Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng (litopenaeus vannamei boone, 1931) tại gò quao, kiên giang và thực nghiệm nuôi tôm theo quy trình hai giai đoạn, tuần hoàn nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.11 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

DANH TƠ

HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) TẠI GÒ QUAO, KIÊN
GIANG VÀ THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM THEO QUY
TRÌNH HAI GIAI ĐOẠN, TUẦN HOÀN NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HOÀ - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài: “Hiện trạng nghề nuôi tôm chân
trăng (Liptopenaeus vannamei Boone, 1931) tại Gò Quao, Kiên Giang và thực
nghiệm nuôi tôm theo quy trình hai giai đoạn, tuần hoàn nước” là công trình
nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác cho đến thời điểm hiện này.
Khánh Hòa, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Danh Tơ

iii


năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quí phòng ban Trường Đại học
Nha Trang, Phòng Đạo tạo sau Đại học, Viện Nuôi trồng Thuỷ sản – Trường
Đại học Nha Trang và quí thầy cô giáo trong và ngoài trường đã giảng dạy và
tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt
là sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo – TS. Lục Minh Diệp, người đã định
hướng và tận tình đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi
cục Thống kê, Trạm Khuyến nông huyện Gò Quao, xã Thới Quản, Thủy Liễu,
Vĩnh Phước A, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thắng và thị trấn Gò Quao đã tạo điều kiện giúp
đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực tập trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, cập nhật
thông tin điều tra khi thực hiện luận văn thạc sĩ.
Cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã dành thời gian và cung cấp thông tin
trong luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình bạn bè và các
đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi thiếu
sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học, thầy, cô
và các bạn.
Khánh Hòa, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Danh Tơ

iv


năm 2019


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................. viii
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................x
DANH MỤC ĐỒ THỊ .....................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
1.1 Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tôm chân trắng .............................................3
1.1.1 Hệ thống phân loại ...................................................................................................3
1.1.2 Đặc điểm sinh học của tôm chân trắng ...................................................................3
1.2 Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam. ........................................6
1.2.1 Tình hình nuôi tôm chân trắng thế giới ...................................................................6
1.2.2 Ở Việt Nam .............................................................................................................8
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................15
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ..........................................................15
2.2 Đối tượng điều tra: Các hộ nuôi tôm chân trắng 5 xã và 1 thị trấn thành phần khác
có liên quan. ....................................................................................................................15
2.3 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................15
2.4 Điều tra thu thập số liệu ............................................................................................ 16
2.4.1 Thu nhập số liệu thứ cấp........................................................................................16
2.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp ..........................................................................................16
2.5 Phương pháp nuôi tôm 2 giai đoạn, nước tuần hoàn. ..............................................17
2.5.1 Hệ thống ao nuôi ....................................................................................................17
2.5.2 Trang thiết bị, máy móc .........................................................................................18

2.5.3 Chuẩn bị ao ............................................................................................................19
2.5.4 Lấy nước và xử lý nước .........................................................................................19
2.5.5 Chọn giống và thả giống ........................................................................................20
2.5.6 Chăm sóc và quản lý .............................................................................................. 20
2.5.7 Phương pháp tính toán và phân tích số liệu ..........................................................24
2.5.8 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................................25
v


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................26
3.1 Hiện trạng cơ cấu dân số, độ tuổi, trình độ chuyên môn .........................................26
3.1.1 Độ tuổi chủ hộ và số năm nuôi tôm các hộ ...........................................................26
3.1.2 Trình độ học vấn, chuyên môn và giới tính ..........................................................26
3.2 Thực trạng kỹ thuật và diện tích nuôi tôm chân trắng .............................................28
3.2.1 Hình thức nuôi .......................................................................................................28
3.2.2 Diện tích ao nuôi tôm chân trắng ..........................................................................29
3.2.3 Các hình thức cải tạo ao nuôi tôm chân trắng .......................................................30
3.2.4 Hệ thống cống ........................................................................................................31
3.2.5 Trang thiết bị sử dụng trong nuôi tôm...................................................................31
3.2.6 Nguồn giống, mật độ thả tôm chân trắng .............................................................. 32
3.2.8 Thức ăn cho tôm chân trắng ..................................................................................35
3.2.9 Tỷ lệ sống của tôm chân trắng...............................................................................36
3.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm chân trắng ..............................................36
3.3.1 Tình hình doanh thu ............................................................................................... 36
3.3.2 Chi phí nuôi tôm chân trắng của các hộ gia đình (triệu VND/hộ)........................37
3.3.3 Lợi nhuận trung bình nuôi tôm chân trắng............................................................ 39
3.4 Thực nghiệm nuôi tôm hai giai đoạn, tuần hoàn nước ............................................40
3.4.1 Nguyên lý vận hành hệ thống tuần hoàn nước ......................................................40
3.4.2 Chăm sóc tôm trong ao nuôi giai đoạn hai............................................................ 42
3.4.4 NH3 và NO2 ...........................................................................................................44

3.4.5 Tăng trưởng của tôm.............................................................................................. 45
3.4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) .........................................................................47
3.4.7 Tỷ lệ sống ..............................................................................................................47
3.4.8 Hiệu quả kinh tế ....................................................................................................48
3.5 Nhóm giải pháp phát triển nuôi tôm chân trắng tại Gò Quao ..................................49
3.5.1 Giải pháp về quy hoạch .........................................................................................49
3.5.2 Giải pháp về kỹ thuật ..........................................................................................49
3.5.3 Về Khuyến nông ....................................................................................................50
3.5.4 Giải pháp về quản lý nhà nước ..............................................................................50
3.5.5 Giải pháp về nguồn nhân lực .................................................................................51
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ......................................................53
vi


4.1 Kết luận .....................................................................................................................53
4.1.1 Kết luận hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng ......................................................53
4.1.2 Kết luận thực nghiệm nuôi tôm hai giai đoạn, tuần hoàn nước ............................ 53
4.2 Đề xuất ý kiến ...........................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 55
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................................................. 55
II. Tài liệu Tiếng Anh .....................................................................................................58

