Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm đợi mặt trời của phạm ngọc tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.67 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ THU THƯƠNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TÁC PHẨM ĐỢI MẶT TRỜI
CỦA PHẠM NGỌC TIẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ THU THƯƠNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TÁC PHẨM ĐỢI MẶT TRỜI
CỦA PHẠM NGỌC TIẾN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Người hướng dẫn khoa học


TS. DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Dương Thị Thúy
Hằng – người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Tổ Xã hội, Khoa
Giáo dục Mầm non – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt giảng dạy
và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn những ý kiến quý báu của các thầy cô
trong Hội đồng chấm đề cương và Hội đồng chấm khóa luận, sự động viên và
tạo điều kiện từ gia đình và bạn bè trong suốt thời gian qua.
Vĩnh Phúc, ngày…tháng…năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Thương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, khóa luận với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm Đợi mặt trời của Phạm Ngọc Tiến” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Thị Thúy Hằng. Đề tài khóa luận của
tôi không trùng khớp với bất kì đề tài nào khác.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã kế thừa thành tựu khoa học của các
nhà khoa học với sự trân trọng và biết ơn!
Vĩnh Phúc, ngày…tháng…năm 2018
Tác giả


Nguyễn Thị Thu Thương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3
6.Bố cục khóa luận ......................................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG ĐỢI MẶT TRỜI NHÌN
TỪ PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT .............................................. 4
1.1.Những vấn đề chung ................................................................................... 4
1.1.1.Vài nét về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm ...................................... 4
1.1.2.Phạm Ngọc Tiến – Tiểu sử - Tác phẩm “Đợi mặt trời”........................ 5
1.1.2.1.Tiểu sử tác giả Phạm Ngọc Tiến..................................................... 5
1.1.2.2. Tác phẩm Đợi mặt trời ................................................................... 8
1.2.Đề tài li kì hấp dẫn .................................................................................... 10
1.3.Hệ thống nhân vật ..................................................................................... 15
1.3.1.Nhân vật trẻ em ................................................................................... 16
1.3.1.1. Nhân vật Nghĩa choắt .................................................................. 17
1.3.1.2. Nhân vật Ngọc phệ ...................................................................... 19
1.3.1.3. Các nhân vật trẻ em khác ............................................................. 20
1.3.2. Nhân vật người lớn ............................................................................ 22
CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG ĐỢI MẶT TRỜI NHÌN
TỪ MỘT SỐPHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT ........................................... 24
2.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống .............................................................. 24
2.2. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................... 25



2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ............................................ 25
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật .................................................... 29
2.3. Không gian và thời gian nghệ thuật ...................................................... 31
2.3.1. Không gian nghệ thuật .................................................................... 31
2.3.2. Thời gian nghệ thuật ....................................................................... 33
2.4. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................ 36
2.4.1. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thường ......................................... 37
2.4.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình biểu cảm ............................................... 39
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 42


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1. Khi bàn về giá trị của văn học trong việc hình thành và phát triển
nhân cách ở trẻ em, nhà thơ Võ Quảng cho rằng văn chương viết cho thiếu nhi
cần có tính giáo dục cao, sự hướng thiện và vẻ đẹp sáng trong. “Một cuốn
sách gọi là hay, gọi là tốt cho thiếu nhi phải đồng thời với thiếu nhi, người
lớn cũng thấy tốt, thấy hay”. Và “Văn học thiếu nhi phải là những đốm lửa
thắp sáng những khía cạnh nhân đạo của con người. Nó phải làm cho các em
biết sung sướng, xót xa, yêu thương, căm giận, ghét mọi biểu hiện xấu xa, yêu
mọi biểu hiện vị tha trung thực”, làm được như vậy tức là người viết đã
“đánh thức trong các em những tình cảm cao quý”. Trên thực tế, thông qua
các tác phẩm văn học, bằng những phương pháp truyền tải phù hợp, trẻ em có
thể được tiếp nhận những giá trị tinh thần tốt đẹp, từ đó góp phần phát triển
những tình cảm cao quý.
1.2. Phạm Ngọc Tiến không chỉ là nhà văn, ông còn là một nhà biên
kịch phim truyện với nhiều những bộ phim gây được tiếng vang như Ma

làng, Chuyện phố phường, Gió làng Kình...Tuy vậy, khi nhắc đến ông, bạn
đọc không thể không nhắc đến tập truyện dài viết cho thiếu nhi Đợi mặt trời.
Tập truyện này đã được trao giải A trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu
nhi 1993 – 1995 của Nhà xuất bản Kim Đồng. Đợi mặt trời được coi là một
cuốn sách tuyệt đẹp cho thiếu nhi, là một cuốn sách tràn đầy hy vọng, bao
dung, chờ đợi và tin cậy.
1.3. Là sinh viên năm cuối ngành Giáo dục mầm non, chúng tôi ý thức
rất rõ khả năng ảnh hưởng tích cực của văn học trong việc giáo dục trẻ em.
Việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật của một tác phẩm văn học giàu tính giáo dục
cũng sẽ giúp ích nhiều cho chúng tôi trong quá trình công tác sau này.
Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật
trong tác phẩm Đợi mặt trời của Phạm Ngọc Tiến.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kể từ khi xuất bản đến nay, tác phẩm Đợi mặt trời của nhà văn Phạm
Ngọc Tiến đã nhận được sự quan tâm nhất định từ phía độc giả. Dù vậy, các ý
kiến bàn luận còn khá ít ỏi.
Nhà văn Việt Hà khi nhận xét về giọng văn của Phạm Ngọc Tiến
đã nói “Đúng như Phạm Ngọc Tiến từng tâm sự rằng, anh chọn cách viết
mộc, thô, đơn giản đến tối thiểu. Chính sự thô nhám, không cầu kì ấy đã
tạo ra sự khác biệt, một thứ ngôn ngữ, giọng điệu rất riêng, sống động
và chân thực với đời sống. Và cũng chính vì sự chân thực gần gũi ấy mà
dễ lay động trái tim, tâm tư của người đọc”.
Tác giả Thủy Nguyệt trong bài viết “Đợi mặt trời, mỗi người cần có mặt
trời riêng mình” có viết: “Một cuốn sách nhiều gai góc, nhiều nỗi buồn, nhiều
mất mát và cũng tái hiện lại rất nhiều những mặt trái xấu xí của xã hội, nhưng
nhất định Đợi mặt trời là một cuốn sách tuyệt đẹp cho thiếu nhi, là một cuốn

