác
động quảng cáo.
- Thành phố cũng sẽ xem xét dịch vụ dọn rác của Binners, tập trung vào việc
liên tục tổ chức và đơn giản hóa quy trình, và cho phép xử lý bền vững. Trong khi đó,

Int trực quan Robotics cung cấp một mô-đun AI thông minh để phát hiện và định tuyến
chính xác các mục vào danh mục chất thải chính xác.
- Giám sát tòa nhà và cơ sở của VSETA là một giải pháp khác đang được thành
phố thử nghiệm - sự kết hợp giữa phần mềm, cảm biến và các công nghệ khác cho
phép giám sát các tài sản theo thời gian thực thông qua mạng cảm biến không dây
riêng.
- Hệ thống phòng chống thiệt hại nước thông minh của Eddy Home và trạm sạc
xe điện thương mại của Spark EV là một trong những giải pháp khác đang được thành
phố thử nghiệm.
- Toronto cũng đã chọn Infranovate cho băng ghế thông minh chạy bằng năng
lượng mặt trời, cung cấp phân tích, kết nối Wi-Fi và sạc điện thoại di động.
1.2.3. Thủ đô Seuol.
Thủ đô Seoul của Hàn Quốc đã được IESE đặt tên là thành phố thông minh tốt
thứ 7 trên thế giới. Vào tháng 3, Chính quyền thành phố Seoul tuyên bố sẽ lắp đặt
50.000 cảm biến thông minh Internet vạn vật (IoT) trên toàn thủ đô vào năm 2020 để
thu thập thông tin về bụi mịn, giao thông và các vấn đề khác liên quan đến cuộc sống
của người dân, theo báo cáo của Yonhap News Agency. Ngoài ra, năm nay, thành phố
cũng có kế hoạch giới thiệu dịch vụ đỗ xe chung sử dụng cảm biến IoT để cho phép
người dân kiểm tra sự sẵn có của bãi đậu xe công cộng.


10

Hình 1.3. Thành phố Seoul – Hàn Quốc.
1.2.4. Thành phố New York.
- Thành phố New York đang sử dụng các giải pháp thông minh để giải quyết
những vấn dề liên quan đến chất lượng và bảo tồn nước, an toàn công cộng và quản lý
chất thải. Văn phòng công nghệ và đổi mới của thành phố đang hợp tác với các công ty
tư nhân trong việc áp dụng công nghệ đồng hồ nước tự động, thùng rác thông minh và
đèn đường thông minh.

- Với dân số hơn 8,5 triệu người, thành phố New York sử dụng 3,8 tỷ lít nước
mỗi ngày. Là một phần trong kế hoạch thành phố thông minh của mình, Cục Bảo vệ
Môi trường thành phố đang triển khai hệ thống Đọc đồng hồ tự động (Automated
Meter Reading) quy mô lớn để có được thông tin nhanh hơn về mức tiêu thụ nước,
đồng thời cung cấp cho khách hàng một công cụ hữu ích để kiểm tra lượng nước sử
dụng mỗi ngày.
- Thành phố cũng đã bắt đầu sử dụng các thùng rác thông minh có tên là
Bigbelly được lắp đặt trên toàn thành phố. Bigbelly có thể giám sát mức độ rác và gửi
cảnh báo, tránh tràn rác và tối ưu hóa lịch trình lấy rác. Thùng rác được chạy bằng
năng lượng mặt trời, hệ thống này có công suất lớn gấp 5 lần thùng rác truyền thống.


11
- Link NYC là một trong những công nghệ đột phá và quan trọng nhất từng
được chính quyền New York áp dụng. Toàn thành phố được trang bị 7.500 điểm kết
nối thông minh, nó cho phép mọi người truy cập wifi 24/7 và miễn phí cuộc gọi đi
khắp nước Mỹ. Thiết bị này có rất nhiều chức năng như bản đồ, đường đi, cuộc gọi
khẩn 911, trạm sạc pin tốc độ cao miễn phi cho điện thoại.

Hình 1.4. Thành phố New York.