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TCT

Tôm chân trắng


DT

Diện tích

NS

Năng suất

NSBQ

Năng suất bình quân

ĐVT

Đơn vị tính

HPV

Bệnh Parvovirus gan tuỵ tôm chân trắng

IHHNV

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu ở tôm chân trắng

TSV

Hội chứng bệnh virus taura trên tôm chân trắng

WSSV


Hội chứng bệnh đốm trắng

YHV

Bệnh đầu vàng

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

PL

Post Larvae

TB

Trung bình

VNĐ

Việt Nam đồng

FAO

Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc

GDP

Thu nhập quốc nội bình quân


ĐBSCL
GAP

Đồng bằng sông cửu long
Good Aquaculture Practise, Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy
sản tốt

GAqP

Quy tắc thực hành nuôi trồng thủy sản tốt

RAA

Code of conduct for responsible Aquaculture, Quy tắc ứng xử nghề

FCR

Hệ số chuyển đổi thức ăn

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình dạng ngoài của tôm chân trắng................................................................ 3
Hình 1.2: Vòng đời tôm chân trắng ..................................................................................5
Hình 1.3: Bản đồ huyện Gò Quao ..................................................................................12

ix



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở huyện Gò Quao 2015-2018 ...................13
Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra phân bổ cho mỗi vùng nuôi ......................................17
Bảng 3.1: Thống kê tuổi chủ hộ và số năm nuôi tôm các hộ gia đình...........................26
Bảng 3.2: Thống kê thông tin các đối tượng khảo sát ...................................................27
Bảng 3.3: Thống kê diện tích ao nuôi tôm chân trắng ...................................................29
Bảng 3.4: Các trang thiết bị nuôi tôm chân trắng ..........................................................31
Bảng 3.5: Thống kê kích cỡ giống và mật độ thả giống ................................................34
Bảng 3.6: Tình hình doanh thu tôm chân trắng của các hộ gia đình ............................. 36
Bảng 3.7: Chi phí nuôi tôm chân trắng của các hộ gia đình ..........................................37
Bảng 3.8: Lợi nhuận trung bình nuôi tôm chân trắng ....................................................39
Bảng 3.2.1: Biến động các yếu tố môi trường................................................................ 43
Bảng 3.2.2: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) ở các giai đoạn ......................................47
Bảng 3.2.3: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm chân trắng 2 giai đoạn ................48

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Tỷ lệ giới tính nam, nữ .................................................................................27
Đồ thị 3.2: Tỷ lệ trình độ văn hóa ..................................................................................28
Đồ thị 3.3: Tỷ lệ trình độ chuyên môn ...........................................................................28
Đồ thị 3.4: Tỷ lệ hình thức nuôi tôm chân trắng ............................................................ 29
Đồ thị 3.5: Diện tích nuôi tôm chân trắng của các hộ gia đình .....................................29
Đồ thị 3.6: Tỷ lệ các hình thức cải tạo ao nuôi tôm chân trắng .....................................30
Đồ thị 3.7: Tỷ lệ hệ thống cống ......................................................................................31
Đồ thị 3.9: Tỷ lệ nguồn giống tôm chân trắng ............................................................... 32
Đồ thị 3.10: Tỷ lệ chất lượng nguồn giống tôm chân trắng ...........................................33
Đồ thị 3.11: Kích thước con giống được các hộ gia đình sử dụng ................................ 33

Đồ thị 3.12: Tỷ lệ bệnh của tôm chân trắng ...................................................................34
Đồ thị 3.13: Loại thức ăn các hộ gia đình hiện nay áp dụng .........................................35
Đồ thị 3.15: Hệ số thức ăn cho tôm chân trắng các hộ gia đình ....................................36
Đồ thị 3.16: Tỷ lệ sống tôm chân trắng của các hộ gia đình..........................................36
Đồ thị 3.17: Doanh thu trung bình tôm chân trắng ........................................................37
Đồ thị 3.18: Chi phí nuôi tôm chân trắng của các hộ gia đình ......................................38
Đồ thị 3.19: Tỷ lệ các khoản chi phí nuôi tôm chân trắng .............................................38
Đồ thị 3.20: Lợi nhuận trung bình nuôi tôm chân trắng ................................................39
Đồ thị 3.2.1: Biến động H2S trong quá trình nuôi .........................................................44
Đồ thị 3.2.2: Biến động NH3 và NO2 trong quá trình nuôi ............................................45
Đồ thị 3.2.3: Tăng trưởng về khối lượng tôm trong quá trình nuôi ............................... 46
Đồ thị 3.2.4: Tăng trưởng về chiều dài tôm trong quá trình nuôi .................................47

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài “Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,
1931) tại Gò Quao, Kiên Giang và thực nghiệm nuôi tôm theo quy trình hai giai đoạn,
tuần hoàn nước” được thực hiện với các nội dung: (i) Hiện trạng nghề nuôi tôm chân
trắng tại Gò Quao; (ii) Thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm hai giai đoạn, tuần hoàn
nước; (iii) Đề xuất các giải pháp phát triển nuôi tôm bền vững tại Gò Quao. Mục tiêu
của đề tài là cung cấp những dẫn liệu khoa học và thực tiễn về thực trạng kỹ thuật,
hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm chân trắng tại Gò Quao, làm cơ sở cho việc đề xuất
các giải pháp phát triển nghề nuôi tôm chân trắng theo hướng hiệu quả và bền vững.
Nghiên cứu được thực hiện tại các vùng nuôi tôm huyện Gò Quao. Nghiên cứu được
thực hiện thuộc 6 xã có nuôi trồng thủy sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết chủ
hộ nuôi là nam giới, độ tuổi từ 35 – 60 tuổi chiếm 90 %; các hộ chủ hộ nuôi có kinh
nghiệm nuôi tôm từ 9 – 20 năm chiếm 70 %; trình độ văn hóa chủ yếu từ cấp 2 trở lên
và không có trình độ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản đa phần các hộ thiếu vốn, hệ