sách tràn đầy hy vọng, bao dung, chờ đợi và tin cậy”.
Ở các bài giới thiệu sách, Đợi mặt trời cũng nhận được những lời lẽ ưu
ái. Tuy nhiên, những ý kiến này mới chỉ dừng lại ở những nhận xét mang tính
chung. Cho đến nay, chưa có một bài viết, công trình nào tìm hiểu một cách
toàn diện về truyện dài này.
Từ đây, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm Đợi mặt trời của Phạm Ngọc Tiến”.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này, chúng tôi muốn góp thêm ý kiến cá nhân nhằm
tái khẳng định đóng góp nhất định của tác phẩm Đợi mặt trời của tác giả
Phạm Ngọc Tiến về trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Triển khai khóa luận này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu “Thế giới
nghệ thuật trong tác phẩm Đợi mặt trời của Phạm Ngọc Tiến”. Chúng tôi
sẽ tìm hiểu về đề tài, về nhân vật cũng như một số những yếu tố nghệ thuật
nổi trội của tác phẩm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và
nghiên cứu truyện dài Đợi mặt trời của tác giả Phạm Ngọc Tiến.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích đối tượng
Mỗi sáng tác nghệ thuật là một chỉnh thể toàn vẹn và chịu sự chỉ đạo
của tư tưởng một cách thống nhất trong đa dạng. Trong hệ thống thì mối quan
hệ giữa toàn thể và bộ phận, giữa cái chung và cái riêng là quan trọng nhất.
Thông qua việc phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống hóa, chúng tôi

muốn tìm hiểu từng phương diện của tác phẩm để từ đó làm rõ những đặc
điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật của Phạm Ngọc Tiến.
5.2. Phương pháp so sánh hệ thống
Phương pháp này giúp chúng ta nhận thức đúng hơn về bản chất vấn
đề. Qua so sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các yếu tố trong
cùng một hệ thống. Từ đó, phát hiện cái riêng, cái độc đáo của mỗi hệ thống.
6.Bố cục khóa luận
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm
những phần cơ bản như sau:
Chương 1: Thế giới nghệ thuật trong Đợi mặt trời nhìn từ phương
diện đề tài và nhân vật
Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong Đợi mặt trời nhìn từ một số
phương thức nghệ thuật

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG ĐỢI MẶT TRỜI
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT
1.1.Những vấn đề chung
1.1.1.Vài nét về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm
Thế giới nghệ thuật là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời
sống và trong học thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thế giới nghệ
thuật là “khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật. Thế giới nghệ
thuật nhấn mạnh rằng: sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng
tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay
thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy. Thế giới
nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có
quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng...Như

vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy
nghệ thuật của sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan, văn
hoá chung, văn hoá nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ”.
Lí luận văn học (tập 2, do GS. Trần Đình Sử chủ biên), khẳng định: “Gọi
bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không
tách rời, vừa có sự phản ánh thực tại, vừa có sự tưởng tượng sáng tạo của tác
giả, có sự khúc xạ thế giới bên trong của nhà văn. Thế giới này chỉ có trong tác
phẩm và trong tưởng tượng nghệ thuật…Thế giới nghệ thuật là thế giới tư
tưởng, thế giới thẩm mỹ, thế giới tinh thần của con người”. Và “Một thế giới
nghệ thuật nhất định với tư cách là hệ thống không chỉ đặc trưng cho tác phẩm
đó, mà còn đặc trưng cho cả nhà văn nói chung…Nghiên cứu cấu trúc của thế
giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan
niệm của tác giả về thế giới, vừa có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của
nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thành phong cách nghệ thuật”.

4


GS.Nguyễn Đăng Mạnh lại cho rằng: “Thế giới nghệ thuật của nhà văn
hiểu đúng nghĩa của nó là một chỉnh thể, đã là chỉnh thể tất phải có cấu trúc
nội tại theo những nguyên tắc thống nhất, cũng có nghĩa là quan hệ nội tại
giữa các yếu tố phải có tính quy luật”.
Như vậy, có thể hiểu, thế giới nghệ thuật là thế giới hình tượng được
sáng tạo, xây dựng nên trong tác phấm nghệ thuật theo những nguyên tắc
tư tưởng – thẩm mĩ nhất định của người nghệ sĩ. Đó là một chỉnh thể nghệ
thuật sống động, cảm tính, được xây cất bằng vật liệu ngôn từ và các
phương thức, phượng tiện nghệ thuật đặc thù. Là đứa con tinh thần của
nghệ sỹ, thế giới nghệ thuật luôn hàm chứa và thể hiện quan niệm riêng
của người nghệ sỹ về thế giới, con người và bản thân sự sáng tạo. Đó
không phải là một thế giới tĩnh mà là một thế giới động, phản ánh những

biến chuyển tinh vi và phức tạp trong tư tưởng của người nghệ sĩ.
1.1.2.Phạm Ngọc Tiến – Tiểu sử - Tác phẩm “Đợi mặt trời”
1.1.2.1.Tiểu sử tác giả Phạm Ngọc Tiến
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến sinh ngày 02 tháng 7 năm 1956 tại Hà Nội.
Quê gốc: xã Ninh Sở huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây (cũ). Phạm Ngọc Tiến
tốt nghiệp khoa Ngữ văn Ðại học Tổng hợp Hà Nội. Ông là hội viên Hội Nhà
văn Việt Nam (1997). Nhà văn Phạm Ngọc Tiến hiện là biên tập viên Hãng
phim Truyền hình Việt Nam - Đài Truyền hình Việt Nam.
Tác phẩm chính đã xuất bản:
- Họ đã trở thành đàn ông (truyện ngắn 1992)
- Tàn đen đốm đỏ (tiểu thuyết 1994)
- Đợi mặt trời (truyện dài 1995)
- Những sinh linh bé bỏng (truyện ngắn 1996)...
Giải thưởng văn học:
- Giải nhì cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Văn nghệ Quân đội với