1.3. Tổng quan về đô thị thông minh ở Việt Nam.
Căn cứ vào quyết định [1] với những nội dung chủ yếu sau đây:
1.3.1. Quan điểm.
Bao gồm 7 quan điếm chính sau:
 Thứ nhất, phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các định
hướng, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển đô thị của quốc gia và địa phương, phù hợp với đặc thù của từng địa phương.
 Thứ hai, là một nội dung quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
4, sử dụng các phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin truyền thông (ICT) và các

phương tiện khác góp phần thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, minh
bạch, hiệu lực hiệu quả quản lý của chính quyền các đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng


12
đất đai, năng lượng và các nguồn lực phát triển, cải thiện và nâng cao chất lượng môi
trường sống đô thị, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
 Thứ ba, lấy người dân làm trung tâm, hướng tới mục tiêu để mọi thành phần
trong xã hội có thể được thụ hưởng lợi ích, tham gia đầu tư xây dựng và giám sát, quản
lý đô thị thông minh, góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh và các Mục tiêu phát triển bền vưng Việt Nam.
 Thứ tư, dựa trên thành tựu công nghệ khoa học tiên tiến, ứng dụng các công
nghệ hiện đại, đồng bộ, đảm bảo tính trung lập về công nghệ, có khả năng tương thích
với nhiều nền tảng, đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ thông tin
cá nhân của người dân, đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp công nghệ và phi công
nghệ.
 Thứ năm, đảm bảo tính thống nhất, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng ICT hiện có dựa trên Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh, các quy
chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo khả năng tương tác, hoạt động đồng bộ của
đô thị thông minh cũng như giữa các đô thị thông minh; sử dụng các chỉ số đánh giá về
hiệu quả hoạt động (KPI) cho đô thị thông minh.
 Thứ sáu, tổ chức thực hiện phát triển đô thị thông minh bền vững kết hợp cả
hai các từ trên xuống và từ dưới lên, trung ương điều hành tập trung xây dựng quy
định pháp lý và chính sách hỗ trợ, các địa phương đóng vai trò chủ động. Khuyến
khích sự tham gia đầu tư, xã hội hóa phát triển đô thi thông minh trên nguyên tắc tính
đúng, tính đủ các chi phí và rủi ro, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan, khuyến
khích sử dụng các sản phẩm trong nước.
 Thứ bảy, giai đoạn 2018- 2025 ưu tiên xây dựng các nội dung cơ bản bao gồm:
quy hoạch đô thị thông minh; Xây dựng và quản lý đô thị thông minh; Cung cấp các
tiện ích đô thị thông minh cho các tổ chức, cá nhân trong đô thị với Cơ sở nền tảng là

hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống hạ tầng ICT trong đó bao gồm cơ sở dữ
liệu không gian đô thị thông minh được kết nối liên thông và hệ thống tích hợp 2 hệ
thống trên.
1.3.2. Tầm nhìn, mục tiêu.
 Mục tiêu tổng quát: Phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng
tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế,
nâng cao hiệu quả sự dụng nguồn lực; khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên, con người,
nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời đảm bảo tạo điều kiện đối với các tổ chức,
cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư xây dựng, quản lý phát triển


13
đô thị thông minh; hạn chế các rủi ro và nguy cơ tiềm năng; nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước và các dịch vụ đô thị; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập
quốc tế.
 Mục tiệu cụ thể :
- Giai đoạn đến năm 2020: Xây dựng nền tảng cơ sở pháp lý phát triển đô thị
thông minh, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư triển khai thí điểm ở cấp khu đô thị và
đô thị.
+ Rà soát, xây dựng khung pháp lý chung về phát triển đô thị thông minh bền
vững, ban hành các cơ chế chính sách áp dụng cho các khu vực triển khai thí điểm.
+ Xây dưng kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phục
vụ phát triển đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.
+ Xây dựng và thí điểm triển khai áp dụng Khung tham chiếu ICT phát triển
đô thị thông minh, xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các
dữ liệu đất đai, xây dưng trên nền tảng GIS và các cơ sở dự liệu khác; xây dựng mô
hình phù hợp trong quản lý dân cư, giao thông, đất đai và đầu tư xây dựng tại cái khu
vực đô thị thực hiện thí điểm; xây dưng cơ sở dữ liệu đô thị quốc gia giai đoạn 1.
+ Hướng dẫn và triển khai áp dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quy
hoạch đô thị.