thống hạ tầng vùng nuôi chưa đồng bộ, chưa có mương cấp thoát nước riêng biệt,
nguồn nước cấp chủ yếu sử dụng máy bơm; không có ao xử lý nước thải và khu chứa
bùn thải; ao nuôi có thiết kế chủ yếu là hình vuông có diện tích các ao nuôi từ 0,5 – 1
ha, tôm chân trắng được nuôi từ 1 – 2 vụ/năm, mùa vụ thả giống chính từ tháng 1 đến
tháng 7 hàng năm; nguồn giống chủ yếu nhập từ các tỉnh Miền Trung, Bạc Liêu. Tôm
chân trắng được nuôi theo hình thức bán thâm canh và thâm canh; thời gian nuôi TCT
từ 85 – 120 ngày/vụ. Mật độ nuôi của các hộ dân trung bình 70 ± 15 con/m2, mật độ
nuôi thấp nhất là 30 con/m2, mật độ nuôi cao nhất là 200 con/m2; năng suất trung bình
đạt 4,5 ± 1,5 tấn/ha/vụ, thấp nhất 1,9 tấn/ha và cao nhất đạt 13,5 tấn/ha; lợi nhuận
trung bình 255 ± 145 triệu đồng/ha/vụ, trong đó lãi cao nhất đạt 750 triệu đồng/ha/vụ
và thấp nhất là 85 triệu/đồng/vụ. Tỷ suất lợi nhuận trung bình đạt 62,35 %.
Thực nghiệm nuôi tôm theo quy trình hai giai đoạn, tuần hoàn nước thực hiện
tại hộ ông Lê Văn Hải, xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang từ tháng
04/2018 đến 07/2018. Mô hình thực nghiệm được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1:
thời gian nuôi khoảng 25 – 30 ngày, ương tôm chân trắng cỡ từ PL12 với mật độ 2.500
– 3.000 con/m2 trong ao lót bạt, có mái che bằng lưới lan 100%. Giai đoạn 2: nuôi
thương phẩm tôm chân trắng với mật độ 250 con/m2 trong ao lót bạt, có mái che bằng
lưới lan 50%, thời gian nuôi 60 – 75 ngày. PL12 có chiều dài và khối lượng tôm ban
xii


đầu lần lượt là 1 – 1,2 cm và 0,03g. Sau 90 ngày nuôi tôm đạt kích cỡ 41 con/kg các
yếu tố môi trường đặc biệt nồng độ các khí độc, đều ổn định, nằm trong khoảng thích
hợp cho sự phát triển của tôm. Năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ao/vụ. Sau khi trừ chi
phí đầu tư, lợi nhuận thu được đạt 81,5 triệu đồng/1.600m2/vụ.
Các khó khăn thường gặp nhất trong nuôi tôm chân trắng tại Gò Quao hiện nay
là vấn đề về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh con giống, thức ăn, hóa chất và thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Để phát triển nghề nuôi tôm chân trắng tại Gò Quao theo
hướng hiệu quả, bền vững cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp liên quan đến quy
hoạch, khoa học công nghệ, phát triển thị trường, cơ chế chính sách, quản lý môi

trường và dịch bệnh, đào tạo và Khuyên nông.
Từ khóa: Tôm chân trắng, Gò Quao, Kiên Giang, nuôi tôm hai giai đoạn, tuần
hoàn nước.

xiii


MỞ ĐẦU
Trong những năm của thập kỷ 90, nghề nuôi tôm biển đặc biệt là tôm sú thật sự
đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao, động lực chủ yếu thúc đẩy sản
xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế của đất nước.
Cùng với hiệu quả của nghề nuôi tôm sú, sự tiến bộ về khoa hoc - kỹ thuật đã
đẩy nhanh công nghệ nuôi theo hướng thâm canh. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả
kinh tế mang lại như tăng thu nhập, tạo việc làm, tận dụng mặt nước hoang hóa, việc
nuôi tôm sú ở nước ta nói chung và huyện Gò Quao nói riêng đã gặp nhiều khó khăn
liên quan đến biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh, tăng cao chi
phí sản xuất.
Một giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hóa đối tượng
nuôi, đi kèm với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá
trình sản xuất nhằm tạo ra các đàn giống sạch bệnh và nâng cao chất lượng di truyền.
Trong đó tôm chân trắng là một trong những đối tượng được chọn đa dạng hóa đối
tượng nuôi trong nuôi trồng thủy sản.
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) đang nuôi ở nước ta là
đối tượng nhập nội, có nguồn gốc từ Châu Mỹ; tôm phát triển tốt, năng suất cao, góp
phần đa dạng hóa đối tượng nuôi và sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, tôm chân trắng có
những nhược điểm cơ bản như thường mắc những bệnh của tôm sú, mang hội chứng
Taura gây nên dịch bệnh lớn ở Nam Mỹ.
Nghề nuôi tôm chân trắng trên địa bàn huyện Gò Quao thật sự phát triển
khoảng 3 năm trở lại đây, chưa có vùng quy hoạch nuôi cụ thể, người dân chưa nắm rõ

quy trình kỹ thuật, vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, việc thực hiện đề tài “Hiện trạng nghề nuôi
tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại Gò Quao, Kiên Giang và
thực nghiệm nuôi tôm theo quy trình hai giai đoạn, tuần hoàn nước” là hết sức cần
thiết.
Mục tiêu của đề tài: Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các
hình thức nuôi tôm chân trắng tại địa phương.

1


Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thực nghiệm nuôi tôm chân trắng
(Litopenaeus vannamei Boone, 1931) hai giai đoạn, tuần hoàn nước, tăng hiệu quả
kinh tế trên đơn vị diện tích.
Nội dung của đề tài:
+ Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng tại Gò Quao.
+ Thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm hai giai đoạn, tuần hoàn nước.
+ Đề xuất các giải pháp phát triển nuôi tôm bền vững tại Gò Quao.
Ý nghĩa của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung các dẫn liệu khoa học về hiện trạng nuôi tôm chân
trắng tại Gò Quao và ứng dụng các quy trình nuôi tôm đạt hiệu quả cao.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học để định hướng
phát triển và cải tiến kỹ thuật nghề nuôi tôm chân trắng trên địa bàn huyện Gò Quao
tỉnh Kiên Giang.