5


truyện ngắn Chạy trốn;
- Giải thưởng về đề tài chiến tranh cách mạng của Hội Nhà văn Việt
Nam năm 1994 với tập truyện ngắn Họ đã trở thành đàn ông;
- Giải A cuộc thi viết về thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng (1993 1995) với truyện vui Đợi mặt trời; Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 5 năm
(1991- 1996) với tiểu thuyết Tàn đen đốm đỏ.
- Giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm
1996 với tập truyện ngắn Những sinh linh bé bỏng.
Những năm gần đây Phạm Ngọc Tiến được công chúng biết tới nhiều
hơn qua các kịch bản phim truyện và phim truyền hình.
Là người gắn bó với đề tài nông thôn từ các truyện ngắn, những trang
tiểu thuyết nhưng nhà văn Phạm Ngọc Tiến lại được công chúng biết đến

nhiều hơn cả vẫn là từ các kịch bản phim truyền hình. Không chỉ có Ma làng,
trước đó nhà văn Phạm Ngọc Tiến đã có các kịch bản như Chuyện làng Nhô
(4 tập) chuyển thể từ tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng của nhà văn Nguyễn
Quang Thiều Ðất và người (24 tập) - cùng viết với nhà văn Khuất Quang
Thụy chuyển thể từ tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn
Nguyễn Khắc Trường mới đây nhất là Gió làng Kình (24 tập - đang bấm
máy) chuyển thể từ tiểu thuyết Những trận gió người của chính mình. Tất cả
đều đề cập những vấn đề rất gai góc của nông thôn từ trước khoán 10 sau đổi
mới đến hiện tại.
Mặc dù là người thành phố nhưng Phạm Ngọc Tiến luôn cho rằng cái
gốc của mình vẫn là người nông thôn. Ðất nước ta là một nước nông nghiệp
phong tục tập quán dù là người thành thị vẫn mang nặng dấu ấn nông thôn.
Bên cạnh đó chất dân dã của người nông dân tạo nên diện mạo cho nhân vật
có những tính cách riêng biệt điển hình sinh sắc. Hình thái sinh hoạt của nông
thôn dễ đưa vào tác phẩm. Nếu làm nhuần nhuyễn sẽ có tính thuyết phục về

6


sự chân thực. Đề tài nông thôn cũng chứa nhiều vấn đề trong đó như nhân
sinh đổi đời băng hoại đạo đức... Nếu thật sự quan tâm đến đề tài nông thôn
thì có nhiều chuyện để nói.
Với ông đề tài về nông thôn không bao giờ cạn kiệt, không bao giờ cũ
kĩ. Cũ hay không là do cách nhìn tài năng tâm huyết của tác giả. Có thể có lối
mòn của một tác giả một nhóm tác giả... Nhưng đề tài không bao giờ mòn.
Quan trọng là bản thân anh tái tạo hiện thực ra sao. Phạm Ngọc Tiến luôn
nhìn nhận vấn đề ở góc độ mới riêng biệt cần phải đặt mình là người trong
cuộc của tất cả mọi sự đổi thay. Có nhiều việc rất cần phải làm chẳng hạn như
tính thời điểm độ nhạy cảm của từng vấn đề với những liều lượng phản ánh
xu thế đời sống...nhưng quan trọng nhất vẫn là thái độ sống của người viết thế

nào. Một kịch bản chỉ có thể đạt được độ chân thực khi tác giả của nó dám
sống và viết với tất cả sự chân thành.
Với kịch bản Đất và người, nhân vật Quềnh trong phim không hẳn là
Quềnh trong tiểu thuyết. Trong phim đó là nhân vật hoạt náo làm giãn
phim ra. Nhân vật này đóng vai trò tựa như một nhân vật hài trong tác
phẩm cổ điển đã gây được ấn tượng làm đậm nét cho nhân vật. Có thể nói:
diễn viên Hán Văn Tình được quần chúng mến mộ hơn cũng từ khi ông hóa
thân vào nhân vật Quềnh này.
Còn với kịch bản Ma làng ông viết chung với đạo diễn Nguyễn Hữu
Phần lại mang dấu ấn mới lạ về nông thôn Việt nam...Qua từng bộ phim
người xem thấy các nhân vật của ông như Trịnh Khả (Chuyện làng Nhô)
Quềnh (Đất và người) Tòng Dỏ (Ma làng) rất sống động bước từ màn hình đi
vào đời sống. Điều đó ít phim làm được và có thể là thành công riêng trong
việc xây dựng nhân vật của Phạm Ngọc Tiến chăng? Vì ông luôn xác định
cần xây dựng nhân vật với những tính cách tiêu biểu của họ. Không lạ khi các
nhân vật đó bước ra từ màn hình đi vào đời sống vì họ rất có bản sắc và sống

7


động riêng và cũng vì lẽ ấy nhiều diễn viên đã thành danh khi hóa thân nhý
"lên đồng" vào các nhân vật. Một tác phẩm mạnh chính là ở nhân vật. Một tác
phẩm thành công là do có những nhân vật với tính cách đa diện trước đời
sống. Trong kịch bản anh luôn chú trọng xây dựng từ một đến hai nhân vật
hội tụ đủ thân phận số phận rất đặc biệt như thế.
Gió làng Kình - kịch bản mới nhất của Phạm Ngọc Tiến không khác
biệt nhiều. Vẫn môtip mà ông đã sáng tạo qua những kịch bản phim trước
đây vẫn câu chuyện ấy loanh quanh vẫn trong làng ngoài xóm chuyện họ
chuyện hàng chuyện tốt chuyện xấu chuyện quyền thay bằng Khoái bằng
Khuếnh bằng Bát bằng Quých... Thậm chí gần như nguyên êkip làm phim