+ 50% các Sở xây dựng, Sở thông tin truyền thông, các sở ngành có liên
quan và Ủy ban nhân dân các đô thị thí điểm được đào tạo, bồi dưỡng về phát triển đô
thị thông minh.
- Giai đoạn đến năm 2025: Thực hiện giai đoạn 1 thí điểm phát triển đô thị
thông minh.
+ Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý, các quy định quy phạm pháp
luật trên cơ sở sơ kết, tổng kết việc thực hiện thí điểm; triển khai áp dụng Khung tham
chiếu ICT phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam.
+ Công bố các tiêu chuẩn quốc gia ưu tiên phục vụ cho việc triển khai xây
dựng thí điểm các đô thị thông minh, ưu tiên cho lĩnh vực quản lý đô thị, chiếu sáng,
giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử lý rác thải, lưới điện, hệ thống cảnh báo rủi
ro thiên tai và hệ thống hạ tầng ICT.
+ Phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, hợp nhất các dữ liệu đất đai,
xây dựng và các dữ liệu khác trên nền GIS tại các đô thị thí điểm giai đoạn 1.
+ 100% các Sở xây dựng, Sở thông tin truyền thông, các sở ngành có liên
quan và Ủy ban nhân dân các đô thị thí điểm được đào tạo, bồi dưỡng về phát triển đô
thị thông minh.


14
- Định hướng đến năm 2030: Hoàn thành thí điểm giai đoạn 1, từng bước triển
khai nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực, hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông
minh, có khả năng lan tỏa.
1.3.3. Nhu cầu và sự cần thiết hình thành đô thị thông minh.
Để giải quyết các vấn đề nói trên, nhu cầu phải thay đổi cách thức quản lý, phát
triển đô thị đang đặt ra hết sức cấp bách. Đây chính là cơ hội cho sự hình thành các đô
thị thông minh trong bối cảnh tác động của Cuộc CMCN lần tư đang diễn ra khá mạnh
mẽ tại Việt Nam. Ở Việt Nam, phát triển “đô thị thông minh” ở nước ta đang ở trong
các giai đoạn ban đầu. Chủ trương phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam bắt đầu
xuất hiện từ cách đây vài năm. Từ năm 2008, trong quá trình nghiên cứu xây dựng quy

hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam, tại VIUP đã phối hợp với SK Telecom (Tập
đoàn công nghệ viễn thông của Hàn Quốc) thực hiện một nghiên cứu phát triển hệ
thống đô thị Việt Nam thông minh, trong đó xác định ra các tầng bậc thông minh từ
cấp quốc gia, đến các vùng và cấp đô thị, và đến công trình, ví dụ như quản lý các dịch
vụ trong một tổ hợp công trình như siêu thị, tòa nhà…Phát triển đô thị thông minh
nước ta chính thức được hiện thực hóa từ cuối năm 2015 bằng Quyết định số [2] với
mục tiêu và nhiệm cụ “triển khai đô thị thông minh ít nhất tại 3 địa điểm theo tiêu chí
do Bộ TT&TT hướng dẫn”. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ TT&TT khẩn
trương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng, ban
hành tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh và hướng dẫn các địa phương
thực hiện.

1.4. Kết luận.
Qua phân tích ở trên, rút ra được thế nào là đô thị thông minh. Ngoài ra còn đưa
ra được một số tiêu chí, yếu tố cấu thành đô thị thông minh, cơ cở hạ tầng thông minh,
khó khăn và thách thức khi xây dựng đô thị thông minh. Và cuối cùng, đánh giá được
tổng quan đô thị thông minh trong nước và một số quốc gia trên thế giới.