2


mặt đáy. Ở tôm cái, giữa gốc chân ngực 4 và 5 có thelycum (cơ quan sinh dục ngoài,
nơi nhận và giữ túi tinh từ con đực chuyển sang)

Phần bụng có 7 đốt: 5 đốt đầu, mỗi đốt mang một đôi chân bơi hay còn gọi là
chân bụng ( Pleopds hay Swimming legs). Mỗi chân bụng có một đốt chung bên trong.
Đốt ngoài chia làm hai nhánh: Nhánh trong và nhánh ngoài, đốt bụng thứ 7 biến thành
telson hợp với đôi chân đuôi phân thành nhánh tạo thành đuôi giúp cho tôm chuyển
động lên xuống và búng nhảy. Ở tôm đực, hai nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến
thành đôi phụ bộ đực - là bộ phận sinh dục bên ngoài của tôm. Màu sắc của tôm: tôm
có màu trắng đục [8].
1.1.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp, thức ăn của chúng cần một tỷ lệ cân đối trong
thành phần dinh dưỡng như protein, lipid, gluxit, vitamin, khoáng,...dinh dưỡng thiếu
hoặc không cân đối đều ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của tôm.
Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chân trăng là rất cao (FCR = 0,9 – 1,2;
so với tôm sú thường 1,2 – 1,5), chúng không cần đòi hỏi thức ăn có hàm lượng
protein cao như tôm sú. Thành phần protein 35% được coi là thích hợp nhất cho sự
sinh trưởng và phát triển của tôm chân trắng trong khi đó với tôm sú cần 40% protein
trong thức ăn, tôm he Nhật Bản cần 60% protein trong thức ăn [8].
1.1.2.4 Đặc điểm sinh trưởng
Sau khi đẻ 14 – 16 giờ, trứng nở ra ấu trùng nauplius. Ấu trùng trải qua các giai
đoạn biến thái nauplius 6 giai đoạn, zoae 3 giai đoạn, mysis 3 giai đoạn và có xu
hướng bắt đầu di chuyển vào vùng gần bờ nhờ sóng gió và thủy triều. Đến giai đoạn
postlarvae chúng chuyển sang sống đáy, ở các vùng cửa sông cạn, bãi triều nơi có
nhiều thức ăn, nhiệt độ cao, độ mặn thấp. Sau một vài tháng, tôm phát triển qua các
giai đoạn ấu niên, thiếu niên và trưởng thành, chúng bắt đầu di cư ra các vùng biển sâu
sinh sống, thành thục và sinh sản [10].
Tôm chân trắng là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, đặc biệt là ở 2 tháng đầu
mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g/con với mật độ 100 con/m2. Do đó, khi nuôi tôm chân
trắng, chú ý giai đoạn đầu tăng cường lượng thức ăn cho tôm ăn ngay từ đầu để tận
dụng hết khả năng lớn nhanh của tôm, rút ngắn thời gian nuôi. Sau đó, khi đạt cỡ
20g/con, sinh trưởng của tôm chậm lại, đạt khoảng 1g/tuần. Tôm cái thường lớn nhanh
hơn tôm đực [17].

4


1.1.2.5 Môi trường sống
Tôm trưởng thành sống ở ven biển gần bờ, tôm còn ưa sống ở cửa sông nơi có
nhiều thức ăn tự nhiên và có độ mặn thấp. Ban ngày tôm thường vùi mình ẩn nấp dưới
cát, ban đêm chúng bơi hoặc bò đi kiếm ăn. Tôm chân trắng thích ghi tốt với sự thay
đổi đột ngột của môi trường sống
Độ mặn: Tôm chân trắng thích nghi với biên độ rộng muối từ 0 – 50 ‰, chúng
có thể sinh trưởng được trong cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Khoảng độ mặn
cho tôm phát triển là 10 – 30 ‰ [8].
Nhiệt độ: Tôm sống trong phạm vi từ 9 – 41 0C, tuy nhiên nhiệt độ tốt cho tôm
phát triển là 25 – 32 0C, song chúng vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn.
Theo J.Wyban và ctv (1995), đối với cỡ tôm < 10g nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho sự
phát triển là ≤ 30 0C, trong khi đó cỡ tôm ≥ 15g thì không có sự khác biệt về tốc độ
tăng trưởng ở nhiệt độ 27 0C và 30 0C. Do đó nên chọn mùa vụ nuôi lúc tôm nhỏ vào
những tháng có nhiệt độ cao và tôm lớn vào những tháng có nhiệt độ thấp hơn.
Oxy hòa tan: ngưỡng oxy thấp nhất là 1,2 mg/l, tôm càng lớn thì ngưỡng oxy
càng cao (với cỡ tôm 2 – 4 cm là 2mg/l, cỡ tôm dưới 2 cm là 1,05 mg/l) [35].
1.1.2.6 Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản: Tại các khu vực tôm phân bố tự nhiên – vùng biển sâu, xa bờ,
nơi có độ trong, độ mặn cao và ổn định, quanh năm điều bắt được tôm mang trứng.
Mùa sinh sản tôm chân trắng có thể chênh lệch theo vùng, tùy vĩ độ. Ở ven biển bắc
Ecuador, tôm đẻ xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8, mùa đẻ rộ chủ yếu vào tháng 4 và 5.
Ở Peru, mùa tôm đẻ chủ yếu từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Hình 1.2: Vòng đời tôm chân trắng [10]
Giao vĩ: Tôm chân trắng thuộc nhóm thelycum hở, giao vĩ xảy ra chủ yếu vào
đêm tôm đẻ trứng. Tôm cái được gắn túi tinh trước khi đẻ vài giờ, hoặc có thể gắn
trước đó vài ngày lột xác - thành thục - giao vĩ - đẻ. Túi tinh chỉ được đính vào