của Ma làng có mặt. Nhưng đó sẽ là một phim hoàn toàn khác với những
vấn đề của nông thôn ngày hôm nay. Ðạo diễn Nguyễn Hữu Phần là người
đã gặt hái được nhiều thành công về đề tài nông nghiệp nông thôn là đạo
diễn thực hiện phim này. Đây cũng là kịch bản phim tâm huyết trong loạt
bốn phim về đề tài nông thôn của Phạm Ngọc Tiến.
1.1.2.2. Tác phẩm Đợi mặt trời
Đợi mặt trời – là một cuốn sách tuyệt đẹp cho thiếu nhi, là một cuốn
sách tràn đầy hy vọng, bao dung, chờ đợi và tin cậy. Tác phẩm đoạt giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 1993 - 1995 của NXB Kim Đồng.
Đợi mặt trời là cuốn truyện kể về ước mơ vươn lên trong cuộc sống
của trẻ thơ. Nhân vật trong truyện là những đứa trẻ bất hạnh (Nghĩa choắt,
Ngọc phệ, Hùng sứt, Hiền sầu, Lan,...) vì lí do này hay lí do khác đã phải
bươn chải tự kiếm sống. Những đứa trẻ như Nghĩa choắt, Ngọc phệ, Hiền sầu
dưới ngòi bút của Phạm Ngọc Tiến đã được cất lên tiếng nói tâm sự từ đáy
lòng mình, để giãi bày cho căn cớ phải trở thành trẻ lang thang. Nếu Nghĩa
choắt không cha, không mẹ, là đứa trẻ bị bỏ rơi từ nhỏ, phải tự mình bươn
chải để kiếm sống, thì Ngọc phệ vốn là đứa trẻ thành phố hẳn hoi, nhưng chỉ

8


vì mẹ mất, bố chán đời dính vào ma túy, không chịu đựng nổi đòn roi và
những đợt lên cơn của bố mà phải bỏ nhà đi tự kiếm sống. Trong khi đó, Hiền
sầu lại là đứa con gái có hiếu lắm, vì mẹ ốm, muốn đỡ đần gia đình kiếm
thêm tiền mua thuốc cho mẹ mà nó phải lang thang ngoài đường bán báo.
Được sự tin tưởng của thầy Tường, cô Kim Anh – vốn là các đồng chí
công an đang tìm cách phá một đường dây ma túy lớn, những đứa trẻ ấy –
Nghĩa choắt, Lan và Ngọc phệ đã trở thành những nhân vật “nằm vùng”, theo
dõi mọi hoạt động của nhóm buôn bán ma túy Nguyễn Hoát. Có nhiều lý do
thôi thúc khiến những đứa trẻ hăng hái với nhiệm vụ được giao. Để cuối cùng,
những đứa trẻ ấy đã phần nào giúp được các đồng chí công an phá được nhóm

buôn ma túy của Nguyễn Hoát.
Hình ảnh mặt trời mà Phạm Ngọc Tiến xây dựng chính là một biểu
tượng đẹp đẽ về gia đình và lòng yêu thương của gia đình mà bất kì đứa trẻ nào
cũng khao khát có được. Mỗi người đều cần có một mặt trời của riêng mình.
Không chỉ những đứa trẻ lang bạt sống bằng nghề bán báo như Nghĩa choắt,
Ngọc phệ, Hiền sầu... mà cả những người như chị Lan, cô giáo Kim Anh... đều
cần có mặt trời. Hình ảnh mặt trời là hình ảnh tỏa sáng, soi chiếu xuyên suốt
tác phẩm của Phạm Ngọc Tiến khiến cho câu chuyện dù được viết rất gay cấn,
dưới vỏ bọc của một cuộc nằm vùng và vây bắt tội phạm ma túy, vẫn vô vàn
những êm ấm và cảm động. Kết thúc truyện, nhóm buôn bán ma túy Nguyễn
Hoát bị bắt; các nhân vật đều tìm thấy mặt trời cho riêng mình: mẹ Nghĩa choắt
đã trở về sau bao năm đi biền biệt tận đâu đâu – “mặt trời của nó đã hiện ra
thật”; chị Lan – “mặt trời bé xíu của chị” đó chính là Nghĩa choắt; Hiền sầu –
mẹ đã khỏi bệnh; Ngọc phệ - tuy bố mất vì nghiện ngập nhưng Ngọc phệ vẫn
thấy nguôi ngoai vì cậu đã cùng các bạn trong nhóm “Xa quê” đã đóng góp
phần nào giúp các đồng chí công an trong việc phá đường dây ma túy; Hùng
sứt – “mẹ nó do cải tạo tốt nên được tha trước hạn”; …

9


Đợi mặt trời – một cuốn sách nhiều gai góc, nhiều nỗi buồn, nhiều
mất mát và cũng tái hiện lại rất nhiều những mặt trái xấu xí của xã hội,
nhưng có một điều chắc chắn, Đợi mặt trời là một cuốn sách tuyệt đẹp cho
thiếu nhi, là một cuốn sách tràn đầy hy vọng, bao dung, chờ đợi và tin cậy.
Viết về những đứa bé không may mắn, tác giả cũng như muốn nói với chính
mình, với những bậc cha mẹ về trách nhiệm của người lớn đối với trẻ nhỏ.
Đó chính là một mái ấm, một gia đình. Một gia đình thực sự chính là mái ấm
của những đứa trẻ. Nếu không có điều ấy, những em bé sẽ phải chịu nhiều
thua thiệt... Và ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn, giống như ước vọng thấy

Mặt Trời sau những ngày đen tối...
1.2.Đề tài li kì hấp dẫn
Phạm Ngọc Tiến không chỉ là nhà văn, mà còn là một nhà biên kịch
phim truyện với nhiều những bộ phim gây được tiếng vang như Ma
làng, Chuyện phố phường, Gió làng Kình... bởi thế dễ hiểu khi văn
chương của ông trong Đợi mặt trời có một kết cấu khá chặt chẽ với cốt
truyện hấp dẫn, được tạo nên bởi một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, rõ ràng
và đầy hình ảnh.
Từ trước đến nay, ở những tác phẩm văn chương hay điện ảnh Việt
Nam về đề tài “vụ án” trong thiếu nhi như Đội đặc nhiệm nhà C21, Kính
vạn hoa… chưa tác giả nào “dám” để những đứa trẻ của mình tiếp xúc với
tội phạm nguy hiểm, với những “tướng cướp khét tiếng, đâm chém người
không ghê tay”. Vậy mà Phạm Ngọc Tiến gan góc để những đứa trẻ vào
vùng nguy hiểm ấy. Cũng vì thế cuốn sách Đợi mặt trời của Phạm Ngọc
Tiến như đưa bạn đọc đi vào một cuộc phiêu lưu nhiều tính mạo hiểm với
những tình tiết rất gay cấn.
Bất ngờ đầu tiên mà Phạm Ngọc Tiến đem đến cho bạn đọc chính là
việc để những đứa trẻ vì những lí do khác nhau mà phải tự bươn trải kiếm