15

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO QUAN ĐIỂM ĐÔ THỊ THÔNG
MINH
Ở chương II chúng ta sẽ tìm hiểu về thực trang cơ sở hạ tầng thành phố Hà Nội
theo quan điểm đô thị thông minh bằng cách thông qua hệ thống giao thông, chiếu
sáng, thoát nước, dư án đô thị thông minh.

1. Hệ thống giao thông tại Hà Nội.
1.1. Bãi đỗ xe.

 Việc thiếu bãi đỗ xe trong khi lượng ô tô, xe máy tại Hà Nội ngày càng tăng là
1 vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. Hiện nay, thành phố Hà Nội mới xây dựng
được 9 bến xe khách, 10 bến xe tải và khoảng 562 điểm trông giữ bãi xe trên hè phố,
lòng đường. Ước tính, diện tích các điểm, các bãi đỗ mới chỉ đáp ứng được 10% nhu
cầu đỗ xe của người dân (số liệu theo báo lao động). Do đó việc người dân đỗ xe trái
phép nơi quy định (đỗ lòng đường, vỉa hè, trước nhà các hộ dân …) là thường xuyên
xảy ra và hậu quả của việc đỗ xe trái phép là bị công an phường nhắc nhở nếu có mặt
tài xế hoặc xe bị cẩu đi … Vì vậy, xây dựng bãi đỗ xe thông minh, đỗ xe ngầm là giải
pháp tốt nhất bởi quỹ đất Hà Nội đang càng ngày càng thiếu. Ngoài ra, bãi đỗ xe thông
minh giúp tăng hiệu suất đỗ xe, tiết kiệm diện tích xây dựng.


16

Hình 2.1. Ô tô vi phạm bị cẩu về bãi do không có mặt tài xế.


Hiện nay Hà Nội đang triển khai bãi đỗ xe thông minh và ứng dụng iparking.

Ứng dụng này cho phép người sử dụng có thể tìm được nơi đỗ xe thuận tiện nhất và
thanh toán phí trông giữ xe trực tiếp qua smartphone.
- Tuy nhiên, ứng dụng này còn tồn tại một số hạn chế. Trước tiên phải nói đến
yếu tố kỹ thuật do nhà mạng gặp bất cập trong việc thanh toán. Ngoài ra, việc sử dụng
ứng dụng iParking trên nền tảng các bãi đỗ xe truyền thống không thể giải quyết triệt
để vấn đề lớn nhất của hệ thống giao thông tĩnh tại Hà Nội, đó là “đất chật, xe đông”.
- Với phần lớn các bãi xe chỉ là các bãi dọc vỉa hè, lòng đường nên các thiết bị
cảm ứng và camera giám sát tại các bãi xe rất hạn chế. Điều này có thể khiến người
dân gặp khó khăn để tìm được bãi đỗ xe còn trống một cách thuận tiện nhất cũng như
có nhiều trở ngại trong việc kiểm soát doanh thu và mức giá dịch vụ gửi. Cùng với
đó, việc bố trí các bãi xe dọc lòng đường có thể thường xuyên xảy ra trường hợp hết

chỗ gửi, gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị. Như vậy, dù là một ứng dụng
thông minh, tiện ích nhưng nếu chỉ áp dụng trên các bãi xe truyền thống thì iParking
cũng chưa phải giải pháp dài hạn cho mạng lưới giao thông tĩnh thủ đô.

Ngoài ra, Hà Nội đang hoàn thiện đề án giao thông thông minh, xây dựng
bản đồ số giao thông cung cấp trực tiếp các tuyến đường ùn tắc cho người tham gia
giao thông.