5


thelycum hở, không được bảo vệ chắc chắn nên dễ bị rơi rớt và tôm có thể giao vĩ trở
lại. Vì vậy, một tôm cái có thể giao vĩ nhiều lần trong một chu kỳ lột xác. Trong quá
trình kết cặp, nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau, con đực thường dùng
chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái. Khi tôm cái rời đáy bơi lên phía trên, tôm đực
bơi theo và tiến đến phía dưới con cái. Sau đó, tôm đực lật ngửa thân và ôm tôm cái
theo hướng đầu đối đầu, đuôi đối đuôi và giao vĩ ở tư thế đầu đối đuôi. Thời gian giao
vĩ xảy ra nhanh, từ khi rượt đuổi đến khi kết thúc dao động từ 3 – 7 phút; sự chuyển
giao tinh nang xảy ra rất nhanh [8].
Sức sinh sản và hoạt động đẻ trứng: Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có
khối lượng từ 30 – 45g/con, là có thể tham gia sinh sản. Lượng trứng của mỗi lần đẻ
phụ thuộc trọng lượng của tôm mẹ: nếu tôm mẹ có khối lượng 30 – 45 g/con thì lượng
trứng từ 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứng 0,22mm. Sau mỗi lần đẻ hết trứng
buồng trứng lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau khoảng 2 – 3 ngày.
Con đẻ nhiều nhất có thể tới 10 lần/năm, thường thì sau 3 – 4 lần đẻ liên tục tôm lột
xác [10].
1.2 Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1 Tình hình nuôi tôm chân trắng thế giới
Nghề nuôi tôm ven biển phát triển mạnh từ những năm cuối của thập niên 80 và
sự thâm canh hóa từ đầu thập niên 90 ở các quốc gia Đông Nam Á, không những góp
phần nâng cao sản lượng tôm cho toàn thế giới mà còn tạo việc làm và tăng nguồn thu
nhập đáng kể cho nhiều lao động địa phương ven biển. Tôm chân trắng di nhập và
được nuôi ở nhiều quốc gia và lục địa như Đài Loan, Philippines, Trung Quốc và Thái
Lan, Việt Nam và nhiều nước khác. Châu Á có vị trí hàng đầu trong ngành tôm thế
giới, tôm nuôi của khu vực này chiếm phần lớn trong sản lượng toàn cầu. Có thể chia
sản lượng tôm nuôi châu Á theo 3 khu vực chính là Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn
Độ/Bangladesh [10].
Trung Quốc là nước có sản lượng tăng rất nhanh và vượt qua tất cả các nước

khác để dẫn đầu thế giới về sản lượng nuôi tôm từ 1,5 triệu tấn 2010 lên trên 1,7 triệu
tấn, từ năm 2012 do dịch bệnh AHPND nên sản lượng tôm nuôi của Trung Quốc giảm
còn 1,3 triệu tấn và tiếp tục giảm trong còn 900 ngàn tấn trong năm 2013, tuy nhiên có
dấu hiệu phục hồi trong năm 2014 là 1,02 triệu tấn [10].
Đông Nam Á tập trung nhiều nước có tiềm năng sản xuất tôm như Thái Lan,
6


Việt Nam, Indonesia. Trong đó, Thái Lan là nhà sản xuất tôm lớn thứ hai thế giới, sau
Trung Quốc và sản xuất cả ba loại tôm chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh. Việt Nam
được đánh giá là một trong những nước có nhiều tiềm năng về điều kiện tự nhiên,
thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm, kế đến là Indonesia đứng thứ 4 thế giới về sản
xuất tôm. Năm 2006, sản lượng tôm nuôi của khu vực Đông Nam Á đạt 1,4 triệu tấn,
khu vực này sản xuất gần 1,7 triệu tấn năm 2010 nhưng do dịch bệnh chủ yếu là hội
chứng AHPND làm sản lượng tôm nuôi mạnh vào năm 2012 chỉ đạt khoảng 1,3 triệu
tấn. Từ năm 2013 sản lượng tôm nuôi có khuynh hướng tăng trở lại đạt sản lượng 1,84
triệu tấn năm 2013 và tiếp tục tăng trong năm 2014 đạt sản lượng 1,88 triệu tấn.
Trong khu vực châu Á còn có Ấn Độ và Bangladesh là những nước nuôi tôm có
quy mô lớn. Trong giai đoạn 2006 – 2010, sản lượng tôm nuôi của Ấn Độ và
Bangladesh giảm với tốc độ trung bình hằng năm 6,0% do ảnh hưởng của sự biến động
diện tích nuôi, mật độ thả giống, số vụ nuôi không hợp lý và dịch bệnh, chủ yếu là
bệnh đốm trắng. Vì thế, năm 2010, sản lượng tôm của 2 nước này chỉ còn khoảng 200
ngàn tấn. Tuy nhiên, năm 2013 và năm 2014 sản lượng tôm của 2 nước này ổn định ở
mức 405 ngàn tấn sản lượng tôm Ấn Độ chiếm 85%. Hiện nay, Ấn Độ đang triển khai
một số chính sách về kiểm soát dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm còn chính phủ
Bangladesh vừa cho phép nuôi tôm chân trắng vì thế, sản lượng tôm chân trắng của 2
nước sẽ tăng trong thời gian tới [10][17].
Sản lượng tôm nuôi của châu Mỹ tập trung ở 6 nước là Ecuador, Mexico,
Brazil, Colombia, Honduras và Nicaragoa. Nuôi tôm ở khu vực này có tốc độ tăng
trưởng ổn định 3% từ 2010 – 2014, tổng sản lượng xấp xỉ 400 – 500 ngàn tấn. Ecuador

có sản lượng tôm nuôi lớn nhất khu vực 340 ngàn tấn năm 2014. Khu vực sản xuất
tôm còn lại của thế giới là châu Phi chỉ chiếm tỷ lệ sản lượng rất nhỏ nhưng tốc độ
tăng trưởng hằng năm khá ổn định, bằng 4,6% và 4,8% trong giai đoạn 2006 – 2010 và
2010 – 2014.
Nguyên nhân gây ra sự giảm sụt này là do môi trường bị suy thoái, nước có chất
lượng kém. Trong thực tế nguồn nước thải đổ trực tiếp ra kênh rạch công cộng từ các
trại nuôi tôm không qua xử lý ở nhiều nơi như Việt Nam, Indonesia và Philippines.
Bên cạnh đó các khu vực nuôi tôm thâm canh thường tập trung theo vùng và hệ thống
thủy lợi hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước tạo nên sự tự ô nhiễm môi
trường làm dịch bệnh bộc phát [18].
7