10


sống được sống trong căn nhà của ông chủ từ thiện của nhóm bán báo “Xa
Quê” – Nguyễn Hoát. Phạm Ngọc Tiến đã khắc họa ông chủ từ thiện
Nguyễn Hoát trong mắt những đứa trẻ “Xa quê” là một người“tốt bụng cưu
mang chúng, tử tế” rồi thì “Bác Hoát thật là tốt”, “bác luôn nhỏ nhẹ, nói
năng lịch thiệp”. Điều này chắc hẳn sẽ khiến bạn đọc thấy an tâm hơn bởi
những đứa trẻ kém may mắn đó được cơ sở từ thiện giúp đỡ. Nhưng, nghịch
lí ở chỗ, đó lại là “hang ổ của bọn buôn hàng quốc cấm” lại do chính
Nguyễn Hoát cầm đầu.

Được sự tin tưởng của thầy Tường, cô Kim Anh, vốn là các đồng chí
công an đang tìm cách phá một đường dây ma túy lớn, Nghĩa choắt, Lan và
Ngọc phệ đã trở thành những nhân vật “nằm vùng”, theo dõi mọi hoạt động
của nhóm buôn bán ma túy Nguyễn Hoát. Nghĩa choắt chưa một lần thấy
mặt cha, mẹ đi biền biệt mãi không về, bà ngoại mất khi nó mới chín tuổi.
Sau đó, nó gặp được Lan “Chị là người thân duy nhất của nó. Từ ngày phiêu
bạt nó mới được sống dưới mái nhà tạm gọi là tử tế”. Còn Ngọc phệ vốn là
đứa trẻ thành phố, nhưng chỉ vì mẹ mất, bố chán đời dính vào ma túy, rượu
chè, cờ bạc, không chịu đựng nổi đòn roi và những đợt lên cơn của bố mà
phải bỏ nhà đi tự kiếm sống. Có một mái ấm gia đình giàu tình yêu thương,
một tương lai rạng rỡ là niềm mơ ước của mỗi người. Bởi thế, những đứa trẻ
ấy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để kết thúc hành trình đó là một
cái kết thỏa mãn ước mơ của những đứa trẻ, thỏa mãn lòng người đọc. Đó là
những kẻ trong đường dây buôn bán ma túy bị bắt, những đứa trẻ có cuộc
sống ấm no đầy đủ hơn, Nghĩa choắt đã tìm thấy “mặt trời” của mình.
Nhưng để đạt được điều đó, Phạm Ngọc Tiến đã để những đứa trẻ ấy trải
qua những tình huống đầy thử thách.
Là đứa “lanh lợi nhất bọn” và là “át chủ bài của “Xa Quê” Nghĩa choắt
được bác Hoát dặn đưa bộ “từ điển” dày cộp được bó cẩn thận cho một ông

11


khách tại phòng số 8 gác 2 quán Mặt Trời. Sau đó, Nghĩa choắt được Nguyễn
Hoát phân công bán báo tại bến xe liên tỉnh phía Bắc. Cô Kim Anh cũng nhắc
nó “không được nóng vội, phải bám chặt bến xe”. Tại đây, nó gặp lại đám hát
rong – gã Kính đen, gã Nạng gỗ. Nó từng là “tù binh của hai gã, hồi mới chân
khật, chân khừ từ quê ra tỉnh”, “từng cầm ống bơ của đám hát này đến chai
cả tay”, “là cái bịch cát cho hai gã thi thố tửu lượng và đá mé nhau”. Nó tò
mò khi Nạng gỗ nói “Sẩm tối mới được về. Tao có cái này gửi cho ông chú

Hoát của mày. Nhớ làm cẩn thận” Trên chiếc xe cuối cùng chạy vào bến,
được lệnh của Nạng gỗ “Cái gói ở cửa xe. Đi đi”, nó nhót rất nhanh gói chè
móc câu nằm dưới chân ghế ngay cửa và ấn vội vào túi vải bạt đeo trên người.
Nó thoáng thấy “cái liếc sắc lẹm” của người đàn bà trên xe. Sau hai lần lấy
“hàng” chót lọt tại bến xe cả giờ giấc và cách thức giao hàng đều khác nhau,
là lần giao “hàng” vào buổi trưa tại quán nước. Bọc chè tướng để ở đầu ghế
băng hàng nước. “Uống xong chén nước thằng nghĩa thản nhiên lặp lại động
tác như hai lần trước. Song tay nó chưa kịp chạm vào “bọc hàng” thì một
thanh niên vạm vỡ xăm xăm bước đến rất tự nhiên ngồi ép xuống cạnh nó.
Tay anh ta nhấc gói chè đặt lên mặt bàn” rồi anh ta quay sang hỏi Nghĩa
choắt “Của em à?”. Không lường trước tình huống này “thằng Nghĩa ngây
người. Mồm nó há hốc, ú ớ không thành tiếng. Nó sẽ không biết xoay xỏa ra
sao nếu Nạng gỗ không lấy nạng gạt nó suýt ngã ngửa” rồi đuổi nó “Cút”.
Sau đó, Nghĩa choắt nhìn Nạng gỗ và Kính đen đánh nhau với tay thanh niên
kia. “Thấy công an giong cả lũ đi Nghĩa choắt thở phào hú vía […] Nó ngậm
tăm lủi một mạch khỏi bến xe”. Như một cuộn chỉ rối, “đầu Nghĩa choắt tựa
hồ muốn vỡ tung”. Nó báo cáo với cô Kim Anh việc tay thanh niên tự dưng
gây gổ, đúng vào lúc nhận hàng với việc Nạng gỗ, Kính đen và tay lạ mặt kia
bị công an bứng gọn. Mọi thắc mắc của nó được thầy Tường giải đáp. Tay
thanh niên đó là công an được bố trí để tóm bọn Nạng gỗ.