17

Hình 2.2. Bãi đỗ xe thông minh 68 Lê Văn Lương.
1.2. Quản lý và tổ chức giao thông
 Hiện tại, thành phố Hà Nội quản lý và tổ chức giao thông chưa thông minh.
Hệ thống đèn tín hiệu của thành phố sử dụng pha đèn cố định đã được lập trình thời
gian sẵn, như vậy, ngay cả khi lưu lượng tham gia giao thông nhiều hay ít thì cũng vẫn
phải đợi đèn đúng thời gian đã quy định sẵn => thành phố nên sử dụng pha đèn cảm
biến thời gian linh hoạt phù hợp với lưu lượng xe từng thời điểm
 Mặc dù Hà Nội đã bắt đầu triển khai lắp đặt cammera giám sát trên các tuyến
đường từ năm 2014 phục vụ cho việc theo dõi toàn bộ hoạt động về giao thông, xử lý
những hành vi vi phạm giao thông (phạt nguội) thế nhưng lại không được áp dụng triệt
để. Cho đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông vẫn ra quân để xử lý trực tiếp cái sai
phạm của người dân và điều hướng các phương tiện khi vào giờ cao điểm


18

2. Hệ thống thoát nước tại Hà Nội
 Thực trạng thoát nước, ngập lụt ở Hà Nội:
- Sau hai giai đoạn Dự án thoát nước Hà Nội, hiện nay hoàn chỉnh được HTTN

mưa khu vực nội thành thuộc lưu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim
Ngưu với diện tích 77,5km2 (gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà
Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ và một phần các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân). Hệ thống
này có thể giải quyết được tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ
300mm/2 ngày.
- Đối với khu vực phía tây thành phố như: các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm,
Bắc Từ Liêm… vẫn bị úng ngập sâu, tiêu thoát chậm là do nằm ngoài phạm vi Dự án
thoát nước
- Tại lưu vực Tả Nhuệ (diện tích khoảng 52km2), mặc dù có nhiều khu đô thị
mới hiện đại, nhưng hệ thống thoát nước chưa được đầu tư xây dựng, kết nối đồng bộ,
chủ yếu là hình thức tự chảy theo các kênh, mương ra sông Nhuệ. Hệ thống kênh
mương này vừa phải chống úng cho nông nghiệp vừa phục vụ tiêu thoát nước đô thị, vì
vậy, vào mùa mưa, khu vực này thường xảy ra ngập úng do nước sông Nhuệ dâng cao,
không còn khả năng tiếp nhận nước mưa từ đô thị.
- Hà Nội cứ mưa to là ngập, với lượng mưa từ 50mm đến 100mm, kéo dài trong
2 giờ, Hà Nội sẽ có 15 điểm bị ngập úng. Lượng mưa càng lớn thì các điểm ngập úng
sẽ nhiều hơn và mức độ ngập lớn hơn


19

Hình 2.3. Đường Kim Ngưu vào những ngày mưa lớn

Hình 2.4.Ngập lụt thường xuyên tại cái khu đô thị khi mùa mưa đến.

 Nguyên nhân gây ngập úng thành phố Hà Nội:
 Nguyên nhân khách quan:
- Địa hình và mực nước các sông Hà Nội: hầu hết các sông có mực nước lũ cao
hơn mặt đất tự nhiên của thành phố nên nó là nguyên nhân gây nên những ngập úng
vào mùa lũ. Vào các tháng mùa mưa, mực nước các sông: sông Hồng khoảng +9,5m

vượt mức báo động I, sông Nhuệ khoảng +4m và sông Đáy là + 6,8m, với trận mưa có
cường độ > 50mm thì nước mưa Hà Nội không thể thoát tự chảy.