1.2.2 Ở Việt Nam
1.2.2.1 Tình hình nuôi tôm chân trắng
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á nhập
giống tôm chân trắng, nhưng lại là nước phát triển nuôi loài này vào loại chậm trong
khu vực. Mặc dù, qua rất nhiều năm nuôi, tôm chân trắng đưa lại hiệu quả kinh tế,
đặc biệt ở những vùng đất hoang hóa, đã khẳng định được tính ưu việt về mật độ
nuôi, tốc độ tăng trưởng và năng suất nhưng đến năm 2008, Bộ NN&PTNT mới ra
chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS ngày 25/1/2008 cho phép nuôi đối tượng này ở các
tỉnh phía Nam. Tuy nhiên phải tuân thủ theo một số điều kiện nhất định. Phát triển
nuôi tôm chân trắng được ghi nhận có những đột phá sau khi chỉ thị 228 ra đời, diện
tích và sản lượng tăng nhanh qua các năm [1].
Đến năm 2013 diện tích nuôi tôm chân trắng đạt 63.719 ha và sản lượng đạt
243.000 tấn, chiếm 51,1% tổng sản lượng tôm nuôi cả nước, trong đó ĐBSCL chiếm
trên 80% 52.181 ha/ 63.719 ha trên tổng diện tích. Điều đó cho thấy, tôm chân trắng đã
trở thành đối tượng nuôi chủ lực xuất khẩu ở Việt Nam. Đi cùng với việc mở rộng diện
tích nuôi thì nhu cầu con giống cần để phục vụ nuôi thương phẩm khoảng dự báo cần
70 – 90 tỷ con/năm. Tuy nhiên, con giống sạch bệnh, chất lượng tốt sản xuất trong

nước chỉ đạt khoảng 30 – 40% không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm. Do nhu
cầu con giống quá lớn nên nhiều trại sản xuất giống đã ương nuôi con giống không rõ
nguồn gốc, nhập lậu từ Trung Quốc với giá thành rất rẻ. Chất lượng con giống thấp đã
gây thiệt hại lớn cho người dân nuôi tôm thương phẩm do dịch bệnh, chậm lớn, v.v...
Điển hình năm 2012, dịch bệnh đã gây thiệt hại cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam. Diện
tích thiệt hại là 78.796 ha bằng 88,3% so với cùng kỳ 2011, trong đó diện tích nuôi
tôm sú bị thiệt hại là 72.703 ha diện tích nuôi quảng canh cải tiến bị thiệt hại nhưng
không bị mất 100% mà vẫn được thu hoạch một phần, diện tích tôm chân trắng bị thiệt
hại là 6.093 ha. Hiện tượng tôm bị chết sau khi thả 15 đến 40 ngày tuổi với biểu hiện
gan tụy bị teo ngày càng lan chuyền trên diện rộng. Vùng phân bố bệnh tập trung ở
ĐBSCL và các tỉnh duyên hải miền Trung. Một trong những nguyên nhân phát sinh
dịch bệnh thường được cho là từ con giống kém chất lượng và nhiễm bệnh, nguồn gốc
giống không rõ ràng [31].
Sự phát triển tôm chân trắng nhanh chóng gây áp lực lên môi trường và nguồn
cung ứng con giống cả nước có 583 trại sản xuất giống tôm chân trắng với tổng số
8


giống sản xuất được ước tính là 47,2 tỷ con, trong đó số lượng giống đảm bảo chất
lượng chiếm khoảng 30%. Nhu cầu giống để thả nuôi trên diện tích của năm 2014
khoảng 70 – 90 tỷ con. Tính đến nay, nước ta vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tôm
bố mẹ nhập khẩu. Tôm bố mẹ nhập khẩu vào Việt Nam đều được chứng nhận đảm bảo
tiêu chuẩn theo quy định sạch bệnh, có xuất xứ nguồn gốc, v.v.. Tuy nhiên, giá nhập
khẩu cao, có sự chênh lệch lớn giữa các cơ sở cung cấp, dao động từ 26 – 65 USD/con.
Do nguồn bố mẹ chưa chủ động được dẫn đến giá thành tôm giống cao. Ngoài ra, việc
nhập khẩu tôm bố mẹ không kiểm soát được chất lượng cùng với sự phát triển trại sản
xuất giống không theo quy hoạch và không đạt chuẩn nên con giống kém chất lượng.
Con giống chưa qua kiểm dịch vẫn lưu thông khá phổ biến trên thị trường. Hậu quả
cuối cùng là người nông dân nuôi tôm gánh chịu do tôm chậm lớn, dịch bệnh [31]
Diện tích nuôi tôm năm 2014 của cả nước đạt 652.612 ha, bằng 99,2% cùng kỳ

năm 2012; Trong đó, diện tích nuôi tôm chân trắng 63.719 ha. Sản lượng thu hoạch là
475.854 tấn sản lượng tôm chân trắng là 243.000 tấn. Các tỉnh từ Phú Yên đến Quảng
Ninh có diện tích nuôi tôm nước lợ là 36.879 ha bằng 5,7% diện tích tôm cả nước, sản
lượng đạt 76.071 tấn bằng 14,1% sản lượng tôm cả nước. Các diện tích nuôi tôm có
sản lượng lớn như: Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên. Giá trị xuất khẩu
tôm đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng gần 33% so cùng kỳ 2012 và chiếm 44% tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản của cả nước[31].
Tính đến hết tháng 10/2016, giá trị xuất khẩu tôm đạt 2,58 tỷ USD, tăng 5,2%
so cùng kỳ năm 2015. Đây là con số ấn tượng nếu biết rằng nhiều quốc gia xuất khẩu
tôm đang chìm vào khủng hoảng, như Ấn Độ, Indonesia… Mặc dù, dự báo về một
ngành tôm khó khăn của thế giới trong năm 2016 đã được các chuyên gia đưa ra từ
cuối năm 2015, song dường như chỉ ngành tôm Việt Nam là kịp ứng phó và nắm bắt
được cơ hội của mình.
Mặc dù tình hình ngập mặn và thời tiết bất lợi nhưng diện tích nuôi tôm vẫn
tăng. Ước tính diện tích nuôi tôm nước lợ 10 tháng đầu năm 2016 đạt 678.000 ha, tăng
2,3% so cùng kỳ năm trước trong đó: tôm sú là 596.000 ha, tôm chân trắng 82.000 ha,
sản lượng 433.000 tấn, tăng 1,7%. Các tỉnh ĐBSCL, diện tích tôm sú ước 565.611 ha
tăng 1,7%, tôm chân trắng ước đạt 65.297 ha tăng 11,8%. Tính tới tháng 10 năm nay,
giá trị xuất khẩu các sản phẩm tôm chân trắng tăng 11% so cùng kỳ năm ngoái. Dự
báo xuất khẩu tôm nước lợ cả nước năm 2016 vẫn tăng, tuy nhiên sự biến động của
9