12


Sau khi Kính đen và Nạng gỗ bị bắt, Nguyễn Hoát chuyển địa bàn
hoạt động lên miền núi “hàng” sẽ tập kết hết ở nhà lang Trình” với lí do
lên thăm mẹ Hiền sầu. Bác Hoát quả là người “thâm nho có mấu ở đít”,
“cái đồ đạo đức giả”. Nghĩa choắt “gờn gợn gai hết hết cả người, khi thấy
bác Hoát nắm rất vững gia cảnh cái Hiền”, “Mọi việc có vẻ lão ta đã sắp
xếp từ trước hết”, “có vẻ như bác Hoát không mấy để ý đến cái thị trấn cỏn

con này”. Nó được bố Hiền sầu gửi cầm một chồng bốn thang thuốc nam
chữa dạ dày bọc giấy báo lấy từ lang Trình. Mỗi thang chằn chặn như cái
bánh chưng Tết. “Chuyến trở về xảy ra một chuyện hút chết”. Sắp đến
thành phố, có một bọn nhảy lên xe chơi trò nhanh tay, lẹ mắt bằng quân bài
tú-lơ-khơ đỏ đen. Trò bịp ấy Nghĩa choắt lạ gì. “Hôm ấy rủi cho Nghĩa
choắt, cả xe chả có ai hưởng ứng trò đỏ đen này. Bọn cò gỗ bên ngoài trút
vỏ tử tế lộ mặt lưu manh”. Chúng sấn đến gần Nghĩa choắt, “thộp tay vào
chồng thuốc” bắt nó nộp thuế nếu không chúng tịch thu. “Nghĩa choắt chưa
biết xử trí thế nào thì từ cuối xe một người huỳnh huỵch bước lên. Gã mặc
quần áo bộ đội. Tóc cợp gáy, mũ cối sùm sụp. Tay trạm trổ rồng rắn rất
ghê. Gã đấm luôn vào mặt thằng kia”, “giằng lại xâu thuốc, bồi thêm một
cú đấm nữa”, “Gã kia, mắt không thèm nhìn Nghĩa choắt, vứt trả dây
thuốc”. Sau này gặp lại, Nghĩa choắt mới biết, gã là “một tên đồng bọn rất
nguy hiểm của hội bác Hoát”, “là tướng cướp khét tiếng, đâm chém người
không ghê tay”. Chuyến ấy gã đi để “xem đường có thông không, với lại
cũng phải kiểm tra thằng choắt”. Nghĩa choắt đã sẵn sàng vào “hiệp cuối
cùng của trận đấu”. Chuyến đi kết hợp thăm Hiền sầu và thử nghiệm bán
báo ngoại tỉnh, Nghĩa choắt không đi chơi cùng Ngọc phệ, Hiền sầu, thằng
Hiếu, cái Tâm, nó ở nhà tìm cách tiếp cận bằng được lang Trình – giả vờ
đau bụng. Nó “xốc quần xin đi cầu” nên đã biết sau nhà lang Trình còn có
một con đường nữa. Đó là thông tin tốt.

13


“Cái ngày Nghĩa choắt phấp phỏng chờ đợi đã đến”. Nghĩa đi cùng cô
Ánh đến bệnh viện. Sau đó theo xe của bệnh viện đón mẹ Hiền sầu “về dưới này
điều trị”. Chuyến đó, với sự phối hợp ăn ý, “Trong nháy mắt, Hải thần sét, gã
bạn, mụ Ánh, tay đã bị tra vào còng số tám. Nhanh quá, anh lái xe ôm đi cùng
người đàn bà ban nãy cũng đã quật ngã lang Trình […] Cả lũ bị tống vào giữa

nhà cạnh đống thuốc ngổn ngang. […] lão béo bị giong vào từ phía sau nhà”.
Còn Ngọc phệ ở nhà được cô Kim Anh giao nhiệm vụ ngày nhận hàng sẽ cáo
ốm nằm nhà theo dõi thật chặt lão Hoát và đồng bọn. Ngọc phệ đã phát hiện và
báo cho cô kim Anh “Nó giắt súng trong người đấy!”. Tội cho Ngọc phệ “phút
chốc đã biến thành tấm bia chắn cho Nguyễn Hoát” khi có tiếng Nạng gỗ thất
thanh “Công an, chạy đi!”. Nguyễn Hoát “lăm lăm khẩu súng, miệng gầm man
dại: Tao sẽ bắn thằng bé này đầu tiên”, “Vừa hét, lão vừa bắn đại một phát lên
trời. Lão ghì chặt Ngọc phệ đẩy dần nó ra phía cửa. Ngọc phệ gần như nghẹt
thở, người cứng nhắc như bị giật uốn ván. Phải đến mấy giây ắng như tờ. Nòng
súng trong tay lão Hoát lạnh toát như que kem ngày rét gí sát vào mặt nó”.
Hàm răng Ngọc phệ cắn ngập vào cổ tay cầm súng của lão Hoát khiến “lão rú
lên đau đớn. Khẩu súng rơi cạch xuống đất”. Lão nhào vội đến chỗ khẩu súng
nhưng Nghĩa choắt nhanh hơn “dồn đủ sức đá mạnh làm vằng xa khẩu súng. Cô
Kim Anh đã xuống kịp. Từ phía sau cô chặt mạnh vào gáy Nguyễn Hoát. Kẻ từ
thiện giả danh trong tích tắc chịu chung kết cục với đồng bọn. Cái bẫy lớn đã
sập xuống. Không một con mồi nào thoát lọt”.
Đợi mặt trời được trần thuật bằng một ngôn ngữ sắc sảo, và có phần
già dặn hơn rất nhiều so với lứa tuổi thiếu nhi. Nhưng không phải vì vậy mà
tác phẩm của Phạm Ngọc Tiến lại thiếu đi chất hóm hỉnh, vui tươi và cuốn hút
dành cho thiếu nhi. Phạm Ngọc Tiến đã đem đến cho bạn đọc những trải
nghiệm thú vị, cuốn hút bạn đọc bởi những tình tiết gay cấn, đầy mạo hiểm,
đầy thử thách cho những đứa trẻ trong tác phẩm của mình.