20
- Mưa: quá trình đô thị hóa đã tạo ra bề mặt không thấm nước như mái nhà,
bêtông, đường nhựa… làm tăng lưu lượng nước đổ vào ống thoát nước, kênh mương.
Dân số Hà Nội trong những năm 90 là 2,1 triệu người và hiện nay là hơn 7,5 triệu
người (chưa tính dân vãng lai), tăng 3,5 lần so với trước. Như vậy ngoài nước mưa,
lượng nước thải đổ HTTN cũng tăng trên 3,5 lần. Quá trình đô thị hóa và tăng dân số
tạo nên sức ép mạnh lên hệ thống thoát nước đô thị.
- Đô thị hóa và tăng dân số: Là Thủ đô của cả nước và là trung tâm của vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc, tốc độ đô thị hóa với sự gia tăng dân số cơ học của Hà
Nội rất lớn. Quá trình đô thị hóa đã tạo ra bề mặt không thấm nước như mái nhà,
bêtông, đường nhựa… làm tăng lưu lượng nước đổ vào ống thoát nước, kênh mương.
 Nguyên nhân chủ quan:
- Bất cập trong quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị: Việc xây
dựng các nhà cao tầng với mật độ lớn và khai thác nước ngầm sẽ dẫn đến cốt nền đô
thị trở nên thấp hơn do sụt lún đất. Việc thay đổi cốt đường sau mỗi lần cải tạo sửa
chữa sẽ làm thay đổi tiểu lưu vực thoát nước và hiệu quả hoạt động của các đường
cống ở đó. Ngoài ra không kiểm soát được việc xả rác thải, đổ phế thải xây dựng và
lấn chiếm hồ kênh mương… là nguyên nhân hiện hữu hạn chế khả năng tiêu thoát
nước.
- Năng lực hệ thống thoát nước còn hạn chế: Một số hồ điều hòa, tuyến cống
thoát nước trong nội thành vẫn trong giai đoạn cải tạo, xây dựng bổ sung. Các tuyến
cống, mương chính, hồ điều hòa… lưu vực Tả Nhuệ và Hà Đông còn thiếu nhiều.
- Không đồng bộ giữa quản lý hệ thống thoát nước độ thị với hệ thống thủy
nông: HTTN đô thị luôn gắn liền hệ thống thủy lợi vùng. Tuy nhiên ngay cả trong bản
quy hoạch thoát nước và quy hoạch thủy lợi các khái niệm thuật ngữ, các phương pháp
và đại lượng tính toán cũng như thông số thiết kế không đồng nhất nên sự kết nối cao

trình thủy lực và chế độ vận hành các công trình tiêu thoát nước đô thị (đặc biệt là các
công trình đầu mối của HTTN đô thị như: trạm bơm, hồ điều hòa, cửa điều tiết…) với
hệ thống thủy nông ngoại thành còn có bất cập.
 Kết luận: hệ thống thoát nước ở thành phố Hà Nội chưa thực sự thông minh,
cần đề xuất các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đề giảm ngập lụt cho thành phố Hà Nội.

3. Hệ thống chiếu sáng.
 Hệ thống đèn cổ điển của chúng ta đang bật tắt theo giờ nên những lúc chuyển
giao mùa, thì thời tiết lúc 5-7h là tối rất nhanh nhưng người dân lại chưa thấy đèn


21
đường bật lên, trong khi có lúc trời sáng thì đèn đường lại bật khiến mình lái xe bị chói
mắt. Hay có những khi thời tiết thay đổi ví dụ như trời giông mưa trời tối sớm sẽ dẫn
tới việc người dân đi lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí nhiều tai nạn giao thông đáng
tiếc xảy ra. Bộ đèn của nước ta hiện vẫn dùng năng lượng điện, Cáp điện chiếu sáng đi
nổi được bó chung với mạng lưới cáp hạ tầng kỹ thuật khác như: truyền hình cáp, cáp
viễn thông…rất mất an toàn và thường xuyên xảy ra chập cháy. Hệ thống đèn được
điều khiển bằng các tủ điều khiển đươc kết nối điều khiển và giám sát về trung tâm
điều khiển.

Hình 2.5. Hàng loạt đèn cao áp vẫn sáng giữa ban ngày.
 Hệ thống chiếu sáng của Hà Nội khá tùy tiện, chiếu sáng giao thông, các công
trình công cộng vườn hoa công viên và chiếu sáng các tòa nhà, đèn quảng cáo không
đồng bộ, tạo cảm giác chói mắt, lòe loẹt cho người đi đường.
 Bên cạnh đó, sở Xây dựng thành phố Hà Nội đã trình, đề xuất thành phố Hà
Nội cho phép thay thế, lắp đặt đèn chiếu sáng công cộng hiện hữu bằng đèn LED tiết
kiệm điện trên 35 tuyến phố trung tâm của TP Hà Nội và hiện tại Hà Nội cũng đang
Lắp đặt thử nghiệm 10 đèn chiếu sáng tiết kiệm điện thông minh trên phố Trần Hưng



×