thời tiết và môi trường đang trên đà suy giảm là dấu hiệu đáng lo ngại cho ngành nuôi
tôm trong những năm tới.
Năm 2016 ghi nhận nhiều mô hình nuôi tôm mới đi vào hoạt động và phát huy
hiệu quả, chính nhờ vậy đã giữ vững được sản lượng và giảm thiểu thiệt hại do khí hậu
và dịch bệnh tác động. Tính đến hết năm 2016, xuất khẩu tôm của Việt Nam cũng ghi
nhận mức tăng trưởng dương tại các thị trường trọng điểm như Mỹ 7,9%, Nhật Bản
2,7%, EU 9,4%, Trung Quốc 24,3% Hàn Quốc 13,6% [31][32].

Những tháng đầu năm 2017 thời tiết tương đối thuận lợi hơn so với năm 2016,
tuy nhiên người dân vẫn đang thả nuôi giống tôm với diện tích cầm chừng. Tuy nhiên
được sự quan tâm của Lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, Ngành và địa phương, tận dụng cơ
hội về thị trường, ngành tôm đã nỗ lực phấn đấu đạt kết quả sản xuất rất tốt đóng góp
vào sự tăng trưởng vượt bậc của Ngành Thủy sản. Năm 2017, diện tích nuôi tôm sú
ước tính đạt 478,8 nghìn ha, tăng 1,1% so với năm trước, sản lượng đạt 254,9 nghìn
tấn, tăng 4,4%; diện tích nuôi tôm chân trắng đạt 105,1 nghìn ha, tăng 8,2%, sản lượng
đạt 432,3 nghìn tấn, tăng 14,3%. Xuất khẩu thủy sản của VN trong năm 2017 đạt trên
8,3 tỉ USD, tăng gần 19% so với năm 2016. Đây cũng là mức kỷ lục của ngành thủy
sản từ trước tới nay. Đóng góp lớn nhất vào xuất khẩu thủy sản vẫn là mặt hàng tôm
với mức tăng trưởng trên 21% với giá trị xuất khẩu đạt 3,8 tỉ USD. Với mức tăng 37%
trong năm 2017 và giá trị nhập khẩu lên đến 420 triệu USD, Trung Quốc đang dẫn đầu
các thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 sau EU và Nhật Bản với giá trị 677 triệu USD,
tăng trên 60% so với năm 2016. Năm 2017, con tôm thắng lớn tại thị trường EU tăng
gần 22%. Nguyên nhân khách quan là do tôm Ấn Độ đối thủ chính của Việt Nam bị
dính kháng sinh và đối mặt với nguy cơ EU cấm nhập khẩu nên tôm Việt Nam được
lựa chọn thay thế. "Trong khi đó, tôm Việt Nam đã kiểm soát được kháng sinh tốt hơn
trước đây [31].
Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 7,74 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2017.
Sản lượng nuôi trồng ước đạt 4,15 triệu tấn, tăng 8,3% tiếp tục có sự tăng trưởng tốt.
Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt khoảng 228.139,8 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm
2017. Cả nước có 2.457 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.855 cơ sở sản
xuất giống tôm sú và 602 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng. Năm 2018, số lượng
tôm chân trắng bố mẹ nhập khẩu khoảng 200.000 con; sản lượng tôm giống sản xuất là
120 triệu con tôm giống [32].
10


1.2.2.2 Tình hình nuôi tôm chân trắng tại Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL, tổng diện tích đất tự nhiên là

634.852,97 ha, diện tích đất nông nghiệp là 574.394,97 ha chiếm 90,48% diện tích tự
nhiên, trong đó đất trồng lúa 381.484,57 ha Kiên Giang có hệ sinh thái đa dạng: đồng
bằng, đồi núi, biển và hải đảo. Với điều kiện tự nhiên đa dạng và thiên nhiên ưu đãi,
Kiên Giang có đủ thế mạnh để phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. Một trong những
thế mạnh của tỉnh là nuôi trồng thủy sản lợ mặn ở các khu vực ven biển: Hà Tiên, Kiên
Lương, An Minh, Vĩnh Thuận, Gò Quao… với sản phẩm chủ lực là tôm sú và tôm
chân trắng. Hình thức nuôi tôm ở đây cũng rất đa dạng: Quảng canh (QC), quảng canh
cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC) và các hệ thống nuôi tôm kết
hợp: Tôm – rừng, tôm – lúa, tôm – cua – nhuyễn thể… cho hiệu quả kinh tế rất cao,
tận dụng được tốt các nguồn lực, điều kiện tự nhiên sẵn có, hạn chế rủi ro và hướng
đến phát triển ổn định và bền vững. Trong đó tôm sú là đối tượng nuôi có diện tích lớn
nhất và được quy hoạch nuôi với nhiều hình thức, nhiều quy mô khác nhau [27].
Kiên Giang cũng là tỉnh có diện tích nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa lớn
trong cả nước. Theo số liệu từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Kiên Giang, từ năm
2015 đến nay diện tích tôm không ngừng tăng lên qua các năm: Năm 2015 là 100.885
ha, năm 2016 là 106.610 ha, năm 2017 là 119.488 ha, năm 2018 là 121.314 ha lên
71.500 ha, trung bình mỗi năm tăng 2 - 3% diện tích so với cùng kỳ. Năng suất và sản
lượng cũng tăng lên hàng năm: Năm 2015 năng suất đạt 517 kg/ha, sản lượng 52.210
tấn và đến năm 2017 năng suất tăng lên 545 kg/ha, sản lượng tăng lên 65.190 tấn. Đây
là hình thức nuôi được các nhà khoa học, nhà quản lý đánh giá là mang lại hiệu quả về
kinh tế, có tính bền vững về môi trường và lợi ích về mặt xã hội, bởi nó tận dụng tốt
những lợi thế về mặt tài nguyên, phát huy nguồn lực tại chổ, hỗ trợ nhau phát triển và
giảm chi phí sản xuất cho người nông dân [27][28].
Hình thức nuôi tôm luân canh với lúa đã xuất hiện cách đây 50 – 60 năm. Đây
là hình thức canh tác đặc thù ở những vùng nhiễm mặn theo mùa. Ở đây, nông dân tự
phát tận dụng nguồn nước mặn vào mùa khô để nuôi tôm, đến mùa mưa thì sạ lúa.
Chính người nông dân đã “phát minh ra” mô hình sản xuất tôm – lúa. Xuất phát từ
hiệu quả mà nó mang lại, ngày 15/06/2000 Chính phủ ban hành Nghị quyết
09/2000/NQ-CP về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vậy nuôi. Theo đó xác định: Với
loại đất lúa kém hiệu quả thì chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm khác có giá trị