14


1.3.Hệ thống nhân vật
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm. Trong tiếng Hy Lạp cổ,
“nhân vật” (persona) lúc đầu mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên
sân khấu. theo thời gian, thuật ngữ này được sử dụng với tần số nhiều nhất,

thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện.
Nhân vật văn học đôi khi còn được gọi là “vai” (actor) và “tính
cách” (charater). Tuy nhiên các thuật ngữ này, có nội hàm hẹp hơn so với
từ chỉ “nhân vật”.
Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của các
nhân vật, thích hợp với các loại nhân vật hành động. Còn thuật ngữ “tính
cách” lại thiên về chỉ những nhân vật có tính cách. Trong thực tế sáng tác,
không phải nhân vật nào cũng hành động, đặc biệt những nhân vật thiên về
suy tư, chiêm nghiệm và cũng không phải nhân vật nào cũng có tính cách rõ
rệt. Từ đó có thể thấy các thuật ngữ “vai”, “tính cách” không bao quát được
hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học.
“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm rộng hơn, đủ khả năng khái quát
những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và mọi
cấp độ. Thuật ngữ “nhân vật” được cho là toàn diện nhất được định nghĩa
như sau:
Theo Từ điển văn học: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác
phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình
nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc
họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng – nghệ thuật của tác
phẩm văn học” [3, Tr.86]. Theo quan điểm này, các nhà khoa học đã nhìn
nhận nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từ
mối quan hệ của nó với các yếu tố hình thức tác phẩm. Đây là một định nghĩa
về “nhân vật” tương đối toàn diện.

15


150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân và nhóm tác giả (biên
soạn), (1999), lý giải rằng: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó
mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi

tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật.
Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con
người; nó có thể xây dựng chỉ dựa trên co sở quan niệm ấy. ý nghĩa của
nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Vai trò
và đặc trung của nhân vật văn học bộc lộ rõ nhất trong phạm vi vấn đề
“nhân vật và tác giả”. Theo M.Bakhtin, tương quan “nhân vật – tác giả”
tùy thuộc hai nhân tố: 1, lập trường (công nhiên hoặc che dấu) của tác giả
trong quan hệ với nhân vật (lập trường đó có thể là: anh hùng hóa, mỉa mai,
chế nhạo, đồng cảm, v.v…); và 2, bản chất thể loại của tác phẩm (ví dụ
trong văn trào phúng sẽ có kiểu quan hệ của tác giả đối với nhân vật khác
trong văn xuối tâm lý).
Như vậy, từ trước tới nay có nhiều quan niệm khác nhau về “nhân
vật”, tuy nhiên khái niệm “nhân vật” vẫn tương đối ổn định, các quan
điểm đều có sự thống nhất ở đặc điểm: nhân vật văn học là thành tố quan
trọng trong tác phẩm, là phương tiện để nhà văn phản ánh đời sống và được
nhà văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Khi nghiên cứu
tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận từ yếu tố nhân vật để chỉ ra những
điểm mới, khác biết của từng nha văn, một trong những nhân tố tạo nên cái
riêng, độc đáo và phong cách của mỗi nhà văn.
Hệ thống nhân vật trong truyện Đợi mặt trời rất đa dạng. Phạm Ngọc
Tiến xây dựng nhân vật ở các thế hệ khác nhau có những số phận, phẩm
chất và tính cách khác nhau.
1.3.1.Nhân vật trẻ em
Nhân vật trong Đợi mặt trời là những đứa trẻ bất hạnh vì lí do này khác
phải bươn chải tự kiếm sống. Đó là hình ảnh của những đứa trẻ trong nhóm

16


bán báo “Xa Quê” trong đó có Nghĩa choắt, Ngọc phệ, Hiền sầu, Hùng sứt,

Thằng Hiếu, cái Tâm. Ngoài ra có các nhân vật góp phần làm nên thành công
của tác giả: Lan; Toàn sẹo; Thái ngọng, thằng Phiến (trong nhóm “Băng
Phiến” – nhóm trộm vặt); gã Kính Đen, gã Nạng gỗ - trong nhóm hát rong.
1.3.1.1. Nhân vật Nghĩa choắt
Trong truyện Đợi mặt trời, dưới ngòi bút của Phạm Ngọc Tiến Nghĩa
choắt được khắc họa là một đứa bị bỏ rơi từ nhỏ, “Từ tấm bé nó chưa được
sung sướng bao giờ”. Không giống những đứa trẻ khác, Nghĩa chưa một lần
thấy mặt bố, mẹ nó bỏ nhà đi kiếm ăn khi nó mới bảy tuổi, nó “chỉ chập chờn
nhớ không được kĩ lắm mặt mẹ. Đâu như một khuôn mặt gầy guộc rặt rãnh
ngang nhăn nhúm”. Lúc nào nó cũng “thèm mẹ”. Bởi vậy, khi thấy mẹ Hiền
sầu ốm, lúc nào mặt cái Hiền lúc nào cũng rầu rĩ, Nghĩa choắt đã nghĩ “Đây
cũng chỉ cần một người mẹ ốm đau để thuốc thang phụng dưỡng mà chả có” .
Bà ngoại mất lúc nó mới chín tuổi, chợ nghèo bãi quê chỉ nuôi nổi nó được
tuần lễ và nó gặp chị Lan “Chị Lan là của nó”. Nó gọi chị một cách rất đỗi
thân thân thương “Mặt trời bé xíu của em”. Bởi, với nó “Chị Lan là người
thân duy nhất của nó. Từ ngày phiêu bạt nó mới được sống dưới mái nhà tạm
gọi là tử tế” đã có lúc nó ước “chị Lan là mẹ nó”. Để rồi, suốt ba tháng kể từ
ngày ra trại nó tìm chị nhưng vẫn bặt tăm hơi, đến khi gặp được chị trong
quán Mặt Trời chị Lan lại đuổi nó “đầu nó như bị đông sệt lại. Sao lại thế
nhỉ? Nó không hiểu gì”, “Bụng réo òng ọc nhưng nó không thấy đói. Càng
không muốn ăn”, “Mặt Nghĩa choắt ướt đầm. Nó khóc”, “Nước mắt Nghĩa
vẫn tứa ra. Lâu lắm rồi nó mới lại bị cơn tủi thân nặng đến thế. Sao chị Lan
không nhận nó? Hơn thế còn đang tâm đuổi nó. Ôi chị Lan”. Lúc nào nó cũng
nghĩ đến chị Lan “Đầu vẫn o o như nhốt muỗi bên trong. Có đến mấy chục
con đom đóm nhẩy tí tách trước mặt nó”, “Nó vừa nghĩ ra. Chắc gì chị lan đã
quên nó […] Nguyên cớ gì đấy nên chị phải lờ đi cho yên chuyện”, “Phải đi