11


nhỏ nối liền với con sông Cái Lớn; phần lớn diện tích tự nhiên chịu ảnh hưởng của chế
độ nhật triều không điều của Biển Tây và một phần nhỏ diện tích chịu ảnh hưởng của
chế độ bán nhật triều Biển Đông. Nuôi trồng thuỷ sản huyện Gò Quao thời gian qua đã
được quan tâm đầu tư phát triển và đạt được hiểu quả khá tốt. Đặc biệt là phát triển
nuôi tôm, hiện tại diện tích nuôi tôm của huyện Gò Quao có khoảng 4.000 ha, bao gồm
nuôi tôm thâm canh, cảng canh cải tiến, tôm – lúa, khóm – tôm nuôi kết hợp. Huyện
Gò Quao bắt đầu nuôi tôm chân trắng từ năm 2012 với diện tích 5 ha, năng suất bình
quân 0,4 – 0,5 tấn/ha và đến cuối năm 2015 diện tích nuôi tôm chân trắng trên địa bàn
huyện tăng lên 150 ha, năng suất bình quân 0,5 – 0,6 tấn/ha.
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở huyện Gò Quao 2015-2018
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

3.914,1

3.532,4


3.780,4

3.839,30

0,383

0,538

0,589

0,683

1.502,51

1.901,85

2.230,05

2.623,75

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao năm 2018).
Từ khi được chính thức đưa vào nuôi tôm thương phẩm năm 2015, tôm chân
trắng đã cho thấy hoàn toàn thích ghi và là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm vượt trội
so với tôm sú. Diện tích thả nuôi, năng suất, sản lượng tôm nuôi hàng năm tăng lên
đáng kể. Nhìn chung từ khi có chủ trương chuyển đổi sang nuôi thẻ chân trắng cho đến
nay mặc dù vẫn còn có những khó khăn nhất định như dịch bệnh, giá tôm thương
phẩm không ổn định, chi phí sản xuất ngày càng tăng...v.v. nhưng phần lớn các hộ
nuôi tôm chân trắng trong huyện đều có lãi vài trăm triệu đến trên 1 tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, nghề nuôi tôm được khôi phục và phát triển còn góp phần không nhỏ vào
việc nâng cao thu nhập cho một số ngành nghề có liên quan khác.

Tuy nhiên, bênh cạnh những thành công đã đạt được trong thời gian qua thì
hiện nay nghề nuôi tôm chân trắng thương phẩm tại huyện Gò Quao vẫn còn một số
tồn tại hạn chế như sau:
Môi trường ở các vùng nuôi tập trung ngày càng bị ô nhiễm do việc xã thải trực
tiếp của các cơ sở nuôi. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh dịch ngày
càng có xu hướng phát triển và gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất.

13


Ý thức của người nuôi ở một số nơi chưa thật sự tốt. Một số chủ trương, quy
định của tỉnh, ngành vẫn chưa được chấp hành nghiêm chỉnh và triệt để như: Tình
trạng phát triển diện tích nuôi tự phát không theo quy hoạch; xã thải không chưa qua
xử lý ra môi trường; không tuân thủ theo lịch thời vụ của ngành chuyên môn khuyến
cáo; nuôi với mật độ cao,.v.v. vẫn còn diễn ra phổ biến làm cho dịch bệnh có điều kiện
lây lan và ảnh hưởng đến các diện tích nuôi khác.
Cơ sở hạ tầng ở một số vùng nuôi chưa đảm bảo, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi
và điện phục vụ cho sản xuất.

14


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tháng 1/2018 đến tháng
12/2018.
- Địa điểm: Huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang.
- Đối tượng nghiên cứu: Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
2.2 Đối tượng điều tra: Các hộ nuôi tôm chân trắng 5 xã và 1 thị trấn thành
phần khác có liên quan.

2.3 Phương pháp nghiên cứu
“Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) tại Gò Quao,
Kiên Giang và thực nghiệm nuôi tôm theo quy trình hai giai đoạn, tuần hoàn nước”

Hiện trạng nghề nuôi
tôm chân trắng

Hiện
trạng
cơ cấu
dân số,
độ tuổi,
trình độ
chuyên
môn

Hiện
trạng
kỹ
thuật
nghề
nuôi
tôm
chân
trăng
thương
phẩm

Hiệu
quả

kinh tế
nuôi
tôm
chân
trăng
thương
phẩm

Thực nghiệm nuôi tôm 2
giai đoạn, tuần hoàn nước

Diện
tích ao
nuôi, hệ
thống
xử lý
nước
trang
thiết bị

Thả
giống:
kích
thước,
mật độ,
mùa vụ

Thức
ăn và
quản

lý cho
ăn

Quản

dịch
bệnh

Thu
hoạch
hiệu
quả
kinh
tế

Đề xuất các giải pháp phát triển nghề nuôi tôm chân trắng theo hướng bề vững
Kết luận và đề xuất ý kiến
Hình 1.4 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu đề tài

15


×