17



tìm chị Lan ngay”. Nghĩa vốn không tò mò chuyện của người nó chịu ơn
nhưng cuộc trao đổi của bác Hoát với lão béo tại phòng của Nguyễn Hoát liên
quan đến chị Lan nên nó đã nghe trọn vẹn cuộc nói chuyện ấy. Để rồi, nghe
xong “Xương sống nó lạnh cứng. Nguy rồi phải tìm gấp chị Lan”, “Ra khỏi
nhà nó chạy gấp như ma đuổi”. Sau khi bị tống vào đồn phường ngay sát hồ
Ha – le vì ngồi tội ngồi chờ Ngọc phệ đánh “ba cây” với dăm ba thằng “Cố
Hương”. Nó tìm lại được chị Lan cũng vì thế mà bao nhiêu cái đau đầu , nhức
óc đã tan biến đi hết. “Chị Lan vẫn là của nó”. Nó sung sướng khi được chị
Lan hỏi thăm qua cô Kim Anh, “Suýt nữa thằng Nghĩa reo lên. May mà nó
kìm lại được. Ôi sung sướng quá”.
Nghĩa choắt là một đứa trẻ giàu tình cảm, sống nội tâm, đa sầu đa
cảm. “Dạo này, Nghĩa rất hay mủi lòng, phải nói là tủi thì đúng hơn”. Từ
tấm bé nó chưa được sung sướng bao giờ. Xưa nay nó vốn là đứa chai sạn
nhưng khi nghe người ta nói nó vì hư hỏng, học dốt nên phải đi bán b áo,
nó đã vụt chạy đi “Nó không cầm nổi nước mắt”, “sống mũi cay cay”,
“đầu nó âm ỉ chứa một nỗi gì đó không thể hiểu nổi. Toàn thân nao nao.
Nó giam mình trên chiếc ghế đá”. Nghĩa luôn khao khát có một mái ấm
gia đình như những đứa trẻ khác. Nghĩ về Ngọc phệ có một người cha
nghiện ngập, một người cha “điên cuồng và tàn nhẫn” trút những trận đòn
roi xuống lũ con như thể chính chúng là nguyên nhân gây ra nỗi buồn khổ
của ông, đã có lúc vì thương bạn nó đã nghĩ quẩn “Ừ chắc gì có bố đã
hay. Như mình có khi khỏe hơn”. Nhưng, ý nghĩ ấy đứng chẳng được bao
lâu thì nó lại nghĩ “Dù gì có bố vẫn hơn”. Hay lần về nhà Ngọc phệ,
chứng kiến cảnh bố Ngọc phệ bị “thuốc” vật, “Nghĩa choắt hết chịu nổi.
Nó bỏ ra ngoài. Người nó nẫu ra như chuối chín. Nó gục mặt vào lần vỏ
xù xì của cây xấu ven đường. Nước mắt nó tức tưởi chảy thấm vỏ cây.
Ngọc phệ ơi! Tao thèm muốn có một gia đình như mày. Tao thèm muốn có

18



một người bố như bố của mày”. Nó lúc nào cũng “thèm mẹ” dù chỉ là một
người mẹ hay ốm đau như mẹ Hiền sầu để thuốc thang phụng dưỡng mà
chả có. Nó còn “thèm” có một người cha, cho dù đó là một người cha
nghiện ngập như bố Ngọc phệ. Với Nghĩa choắt “Gia đình” – nó chỉ biết
được cái hương vị ấy qua tiếng khóc của Ngọc phệ. “Buồn tủi nghẹn
ngào, Nghĩa choắt biết rằng đến cả thứ nước mắt như của Ngọc phệ đang
khóc nó cũng không có. Chưa bao giờ có!” bởi nó còn chưa một lần nhìn
thấy mặt bố nó.
Nghĩa choắt là “đứa lanh lợi nhất bọn”. Mười ba tuổi nhưng Nghĩa
choắt đã biết nghiệp bán báo cũng có những “mánh riêng”: “Khách vừa
ngồi vào bàn thì đừng có vào”, “phải tinh mắt phân loại kĩ các loại
khách. Tốt nhất là sán vào mấy ông mập bụng phệ đi theo đàn, đến ăn
bằng ô tô biển xanh. Toàn quan cả đấy”,“kiếm ăn dễ nhất, đều đặn nhất
là xông vào đám say xỉn. Người say, đa số tốt bụng và hào phóng”. Bán
báo phải “giấu đi vẻ mặt tươi rói”, phải “ê a cất cái giọng rè rè nẫu hết
cả lòng ruột”. Hay trong lần định trốn từ viện mà mẹ Hiền sầu nằm về
nhà trọ để theo dõi hoạt động của Nguyễn Hoát, Nghĩa choắt thót người
khi thấy lão béo rời đám nhậu đi ra ngoài đường mắt đánh theo nó, nó bèn
đi sát vào gốc cây, bật cúc quần và giả vờ đái. Hay, nó đã giả vờ đau bụng
để tiếp cận được với lang Trình. Rồi thì nó “xốc quần xin đi cầu” cũng
nhờ đó mà nó biết được phía sau nhà lang trình còn có một con đường
nữa. Nhờ sự dũng cảm và thông minh của Nghĩa choắt, nó đã giúp được
thầy Tường, cô Kim Anh tìm được manh mối trong việc tìm cách phá một
đường dây ma túy lớn của Nguyễn Hoát.
1.3.1.2. Nhân vật Ngọc phệ
Ngọc phệ vốn là đứa trẻ thành phố hẳn hoi, nhưng chỉ vì mẹ mất, bố
chán đời dính vào ma túy, rượu chè, cờ bạc, không chịu đựng nổi đòn roi

19



×